Đây là một chuyện xưa bụi phủ đã lâu.
Thật lâu, thật lâu trước kia có hai đại hộ thị tộc, Văn gia cùng Trì gia, căn cơ thâm hậu, bàng chi phồn đa từ thế hệ này sang thế hệ khác định cư Thanh Châu. Hai gia mặc dù không tính thân thiết nhưng đôi bên tương an vô sự, chưa bao giờ xảy ra xung đột.
Một năm mùa thu, nội chất nữ của Trì phu nhân, một thiếu nữ tú nhã khuê danh Đại Mi, nhân phụ mẫu mất sớm mà nương nhờ Trì gia. Phu nhân thương yêu vong đệ mà đối đãi nàng như thân sinh, ẩm thực khởi cơ phục sức phó tòng* đều không khác các thiếu gia tiểu thư Trì gia, thậm chí bà còn vì nàng tân kiến một tòa tú lâu tại hậu hoa viên nguyên dành cho các thiếu gia tiểu thư độc hưởng.
Hậu hoa viên là một lâm viên tối tinh mỹ tao nhã của Trì gia, tân tú lâu được dựng lên ngay cạnh cư xử* của các thiếu gia tiểu thư. Tú lâu cũng có ba mặt hành lang gấp khúc, hai mặt khai cửa sổ lớn khắc hoa. Nếu đứng ở trên lâu có thể vọng tới địa phương xa xa, bất quá phần lớn tầm nhìn đều là rừng trúc phượng vĩ rậm rạp, long ngâm tinh tế.
Một mùa xao xác, Đại mi ở nơi này lần đầu nhìn thấy bạch y nam tử kia.
Hắn lần đầu lộ diện là vào tháng thứ hai Đại Mi nhập tú lâu. Tận sâu trong rừng trúc, y sam lay động giữa trúc ảnh xanh u uất ẩn hiện oánh quang. Bởi vì khoảng cách quá xa, Đại Mi thấy không rõ khuôn mặt hắn, nàng chỉ cảm thấy hắn luôn luôn trộm nhìn hướng tú lâu, lâu thật lâu cũng không nguyện rời đi.
Ngày hôm sau hắn tới gần hơn một chút, ẩn sau màn trúc vẫn có thể trông thấy khuôn mặt tuấn dật, thấy thanh mi như kiếm, hắc mâu như tinh, chỉ là mi vũ xa cách kia quẩn quanh một cỗ khí chất u buồn khiến cho cả người hắn thoạt nhìn hết sức cô đơn tiêu điều.
Đại Mi mở cửa sổ.
Bạch y nam tử chậm rãi giơ lên ống tiêu trong tay, réo rắt réo rắt thổi. Tiếng tiêu uyển chuyển du dương, nhưng cùng với cành trúc cát mịn ngân vang nghe sao quá mức thê lương, nếu như gặp phải từng đợt từng đợt gió thu cuốn qua, tiếng tiêu lại thành đoạn đoạn tục tục như khóc như tố.
Đại Mi bỗng cảm giác trong mắt có lệ. Lệ nhãn mơ màng, thân ảnh thanh tú của bạch y nam tử tựa như mơ hồ, lại tựa như rõ ràng.
Hắn thổi lâu thật lâu, đến tận chạng vạng mới lưu luyến không nỡ mà rời đi, lúc gần đi còn ngẩng đầu ưu tư cười cùng Đại Mi.
Ý cười kia thản nhiên lại có thanh sầu nồng đậm không cách nào tiêu trừ. Đại Mi cảm thấy đuôi mày khóe mắt, tơ mai khẩu xỉ* đều được nụ cười này ấn in, hương vị nói không rõ cũng chẳng nói tỏ được, mềm nhẹ, ôn nhu, lành lạnh rồi lại ấm áp.
Từ đó về sau, tinh mơ mỗi ngày, Đại Mi đều đã sớm mở cửa sổ, mà hắn, cũng luôn luôn đứng dựa thân trúc ngoài tường từ lâu. Cửa sổ vừa mở, tiếng tiêu thê mỹ thanh lệ liền mang theo hương trúc nhuận nhuận đón gió bay tới thấm nhuần ruột gan. Mỗi lần rời đi, hắn cũng không quên ngẩng đầu cười với nàng, tuy rằng nụ cười kia vĩnh viễn thản nhiên tựa như thiên không phủ mù sương.
Một tháng sau, Đại Mi biết được hắn chính là nhị công tử Văn gia từ miệng nha hoàn, lúc ấy trong lòng không khỏi trầm xuống, tựa hồ có chút hiểu được vì sao hắn âu sầu không vui. Đúng vậy, Văn gia dòng dõi cao quý sao có thể thú một viên bích ngọc ăn nhờ ở đậu như nàng?
Hắn vẫn như cũ, mỗi ngày mi tiêm nhíu chặt đến thổi tiêu, gió mặc gió, mưa mặc mưa, hắn thổi cả ngày đông giá băng tuyết đan xen, lại thổi cả một mùa xuân thảo trường oanh phi. Nàng vẫn như cũ lẳng lặng ngồi bên cửa sổ lắng nghe, lẳng lặng nhận lấy ý cười mỗi lần ly biệt, trong lòng tràn đầy hy vọng một ngày nào đó có thể nhảy xuống khỏi tú lâu vuốt phẳng mây đen trên trán hắn.
Một ngày, nàng nhìn thấy ở đầu kia rừng trúc xuất hiện người thứ hai nghe tiêu, trong lòng mẫn cảm thấy được không ổn. Đó làm một trung niên nhân dáng người thon dài, mặt mày rất giống hắn. Nàng bản năng đoán được người đó là ai.
Quả nhiên ngày hôm sau hắn không tới… Sau này cũng không còn tới nữa…
Nàng mỗi ngày ngồi bên cửa sổ nhìn rừng trúc cùng Văn gia xa xôi bên kia. Nàng không dám tưởng tượng trong đại viện Văn gia hiện tại đến tột cùng phát sinh sự tình gì.
Thật lâu, thật lâu trước kia có hai đại hộ thị tộc, Văn gia cùng Trì gia, căn cơ thâm hậu, bàng chi phồn đa từ thế hệ này sang thế hệ khác định cư Thanh Châu. Hai gia mặc dù không tính thân thiết nhưng đôi bên tương an vô sự, chưa bao giờ xảy ra xung đột.
Một năm mùa thu, nội chất nữ của Trì phu nhân, một thiếu nữ tú nhã khuê danh Đại Mi, nhân phụ mẫu mất sớm mà nương nhờ Trì gia. Phu nhân thương yêu vong đệ mà đối đãi nàng như thân sinh, ẩm thực khởi cơ phục sức phó tòng* đều không khác các thiếu gia tiểu thư Trì gia, thậm chí bà còn vì nàng tân kiến một tòa tú lâu tại hậu hoa viên nguyên dành cho các thiếu gia tiểu thư độc hưởng.
Hậu hoa viên là một lâm viên tối tinh mỹ tao nhã của Trì gia, tân tú lâu được dựng lên ngay cạnh cư xử* của các thiếu gia tiểu thư. Tú lâu cũng có ba mặt hành lang gấp khúc, hai mặt khai cửa sổ lớn khắc hoa. Nếu đứng ở trên lâu có thể vọng tới địa phương xa xa, bất quá phần lớn tầm nhìn đều là rừng trúc phượng vĩ rậm rạp, long ngâm tinh tế.
Một mùa xao xác, Đại mi ở nơi này lần đầu nhìn thấy bạch y nam tử kia.
Hắn lần đầu lộ diện là vào tháng thứ hai Đại Mi nhập tú lâu. Tận sâu trong rừng trúc, y sam lay động giữa trúc ảnh xanh u uất ẩn hiện oánh quang. Bởi vì khoảng cách quá xa, Đại Mi thấy không rõ khuôn mặt hắn, nàng chỉ cảm thấy hắn luôn luôn trộm nhìn hướng tú lâu, lâu thật lâu cũng không nguyện rời đi.
Ngày hôm sau hắn tới gần hơn một chút, ẩn sau màn trúc vẫn có thể trông thấy khuôn mặt tuấn dật, thấy thanh mi như kiếm, hắc mâu như tinh, chỉ là mi vũ xa cách kia quẩn quanh một cỗ khí chất u buồn khiến cho cả người hắn thoạt nhìn hết sức cô đơn tiêu điều.
Đại Mi mở cửa sổ.
Bạch y nam tử chậm rãi giơ lên ống tiêu trong tay, réo rắt réo rắt thổi. Tiếng tiêu uyển chuyển du dương, nhưng cùng với cành trúc cát mịn ngân vang nghe sao quá mức thê lương, nếu như gặp phải từng đợt từng đợt gió thu cuốn qua, tiếng tiêu lại thành đoạn đoạn tục tục như khóc như tố.
Đại Mi bỗng cảm giác trong mắt có lệ. Lệ nhãn mơ màng, thân ảnh thanh tú của bạch y nam tử tựa như mơ hồ, lại tựa như rõ ràng.
Hắn thổi lâu thật lâu, đến tận chạng vạng mới lưu luyến không nỡ mà rời đi, lúc gần đi còn ngẩng đầu ưu tư cười cùng Đại Mi.
Ý cười kia thản nhiên lại có thanh sầu nồng đậm không cách nào tiêu trừ. Đại Mi cảm thấy đuôi mày khóe mắt, tơ mai khẩu xỉ* đều được nụ cười này ấn in, hương vị nói không rõ cũng chẳng nói tỏ được, mềm nhẹ, ôn nhu, lành lạnh rồi lại ấm áp.
Từ đó về sau, tinh mơ mỗi ngày, Đại Mi đều đã sớm mở cửa sổ, mà hắn, cũng luôn luôn đứng dựa thân trúc ngoài tường từ lâu. Cửa sổ vừa mở, tiếng tiêu thê mỹ thanh lệ liền mang theo hương trúc nhuận nhuận đón gió bay tới thấm nhuần ruột gan. Mỗi lần rời đi, hắn cũng không quên ngẩng đầu cười với nàng, tuy rằng nụ cười kia vĩnh viễn thản nhiên tựa như thiên không phủ mù sương.
Một tháng sau, Đại Mi biết được hắn chính là nhị công tử Văn gia từ miệng nha hoàn, lúc ấy trong lòng không khỏi trầm xuống, tựa hồ có chút hiểu được vì sao hắn âu sầu không vui. Đúng vậy, Văn gia dòng dõi cao quý sao có thể thú một viên bích ngọc ăn nhờ ở đậu như nàng?
Hắn vẫn như cũ, mỗi ngày mi tiêm nhíu chặt đến thổi tiêu, gió mặc gió, mưa mặc mưa, hắn thổi cả ngày đông giá băng tuyết đan xen, lại thổi cả một mùa xuân thảo trường oanh phi. Nàng vẫn như cũ lẳng lặng ngồi bên cửa sổ lắng nghe, lẳng lặng nhận lấy ý cười mỗi lần ly biệt, trong lòng tràn đầy hy vọng một ngày nào đó có thể nhảy xuống khỏi tú lâu vuốt phẳng mây đen trên trán hắn.
Một ngày, nàng nhìn thấy ở đầu kia rừng trúc xuất hiện người thứ hai nghe tiêu, trong lòng mẫn cảm thấy được không ổn. Đó làm một trung niên nhân dáng người thon dài, mặt mày rất giống hắn. Nàng bản năng đoán được người đó là ai.
Quả nhiên ngày hôm sau hắn không tới… Sau này cũng không còn tới nữa…
Nàng mỗi ngày ngồi bên cửa sổ nhìn rừng trúc cùng Văn gia xa xôi bên kia. Nàng không dám tưởng tượng trong đại viện Văn gia hiện tại đến tột cùng phát sinh sự tình gì.