*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Khi Dì nhặt được tôi nơi góc hẻm, dì đã nói tôi trông như một con cún.
Lúc ấy, dì tìm thấy tôi đang ngồi xổm trong bãi rác – sau này Dì kể lại với tôi – với cái mồm đầy cơm thừa, dì cũng ngồi xổm xuống với tư thế khá bất nhã, vạt áo sơ mi dài phủ xuống nửa đùi, miệng phì phèo điếu thuốc dành cho nữ giới, đôi mắt nheo lại phả ra làn khói trắng xóa.
“Nè.”
Dì không lai lịch, không người thân, không nơi chốn. Cái chân gầy nhẳng của tôi cố đứng thẳng, chùi trét bàn tay nhớp nháp lên quần, gương mặt đầy tàn nhan với đôi mắt đen nhánh đối diện dì dưới mái hiên, trông xấu xấu mà buồn cười.
Dì cũng cười, cười rất vui vẻ.
Tôi nắm chặt quần áo dì, trong lòng dấy lên một niềm tin vô căn cứ và khờ dại rằng dì sẽ dẫn tôi theo.
Mái tóc đen dài đáp trên vai dì xõa xuống tận cánh tay, đôi bàn tay chỉ sơn đen ngón giữa trông cứ như tín đồ của một tà giáo nào đó. Dì dùng cái khăn dính đầy hắc ín* lau vết bẩn trên mặt tôi, vươn ngón định búng trán tôi, nhưng tôi lại không tránh kịp, thế là dính một cú.
“Nhóc muốn làm con ta à.”
Tôi đi theo dì, chân đạp lên vũng nước đọng bẩn thỉu, nước len vào trong đôi giày rách nát khiến tôi loạng choạng. Dì quay đầu nhìn, cơn gió khiến cho ánh mắt dì trở nên phức tạp.
“Nhóc theo họ ta, vậy lấy tên là Hạ Tức đi.”
…
Tôi đã từng cho rằng, chỉ từng, giữa thế giới này và tôi có sự gắn kết với nhau, tất cả những chuỗi ngày lang bạc gian khổ đều như nét sẩy sơ của bức tranh, chỉ là chút sai sót nhỏ không đáng kể.
Nhưng thực tế đã dạy tôi, chỉ cần chúng ta còn sống thì thử thách chính là cái mà ta phải đối mặt từng ngày.
Ví như rỗng túi, bị bắt nạt, làm nhạc, bị đánh rớt trong kỳ thi tài, thêm nữa, về sau lại thích một người đàn ông.
Câu chuyện bắt đầu từ đây.
Thứ lỗi cho tôi vì vừa mở đầu đã kể lại thời thơ ấu. Sự thật thì tôi cũng không có cảm xúc gì đặc biệt, chỉ nhớ là hôm đầu tiên Hạ Giai mang tôi về nhà tắm rửa rồi nói với tôi, ta cũng bỏ nhà đi, hai chúng ta đồng cảnh ngộ.
Hồi ngần ấy tuổi cũng không hiểu được bao nhiêu, còn ra vẻ mình mạng lớn mà rướn cổ cãi rằng tôi không sợ.
Tôi thật lòng đó, chỉ là không ngờ tới một người.
Vả lại, tôi cảm nhận được một loại khí chất từ dì, khác với những người kia, họ chỉ trừng tôi, mắng nhiếc tôi, xô đẩy tôi, sự xuất hiện của dì khi ấy dường như là một sự cứu rỗi đối với tôi.
Vì thế tôi đi theo dì, đơn giản vậy thôi.
Dù cho có gian khổ đến mấy cũng không sao.
…
Nghèo túng và cô độc. Mãi đến sau này tôi mới hiểu, nó không chỉ là thiếu thốn về mặt vật chất, không có loại thuốc nào có thể chữa lành đói khát và nó đủ để khiến con người ta từ bỏ tôn nghiêm.
Tôi căm ghét cảm giác đó mà trong thâm tâm lại sợ hãi, vì sống sót, tôi không thể không cúi đầu, nhưng tôi nhất định sẽ nhìn về phía mặt đất.
—Nơi đó, trừ cái bóng của tôi, không còn gì cả.
…
Năm tôi được 6 tuổi, để nuôi tôi, Hạ Giai đã mở sinh ý làm ăn.
Công việc đơn giản lại không yêu cầu chuyên môn, bán tạp hóa.
Vung tay trang hoàng mặt tiền cửa hàng bằng toàn bộ số tiền tích cóp nhiều năm của dì, ngày khai trương dì rất vui vẻ, ôm tôi ngồi trên quầy chào hỏi hàng xóm láng giềng qua lại.
Những người đến với khu phố chật hẹp cũ kỹ này đều không khác mấy so với chúng tôi, vô luận là thân phận hay hoàn cảnh. Tôi hết bị người này đến người khác xoa đầu véo mặt, kháng nghị lại bị ông chú râu quai nón chọc đến phát khóc.
Vậy mà mọi người còn cười tôi.
Tôi cảm thấy rất phiền hà, cho đến khi bác gái bán khoai lang nướng sát bên cho tôi một củ khoai nóng hổi.
Khi đó tôi nghĩ rằng bao nhiêu ức chế đều có thể giải quyết bằng thức ăn. Tất nhiên bây giờ tôi vẫn nghĩ như vậy, nhưng trước tiên phải đề phòng lỡ như tai họa ụp vào đầu trong giây lát mà chẳng hay thì toi.
Ví dụ như tôi vất vả có được hộ khẩu nhờ đi cửa sau, lại không có tiền đi học.
Bởi vì tôi đích thật là “Không hộ khẩu”, Hạ Giai sầu não nhất là chuyện này. May mà có người đồng ý giúp dì giải quyết, chính là một tên dân anh chị coi như có chút tiếng tăm.
Khi hắn mang sổ hộ khẩu có tên tôi trên đó đưa cho Hạ Giai kèm theo vẻ mặt tươi cười nịnh nọt, con mắt vốn đã như sợi chỉ giờ gần như hết thấy Tổ Quốc, nói, Tiểu Hạ ơi, chuyện cưng nhờ xong rồi nè.
Tôi đang ngồi trên băng ghế nhỏ đọc truyện tranh, nghe thấy giọng điệu kia cũng phải ngẩng đầu lên, tầm mắt hướng về phía tên côn đồ và cái mồm đầy vàng chói lóa, mẹ tôi lại không ngẩng đầu, dì nói, cám ơn đại ca, hết bao nhiêu tiền, tôi nếu có khả năng sẽ trả đủ cho anh.
Ông chú côn đồ kia nói, không cần tiền, cưng theo anh là được.
Cuối cùng mẹ tôi cũng dời mắt khỏi máy tính. Dì đang tính thu nhập trong ngày, nếu dư dả thì bữa tối sẽ có thêm đồ ăn, thậm chí có thể có cả kem và nước ngọt.
Nhưng dì bây giờ hoàn toàn không bận tâm chuyện đó, chỉ thấy lông mi dài mảnh của dì run run, khóe miệng nhếch nhếch, nhìn kiểu nào cũng chả giống cười.
Ông chú côn đồ còn với vẻ mặt có vẻ kiên nhẫn chờ đợi, cứ như mẹ tôi sẽ vì thế mà cảm động lao vào vòng tay hắn, cảm xúc của hắn còn lây sang tôi theo đường không khí khiến tôi cũng có tí hồi hộp chờ mong.
Nhưng sự thật là, mẹ tôi rút ra một xấp tiền đỏ–tôi không rõ bao nhiêu, ‘nhẹ nhàng’ ném lên người ông chú kia.
“Đừng coi thường người ta vậy chứ, giả vờ cái quần ấy.” Dì cười tủm tỉm nói.
Hạ Giai khi đó khoảng độ 20, tuổi trẻ khí thịnh, cho dù đang chửi người khác cũng tỏa ra khí chất không kiêu ngạo không siểm nịnh; Dì tính tình cũng không được tốt cho lắm, hồi mới được nhận nuôi tôi cũng hay lo sẽ làm sai chuyện sẽ bị trách mắng, mặc dù trong đó cũng có vài phần thăm dò; trên cơ bản tôi vốn không loại trẻ con vô tư vô lo.
…
Vì sợ bị đá khỏi cửa, tôi đảm đương công việc nội trợ trong nhà, tôi không muốn phải học theo như trong 《 Tam Mao** 》đã miêu tả, một đứa nhóc gầy nhom như que tăm có cái đầu to quá cỡ so với thân hình đi bán báo dạo khắp mọi ngõ hẻm, còn tệ hơn hồi tôi đi nhặt nhụm ngoài bãi rác.
Bà con láng giềng có lẽ thấy tôi thú vị, họ không từ chối con trẻ, yêu thương quý mến trẻ nhỏ từ tận tấm lòng, cho nên đã trao cho tôi sứ mệnh đi giao sữa vĩ đại. Trong kỳ nghỉ hè, vào trước lễ khai giảng năm tiểu học, tôi ngày ngày đèo xe giao sữa bò suốt ba tháng trời, nắng phơi gáy muốn tróc da mới gom đủ học phí.
Tôi cảm giác tôi có thể sánh với yêu quái.
Tác giả có lời muốn nói: Viết đủ tám vạn chữ, lấp hố dần dần ~
CHÚ THÍCH
*Hắc Ín: hay còn gọi là Tar hoặc dầu hắc, là một chất lỏng nhớt màu đen thu được từ chưng cất có tính phá hủy cấu trúc của các chất hữu cơ. Trong tiếng Anh và tiếng Pháp, “hắc ín” mang nghĩa chủ yếu là các sản phẩm thu được từ than, nhưng ở Bắc Âu, nó chủ yếu là để gọi sản phẩm thu được từ chưng cất gỗ, được sử dụng để tạo mùi cho kẹo (cùng với một số hương liệu khác).
**Tam Mao hay Chuyện đời lưu lạc của Tam Mao là tên gọi của một bộ truyện tranh Trung Quốc rất nổi tiếng của tác giả Trương Lạc Bình được viết vào năm 1935, kể về toàn bộ cuộc đời lưu lạc trên bước đường đi tìm mẹ của chú bé Tam Mao (Có nghĩa là: Ba chỏm tóc) ở Thành phố Thượng Hải trong thời kỳ những năm 30 đầu thế kỷ XX. Cậu sống trong thời đại tột cùng đen tối buồn khổ, nghèo khó do hậu quả của chiến tranh, thực dân, lạm phát..
Khi Dì nhặt được tôi nơi góc hẻm, dì đã nói tôi trông như một con cún.
Lúc ấy, dì tìm thấy tôi đang ngồi xổm trong bãi rác – sau này Dì kể lại với tôi – với cái mồm đầy cơm thừa, dì cũng ngồi xổm xuống với tư thế khá bất nhã, vạt áo sơ mi dài phủ xuống nửa đùi, miệng phì phèo điếu thuốc dành cho nữ giới, đôi mắt nheo lại phả ra làn khói trắng xóa.
“Nè.”
Dì không lai lịch, không người thân, không nơi chốn. Cái chân gầy nhẳng của tôi cố đứng thẳng, chùi trét bàn tay nhớp nháp lên quần, gương mặt đầy tàn nhan với đôi mắt đen nhánh đối diện dì dưới mái hiên, trông xấu xấu mà buồn cười.
Dì cũng cười, cười rất vui vẻ.
Tôi nắm chặt quần áo dì, trong lòng dấy lên một niềm tin vô căn cứ và khờ dại rằng dì sẽ dẫn tôi theo.
Mái tóc đen dài đáp trên vai dì xõa xuống tận cánh tay, đôi bàn tay chỉ sơn đen ngón giữa trông cứ như tín đồ của một tà giáo nào đó. Dì dùng cái khăn dính đầy hắc ín* lau vết bẩn trên mặt tôi, vươn ngón định búng trán tôi, nhưng tôi lại không tránh kịp, thế là dính một cú.
“Nhóc muốn làm con ta à.”
Tôi đi theo dì, chân đạp lên vũng nước đọng bẩn thỉu, nước len vào trong đôi giày rách nát khiến tôi loạng choạng. Dì quay đầu nhìn, cơn gió khiến cho ánh mắt dì trở nên phức tạp.
“Nhóc theo họ ta, vậy lấy tên là Hạ Tức đi.”
…
Tôi đã từng cho rằng, chỉ từng, giữa thế giới này và tôi có sự gắn kết với nhau, tất cả những chuỗi ngày lang bạc gian khổ đều như nét sẩy sơ của bức tranh, chỉ là chút sai sót nhỏ không đáng kể.
Nhưng thực tế đã dạy tôi, chỉ cần chúng ta còn sống thì thử thách chính là cái mà ta phải đối mặt từng ngày.
Ví như rỗng túi, bị bắt nạt, làm nhạc, bị đánh rớt trong kỳ thi tài, thêm nữa, về sau lại thích một người đàn ông.
Câu chuyện bắt đầu từ đây.
Thứ lỗi cho tôi vì vừa mở đầu đã kể lại thời thơ ấu. Sự thật thì tôi cũng không có cảm xúc gì đặc biệt, chỉ nhớ là hôm đầu tiên Hạ Giai mang tôi về nhà tắm rửa rồi nói với tôi, ta cũng bỏ nhà đi, hai chúng ta đồng cảnh ngộ.
Hồi ngần ấy tuổi cũng không hiểu được bao nhiêu, còn ra vẻ mình mạng lớn mà rướn cổ cãi rằng tôi không sợ.
Tôi thật lòng đó, chỉ là không ngờ tới một người.
Vả lại, tôi cảm nhận được một loại khí chất từ dì, khác với những người kia, họ chỉ trừng tôi, mắng nhiếc tôi, xô đẩy tôi, sự xuất hiện của dì khi ấy dường như là một sự cứu rỗi đối với tôi.
Vì thế tôi đi theo dì, đơn giản vậy thôi.
Dù cho có gian khổ đến mấy cũng không sao.
…
Nghèo túng và cô độc. Mãi đến sau này tôi mới hiểu, nó không chỉ là thiếu thốn về mặt vật chất, không có loại thuốc nào có thể chữa lành đói khát và nó đủ để khiến con người ta từ bỏ tôn nghiêm.
Tôi căm ghét cảm giác đó mà trong thâm tâm lại sợ hãi, vì sống sót, tôi không thể không cúi đầu, nhưng tôi nhất định sẽ nhìn về phía mặt đất.
—Nơi đó, trừ cái bóng của tôi, không còn gì cả.
…
Năm tôi được 6 tuổi, để nuôi tôi, Hạ Giai đã mở sinh ý làm ăn.
Công việc đơn giản lại không yêu cầu chuyên môn, bán tạp hóa.
Vung tay trang hoàng mặt tiền cửa hàng bằng toàn bộ số tiền tích cóp nhiều năm của dì, ngày khai trương dì rất vui vẻ, ôm tôi ngồi trên quầy chào hỏi hàng xóm láng giềng qua lại.
Những người đến với khu phố chật hẹp cũ kỹ này đều không khác mấy so với chúng tôi, vô luận là thân phận hay hoàn cảnh. Tôi hết bị người này đến người khác xoa đầu véo mặt, kháng nghị lại bị ông chú râu quai nón chọc đến phát khóc.
Vậy mà mọi người còn cười tôi.
Tôi cảm thấy rất phiền hà, cho đến khi bác gái bán khoai lang nướng sát bên cho tôi một củ khoai nóng hổi.
Khi đó tôi nghĩ rằng bao nhiêu ức chế đều có thể giải quyết bằng thức ăn. Tất nhiên bây giờ tôi vẫn nghĩ như vậy, nhưng trước tiên phải đề phòng lỡ như tai họa ụp vào đầu trong giây lát mà chẳng hay thì toi.
Ví dụ như tôi vất vả có được hộ khẩu nhờ đi cửa sau, lại không có tiền đi học.
Bởi vì tôi đích thật là “Không hộ khẩu”, Hạ Giai sầu não nhất là chuyện này. May mà có người đồng ý giúp dì giải quyết, chính là một tên dân anh chị coi như có chút tiếng tăm.
Khi hắn mang sổ hộ khẩu có tên tôi trên đó đưa cho Hạ Giai kèm theo vẻ mặt tươi cười nịnh nọt, con mắt vốn đã như sợi chỉ giờ gần như hết thấy Tổ Quốc, nói, Tiểu Hạ ơi, chuyện cưng nhờ xong rồi nè.
Tôi đang ngồi trên băng ghế nhỏ đọc truyện tranh, nghe thấy giọng điệu kia cũng phải ngẩng đầu lên, tầm mắt hướng về phía tên côn đồ và cái mồm đầy vàng chói lóa, mẹ tôi lại không ngẩng đầu, dì nói, cám ơn đại ca, hết bao nhiêu tiền, tôi nếu có khả năng sẽ trả đủ cho anh.
Ông chú côn đồ kia nói, không cần tiền, cưng theo anh là được.
Cuối cùng mẹ tôi cũng dời mắt khỏi máy tính. Dì đang tính thu nhập trong ngày, nếu dư dả thì bữa tối sẽ có thêm đồ ăn, thậm chí có thể có cả kem và nước ngọt.
Nhưng dì bây giờ hoàn toàn không bận tâm chuyện đó, chỉ thấy lông mi dài mảnh của dì run run, khóe miệng nhếch nhếch, nhìn kiểu nào cũng chả giống cười.
Ông chú côn đồ còn với vẻ mặt có vẻ kiên nhẫn chờ đợi, cứ như mẹ tôi sẽ vì thế mà cảm động lao vào vòng tay hắn, cảm xúc của hắn còn lây sang tôi theo đường không khí khiến tôi cũng có tí hồi hộp chờ mong.
Nhưng sự thật là, mẹ tôi rút ra một xấp tiền đỏ–tôi không rõ bao nhiêu, ‘nhẹ nhàng’ ném lên người ông chú kia.
“Đừng coi thường người ta vậy chứ, giả vờ cái quần ấy.” Dì cười tủm tỉm nói.
Hạ Giai khi đó khoảng độ 20, tuổi trẻ khí thịnh, cho dù đang chửi người khác cũng tỏa ra khí chất không kiêu ngạo không siểm nịnh; Dì tính tình cũng không được tốt cho lắm, hồi mới được nhận nuôi tôi cũng hay lo sẽ làm sai chuyện sẽ bị trách mắng, mặc dù trong đó cũng có vài phần thăm dò; trên cơ bản tôi vốn không loại trẻ con vô tư vô lo.
…
Vì sợ bị đá khỏi cửa, tôi đảm đương công việc nội trợ trong nhà, tôi không muốn phải học theo như trong 《 Tam Mao** 》đã miêu tả, một đứa nhóc gầy nhom như que tăm có cái đầu to quá cỡ so với thân hình đi bán báo dạo khắp mọi ngõ hẻm, còn tệ hơn hồi tôi đi nhặt nhụm ngoài bãi rác.
Bà con láng giềng có lẽ thấy tôi thú vị, họ không từ chối con trẻ, yêu thương quý mến trẻ nhỏ từ tận tấm lòng, cho nên đã trao cho tôi sứ mệnh đi giao sữa vĩ đại. Trong kỳ nghỉ hè, vào trước lễ khai giảng năm tiểu học, tôi ngày ngày đèo xe giao sữa bò suốt ba tháng trời, nắng phơi gáy muốn tróc da mới gom đủ học phí.
Tôi cảm giác tôi có thể sánh với yêu quái.
Tác giả có lời muốn nói: Viết đủ tám vạn chữ, lấp hố dần dần ~
CHÚ THÍCH
*Hắc Ín: hay còn gọi là Tar hoặc dầu hắc, là một chất lỏng nhớt màu đen thu được từ chưng cất có tính phá hủy cấu trúc của các chất hữu cơ. Trong tiếng Anh và tiếng Pháp, “hắc ín” mang nghĩa chủ yếu là các sản phẩm thu được từ than, nhưng ở Bắc Âu, nó chủ yếu là để gọi sản phẩm thu được từ chưng cất gỗ, được sử dụng để tạo mùi cho kẹo (cùng với một số hương liệu khác).
**Tam Mao hay Chuyện đời lưu lạc của Tam Mao là tên gọi của một bộ truyện tranh Trung Quốc rất nổi tiếng của tác giả Trương Lạc Bình được viết vào năm 1935, kể về toàn bộ cuộc đời lưu lạc trên bước đường đi tìm mẹ của chú bé Tam Mao (Có nghĩa là: Ba chỏm tóc) ở Thành phố Thượng Hải trong thời kỳ những năm 30 đầu thế kỷ XX. Cậu sống trong thời đại tột cùng đen tối buồn khổ, nghèo khó do hậu quả của chiến tranh, thực dân, lạm phát..