Phần giới thiệu ê kíp cuối bản tin vừa chạy xong.
Áo sơ mi của Éric ướt đẫm mồ hôi. Đào sâu đến tận cùng những suy nghĩ của mình, người dẫn chương trình đã trình bày tình huống vô cùng tỉ mỉ, kìm giữ cảm xúc để nó chỉ thấm qua những từ ngữ của ông hay sức mạnh của ánh mắt ông.
Ông đã bắt đầu bằng việc làm sáng tỏ danh tính của con tin.
“Daniel Léman. Hẳn quý vị còn nhớ, cách đây mười năm…”
Một phóng sự minh họa bức chân dung và cho phép khán giả truyền hình nhớ lại người đàn ông và câu chuyện của ông ta: cái chết của con trai anh ta trong một vụ khủng bố, vụ bắt cóc thủ lĩnh Fayçal, sự ủng hộ của dư luận coi anh ta như một người anh hùng, việc phát hiện ra cái xác của tên thủ lĩnh cực đoan, lời kết tội của chính quyền, lời kết án tử hình của giới truyền thông, sự đổi chiều của công luận.
Tiếp đó, ông đã nhắc lại, theo một cách nào đó, rằng mình đã từng ủng hộ Daniel và đã bị đồng nghiệp và một số nghị sĩ trách cứ.
“Điều đó đã phải trả giá bằng vị trí của tôi. Trái với những gì tôi tuyên bố tại thời điểm đó, sự ra đi của tôi không có gì liên quan đến việc lựa chọn mang tính nghề nghiệp. Tôi bị đẩy ra cửa vì đã bày tỏ ý kiến về hoàn cảnh đó và nhất là vì đã bảo vệ Daniel Léman, kể cả hành động tuyệt vọng của anh ta.”
Cuối cùng, một đoạn hình minh họa đã dựng lại những yêu sách của bọn khủng bố: bọn chúng tìm thấy và giam giữ kẻ đã giết thủ lĩnh của chúng, rồi gửi cho Éric Suma bức thông điệp kỳ lạ.
Và, Éric nhìn chăm chú vào máy quay. Ông không diễn. Bởi chưa bao giờ trong suốt sự nghiệp của mình, ông cảm thấy bị chủ đề cuốn đi đến vậy. Ông vừa nhìn thẳng vào ống kính vừa nghĩ đến hàng trăm nghìn người đang lắng nghe ông. Ông muốn biết chừng nào được làm họ xúc động, mang họ ra khỏi sự thoải mái trong phòng khách nhà họ, khỏi bầu không khí uể oải của tối muộn để nghe ông, hiểu ông.
“Thưa quý vị, tôi xin đặt cho quý vị câu hỏi này: giá trị của người đàn ông này là gì? Không phải giá trị bằng tiền mà là giá trị về mặt con người, đạo đức của anh ta? Hãy vứt bỏ hết những lý do chính trị, an ninh, truyền thông. Hãy xóa đi nỗi sợ của chúng ta, thoát khỏi những định kiến và hãy tự hỏi mình bằng tất cả sự chân thành.”
Khuôn mặt Daniel xuất hiện trên màn ảnh.
“Người đàn ông sợ sệt, gày gò, bị biến thành một kẻ vô gia cư này có đáng phải chịu số phận của anh ta không? Anh ta có đáng phải chịu tra tấn và rồi sắp tới là bị bọn bắt cóc hành quyết hay không? Liệu có phải anh ta đã bị chính quyền và giới truyền thông kết tội quá vội vã cách đây mười năm không? Và theo những tiêu chí đánh giá nào? Nỗi sợ hãi bọn khủng bố? Mong muốn tránh những vụ trả đũa? Vì cách đây mười năm, tôi đã tham gia vào việc này và phản đối vụ bôi nhọ danh dự của giới truyền thông mà anh ta là nạn nhân, nên tôi đã phải chịu sự khinh bỉ của công chúng.
Tất nhiên, thái độ của tôi khi đó hơi quá đà. Thậm chí, có thể lần này tôi sẽ vẫn bị khiển trách vì đã làm quá, đã vượt khỏi vai trò của một nhà báo. Tôi mặc kệ!
Bởi vì thách thức ở đây là rất lớn. Câu chuyện này lục vấn xã hội chúng ta về những giá trị của nó, về khả năng bảo vệ những giá trị đó khỏi những người không công nhận chúng và đùa giỡn với những nỗi sợ hãi của chúng ta cũng như với những yếu kém trong hệ thống của chúng ta.”
Không khí căng thẳng có thể nhận thấy được ngay trong trường quay. Các kỹ thuật viên và nhà báo, hoàn toàn im lặng, bất động, ý thức được rằng họ đang sống trong một khoảnh khắc lịch sử. Chưa bao giờ Éric tỏ vẻ chân thành đến thế, bị chủ đề của mình điều khiển đến thế. Những âm rung rung trong giọng nói của ông vang vọng trong tâm trí họ, mang lại cho tất cả cảm giác kỳ lạ được hòa vào làm một với người đồng nghiệp.
“Điều mà tôi muốn hôm nay, đó đơn giản là ý kiến của quý vị. Đánh giá của quý vị. Giá trị của người đàn ông này là gì? Quý vị có hiểu được nỗi đau đã đẩy anh ta đến việc lùng bắt một trong những kẻ chịu trách nhiệm về cái chết của con trai anh ta, bắt cóc hắn… rồi giết hắn không?
Đây không phải việc minh oan, xóa bỏ tội giết người cho anh ta. Và nếu anh ta còn sống thoát ra khỏi nơi giam cầm, anh ta sẽ phải trả lời về hành động của mình. Không, điều tôi mong muốn khi đặt ra câu hỏi này, đó là anh ta sẽ được phán xét trong một bầu không khí đã được loại bỏ tất cả mọi thủ đoạn trong chính trị và truyền thông.
Điều tôi mơ ước, đó là chúng ta thoát khỏi được nỗi sợ hãi mà bọn khủng bố đang tìm cách áp đặt lên chúng ta. Rằng chúng ta sẽ không tham gia vào trò chơi của chúng. Bởi chúng muốn đòi hỏi điều gì qua thông điệp kỳ lạ của chúng? Rằng chúng ta sẽ đặt ra một mức giá trị bằng tiền ư? Rằng chúng ta sẽ giải thích cho chúng rằng anh ta chẳng đáng giá gì ư? Rằng chúng ta kết tội anh ta ư?”
Éric ngừng một chút để lấy lại hơi thở. Ông đưa mắt khắp một lượt trường quay và hiểu rằng sự hăng máu của ông đã kích động tất cả.
“Nhiều người trong số các quý vị nghĩ rằng mình đã trả lời bằng cách gửi tiền để giải thoát con tin này. Nhưng như thế, anh ta đối với tất cả chúng ta chỉ là một kẻ vô gia cư, một nạn nhân vô tội. Tóm lại, chúng ta đã chịu nhường bước vì lòng thương hại vô nghĩa.”
Suma lắc đầu, như thể ông hối tiếc về những lời mình đã nói. Giọng ông trở nên nghiêm trọng.
“Tốt hơn là, tôi phải chân thành với quý vị. Télé 8 đã sử dụng câu chuyện này để làm quý vị xúc động và để có thêm khán giả. Chúng tôi đã dùng lòng nhân đạo của quý vị để bán báo. Nỗi thương cảm… bước đà này của trái tim không giúp gì được cho lý trí. Và khi hành động như vậy, chúng tôi đã tham gia vào trò chơi của bọn khủng bố. Lần này, cũng như tất cả những lần khác: bọn chúng tạo ra sản phẩm, chúng tôi sẽ đảm trách việc quảng cáo. Và bởi việc quảng cáo luôn trơn tru, chúng lại tạo ra những sản phẩm mới, luôn to hơn, đắt hơn. Bọn chúng giao cho chúng tôi những hình ảnh, một thông điệp, chúng tôi phát chúng đi. Thậm chí chắc chắn chúng tôi còn làm được hơn cả những gì chúng trông đợi ở chúng tôi, những tùy viên báo chí kỳ cựu và ngoan ngoan của nỗi khiếp hãi.
Bọn chúng muốn gì qua câu hỏi bí ẩn của chúng? Chúng tôi không biết chính xác điều đó. Nhưng chúng ta cần phải mặc kệ điều đó! Bởi chúng tôi quan tâm trên hết đến việc trả lời những câu hỏi thực sự: đâu là giá trị mà chúng ta gán cho người đàn ông này? Chúng tôi muốn điều gì cho anh ta? Liệu chúng tôi có phải yêu cầu giải thoát anh ta không? Chúng tôi phải tỏ thái độ như thế nào đối với bọn bắt cóc con tin lấy việc gieo rắc nỗi sợ hãi và chết chóc để tạo nên hệ tư tưởng của bọn chúng?”
Éric cất giọng. Ông cảm thấy những giọt mồ hôi chảy trong lưng, trên thái dương mình. Isabelle ra hiệu với ông. Ông sắp phải trả lại sóng.
“Nếu phải trả một khoản tiền chuộc, chúng tôi muốn yêu cầu những cuộc thương lượng phải được thực hiện công khai. Chúng ta sẽ là một bên tham gia vào những cuộc đàm phán ấy. Không còn đạo đức giả, những cuộc mặc cả bí mật, sự quy lụy với những kẻ gieo nỗi khiếp sợ, khoản tiền được bí mật rót ra để sau đó các chính trị gia có thể ngâm nga những bài diễn văn hùng hồn. Trái lại, vâng, những cuộc thương lượng công khai cho phép chúng ta nói với bọn khủng bố những gì chúng ta nghĩ về chúng, tỏ thái độ cương quyết với những quan điểm của chúng ta. Giải thích với chúng rằng chúng không phải những người duy nhất có những giá trị thực sự. Và nếu chúng ta có giao tiền cho bọn chúng, thì đó không phải là lòng thương hại, mà bởi vì công lý, lòng nhân đạo, tình đoàn kết đã dẫn lối cho lý trí của chúng ta. Và nếu con tin của chúng phải bị phán xét, anh ta sẽ phải chịu điều đó theo luật pháp của chúng ta chứ không phải luật lệ của chúng, của các phương tiện truyền thông, của chính quyền hay của dư luận đang hoang mang và bị thao túng.”
Ông những muốn dùng một câu kết luận mạnh mẽ, dữ dội, đáng nhớ, nhưng ông đành bằng lòng với việc hạ giọng xuống và khiêm tốn cảm ơn khán giả truyền hình đã lắng nghe ông.
Phần giới thiệu ê kíp cuối bản tin vừa chạy xong.
Áo sơ mi của Éric ướt đẫm mồ hôi. Đào sâu đến tận cùng những suy nghĩ của mình, người dẫn chương trình đã trình bày tình huống vô cùng tỉ mỉ, kìm giữ cảm xúc để nó chỉ thấm qua những từ ngữ của ông hay sức mạnh của ánh mắt ông.
Ông đã bắt đầu bằng việc làm sáng tỏ danh tính của con tin.
“Daniel Léman. Hẳn quý vị còn nhớ, cách đây mười năm…”
Một phóng sự minh họa bức chân dung và cho phép khán giả truyền hình nhớ lại người đàn ông và câu chuyện của ông ta: cái chết của con trai anh ta trong một vụ khủng bố, vụ bắt cóc thủ lĩnh Fayçal, sự ủng hộ của dư luận coi anh ta như một người anh hùng, việc phát hiện ra cái xác của tên thủ lĩnh cực đoan, lời kết tội của chính quyền, lời kết án tử hình của giới truyền thông, sự đổi chiều của công luận.
Tiếp đó, ông đã nhắc lại, theo một cách nào đó, rằng mình đã từng ủng hộ Daniel và đã bị đồng nghiệp và một số nghị sĩ trách cứ.
“Điều đó đã phải trả giá bằng vị trí của tôi. Trái với những gì tôi tuyên bố tại thời điểm đó, sự ra đi của tôi không có gì liên quan đến việc lựa chọn mang tính nghề nghiệp. Tôi bị đẩy ra cửa vì đã bày tỏ ý kiến về hoàn cảnh đó và nhất là vì đã bảo vệ Daniel Léman, kể cả hành động tuyệt vọng của anh ta.”
Cuối cùng, một đoạn hình minh họa đã dựng lại những yêu sách của bọn khủng bố: bọn chúng tìm thấy và giam giữ kẻ đã giết thủ lĩnh của chúng, rồi gửi cho Éric Suma bức thông điệp kỳ lạ.
Và, Éric nhìn chăm chú vào máy quay. Ông không diễn. Bởi chưa bao giờ trong suốt sự nghiệp của mình, ông cảm thấy bị chủ đề cuốn đi đến vậy. Ông vừa nhìn thẳng vào ống kính vừa nghĩ đến hàng trăm nghìn người đang lắng nghe ông. Ông muốn biết chừng nào được làm họ xúc động, mang họ ra khỏi sự thoải mái trong phòng khách nhà họ, khỏi bầu không khí uể oải của tối muộn để nghe ông, hiểu ông.
“Thưa quý vị, tôi xin đặt cho quý vị câu hỏi này: giá trị của người đàn ông này là gì? Không phải giá trị bằng tiền mà là giá trị về mặt con người, đạo đức của anh ta? Hãy vứt bỏ hết những lý do chính trị, an ninh, truyền thông. Hãy xóa đi nỗi sợ của chúng ta, thoát khỏi những định kiến và hãy tự hỏi mình bằng tất cả sự chân thành.”
Khuôn mặt Daniel xuất hiện trên màn ảnh.
“Người đàn ông sợ sệt, gày gò, bị biến thành một kẻ vô gia cư này có đáng phải chịu số phận của anh ta không? Anh ta có đáng phải chịu tra tấn và rồi sắp tới là bị bọn bắt cóc hành quyết hay không? Liệu có phải anh ta đã bị chính quyền và giới truyền thông kết tội quá vội vã cách đây mười năm không? Và theo những tiêu chí đánh giá nào? Nỗi sợ hãi bọn khủng bố? Mong muốn tránh những vụ trả đũa? Vì cách đây mười năm, tôi đã tham gia vào việc này và phản đối vụ bôi nhọ danh dự của giới truyền thông mà anh ta là nạn nhân, nên tôi đã phải chịu sự khinh bỉ của công chúng.
Tất nhiên, thái độ của tôi khi đó hơi quá đà. Thậm chí, có thể lần này tôi sẽ vẫn bị khiển trách vì đã làm quá, đã vượt khỏi vai trò của một nhà báo. Tôi mặc kệ!
Bởi vì thách thức ở đây là rất lớn. Câu chuyện này lục vấn xã hội chúng ta về những giá trị của nó, về khả năng bảo vệ những giá trị đó khỏi những người không công nhận chúng và đùa giỡn với những nỗi sợ hãi của chúng ta cũng như với những yếu kém trong hệ thống của chúng ta.”
Không khí căng thẳng có thể nhận thấy được ngay trong trường quay. Các kỹ thuật viên và nhà báo, hoàn toàn im lặng, bất động, ý thức được rằng họ đang sống trong một khoảnh khắc lịch sử. Chưa bao giờ Éric tỏ vẻ chân thành đến thế, bị chủ đề của mình điều khiển đến thế. Những âm rung rung trong giọng nói của ông vang vọng trong tâm trí họ, mang lại cho tất cả cảm giác kỳ lạ được hòa vào làm một với người đồng nghiệp.
“Điều mà tôi muốn hôm nay, đó đơn giản là ý kiến của quý vị. Đánh giá của quý vị. Giá trị của người đàn ông này là gì? Quý vị có hiểu được nỗi đau đã đẩy anh ta đến việc lùng bắt một trong những kẻ chịu trách nhiệm về cái chết của con trai anh ta, bắt cóc hắn… rồi giết hắn không?
Đây không phải việc minh oan, xóa bỏ tội giết người cho anh ta. Và nếu anh ta còn sống thoát ra khỏi nơi giam cầm, anh ta sẽ phải trả lời về hành động của mình. Không, điều tôi mong muốn khi đặt ra câu hỏi này, đó là anh ta sẽ được phán xét trong một bầu không khí đã được loại bỏ tất cả mọi thủ đoạn trong chính trị và truyền thông.
Điều tôi mơ ước, đó là chúng ta thoát khỏi được nỗi sợ hãi mà bọn khủng bố đang tìm cách áp đặt lên chúng ta. Rằng chúng ta sẽ không tham gia vào trò chơi của chúng. Bởi chúng muốn đòi hỏi điều gì qua thông điệp kỳ lạ của chúng? Rằng chúng ta sẽ đặt ra một mức giá trị bằng tiền ư? Rằng chúng ta sẽ giải thích cho chúng rằng anh ta chẳng đáng giá gì ư? Rằng chúng ta kết tội anh ta ư?”
Éric ngừng một chút để lấy lại hơi thở. Ông đưa mắt khắp một lượt trường quay và hiểu rằng sự hăng máu của ông đã kích động tất cả.
“Nhiều người trong số các quý vị nghĩ rằng mình đã trả lời bằng cách gửi tiền để giải thoát con tin này. Nhưng như thế, anh ta đối với tất cả chúng ta chỉ là một kẻ vô gia cư, một nạn nhân vô tội. Tóm lại, chúng ta đã chịu nhường bước vì lòng thương hại vô nghĩa.”
Suma lắc đầu, như thể ông hối tiếc về những lời mình đã nói. Giọng ông trở nên nghiêm trọng.
“Tốt hơn là, tôi phải chân thành với quý vị. Télé đã sử dụng câu chuyện này để làm quý vị xúc động và để có thêm khán giả. Chúng tôi đã dùng lòng nhân đạo của quý vị để bán báo. Nỗi thương cảm… bước đà này của trái tim không giúp gì được cho lý trí. Và khi hành động như vậy, chúng tôi đã tham gia vào trò chơi của bọn khủng bố. Lần này, cũng như tất cả những lần khác: bọn chúng tạo ra sản phẩm, chúng tôi sẽ đảm trách việc quảng cáo. Và bởi việc quảng cáo luôn trơn tru, chúng lại tạo ra những sản phẩm mới, luôn to hơn, đắt hơn. Bọn chúng giao cho chúng tôi những hình ảnh, một thông điệp, chúng tôi phát chúng đi. Thậm chí chắc chắn chúng tôi còn làm được hơn cả những gì chúng trông đợi ở chúng tôi, những tùy viên báo chí kỳ cựu và ngoan ngoan của nỗi khiếp hãi.
Bọn chúng muốn gì qua câu hỏi bí ẩn của chúng? Chúng tôi không biết chính xác điều đó. Nhưng chúng ta cần phải mặc kệ điều đó! Bởi chúng tôi quan tâm trên hết đến việc trả lời những câu hỏi thực sự: đâu là giá trị mà chúng ta gán cho người đàn ông này? Chúng tôi muốn điều gì cho anh ta? Liệu chúng tôi có phải yêu cầu giải thoát anh ta không? Chúng tôi phải tỏ thái độ như thế nào đối với bọn bắt cóc con tin lấy việc gieo rắc nỗi sợ hãi và chết chóc để tạo nên hệ tư tưởng của bọn chúng?”
Éric cất giọng. Ông cảm thấy những giọt mồ hôi chảy trong lưng, trên thái dương mình. Isabelle ra hiệu với ông. Ông sắp phải trả lại sóng.
“Nếu phải trả một khoản tiền chuộc, chúng tôi muốn yêu cầu những cuộc thương lượng phải được thực hiện công khai. Chúng ta sẽ là một bên tham gia vào những cuộc đàm phán ấy. Không còn đạo đức giả, những cuộc mặc cả bí mật, sự quy lụy với những kẻ gieo nỗi khiếp sợ, khoản tiền được bí mật rót ra để sau đó các chính trị gia có thể ngâm nga những bài diễn văn hùng hồn. Trái lại, vâng, những cuộc thương lượng công khai cho phép chúng ta nói với bọn khủng bố những gì chúng ta nghĩ về chúng, tỏ thái độ cương quyết với những quan điểm của chúng ta. Giải thích với chúng rằng chúng không phải những người duy nhất có những giá trị thực sự. Và nếu chúng ta có giao tiền cho bọn chúng, thì đó không phải là lòng thương hại, mà bởi vì công lý, lòng nhân đạo, tình đoàn kết đã dẫn lối cho lý trí của chúng ta. Và nếu con tin của chúng phải bị phán xét, anh ta sẽ phải chịu điều đó theo luật pháp của chúng ta chứ không phải luật lệ của chúng, của các phương tiện truyền thông, của chính quyền hay của dư luận đang hoang mang và bị thao túng.”
Ông những muốn dùng một câu kết luận mạnh mẽ, dữ dội, đáng nhớ, nhưng ông đành bằng lòng với việc hạ giọng xuống và khiêm tốn cảm ơn khán giả truyền hình đã lắng nghe ông.