Sáng hôm sau Albinus hỏi thăm kỹ càng ở Phòng Hướng dẫn Du lịch và tiếp đó ở một nhà trọ Đức, nhưng không ai có thể cho ông biết địa chỉ của Udo Conrad. “Rốt cuộc thì mình và anh ta cũng chẳng có gì nhiều để nói với nhau,” ông nghĩ. “Có thể mình sẽ tình cờ gặp lại anh ta, nếu bọn mình còn ở đây lâu hơn. Nếu không thì cũng chẳng quan trọng lắm.”
Vài ngày sau ông dậy sớm hơn bình thường, đẩy tung cánh cửa chớp, mỉm cười với bầu trời xanh dịu và những con dốc thoai thoải, tỏa sáng nhưng vẫn mờ ảo, như thể đó là một bức tranh đầu sách rực rỡ dưới lớp giấy lụa; và ông cảm thấy một niềm mong muốn mãnh liệt được leo núi, được dạo chơi lang thang và hít thở không khí đẫm mùi cỏ xạ hương.
Margot tỉnh giấc. “Vẫn còn sớm mà,” cô nói với giọng ngái ngủ.
Ông đề xuất họ nhanh chóng thay quần áo và ra ngoài dạo chơi cả ngày – và chỉ hai người thôi...
“Anh cứ đi một mình đi,” cô lầm rầm và trở người sang bên kia.
“Trời ơi, cô bé lười nhác này,” Albinus rầu rĩ nói.
Lúc đó mới tám giờ sáng. Với tốc độ khá nhanh ông đi qua hết mấy con phố hẹp bị ánh nắng và bóng râm buổi sáng cắt dọc làm đôi, rồi ông bắt đầu leo dốc.
Lúc đi qua một biệt thự nhỏ xíu quét vôi màu hồng ấm áp, ông nghe thấy tiếng kéo lách cách và nhận ra Udo Conrad đang xén tỉa cái gì đó trong khu vườn nhỏ có nhiều khối đá. Ừ, anh ta luôn có tài trồng cây.
“Cuối cùng thì tìm được anh rồi,” Albinus vui vẻ nói, còn người bạn kia thì quay lại nhưng không cười đáp.
“Ồ,” ông ta đáp cụt lủn, “tôi không nghĩ được gặp lại anh.”
Sự cô đơn đã làm ông sinh ra hờn dỗi như các cô gái già, và lúc này ông đang gạn chắt một niềm vui thú bệnh hoạn từ cảm giác bị tổn thương.
“Đừng có buồn cười như vậy, anh Udo,” Albinus vừa nói vừa khẽ đẩy tán lá mimosa mỏng đang trầm ngâm trĩu xuống lối ông đi. “Anh biết rõ là tôi không cố ý để lỡ chuyến xe buýt. Tôi cứ nghĩ nó đi một vòng quanh làng rồi quay lại.”
Conrad dịu đi đôi chút. “Không sao cả,” ông nói, “mọi chuyện vẫn thường xảy ra như thế: người ta gặp lại một người quen sau một thời gian dài và bỗng cảm thấy mong muốn lẩn trốn người đó đến hoảng hốt. Tôi coi chuyện này như thể anh không thích thú gì viễn cảnh phải hàn huyên về thời xa xưa trong cái phòng giam di động là chiếc xe buýt và anh đã khéo léo tránh được việc đó.”
Albinus cười nói: “Sự thật là tôi đã săn tìm anh suốt mấy ngày qua. Dường như không một ai biết chính xác chỗ ở của anh.”
“Vâng, tôi mới thuê ngôi nhà tranh này cách đây vài ngày. Còn anh ở đâu vậy?”
“Ờ, tôi ở khách sạn Britannia. Thật sự là tôi mừng vui khôn xiết được gặp lại anh, anh Udo à. Anh phải kể hết mọi chuyện của anh cho tôi nghe đấy.”
“Chúng ta đi dạo một chút nhé?” Conrad lưỡng lự đề xuất. “Được rồi, để tôi đi thay đôi giày khác.”
Vài phút sau ông ta quay lại và họ bắt đầu leo dọc con đường rợp bóng mát uốn lượn giữa những bức tường phủ dây nho leo. Lớp nhựa đường màu xanh da trời vẫn còn chưa bị ánh nắng nóng bỏng buổi sáng chạm tới.
“Thế gia đình anh ra sao?” Conrad hỏi.
Albinus chần chừ rồi đáp:
“Tốt hơn đừng hỏi, anh Udo à. Gần đây một vài chuyện khủng khiếp đã xảy đến với tôi. Năm ngoái chúng tôi ly thân, Elisabeth và tôi. Rồi con gái Irma của tôi chết vì viêm phổi. Tôi không muốn nói về những chuyện này, nếu anh không thấy phiền.”
“Ôi thật là đau đớn,” Conrad nói.
Cả hai rơi vào im lặng; Albinus băn khoăn nghĩ ngợi xem chẳng lẽ mối tình say đắm của ông lại không phải là đề tài hấp dẫn và hào hứng cho người bạn cũ luôn chỉ biết về ông như một kẻ nhút nhát không dám mạo hiểm, nhưng ông hoãn chuyện đó lại lúc khác. Còn Conrad thì lại suy tư về việc ông đã phạm sai lầm khi quyết định đi dạo, bởi vì ông chỉ thích người khác đang hạnh phúc vô ưu khi đồng hành với ông.
“Tôi không biết là anh ở Pháp,” Albinus nói. “Tôi cứ nghĩ anh thường cư ngụ trên quê hương của Mussolini.”
“Mussolini là ai vậy?” Conrad cau mày bối rối hỏi.
“Ha ha, anh vẫn như xưa,” Albinus cười phá lên. “Đừng có hoảng, tôi không định nói chuyện chính trị đâu. Hãy nói về công việc của anh đi. Cuốn truyện mới đây của anh hay tuyệt.”
“Tôi e là,” Udo nói, “tổ quốc chúng ta không ở tầm thưởng thức được các tác phẩm của tôi. Tôi sẽ vui vẻ viết bằng tiếng Pháp, chỉ có điều tôi không thích để hư hao mất vốn kinh nghiệm và tri thức tích lũy được trong suốt thời gian tôi sử dụng tiếng mẹ đẻ của chúng ta.”
“Thôi nào thôi nào,” Albinus đáp, “có rất nhiều người yêu thích sách của anh mà.”
“Không như tôi yêu thích chúng,” Conrad nói. “Còn cần rất lâu nữa, đến cả thế kỷ, hẳn vậy, thì tôi mới được đánh giá đúng với giá trị của mình. Và thêm điều kiện nữa là lúc đó nghệ thuật đọc viết vẫn chưa bị lãng quên, mà tôi e là ở Đức nó đã hoàn toàn bị lãng quên từ nửa thế kỷ qua rồi.”
“Thế là thế nào?” Albinus hỏi.
“Hừm, khi văn học tồn tại chỉ dựa vào Tiểu sử và Tự truyện, điều đó có nghĩa là nó đang hấp hối. Và tôi không đánh giá cao các tiểu thuyết kiểu Freud hay các tiểu thuyết về làng quê yên ả. Anh có thể lý luận rằng điều quan trọng không phải là văn chương xuất bản hàng loạt mà là hai, ba nhà văn chân chính đứng tách biệt ra, không được những kẻ cùng thời khoa trương để tâm đến. Dù sao đi nữa, điều này đôi khi cũng làm cho người ta mệt mỏi. Hễ cứ thấy các loại sách được người ta coi là nghiêm túc là tôi đến phát khùng lên.”
“Ồ,” Albinus nói, “tôi hoàn toàn không cùng quan điểm với anh. Nếu thời đại chúng ta quan tâm đến các vấn đề xã hội thì không có lý do nào các tác giả tài năng lại không thử đóng góp. Thế chiến, tình trạng bất ổn sau Thế chiến...”
“Thôi anh đừng nói nữa,” Conrad khẽ rên lên.
Họ lại im lặng. Con đường quanh co dẫn họ đến khu rừng thông nhỏ nơi tiếng ve sầu râm ran nghe như tiếng lên dây cót và tiếng rù rù không dứt của đồ chơi cơ khí nào đó. Dòng suối chảy qua những phiến đá phẳng dường như đang run rẩy dưới những tảng nước. Họ ngồi lên đám cỏ khô phảng phất hương ngòn ngọt.
“Thế anh không thấy mình giống kẻ bên lề khi sống mãi ở nước ngoài sao?” Albinus hỏi trong khi chăm chăm nhìn lên những ngọn cây thông trông như đám rong biển trôi trong vùng nước xanh biếc. “Anh không thèm được nghe giọng nói tiếng Đức sao?”
“Hừm, thi thoảng tôi vẫn tình cờ gặp những người đồng hương, và đôi khi khá là vui nhộn. Tôi để ý, ví dụ như khách du lịch người Đức thường nghĩ là không ai có thể hiểu ngôn ngữ của họ.”
“Tôi thì không thể sống vĩnh viễn ở nước ngoài được,” Albinus nói trong khi đang nằm ngửa mơ màng đưa mắt theo đường viền của những bờ vịnh, những phá đảo cùng những vũng nhỏ màu xanh da trời giữa các nhánh lá cây xanh.
“Hôm chúng ta gặp nhau,” Conrad nói, cũng gác đầu lên hai tay, “tôi có được một trải nghiệm lý thú với hai người bạn của anh trên xe buýt. Anh quen họ phải không?”
“Vâng, quen sơ sơ,” Albinus trả lời trong tiếng cười khẽ.
“Tôi cũng nghĩ vậy, sau khi quan sát điệu bộ hớn hở của họ khi anh bị bỏ lại đằng sau.”
(“Cái cô bé độc ác này,” Albinus âu yếm nghĩ. “Mình có nên kể hết về cô ấy cho anh ta không đây? Thôi không.”)
“Tôi có được một lúc vui thú lắng nghe họ chuyện trò. Nhưng thật tình tôi không thấy nhớ nhà. Điều này thật kỳ quặc: càng nghĩ về nó, tôi càng tin chắc sẽ có một lúc nào đó trong đời người nghệ sĩ không cần tổ quốc nữa. Như một số loài vật, anh biết đấy, ban đầu sống dưới nước rồi sau đó lên sống trên cạn.”
“Như thế thì sẽ có gì đó trong tôi khao khát sự mát mẻ của nước.” Albinus nói với một vẻ đùa cợt hơi nặng nề. “À, nhân đây, tôi thấy có một đoạn khá thú vị ngay đầu cuốn sách tựa đề Khám phá Taprobana[1] mà ông Baum mới viết. Cách đây nhiều năm, một nhà du hành Trung Hoa đi từ Gobi đến Ấn Độ, và một ngày nọ ông thấy mình đứng trước bức tượng bằng ngọc của Đức Phật trong ngôi đền trên đỉnh một ngọn đồi ở Tích Lan, rồi ông được một nhà buôn chào bán tặng phẩm làm tại Trung Quốc – một chiếc quạt lụa màu trắng – và...”
[1. Taprobana là tên cổ của đảo Tích Lan, nay là Sri Lanka.]
“...và,” Conrad ngắt lời, “ ‘bất chợt nhà du hành thấy một cảm giác mệt mỏi rã rời của cuộc tha hương dài dằng dặc xâm chiếm lấy mình.’ Tôi biết những thứ như thế - cho dù tôi chưa hề đọc cái thành quả từ nỗ lực gần đây nhất của lão gàn chán ngắt đó và tôi cũng sẽ không bao giờ đọc. Tuy nhiên, các nhà buôn tôi gặp ở đây không đặc biệt giỏi giang gì trong việc gợi lên nỗi hoài hương.”
Họ lại im lặng lần nữa. Cả hai đều cảm thấy ngán ngẩm. Sau khi ngắm nghía rặng thông và bầu trời thêm vài phút, Conrad ngồi dậy nói:
“Anh biết không, anh bạn à, tôi rất lấy làm tiếc, nhưng anh có thấy phiền lắm không, nếu chúng ta quay về? Tôi có vài thứ cần viết cho xong trước trưa nay.”
“Anh nói đúng,” Albinus đáp và đến lượt ông đứng dậy. “Tôi cũng phải đi về thôi.”
Họ lặng lẽ đi xuống theo con đường mòn, và rồi trước cửa nhà Conrad họ nồng nhiệt bắt tay bày tỏ lòng thân ái.
“Thôi, thế là xong,” Albinus nghĩ bụng và thấy nhẹ người. “Không đời nào mình lại ghé thăm ông ta lần nữa.”
Sáng hôm sau Albinus hỏi thăm kỹ càng ở Phòng Hướng dẫn Du lịch và tiếp đó ở một nhà trọ Đức, nhưng không ai có thể cho ông biết địa chỉ của Udo Conrad. “Rốt cuộc thì mình và anh ta cũng chẳng có gì nhiều để nói với nhau,” ông nghĩ. “Có thể mình sẽ tình cờ gặp lại anh ta, nếu bọn mình còn ở đây lâu hơn. Nếu không thì cũng chẳng quan trọng lắm.”
Vài ngày sau ông dậy sớm hơn bình thường, đẩy tung cánh cửa chớp, mỉm cười với bầu trời xanh dịu và những con dốc thoai thoải, tỏa sáng nhưng vẫn mờ ảo, như thể đó là một bức tranh đầu sách rực rỡ dưới lớp giấy lụa; và ông cảm thấy một niềm mong muốn mãnh liệt được leo núi, được dạo chơi lang thang và hít thở không khí đẫm mùi cỏ xạ hương.
Margot tỉnh giấc. “Vẫn còn sớm mà,” cô nói với giọng ngái ngủ.
Ông đề xuất họ nhanh chóng thay quần áo và ra ngoài dạo chơi cả ngày – và chỉ hai người thôi...
“Anh cứ đi một mình đi,” cô lầm rầm và trở người sang bên kia.
“Trời ơi, cô bé lười nhác này,” Albinus rầu rĩ nói.
Lúc đó mới tám giờ sáng. Với tốc độ khá nhanh ông đi qua hết mấy con phố hẹp bị ánh nắng và bóng râm buổi sáng cắt dọc làm đôi, rồi ông bắt đầu leo dốc.
Lúc đi qua một biệt thự nhỏ xíu quét vôi màu hồng ấm áp, ông nghe thấy tiếng kéo lách cách và nhận ra Udo Conrad đang xén tỉa cái gì đó trong khu vườn nhỏ có nhiều khối đá. Ừ, anh ta luôn có tài trồng cây.
“Cuối cùng thì tìm được anh rồi,” Albinus vui vẻ nói, còn người bạn kia thì quay lại nhưng không cười đáp.
“Ồ,” ông ta đáp cụt lủn, “tôi không nghĩ được gặp lại anh.”
Sự cô đơn đã làm ông sinh ra hờn dỗi như các cô gái già, và lúc này ông đang gạn chắt một niềm vui thú bệnh hoạn từ cảm giác bị tổn thương.
“Đừng có buồn cười như vậy, anh Udo,” Albinus vừa nói vừa khẽ đẩy tán lá mimosa mỏng đang trầm ngâm trĩu xuống lối ông đi. “Anh biết rõ là tôi không cố ý để lỡ chuyến xe buýt. Tôi cứ nghĩ nó đi một vòng quanh làng rồi quay lại.”
Conrad dịu đi đôi chút. “Không sao cả,” ông nói, “mọi chuyện vẫn thường xảy ra như thế: người ta gặp lại một người quen sau một thời gian dài và bỗng cảm thấy mong muốn lẩn trốn người đó đến hoảng hốt. Tôi coi chuyện này như thể anh không thích thú gì viễn cảnh phải hàn huyên về thời xa xưa trong cái phòng giam di động là chiếc xe buýt và anh đã khéo léo tránh được việc đó.”
Albinus cười nói: “Sự thật là tôi đã săn tìm anh suốt mấy ngày qua. Dường như không một ai biết chính xác chỗ ở của anh.”
“Vâng, tôi mới thuê ngôi nhà tranh này cách đây vài ngày. Còn anh ở đâu vậy?”
“Ờ, tôi ở khách sạn Britannia. Thật sự là tôi mừng vui khôn xiết được gặp lại anh, anh Udo à. Anh phải kể hết mọi chuyện của anh cho tôi nghe đấy.”
“Chúng ta đi dạo một chút nhé?” Conrad lưỡng lự đề xuất. “Được rồi, để tôi đi thay đôi giày khác.”
Vài phút sau ông ta quay lại và họ bắt đầu leo dọc con đường rợp bóng mát uốn lượn giữa những bức tường phủ dây nho leo. Lớp nhựa đường màu xanh da trời vẫn còn chưa bị ánh nắng nóng bỏng buổi sáng chạm tới.
“Thế gia đình anh ra sao?” Conrad hỏi.
Albinus chần chừ rồi đáp:
“Tốt hơn đừng hỏi, anh Udo à. Gần đây một vài chuyện khủng khiếp đã xảy đến với tôi. Năm ngoái chúng tôi ly thân, Elisabeth và tôi. Rồi con gái Irma của tôi chết vì viêm phổi. Tôi không muốn nói về những chuyện này, nếu anh không thấy phiền.”
“Ôi thật là đau đớn,” Conrad nói.
Cả hai rơi vào im lặng; Albinus băn khoăn nghĩ ngợi xem chẳng lẽ mối tình say đắm của ông lại không phải là đề tài hấp dẫn và hào hứng cho người bạn cũ luôn chỉ biết về ông như một kẻ nhút nhát không dám mạo hiểm, nhưng ông hoãn chuyện đó lại lúc khác. Còn Conrad thì lại suy tư về việc ông đã phạm sai lầm khi quyết định đi dạo, bởi vì ông chỉ thích người khác đang hạnh phúc vô ưu khi đồng hành với ông.
“Tôi không biết là anh ở Pháp,” Albinus nói. “Tôi cứ nghĩ anh thường cư ngụ trên quê hương của Mussolini.”
“Mussolini là ai vậy?” Conrad cau mày bối rối hỏi.
“Ha ha, anh vẫn như xưa,” Albinus cười phá lên. “Đừng có hoảng, tôi không định nói chuyện chính trị đâu. Hãy nói về công việc của anh đi. Cuốn truyện mới đây của anh hay tuyệt.”
“Tôi e là,” Udo nói, “tổ quốc chúng ta không ở tầm thưởng thức được các tác phẩm của tôi. Tôi sẽ vui vẻ viết bằng tiếng Pháp, chỉ có điều tôi không thích để hư hao mất vốn kinh nghiệm và tri thức tích lũy được trong suốt thời gian tôi sử dụng tiếng mẹ đẻ của chúng ta.”
“Thôi nào thôi nào,” Albinus đáp, “có rất nhiều người yêu thích sách của anh mà.”
“Không như tôi yêu thích chúng,” Conrad nói. “Còn cần rất lâu nữa, đến cả thế kỷ, hẳn vậy, thì tôi mới được đánh giá đúng với giá trị của mình. Và thêm điều kiện nữa là lúc đó nghệ thuật đọc viết vẫn chưa bị lãng quên, mà tôi e là ở Đức nó đã hoàn toàn bị lãng quên từ nửa thế kỷ qua rồi.”
“Thế là thế nào?” Albinus hỏi.
“Hừm, khi văn học tồn tại chỉ dựa vào Tiểu sử và Tự truyện, điều đó có nghĩa là nó đang hấp hối. Và tôi không đánh giá cao các tiểu thuyết kiểu Freud hay các tiểu thuyết về làng quê yên ả. Anh có thể lý luận rằng điều quan trọng không phải là văn chương xuất bản hàng loạt mà là hai, ba nhà văn chân chính đứng tách biệt ra, không được những kẻ cùng thời khoa trương để tâm đến. Dù sao đi nữa, điều này đôi khi cũng làm cho người ta mệt mỏi. Hễ cứ thấy các loại sách được người ta coi là nghiêm túc là tôi đến phát khùng lên.”
“Ồ,” Albinus nói, “tôi hoàn toàn không cùng quan điểm với anh. Nếu thời đại chúng ta quan tâm đến các vấn đề xã hội thì không có lý do nào các tác giả tài năng lại không thử đóng góp. Thế chiến, tình trạng bất ổn sau Thế chiến...”
“Thôi anh đừng nói nữa,” Conrad khẽ rên lên.
Họ lại im lặng. Con đường quanh co dẫn họ đến khu rừng thông nhỏ nơi tiếng ve sầu râm ran nghe như tiếng lên dây cót và tiếng rù rù không dứt của đồ chơi cơ khí nào đó. Dòng suối chảy qua những phiến đá phẳng dường như đang run rẩy dưới những tảng nước. Họ ngồi lên đám cỏ khô phảng phất hương ngòn ngọt.
“Thế anh không thấy mình giống kẻ bên lề khi sống mãi ở nước ngoài sao?” Albinus hỏi trong khi chăm chăm nhìn lên những ngọn cây thông trông như đám rong biển trôi trong vùng nước xanh biếc. “Anh không thèm được nghe giọng nói tiếng Đức sao?”
“Hừm, thi thoảng tôi vẫn tình cờ gặp những người đồng hương, và đôi khi khá là vui nhộn. Tôi để ý, ví dụ như khách du lịch người Đức thường nghĩ là không ai có thể hiểu ngôn ngữ của họ.”
“Tôi thì không thể sống vĩnh viễn ở nước ngoài được,” Albinus nói trong khi đang nằm ngửa mơ màng đưa mắt theo đường viền của những bờ vịnh, những phá đảo cùng những vũng nhỏ màu xanh da trời giữa các nhánh lá cây xanh.
“Hôm chúng ta gặp nhau,” Conrad nói, cũng gác đầu lên hai tay, “tôi có được một trải nghiệm lý thú với hai người bạn của anh trên xe buýt. Anh quen họ phải không?”
“Vâng, quen sơ sơ,” Albinus trả lời trong tiếng cười khẽ.
“Tôi cũng nghĩ vậy, sau khi quan sát điệu bộ hớn hở của họ khi anh bị bỏ lại đằng sau.”
(“Cái cô bé độc ác này,” Albinus âu yếm nghĩ. “Mình có nên kể hết về cô ấy cho anh ta không đây? Thôi không.”)
“Tôi có được một lúc vui thú lắng nghe họ chuyện trò. Nhưng thật tình tôi không thấy nhớ nhà. Điều này thật kỳ quặc: càng nghĩ về nó, tôi càng tin chắc sẽ có một lúc nào đó trong đời người nghệ sĩ không cần tổ quốc nữa. Như một số loài vật, anh biết đấy, ban đầu sống dưới nước rồi sau đó lên sống trên cạn.”
“Như thế thì sẽ có gì đó trong tôi khao khát sự mát mẻ của nước.” Albinus nói với một vẻ đùa cợt hơi nặng nề. “À, nhân đây, tôi thấy có một đoạn khá thú vị ngay đầu cuốn sách tựa đề Khám phá Taprobana[] mà ông Baum mới viết. Cách đây nhiều năm, một nhà du hành Trung Hoa đi từ Gobi đến Ấn Độ, và một ngày nọ ông thấy mình đứng trước bức tượng bằng ngọc của Đức Phật trong ngôi đền trên đỉnh một ngọn đồi ở Tích Lan, rồi ông được một nhà buôn chào bán tặng phẩm làm tại Trung Quốc – một chiếc quạt lụa màu trắng – và...”
[. Taprobana là tên cổ của đảo Tích Lan, nay là Sri Lanka.]
“...và,” Conrad ngắt lời, “ ‘bất chợt nhà du hành thấy một cảm giác mệt mỏi rã rời của cuộc tha hương dài dằng dặc xâm chiếm lấy mình.’ Tôi biết những thứ như thế - cho dù tôi chưa hề đọc cái thành quả từ nỗ lực gần đây nhất của lão gàn chán ngắt đó và tôi cũng sẽ không bao giờ đọc. Tuy nhiên, các nhà buôn tôi gặp ở đây không đặc biệt giỏi giang gì trong việc gợi lên nỗi hoài hương.”
Họ lại im lặng lần nữa. Cả hai đều cảm thấy ngán ngẩm. Sau khi ngắm nghía rặng thông và bầu trời thêm vài phút, Conrad ngồi dậy nói:
“Anh biết không, anh bạn à, tôi rất lấy làm tiếc, nhưng anh có thấy phiền lắm không, nếu chúng ta quay về? Tôi có vài thứ cần viết cho xong trước trưa nay.”
“Anh nói đúng,” Albinus đáp và đến lượt ông đứng dậy. “Tôi cũng phải đi về thôi.”
Họ lặng lẽ đi xuống theo con đường mòn, và rồi trước cửa nhà Conrad họ nồng nhiệt bắt tay bày tỏ lòng thân ái.
“Thôi, thế là xong,” Albinus nghĩ bụng và thấy nhẹ người. “Không đời nào mình lại ghé thăm ông ta lần nữa.”