Thiên Tuyết cảm thấy người mình như có hàng ngàn mũi kim đang đâm vào, đầu đau như búa bổ, sự mệt mỏi lan tỏa khắp người khiến cô không thể suy nghĩ thêm bất cứ thứ gì nữa. Khoảng một khắc sau, cảm giác đau đớn dần tan biến, có lẽ do tác dụng của thuốc mà cơn buồn ngủ dần ập tới, Thiên Tuyết nhanh chóng thiếp đi và chìm sâu vào giấc mộng. Khi cô tỉnh lại, trời đã về chiều tối, những cánh chim mỏi mệt đang tìm về tổ ấm. Thế nhưng... tổ ấm của cô... lại ở nơi đâu?
Loại bỏ ý nghĩ đau thương trong lòng, Thiên Tuyết đứng lên ra khỏi phòng để thư giãn đầu óc. Cô vốn định đi dạo vườn hoa một chút để thay đổi không khí thôi rồi về nhưng đi được một lát cô lại thoáng thấy bóng dáng của các thứ tỉ muội cùng tiếng nói cười vui vẻ từ xa truyền tới. Dù sao cũng là vừa được trọng sinh nên hiện tại cô còn chưa muốn gặp những người thân giả nhân giả nghĩa đó. Chính vì vậy, cô liền quay đầu giả vờ như chưa từng thấy gì mà đi về phòng nhưng chân vẫn chưa kịp đi thì bất chợt có một tiếng nói thánh thót như chim vàng oanh nhưng chứa đầy sự châm chọc bỗng cất lên ngăn chặn bước chân của cô:
_ Ồ, kia là Tuyết muội muội đúng không? Tuyết muội muội đã đến đây rồi tại sao lại không đi dạo một chút rồi về, cớ gì vừa thấy chúng ta liền quay đầu bỏ đi, hay là khi dễ chúng ta không xứng đi dạo cùng muội?
Mặc dù đã quay lưng về phía sau nhưng Thiên Tuyết vẫn không khó để nhận ra đó là tiếng nói của biểu tỉ – con gái cưng của phủ Hà gia - Hà thượng thư. Hà thượng thư tên thật là Hà Gia Cát, con trai duy nhất của một vị quan lục phẩm ở địa phương. Vốn dĩ với thân phận của cha mình thì Hà Gia Cát không thể nào gặp mặt được Lãnh Tố Hoa – tỉ tỉ ruột của cha nàng, cũng chính là thừa tướng đương triều, chứ đừng nói đến việc là lấy được nàng ta.
Nói đến Hà thượng thư cũng phải công nhận rằng ông ta là một nhân tài của đất nước. Vốn dĩ khi Hà Gia Cát được sinh ra thì mẫu thân ông ta vì khó sinh mà chết. Quá thương thê tử nên vị quan Hà đại nhân đó đã thề với tất cả mọi người rằng suốt cuộc đời mình sẽ không bao giờ nạp thiếp. Từ đó, Hà đại nhân luôn giữ đúng lời hứa, chẳng những không nạp thiếp mà còn coi con trai độc nhất của mình là Hà Gia Cát như trân bảo mà nuôi lớn. Cứ ngỡ mọi việc sẽ bình lặng trôi qua thế nhưng đến năm Hà Gia Cát được sáu tuổi thì địa phương nơi ông ở đột nhiên xảy ra thiên tai và dịch bệnh, Hà đại nhân – người thân duy nhất của ông cũng đã mất từ lúc đó, một mình ông phải chống đỡ vói dịch bệnh và thiên tai. Cho đến khi mắt thấy người dân chết vì dịch bệnh ngày một nhiều mà vẫn chưa tìm ra được cách khắc phục, triều đình thì vẫn chậm chạp chưa phái người đến giúp, thế là Hà Gia Cát đã tự đưa ra quyết định cùng một vài thân tính của phụ thân rời quê hương đến kinh thành sinh sống.
Lúc đầu ông ta chỉ định mua một mảnh đất nhỏ để ở rồi tìm đường đi buôn mà sinh sống bởi vì khi nhỏ do cha quá nuông chìu nên chữ nghĩa ông biết được cũng không có là bao. Thế nhưng sau một thời gian ngắn sống ở kinh thành, ông cũng dần trưởng thành hơn và ngày càng ham muốn vừa có địa vị vừa có tiền tài. Thế là ông đã quyết tâm học hành để dành được một vị trí trong triều đình. Trong khoảng thời gian ông dùi mài kinh sử thì những cấp dưới của cha ông cũng không nhàn rỗi. Họ hết sức trung thành tận tụy học cách làm ăn buôn bán giúp ông tích góp tiền bạc từng ngày. Rốt cuộc cuối cùng ông đã có thể nở mày nở mặt được xưng danh trên bảng vàng và được hoàng thượng khâm thưởng chức thương thư triều đình. Cũng từ đó mà ông mới có cơ hội biết đến Lãnh Tố Hoa.
Cũng chính vì sự tích truyền kì kia của Hà Gia Cát mà Hà Gia Hân – biểu tỉ “tốt” của cô rất lấy làm kiêu ngạo. Ngoài ra một phần cũng là do sau khi Hà Gia Cát lấy Lãnh Tố Hoa và sinh ra được một trai một gái thì cho đến nay ông ta cũng chưa từng nạp thiếp mà hết lòng yêu thương mẹ con nàng.
Thiên Tuyết cảm thấy người mình như có hàng ngàn mũi kim đang đâm vào, đầu đau như búa bổ, sự mệt mỏi lan tỏa khắp người khiến cô không thể suy nghĩ thêm bất cứ thứ gì nữa. Khoảng một khắc sau, cảm giác đau đớn dần tan biến, có lẽ do tác dụng của thuốc mà cơn buồn ngủ dần ập tới, Thiên Tuyết nhanh chóng thiếp đi và chìm sâu vào giấc mộng. Khi cô tỉnh lại, trời đã về chiều tối, những cánh chim mỏi mệt đang tìm về tổ ấm. Thế nhưng... tổ ấm của cô... lại ở nơi đâu?
Loại bỏ ý nghĩ đau thương trong lòng, Thiên Tuyết đứng lên ra khỏi phòng để thư giãn đầu óc. Cô vốn định đi dạo vườn hoa một chút để thay đổi không khí thôi rồi về nhưng đi được một lát cô lại thoáng thấy bóng dáng của các thứ tỉ muội cùng tiếng nói cười vui vẻ từ xa truyền tới. Dù sao cũng là vừa được trọng sinh nên hiện tại cô còn chưa muốn gặp những người thân giả nhân giả nghĩa đó. Chính vì vậy, cô liền quay đầu giả vờ như chưa từng thấy gì mà đi về phòng nhưng chân vẫn chưa kịp đi thì bất chợt có một tiếng nói thánh thót như chim vàng oanh nhưng chứa đầy sự châm chọc bỗng cất lên ngăn chặn bước chân của cô:
_ Ồ, kia là Tuyết muội muội đúng không? Tuyết muội muội đã đến đây rồi tại sao lại không đi dạo một chút rồi về, cớ gì vừa thấy chúng ta liền quay đầu bỏ đi, hay là khi dễ chúng ta không xứng đi dạo cùng muội?
Mặc dù đã quay lưng về phía sau nhưng Thiên Tuyết vẫn không khó để nhận ra đó là tiếng nói của biểu tỉ – con gái cưng của phủ Hà gia - Hà thượng thư. Hà thượng thư tên thật là Hà Gia Cát, con trai duy nhất của một vị quan lục phẩm ở địa phương. Vốn dĩ với thân phận của cha mình thì Hà Gia Cát không thể nào gặp mặt được Lãnh Tố Hoa – tỉ tỉ ruột của cha nàng, cũng chính là thừa tướng đương triều, chứ đừng nói đến việc là lấy được nàng ta.
Nói đến Hà thượng thư cũng phải công nhận rằng ông ta là một nhân tài của đất nước. Vốn dĩ khi Hà Gia Cát được sinh ra thì mẫu thân ông ta vì khó sinh mà chết. Quá thương thê tử nên vị quan Hà đại nhân đó đã thề với tất cả mọi người rằng suốt cuộc đời mình sẽ không bao giờ nạp thiếp. Từ đó, Hà đại nhân luôn giữ đúng lời hứa, chẳng những không nạp thiếp mà còn coi con trai độc nhất của mình là Hà Gia Cát như trân bảo mà nuôi lớn. Cứ ngỡ mọi việc sẽ bình lặng trôi qua thế nhưng đến năm Hà Gia Cát được sáu tuổi thì địa phương nơi ông ở đột nhiên xảy ra thiên tai và dịch bệnh, Hà đại nhân – người thân duy nhất của ông cũng đã mất từ lúc đó, một mình ông phải chống đỡ vói dịch bệnh và thiên tai. Cho đến khi mắt thấy người dân chết vì dịch bệnh ngày một nhiều mà vẫn chưa tìm ra được cách khắc phục, triều đình thì vẫn chậm chạp chưa phái người đến giúp, thế là Hà Gia Cát đã tự đưa ra quyết định cùng một vài thân tính của phụ thân rời quê hương đến kinh thành sinh sống.
Lúc đầu ông ta chỉ định mua một mảnh đất nhỏ để ở rồi tìm đường đi buôn mà sinh sống bởi vì khi nhỏ do cha quá nuông chìu nên chữ nghĩa ông biết được cũng không có là bao. Thế nhưng sau một thời gian ngắn sống ở kinh thành, ông cũng dần trưởng thành hơn và ngày càng ham muốn vừa có địa vị vừa có tiền tài. Thế là ông đã quyết tâm học hành để dành được một vị trí trong triều đình. Trong khoảng thời gian ông dùi mài kinh sử thì những cấp dưới của cha ông cũng không nhàn rỗi. Họ hết sức trung thành tận tụy học cách làm ăn buôn bán giúp ông tích góp tiền bạc từng ngày. Rốt cuộc cuối cùng ông đã có thể nở mày nở mặt được xưng danh trên bảng vàng và được hoàng thượng khâm thưởng chức thương thư triều đình. Cũng từ đó mà ông mới có cơ hội biết đến Lãnh Tố Hoa.
Cũng chính vì sự tích truyền kì kia của Hà Gia Cát mà Hà Gia Hân – biểu tỉ “tốt” của cô rất lấy làm kiêu ngạo. Ngoài ra một phần cũng là do sau khi Hà Gia Cát lấy Lãnh Tố Hoa và sinh ra được một trai một gái thì cho đến nay ông ta cũng chưa từng nạp thiếp mà hết lòng yêu thương mẹ con nàng.