Trinh Lượng mua một mảnh đất ở ngoại thành phía Đông, dựng một nếp nhà. Đây là nơi ở ổn định đầu tiên của họ sau một hành trình dài phiêu linh. Trong nhà trần thiết giản dị, phần lớn là đồ sưu tầm từ chợ phiên giá rẻ và chợ đồ cũ ở nhiều nơi: đèn sàn theo phong cách thập kỷ trước, gương sứ hình hoa sen, tủ quần áo bằng gỗ anh đào, đại khái là thế. Các món trang trí khác đều được lựa chọn theo trường phái tự|nhiên và an toàn cho môi trường, như ga trải giường sợi bông 100% khay gốm, khăn ăn vải lanh, bồn rửa tay bằng sỏi mịn, chậu hoa bằng đất sét thiên nhiên...
Nhà bếp bày biện đơn giản, không có lò vi sóng, máy say sinh tố, máy rửa bát, cối xay thịt, máy giặt. Khuynh hướng là cố gắng tận dụng lao động tay chân như một cách tiêu hao năng lượng, không có vô tuyến, chưa bao giờ xem bất cứ một chương trình truyền hình nào.
Vào mùa hạnh chín, bên xóm có người gửi tới một thùng carton đầy áp quả hạnh mới hái trên cây, mềm, vàng, thơm ngát. Họ cùng thức thâu đêm để làm tương hạnh, đóng vàc chai thủy tinh. Dưa chuột, cà chua, tỏi tây, đậu ván, hành lá Ihu hoạch về rồi tùy loại mà lần lượt chia một nắm hoặc giỏ đến bếp các nhà. Bằng đôi tay mình, Trinh Lượng cứ từng bước từng bước xây dựng tổ ấm như mong muốn, không thua kém gì đàn ông. Nấu nướng, trồng trọt, thu hoạch, quét dọn, tận hưởng niềm vui trong lao động.
Trên đường phiêu lãng, họ thường đến các chợ phiên, tiệm đồ cũ và chợ nông sản địa phương, dạo quanh ngắm nghía, tìm kiếm đồ vật sưu tập như sách cũ, tranh kí họa và tranh sơn dầu khổ nhỏ, y phục ngày xưa, đồ sứ, hàng thêu, hàng dệt, tượng Phật, hạt bồ đề cổ, nghiên mực, vại đất sét, sứ màu, đồ ngọc, đá điêu khắc, đất nung, rối bóng, hội họa, tranh cắt giấy… Các món này, thứ thì chụp ảnh, thứ thì phác họa lại, thứ thì hỏi mua, đóng gói rồi nhờ chuyển về nhà.
Là người thấy nhiều hiểu rộng, Trinh Lượng không khép nội thất ở nhà theo một khuôn mẫu cố định nào, bởi thế mà truyền thống Phương Đông sắp đặt bên khí chất phương Tây, chiết trung, hài hòa, tự nhiên, càng ngắm càng thấy mới mẻ. Từ nhỏ Tín Đắc đã biết vun xới sở thích, quần áo cất trong một cái tủ kê ở đầu giường, tủ trang trí bằng các chi tiết hình vỏ sò, màu lam nhạt như nền trời ban sáng lúc mới thức giấc, sắc màu khiến lòng rất bình yên. Nhà bếp đặt một chiếc tủ bằng gỗ đào hoa tâm, cửa gắn kính, bên trong bày hàng lô đồ trà, cốc chén, bát đĩa thu thập được. Đây là kho báu của cô.
Cô nói, bà truyền cho tôi gu thẩm mĩ và lòng trân trọng đối với vật dụng, đây không phải là một biểu hiện của hư vinh, không phải sự đong đếm tiền bạc đơn thuần, càng không phải thái độ chiếm hữu thô bạo. Mà là một kiểu tìm hiểu lẫn nhau êm đềm, nhạy cảm.
Cô nói, hồi nhỏ, tôi đi đôi giày da, cũ mà thoải mái, chỗ xỏ dây có điểm một bông hoa bướm bằng da sơn dương rất tinh xảo, sản phẩm của một thị trấn ở Ý. Váy tôi mặc bằng vải gai, xếp li, hoa văn thêu chữ thập trên nền lam là tác phẩm riêng có của một dân tộc thiểu số ở vùng cao nước Lào. Tôi còn có chiếc vòng cổ độc nhất vô nhị xâu từ những bông hoa bằng tơ lựa các màu, hàng thủ công, chất liệu vốn là của một bộ kimono lâu đời bày bán ở một khu chợ tỉnh Nara Nhật Bản, màu sắc hoa văn ngày nay gần như không tìm được nữa. Tôi đã đeo chiếc vòng này tham gia biểu diễn múa ở trường.
Sự tồn tại của những món đồ đầy cá tính giúp cô nhận ra mình khác với mọi người. Giữ khoảng cách với đám đông, là một cách định vị phẩm chất.
7
Trinh Lượng của tuổi ba mươi lăm không khác biệt bao nhiêu so với thời hai mươi bảy. Công việc nghệ thuật khép kín đơn thuần giúp thanh lọc tâm hồn, ngăn cản lão hóa về ngoại hình. Lắm lúc dung mạo bà thậm chí còn như quay lui, dần dần khôi phục vẻ thanh thoát nhẹ nhõm thời thiếu nữ. Duy trì sự tập trung, hăng say làm việc, mở con đường mới để tìm hiểu ý nghĩa của đời người, rèn giũa một diện mạo tương xứng với mình.
Không đọc tạp chí hay báo. Không xem biểu diễn triển lãm. Mặc váy áo may bằng vải tự dệt, giản hóa từ những kiều dáng của cả trăm năm trước, khuy khuyết tự bọc cuốn bằng tay, viền hoa tự thêu. Mặt khác thì vẫn hút thuốc, xăm mình, uống rượu mạnh, phóng xe bạt mạng, nuốt đủ mọi thứ thuốc giảm đau, an thần, chống trầm cảm... Mỗi năm viết di chúc một lần. Những biểu hiện này, tuy vậy, không mảy mau mâu thuẫn nhau. Hàng năm rời nơi đông đúc đến ở một chốn biệt lập, cắt đứt mọi tin tức, nhưng thái độ với cuộc sống không hề thờ ơ nhạt nhẽo. Ngược lại, lòng nhiệt tình và sự nhạy bén vẫn dồi dào vô tận sống động và giàu tưởng tượng.
Trong vườn, Trinh Lượng trông cây ăn quả, hải đường, đào, lê, táo, anh đào, mùa xuân nở ra những đóa hoa sôi nổi. Dưới tán cây bà kè đá tảng, dẫn suối nước vào, thưởng thức cảnh hoa nở rồi rụng, phủ dầy mặt lá, phơi kín mặt nước. Làm một người trông hoa tận tụy. Bà say mê các loài hoa trắng thơm, như dành dành, ngọc trâm, nhài, bạch lan, phật thủ, bách lý hương… trồng đầy chậu sứ vại sành khắp sân vườn. Cũng thích u lan, lạp mai, thủy trúc, tùng bách, cúc cánh dài, mẫu đơn. Thực vật có chỗ đồng điệu với tâm hồn con người. Bà yêu hoa không tính đếm.
Từ đâu đến, từng làm những gì, trước sau đều mù mờ. Bà rất ít đả động đến chuyện xưa, quá vãng như con tàu lớn chìm sâu dưới đáy biển không thấy mặt trời. Cô thiếu nữ chỉ còn cách bỏ cuộc, không hi vọng gì tiếp cận được nội tâm của người phụ nữ trưởng thành ấy nữa.
Trinh Lượng không có khả năng xây dựng và duy trì được lâu dài các quan hệ xã giao hay tình cảm. Dọc đường phiêu bạt, thi thoảng có người tiếp cận, cuối cùng đều là trăng gió qua đường, dễ thay lòng đổi dạ, tùy tiện và lạnh nhạt. Bà là một phụ nữ hấp dẫn, toát ra sức hút khiến người ta muốn lại gần, muốn tìm hiểu. Nhưng bẩm sinh bà không biết bày bố hay kiểm soát tình cảm của mình thế nào. Hiểu rõ khuyết điểm ấy, bà thường ứng xử bằng cách rút về cố thủ sau hàng rào lý trí và tính cứng cỏi.
Đôi lúc bà đi chơi xa, một mình, thường không quá một tuần. Gửi nhờ Tính Đắc ở một gia đình quen gần đấy. Trước khi lên đường, bà đặt hành lý xuống, ngồi xổm, kéo tay cô lại, nhìn vào mắt cô, nói, tôi có việc phải đi, làm xong sẽ về. Em đợi nhé. Giọng rất điềm tĩnh, muốn Tín Đắc bình thản đón nhận sự ly biệt cũng như thấu hiểu giữa người với người là độc lập, học cách tự lo liệu và chờ đợi, cuối cùng là ý thức được rằng con người không cần ràng buộc bám víu lấy nhau, mà nên duy trì trạng thái tự tại tùy duyên.
Bà không biết thân mật quấn quit, nhưng có thể uyển chuyển một cách kín đáo. Khả năng này khiến người mẹ trong bà có đôi chút bí ẩn, khó nắm bắt.
Chúng tôi chưa bao giờ là môt cặp mẹ con thân thiết, cô nói. Quan hệ với người ngoài khô khan rạch ròi, thản nhiên trước đoàn tụ lẫn biệt ly, đây là nhiệm vụ phải thực hiện khi di chuyển. Nói cách khác, người quen với hành trình nhất định phải quen với vô tình.
8
Năm ấy. Cầm Dược đến bên họ.
Ông đến nhà giúp trồng cây. Người đàn ông vạm vỡ trầm tĩnh, mặc sơ mi màu xanh lam, quần vải thô, dép xỏ ngón, lái một chiếc xe tải cũ, trên khoang chở hàng đặt bốn cây anh đào. Ông làm việc trong vườn, động tác chắc chắn khoa học, kiến thức phong phú. Lật đất đào hố, trồng cây bón phân, chiết cành tưới nước, mau chóng trồng xong số cây. Ông không hẳn là cao lớn, nhưng rất điển trai, thân hình cân đối. Cơ bắp đầy đặn căng bóng nhờ vận động và lao động, mồ hôi rịn li ti trên làn da ngăm ngăm. Làm xong việc, ông cởi chiếc sơ mi ướt đẫm ra, vặn vòi trong vườn hoa, vốc nước lên mặt và thân trên, rửa mặt lau người.
Sạch sẽ rồi, ông mặc lại sơ mi. Quần áo cũ tỏa mùi mồ hôi, hăng hăng như mùi đất khi vừa cắt cỏ. Mỗi lần ngửi thấy mùi tanh của đất mới là người cô lại run lên, cánh mũi giật giật, hít vào thật sâu. Thứ mùi này gây hiệu ứng tương tự. Có những nốt ruồi hồng li ti nổi rải rác ở cổ, tay, lưng, ngực, bụng, đùi ông, khiến người ta bứt rứt muốn ấn đầu ngón tay lên đấy, giống như lần tìm kí hiệu trên tấm bản đồ lớn. Một trò chơi với quy tắc đơn giản mà lại dễ chìm đắm. Cô đã làm thế, trong tâm tưởng.
Cô đến gần, đưa nước khoáng cho ông. Đứng dưới giàn tường vi, quan sát người đàn ông xa lạ đột ngột xuất hiện ấy. Thấy mình nóng ran, tóc dài đen dính bết cả lại. Không hiểu vì sao khi mười ba tuổi, cô lại say mê chiếc váy bồng bằng sa trắng chỉ thích hợp với dạ tiệc hoặc biểu diễn ấy đến thế, có lẽ là do tầng tầng lớp lớp đăng ten động một cái là kêu sột soạt, khiến người ta tưởng đâu mình đang trồi lên từ đáy biển sâu, và dùng nó để cách ly mình với người đời với xung quanh. Ngày thường cô vẫn mặc, đi dạo phố với Trinh Lượng, chơi trong vườn, đến hiệu sách, thư viện, ra nhà hàng ăn cơm, khi bên cạnh không có ai, khiến cho bao ánh mắt đổ dồn vào. Đặt mình giữa mọi người nhưng lại duy trì khoảng cách và xa cách, đây là cách thức mà cô quen.
Ông cúi xuống nhìn cô, mắt ánh lên nét cười tinh tường. Ông nói, chiếc váy này đẹp quá, chắc đi ngủ em cũng không muốn cởi ra phải không. Trong lòng ông hiểu rõ chỗ đứng bé nhỏ của cô. Cô nhìn ông, nói, Trinh Lượng mời ông ở lại ăn cơm tối. Bây giờ ông đi chơi với em.
Ông ba mươi mốt tuổi. Nói chuyện ề à, như thể trí óc không theo kịp tốc độ của miệng lưỡi, chẳng rõ là ông cố làm ra vẻ chậm chạp hay định bụng trêu ngươi người khác. Ánh mắt có lúc đờ đẫn thất thần, mất điểm nhìn, lúc lại sáng quắc lấp lánh, tỏ rõ sự lanh lợi, thẳng thắn, nhiệt thành như lửa, khiến người ta bất giác chìm lỉm vào đó. Đứng bên ông như đi trên mỏm núi cao vút, sẩy chân là có thể rơi xuống vực thẳm hoặc địa ngục, mà cũng có thể là biển khơi xanh thẳm tĩnh lặng hay hẻm núi hoa cỏ tươi tốt thú chạy chim bay.
Ông theo sau cô, châm một điếu thuốc, thi thoảng nói chuyện. Tên các loài hoa dại cỏ rừng bên vệ đường, rồi thời gian khai hoa kết quả, ông đều biết cả. Đi qua một khoảnh sân vắng vẻ, ở chỗ rẽ có một cây dâu lớn, cành lá um tùm vươn ra xào xạc, bình thường người ra không trồng dâu trong vườn nhà, mà nhà này không hiểu tại sao, cành lá rậm rạp, hằng năm quả sai trĩu trịt. Khi chín mọng, chùm dâu tím sẫm lần lượt rụng xuống, chất thành một bãi tím nát nhũn. Sân vườn ít người lai vãng, không ai thu hái hay chăm sóc. Chỉ có ác là đến ăn, no bụng rồi đứng gân cổ kêu trong bóng cây, giọng lảnh lót.
Cô thích ăn dâu. Thường khi ngang qua vẫn hái quả trên những cành rủ thấp, vừa đi vừa ăn, cho đến khi miệng lưỡi đều nhuộm tím. Ông biết trong lòng cô nghĩ gì, bèn nói, để tôi giúp. Rồi bẻ một tấm lá chuối, chân trần leo lên cây, tấm thân dẻo dai linh hoạt như mãnh thú. Hái những quả dâu ở đầu cành rất cao, bọc trong lá chuối, mang xuống đưa cho cô. Cô mời ông cùng ăn, ông nhón liền mấy quả nhét cả vào miệng, hai người cùng thè lưỡi, khoe vết nước tím. Có một số người vừa xuất hiện là thấy tâm đầu ý hợp, không gợn chút xa lạ nào. Cô chưa gần gũi thân thiết với người mới quen như thế bao giờ. Ông làm cô vui.
Cô nói, bình thường em không dám trèo cây hái, đây lại là cây nhà người ta nữa.
Ông nói, ác là không cả nghĩ như em đâu. Nó không phân biệt nhà này nhà kia, chỉ cần cốt sao no bụng, vì thế nó mới hót vui vẻ như vậy.
Họ vừa ăn dâu vừa bước ra khỏi vườn, dõi trông đồng ruộng và sắc trời lúc hoàng hôn. Bầu trời lam tro bồng bềnh những cụm mây lớn màu trắng xám, nửa sáng, nửa tối. Mây khối nối mây thanh, viền mây nhòa vào nhau, như sóng đại dương vỗ dồn khắp trời. Họ dừng chân, ngẩng đầu ngắm những đám mây ấy.
Cô nói, đây gọi là mây tầng tích. Có thể ngày mai sẽ mưa nhỏ rải rác.
Ông nhìn cô, chậm rãi hỏi, làm sao mây lại biến thành hình dạng như vậy.
Do dòng không khí xô giạt và xoáy đẩy. Có lúc là vì bức xạ lạnh đi.
Sao em biết.
Cô đắc ý nói, đọc sách thì biết. Mẹ cho em đọc rất nhiều sách tranh, sách ảnh, từ điển.
Vậy em còn biết những mây nào khác không?
Dĩ nhiên còn, mây quyển tích, mây vũ tích...
Suỵt, suỵt! Ông đặt ngón trỏ lên miệng, ra dấu bảo cô im lặng rồi làm hiệu cho cô ngẩng lên nhìn kĩ lại. Họ ngửa mặt lặng ngắm, nhìn những đám mây kì dị giăng giăng, cứ thế một lúc lâu, đến nỗi cô còn nghe được tiếng tim mình đập thình thình, tưởng chừng mọi vật xung quanh đã thay đổi vị trí, thân thể và tâm hồn đã tách khỏi mặt đất. Đây là một trải nghiệm hoàn toàn mới.
Ông nói, những đám mây này tồn tại không phải để được đặt tên hay để dự báo, đây không phải là ý nghĩa vốn có của nó đâu. Nó biến dạng đủ hình đủ dạng, vảy cá, đàn cừu, tháp cao, núi non, sóng nước, là chuyện riêng của nó. Đọc sách không thể cảm nhận được nội tâm, tích lũy khái niệm cũng không chứng tỏ rằng có kiến thức. Em mở mắt ra, mở trái tim ra, như thế mới tìm thấy mối liên hệ thực sự với vạn vật.
Để tìm thấy mối liên hệ thực vật với ông, cô đã tập quan sát ông trong một thời gian dài. Giống như quan sát một cây ăn quả không người hái, quan sát những đám mây lặng lẽ biến ảo khắp nơi. Không còn nghi ngờ gì nữa. Cầm Dược thuộc dạng đàn ông mà khả năng tự sinh cũng mạnh ngang tự diệt.
9
Buổi tối, ba người chuẩn bị bữa ăn trong bếp. Trinh Lượng hái rau tươi ngoài vườn để làm xa lát. Cầm Dược lấy dầu ô liu, nước cam và nước ép cà chua để nấu xốt, vị rất thanh mát. Cuối cùng ông còn chủ động đề nghị được mặc tạp dề, lo tươm tất một bữa tối đơn giản mà phi phàm: xúp hải sản, mì Ý phô mai cá hồi, tráng miệng là táo nướng và kem. Ngay cả nước chanh bình thường cũng thành ra bắt mắt, khi ông thả thêm lá bạc hà tươi vào.
Họ có một căn bếp rộng và đơn sơ, phần lớn công đoạn phải thực hiện bằng tay, từ tốn từng bước một cho đến khi hoàn thành. Nhìn một người đàn ông thao tác thành thạo giữa bệ bếp và lò nướng, ngăn nắp, thong thả, nhập tâm, là một sự hưởng thụ. Không khí nhuốm màu đời thường hơn. Ông tiện tay vặn cái đài nhỏ đặt trên cửa sổ gần bệ rửa, kênh âm nhạc đang phát tình ca êm đềm. Bình thường Trinh Lượng chỉ nghe nhạc cổ điển, giọng hát khác lạ này đã khiến bầu không khí thay đổi. Cầm Dược vừa nghe vừa ngâm nga, nửa chừng nghỉ tay, rót một ly rượu, nhâm nhi hết sức thoải mái.
Hoa tử đằng đang mùa nở rộ, buông lúc liu từng chuỗi, phủ um rùm xuống mái che cửa sổ. Gió đêm thổi qua đẩy đưa hương thơm nồng nàn. Trinh Lượng thay sang bộ áo liền quần, nền vải trắng có hình chim yến chao cánh, tóc buông xõa gài một bông nguyệt quý. Bữa tối ấy kéo dài hơn ba tiếng đồng hồ. Uống rượu, chuyện trò, thi thoảng phá lên cười. Cuộc sống của họ, lang thang phiêu bạt, hoàn toàn cách biệt với nhân thế. Chẳng hiểu vì sao người trồng cây này có thể bước thẳng vào tâm hồn họ mà không hề mất công cố sức, cũng không phải đón lời dò ý gì.
Ăn xong tráng miệng thì uống trà nóng. Bàn dài la liệt cốc khay bát đĩa nhưng không ai bận tâm thu dọn. Cầm Dược và Trinh Lượng đều uống rượu rất khá, đã mở đến chai thứ ba. Trinh Lượng ngà ngà say, tủm tỉm cười suốt, hoa gài trên tóc bắt đầu héo, ẻo lả chực rơi. Bàn ăn nến cháy gần trơ, đế sứ thanh hoa đóng đầy lệ trắng. Họ bật nhạc, đẩy ghế ra đứng dậy khiêu vũ. Thoạt đầu cô nhảy với hai người, dần dần thấy buồn, bèn tự tách khỏi đôi bạn không còn bận tâm đến ai khác ấy nữa.
Chẳng qua mới lần đầu gặp gỡ, vì sao niềm vui đã tinh túy như vậy,khiến sự tan vỡ này thật khó mà chịu đựng.
Cô bước ra vườn đêm, giẫm qua những cánh tử đằng héo khô trên nền đất, tiếng vỡ giòn tan, đi mãi đến cổng vườn. Ngoái đầu nhìn lại, ánh nến nhảy nhót nơi cửa sổ nhà bếp, âm nhạc tràn trề như nước chảy, dìu dặt, dìu dặt. Tan loãng trong màn trăng và trong không khí. Thanh xuân của Trinh Lượng đã xói mòn vì lao động và cô đơn, khi Cầm Dược đi đôi dép xỏ ngón, cầm cái cuốc sắt đào hố trồng cây trong vườn, bà đã biết, sự xuất hiện của người đàn ông này là kết quả ấp ủ của thời gian.
Trời cao đã phái một người đàn ông xuống bầu bạn với bà.
Đây là món quà đền đáp xứng đáng cho tất cả những chia ly co độc mà Trinh Lượng và cô đã từng nếm trải, trên suốt chặng đường dài dằng dặc của mình.
10
Ông chưa bao giờ rời khỏi Lâm Viễn.
Truyền thống của vùng này là tự hào về thành đô cổ điển và thanh lịch, xem thường hành vi xa lìa quê hương bản quán. Cầm Dược không ra ngoài đi đây đi đó. Bù lại rất thành thạo các kỹ năng cuộc sống. Ông làm được vô khối việc: trồng trọt, giao hàng, nấu nướng, dựng rào giậu, làm giàn leo, đóng đồ mộc, uốn tỉa cây cối, trát tường, sửa xe, lắp điện nước, ủ rượu, cắt tóc, trồng rau, gặt lúa, đan lồng đèn, sản xuất hàng sơn mài… không có gì làm khó được ông, dù là lĩnh vực chưa từng tiếp xúc, cũng chỉ học là biết làm. Khổ nỗi chưa bao giờ có công việc ổn định, cũng chẳng có nơi ăn chốn ở tử tế. Sống chủ yếu nhờ cờ bạc, thắng lắm mà thua cũng nhiều. Thắng thì xông xênh rủng rinh, vung tay quá trán, đặt tiệc linh đình ở nhà hàng mời mọc bạn bè, ai đến cũng cho ăn. Thua thì đi làm thuê, sửa sang vườn vặng hoặc xây dựng nhà cửa cho người ta, kiếm chút tiền tiêu vặt, rồi lại đi đánh bạc tiếp.
Cô hỏi Cầm Dược, ông nắm bắt rất nhiều kiến thức thường thức, ông có chủ kiến, đều là kinh nghiệm thu được nhờ thực hành phải không?
Ông nói, thế em tưởng tôi tích lũy chúng là nhờ đọc sách tranh sách ảnh tra tra từ điển viết luận văn hay nghe đàm tọa ấy hả? Ngay như mẹ em kia, muốn dệt vải thì phải ra đảo Tứ Độ, tập tành, lao động, đầu tư tinh thần sức lực cho vải vóc, trap đổi năng lượng của mình với nó. Như thế mới dệt được vải đẹp vải tốt. Chúng ta luôn cần tìm hiểu và thực hành.
Ông có thích vải Trinh Lượng dệt không?
Bây giờ người ta chẳng sẵn lòng trả giá đắt cho bộ quần áo may từ vải dệt tay nữa đâu. Thiên hạ đã quen tiêu dùng vải dệt công nghiệp rồi, giá thành phải chăng, lại tiện lợi. Vải của mẹ em hướng đến sự xa xi vô dụng, nhưng đó là lựa chọn của cô ấy. Mỗi người chúng ta đều đang mài mòn sinh mệnh mình, dù bằng cách này hay cách khác. Mẹ em lãng phí cuộc đời theo nguyên tắc trung thành với bản thân, sẵn lòng trả giá vì nó. Đó là một nét đẹp.
Ông tán thưởng bà, không chỉ bắt nguồn từ sự nhiệt tình đơn thuần dành cho một phụ nữ giàu mĩ cảm. Sự thật là ông đang ráo riết tìm vào bản tính của bà. Hiếm khi ông khao khát tiếp cận thứ gì như thế.
Con người ông là một kết cấu rất khó nhận rõ, hỗn loạn và sắc cạnh như lăng kính. Ông là một kẻ cờ bạc, không nghề nghiệp tử tế, lại chỉ chuyên lao động chân tay. Không đọc sách không tư duy, nhưng có trí óc linh lợi đơn thuần, đi thẳng vào cốt lõi của sự việc. Trong người ông có nhiệt huyết thuần khiết như lửa, nhưng lắm lúc lại tỏ thái độ lãnh cảm và vô tình đến tàn nhẫn. Ông gần gũi và qua lại với rất nhiều đàn bà, tham lam vơ vét mọi lạc thú, đồng thời sẵn sàng đón nhận những kết thúc dở dang. Đời sống tình ái của ông luôn rộn ràng phấn khích, chưa bao giờ ì ạch hay suy tàn. Có lẽ ông cho rằng niềm vui và cái đẹp đều ngắn ngủi, rồi sẽ mục rửa, sẽ nứt vỡ. Cần phải quyết đoán ngay khi nó đến.
Luôn luôn độc thân, chưa bao giờ tính đến chuyện kết hôn. Ông cảm thấy gắn bó là một cái giá quá lớn để trả cho sự yếu lòng, khuất phục và tình dục. Ông không phải là người có ý chí kiên định duy trì được lâu dài thái độ tỉ mỉ tinh tế, mà rất mau chuyển hướng, thường xuyên bộc phát, thường xuyên thay đổi nguyên tắc. Không có mục tiêu gì trong đời, bẩm sinh lại thích lao ra gánh vác và trải nghiệm ngay. Không bỏ qua bất cứ một sự vật đẹp đẽ nào tự động xuất hiện, cũng không hoang mang khi nó phơi bày những khía cạnh phiền phức, vì sẽ luôn tìm được phương cách để ứng phó giải quyết.
Cuộc sống của ông là sản phẩm sinh ra từ tính cách ấy.
Thi thoảng lắm Trinh Lượng mới đãi khách ở nhà. Bữa tiệc lần đó, ăn ghẹ, thưởng cúc, uống rượu. Cầm Dược giúp bà làm cơm, thực đơn không mấy cầu kì. Khách đến khá đông, vừa gặp mặt là xôn xao bàn tán đủ mọi chuyện, nào học giả nổi tiếng chính kiến bất hòa chê bai đấu tranh, nào những vấn đề cực đoan trong học thuật, chính trị, phần tử tri thức, cứ thế thao thao bất tuyệt, ai nói chuyện nấy, không khí vô cùng nhộn nhạo.
Cầm Dược nhấc món cuối cùng ra khỏi lò nướng, hỏi cô, đi cho mèo ăn với tôi không.
Họ rời phòng khách. Vườn tược ngoại ô có rất nhiều mèo hoang lang thang. Cầm Dược thường cho chúng ăn. Ông bê một chậu cơm thừa đã trộn cá và nước cá, đến bìa rừng trúc thì gõ lạch cạch vào bát, mèo hoang chạy ra từng tốp hai ba con, rồi đổ dồn lại. Trăng trong như nước, trời đêm tĩnh mịch. Cô và ông ngồi xổm ven ruộng hoa cức, ngắm mèo ăn khuya. Cầm Dược châm một điếu thuốc, thong thả nói, mèo có rất nhiều khuôn mặt, kiêu ngạo, cảnh giác, phục tùng, có lúc lười biếng, có lúc linh hoạt, có lúc mạnh mẽ và thần bí. Về bản chất thì chúng mang trong mình trái tim của hổ.
Cô nhận xét, ông yêu động vật, thực vật, hứng thú với con người thành ra lại ít nhất.
Lắm kẻ méo mó, cách quá xa bản tính tự nhiên rồi.
Vì thế ông không ở phòng khách...
Chỉ tổ lãng phí thời gian, nghe tán gẫu toàn chuyện vô vị. Thời gian vốn đã không nhiều, phải dùng vào những việc mình thích chứ. Em xem, ánh trăng, hoa cúc, rừng trúc, tiếng gió, mèo ăn. Những sự vật này đan kết thành một thể, thấm vào nội tâm, có thể hòa tan cùng nội tâm đó. Còn những chủ đề đang sôi nổi bàn luận kia, có việc nào thực sự thiết thân đâu, toàn là phù phiếm viển vông, lắm lúc giọng điệu còn đáng ghét nữa. Mẹ em cần những người bạn ấy làm gì nhỉ, muốn nghe kịch à? Chắc buồn tẻ quá nên tìm cách khuây khỏa đây mà.
Ông lại cằn nhằn, nếu thấy buồn tẻ, ngủ với tôi chẳng hơn ư. Tôi sẽ khiến cô ấy vui vẻ.
Ông rút ống trúc ra khỏi túi quần, nói, tôi thổi một khúc cho em nghe.
Lúc trước cô tưởng đây là sáo. Nhưng ống trúc này to và ngắn hơn sáo, âm thanh vang ra rất trầm rất đục. Ông tự tay làm. Lựa cây quế trúc, chặt lấy phần gần gốc gồm bảy đốt, ruột phủ sơn mài đỏ. Suốt cả quá trình tỉ mỉ này, khó khăn lớn nhất chính là khoét gọt chính xác những đường cong trong cái ruột chật hẹp/ May thay, ông đủ khéo tay. Ông nói đây có lẽ là nhạc cụ kì diệu nhất trên đời. Tư thế thay đổi, làn hơi thay đổi, hướng hơi thay đổi, đầu ngẩng hoặc cúi, giai điệu cũng sẽ trầm bổng khác nhau. Thứ nhạc cụ có hình thức đơn giản này rất thịnh hành vào thời Thịnh Đường, đến cuối đời Tống thì bắt đầu suy vi. Ông nói, vật này có thuộc tính giống với vải dệt của mẹ em.
Ông ngồi trên tảng đá xanh, ánh trăng lành lạnh, sương thu ướt đêm, mặt đất nở đầy cúc trắng cánh dài. Có lẽ là do uống hơi nhiều rượu, giai điệu cất lên dạt dào như nước chảy mây trôi. Khúc nhạc cổ xưa ấy, Nguyệt sơn mai chi, sau này xa ông, cô không nghe thấy ở bất cứ chân trời góc bể nào nữa, dần dần quên bẵng diện mạo của nó. Như thể nó sinh ra trong hư vô, rồi cũng từ hư vô mà tan biến. Lúc này, cô và ông, ông và nó, nó và cô, gặp nhau nơi trần thế. Nhân duyên tụ hội, cùng tồn tại ở đỉnh điểm cô lập và đơn thuần của thời gian. Giống một phong thư rút ra từ “Không”. Số phận đã sắp đặt để cô đọc được phong thư đó trong một cảnh mộng sắp tàn.
Chỉ nhỏ, khi nhạc ngừng, dáng hình bất động giữa thời gian – không gian ấy trông như một hình cắt giấy, vĩnh viễn mà mong manh. Rồi ông nhẹ nhàng đứng dậy, những cánh hoa cúc và lá trúc mà gió thổi đậu trên áo, cùng lả tả rơi xuống.
Trong không gian tổn thương ấy, trong phòng trọ đóng cặn những chất thải và cáu ghét, lưu cữu mùi vị ham muốn tiếng vọng và ký ức của người lạ, tôi bắt tay vào viết một cuốn sách mới.
Trên chiếc bàn viết bong sơn kê bên cửa sổ linh kinh sách vở, tách trà, gạt tàn, thuốc lá, chai rượu, bút viết các loại, giấy nhớ, hoa quả và sô cô la. Tôi không ăn quà vặt nào khác, không có nhiều đam mê với thức ăn. Làm việc nghỉ ngơi theo quy củ, sáng giờ ngủ dậy, sang quán nhỏ gần đấy uống sữa đậu nành. Bữa điểm tâm là một bát cháo nóng. Về phòng, bắt đầu viết. Bữa trưa gọi cơm đến tận nơi. Ăn xong chợp mắt chừng hai mươi phút rồi mải miết làm việc đến tầm giờ chiều. Giữa khoảng thời gian đó uống rất nhiều trà mạn và liên tục hút thuốc.
Bữa tối ở ngoài. Thả bước khá lâu quanh khu thành cũ. Đôi lúc đến quán bar trang hoàng diêm dúa uống một cốc rượu mạnh địa phương, xem dân bản xứ gào rống karaoke trong căn phòng nhập nhoạng ánh đèn.
Đêm khuya trở lại quán trọ, tắm nước nóng trong phòng tắm lốm đốm vết gỉ. Nước nóng bốc hơi ngùn ngụt, lâu lâu lại cầm vòi sen xịt vào tóc, lưng, vai, bụng, đùi, bắp chân. Thiếu vắng vuốt ve và âu yếm, tấm thân cô đơn chẳng khác nào ao nhỏ thả bạt ngàn bèo cái, trong ruột toàn những tĩnh lặng và tù đọng. Cũng là một dạng rữa nát, tôi cho là thế. Trong sinh hoạt và trong công việc, tôi thường lẫn lộn giới tính của mình. Đôi lúc cảm thấy mình là một tổng thể nam và nữ. Đôi lúc lại cảm thấy mình phi giới tính.
Cuối cùng rúc tấm thân đã tắm rửa sạch sẽ vào chiếc giường đơn trải chăm đệm cứng quèo, cứ thêm một vòng tuần hoàn tất cả những hành vi kể trên, thì lại hết thêm một ngày.
Lo âu và mất ngủ khiến tôi nhiều hôm hút đến hai bao thuốc. Viêm hầu, viêm amidan, viêm cuống phổi theo nhau hoành hành, nhưng kể cả thế cũng không thuyết phục nổi tôi cai thuốc. Con người ta mà bắt đầu tiếc mạng sống thì tức là đã đến lúc suy tàn, đây là câu một người đàn ông nói với tôi. Khi ấy tôi đến phỏng vấn, ông ta mời tôi một điếu thuốc và hỏi, cô không cai thuốc chứ? Không, tôi đáp. Tốt, ông ta nói, như vậy thì dù thời gian qua đi cô cũng vẫn trẻ trung. Ông ta là một ngôi sao điện ảnh hết thời, biết làm thơ, đã từng hoạt động trong một nhóm nhạc, mắc chứng trầm cảm nặng. Nửa năm sau, ông ta chọn cách nhảy lầu tự tử. Rơi tự do từ tầng thứ xuống nóc một chiếc Porsche. Chết ngay tại chỗ.
Tôi không biết mình sẽ dừng chân ở đây bao lâu. Không biết bao giờ rời khỏi. Không biết phải làm thế nào mới đi được tới tận cùng thế giới.
Thành phố này đem lại cho tôi cảm giác an toàn khó tả, hơi hướm và tiết tấu của nó, thăng trầm và nhịp điệu do nó mang lại thấm thía hoàn hợp với nội tâm tôi. Có lẽ cuộc sống của tôi cần đến khai phá, thanh lọc, từ bỏ. Không nghi ngờ gì nữa, tôi biết chỗ thất bại của mình.
Có lúc đọc sách đến tận đêm khuya. Đọc Thái Bình ngự lãm, Sưu thần kí, Liêu trai chí dị, Cổ thi nguyên, Lễ kí... nghiền ngẫm những danh từ khó hiểu, chìm đắm trong tưởng tượng quỷ quái. Đọc hết số sách đó có tác dụng gì, sẽ đi đến đâu... dù lòng thắc mắc nhưng chẳng màng phân tích. Vì thâm tâm biết rằng, chúng không liên quan gì đến hiện thực quanh tôi cả.
Tắt điện thoại trong thời gian dài. Trước khi đi ngủ thì mở ra một lần. Ngoài lời thăm hỏi của biên tập viên nhà xuất bản, thư thúc bài của chuyên mục báo, bản tin bất động sản, không ai thử liên lạc hay hỏi han tôi. Lãnh địa sinh hoạt riêng tư của tôi là một vùng đất hoang. Không bạn bè, không hoạt động, không giao lưu, không trao đổi. Hễ không cần thiết, tôi không tìm ai, cũng không ai tìm tôi. Đối với người đời, thâm tâm tôi đã quen duy trì bản năng quan sát hơn là hứng thú thực sự.
Con người mà bị thế gian quên lãng, nhất định cũng sẽ chọn cách quên lãng thế gian. Trở thành một người không có gì để nói, đồng thời khiến trạng thái đó trở nên tự nhiên, hơp lý. Dần dần cảm thấy ngôn ngữ vô dụng, chỉ có hành động mới đáng quan tâm mà thôi. Đơn thuần tập trung vào công việc, không hỏi han chuyện gì khác cả. Khi sáng tác, bàn phím nảy lún dưới những ngón tay, câu chữ trong lòng ào ạt tuôn ra, thể xác như bộ biến áp truyền đưa năng lượng và nguồn điện.
Tôi cảm thấy sáng tác không phải là một hoạt động trí não thuần túy có thể sinh sôi nảy nở nhờ lý tính, kỹ năng và hưng phấn. Thực tế nó là mệnh lệnh do trật tự cuộc sống ban ra. Tôi mất ba năm sắp đặt xem xét, cuối cùng hiểu rằng sáng tác là một nhiệm vụ. Nó cần tôi. Nhờ đi con đường của nó, tôi tìm được chỗ đứng giữa trần ai. Nó trở thành một nghi thức và biểu tượng của cuộc sống.
Tôi nghĩ, nếu không sáng tác, chắc tôi chẳng tìm được chốn dung thân trên thế gian này.
Ngoài viết lách, cuộc sống của tôi hình như không còn gì nữa cả.
Ở Kỳ Chiếu đến ngày thứ bảy, tôi nhậ được thư điện tử của một cô gái xa lạ. Cô sống ở Laceys, một thị trấn nhỏ gần Brisbane. Có hai đứa con lai với anh chồng người Úc. Cô tự giới thiệu là độc gải của tôi.
Tôi viết thư này tại bàn ăn, trong bếp, trên lò đang đun một món chuẩn bị cho buổi tối. Lũ trẻ nô đùa rồi nghỉ mệt, tôi tạm thời có thể tách mình ra khỏi việc nhà lặt vặt, tranh thủ chút thời gian để viết thư cho chị. Từ cửa sổ nhìn ra là bầu trời xanh thẳm riêng có của Laceys, dãy núi đằng xa nhô lên một đỉnh nhọn, dòng sông lững lờ chảy qua ruộng đồng. Những cây sồi già như tán dù xanh xòe ra trên rìa đồng dã. Tôi sống ở đây đã năm năm rồi.
Năm mười sáu tuổi, ra nước ngoài du học, tôi tình cờ trông thấy sách của chị ở hiệu sách sân bay. Khi ấy chị mới phát hành ấn phẩm đầu tiên, sáu câu chuyện đơn thuần mà hoang đường, tên sách là Lục đoạn. Cuốn sách nhỏ ấy, mười ba năm sau có lẽ chị không muốn nhắc đến nữa. Một cuốn sách phơi bày ruột gan, không lấp liếm, không che giấu, y như một mối tình. Trên chuyến bay kéo dài mười hai tiếng, tôi đã bật đèn đọc sách đọc cho bằng hết. Tôi đem lòng yêu chị, nhưng hiểu rằng chị không màng biết đến. Chị sẽ cô đơn đến chết, dù được cả người lạ yêu thương.
Mười ba năm sau, tôi viết thư cho chị. Chị là người duy nhất trên đời này mà tôi có thể gửi thư. Nghe tiếng lách cách khe khẽ phát ra khi những ngón tay đậu xuống bàn phím, không hiểu vì sao tôi bỗng nhớ tiếng mưa chạm mặt biển, là cảnh thường gặp trên hòn đảo từng sống thời ấu thơ. Những hạt mưa ở đó dồn dập, đêm đêm ngày ngày, từ cửa sổ nhìn ra chỉ thấy nước biếc bao la trải đi xa mãi. Lớn lên, tôi muốn sống ở một nơi phong phú âm thanh hỗn tạp. Bẩn thỉu và đông đúc khiến tôi cảm thấy an toàn.
Tôi là trẻ mồ côi, được nhận về nuôi, bắt đầu sống với người ấy từ năm năm tuổi. Hồi nhỏ tôi chỉ muốn biết, người cứ một mình một bóng dạn dĩ liều lĩnh như bà thì sẽ có kết cục thế nào. Bà là bông hải đường thô tháp nở bung bên hàng giậu, tôi là bóng đổ trên nền cát của một đóa hoa có hình đám mây. Bà hơn tôi hai mươi hai tuổi, nhưng khoảng cách đó không ngăn được tôi chiêm nghiệm số phận của mình và bà.
Hai mươi tư tuổi chọn con đường khác với những cô gái đồng trang lứa, tôi kết hôn sớm, theo một người đàn ông đến Nam bán cầu, sinh con đẻ cái. Tôi có cảm giác, nếu chóng vánh làm cho xong những chuyện quan trọng từ khi còn rất trẻ thì đời mình sẽ được đẩy nhanh và thu ngắn. Nhiều khi thấy thời gian vùn vụt, chỉ buông thả chốc lát là trôi hết. Đôi lúc lại có vẻ rất dài, khiến người ta sinh ra chán ngán. Thi thoảng tôi vẫn băn khoăn, không biết nên sống tiếp thế nào cho hết cuộc đời này đây.
Chị đang ghi chép, viết lách, không chút rảnh rang. Chúng ta thật ra đều sống bấp bênh trên miệng vực của chúng mình, buồn tẻ lặng lẽ đến mức tưởng đâu không khí còn phát ra tiếng xèo xèo, thật khổ! Hôm nay, tôi định bắt đầu với chị, bất kể chị thích hay không, tôi vẫn tiếp tục kể cho đến hết.
Câu chuyện về mẹ và tôi.
Tên tôi là Thẩm Tín Đắc.
Cô đính kèm một tấm ảnh theo thư. Độ phơi sáng hơi cao, rìa ảnh cháy sém cả. Cảnh trong ảnh giống như ở vùng nhiệt đới, kiến trúc theo phong cách thực dân với cửa sổ lá sách màu lam tối. Bàn tay con gái nhỏ vịn trên bậu cửa kính ngóng ra ngoài, tóc suôn đen nhánh, mái chạm chân mày, váy bồng trắng bằng voan nhẹ. Những ngọn tóc anh ánh nơi đầu vai. Tâm gương hình bầu dục gắn trên tủ thấp phản chiếu hình dáng một cô gái đang chụp ảnh, mặc váy xanh trứng sáo, tóc tết rồi cuộn lại thành búi, chân trần, tay cầm máy ảnh tự động Hasselblad.
Cạnh gương là chiếc ghế gỗ sồi kiểu Pháp theo phong cách thời Napoleon, những hình vẽ hoa lá quấn quýt và đệm tơ lụa trông đã run rút. Lưng ghế máng một chiếc áo choàng bằng lụa mềm. Trên thảm đặt đôi giày vũ ba lê mũi tròn bằng lụa trắng. Bậu cửa sổ phủ đầy những cánh hoa rum chi chít như ngọn lửa.
Ở góc dưới bên phải, nơi diềm trắng của tấm ảnh, có một hàng chữ nhỏ viết bằng bút máy:
Lào, Luang Prabang, Naya, Tín Đắc năm tuổi.
Ngày tháng cho thấy tấm ảnh này chụp vào tháng Năm của hai mươi tư năm về trước.
Người lớn và trẻ con trong bức ảnh này trông hết sức quái lạ, như thể tách rời khỏi thời đại, không liên quan gì đến thế nhân.
Tôi vốn đã thôi hứng thú với chuyện của người khác từ lâu rồi. Khi độ từng trải và kiến thức đạt đến mức nào đó, nắm được kết cấu của tính cách con người thì sẽ dần dần hiểu ra, tất cả các câu chuyện trên đời đều na ná về đại thể, khác chăng là tiểu tiết, ví như thời gian, địa điểm, và duyên phận mà thôi. Chẳng còn gì mới mẻ dưới ánh mặt trời. Chúng ta không cần tò mò quá. Suy đến cùng, nguyên tắc và trật tự sống mà mỗi người áp dụng đều bắt nguồn từ một sức mạnh giống nhau.
Tuy thế, tấm ảnh này vẫn khiến tôi chú ý bởi vẻ xa xăm đẹp đẽ và phong vị nơi đất khách mà nó toát ra. Nét mặt và ngoại hình của hai mẹ con họ cũng không thuộc dạng bình thường có thể bắt gặp trên đường hay bất cứ đâu. Họ không giống người Trung Quốc, cũng không giống người nước ngoài. Không có sự khác biệt về biên giới. Là hai người tự nhiên, bị xô đẩy bởi dòng chảy tâm linh nội tại và phiêu bạt theo nó.
Vì thư này mà tôi lập riêng một ngăn trong máy tính để lưu trữ. Ở đô thành đã bị thế gian lạnh nhạt, ở hoàn cảnh đã bị người đời lãng quên, không ai nhớ nhung hỏi han vỗ về yêu mến, bỗng có tin tức từ nơi xa gửi tới, vượt qua đại dương và biên giới, tìm đến hộp thư điện tử của mình, đây chính là một vườn hoa nhỏ để ta tạm thời chìm đắm luyến lưu. Nếu có vòi phun, có bóng râm, có bụi hoa, có chim ca, thì tôi vui lòng ở đây ngơi nghỉ. Nghe một câu chuyện đại đồng tiểu dị. Đến từ hồi ức của một phụ nữ xa lạ ở mé kia địa cầu, bên bờ đại dương.
Có lẽ hồi ức của Tín Đắc cần đến sự cất giữ của một người tương tự cô, một người chọn cách lãng quên nhân thế và để nhân thế lãng quên.
Cùng lúc cất giữ, tôi vẫn tiếp tục ở lại thành phố tồn tại một mình một kiểu này, cặm cụi viết tiểu thuyết.
Tôi trông thấy nữ chính trong truyện, Chu Khánh Trường, nổi lên khỏi nền trắng của màn hình soạn thảo văn bản đang từng ngày tăng dần số chữ.
Cô là một phụ nữ sống trong thế giới hiện đại. Cô bước vào câu chuyện lúc hai mươi bảy tuổi. Tạm thời đặt ở bối cảnh Thượng Hải đi. Thượng Hải là thành phố đậm chất Trung Quốc nhất mà ta có thể gặp được ở vùng duyên hải Đông Nam. Giống như một hòn đảo bế quan và cách biệt, lại như một lãnh thổ không biên giới, quá khứ từng va chạm với và bị phương Tây ồ ạt tấn công, hiện tại bừng bừng tham vọng về kim tiền và theo đuổi vật chất một cách vừa ráo riết vừa chán nản, tương lai như biển khơi dào dạt trên màu nền hư không. Nó là một thành phố bảo thủ vững vàng hoa lệ và quyền lực, cũng là một thành phố kiêu ngạo tổn thương nhẫn tâm và bền bỉ. Gánh trên vai một lịch sử đứt gẫy, biến đổi bởi một đám đông ý chí bừng bừng mà tinh thần hoang mang.
Năm hai mươi bảy tuổi, Chu Khánh Trường sống ở Thượng Hải. Sứ mệnh bấy giờ của cô là yêu và được yêu. Đây là một hành trình quan trọng nhưng không có nghĩa là duy nhất và cuối cùng, chỉ là một trong mấy nhiệm vụ ít ỏi và tính định mệnh mà cô đặt ra cho một cuộc sống bình thường. Nó sắp tìm tới nơi.
Cầm bút trở lại sau ba năm gián đoạn, tôi không lựa chọn những chủ đề rộng lớn và nhiều cao trào. Có lẽ tôi sẽ hướng về nội tâm của người bình thường, trong nội tâm đó cũng chứa đựng một thế giới sóng gió chìm nổi lớn lao vô hạn. Tình cảm và tâm hồn của Chu Khánh Trường đã mở ra với tôi từ lâu, qua vùng tưởng tượng và ám thị nào đó. Giống như vật chất tối () trong vũ trụ, nó xuất hiện thế nào thì chẳng ai hay biết nhưng quả thật nó đã huy động hết sự tồn tại và tĩnh tại trong không gian thời gian của mình, để đợi tôi tiến vào.
Đợi tôi đối chiếu, xác nhận, lắp ghép, thành hình cùng nó.
Lúc này.
Tôi trông thấy ánh mắt u uất ít niềm vui của cô, trông thấy bờ vai mỏng manh, xương quai xanh gồ lên như đôi cánh, những sợi tóc dài ngan ngát hương chân xỉ. Dáng cô chênh vênh, mỗi bước mỗi xa, thân thể và linh hồn bung ra âm thanh của sóng nước, ngọn lửa, dung nham, kim loại và hạt giống.
Tôi trông thấy cô năm mười bốn tuổi vô ý bước vào một đường hầm chỉ có thể dò dẫm độc hành, cuối đường thấp thoáng nguồn sáng, bóng hoa và cánh chim. Dáng vẻ lẻ loi ương ngạnh đi xuyên qua đó bằng tình yêu và ý chí.
Tôi trông thấy những con chữ lọt xuống từ kẽ tay, kéo theo bấp bênh và u ám, vừa tuôn ta đã chảy chìm vào nước, nứt vỡ bòm bọp. Giống như một dạng chết chóc. Một dạng khai sinh.
Tôi trông thấy sự bất lực của mình.
Tôi nhận ra rằng lúc này, ba người chúng tôi – một phụ nữ xa lạ nơi dị quốc tha hương đang hoài niệm, một cô gái trẻ trong tưởng tượng hư ảo, và tôi – sở hữu những vận mệnh với khuôn dạng và thuộc tính vừa tách rời vừa gắn bó. Mỗi người giống một bông trong cụm hoa trắng sum sê hình tán ô bung nở độ cuối xuân. Mỗi người tồn tại sinh sống ở một bình diện cách biệt nhau về thời gian và không gian, chẳng qua chỉ để thể hiện thế gian này nhỏ nhoi về hình thức mà lại chứa đựng một tổ hợp sinh mệnh lớp lang đầy ý nghĩa.
Và lúc này. Từng người chúng tôi đều đã xuất phát.
Sử dụng mũi tên trái (←) hoặc phải (→) để chuyển chapter
Trinh Lượng mua một mảnh đất ở ngoại thành phía Đông, dựng một nếp nhà. Đây là nơi ở ổn định đầu tiên của họ sau một hành trình dài phiêu linh. Trong nhà trần thiết giản dị, phần lớn là đồ sưu tầm từ chợ phiên giá rẻ và chợ đồ cũ ở nhiều nơi: đèn sàn theo phong cách thập kỷ trước, gương sứ hình hoa sen, tủ quần áo bằng gỗ anh đào, đại khái là thế. Các món trang trí khác đều được lựa chọn theo trường phái tự|nhiên và an toàn cho môi trường, như ga trải giường sợi bông 100% khay gốm, khăn ăn vải lanh, bồn rửa tay bằng sỏi mịn, chậu hoa bằng đất sét thiên nhiên...
Nhà bếp bày biện đơn giản, không có lò vi sóng, máy say sinh tố, máy rửa bát, cối xay thịt, máy giặt. Khuynh hướng là cố gắng tận dụng lao động tay chân như một cách tiêu hao năng lượng, không có vô tuyến, chưa bao giờ xem bất cứ một chương trình truyền hình nào.
Vào mùa hạnh chín, bên xóm có người gửi tới một thùng carton đầy áp quả hạnh mới hái trên cây, mềm, vàng, thơm ngát. Họ cùng thức thâu đêm để làm tương hạnh, đóng vàc chai thủy tinh. Dưa chuột, cà chua, tỏi tây, đậu ván, hành lá Ihu hoạch về rồi tùy loại mà lần lượt chia một nắm hoặc giỏ đến bếp các nhà. Bằng đôi tay mình, Trinh Lượng cứ từng bước từng bước xây dựng tổ ấm như mong muốn, không thua kém gì đàn ông. Nấu nướng, trồng trọt, thu hoạch, quét dọn, tận hưởng niềm vui trong lao động.
Trên đường phiêu lãng, họ thường đến các chợ phiên, tiệm đồ cũ và chợ nông sản địa phương, dạo quanh ngắm nghía, tìm kiếm đồ vật sưu tập như sách cũ, tranh kí họa và tranh sơn dầu khổ nhỏ, y phục ngày xưa, đồ sứ, hàng thêu, hàng dệt, tượng Phật, hạt bồ đề cổ, nghiên mực, vại đất sét, sứ màu, đồ ngọc, đá điêu khắc, đất nung, rối bóng, hội họa, tranh cắt giấy… Các món này, thứ thì chụp ảnh, thứ thì phác họa lại, thứ thì hỏi mua, đóng gói rồi nhờ chuyển về nhà.
Là người thấy nhiều hiểu rộng, Trinh Lượng không khép nội thất ở nhà theo một khuôn mẫu cố định nào, bởi thế mà truyền thống Phương Đông sắp đặt bên khí chất phương Tây, chiết trung, hài hòa, tự nhiên, càng ngắm càng thấy mới mẻ. Từ nhỏ Tín Đắc đã biết vun xới sở thích, quần áo cất trong một cái tủ kê ở đầu giường, tủ trang trí bằng các chi tiết hình vỏ sò, màu lam nhạt như nền trời ban sáng lúc mới thức giấc, sắc màu khiến lòng rất bình yên. Nhà bếp đặt một chiếc tủ bằng gỗ đào hoa tâm, cửa gắn kính, bên trong bày hàng lô đồ trà, cốc chén, bát đĩa thu thập được. Đây là kho báu của cô.
Cô nói, bà truyền cho tôi gu thẩm mĩ và lòng trân trọng đối với vật dụng, đây không phải là một biểu hiện của hư vinh, không phải sự đong đếm tiền bạc đơn thuần, càng không phải thái độ chiếm hữu thô bạo. Mà là một kiểu tìm hiểu lẫn nhau êm đềm, nhạy cảm.
Cô nói, hồi nhỏ, tôi đi đôi giày da, cũ mà thoải mái, chỗ xỏ dây có điểm một bông hoa bướm bằng da sơn dương rất tinh xảo, sản phẩm của một thị trấn ở Ý. Váy tôi mặc bằng vải gai, xếp li, hoa văn thêu chữ thập trên nền lam là tác phẩm riêng có của một dân tộc thiểu số ở vùng cao nước Lào. Tôi còn có chiếc vòng cổ độc nhất vô nhị xâu từ những bông hoa bằng tơ lựa các màu, hàng thủ công, chất liệu vốn là của một bộ kimono lâu đời bày bán ở một khu chợ tỉnh Nara Nhật Bản, màu sắc hoa văn ngày nay gần như không tìm được nữa. Tôi đã đeo chiếc vòng này tham gia biểu diễn múa ở trường.
Sự tồn tại của những món đồ đầy cá tính giúp cô nhận ra mình khác với mọi người. Giữ khoảng cách với đám đông, là một cách định vị phẩm chất.
7
Trinh Lượng của tuổi ba mươi lăm không khác biệt bao nhiêu so với thời hai mươi bảy. Công việc nghệ thuật khép kín đơn thuần giúp thanh lọc tâm hồn, ngăn cản lão hóa về ngoại hình. Lắm lúc dung mạo bà thậm chí còn như quay lui, dần dần khôi phục vẻ thanh thoát nhẹ nhõm thời thiếu nữ. Duy trì sự tập trung, hăng say làm việc, mở con đường mới để tìm hiểu ý nghĩa của đời người, rèn giũa một diện mạo tương xứng với mình.
Không đọc tạp chí hay báo. Không xem biểu diễn triển lãm. Mặc váy áo may bằng vải tự dệt, giản hóa từ những kiều dáng của cả trăm năm trước, khuy khuyết tự bọc cuốn bằng tay, viền hoa tự thêu. Mặt khác thì vẫn hút thuốc, xăm mình, uống rượu mạnh, phóng xe bạt mạng, nuốt đủ mọi thứ thuốc giảm đau, an thần, chống trầm cảm... Mỗi năm viết di chúc một lần. Những biểu hiện này, tuy vậy, không mảy mau mâu thuẫn nhau. Hàng năm rời nơi đông đúc đến ở một chốn biệt lập, cắt đứt mọi tin tức, nhưng thái độ với cuộc sống không hề thờ ơ nhạt nhẽo. Ngược lại, lòng nhiệt tình và sự nhạy bén vẫn dồi dào vô tận sống động và giàu tưởng tượng.
Trong vườn, Trinh Lượng trông cây ăn quả, hải đường, đào, lê, táo, anh đào, mùa xuân nở ra những đóa hoa sôi nổi. Dưới tán cây bà kè đá tảng, dẫn suối nước vào, thưởng thức cảnh hoa nở rồi rụng, phủ dầy mặt lá, phơi kín mặt nước. Làm một người trông hoa tận tụy. Bà say mê các loài hoa trắng thơm, như dành dành, ngọc trâm, nhài, bạch lan, phật thủ, bách lý hương… trồng đầy chậu sứ vại sành khắp sân vườn. Cũng thích u lan, lạp mai, thủy trúc, tùng bách, cúc cánh dài, mẫu đơn. Thực vật có chỗ đồng điệu với tâm hồn con người. Bà yêu hoa không tính đếm.
Từ đâu đến, từng làm những gì, trước sau đều mù mờ. Bà rất ít đả động đến chuyện xưa, quá vãng như con tàu lớn chìm sâu dưới đáy biển không thấy mặt trời. Cô thiếu nữ chỉ còn cách bỏ cuộc, không hi vọng gì tiếp cận được nội tâm của người phụ nữ trưởng thành ấy nữa.
Trinh Lượng không có khả năng xây dựng và duy trì được lâu dài các quan hệ xã giao hay tình cảm. Dọc đường phiêu bạt, thi thoảng có người tiếp cận, cuối cùng đều là trăng gió qua đường, dễ thay lòng đổi dạ, tùy tiện và lạnh nhạt. Bà là một phụ nữ hấp dẫn, toát ra sức hút khiến người ta muốn lại gần, muốn tìm hiểu. Nhưng bẩm sinh bà không biết bày bố hay kiểm soát tình cảm của mình thế nào. Hiểu rõ khuyết điểm ấy, bà thường ứng xử bằng cách rút về cố thủ sau hàng rào lý trí và tính cứng cỏi.
Đôi lúc bà đi chơi xa, một mình, thường không quá một tuần. Gửi nhờ Tính Đắc ở một gia đình quen gần đấy. Trước khi lên đường, bà đặt hành lý xuống, ngồi xổm, kéo tay cô lại, nhìn vào mắt cô, nói, tôi có việc phải đi, làm xong sẽ về. Em đợi nhé. Giọng rất điềm tĩnh, muốn Tín Đắc bình thản đón nhận sự ly biệt cũng như thấu hiểu giữa người với người là độc lập, học cách tự lo liệu và chờ đợi, cuối cùng là ý thức được rằng con người không cần ràng buộc bám víu lấy nhau, mà nên duy trì trạng thái tự tại tùy duyên.
Bà không biết thân mật quấn quit, nhưng có thể uyển chuyển một cách kín đáo. Khả năng này khiến người mẹ trong bà có đôi chút bí ẩn, khó nắm bắt.
Chúng tôi chưa bao giờ là môt cặp mẹ con thân thiết, cô nói. Quan hệ với người ngoài khô khan rạch ròi, thản nhiên trước đoàn tụ lẫn biệt ly, đây là nhiệm vụ phải thực hiện khi di chuyển. Nói cách khác, người quen với hành trình nhất định phải quen với vô tình.
8
Năm ấy. Cầm Dược đến bên họ.
Ông đến nhà giúp trồng cây. Người đàn ông vạm vỡ trầm tĩnh, mặc sơ mi màu xanh lam, quần vải thô, dép xỏ ngón, lái một chiếc xe tải cũ, trên khoang chở hàng đặt bốn cây anh đào. Ông làm việc trong vườn, động tác chắc chắn khoa học, kiến thức phong phú. Lật đất đào hố, trồng cây bón phân, chiết cành tưới nước, mau chóng trồng xong số cây. Ông không hẳn là cao lớn, nhưng rất điển trai, thân hình cân đối. Cơ bắp đầy đặn căng bóng nhờ vận động và lao động, mồ hôi rịn li ti trên làn da ngăm ngăm. Làm xong việc, ông cởi chiếc sơ mi ướt đẫm ra, vặn vòi trong vườn hoa, vốc nước lên mặt và thân trên, rửa mặt lau người.
Sạch sẽ rồi, ông mặc lại sơ mi. Quần áo cũ tỏa mùi mồ hôi, hăng hăng như mùi đất khi vừa cắt cỏ. Mỗi lần ngửi thấy mùi tanh của đất mới là người cô lại run lên, cánh mũi giật giật, hít vào thật sâu. Thứ mùi này gây hiệu ứng tương tự. Có những nốt ruồi hồng li ti nổi rải rác ở cổ, tay, lưng, ngực, bụng, đùi ông, khiến người ta bứt rứt muốn ấn đầu ngón tay lên đấy, giống như lần tìm kí hiệu trên tấm bản đồ lớn. Một trò chơi với quy tắc đơn giản mà lại dễ chìm đắm. Cô đã làm thế, trong tâm tưởng.
Cô đến gần, đưa nước khoáng cho ông. Đứng dưới giàn tường vi, quan sát người đàn ông xa lạ đột ngột xuất hiện ấy. Thấy mình nóng ran, tóc dài đen dính bết cả lại. Không hiểu vì sao khi mười ba tuổi, cô lại say mê chiếc váy bồng bằng sa trắng chỉ thích hợp với dạ tiệc hoặc biểu diễn ấy đến thế, có lẽ là do tầng tầng lớp lớp đăng ten động một cái là kêu sột soạt, khiến người ta tưởng đâu mình đang trồi lên từ đáy biển sâu, và dùng nó để cách ly mình với người đời với xung quanh. Ngày thường cô vẫn mặc, đi dạo phố với Trinh Lượng, chơi trong vườn, đến hiệu sách, thư viện, ra nhà hàng ăn cơm, khi bên cạnh không có ai, khiến cho bao ánh mắt đổ dồn vào. Đặt mình giữa mọi người nhưng lại duy trì khoảng cách và xa cách, đây là cách thức mà cô quen.
Ông cúi xuống nhìn cô, mắt ánh lên nét cười tinh tường. Ông nói, chiếc váy này đẹp quá, chắc đi ngủ em cũng không muốn cởi ra phải không. Trong lòng ông hiểu rõ chỗ đứng bé nhỏ của cô. Cô nhìn ông, nói, Trinh Lượng mời ông ở lại ăn cơm tối. Bây giờ ông đi chơi với em.
Ông ba mươi mốt tuổi. Nói chuyện ề à, như thể trí óc không theo kịp tốc độ của miệng lưỡi, chẳng rõ là ông cố làm ra vẻ chậm chạp hay định bụng trêu ngươi người khác. Ánh mắt có lúc đờ đẫn thất thần, mất điểm nhìn, lúc lại sáng quắc lấp lánh, tỏ rõ sự lanh lợi, thẳng thắn, nhiệt thành như lửa, khiến người ta bất giác chìm lỉm vào đó. Đứng bên ông như đi trên mỏm núi cao vút, sẩy chân là có thể rơi xuống vực thẳm hoặc địa ngục, mà cũng có thể là biển khơi xanh thẳm tĩnh lặng hay hẻm núi hoa cỏ tươi tốt thú chạy chim bay.
Ông theo sau cô, châm một điếu thuốc, thi thoảng nói chuyện. Tên các loài hoa dại cỏ rừng bên vệ đường, rồi thời gian khai hoa kết quả, ông đều biết cả. Đi qua một khoảnh sân vắng vẻ, ở chỗ rẽ có một cây dâu lớn, cành lá um tùm vươn ra xào xạc, bình thường người ra không trồng dâu trong vườn nhà, mà nhà này không hiểu tại sao, cành lá rậm rạp, hằng năm quả sai trĩu trịt. Khi chín mọng, chùm dâu tím sẫm lần lượt rụng xuống, chất thành một bãi tím nát nhũn. Sân vườn ít người lai vãng, không ai thu hái hay chăm sóc. Chỉ có ác là đến ăn, no bụng rồi đứng gân cổ kêu trong bóng cây, giọng lảnh lót.
Cô thích ăn dâu. Thường khi ngang qua vẫn hái quả trên những cành rủ thấp, vừa đi vừa ăn, cho đến khi miệng lưỡi đều nhuộm tím. Ông biết trong lòng cô nghĩ gì, bèn nói, để tôi giúp. Rồi bẻ một tấm lá chuối, chân trần leo lên cây, tấm thân dẻo dai linh hoạt như mãnh thú. Hái những quả dâu ở đầu cành rất cao, bọc trong lá chuối, mang xuống đưa cho cô. Cô mời ông cùng ăn, ông nhón liền mấy quả nhét cả vào miệng, hai người cùng thè lưỡi, khoe vết nước tím. Có một số người vừa xuất hiện là thấy tâm đầu ý hợp, không gợn chút xa lạ nào. Cô chưa gần gũi thân thiết với người mới quen như thế bao giờ. Ông làm cô vui.
Cô nói, bình thường em không dám trèo cây hái, đây lại là cây nhà người ta nữa.
Ông nói, ác là không cả nghĩ như em đâu. Nó không phân biệt nhà này nhà kia, chỉ cần cốt sao no bụng, vì thế nó mới hót vui vẻ như vậy.
Họ vừa ăn dâu vừa bước ra khỏi vườn, dõi trông đồng ruộng và sắc trời lúc hoàng hôn. Bầu trời lam tro bồng bềnh những cụm mây lớn màu trắng xám, nửa sáng, nửa tối. Mây khối nối mây thanh, viền mây nhòa vào nhau, như sóng đại dương vỗ dồn khắp trời. Họ dừng chân, ngẩng đầu ngắm những đám mây ấy.
Cô nói, đây gọi là mây tầng tích. Có thể ngày mai sẽ mưa nhỏ rải rác.
Ông nhìn cô, chậm rãi hỏi, làm sao mây lại biến thành hình dạng như vậy.
Do dòng không khí xô giạt và xoáy đẩy. Có lúc là vì bức xạ lạnh đi.
Sao em biết.
Cô đắc ý nói, đọc sách thì biết. Mẹ cho em đọc rất nhiều sách tranh, sách ảnh, từ điển.
Vậy em còn biết những mây nào khác không?
Dĩ nhiên còn, mây quyển tích, mây vũ tích...
Suỵt, suỵt! Ông đặt ngón trỏ lên miệng, ra dấu bảo cô im lặng rồi làm hiệu cho cô ngẩng lên nhìn kĩ lại. Họ ngửa mặt lặng ngắm, nhìn những đám mây kì dị giăng giăng, cứ thế một lúc lâu, đến nỗi cô còn nghe được tiếng tim mình đập thình thình, tưởng chừng mọi vật xung quanh đã thay đổi vị trí, thân thể và tâm hồn đã tách khỏi mặt đất. Đây là một trải nghiệm hoàn toàn mới.
Ông nói, những đám mây này tồn tại không phải để được đặt tên hay để dự báo, đây không phải là ý nghĩa vốn có của nó đâu. Nó biến dạng đủ hình đủ dạng, vảy cá, đàn cừu, tháp cao, núi non, sóng nước, là chuyện riêng của nó. Đọc sách không thể cảm nhận được nội tâm, tích lũy khái niệm cũng không chứng tỏ rằng có kiến thức. Em mở mắt ra, mở trái tim ra, như thế mới tìm thấy mối liên hệ thực sự với vạn vật.
Để tìm thấy mối liên hệ thực vật với ông, cô đã tập quan sát ông trong một thời gian dài. Giống như quan sát một cây ăn quả không người hái, quan sát những đám mây lặng lẽ biến ảo khắp nơi. Không còn nghi ngờ gì nữa. Cầm Dược thuộc dạng đàn ông mà khả năng tự sinh cũng mạnh ngang tự diệt.
9
Buổi tối, ba người chuẩn bị bữa ăn trong bếp. Trinh Lượng hái rau tươi ngoài vườn để làm xa lát. Cầm Dược lấy dầu ô liu, nước cam và nước ép cà chua để nấu xốt, vị rất thanh mát. Cuối cùng ông còn chủ động đề nghị được mặc tạp dề, lo tươm tất một bữa tối đơn giản mà phi phàm: xúp hải sản, mì Ý phô mai cá hồi, tráng miệng là táo nướng và kem. Ngay cả nước chanh bình thường cũng thành ra bắt mắt, khi ông thả thêm lá bạc hà tươi vào.
Họ có một căn bếp rộng và đơn sơ, phần lớn công đoạn phải thực hiện bằng tay, từ tốn từng bước một cho đến khi hoàn thành. Nhìn một người đàn ông thao tác thành thạo giữa bệ bếp và lò nướng, ngăn nắp, thong thả, nhập tâm, là một sự hưởng thụ. Không khí nhuốm màu đời thường hơn. Ông tiện tay vặn cái đài nhỏ đặt trên cửa sổ gần bệ rửa, kênh âm nhạc đang phát tình ca êm đềm. Bình thường Trinh Lượng chỉ nghe nhạc cổ điển, giọng hát khác lạ này đã khiến bầu không khí thay đổi. Cầm Dược vừa nghe vừa ngâm nga, nửa chừng nghỉ tay, rót một ly rượu, nhâm nhi hết sức thoải mái.
Hoa tử đằng đang mùa nở rộ, buông lúc liu từng chuỗi, phủ um rùm xuống mái che cửa sổ. Gió đêm thổi qua đẩy đưa hương thơm nồng nàn. Trinh Lượng thay sang bộ áo liền quần, nền vải trắng có hình chim yến chao cánh, tóc buông xõa gài một bông nguyệt quý. Bữa tối ấy kéo dài hơn ba tiếng đồng hồ. Uống rượu, chuyện trò, thi thoảng phá lên cười. Cuộc sống của họ, lang thang phiêu bạt, hoàn toàn cách biệt với nhân thế. Chẳng hiểu vì sao người trồng cây này có thể bước thẳng vào tâm hồn họ mà không hề mất công cố sức, cũng không phải đón lời dò ý gì.
Ăn xong tráng miệng thì uống trà nóng. Bàn dài la liệt cốc khay bát đĩa nhưng không ai bận tâm thu dọn. Cầm Dược và Trinh Lượng đều uống rượu rất khá, đã mở đến chai thứ ba. Trinh Lượng ngà ngà say, tủm tỉm cười suốt, hoa gài trên tóc bắt đầu héo, ẻo lả chực rơi. Bàn ăn nến cháy gần trơ, đế sứ thanh hoa đóng đầy lệ trắng. Họ bật nhạc, đẩy ghế ra đứng dậy khiêu vũ. Thoạt đầu cô nhảy với hai người, dần dần thấy buồn, bèn tự tách khỏi đôi bạn không còn bận tâm đến ai khác ấy nữa.
Chẳng qua mới lần đầu gặp gỡ, vì sao niềm vui đã tinh túy như vậy,khiến sự tan vỡ này thật khó mà chịu đựng.
Cô bước ra vườn đêm, giẫm qua những cánh tử đằng héo khô trên nền đất, tiếng vỡ giòn tan, đi mãi đến cổng vườn. Ngoái đầu nhìn lại, ánh nến nhảy nhót nơi cửa sổ nhà bếp, âm nhạc tràn trề như nước chảy, dìu dặt, dìu dặt. Tan loãng trong màn trăng và trong không khí. Thanh xuân của Trinh Lượng đã xói mòn vì lao động và cô đơn, khi Cầm Dược đi đôi dép xỏ ngón, cầm cái cuốc sắt đào hố trồng cây trong vườn, bà đã biết, sự xuất hiện của người đàn ông này là kết quả ấp ủ của thời gian.
Trời cao đã phái một người đàn ông xuống bầu bạn với bà.
Đây là món quà đền đáp xứng đáng cho tất cả những chia ly co độc mà Trinh Lượng và cô đã từng nếm trải, trên suốt chặng đường dài dằng dặc của mình.
10
Ông chưa bao giờ rời khỏi Lâm Viễn.
Truyền thống của vùng này là tự hào về thành đô cổ điển và thanh lịch, xem thường hành vi xa lìa quê hương bản quán. Cầm Dược không ra ngoài đi đây đi đó. Bù lại rất thành thạo các kỹ năng cuộc sống. Ông làm được vô khối việc: trồng trọt, giao hàng, nấu nướng, dựng rào giậu, làm giàn leo, đóng đồ mộc, uốn tỉa cây cối, trát tường, sửa xe, lắp điện nước, ủ rượu, cắt tóc, trồng rau, gặt lúa, đan lồng đèn, sản xuất hàng sơn mài… không có gì làm khó được ông, dù là lĩnh vực chưa từng tiếp xúc, cũng chỉ học là biết làm. Khổ nỗi chưa bao giờ có công việc ổn định, cũng chẳng có nơi ăn chốn ở tử tế. Sống chủ yếu nhờ cờ bạc, thắng lắm mà thua cũng nhiều. Thắng thì xông xênh rủng rinh, vung tay quá trán, đặt tiệc linh đình ở nhà hàng mời mọc bạn bè, ai đến cũng cho ăn. Thua thì đi làm thuê, sửa sang vườn vặng hoặc xây dựng nhà cửa cho người ta, kiếm chút tiền tiêu vặt, rồi lại đi đánh bạc tiếp.
Cô hỏi Cầm Dược, ông nắm bắt rất nhiều kiến thức thường thức, ông có chủ kiến, đều là kinh nghiệm thu được nhờ thực hành phải không?
Ông nói, thế em tưởng tôi tích lũy chúng là nhờ đọc sách tranh sách ảnh tra tra từ điển viết luận văn hay nghe đàm tọa ấy hả? Ngay như mẹ em kia, muốn dệt vải thì phải ra đảo Tứ Độ, tập tành, lao động, đầu tư tinh thần sức lực cho vải vóc, trap đổi năng lượng của mình với nó. Như thế mới dệt được vải đẹp vải tốt. Chúng ta luôn cần tìm hiểu và thực hành.
Ông có thích vải Trinh Lượng dệt không?
Bây giờ người ta chẳng sẵn lòng trả giá đắt cho bộ quần áo may từ vải dệt tay nữa đâu. Thiên hạ đã quen tiêu dùng vải dệt công nghiệp rồi, giá thành phải chăng, lại tiện lợi. Vải của mẹ em hướng đến sự xa xi vô dụng, nhưng đó là lựa chọn của cô ấy. Mỗi người chúng ta đều đang mài mòn sinh mệnh mình, dù bằng cách này hay cách khác. Mẹ em lãng phí cuộc đời theo nguyên tắc trung thành với bản thân, sẵn lòng trả giá vì nó. Đó là một nét đẹp.
Ông tán thưởng bà, không chỉ bắt nguồn từ sự nhiệt tình đơn thuần dành cho một phụ nữ giàu mĩ cảm. Sự thật là ông đang ráo riết tìm vào bản tính của bà. Hiếm khi ông khao khát tiếp cận thứ gì như thế.
Con người ông là một kết cấu rất khó nhận rõ, hỗn loạn và sắc cạnh như lăng kính. Ông là một kẻ cờ bạc, không nghề nghiệp tử tế, lại chỉ chuyên lao động chân tay. Không đọc sách không tư duy, nhưng có trí óc linh lợi đơn thuần, đi thẳng vào cốt lõi của sự việc. Trong người ông có nhiệt huyết thuần khiết như lửa, nhưng lắm lúc lại tỏ thái độ lãnh cảm và vô tình đến tàn nhẫn. Ông gần gũi và qua lại với rất nhiều đàn bà, tham lam vơ vét mọi lạc thú, đồng thời sẵn sàng đón nhận những kết thúc dở dang. Đời sống tình ái của ông luôn rộn ràng phấn khích, chưa bao giờ ì ạch hay suy tàn. Có lẽ ông cho rằng niềm vui và cái đẹp đều ngắn ngủi, rồi sẽ mục rửa, sẽ nứt vỡ. Cần phải quyết đoán ngay khi nó đến.
Luôn luôn độc thân, chưa bao giờ tính đến chuyện kết hôn. Ông cảm thấy gắn bó là một cái giá quá lớn để trả cho sự yếu lòng, khuất phục và tình dục. Ông không phải là người có ý chí kiên định duy trì được lâu dài thái độ tỉ mỉ tinh tế, mà rất mau chuyển hướng, thường xuyên bộc phát, thường xuyên thay đổi nguyên tắc. Không có mục tiêu gì trong đời, bẩm sinh lại thích lao ra gánh vác và trải nghiệm ngay. Không bỏ qua bất cứ một sự vật đẹp đẽ nào tự động xuất hiện, cũng không hoang mang khi nó phơi bày những khía cạnh phiền phức, vì sẽ luôn tìm được phương cách để ứng phó giải quyết.
Cuộc sống của ông là sản phẩm sinh ra từ tính cách ấy.
Thi thoảng lắm Trinh Lượng mới đãi khách ở nhà. Bữa tiệc lần đó, ăn ghẹ, thưởng cúc, uống rượu. Cầm Dược giúp bà làm cơm, thực đơn không mấy cầu kì. Khách đến khá đông, vừa gặp mặt là xôn xao bàn tán đủ mọi chuyện, nào học giả nổi tiếng chính kiến bất hòa chê bai đấu tranh, nào những vấn đề cực đoan trong học thuật, chính trị, phần tử tri thức, cứ thế thao thao bất tuyệt, ai nói chuyện nấy, không khí vô cùng nhộn nhạo.
Cầm Dược nhấc món cuối cùng ra khỏi lò nướng, hỏi cô, đi cho mèo ăn với tôi không.
Họ rời phòng khách. Vườn tược ngoại ô có rất nhiều mèo hoang lang thang. Cầm Dược thường cho chúng ăn. Ông bê một chậu cơm thừa đã trộn cá và nước cá, đến bìa rừng trúc thì gõ lạch cạch vào bát, mèo hoang chạy ra từng tốp hai ba con, rồi đổ dồn lại. Trăng trong như nước, trời đêm tĩnh mịch. Cô và ông ngồi xổm ven ruộng hoa cức, ngắm mèo ăn khuya. Cầm Dược châm một điếu thuốc, thong thả nói, mèo có rất nhiều khuôn mặt, kiêu ngạo, cảnh giác, phục tùng, có lúc lười biếng, có lúc linh hoạt, có lúc mạnh mẽ và thần bí. Về bản chất thì chúng mang trong mình trái tim của hổ.
Cô nhận xét, ông yêu động vật, thực vật, hứng thú với con người thành ra lại ít nhất.
Lắm kẻ méo mó, cách quá xa bản tính tự nhiên rồi.
Vì thế ông không ở phòng khách...
Chỉ tổ lãng phí thời gian, nghe tán gẫu toàn chuyện vô vị. Thời gian vốn đã không nhiều, phải dùng vào những việc mình thích chứ. Em xem, ánh trăng, hoa cúc, rừng trúc, tiếng gió, mèo ăn. Những sự vật này đan kết thành một thể, thấm vào nội tâm, có thể hòa tan cùng nội tâm đó. Còn những chủ đề đang sôi nổi bàn luận kia, có việc nào thực sự thiết thân đâu, toàn là phù phiếm viển vông, lắm lúc giọng điệu còn đáng ghét nữa. Mẹ em cần những người bạn ấy làm gì nhỉ, muốn nghe kịch à? Chắc buồn tẻ quá nên tìm cách khuây khỏa đây mà.
Ông lại cằn nhằn, nếu thấy buồn tẻ, ngủ với tôi chẳng hơn ư. Tôi sẽ khiến cô ấy vui vẻ.
Ông rút ống trúc ra khỏi túi quần, nói, tôi thổi một khúc cho em nghe.
Lúc trước cô tưởng đây là sáo. Nhưng ống trúc này to và ngắn hơn sáo, âm thanh vang ra rất trầm rất đục. Ông tự tay làm. Lựa cây quế trúc, chặt lấy phần gần gốc gồm bảy đốt, ruột phủ sơn mài đỏ. Suốt cả quá trình tỉ mỉ này, khó khăn lớn nhất chính là khoét gọt chính xác những đường cong trong cái ruột chật hẹp/ May thay, ông đủ khéo tay. Ông nói đây có lẽ là nhạc cụ kì diệu nhất trên đời. Tư thế thay đổi, làn hơi thay đổi, hướng hơi thay đổi, đầu ngẩng hoặc cúi, giai điệu cũng sẽ trầm bổng khác nhau. Thứ nhạc cụ có hình thức đơn giản này rất thịnh hành vào thời Thịnh Đường, đến cuối đời Tống thì bắt đầu suy vi. Ông nói, vật này có thuộc tính giống với vải dệt của mẹ em.
Ông ngồi trên tảng đá xanh, ánh trăng lành lạnh, sương thu ướt đêm, mặt đất nở đầy cúc trắng cánh dài. Có lẽ là do uống hơi nhiều rượu, giai điệu cất lên dạt dào như nước chảy mây trôi. Khúc nhạc cổ xưa ấy, Nguyệt sơn mai chi, sau này xa ông, cô không nghe thấy ở bất cứ chân trời góc bể nào nữa, dần dần quên bẵng diện mạo của nó. Như thể nó sinh ra trong hư vô, rồi cũng từ hư vô mà tan biến. Lúc này, cô và ông, ông và nó, nó và cô, gặp nhau nơi trần thế. Nhân duyên tụ hội, cùng tồn tại ở đỉnh điểm cô lập và đơn thuần của thời gian. Giống một phong thư rút ra từ “Không”. Số phận đã sắp đặt để cô đọc được phong thư đó trong một cảnh mộng sắp tàn.
Chỉ nhỏ, khi nhạc ngừng, dáng hình bất động giữa thời gian – không gian ấy trông như một hình cắt giấy, vĩnh viễn mà mong manh. Rồi ông nhẹ nhàng đứng dậy, những cánh hoa cúc và lá trúc mà gió thổi đậu trên áo, cùng lả tả rơi xuống.