Lưu Toàn toàn thân đẫm máu, dẫn một đám người xông vào thư phòng, đao thương sáng loáng chĩa vào Cố Hạo.
Cố Hạo đặt bút xuống, thần sắc tự nhiên:
- Các ngươi tới chậm thật đấy, ta vẽ xong rồi mới tới, thật là, Lưu Huyền Đức muốn dựa vào đám ô hợp các ngươi đứng vững giữ thiên hạ sao? Nằm mơ nói mộng, nằm mơ nói mộng.
Câu này khiến Lưu Toàn thẹn quá hóa giận:
- Lão già muốn chết ...
Lưu Toàn sấn tới, vung đại đao muốn lấy mạng Lưu Toàn, nào ngờ Cố Hạo khẽ đẩy ngọn nến trên bàn, chỉ nghe bùng một tiếng, bàn lập tức bắt lửa, lửa thoáng cái đã lan tới mặt đất, Cố Hạo cười lớn:
- Gian tặc, muốn giết lão phu thì đợi tới kiếp sau đi.
Ông ta ngồi trong đống lửa, tiếng cười mang theo khoái ý vô tận, lửa cháy bừng bừng nhanh chóng lan khắp phòng, Lưu Toàn không ngờ Cố Hạo có thủ đoạn này, chân dính dầu bắt lửa, hắn kêu thảm lao ra ngoài, nhưng sĩ tốt ở cửa chắn đường đi của hắn. Lưu Toàn vung đao chém đám sĩ tốt tán loạn, nhảy khỏi phòng, lăn lộn trên mặt đất.
Mà tiếng cười của Cố Hạo cùng ngọn lửa xông thẳng lên trời, mãi không dứt.
******************
Tây Hán vương Lưu Biện về lại Trường An, chiếm cứ Quan Trung, còn đưa ra Cầu hiền lệnh.
Đó tựa hồ là một tín hiệu đáng sợ, vô cùng đáng sợ, vậy vì Hán đế ở Hứa Xương rốt cuộc có phải là chính thống không?
Từ có thời Hán tới nay, Tây Đô Trường An là quốc đô Hán cao tổ khâm định, ý nghĩa không phải tầm thường, cái hiệu Tây Hán vương rất đáng ngẫm nghĩ.
Nhớ lại trước kia Lưu Biện ở Tây Vực xác lập Tây Hán vương thì chư hầu Quan Đông còn chưa có cảm giác gì, nhưng nay Lưu Biện tới Trường An, lấy đó làm vương đô, vẫn giữ vương hiệu kia thì mang ý nghĩa không tầm thường.
Cao tổ Lưu Bang khi chưa đoạt được thiên hạ từng xưng là Hán vương.
Nếu như Lưu Biện còn ở Tây Vực, hắn thích xưng thế nào thì tùy, dù là bỏ chữ "Tây" đi cũng chẳng ai quản. Nhưng nay hắn ở Trường An, trong lòng chư hầu bắt đầu có toan tính nho nhỏ.
Tới giữa hè, thứ sử Dương Châu Lưu Chung không kháng cự nổi Tôn Sách, thành Lịch Dương bị phá, đại tướng Trương Anh, Trần Hoành đều chết trận ngoài thành, chú cháu Nghiêm Bạch Hổ lui quân, dẫn theo mấy ngàn tàn binh bại tướng chạy tới Cửu Giang, quy thuận Lưu Bị.
Chú cháu Nghiêm Bạch Hổ cũng là người có tài, trước kia Hội Kê chống cự Tôn Sách hai năm, sau bị Chu Du đánh bại, thái thú Hội Kê Vương Lãng chết trận, chú cháu họ tới Đơn Dương. Lưu Chung đối xử không tệ, chẳng những không trách còn ủy nhiệm làm Tây bộ đô úy, chiêu binh ở Đơn Dương chuẩn bị chấn chỉnh binh mã, dựa vào nửa Giang Đông, liều chết với Tôn Sách.
Chỉ tiếc tân binh chưa lập nên đã bại rồi.
Lưu Bị bỗng nhiên thêm mấy nghìn quân Đơn Dương, lại có chú cháu Nghiêm Bạch Hổ, tất nhiên vui sướng vô cùng, dùng danh nghĩa cha vợ hắn, phong Nghiêm Bạch Hổ làm thái thú Cửu Giang, Nghiêm Hưng làm giáo úy, trấn thủ Cửu Giang cho hắn.
Nghĩ xem, Nghiêm Bạch Hổ là tướng bại quân, nay chẳng những có chỗ dung thân, còn có chức thái thú, chưa nói chức quan đó có danh chính ngôn thuận không, nhưng cũng đủ Nghiêm Bạch Hổ cảm kích rơi lệ, thề một lòng trung thành với Lưu Bị, rồi lập tức chấn chỉnh binh mã, phòng ngự Tôn Sách.
Còn Tôn Sách, sau khi toại nguyện chiếm được Lịch Dương, sáu quận Giang Đông đã có bốn, thực lực tăng vọt.
Chu gia Đơn Dương bày tỏ thuần phục, Chu Trì phục vụ dưới trướng Tôn Sách cũng đại biểu sự khuất phục của thế tộc.
Ánh mắt của Tôn Sách đặt vào quận cuối cùng của Giang Đông, Lư Giang quận dựa lưng vào hồ Bà Dương.
So với lịch sử Tôn lang định Giang Đông uy phong, lần này Tôn Sách đánh rất cật lực, truy nguyên nhân thì có rất nhiều phương diện, nếu nói quan trọng nhất, e là vì Đổng Phi giết Tôn Kiên, khiến Tôn Sách mất đi một giai đoạn giảm xóc.
Nếu Tôn Kiên không chết, ít nhất có thể để lại cho Tôn Sách một nền tảng quật khởi, nhưng Tôn Kiên chết sớm, khiến Tôn Sách dựng nghiệp chỉ có Chu Du, Trình Phổ để dùng.
Đại chiến Lịch Dương vừa qua, Tôn Sách năm nay 23 tuổi tay cầm bội kiếm đi lên tường thành, đây là mùa hè, Lịch Dương đáng lẽ phải phủ đầy màu xanh cây cỏ, nhưng hiện giờ phóng mắt nhìn chỉ thấy vết tích tàn phá loang lổ.
Đại chiến Lịch Dương khiến nó không còn cảnh tượng năm xưa nữa, trong lòng Tôn Sách cảm thấy uất hận, siết chặt tay đấm lên tường thành, hồi lâu không nói.
Tên Đổng gia tử đó thật may mắn, bị đánh tháo chạy tới Tây Vực nhưng mấy năm ngắn ngủi đã lấy được Quan Trung một cách dễ dàng, còn mình? Phí hết tâm huyết, khổ chiến mấy năm, cuối cùng có được một cái Dương Châu không trọn vẹn.
Còn không phải là Dương Châu trọn vẹn, Cửu Giang đã nhường cho Lưu Bị rồi, ít nhất trong thời gian ngắn không thể đoạt lại được.
So ra thật tức chết, Tôn Sách tay trắng dựng nghiệp, có thể đi tới bước này là đáng quý lắm rồi, nếu không có Đổng Phi, nói không chừng Tôn Sách đã thỏa mãn. Nhưng cơ nghiệp Đổng Phi dựng lên hơn xa Tôn Sách, làm hắn thủy chung trong lòng mang thù hận sao nuốt trôi cục tức này.
Sau lưng có tiếng bước chân, Tôn Sách cũng chẳng quay đầu lại.
Lúc này tiếp cận hắn mà không bị thân vệ ngăn cản chỉ có thể là Chu Du.
- Công Cẩn, an bài thỏa đáng rồi chứ.
Chu Du trông rất nhàn tản, thân cao trên tám xích, không kém Tôn Sách là mấy, môi hồng răng trắng, tướng mạo tuấn tú, tay vịn vào bảo kiếm, đi tới bên Tôn Sách:
- Có Chu gia ra mặt trấn an, đã an bài thỏa đáng hết rồi.
Giọng Chu Du không phải loại trầm vang khí thế, nói thong thả, làm người ta dễ chịu.
Với Tôn Sách mà nói, Chu Du là người hắn tin cậy nhất.
Sự tin cậy này còn hơn xa so với người nhà, mỗi khi hắn phiền lòng, chỉ một câu nói của Chu Du khiến tâm cảnh hắn bình hòa trở lại. Ở mức độ nào đó, đánh hạ Giang Đông, có một nửa công lao của Chu Du.
- Bá Phù, trông ngươi có vẻ không vui.
- Ta làm sao mà vui được, còn nhớ hồi nhỏ cùng cha tới Lịch Dương, khi ấy Lịch Dương phồn hoa nhường nào? Khi Tần đại nhân quản lý, ta cũng từng tới đây, khắp nơi đầy sức sống và sinh thú. Nhưng giờ ngươi xem đi, chúng ta tống bao nhiêu thời gian, có được một cái Lịch Dương thế này.
Ý ngầm là: Ngươi xem tên Đổng gia tử, chẳng tốn mấy công mà có được Quan Trung rộng lớn.
Chu Du là ai, sao chẳng nghe ra ý phiền muộn trong lời Tôn Sách, khẽ mỉm cười:
- Sao, cảm thấy không có thành tựu bằng Võ Công hầu à?
Người khác nói câu này e Tôn Sách trở mặt lập tức, rút kiếm ra mà chém rồi, nhưng Chu Du nói, hắn chỉ biết thở dài.
- Khi bé ta cũng từng gặp Võ Công hầu ở Lịch Dương. Ha ha ha, khi ấy ấn tượng của ta là : Thiên hạ có cái tên xấu như thế này à? Nhưng sau này nghe người ta nhắc tới chuyện của hắn thì ta lại rất sùng bài. Còn lập mục tiêu phải trở thành nhân vật giỏi giang như Võ Công hầu.
Tôn Sách nhíu mày không nói.
- Về sau dần dần ta lớn lên mới biết cả đời này không thể giống Võ Công hầu được, hắn quật khởi trong loạn thế dựa vào rất nhiều cơ duyên. Mà những có duyên đó với chúng ta mà nói, chỉ có thể gặp không thể cầu, loạn thế tạo anh hùng, cuối cùng ta hiểu được đạo lý đo. Nếu không có loạn Hoàng Cân, đã có không có Võ Công hầu.
Tôn Sách ngạc nhiên quay đầu lại nhìn Chu Du.
- Bá Phù, ý ta là ngươi đừng quá vướng mắc vào thù hận, cứ nhất định phải so cao thấp với Võ Công hầu. Năm xưa bá phụ chết cũng không có ai đúng ai sai hết, ngươi muốn báo thù, ta không phản đối. Nhưng đó là tư thù, nếu vì thế mà mất đi tâm thái bình thường, e cuối cùng chẳng nên việc gì. Đại trượng phu câu nệ tiểu tiết không làm nên đại sự. Chúng ta chỉ cần làm chuyện chúng ta nên làm, còn kết quả thế nào thì mặc nó.
Chu Du vừa nói vừa nhìn cảnh tiêu điều bên ngoài:
- Đừng chỉ thấy Lịch Dương hôm nay, trông đợi vào Lịch Dương năm sau, muốn nó tràn ngập sức sống, chỉ trông vào hai ta.
Tôn Sách gật mạnh đầu:
- Lời này của Công Cẩn thực tế lắm.
- Ha ha, cũng không phải, tư từng nghe một bài thơ của Võ Công hầu khi còn nhỏ, tuy lời lẽ không hoa mỹ, nhưng rất có ý vị. Khi ấy Võ Công hầu chẳng qua là mọt binh tào trong phủ Đại tướng quân, chưa bằng chúng ta hiện nay. Thơ là "Ly ly nguyên thượng thảo, nhất tuế nhất khô vinh. Dã hỏa thiêu bất tẫn, xuân phong xuy hựu sanh" nay tặng lại Bá Phù.
*** Đồng cao cỏ mọc như chen
Khô tươi thay đổi hai phen năm tròn.
Lửa đồng thiêu cháy vẫn còn,
Gió xuân thổi tới mầm non lại trồi.
vạn người là khái niệm gì?
Sợ rằng trong lúc nhất thời rất khó nói rõ ràng. . . Nhưng đóng doanh trại thô sơ cho vạn người, cũng phải liên miên gần trăm dặm.
Đương nhiên rồi, hạ trại nếu có kế hoạch, có sắp xếp, tự nhiên không có khả năng chiếm diện tích lớn như vậy.
Nhưng Viên Thượng thiếu niên khí thịnh, cho rằng Hà Nội này là địa bàn của lão Viên gia hắn, cho nên cũng sẽ không tỉ mỉ lập kế hoạch.
Theo đạo lý, bên người Viên Thượng cũng không phải không có người giỏi.
Như Tự Thụ Hứa Du, Tưởng Nghĩa Cừ Văn Sửu đều là người biết binh, nhưng vấn đề ở chỗ những người này cũng không thể thuyết phục Viên Thượng. Ngẫm lại cũng phải, trời sáng sẽ xuất phát, hà tất phải lập kế hoạch tỉ mỉ như vậy? Vì vậy các bộ nhân mã an doanh trát trại ngay tại chỗ, từ Thấm Thủy đến Dã Vương (nay là Thấm Dương Hà Nam), dọc theo đường đi là doanh trướng lớn nhỏ xen kẽ, đan vào nhau.
Lúc này, doanh trại như một con rắn dài đã biến thành biển lửa.
Viên Thượng từ trong giấc ngủ giật mình tỉnh giấc, cuống quít đội khôi mặc giáp, nắm lấy bảo kiếm chạy ra khỏi trung quân đại trướng.
- Xảy ra chuyện gì, hỏa hoạn từ đâu?
Tiếng la giết đã vang vọng thiên địa, phóng nhãn nhìn lại, khắp nơi đều là lửa, lửa lớn lửa nhỏ, lửa tận trời, lửa lan tràn, chiếu sáng đỏ rực cả màn đêm. Người hô ngựa hý, trong đại doanh Viên quân đã vô cùng hỗn loạn.
Vương Môn thân là thân vệ của Viên Thượng cũng khôi giáp nghiêng ngả, vội vã đi tới.
- Tam công tử, việc lớn không tốt, có người cướp doanh, có người cướp doanh!
- Ai, ai dám ở đây cướp doanh?
Lúc này Viên Thượng vẫn còn mơ hồ, ở đây chính là Hà Nội của Viên gia hắn, không ngờ có người dám ở chỗ này cướp doanh?
- Vẫn còn chưa rõ, tam công tử. . . xin mau mau lên ngựa, tiểu tướng nhất định liều mạng yểm hộ!
Viên Thượng tâm cao khí ngạo cỡ nào, nghe thế tức giận, vung roi ngựa quất lên người Vương Môn.
- Vô liêm sỉ, ta có vạn nhân mã, lại có chiến tướng vô số. Chỉ là xuẩn tặc, cũng bắt bản công tử tránh lui hay sao?
Đang nói thì có thân tín dẫn ngựa qua.
Viên Thượng vịn yên lên ngựa, nhận lấy một cây trường thương trong tay thân tín, lớn tiếng quát lên:
- Vương Môn, nhanh chóng tập kết nhân mã, theo ta đánh lui tặc quân!
Vương Môn vội vã ứng tiếng, sai người thổi kèn lệnh.
Nhưng ở trong lúc hỗn loạn thế này, ai còn nghe hiệu lệnh gì nữa? Chạy đi, trời mới biết tặc nhân có bao nhiêu, dù sao sẽ là đếm không hết. Ai muốn chết thì ở lại, nhìn bộ dạng này, không biết sẽ chịu được bao lâu.
Viên quân lúc này quân tâm đã tán loạn.
Tuy có Tưởng Nghĩa Cừ, Chu Ngang cố gắng thu gom nhân mã. Nhưng liên doanh đan xen vào nhau, hiện giờ đã hỗn loạn. Muốn tập kết nhân mã, ổn định quân tâm, tổ chức phản kích, nói dễ vậy sao?
Viên Thượng dẫn mấy nghìn thân binh, cùng Vương Môn đánh ra khỏi trung quân đại doanh.
Trong ánh lửa, từng đội thiết kỵ rong ruổi qua lại giữa liên doanh, trang phục của những người này đều rất cổ quái, tất cả đều là Hoàng mã kim giáp, giống như thiên binh thiên tướng đến từ cửu thiên, cầm trong tay Hoành đao cán dài sáng loáng, kiểu dáng cổ quái, như gió lướt qua loạn quân. Viên đại tướng dẫn đầu tay cầm Cổ Nguyệt Đao, sát pháp hung hãn.
Viên đại tướng đó tuổi chừng , bộ râu trước ngựa lay động trong gió. Đại đao vòng ra, mang theo từng đạo quang hào như trăng lưỡi liềm, xung phong trong loạn quân như theo gió vượt sóng. Đại đao rít gào, tay đứt chân cụt vung vãi, một đường tiến đánh, không một người có thể tiếp được một hiệp trước mặt đại tướng này. Thiết kỵ xung phong, phía sau chỉ còn lại từng thi thể máu thịt không rõ.
Võ nghệ của Viên Thượng không tệ!
Được chỉ điểm cao nhân, thương mã thành thạo.
Nhưng vấn đề là, thành thạo này có hay không cũng phải nhìn xem so với người nào. Đánh với A Cẩu A Miêu, Viên Thượng một có thể đánh mười, nhưng vấn đề là ở chỗ, lúc này ở trước mặt hắn là một con cọp, một con mãnh thú còn hung hãn hơn cọp.
- Là Hán An quân, là Hán An quân!
Vương Môn thất thanh la hoảng lên.
Không sai, nhánh thiết kỵ này chính là Du Dịch quân thuộc Hán An quân, do Trung lĩnh quân Hoàng Trung suất lĩnh.
Chức trách của Du Dịch quân là bảo vệ xung quanh Trường An. Nhưng khi Trần Cung hiến kế tập kích Hà Nội, vẫn cảm thấy sau khi mình đầu quân cho Đổng Phi vẫn chưa lập công gì, Hoàng Trung nói cái gì cũng muốn đảm đương nhiệm vụ lần này. Không có biện pháp, Đổng Phi đành phải bí mật điều Bàng Đức từ Vị Nam đến Trường An, sau đó mệnh lệnh Hoàng Trung theo quân xuất chinh, sớm mai phục tại bờ sông Thấm Thủy.
Thấm Thủy này nằm dựa bên Thái Hành sơn.
Quanh mình có quần sơn trùng điệp. Sau khi mấy vạn nhân mã tiến vào, căn bản không thể phát hiện ra.
Mà Thái Hành sơn cách Ki Quan cũng không tính quá xa. Sau khi xuất binh từ Ki Quan,, Hoàng Trung lập tức tiến vào bên trong Thái Hành sơn, có thể nói là thần không biết quỷ không hay.
Đối với chư hầu Quan Đông, lần này họ thậm chí không cảm thấy được lần điều động binh mã này có gì bất thường.
Hoàng Trung từ xa đã thấy có một nhánh binh mã đánh qua, liền cười lên ha hả, đánh với đám thổ kê ngõa cẩu này cũng không thoải mái. Mà Du Dịch quân thì chuyên về chiến pháp Tạc Xuyên, tất cả đều lấy người làm một chiến đội, phối hợp lẫn nhau, lại độc lập tác chiến. Đám người Đổng Khí Đổng Triệu, Bùi Nguyên Thiệu dưới trướng Du Dịch quân, điều đến từ Đạp Bạch quân, càng tinh thông Tạc Xuyên hơn.
Hơn nữa Đổng Phi bố trí bốn viên đại tướng Vũ An Quốc Thuần Vu Đạo, Việt Hề Sử Hoán cho Hoàng Trung, càng giỏi việc này hơn.
Chiến thuật Tạc Xuyên đó vốn có nguồn gốc từ phương pháp công kích của Cự Ma Sĩ thuộc Đổng Phi.
Đám người Vũ An Quốc Việt Hề đều là lão nhân của Cự Ma Sĩ, mà Thuần Vu Đạo còn ở trong Cự Ma Sĩ, tài năng càng lộ rõ hơn.
Cho nên, Hoàng Trung căn bản không cần đi chỉ huy!
Nhìn qua, những người đó là đại nhân vật. . .
Hoàng Trung thúc giục Hoàng Kim thông, đại đao vung trảm, như theo gió vượt sóng đánh tới Viên Thượng.
Viên Thượng chưa từng thấy qua chém giết với mức độ như vậy, mặt hắn tái mét. Vương Môn và mấy viên đại tướng vừa thấy vội vã la lên:
- Tam công tử nhanh đi đi, tiểu tướng sẽ đoạn hậu cho ngài!
Nói rồi Vương Môn lao tới Hoàng Trung, phía sau còn có bốn năm viên đại tướng.
Viên Thượng được thân binh yểm trợ quay đầu bỏ chạy. Bên kia Hoàng Trung đã chiến với đám người Vương Môn. Đại đao chém vào không khí phát ra tiếng xoát xoát xoát, từng vệt đao vân cuồn cuộn, cảnh tượng rất kỳ vĩ. Đám người Vương Môn ở trong quân Viên Thiệu coi như là thượng tướng, nhưng so với Hoàng Trung hiển nhiên khó có thể chống lại.
Mặc dù nói bốn năm người vây công một người, nhưng lại bị Hoàng Trung đánh cho ngay cả một chiêu số hoàn chỉnh cũng không thể thi triển ra được.
Chưa tới hai hiệp, Hoàng Trung đã hết lên:
- Cút ngay!
Tiếng vang như sấm, chấn cho mọi người tâm thần nhảy loạn. Đại đao vung qua, chém cho hai viên Viên tướng rớt ngựa, sau đó lập tức một kích Tha đao trảm. Chiêu này có nguồn gốc từ Thôi đao thuật do Đổng Phi sáng chế ra, vang lên răng rắc, chém tên còn lại thành hai đoạn.
Máu huyết phun tung toé, khiến ánh lửa bốn phía càng quỷ dị hơn.
Vương Môn hét a lên, thúc ngựa bỏ chạy. Lão già này quá hung hãn, phỏng chừng dưới trướng chủ công không người có thể so sánh.
Hắn muốn chạy, nhưng Hoàng Trung lại không bằng lòng.
Treo đại đao lên, véo cung cài tên, nghe một tiếng rít lên chói tai, hàn quang lóe lên. Lợi tiễn bắn thủng mũ giáp của Vương Môn, trúng giữa ót. Trường tiễn đó chế tạo từ tinh thiết Tây Vực, trên tiễn mô phỏng theo Quỷ khốc tiễn của Sa Ma Kha, có đục chín lỗ.
Viên Thượng đã chạy, chủ tướng đã chết. . .
Viên quân xung quanh nào còn chút chiến ý nào nữa, quăng hết binh khí trong tay la lên:
- Tướng quân tha mạng, chúng tôi đầu hàng.
- Tên vừa chạy trốn là ai?
Hoàng Trung hoành đao lập mã, lớn tiếng quát hỏi.
- Khởi bẩm tướng quân, đó là tam công tử Viên Thượng!
Hoàng Trung nghe vậy tức giận:
- Giặc khốn khiếp, vì mấy con tôm nhỏ mà để sổng cá lớn. . . Truyền lệnh của ta, truy kích Viên Thượng!
Cũng bất chấp thu gom tàn binh bại tướng, tự có Du Dịch quân tới sau thu thập họ.
Hoàng Trung dẫn theo binh mã đuổi theo phương hướng Viên Thượng bỏ chạy...
Ngoại trừ tử thi, vẫn là tử thi!
Bờ Thấm Thủy chỉ còn lại một màu, đó chính là màu máu.
Ánh lửa soi rọi màu máu, khiến bóng đem vắng vẻ càng có vẻ quỷ dị. Người hô ngựa hý, tiếng kêu rên, cũng chỉ làm cho bầu không khí càng quỷ dị hơn. Đêm lạnh, tử thi. . . Tuy có lửa cháy mạnh, nhưng khiến người cảm thấy lạnh lẽo thấu xương.
Đúng vậy, lúc này Viên Thượng chỉ còn lại cảm giác này.
Tuy nhiên một đường bỏ chạy cũng thu nạp không ít tàn binh bại tướng.
Điều này làm cho trong lòng Viên Thượng ít nhiều cảm thấy an toàn hơn. Có điều đến bây giờ hắn vẫn còn chưa biết rõ Hán An quân rốt cuộc xuất động bao nhiêu nhân mã? Sao dọc đường đi nhìn qua đâu đâu cũng là hình bóng của Hán An quân?
Chạy ra từ trung quân, Viên Thượng chạy thẳng đến Ung Thành.
Nhân số Viên quân bên cạnh cũng tăng thêm bảy tám ngàn người, tuy nhiên đại đa số đều là bộ quân, cho nên tốc độ di chuyển cũng không nhanh. Rất xa, đã có thể thấy được bờ sông Thấm Thủy đóng băng, dưới ánh trăng tỏa ánh sáng lạnh lẽo.
Qua Thấm Thủy, qua Thấm Thủy thì an toàn rồi!
Viên Thượng vừa thấy yên tâm thì liền nghe một tiếng gầm long trời lở đất truyền đến, một đạo nhân mã ngăn cản lối đi của hắn.
- Viên Thượng đừng chạy, Mạnh Thản cung kính bồi tiếp đã lâu!
Thấy một viên đại tướng tay vũ song đao, dẫn dắt binh mã đánh tới.
Lúc này Viên Thượng như chim sợ cành cong, đâu còn chút chiến ý nào, hắn hét lên thất thanh:
- Ngăn chúng lại, ngăn chúng lại!
Hai ba Viên tướng dục ngựa lao ra, dẫn dắt binh mã ngăn cản Mạnh Thản.
Võ nghệ của Mạnh Thản cũng không yếu, năm đó khi Đổng Phi chạy trốn khắp nơi đã theo Đổng Phi, có thể nói trung thành và tận tâm.
Người này thiện sử song đao, chiêu Lưu tinh chùy xuất quỷ nhập thần.
Đánh với hai Viên tướng chưa được bốn năm hiệp, Mạnh Thản có được khoảng không, liền xoay người xuất ra Lưu tinh chùy, đánh trúng mặt Viên tướng. Người còn lại nhe răng nhếch miệng lao tới, lại bị Mạnh Thản nhẹ nhàng lách người tránh, rồi giơ đao chém ngã ngựa.
Trận này làm cho Viên Thượng tổn thất một hai nghìn binh mã.
Viên Thượng có một loại cảm giác muốn tan vỡ, đâu còn dám dừng lại, suốt một đường dục ngựa bỏ chạy.
Sau khi qua Thấm Thủy, vòng qua Thái Hành sơn chính là Ung Thành. Đi không đến dặm, thấy một đội nhân mã ngăn cản lối đi.
Viên Thượng giật mình, thúc ngựa muốn đào tẩu, lại nghe quan tướng đối diện gọi:
- Tam công tử, đừng vội kinh hoảng, mạt tướng Tưởng Nghĩa Cừ (Chu Ngang), đặc biệt tới bảo vệ tam công tử.
- A!
Viên Thượng nhìn kỹ, nước mắt cũng sắp chảy xuống.
Đây thực sự là hảo hán trung can nghĩa đảm. . .Đợi trở lại rồi, nhất định phải bẩm báo phụ thân khao thưởng nồng hậu cho họ.
Tưởng Nghĩa Cừ và Chu Ngang mang đến khoảng chừng binh mã, mặc dù nhân số không nhiều lắm, nhưng nhìn qua vẫn không tệ.
Chí ít mạnh hơn gấp trăm lần những người đó bên cạnh Viên Thượng. Viên Thượng dục ngựa chạy qua, nhịn không được lớn tiếng khóc.
- Hận không nghe tướng quân khuyên can, đã bị tặc nhân đánh lén. Mười lăm vạn binh mã, mười lăm vạn binh mã. . .
Lúc này Viên Thượng mới nhớ tới vạn binh mã của hắn, hiện giờ có lẽ toàn quân bị diệt rồi.
Tưởng Nghĩa Cừ nói:
- Tam công tử đừng lo lắng, Ký Châu ta binh nhiều tướng mạnh, vạn binh mã cũng không phải không tìm lại được. Chúng ta đưa công tử về Ung Thành trước, sau đó hồi quân thu nạp binh mã. Sau khi nghỉ ngơi, chúng ta sẽ lại giao phong với Đổng tặc.
- Đúng vậy, tam công tử. . .Giữ được núi xanh không lo thiếu củi đốt. Công tử đừng tự coi nhẹ mình.
Viên Thượng gật đầu, lúc này hắn có thể nghe lọt tai rồi.
- Tự tiên sinh và mọi người đâu?
Tưởng Nghĩa Cừ tỏ ra buồn bã:
- Khi chúng tôi đánh ra, Văn Công Nghiệp tướng quân nói muốn đánh trở lại cứu hai vị đại nhân Tự, Hứa. Nhưng trong loạn quân Tự đại nhân và Hứa đại nhân đều là thư sinh tay trói gà không chặt, chỉ sợ là. . .
Chỉ sợ là cái gì?
Thật ra không cần truy nguyên làm gì!
Ý của Tưởng Nghĩa Cừ rất rõ ràng, Tự Thụ và Hứa Du sợ là dữ nhiều lành ít.
Viên Thượng nói:
- Đã như vậy, chúng ta ở chỗ này chờ Văn tướng quân đến đi. . . Tưởng tướng quân, ngươi có biết Hán An quân tập kích chúng ta rốt cuộc có lai lịch thế nào không?
Thằng nhãi này đến bây giờ còn chưa biết thân phận của quân địch.
Tưởng Nghĩa Cừ cười khổ:
- Ở trên đường Công Nghiệp đã giết một Đổng tướng, tên là Đổng Khí. Có người nói nhánh binh mã này Du Dịch quân, một trong ngũ đại chủ lực của Hán An quân. Chủ soái họ Hoàng tên Trung, tự Hán Thăng, dũng mãnh hơn người. Tam công tử, chúng ta không nên ở đây chờ Công Nghiệp. . . Tặc quân thế lớn, ở đây cũng không phải an toàn cho lắm.
Viên Thượng cũng không muốn đợi.
Nhưng vấn đề là, hắn nhất định phải tỏ thái độ này, để lấy lòng chúng quan tướng một chút.
- Nhưng nếu chúng ta không đợi Công Nghiệp, vạn nhất. . .
- Không bằng như vậy. . .
Tưởng Nghĩa Cừ cũng là một người thông minh, sao không nhìn ra tâm tư của Viên Thượng:
- Để Chu Ngang tướng quân bảo vệ công tử rút về Ung Thành. Mạt tướng dẫn dắt binh mã bản bộ ở chỗ này chờ Công Nghiệp tướng quân đến hội hợp, thế nào?
Lời nay đã nói trúng tâm tư của Viên Thượng!
- Như vậy thì làm phiền Tưởng tướng quân!
Viên Thượng vừa mới dứt lời, lại nghe người xung quanh phát ra tiếng la kinh hoảng.
- La cái gì?
- Công tử, mau nhìn. . .
Đám người Viên Thượng nhíu mày, nhìn theo hướng ngón tay của người đó, rồi hốt hoảng la lên, sững sờ tại chỗ.
Lúc này, phía chân trời đã ửng màu bạc.
Sương sớm mù mịt, lờ mờ có thể thấy được trên triền núi xa xa xuất hiện một đạo nhân mã.
Nhân số cũng không tính nhiều lắm, khoảng chừng bảy tám trăm người, đều là ngựa lớn chiều cao hơn trượng, thần tuấn phi thường.
Trên thân ngựa khoác áo giáp dày, mặt trên bôi nước sơn đen, chỉ lộ ra bốn vó và một đôi mắt.
Kỵ sĩ trên ngựa cũng đều thân khoác trọng giáp, tay cầm trường thương, lưng dắt Hoành đao, khôi giáp che hơn nửa khuôn mặt. Trường thương lóng lánh, Hoành đao lạnh lẽo. Từng con chiến mã đứng thẳng trên triền núi, nhưng không phát ra chút âm thanh nào. Thậm chí khi xuất hiện cũng không có chút động tĩnh, càng có vẻ quỷ dị.
Chiến mã dẫn đầu là một con sư tông thú trăm năm hiếm thấy.
Lông bờm màu nâu nhạt, trong gió nhẹ nhàng lay động, viên tướng trên lưng ngựa giống như một ngọn núi nhỏ.
Viên tướng đó dưới ngựa thân cao hơn trượng, vai rộng eo tròn, bộ áo giáp đen thui. Tay cầm một đôi Lôi Cổ Úng Kim Chùy, mặt lăng hình bát giác, cũng bị sơn màu đen, khiến người rét run. Lưng đeo túi mười hai mũi lao, đầu đội Ô Kim Khôi.
Thấy y khẽ giục ngựa tới, sư tông thú lộc cộc tiến về phía trước, lại lập tức dừng bước.
- Tam công tử, Đổng mỗ ở đây đợi tam công tử đã lâu!
Thanh âm cũng không lớn, nhưng mang theo chút hàn ý. Tưởng Nghĩa Cừ có phản ứng trước tiên, nhịn không được bật thốt lên:
- Là Đổng gia Sư Hổ!
Nói đến thì Đổng Phi có rất nhiều tên hiệu.
Năm đó Đổng Trác gọi y là Đổng gia sư nhi, sau đó lại được gọi là hổ lang chi tướng, sau lại được chư hầu Quan Đông gọi là Tây Vực bạo hổ.
Hiện giờ, mọi người tặng cho biệt hiệu là Đổng Phi Sư Hổ. Sau khi Tưởng Nghĩa Cừ gọi ra, phía sau vang lên tiếng người hô ngựa hý. Viên Thượng tái cả mặt. Đổng Phi Đổng Tây Bình. . .Trời ạ, lẽ nào hôm nay ta sẽ chết ở chỗ này?