Đổng Ký không quên mấy tháng trước khi hắn đem thân phận thật sự của Cung Tôn nói với Đổng Phi, Đổng Phi đã kinh hãi thế nào.
Tên Cung Tôn đó vốn tên thật là Lục Tốn, là người Lục gia Lư Giang, trước kia Chu Du phá Lư Giang, Lục gia phải lùi về Giang Hạ. Nhưng thế tộc Kinh Tương bài ngoại làm Lục gia rất khó sống. Vì thế tên Lục Tốn này mới tới Trường An vào quận học, theo ý Đổng Phi, thân thích Lục Tốn không thể giữ lại kẻ nào.
Có điều Lục Tốn đúng là có tài học.
Nếu ngươi thực lòng quy thuận Đổng gia ta, thực lòng với Đại tỷ ta thì thôi, nếu để ta biết ngươi hai lòng, dù phụ vương có tiếc tài hoa của ngươi, ta cũng sẽ lấy mạng ngươi.
Đổng Ký khoát tay, một thiếu niên đi tới:
- Bá Tề, ngươi lập tức thông báo cho Chu Bất Nghi, bảo hắn theo dõi Cung Tôn. Đồng thời tăng cường giám thị Doanh Thích và Hầu Bá, chỉ cần bọn chúng có một hành động lạ nào là bắt ngay cho ta .... À phải, mai ngươi đi tới làm việc cho Triệu thúc.
Triệu thúc ấy chính là Triệu Vân.
Tháng bảy Triệu Vân, Điền Dự đột nhiên dân binh quay về Sóc Phương, khi trước rời Mạc Bắc bọn họ mang đi một vạn quân, nay về mang theo gần mười vạn.
Nghe nói bọn họ sau khi lên phía bắc, không ngừng chinh phạt, một năm trước đã đánh tới một nơi tên là Ô Lạp Nhĩ Sơn (TheUrals), khi về Sóc Phương bọn họ mang theo gần 20 vạn tù binh, trừ dư nghiệt Tiên Ti bỏ chạy lên phía bắc và thổ dân đương địa.
Triệu Vân và Điền Dự trở về làm Đổng Phi mừng rỡ, điều Văn Kính dẫn Lan Trì đại quân tới Hà Nội, chi viện Hoàng Trung, Từ Thứ rồi lệnh Triệu Vân làm tướng quân Lan Trì, Điền Phong làm thái thú Ngư Dương, hiệp trợ Hạ Tề.
Diền Dự vốn là người đại tộc Điền gia Ngư Dương, là nhân tuyển tốt nhất tới Ngư Dương, an bài này làm hắn rất mừng rỡ.
Bá Tề trong miệng Đổng Ký là Quách Hoài, cha Quách Hoài từng làm thái thú Nhạn Môn, là đồng tộc Quách Vĩnh quy thuận Đổng Phi năm xưa. Cha Quách Hoài bị Viên Thiệu giết, làm Quách gia một thời lâm khốn cảnh, người chết như đèn tắt, Lý Giác Quách Tỷ tất nhiên không thèm để ý tới mẹ góa con côi Quách Hoài, làm hai mẹ con sống ở Trường An rất khó khăn.
Tới khi Đổng Phi đánh vào Trường An thì Quách Hoài tròn 10 tuổi, bị bệnh nặng thiếu chút nữa mất mạng.
Mẹ Quách Hoài cùng đường, đi thăm dò ý tứ Quách Vĩnh, cuối cùng cứu được mạng con. Nói ra Quách Vĩnh là thiếu phủ, địa vị liệt vào cửu khanh, nhưng rất trượng nghĩa, không những bảo thái y chữa trị cho Quách Hoài, còn giữ mẹ con họ ở lại trong nhà.
Về sau Quách Hoài tuổi ngày một lớn, vào tam học không kịp nữa, chẳng lẽ bảo hắn học từ Hương học lên? Còn Quách Hoài thì trời sinh thông tuệ, thích binh pháp, mê mưu lược. Vì thế Quách Vĩnh mới xin Đổng Phi cho làm thư tá. Có điều khi ấy Đổng Phi lại không ở Trường An, Trần Cung lại coi trọng Quách Hoài, nên xin với Thái Diễm cho tới, thời gian đó Quách Hoài và Đổng Ký quan hệ rất tốt.
Đổng Ký sau khi nắm Đốc sát viện, lấy lý do không đủ người đòi lại Quách Hoài từ chỗ Trần Cung.
Quách Hoài sau khi theo Đổng Ký tận tâm tận lực, nhưng trong lòng muốn tới quân doanh làm việc, Đổng Ký tuy không đành lòng, song cũng muốn huynh đệ bay cao, vì thế khẩn cầu Đổng Phi cho Quách Hoài tới Lan Trì đại doanh.
Đưa Quách Hoài đi rồi, Đổng Ký tới thẳng thư phòng, theo hiểu biết của hắn thì phụ vương lúc này nhất định ở trong thư phòng, vừa đi vừa nghĩ:" Quân sư nói bước cờ tiếp theo là ý gì nhỉ?”
*********************
Chớp mặt đã qua một năm, cảnh còn người mất.
Lữ Bố hai mai đã có tóc bạc, Xích Thố dần già, Phương thiên hoa kích để trên giá, mất đi ánh sáng ngày nào. Đôi khi trong mơ hắn quay về thời tung hoành chiến trường giữa thiên binh vạn mã, tỉnh rồi chỉ là giấc mộng Nam kha mà thôi, nhớ lại thời ở tái bắc, có lẽ còn sướng hơn bây giờ.
Nay tuy không phải lo cơm ăn áo mặc, tuy không phải lo bị giết trên giường, với người thường mà nói, đây là chuyện mong ước, nhưng với Lữ Bố, đây chẳng khác gì một sự dày vò.
Năm năm rồi, Tào Tháo đãi Lữ Bố rất trọng, làm thái thú Nhữ Nam, xứng với tước vị Ôn hầu. Trong mắt người ngoài đó là sự sủng tín cỡ nào? Phải biết rằng đám Hạ Hầu Đôn, Hứa Chử theo Tào Tháo bao năm cũng chỉ là Đình hầu.
Nhưng Lữ Bố biết, Tào Tháo không tín nhiệm mình.
Một thái thú Nhữ Nam nho nhỏ có là gì, năm xưa hắn là Vệ tướng quân, U Châu mục. Nay ngay cả cơ hội lên chiến trường cũng thành hi vọng xa vời.
Thực ra với địa vị của Lữ Bố, sợ là không ai có thể trọng dụng hắn.
Chẳng vì cái gì, quan tước cũng được, tước vị cũng thế, Lữ Bố đã đạt tới đỉnh phong của võ tướng, còn cao hơn cả Tào Tháo. Người như thế, dù là Đổng Phi cũng không dám tùy tiện dùng. Tào Tháo làm vậy là nhân nghĩa lắm rồi, nhưng Lữ Bố không phục.
Gần như toàn thiên hạ đều biết Tào Tháo từng theo đuổi thiếp thất Lai Oanh Nhi của hắn, thậm chí có tin đồn nói, Lữ Bố có địa vị hôm nay là do dựa vào Lai Oanh Nhi ngủ với Tào Tháo mà có được. Lữ Bố sao nuốt được cục tức này, dù hắn biết đó chỉ là lời đồn, Lai Oanh Nhi từ khi tới Nhữ Nam không rời phủ nửa bước.
Lời đồn như hổ, mà con trai Lữ Hiệt lại chết không nhắm mắt.
Mời đầu Lữ Bố hận Đổng Phi, nhưng sau nhận ra sao trách Đổng Phi được? Con mình tính cách thế nào hắn biết rõ, Lữ Hiệt chết, U Châu cũng chẳng còn ...
May là con gái Lữ Hân ngày một lớn lên thành người, đẹp như hoa như ngọc. Với Lữ Bố mà nói, đây là một loại an ủi.
Đám người Ngụy Tục năm xưa theo Lữ Bố quy thuận Tào Tháo đều đã bay cao, bên cạnh chỉ còn Tào Tính và Cao Thuận lặng lẽ bầu bạn. Lữ Bố lòng cảm kích hai người này, tiếc là không có bản lĩnh mưu cầu lối ra cho bọn họ.
Đốc quân giáo úy Nhữ Nam là Thái Dương, bằng hữu của Tào Tháo, binh quyền Nhữ Nam không nằm trong tay Lữ Bố. Chính vụ thì Lữ Bố mù tịt, phải đề xuất với Tào Tháo cho Điền Trù tới giúp, nhưng Điền Trù không tới mà tới một tên Lưu Diệp, hán thất tông thân đúng nghĩa, còn là thân tín của Tào Tháo.
Lữ Bố chỉ có cái danh thái thú, không có quyền, hắn làm sao không ủ rũ, không uất hận, không nguội lạnh.
Mỗi ngày hắn chỉ biết uống rượu và uống rượu, Tào Tháo nghe nói chẳng giận mà còn gửi tới trăm vò rượu ngon, cho Lữ Bố uống thoải mái. Ý tứ là : Ngươi như thế, ta rất hài lòng, uống đi, uống cho sướng, muốn uống bao nhiêu thì uống, chỉ cần đừng gây thêm phiền phức cho ta."
Lữ Bố không ngốc, sao chẳng hiểu ý Tào Tháo, lòng càng sa sút.
Năm mới, Tào Tháo mở tiệc mừng thu phục quận Bình Nguyên, đuổi Viên Thiệu khỏi Thanh Châu, mời văn võ bá quan tới Hứa Xương. Thái Dương, Lưu Diệp được mời, thậm chí Lai Oanh Nhi cũng được mời, nhưng lại không mời Lữ Bố.
Lữ Bố sao chẳng phẫn nộ?
Nhưng phẫn nộ thì sao nào? Thủ hạ của hắn nay chỉ có 3000 hãm trận doanh, tướng chỉ có Tào Tính, Cao Thuận muốn gây chuyện cũng chẳng được, Nhữ Nam có mấy vạn quân song hắn không thể chỉ huy.
Nghĩ tới đó Lữ Bố sách vò rượu lên tu ừng ừng, say khướt ném vỡ vò rượu, nằm vật ra giường.
Ít nhất trong mơ hắn được cưỡi ngựa vung kích, tung hoành sa trường.
Tỉnh lại đã nhá nhem tối, Lai Oanh Nhi và Nghiêm Thị ngồi bên giường, mặt mày lo âu.
- Cha, cha lại uống say rồi.
Lữ Hân gần mười tuổi, dùng giọng nói non nớt trách Lữ Bố, nhưng trong lòng Lữ Bố lại thấy ấm áp:
- Lần sau cha không say nữa.
- Nhưng lần trước cha cũng nói thế.
- Hân Nhi, không được vô lễ.
Lai Oanh Nhi vội ngăn con lại, nhưng Lữ Bố gạt đi:
- Oanh Nhi, đừng trách Hân Nhi, do ta làm cha mà nói lời nuốt lời.
Nghiêm Thị và Lai Oanh Nhi nhìn khuôn mặt tiều tụy của Lữ Bố chỉ biết thở dài.
Nghiêm Thị nói:
- Phụng Tiên, buối chiều có một người tới phủ cầu kiến, t hiếp thấy chàng say nên không đánh thức, người đó để lại một cái hộp, nói là có người tặng. Thiếp hỏi thứ gì, hắn nói chàng xem là hiểu.
- Ồ.
Lữ Bố nghi hoặc nhìn Nghiêm Thị:
- Hắn không nói từ đâu tới à?
- Không nói, chỉ để lại cái hộp, bảo sáng mai sẽ lại tới thăm.
- Hộp đâu?
Nghiêm Thị vội đi sai hạ nhân mang một cái hộp bọc lụa tới trước mặt Lữ Bố:
- Thiếp cũng chưa xem nó là cái gì?
Lữ Bố nghi hoặc mở vải lụa ra, hộp màu đen có dấu hiệu Cự ma lệnh, là quà của Đổng Phi? Hắn và Đổng Phi từ năm Kiến An thứ hai tới nay không có liên hệ rồi, sao đột nhiên tặng quà? Lữ Bố đưa tay khẽ mở hộp ra.
Lữ Hân phát ra tiếng la hãi hùng.
Trong hộp không ngờ là một cái đầu người, tuy đã để một thời gian, nhưng vì thời tiết, lại thêm có vôi ướp, nên không có mùi nhiều, ngũ quan còn rất rõ ràng. Với Lữ Bố mà nói, hình dạng này cả đời hắn không thể quên.
Hít sâu một hơi, đột nhiên Lữ Bố cười lớn, khóe mắt lại có ánh lệ làm đám Nghiêm Thị ngạc nhiên vô cùng.
- Phụng Tiên, đây là ...
Lữ Bố nghiến răng:
- Đây là tên tặc tử Vệ Cửu, kẻ đầu sỏ giết con trai ta, không ngờ tặc tử ngươi cũng có ngày hôm nay.
Nói rồi tóm lấy cái đầu lâu ném xuống đất.
Lữ Bố khỏe cỡ nào, lại trong lúc nổi giận, làm cái đầu nát bét, Lai Oanh Nhi vội vàng ôm lấy Lữ Hân, không cho nó nhìn.
Chủ nhân của cái đầu người đó là Vệ Ký, truyền nhân duy nhất của Vệ gia Hà Đông, năm xưa đặt bẫy vây công Đổng Phi, giết chết Lữ Hiệt.
Thù hận, oán niệm, phẫn nộ đan xen làm Lữ Bố điên cuồng, hắn nhảy xuống giường, ra sức dẫm lên cái đầu Vệ Ký, miệng chửi luôn mồm.
Thù giết con, hận đoạt thành.
Nếu chẳng phải tại tên Vệ Ký này, hắn đường đường là Ác Hổ phương bắc, sao lại luân lạc tới nước như ngày hôm nay? Chửi xong rồi, phát tiết hả hê rồi, Lữ Bố thở ra một hơi, quát:
- Người đâu, mang đầu tên tặc tử này ra cho chó ăn.
Nhìn Lữ Bố mặt mày tím tái, đám Nghiêm Thị câm như hến.
Rất lâu sau Lai Oanh Nhi mới hoàn hồn, sai người đưa Lữ Hân đã sợ chết khiếp ra khỏi thành, quay về thấy Lữ Bố ôm Nghiêm Thị đang khóc lóc, nhẹ nhàng an ủi nàng.
Lữ Hiệt là con đẻ của Nghiêm Thị.
Trong ký ức của Lai Oanh Nhi, Nghiêm Thị là một nữ nhân vô cùng kiên cường, thậm chi khi tin Lữ Hiệt bị giết truyền về vẫn nén đau thương, trong khoảng thời gian đảo điên đó, Nghiêm Thị có tác dụng không thua kém Cao Thuận. Ngoại trừ không thể dẫn binh ra trận, mâu thuẫn giữa các tướng lĩnh dưới quyền Lữ Bố đều do Nghiêm Thị ra mặt hòa giải, khi đó một số kẻ ý đồ khuyên đám Cao Thuận đi theo Công Tôn Độ, mấy lần bí mật tạo phản, đều bị Nghiêm Thị trấn tĩnh hóa giải.
Vậy mà không ngờ.
Lai Oanh Nhi không nói gì, chỉ ngồi trong phòng làm bạn với Lữ Bố và Nghiêm Thị.
Nghiêm Thị không thẹn là nữ nhi tái ngoại, mau chóng bình tĩnh lại, mắt đỏ hoe hỏi:
- Phụng Tiên, cái này do ai mang tới thế?
Lữ Bộ hơi ngần ngừ rồi nhẹ giọng đáp:
- Đổng Tây Bình.
- Là Bạo Hổ Tây Vực? Sao y lại tốt bụng thế, Phụng Tiên, hai người không phải có ân oán à?
Lữ Bố cười khổ:
- Không phải là ân oán, là y có ân với ta, ta lấy oán báo ân. Năm đó Hiệt Nhi mạo hiểm vào tái bắc, Đổng Tây Bình mang mấy nghìn người đi ứng cứu. Còn ta ... Ôi thôi, chuyện đó nàng cũng biết, khi đó ta làm không đúng.
- Vậy vì sao y lại báo thù cho Hiệt Nhi?
Câu này làm Lữ Bố và Lai Oanh Nhi giật mình.
Đúng thế, vì sao Đổng Phi phải làm thế? Có phải y báo thù cho Lữ Hiệt hay không chưa chắc, Vệ Ký là tí khôn của Công Tôn Độ, Đổng Phi lấy U Châu, chắc chắn phải xử lý Vệ Ký. Chỉ là vì sao y lại sai người đem đầu Đổng Ký tới? Chuyện này không đơn giản, dù không tính hiềm khích cũ, cũng không có lý do để làm thế, trừ khi y có mục đích khác.
Nghiêm Thị tỉnh lại, sắc mặt cực kỳ khó coi:
- Phụng Tiên, hay là chúng ta đem kẻ đưa tin kia ...
Làm động tác chặt đầu.
Lữ Bố vuốt tóc Nghiêm Thị:
- Ta sai trước, nay người ta báo thù cho ta, ta lại giết tín sứ. Lữ Bố này không phải quân tử, nhưng chuyện như thế, làm một lần là đủ rồi.
- Vậy chúng ta phải làm sao?
Lữ Bố nhắm mắt lại trầm ngâm một lúc rồi nói:
- Nên làm gì thì làm thế ấy, chẳng lẽ sợ y hay sao? Con Bạo Hồ đó ý tứ gì mai sẽ rõ, ha ha ha, xem xem sát thần còn có chiêu gì?
Có lẽ vì thù giết con đã báo, ngữ khí của Lữ Bố đột nhiên thêm một phần hào khí, Nghiêm Thị và Lai Oanh Nghi si ngốc nhìn hắn :" Con Bạo Hổ đó đúng là có ma lực, ít nhất thì Lữ ôn hầu đã quay về rồi."
Chu Du lúc này chỉ có thể cầu trời xuất hiện kì tích.
Nếu như vị Lục tướng quân kia thực sự dùng ba trăm chiếc Ngũ Nha chiến hạm công kích thuỷ quân của hắn, Chu Thái, Tưởng Khâm dù tinh về thuỷ chiến, lại có quân sư Trần Đăng bày mưu tính kế sợ là phần thắng cũng không nhiều lắm. Sau trận chiến này, thuỷ quân Giang Đông chỉ e... Sẽ bị diệt tận gốc.
Trong nháy mắt, Chu Du rơi vào tuyệt vọng...
- Chu Du đã chết?
Đổng Phi hỏi với giọng cổ quái, tựa hồ không tin vào điều vừa nghe được, lại như lẩm bẩm vui mừng.
Đúng vậy.
Chu Du đã chết... Điều này đối với Đổng Phi thì thật không có cách nào hình dung.
Cố lũy tây biên, nhân đạo thị, tam quốc chu lang xích bích. Loạn thạch xuyên không, kinh đào phách ngạn, quyển khởi thiên đôi tuyết. . . Diêu tưởng công cẩn đương niên, tiểu kiều sơ giá liễu, hùng tư anh phát. Vũ phiến luân cân, đàm tiếu gian, tường lỗ hôi phi yên diệt. ()
Hậu thế lưu truyền thiên cổ [Niệm nô kiều - Xích Bích hoài cổ], Đổng Phi cũng không nhớ rõ lắm. Thế nhưng phong tư của Chu lang đã khắc sâu trong đầu. Chỉ tiếc Đổng Phi không có duyên quyết thắng bại với Chu Du, tuy rằng năm xưa ở Lạc Dương, Chu Du từng bị y đánh cho thê thảm.
Nhưng Đổng Phi biết đó chỉ là vận khí.
Nếu như không phải Lữ Mông xuất hiện, nếu như Bộ Chất không đầu hàng thì chưa biết thắng bại thế nào. Hơn nữa lúc đó Chu Du dù bại, thế nhưng dựa vào một Lạc Dương vẫn có thể chống lại đại quân của Đổng Phi, đủ để thấy sự cao minh của người này.
Bây giờ Chu Du đã chết?
Dưới đường đứng một thiếu niên , tuổi, diện mạo đường đường.
Nghe Đổng Phi lẩm bẩm, thiếu niên tưởng y hỏi hắn, vì vậy hồi đáp:
- Nhị thúc, Chu Du quả thật đã chết... Lục tướng quân lập kế dụ Chu Du xuất kích, sau đó dùng ba trăm chiếc Ngũ Nha chiến hạm xuất kích phá tan thuỷ quân Giang Đông ở Giang Du. Thuỷ quân đại tướng Tưởng Khâm, Chu Thái lực chiến mà chết, quân sư Trần Đăng dẫn người xin hàng. Sau đó Lục tướng quân điều quân trở về Vân Mộng trạch, Chu Du tự phá chiến hạm, tự vẫn theo thuyền.
- Thật là một hảo hán.
Đổng Phi không nhịn được gật đầu.
Lúc trước y phái Lục Tốn đến Kinh Nam, cũng chỉ là thử ý nghĩ trong đầu một chút, xem Lục Tốn có thể cản được Chu Du? Đây là một chuyện rất khó nói. Đổng Phi chỉ hi vọng Lục Tốn có thể ngăn sự lớn mạnh của Chu Du ở Kinh Nam. Nhưng y không ngờ Lục Tốn lại có thể giết chết Chu Du.
Trong một năm này, Đổng Phi rất quan tâm đến chiến cuộc Kinh Nam.
Ngay từ đầu Lục Tốn cứ chiến là bại, khiến cho rất nhiều đại thần Thừa Minh điện dao động. Đổng Phi cũng chịu áp lực cực lớn, nhưng vẫn không bỏ Lục Tốn. Y tin chắc người từng đảm nhiệm đại đô đốc thuỷ quân Đông Ngô trong lịch sử, chiến thắng gia hỏa Lưu Bị không thể là một nhân vật bịa đặt. Cho nên y kiên trì giữ chức cho Lục Tốn, đồng thời viết thư nói với Lục Tốn rằng y tin tưởng hắn.
Hiện tại Lục Tốn đã dùng chiến tích hồi báo lại tín nhiệm của y.
Chu Du vừa chết, cục diện Kinh Châu cũng trở nên sáng sủa...
Đổng Phi cười nói:
- Bá Ngôn làm rất tốt, quả không phụ kỳ vọng của ta. Sa Thù, lần này ngươi tới có dự định gì không?
Thiếu niên kia chính là trưởng tử của Sa Ma Kha, Sa Thù.
Hắn vội chắp tay:
- Tiểu trước khi xuất phát đến đây đã được mẫu thân căn dặn phải nghe nhị thúc an bài. Nhị thúc bảo thế nào, tiểu điệt sẽ làm thế đó.
Đổng Phi suy nghĩ một chút:
- Đã như vậy, ngươi ở lại đây đi.
- Vâng.
Mã Lương rời đi, bên cạnh Đổng Phi thiếu một người giúp việc. Hiện giờ toàn bộ chiến cuộc Quan Đông đều trình báo đến Đổng Phi hàng ngày. Trước đây khi còn Mã Lương, Hoàng Vinh còn có thể ứng phó. Nhưng từ khi Mã Lương phụng mệnh đi, một mình Hoàng Vinh đã có chút quá sức.
Đổng Phi cũng biết Sa Thù dù không nhập tam học, nhưng cũng là đệ tử của Hồ Chiêu.
Lần này Sa Ma Kha đã cho hắn ra ngoài, chắc hẳn cũng có ý cho Sa Thù rèn luyện. Thôi thì cứ giữ hắn bên người vậy.
Đại hàn đã qua, ngày nữa chính là tháng giêng tân xuân rồi.
Đổng Phi triệu tập đám người Từ Thứ, Trần Cung tới thương nghị sự tình, đồng thời phân tích sơ qua chiến cuộc mới nhất cho mọi người.
Trần Cung nói:
- Chu Du vừa chết, Tôn Sách nhất định sẽ tăng tốc chỉnh quân. Chúa công, hôm nay vạn sự đã chuẩn bị, chính là lúc xuất kích.
Đổng Phi suy nghĩ một chút rồi khẽ gật đầu.
Y đứng lên, nhìn vào trung tâm địa đồ, có chút lo lắng hỏi:
- Bên Sĩ Nguyên... Có tin tức gì không?
- Từ đầu thu khi Mạnh Đan tự mình đến Thành Đô xin hàng, Sĩ Nguyên đã không còn truyền tin về. Mạnh Đan nói, Sĩ Nguyên và Cam Bôn được Chúc Dung công chúa của Ích Châu quận Thái sơn (nay là Vân Nam Cá Cựu) dẫn đường, dẫn theo Vô Nan quân và người Chúc Dung thị tộc. Sau khi từ Thái sơn vào Bôn Cổ thì mất liên lạc... Thiên tuế, ý nghĩ Sĩ Nguyên dù tốt, nhưng dù sao rất nguy hiểm, sợ khó thành công.
Đổng Phi không khỏi nhíu mày.
Ý nghĩ của Bàng Thống đã được hắn viết thư cho Đổng Phi vào lúc hắn xuất chinh Nam man.
Hắn muốn lĩnh một chi kì binh, từ tây Tùy thủy vào Giao Châu, trực tiếp công kích Giao Chỉ. Giao Chỉ hoang vắng, hơn nữa phiên miêu đông đảo.
Cho nên Tôn Sách cũng không quá coi trọng Giao Chỉ, mà chỉ toàn lực vào Dương Châu. Thế nhưng Giao Chỉ lại là nơi Tôn Sách lập nghiệp, trong quân Tôn Sách vẫn có Sĩ gia ngũ hổ theo quân nghe lệnh, hơn nữa không ít binh tốt cũng đến từ Giao Châu. Nếu như... Đương nhiên cũng chỉ là nếu như. Nếu như kế sách của Bàng Thống thành công, như vậy sự đả kích với Giang Đông cực lớn, không phải việc đánh chiếm một châu một huyện có thể bằng được.
Có điều giữa Nam man và Giao Châu có núi non trùng điệp, cực nhiều mãnh thú độc xà.
Nếu như không có dân bản xứ dẫn đường thì rất khó an toàn đi qua. Cho nên khi Đổng Phi nhận được thư của Bàng Thống thì kiên quyết phản đối.
Nhưng đến khi người đưa tin của y đến Thành Đô thì Bàng Thống đã xuất chinh Nam man, vượt qua Lư Thủy.
Nhoáng cái đã một năm rưỡi, trong thời gian đó Bàng Thống thỉnh thoảng có gửi mấy lá thư về, ý bảo hắn vẫn kiên trì ý nghĩ của hắn lúc trước.
Đổng Phi với việc này cũng không còn cách nào.
Y và Bàng Thống coi như người một nhà. Năm xưa khi nhìn thấy Bàng Thống, đến lúc Bàng Thống bày mưu tính kế cho y lần đầu tiên, hiểu biết của Đổng Phi về Bàng Thống cũng dần rõ ràng. Nếu nói trong diễn nghĩa, Gia Cát Lượng là một người cẩn thận ổn trọng, thích dùng chính binh xuất kích, không thích mạo hiểm, thì Bàng Thống chính là một người thích kì binh, thích mạo hiểm, đồng thời cũng là một gia hỏa vô cùng bướng bỉnh.
Người này chỉ cần quyết định một việc, thì tuyệt sẽ không đơn giản thay đổi.
Hơn nữa dùng kế xảo diệu, thường khiến người khác không thể nào tưởng tượng ra. Chí ít theo Đổng Phi thấy, nếu như đổi lại là Gia Cát Lượng, thì hắn sẽ không đồng ý mưu kế của Bàng Thống. Thế nhưng từ góc nhìn của một người khác mà nói, chiến lược của Bàng Thống sâu xa hơn, lại kích thích hơn một chút.
- Chúc Dung thị Thái sơn?
Đổng Phi cau mày:
- Có tin cậy được hay không?
Trần Cung và Từ Thứ nhìn nhau, đột nhiên cười:
- Chắc là tin cậy được. Chẳng lẽ Chúc Dung thị lại đi hãm hại phò mã của bọn họ sao?
- Phò mã?
Từ Thứ lấy từ trong tay áo ra một phong thư đưa cho Đổng Phi:
- Đây là thư của Sĩ Nguyên nhờ Mạnh Đan mang đến. Thiên tuế xem qua sẽ rõ.
Đổng Phi kinh ngạc nhận lấy, mở ra xem, sắc mặt hơi đổi.
Hồi lâu sau y mỉm cười, nói với Trần Cung, Từ Thứ:
- Tiểu A Sửu vứt cho ta vấn đề nan giải... Có điều tiểu A Sửu đã trưởng thành. Không ngờ, thật là không ngờ tới. Hắn lại có thể cùng Chúc Dung công chúa... Chẳng phải Bàng công sẽ bị hắn làm cho tức chết?
Trong thư Bàng Thống nói hắn ở Nam man gặp Chúc Dung nữ, hai bên tình đầu ý hợp rồi làm ra chuyện. Sau đó trong chiến sự Nam man, Chúc Dung thị đã giúp hắn rất nhiều việc. Bàng Thống cũng biết, thúc công của hắn chưa chắc đã đồng ý hôn sự này, cho nên mới mời Đổng Phi đứng ra nói giúp.
Bàng Đức Công là một người rất bảo thủ trong phương diện huyết thống.
Lúc này ở Trường An đang giao phó chỗ này, tìm kiếm chỗ kia, muốn tìm một hôn sự cho Bàng Thống. Không ngờ Bàng Thống đã tự mình giải quyết rồi.
Đổng Phi khổ não lắc đầu:
- Xem ra ta chắc chắn sẽ bị Bàng công mắng lây rồi.
Nói rồi y bước qua bước lại trong đại đường, trầm giọng nói:
- Nếu Sĩ Nguyên bây giờ còn chưa có động tĩnh gì, vậy không phải chờ hắn nữa. Chiến sự hết sức căng thẳng, Sa Sa cũng chuẩn bị xuất thủ, nếu chỉ vì một mình Sĩ Nguyên mà lỡ toàn cục thì không được. Hiện giờ chỉ đợi Hán Thăng tướng quân giải quyết xong Mãn Sủng là chúng ta sẽ phối hợp với Sa Sa hành động. Nguyên Trực, ngươi lập tức tới Dĩnh Xuyên hiệp trợ Bàng Đức. Công Đài, ngươi và Trần Đáo phụ trách giải quyết Bái huyện Lưu Bị. Về phần Tào Tháo... Có lẽ để ta tử chiến với hắn.
Đổng Phi nói xong, ngẩng đầu thở dài một hơi.
Tào Mạnh Đức ơi Tào Mạnh Đức, đến lúc này ngươi còn kiên trì cái gì chứ? Chẳng lẽ ta và ngươi không thể cùng tồn tại sao?
Nghĩ vậy, tâm tình của Đổng Phi cũng giảm sút đôi chút.
Đám người Trần Cung, Từ Thứ dường như cũng hiểu cảm giác của Đổng Phi. Đổng Phi từng nói: người trên cao sẽ thấy cô quạnh. Mà nay đến lượt Đổng Phi, muốn cầu một tri kỷ càng thêm khó khăn. Tào Tháo, chính là tri kỷ của Đổng Phi, cũng là địch nhân...
Một trận chiến này dù Đổng Phi thắng, sợ là sau này sẽ khó mà tìm được thêm một tri kỷ nào vừa ý nữa.
Mấy người nhìn nhau, yên lặng rời khỏi đại đường.
Trong mấy ngày sau đó, mỗi đạo nhân mã đều theo mệnh lệnh bắt đầu hành động. Đạp Bạch quân của Trần Đáo phát động mấy lần nghi binh Bái huyện. Cự ma tả quân của Bàng Đức và Trương Liêu hợp binh một chỗ, vạn nhân mã đột tiến Nhữ Nam. Còn Đổng Phi hội tụ Cự Ma trung quân và hữu quân, xuất phát về hướng Vi Sơn hồ và Độc Sơn hồ. Ba đường binh mã cộng lại hơn vạn người, Đổng Phi giả xưng trăm vạn chuẩn bị xuất kích.
Ngày tháng , Hoàng Trung lĩnh phó tướng Hàn Quỳnh, Việt Hề hội hợp một chỗ với Đổng Phi.
Hắn mang đến cho Đổng Phi một lễ vật, đó là thủ cấp của Mãn Sủng và Tào Bành. Đổng Phi liền phái người mang hai thủ cấp này đến tay Tào Tháo đang đóng quân ở Hạ Bi quốc. Theo người mang tin, khi Tào Tháo thấy thủ cấp Mãn Sủng, Tào Bành thì lệ rơi đầy mặt, thư trả lời chỉ bốn chữ: nhất quyết tử chiến.
Xem ra Tào Tháo đã hạ quyết tâm.
Kỳ thật ngẫm lại cũng có thể hiểu ý nghĩ của Tào Tháo...
Kiêu hùng đương thế, từng nắm trong tay ba châu, có công nghênh phụng thiên tử, là thừa tướng tôn quý của Hán thất, có thể xem là chư hầu đứng đầu phương bắc.
Hiện giờ cùng đường tận lối, nhưng khí khái kiêu hùng này vẫn không mất đi chút nào.
Tào Tháo đầu hàng, Đổng Phi dám dùng sao? Cho dù Đổng Phi dám dùng thì dùng thế nào? Việc này không liên quan đến cừu hận, mà là một vấn đề thực tế.
Đổng Phi rất tán thưởng Tào Tháo.
Nhân vật bị Tam Quốc Diễn Nghĩa nói xấu lại có nhân cách mị lực không người sánh được. Về phần Lưu Bị? Hiện giờ ngẫm kĩ lại mới thật là người khó chịu. Trương Phi nói Lữ Bố là gia nô ba họ, thế nhưng Lưu Bị kia đầu nhập vào ít người sao?
Sinh tồn, mọi người đều vì sinh tồn.
Nhưng không thể phủ nhận Tào Tháo so với Lưu Bị có mị lực hơn rất nhiều.
Chí ít theo Đổng Phi thấy, Tào Tháo mới là đối thủ đáng kính trọng. Còn Lưu Bị... Chẳng qua chỉ là gian hùng tiện thể được dựng lên.
Thời gian cứ từng ngày trôi qua...
Văn Sửu đang ở góc tây nam của thành Tương Dương, cách phủ nha Lưu Biểu hai đường phố.
Từ khi phụng mệnh tới Tương Dương, Văn Sửu cả ngày ngồi rỗi. Ngoại trừ ở trong binh doanh nhà mình thao luyện binh mã, thì cũng chỉ ở trạch viện luyện võ. Lưu Biểu vì muốn biểu lộ tín nhiệm của mình với Lưu Bị, nên đã giao toàn bộ công tác thủ thành cho Văn Sửu, đồng thời sắp xếp mười mấy mỹ tỳ tới nơi hắn ở. Có điều với hảo ý này của Lưu Biểu, Văn Sửu cũng không cảm kích, mà hắn cũng không muốn cảm kích.
Tin Quan Vũ chết trận Văn Sửu đã được biết.
Hắn rất muốn về Từ Châu, nhưng lại không được Lưu Bị cho phép, đành phải ở lại Tương Dương.
Văn Sửu cũng biết tầm quan trọng của Kinh Bắc đối với đám người Lưu Bị. Chỉ cần Kinh Bắc không mất, Lưu Bị sẽ bớt lo.
Lưu Biểu vì đã sinh lòng đề phòng Khoái gia và Thái gia, hơn nữa thân thể không khỏe, cho nên bệnh đa nghi càng ngày càng nặng. Ngay từ đầu hắn đã minh thăng ám giáng Khoái Việt, Thái Mạo, sau đó... Lưu Biểu thậm chí còn nghi ngờ đến từng người bên cạnh mình.
Cho nên Lưu Biểu càng thêm tín nhiệm Văn Sửu.
Hắn rất rõ ràng, mặc dù Văn Sửu không phải là bộ hạ của hắn, nhưng hiện tại Lưu Bị, Tào Tháo và hắn đang cùng một chiến tuyến, phải dựa vào nhau mới có thể có đường sống sót. Văn Sửu chắc chắn sẽ không làm loạn, hơn nữa hắn cũng không phải người ở đây, nên cũng sẽ không làm loạn được gì.
Ngược lại chấp chưởng thân vệ quân của Lưu Biểu là Liêu Lập, bề ngoài là tâm phúc của Lưu Biểu, quyền lợi rất lớn. Nhưng trên thực tế nếu như không có hổ phù của Lưu Biểu, thì Liêu Lập trên danh nghĩa là Di thủy giáo úy cũng không điều động được một binh một mã nào.
Thân vệ quân đóng quân cách nghi thành Tương Dương không xa, chỉ trong nửa ngày là có thể đến Tương Dương.
Có Bạch Nhĩ tinh binh của Văn Sửu với Tương Dương là đủ rồi. Có thể nói công việc Văn Sửu ở Tương Dương cũng không tệ.
Mắt thấy đã sắp hết năm, Lưu Biểu ở thành Tương Dương bắt đầu xác định người thừa kế Kinh Châu.
Đại chiến nổ ra, Lưu Biểu cũng không biết bản thân còn chống đỡ được bao lâu nữa. Hắn chỉ muốn người thừa kế có thể tiếp tục chủ trương của hắn, chỉ cần Kinh Bắc và chư hầu dựa vào nhau thì nhất định có thể có được một đường sinh cơ. Về điểm này mà nói, Lưu Biểu rất xem trọng trưởng tử Lưu Kỳ.
Ấu tử Lưu Tông rất thông minh, nhưng dù sao cũng bị ảnh hưởng của đám người Thái Mạo.
Nếu như để hắn làm người thừa kế, hơn mười năm tâm huyết của Lưu Biểu sợ là sẽ trôi theo dòng nước.
Đây là một đại sự, Lưu Biểu nhờ Văn Sửu chú ý động tĩnh trong thành Tương Dương cẩn thận hơn một chút, đồng thời gióng trống khua chiêng gọi Lưu Kỳ quay lại Tương Dương.
Lưu Kỳ đang trên đường về Tương Dương.
Tương Dương rất yên ổn, Văn Sửu cảm thấy rất buồn chán.