Trưởng làng khoảng năm mươi, ngồi khoanh chân giữa phòng, cạnh đống than cháy trong lò sưởi lõm xuống nền nhà, ông đang xem xét cây vĩ cầm của tôi. Trong số những vật sở hữu hai "thiếu niên thành phố" mang đến ngôi làng miền núi này - họ nhìn Lạc và tôi như thế - cây vĩ cầm là món duy nhất toát vẻ ngoại lai, vẻ văn minh, và do đó đáng ngờ.
Một nông dân cầm đèn dầu tiến tới để nhận dạng vật lạ. Trưởng làng giơ thẳng cây vĩ cầm, nhìn săm soi trong thùng đàn tối, như nhân viên quan thuế nhiễu sự tìm ma túy. Tôi thấy mắt trái ông có ba đốm máu, một đốm lớn và hai đốm nhỏ, cùng một sắc đỏ tươi.
Nâng cây vĩ cầm lên ngang tầm mắt, ông lắc nó, như tin chắc sẽ có vật gì trong lỗ âm thanh rơi ra. Ông xét hăng tới nỗi tôi sợ đứt dây đàn.
Hầu như cả làng đến ngôi nhà sàn trên núi để chứng kiến thiếu niên thành phố tới. Đàn ông, đàn bà và trẻ con nhung nhúc trong căn phòng chật cứng, bám vào cửa sổ, chen lấn nơi cửa ra vào. Không có gì trong cây vĩ cầm của tôi rơi ra, trưởng làng dí mũi vào lỗ âm thanh hít mạnh một hơi dài. Vài sợi lông cứng bên mũi trái thòi ra rung nhẹ.
Vẫn chẳng có manh mối gì.
Ông vuốt đầu ngón tay chai sần trên một dây đàn, rồi dây khác… Tiếng vang kỳ lạ khiến đám đông sững lại như thể âm thanh đã gây được sự kính nể nào đó.
Trưởng làng long trọng nói:
"Đồ chơi."
Phán quyết này khiến chúng tôi cứng họng. Lạc và tôi liếc trộm nhau bồn chồn. Sự thể không khá.
Một nông dân nhận "đồ chơi" từ tay trưởng làng, đấm nắm tay vào lưng đàn, rồi đưa cho người kế cận. Cây vĩ cầm của tôi chuyền qua đám đông một lúc, và chẳng ai để ý đến chúng tôi - hai thiếu niên thành phố yếu đuối, gầy gò, mệt lả và tức cười. Cả ngày chúng tôi lặn lội qua rặng núi, áo quần, mặt mũi, tóc tai bết bùn đất. Trông chúng tôi như bọn lính phản động thảm hại trong phim tuyên truyền sau khi bị đám công nhân nông nghiệp cộng sản bắt giữ.
Một bà khàn khàn bình phẩm:
"Đồ chơi vớ vẩn."
Trưởng làng chỉnh bà:
"Không phải, đồ chơi tư sản."
Tôi lạnh tới xương mặc dù lửa sáng rực giữa phòng. Trưởng làng nói tiếp:
"Đồ chơi thành phố, thôi, đốt nó đi!"
Lịnh ông kích động đám đông. Mọi người đồng loạt lên tiếng, la hét và vói lấy món đồ chơi để được vinh hạnh ném nó vào đống than.
Lạc nói, cố lấy vẻ hững hờ:
"Thưa đồng chí, đó là nhạc cụ, và bạn cháu đây là một nhạc công khá. Thật đấy."
Trưởng làng bảo mang cây vĩ cầm đến soát một lần nữa, rồi đưa tôi. Tôi lúng túng nói:
"Xin lỗi đồng chí, cháu không khá lắm."
Tôi thấy Lạc lén nháy mắt. Bối rối, tôi nhận cây đàn và bắt đầu lên dây. Lạc tuyên bố, vẫn ung dung như trước:
"Đồng chí sắp nghe là bản sonata của Mozart."
Tôi chết lặng người. Nó điên hay sao? Tất cả nhạc của Mozart, hay thật ra của bất cứ nhạc sĩ phương tây nào khác đều bị cấm từ lâu. Chân tôi biến thành nước đá trong đôi giầy ướt sũng. Tôi run rẩy, cái lạnh bấu chặt lấy tôi.
Trưởng làng ngờ vực hỏi:
"Sonata là cái gì?"
Tôi ngập ngừng:
"Cháu không biết. Tiếng tây phương."
"Bài hát à?"
Tôi nói lảng:
"Gần như vậy."
Ngay lập tức con người cộng sản cảnh giác lại xuất hiện trong cặp mắt trưởng làng, giọng ông đổi sang thù nghịch:
"Tên bài hát này của mày là gì?"
"À, giống như bài hát, nhưng thật ra là bản sonatạ "
Ông ngắt lời, trừng mắt nhìn tôi:
"Tao hỏi tên là gì!"
Một lần nữa tôi lại sợ ba đốm máu trong mắt trái ông. Tôi lầm bầm:
"Mozart…"
"Mozart cái gì?"
Lạc chen vào:
"Mozart Tưởng Nhớ Mao Chủ Tịch."
Đồ cả gan! Nhưng được việc: trưởng làng như nghe được phép lạ, vẻ nhìn đe doa. của ông dịu lại. Ông sung sướng cười tít mắt. Ông nói:
"Mozart lúc nào cũng tưởng nhớ đến Mao chủ tịch."
Lạc tán đồng:
"Đúng vậy, lúc nào cũng nhớ."
Tiếng hoan hô bật lên khi tôi siết dây cung, nhưng tôi vẫn lọ Tuy nhiên, khi các ngón tay sưng vù chạy trên dây đàn, dòng nhạc Mozart tràn về như bao nhiêu người bạn trung thành. Khuôn mặt nông dân mấy phút trước còn dữ tợn đã dịu lại dưới tiếng nhạc trong sáng của Mozart, như mặt đất khô nẻ dưới cơn mưa, và trong ánh bập bùng của ngọn đèn dầu, họ nhoà đi thành một.
Tôi đàn một lát. Lạc đốt thuốc, lặng lẽ hút như người lớn.
Chúng tôi nếm mùi cải tạo đầu tiên như thế. Lạc mười tám tuổi, tôi mười bảy.
*
Vài lời về học tập cải tạo: cuối năm 1968, Người Thuyền Trưởng Vĩ Đại của Cách mạng Trung Hoa, Mao chủ tịch, phát động một chiến dịch làm biến đổi đất nước tận gốc rễ. Đại học đóng cửa, tất cả "trí thức trẻ", nghĩa là bọn con trai con gái tốt nghiệp trung học, bị đưa về thôn quê để được "cải tạo bởi bần nông". (Vài năm sau tư tưởng không tiền khoáng hậu này gây cảm hứng cho một nhà cách mạng khác ở Á châu, lần này là Cam Bốt, để thực hiện một kế hoạch thậm chí tham vọng và triệt để hơn: ông ta đày toàn bộ dân thủ đô, già cũng như trẻ, "về nông thôn").
Không ai rõ lý do thật đằng sau quyết định của Mao Trạch Đông. Có phải là thủ đoạn gạt bỏ Vệ binh Đỏ đang tuột khỏi vòng kiểm soát của ông? Hay là ảo tưởng của một nhà cách mạng hoang tưởng vĩ đại muốn tạo một thế hệ mới? Không ai biết động cơ thực của ông. Hồi đó Lạc và tôi thường bí mật bàn bạc như hai kẻ âm mưu. Chúng tôi kết luận rằng tất cả chỉ vì Mao ghét giới trí thức.
Chúng tôi không phải là kẻ đầu tiên bị dùng làm vật thí nghiệm trong cuộc thí nghiệm vĩ đại bằng người này, cũng chẳng phải là kẻ cuối cùng. Đầu năm 1971, chúng tôi đến ngôi làng ở xó núi, và tôi chơi vĩ cầm cho trưởng làng. So với bạn đồng lứa, chúng tôi không đến nỗi tệ lắm. Hàng triệu thanh niên đã đi trước, và hàng triệu sẽ theo sau. Nhưng hoàn cảnh chúng tôi thật mỉa mai, vì cả Lạc và tôi chưa đứa nào xong trung học. Chúng tôi chưa được may mắn theo học ở một trường cấp cao. Khi bị gửi lên miền núi như tiểu trí thức, chúng tôi mới có ba năm cấp hai theo luật định.
Khó mà thấy làm sao hai đứa tôi có thể đủ tư cách là trí thức, trong hoàn cảnh kiến thức chúng tôi học được ở trường cấp hai là số không. Giữa tuổi mười hai và mười bốn, chúng tôi phải đợi Cách mạng Văn hoá lắng xuống trước khi trường mở cửa lại. Và rốt cuộc khi được nhập học, chúng tôi cay đắng thất vọng: môn toán bị loại khỏi giáo trình, cũng như vật lý và hoá học. Từ đó, các bài học giới hạn vào những khái niệm cơ bản về kỹ nghệ và nông nghiệp. Bìa sách giáo khoa vẽ hình công nhân, cánh tay to như Sylvester Stallone, đội mũ kết và vung cây búa khổng lồ. Bên cạnh là chị nông dân, hay đúng hơn, một đảng viên Cộng sản trong lớp vỏ chị nông dân, đội khăn đỏ (theo câu nói đùa tục tĩu trong bọn học trò chúng tôi, chị thắt khăn vệ sinh quanh đầu). Trong nhiều năm, các cuốn sách giáo khoa đó và Sách Đỏ của Mao là nguồn kiến thức duy nhất của chúng tôi. Mọi sách khác đều bị cấm.
Thoạt tiên, chúng tôi không được nhận vào trung học, rồi vai trò trí thức trẻ khoác lên chúng tôi, vì lý do cha mẹ bị dán nhãn hiệu "kẻ thù trong nhân dân".
Cha mẹ tôi là bác sĩ. Cha tôi chuyên về phổi, mẹ tôi là cố vấn về bịnh ký sinh trùng. Cả hai làm việc tại bịnh viện ở Thành Đô, một thành phố có bốn triệu dân. Tội của họ là "chuyên gia khoa học thối tha", tiếng tăm khiêm nhường ở cấp tỉnh. Thành Đô là thủ phủ của Tứ Xuyên, một tỉnh có dân số một trăm triệu. Xa Bắc Kinh, nhưng rất gần Tây Tạng.
So với cha mẹ tôi, cha Lạc là một nha sĩ nổi tiếng khắp Trung quốc, một danh nhân thực sự. Một hôm, trước khi Cách mạng Văn hoá, ông kể cho sinh viên rằng ông đã chữa răng Mao Trạch Đông cũng như bà Mao và Tưởng Giới Thạch, tổng thống nền Cộng hoà trước khi Cộng sản tiếp quản. Có kẻ bao nhiêu năm ngắm chân dung Mao mỗi ngày, để ý răng ông rất ố, nếu không nói là vàng, nhưng chẳng ai nói ra. Nhưng đây là một nha sĩ xuất sắc, công khai nói Người Thuyền Trưởng Vĩ Đại của Cách mạng trồng răng giả, khơi khơi như thế. Không thể tin nổi, một tội ác điên rồ không thể tha thứ, tệ hơn tiết lộ bí mật quốc gia. Nặng tội hơn nữa là đã dám nhắc tên Mao và vợ Ông cùng một hơi với thứ cặn bã tệ hại nhất trên trái đất: Tưởng Giới Thạch.
Gia đình Lạc sống nhiều năm trong căn chung cư cạnh chúng tôi, trên từng ba và sân thượng một toà nhà gạch. Lạc là con thứ năm của ba nó, và là con duy nhất của mẹ nó.
Tôi không nói quá khi bảo rằng Lạc là bạn thân nhất của mình. Chúng tôi cùng lớn lên, cùng chia sẻ mọi kinh nghiệm, thường là khó khăn. Chúng tôi ít khi cãi nhau.
Tôi không bao giờ quên một lần chúng tôi ẩu đả, hay đúng hơn lần nó đánh tôi hè năm 1968. Nó mười lăm, tôi vừa lên mười bốn. Chiều hôm đó có mít tinh lớn ở sân thể thao của bịnh viện nơi cha mẹ chúng tôi làm việc. Cả hai đứa đều biết cha Lạc là đối tượng của cuộc biểu tình, một buổi đấu tố công khai nữa đang đợi ông. Gần năm giờ chưa ai về, Lạc rủ tôi cùng đi với nó tới bịnh viện.
Nó nói:
"Mình sẽ ghi xuống mọi đứa tố giác hay đánh ba tao, để khi lớn lên mình sẽ trả thù."
Sân vận động nhấp nhô đầu đen. Hôm đó rất nóng. Loa phóng thanh oang oang. Cha Lạc đang bò trước khán đài. Một phiến xi măng lớn đeo quanh cổ bằng sợi dây thép cắt sâu vào da, ghi tên và tội của ông: PHẢN ĐỘNG.
Thậm chí từ chỗ đứng cách ba mươi thước, tôi có thể thấy mồ hôi trán ông nhỏ xuống thành đốm đen trên mặt đất.
Một giọng nam gầm lên trong loa:
"Hãy thú nhận là mày đã ngủ với y tá!"
Cha Lạc gục đầu, thấp tới nỗi mặt ông như chôn trong phiến xi măng. Micro dí vào miệng ông, một tiếng "có" yếu ớt run rẩy phát ra.
Giọng kẻ tra khảo quát lên trong loa:
"Kể cho rõ! Ai khởi sự?"
"Tôi."
"Rồi gì nữa?"
Vài giây im lặng. Rồi cả đám đông đồng thanh hét lên:
"Rồi gì nữa?"
Tiếng thét của hai ngàn người, như tiếng sấm nổ trên đầu chúng tôi. Cha Lạc thú nhận:
"Tôi khởi sư... "
"Rồi sao! Kể chi tiết!"
"Nhưng vừa sờ tới cô ấy, tôi... mờ mịt."
Chúng tôi về khi đám đông cuồng tín tiếp tục màn tra khảo tập thể. Trên đường về, bất chợt tôi thấy nước mắt tràn xuống má, và hiểu rằng mình mến ông nha sĩ biết bao.
Ngay lúc đó, không nói một lời, Lạc đấm tôi. Tôi sửng sốt tới nỗi gần mất thăng bằng.
*
Năm 1971, hai chúng tôi - một đứa là con của chuyên gia về phổi, đứa kia là con của kẻ thù giai cấp lừng danh vì đã được đặc ân đụng tới răng Mao chủ tịch - không khác lắm với hơn trăm đứa "trí thức trẻ" bị đày tới vùng núi có tên Phụng Hoàng. Cái tên là một cách nên thơ cho biết độ cao kinh khủng của nó. Lũ se sẻ tồi tàn và loài chim tầm thường của đồng bằng chẳng bao giờ bay nổi lên đỉnh núi, vì đó là nơi giành riêng cho loài có cánh trời: hùng dũng, thần thoại và vô cùng đơn độc.
Không có đường lên núi, chỉ một lối đi hẹp len lỏi dốc qua những vách đá lớn hiểm trở. Muốn thấy xe hơi, tiếng còi xe, hơi thức ăn nhà hàng, thật ra bất kỳ dấu hiệu văn minh nào, phải lặn lội hai ngày qua vùng núi lởm chởm. Sau một trăm cây số sẽ tới bờ sông Nhã và thị trấn nhỏ tên Vĩnh Kính. Người phương tây duy nhất từng đặt chân đến đó là nhà truyền giáo Pháp, cha Michel, khi thử tìm đường khác đến Tây Tạng hồi thập niên 1940.
Tu sĩ dòng Tên chép trong sổ tay của ông: "Huyện Vĩnh Kính không thiếu hấp dẫn. Một ngọn núi, tên địa phương là Phụng Hoàng, rất đáng chú ý. Nổi tiếng nhờ đồng, từ cổ xưa đã được khai thác để đúc tiền, thiên hạ nói một hoàng đế nhà Hán tặng ngọn núi cho sủng thần của ông, vốn là một trong các trưởng thái giám trong cung. Nhìn lên sườn dốc chóng mặt quanh mình, tôi chỉ nhận ra một lối mòn từ khe vực mờ lên tít tận trời, rồi dường như tan vào sương mù. Tôi thấy một toán cu li đang xuống lối đó, gồng gánh như bầy thú với những sọt đồng lớn buộc lên lưng. Nghe nói sản xuất đồng đã giảm từ nhiều năm nay, chủ yếu vì vận chuyển khó khăn. Hiện nay, điều kiện địa lý núi non khác thường đã khiến dân địa phương trồng thuốc phiện. Người ta khuyên đừng lên, vì dân trồng á phiện đều có vũ khí. Sau khi thu hoạch, họ để thì giờ tấn công bất cứ ai tạt ngang. Vì thế tôi đành từ xa quan sát vùng đất hoang dã và vắng vẻ, có đại thụ rậm rạp che phủ, dây leo chằng chịt và thảo mộc xum xuê khiến ta nghĩ sẽ gặp cướp trong bóng râm nhảy ra bất cứ lúc nào".
Phụng Hoàng gồm khoảng hai mươi làng rải rác dọc lối mòn độc đạo quanh co, hoặc ẩn sâu trong các thung lũng âm ụ Bình thường, mỗi làng nhận năm hay sáu thiếu niên thành thị. Nhưng làng tôi tít trên đỉnh và nghèo nhất, chỉ có thể nhận hai: Lạc và tôi. Bọn tôi được xếp chỗ ở ngay trong căn nhà sàn, nơi trưởng làng đã kiểm tra cây vĩ cầm của tôi. Ngôi nhà này là tài sản của làng, và không xây để ở. Bên dưới, giữa cột gỗ chống sàn, là chuồng heo nhốt một con heo nái lớn mập mạp - cũng là tài sản chung. Khung nhà làm bằng ván thô, tường không sơn và lộ rầm, giống kho chứa bắp, gạo và dụng cụ cần sửa chữa hơn. Nó cũng là chỗ hẹn hò lý tưởng cho các cặp ngoại tình.
Suốt những năm cải tạo của chúng tôi, ngôi nhà sàn vẫn hầu như hoàn toàn không có đồ đạc. Thậm chí không bàn ghế, chỉ có hai cái giường tạm đẩy sát tường, trong một gian nhỏ không cửa sổ.
Tuy nhiên, nhà chúng tôi chẳng bao lâu trở thành tâm điểm của làng, nhờ một con phụng hoàng khác, một tiểu bản gần như tí hon và rất trần tục, chủ nó là Lạc bạn tôi.
*
Thật ra, nó không hẳn phụng hoàng mà là con gà trống tự đắc, lông như lông công, lóng lánh màu lục điểm mấy vết xanh thẫm. Dưới lớp kính bụi mờ của cái đồng hồ báo thức của Lạc, cái mỏ nhọn đen như mun của nó mổ nền nhà vô hình, trong khi kim giây chầm chậm bò quanh mặt đồng hồ. Rồi nó ngửng đầu, ngoác mỏ, rũ lông, hài lòng thấy rõ, thoa? mãn với những hạt gạo tưởng tượng.
Cái đồng hồ tí hon, hiển nhiên nhờ nhỏ đã thoát sự chú ý của trưởng làng hôm chúng tôi đến. Nó vừa với lòng bàn tay, và phát tiếng leng keng duyên dáng khi chuông báo thức.
Trước khi chúng tôi đến, trong làng chưa bao giờ có đồng hồ báo thức, thật ra chẳng có cái đồng hồ nào. Người ta xem giờ bằng mặt trời lên xuống.
Chúng tôi ngạc nhiên thấy cái đồng hồ báo thức đã gợi trí tưởng tượng của nông dân như thế. Nó hầu như trở thành một vật đáng kính. Mọi người đến thỉnh giáo đồng hồ, như thể căn nhà sàn của chúng tôi là ngôi đền. Mỗi sáng đều cùng một nghi lễ: trưởng làng đi tới lui, hút điếu cày dài như khẩu súng trường kiểu cổ, mắt không rời cái đồng hồ. Đúng chín giờ, ông sẽ rít một hồi còi điếc tai gọi dân làng ra ruộng.
Ông hét, nhắm vào các căn nhà chung quanh:
"Tới giờ! Nghe không? Tới giờ nhấc lưng lên, quân lười biếng, đồ bò thiến đẻ! Tụi bay đợi gì nữa?"
Lạc và tôi chẳng đứa nào hăng hái với lao động cưỡng bách trên ngọn núi có những lối đi khúc khuỷu lên cao mãi đến khi khuất trong mây, những lối đi thậm chí không đủ rộng cho xe cút kít, vì thế thân người là phương tiện vận chuyển duy nhất.
Chúng tôi sợ nhất phải mang thùng phân trên lưng. Thùng gỗ hình bán trụ, làm để chuyên mang mọi loại phế thải của người và thú. Mỗi ngày chúng tôi phải đổ đầy phân và nước vào "thùng lưng", vác lên vai và leo lên sườn núi tới cánh đồng, nhiều chỗ trên độ cao chóng mặt. Mỗi bước chúng tôi đều nghe tiếng nước thải lõm bõm trong thùng ngay sau tai mình. Chất sền sệt thấm qua nắp, nhỏ xuống thân chúng tôi đến khi ướt đẫm. Bạn đọc thân mến, tôi sẽ không kể chi tiết mỗi bước chân loạng choạng, chỉ nói rằng mỗi sẩy chân là một tai hoa. chết người.
Một hôm chúng tôi thức dậy, nghĩ đến những thùng lưng đợi mình cũng đủ nản tới mức không ngồi lên nổi. Khi nghe bước chân trưởng làng tới gần, chúng tôi vẫn nằm trong giường. Gần chín giờ, nhìn con gà trống đầy trách nhiệm mổ thóc, Lạc động não: ngón út nó xoay kim đồng hồ ngược lại một giờ. Chúng tôi quay về giường để hưởng thú nằm nướng, càng thú hơn khi biết trưởng làng đang đi tới lui, hút điếu cày bên ngoài. Trò táo bạo đã giúp dằn nỗi uất ức của chúng tôi đối với những kẻ ngày xưa trồng thuốc phiện, nay được chế độ cộng sản cải sang "bần nông" đang chịu trách nhiệm cải tạo chúng tôi.
Sau buổi sáng lịch sử đó, chúng tôi có thói quen điều chỉnh giờ trên đồng hồ báo thức. Hoàn toàn tùy theo chúng tôi cảm thấy thế nào, cả thể xác lẫn tinh thần. Đôi khi, thay vì xoay ngược đồng hồ, chúng tôi vặn lên một hay hai giờ để sớm xong ngày làm việc.
Cuối cùng chúng tôi vặn kim đồng hồ nhiều lần tới nỗi không còn biết giờ thực nữa.
*
Núi Phụng Hoàng hay mưa. Hầu như cứ ba ngày có hai ngày mưa. Hiếm khi bão hay mưa tầm tã, thay vào đó mưa phùn đều đều, âm ỉ dường như không dứt. Các đỉnh núi và vực thẳm quanh căn nhà sàn của chúng tôi liên miên che phủ trong chướng khí dầy đặc. Bức toàn cảnh hư ảo khiến chúng tôi nản. Khí ẩm triền miên trong căn chòi và ẩm thấp ngột ngạt giữa các bức tường tệ hơn sống trong hầm.
Đôi khi Lạc mất ngủ. Nó ngồi dậy, thắp đèn dầu, và bò dưới gầm giường tìm đầu thuốc lá còn quên đâu đó. Từ bóng tối ngoi lên lại, nó ngồi khoanh chân trên giường và chất đống đầu thuốc ẩm ướt trên mẩu giấy (thường là lá thư quí giá của gia đình nó) và hong khô trên ngọn đèn dầu. Rồi nó gom những sợi thuốc, chính xác như thợ đồng hồ, không mất một sợi nào. Sau khi quấn xong thuốc, nó tắt đèn và ngồi hút trong bóng tối, nghe tiếng đêm yên lắng chỉ có tiếng ủn ỉn nghèn nghẹn của con heo nái đang đứng chôn chân trong vũng bùn bên dưới.
Thỉnh thoảng mưa kéo dài nhiều ngày không dứt, và thiếu thuốc càng lúc càng trở nên khó chịu. Một lần Lạc thức tôi dậy nửa đêm.
"Tao tìm không ra đầu thuốc nào."
"Thì sao?"
"Tao xuống tinh thần. Sao mày không chơi vĩ cầm đỉ"
Tôi làm theo lời nó. Vừa buồn ngủ vừa nâng cây vĩ lên, bỗng nhiên tôi nghĩ về bố mẹ nó và tôi: phải chi bố mẹ thấy ánh đèn dầu heo hắt trong căn nhà sàn, phải chi bố mẹ nghe nhạc điệu tiếng vĩ cầm của tôi giữa tiếng heo nái ủn ỉn... Nhưng chẳng có ai nghe. Ngay cả một dân làng. Láng giềng gần nhất của chúng tôi ở xa ít nhất một trăm thước.
Bên ngoài trời mưa. Không phải cơn mưa phùn thường lệ, mà là trận mưa như trút gõ lên mái ngói. Chả trách khiến Lạc buồn thêm: chúng tôi tưởng như mình phải chịu đọa đầy cải tạo cả đời. Bình thường con cái gia đình trung bình, công nhân hay trí thức cách mạng, miễn là tránh xa rắc rối, có thể bảo đảm sẽ được đoàn tụ với gia đình sau chỉ hai năm cải tạo. Đó là đường lối chính thức của Đảng. Nhưng với con cái các gia đình bị liệt vào loại kẻ thù nhân dân, cơ hội về cực nhỏ: ba phần ngàn. Theo thống kê, Lạc và tôi thuộc loại vô vọng. Chúng tôi thấy một viễn ảnh buồn nản, già hói trong căn nhà sàn, và chết ở đó nữa, sau đó chúng tôi sẽ được bọc trong vải liệm trắng theo phong tục của vùng. Có rất nhiều lý do để chán ngán và mất ngủ.
Tối hôm đó, tôi chơi một đoạn của Mozart, vài khúc của Brahms, và cuối cùng bản sonata của Beethoven, nhưng dù vậy vẫn không làm bạn tôi phấn chấn.
Nó nói:
"Thử bài gì khác đị"
"Có ý kiến gì không?"
"Cái gì vui hơn."
Tôi ngẫm nghĩ, lục hết vốn nhạc phẩm ít ỏi trong đầu của mình, nhưng không tìm được gì.
Lạc bắt đầu ngân nga một điệu cách mạng. Nó hỏi:
"Mày thấy sao?"
"Mê mẩn."
Tôi lập tức đệm vĩ cầm theo. Bài hát Tây Tạng đặt lại lời Hoa để biến thành bài ca ngợi Mao chủ tịch. Nhưng cải biên lời ca không làm hỏng khúc hát lắm: vẫn nâng cao tinh thần. Hào hứng, Lạc bò lên và bắt đầu nhảy tưng tưng trên giường, theo tiếng mưa tí tách đều đều nhỏ qua mái ngói vỡ.
"Ba phần ngàn", óc tôi thoáng nghĩ mình có ba phần ngàn cơ hội, và tên nghiện thuốc u sầu của chúng tôi đang đội lốt diễn viên múa còn ít cơ hội hơn. Có lẽ một ngày nào đó tôi sẽ là một tay vĩ cầm tài năng. Một ủy ban tuyên truyền khiêm tốn của địa phương hay vùng - trong huyện Vĩnh Kính chẳng hạn - mở cửa nhận tôi, và thậm chí có thể thuê tôi kéo bản hoà tấu Đỏ cho vĩ cầm. Nhưng tôi nhớ Lạc không biết chơi vĩ cầm, và nó cũng chẳng giỏi môn bóng rổ hay bóng đá. Thật ra nó không có một tài mọn nào có thể giúp nó trở thành một trong ba phần ngàn. Thậm chí nó không thể mơ tới.
Điều duy nhất Lạc thật sự giỏi là kể chuyện. Một tài năng đáng mến, nhưng ngoài lề, không mấy tương lai. Con người hiện đại đã vượt qua thời Ngàn Lẻ Một Đêm, và xã hội tân tiến khắp nơi, bất kể xã hội hay tư bản, đã bỏ rơi người kể chuyện xưa - chưa nói là thương hại.
Kẻ duy nhất trên thế gian thực sự thưởng thức tài năng của nó, tới mức trọng thưởng nó, là trưởng làng của chúng tôi, kẻ hâm mộ trịch thượng cuối cùng của tài kể chuyện.
Phụng Hoàng sơn xa cách văn minh tới nỗi hầu hết dân cư chưa bao giờ có dịp xem phim, đừng nói tới chuyện đến rạp chiếu bóng. Lạc và tôi có vài dịp tiêu khiển trưởng làng bằng những truyện phim chúng tôi đã xem, và ông càng háo hức muốn nghe thêm. Một hôm, biết tháng sau có phim chiếu ở Vĩnh Kính, ông quyết định gửi Lạc và tôi tới xem. Chúng tôi được hai ngày nghỉ cho chuyến đi xuống thị trấn, và hai ngày để trở về, và chúng tôi sẽ phải xem buổi chiếu vào tối hôm đến nơi. Về làng, chúng tôi phải kể lại phim từ đầu đến cuối cho trưởng làng và mọi người, và kể câu chuyện kéo dài đúng như phim bản.
Chúng tôi hân hoan nhận lời, và để yên chí chúng tôi ngồi xem hai lần liên tiếp. Sân bóng rổ trường trung học thị trấn tạm biến thành rạp chiếu bóng ngoài trời. Con gái địa phương tuyệt đẹp, nhưng chúng tôi buộc lòng phải tập trung vào màn ảnh, chú ý kỹ đối thoại, trang phục và động tác của diễn viên, bố cục từng cảnh, ngay cả âm nhạc.
Về đến làng, chúng tôi làm một "buổi diễn xi nê nói" chưa từng thấy. Toàn thể dân làng chen chúc vào khoảng trống trước nhà sàn của chúng tôi. Trưởng làng ngồi giữa ở hàng trước, một tay cầm điếu cày, tay kia cầm con "phụng hoàng đất" của chúng tôi để tính khoảng thời giờ trình diễn.
Tôi hoảng sân khấu, và chỉ nhận vai thuật lại phân cảnh một cách máy móc. Nhưng nơi đây, thiên tài kể chuyện của Lạc phát hiện. Nó lược sơ phần miêu tả, nhưng lần lượt đóng vai từng nhân vật, điều chỉnh giọng nói và cử chỉ đúng cách. Nó kiểm soát hoàn toàn buổi kể, giữ cho hồi hộp, chất vấn khán giả, bắt họ đáp và sửa câu trả lời của họ cho đúng. Lúc chúng tôi, đúng hơn là nó, tới màn kết, đúng trong giờ quy định, khán giả của chúng tôi mê ly.
Trưởng làng tuyên bố với nụ cười hống hách:
"Tháng sau tao sẽ gửi bay coi một phim nữa. Bay sẽ được tính công như làm việc ngoài đồng."
Thoạt đầu, chúng tôi nghĩ chỉ là trò thay đổi không khí, chẳng bao giờ chúng tôi tưởng tượng đời mình, nhất là Lạc, sẽ hoàn toàn thay đổi.
Đã sửa bởi _Sara_ lúc 26.09.2011, 05:51.
Trưởng làng khoảng năm mươi, ngồi khoanh chân giữa phòng, cạnh đống than cháy trong lò sưởi lõm xuống nền nhà, ông đang xem xét cây vĩ cầm của tôi. Trong số những vật sở hữu hai "thiếu niên thành phố" mang đến ngôi làng miền núi này - họ nhìn Lạc và tôi như thế - cây vĩ cầm là món duy nhất toát vẻ ngoại lai, vẻ văn minh, và do đó đáng ngờ.
Một nông dân cầm đèn dầu tiến tới để nhận dạng vật lạ. Trưởng làng giơ thẳng cây vĩ cầm, nhìn săm soi trong thùng đàn tối, như nhân viên quan thuế nhiễu sự tìm ma túy. Tôi thấy mắt trái ông có ba đốm máu, một đốm lớn và hai đốm nhỏ, cùng một sắc đỏ tươi.
Nâng cây vĩ cầm lên ngang tầm mắt, ông lắc nó, như tin chắc sẽ có vật gì trong lỗ âm thanh rơi ra. Ông xét hăng tới nỗi tôi sợ đứt dây đàn.
Hầu như cả làng đến ngôi nhà sàn trên núi để chứng kiến thiếu niên thành phố tới. Đàn ông, đàn bà và trẻ con nhung nhúc trong căn phòng chật cứng, bám vào cửa sổ, chen lấn nơi cửa ra vào. Không có gì trong cây vĩ cầm của tôi rơi ra, trưởng làng dí mũi vào lỗ âm thanh hít mạnh một hơi dài. Vài sợi lông cứng bên mũi trái thòi ra rung nhẹ.
Vẫn chẳng có manh mối gì.
Ông vuốt đầu ngón tay chai sần trên một dây đàn, rồi dây khác… Tiếng vang kỳ lạ khiến đám đông sững lại như thể âm thanh đã gây được sự kính nể nào đó.
Trưởng làng long trọng nói:
"Đồ chơi."
Phán quyết này khiến chúng tôi cứng họng. Lạc và tôi liếc trộm nhau bồn chồn. Sự thể không khá.
Một nông dân nhận "đồ chơi" từ tay trưởng làng, đấm nắm tay vào lưng đàn, rồi đưa cho người kế cận. Cây vĩ cầm của tôi chuyền qua đám đông một lúc, và chẳng ai để ý đến chúng tôi - hai thiếu niên thành phố yếu đuối, gầy gò, mệt lả và tức cười. Cả ngày chúng tôi lặn lội qua rặng núi, áo quần, mặt mũi, tóc tai bết bùn đất. Trông chúng tôi như bọn lính phản động thảm hại trong phim tuyên truyền sau khi bị đám công nhân nông nghiệp cộng sản bắt giữ.
Một bà khàn khàn bình phẩm:
"Đồ chơi vớ vẩn."
Trưởng làng chỉnh bà:
"Không phải, đồ chơi tư sản."
Tôi lạnh tới xương mặc dù lửa sáng rực giữa phòng. Trưởng làng nói tiếp:
"Đồ chơi thành phố, thôi, đốt nó đi!"
Lịnh ông kích động đám đông. Mọi người đồng loạt lên tiếng, la hét và vói lấy món đồ chơi để được vinh hạnh ném nó vào đống than.
Lạc nói, cố lấy vẻ hững hờ:
"Thưa đồng chí, đó là nhạc cụ, và bạn cháu đây là một nhạc công khá. Thật đấy."
Trưởng làng bảo mang cây vĩ cầm đến soát một lần nữa, rồi đưa tôi. Tôi lúng túng nói:
"Xin lỗi đồng chí, cháu không khá lắm."
Tôi thấy Lạc lén nháy mắt. Bối rối, tôi nhận cây đàn và bắt đầu lên dây. Lạc tuyên bố, vẫn ung dung như trước:
"Đồng chí sắp nghe là bản sonata của Mozart."
Tôi chết lặng người. Nó điên hay sao? Tất cả nhạc của Mozart, hay thật ra của bất cứ nhạc sĩ phương tây nào khác đều bị cấm từ lâu. Chân tôi biến thành nước đá trong đôi giầy ướt sũng. Tôi run rẩy, cái lạnh bấu chặt lấy tôi.
Trưởng làng ngờ vực hỏi:
"Sonata là cái gì?"
Tôi ngập ngừng:
"Cháu không biết. Tiếng tây phương."
"Bài hát à?"
Tôi nói lảng:
"Gần như vậy."
Ngay lập tức con người cộng sản cảnh giác lại xuất hiện trong cặp mắt trưởng làng, giọng ông đổi sang thù nghịch:
"Tên bài hát này của mày là gì?"
"À, giống như bài hát, nhưng thật ra là bản sonatạ "
Ông ngắt lời, trừng mắt nhìn tôi:
"Tao hỏi tên là gì!"
Một lần nữa tôi lại sợ ba đốm máu trong mắt trái ông. Tôi lầm bầm:
"Mozart…"
"Mozart cái gì?"
Lạc chen vào:
"Mozart Tưởng Nhớ Mao Chủ Tịch."
Đồ cả gan! Nhưng được việc: trưởng làng như nghe được phép lạ, vẻ nhìn đe doa. của ông dịu lại. Ông sung sướng cười tít mắt. Ông nói:
"Mozart lúc nào cũng tưởng nhớ đến Mao chủ tịch."
Lạc tán đồng:
"Đúng vậy, lúc nào cũng nhớ."
Tiếng hoan hô bật lên khi tôi siết dây cung, nhưng tôi vẫn lọ Tuy nhiên, khi các ngón tay sưng vù chạy trên dây đàn, dòng nhạc Mozart tràn về như bao nhiêu người bạn trung thành. Khuôn mặt nông dân mấy phút trước còn dữ tợn đã dịu lại dưới tiếng nhạc trong sáng của Mozart, như mặt đất khô nẻ dưới cơn mưa, và trong ánh bập bùng của ngọn đèn dầu, họ nhoà đi thành một.
Tôi đàn một lát. Lạc đốt thuốc, lặng lẽ hút như người lớn.
Chúng tôi nếm mùi cải tạo đầu tiên như thế. Lạc mười tám tuổi, tôi mười bảy.
Vài lời về học tập cải tạo: cuối năm , Người Thuyền Trưởng Vĩ Đại của Cách mạng Trung Hoa, Mao chủ tịch, phát động một chiến dịch làm biến đổi đất nước tận gốc rễ. Đại học đóng cửa, tất cả "trí thức trẻ", nghĩa là bọn con trai con gái tốt nghiệp trung học, bị đưa về thôn quê để được "cải tạo bởi bần nông". (Vài năm sau tư tưởng không tiền khoáng hậu này gây cảm hứng cho một nhà cách mạng khác ở Á châu, lần này là Cam Bốt, để thực hiện một kế hoạch thậm chí tham vọng và triệt để hơn: ông ta đày toàn bộ dân thủ đô, già cũng như trẻ, "về nông thôn").
Không ai rõ lý do thật đằng sau quyết định của Mao Trạch Đông. Có phải là thủ đoạn gạt bỏ Vệ binh Đỏ đang tuột khỏi vòng kiểm soát của ông? Hay là ảo tưởng của một nhà cách mạng hoang tưởng vĩ đại muốn tạo một thế hệ mới? Không ai biết động cơ thực của ông. Hồi đó Lạc và tôi thường bí mật bàn bạc như hai kẻ âm mưu. Chúng tôi kết luận rằng tất cả chỉ vì Mao ghét giới trí thức.
Chúng tôi không phải là kẻ đầu tiên bị dùng làm vật thí nghiệm trong cuộc thí nghiệm vĩ đại bằng người này, cũng chẳng phải là kẻ cuối cùng. Đầu năm , chúng tôi đến ngôi làng ở xó núi, và tôi chơi vĩ cầm cho trưởng làng. So với bạn đồng lứa, chúng tôi không đến nỗi tệ lắm. Hàng triệu thanh niên đã đi trước, và hàng triệu sẽ theo sau. Nhưng hoàn cảnh chúng tôi thật mỉa mai, vì cả Lạc và tôi chưa đứa nào xong trung học. Chúng tôi chưa được may mắn theo học ở một trường cấp cao. Khi bị gửi lên miền núi như tiểu trí thức, chúng tôi mới có ba năm cấp hai theo luật định.
Khó mà thấy làm sao hai đứa tôi có thể đủ tư cách là trí thức, trong hoàn cảnh kiến thức chúng tôi học được ở trường cấp hai là số không. Giữa tuổi mười hai và mười bốn, chúng tôi phải đợi Cách mạng Văn hoá lắng xuống trước khi trường mở cửa lại. Và rốt cuộc khi được nhập học, chúng tôi cay đắng thất vọng: môn toán bị loại khỏi giáo trình, cũng như vật lý và hoá học. Từ đó, các bài học giới hạn vào những khái niệm cơ bản về kỹ nghệ và nông nghiệp. Bìa sách giáo khoa vẽ hình công nhân, cánh tay to như Sylvester Stallone, đội mũ kết và vung cây búa khổng lồ. Bên cạnh là chị nông dân, hay đúng hơn, một đảng viên Cộng sản trong lớp vỏ chị nông dân, đội khăn đỏ (theo câu nói đùa tục tĩu trong bọn học trò chúng tôi, chị thắt khăn vệ sinh quanh đầu). Trong nhiều năm, các cuốn sách giáo khoa đó và Sách Đỏ của Mao là nguồn kiến thức duy nhất của chúng tôi. Mọi sách khác đều bị cấm.
Thoạt tiên, chúng tôi không được nhận vào trung học, rồi vai trò trí thức trẻ khoác lên chúng tôi, vì lý do cha mẹ bị dán nhãn hiệu "kẻ thù trong nhân dân".
Cha mẹ tôi là bác sĩ. Cha tôi chuyên về phổi, mẹ tôi là cố vấn về bịnh ký sinh trùng. Cả hai làm việc tại bịnh viện ở Thành Đô, một thành phố có bốn triệu dân. Tội của họ là "chuyên gia khoa học thối tha", tiếng tăm khiêm nhường ở cấp tỉnh. Thành Đô là thủ phủ của Tứ Xuyên, một tỉnh có dân số một trăm triệu. Xa Bắc Kinh, nhưng rất gần Tây Tạng.
So với cha mẹ tôi, cha Lạc là một nha sĩ nổi tiếng khắp Trung quốc, một danh nhân thực sự. Một hôm, trước khi Cách mạng Văn hoá, ông kể cho sinh viên rằng ông đã chữa răng Mao Trạch Đông cũng như bà Mao và Tưởng Giới Thạch, tổng thống nền Cộng hoà trước khi Cộng sản tiếp quản. Có kẻ bao nhiêu năm ngắm chân dung Mao mỗi ngày, để ý răng ông rất ố, nếu không nói là vàng, nhưng chẳng ai nói ra. Nhưng đây là một nha sĩ xuất sắc, công khai nói Người Thuyền Trưởng Vĩ Đại của Cách mạng trồng răng giả, khơi khơi như thế. Không thể tin nổi, một tội ác điên rồ không thể tha thứ, tệ hơn tiết lộ bí mật quốc gia. Nặng tội hơn nữa là đã dám nhắc tên Mao và vợ Ông cùng một hơi với thứ cặn bã tệ hại nhất trên trái đất: Tưởng Giới Thạch.
Gia đình Lạc sống nhiều năm trong căn chung cư cạnh chúng tôi, trên từng ba và sân thượng một toà nhà gạch. Lạc là con thứ năm của ba nó, và là con duy nhất của mẹ nó.
Tôi không nói quá khi bảo rằng Lạc là bạn thân nhất của mình. Chúng tôi cùng lớn lên, cùng chia sẻ mọi kinh nghiệm, thường là khó khăn. Chúng tôi ít khi cãi nhau.
Tôi không bao giờ quên một lần chúng tôi ẩu đả, hay đúng hơn lần nó đánh tôi hè năm . Nó mười lăm, tôi vừa lên mười bốn. Chiều hôm đó có mít tinh lớn ở sân thể thao của bịnh viện nơi cha mẹ chúng tôi làm việc. Cả hai đứa đều biết cha Lạc là đối tượng của cuộc biểu tình, một buổi đấu tố công khai nữa đang đợi ông. Gần năm giờ chưa ai về, Lạc rủ tôi cùng đi với nó tới bịnh viện.
Nó nói:
"Mình sẽ ghi xuống mọi đứa tố giác hay đánh ba tao, để khi lớn lên mình sẽ trả thù."
Sân vận động nhấp nhô đầu đen. Hôm đó rất nóng. Loa phóng thanh oang oang. Cha Lạc đang bò trước khán đài. Một phiến xi măng lớn đeo quanh cổ bằng sợi dây thép cắt sâu vào da, ghi tên và tội của ông: PHẢN ĐỘNG.
Thậm chí từ chỗ đứng cách ba mươi thước, tôi có thể thấy mồ hôi trán ông nhỏ xuống thành đốm đen trên mặt đất.
Một giọng nam gầm lên trong loa:bg-ssp-{height:px}
"Hãy thú nhận là mày đã ngủ với y tá!"
Cha Lạc gục đầu, thấp tới nỗi mặt ông như chôn trong phiến xi măng. Micro dí vào miệng ông, một tiếng "có" yếu ớt run rẩy phát ra.
Giọng kẻ tra khảo quát lên trong loa:
"Kể cho rõ! Ai khởi sự?"
"Tôi."
"Rồi gì nữa?"
Vài giây im lặng. Rồi cả đám đông đồng thanh hét lên:
"Rồi gì nữa?"
Tiếng thét của hai ngàn người, như tiếng sấm nổ trên đầu chúng tôi. Cha Lạc thú nhận:
"Tôi khởi sư... "
"Rồi sao! Kể chi tiết!"
"Nhưng vừa sờ tới cô ấy, tôi... mờ mịt."
Chúng tôi về khi đám đông cuồng tín tiếp tục màn tra khảo tập thể. Trên đường về, bất chợt tôi thấy nước mắt tràn xuống má, và hiểu rằng mình mến ông nha sĩ biết bao.
Ngay lúc đó, không nói một lời, Lạc đấm tôi. Tôi sửng sốt tới nỗi gần mất thăng bằng.
Năm , hai chúng tôi - một đứa là con của chuyên gia về phổi, đứa kia là con của kẻ thù giai cấp lừng danh vì đã được đặc ân đụng tới răng Mao chủ tịch - không khác lắm với hơn trăm đứa "trí thức trẻ" bị đày tới vùng núi có tên Phụng Hoàng. Cái tên là một cách nên thơ cho biết độ cao kinh khủng của nó. Lũ se sẻ tồi tàn và loài chim tầm thường của đồng bằng chẳng bao giờ bay nổi lên đỉnh núi, vì đó là nơi giành riêng cho loài có cánh trời: hùng dũng, thần thoại và vô cùng đơn độc.
Không có đường lên núi, chỉ một lối đi hẹp len lỏi dốc qua những vách đá lớn hiểm trở. Muốn thấy xe hơi, tiếng còi xe, hơi thức ăn nhà hàng, thật ra bất kỳ dấu hiệu văn minh nào, phải lặn lội hai ngày qua vùng núi lởm chởm. Sau một trăm cây số sẽ tới bờ sông Nhã và thị trấn nhỏ tên Vĩnh Kính. Người phương tây duy nhất từng đặt chân đến đó là nhà truyền giáo Pháp, cha Michel, khi thử tìm đường khác đến Tây Tạng hồi thập niên .
Tu sĩ dòng Tên chép trong sổ tay của ông: "Huyện Vĩnh Kính không thiếu hấp dẫn. Một ngọn núi, tên địa phương là Phụng Hoàng, rất đáng chú ý. Nổi tiếng nhờ đồng, từ cổ xưa đã được khai thác để đúc tiền, thiên hạ nói một hoàng đế nhà Hán tặng ngọn núi cho sủng thần của ông, vốn là một trong các trưởng thái giám trong cung. Nhìn lên sườn dốc chóng mặt quanh mình, tôi chỉ nhận ra một lối mòn từ khe vực mờ lên tít tận trời, rồi dường như tan vào sương mù. Tôi thấy một toán cu li đang xuống lối đó, gồng gánh như bầy thú với những sọt đồng lớn buộc lên lưng. Nghe nói sản xuất đồng đã giảm từ nhiều năm nay, chủ yếu vì vận chuyển khó khăn. Hiện nay, điều kiện địa lý núi non khác thường đã khiến dân địa phương trồng thuốc phiện. Người ta khuyên đừng lên, vì dân trồng á phiện đều có vũ khí. Sau khi thu hoạch, họ để thì giờ tấn công bất cứ ai tạt ngang. Vì thế tôi đành từ xa quan sát vùng đất hoang dã và vắng vẻ, có đại thụ rậm rạp che phủ, dây leo chằng chịt và thảo mộc xum xuê khiến ta nghĩ sẽ gặp cướp trong bóng râm nhảy ra bất cứ lúc nào".
Phụng Hoàng gồm khoảng hai mươi làng rải rác dọc lối mòn độc đạo quanh co, hoặc ẩn sâu trong các thung lũng âm ụ Bình thường, mỗi làng nhận năm hay sáu thiếu niên thành thị. Nhưng làng tôi tít trên đỉnh và nghèo nhất, chỉ có thể nhận hai: Lạc và tôi. Bọn tôi được xếp chỗ ở ngay trong căn nhà sàn, nơi trưởng làng đã kiểm tra cây vĩ cầm của tôi. Ngôi nhà này là tài sản của làng, và không xây để ở. Bên dưới, giữa cột gỗ chống sàn, là chuồng heo nhốt một con heo nái lớn mập mạp - cũng là tài sản chung. Khung nhà làm bằng ván thô, tường không sơn và lộ rầm, giống kho chứa bắp, gạo và dụng cụ cần sửa chữa hơn. Nó cũng là chỗ hẹn hò lý tưởng cho các cặp ngoại tình.
Suốt những năm cải tạo của chúng tôi, ngôi nhà sàn vẫn hầu như hoàn toàn không có đồ đạc. Thậm chí không bàn ghế, chỉ có hai cái giường tạm đẩy sát tường, trong một gian nhỏ không cửa sổ.
Tuy nhiên, nhà chúng tôi chẳng bao lâu trở thành tâm điểm của làng, nhờ một con phụng hoàng khác, một tiểu bản gần như tí hon và rất trần tục, chủ nó là Lạc bạn tôi.
Thật ra, nó không hẳn phụng hoàng mà là con gà trống tự đắc, lông như lông công, lóng lánh màu lục điểm mấy vết xanh thẫm. Dưới lớp kính bụi mờ của cái đồng hồ báo thức của Lạc, cái mỏ nhọn đen như mun của nó mổ nền nhà vô hình, trong khi kim giây chầm chậm bò quanh mặt đồng hồ. Rồi nó ngửng đầu, ngoác mỏ, rũ lông, hài lòng thấy rõ, thoa? mãn với những hạt gạo tưởng tượng.
Cái đồng hồ tí hon, hiển nhiên nhờ nhỏ đã thoát sự chú ý của trưởng làng hôm chúng tôi đến. Nó vừa với lòng bàn tay, và phát tiếng leng keng duyên dáng khi chuông báo thức.
Trước khi chúng tôi đến, trong làng chưa bao giờ có đồng hồ báo thức, thật ra chẳng có cái đồng hồ nào. Người ta xem giờ bằng mặt trời lên xuống.
Chúng tôi ngạc nhiên thấy cái đồng hồ báo thức đã gợi trí tưởng tượng của nông dân như thế. Nó hầu như trở thành một vật đáng kính. Mọi người đến thỉnh giáo đồng hồ, như thể căn nhà sàn của chúng tôi là ngôi đền. Mỗi sáng đều cùng một nghi lễ: trưởng làng đi tới lui, hút điếu cày dài như khẩu súng trường kiểu cổ, mắt không rời cái đồng hồ. Đúng chín giờ, ông sẽ rít một hồi còi điếc tai gọi dân làng ra ruộng.
Ông hét, nhắm vào các căn nhà chung quanh:
"Tới giờ! Nghe không? Tới giờ nhấc lưng lên, quân lười biếng, đồ bò thiến đẻ! Tụi bay đợi gì nữa?"
Lạc và tôi chẳng đứa nào hăng hái với lao động cưỡng bách trên ngọn núi có những lối đi khúc khuỷu lên cao mãi đến khi khuất trong mây, những lối đi thậm chí không đủ rộng cho xe cút kít, vì thế thân người là phương tiện vận chuyển duy nhất.
Chúng tôi sợ nhất phải mang thùng phân trên lưng. Thùng gỗ hình bán trụ, làm để chuyên mang mọi loại phế thải của người và thú. Mỗi ngày chúng tôi phải đổ đầy phân và nước vào "thùng lưng", vác lên vai và leo lên sườn núi tới cánh đồng, nhiều chỗ trên độ cao chóng mặt. Mỗi bước chúng tôi đều nghe tiếng nước thải lõm bõm trong thùng ngay sau tai mình. Chất sền sệt thấm qua nắp, nhỏ xuống thân chúng tôi đến khi ướt đẫm. Bạn đọc thân mến, tôi sẽ không kể chi tiết mỗi bước chân loạng choạng, chỉ nói rằng mỗi sẩy chân là một tai hoa. chết người.
Một hôm chúng tôi thức dậy, nghĩ đến những thùng lưng đợi mình cũng đủ nản tới mức không ngồi lên nổi. Khi nghe bước chân trưởng làng tới gần, chúng tôi vẫn nằm trong giường. Gần chín giờ, nhìn con gà trống đầy trách nhiệm mổ thóc, Lạc động não: ngón út nó xoay kim đồng hồ ngược lại một giờ. Chúng tôi quay về giường để hưởng thú nằm nướng, càng thú hơn khi biết trưởng làng đang đi tới lui, hút điếu cày bên ngoài. Trò táo bạo đã giúp dằn nỗi uất ức của chúng tôi đối với những kẻ ngày xưa trồng thuốc phiện, nay được chế độ cộng sản cải sang "bần nông" đang chịu trách nhiệm cải tạo chúng tôi.
Sau buổi sáng lịch sử đó, chúng tôi có thói quen điều chỉnh giờ trên đồng hồ báo thức. Hoàn toàn tùy theo chúng tôi cảm thấy thế nào, cả thể xác lẫn tinh thần. Đôi khi, thay vì xoay ngược đồng hồ, chúng tôi vặn lên một hay hai giờ để sớm xong ngày làm việc.
Cuối cùng chúng tôi vặn kim đồng hồ nhiều lần tới nỗi không còn biết giờ thực nữa.
Núi Phụng Hoàng hay mưa. Hầu như cứ ba ngày có hai ngày mưa. Hiếm khi bão hay mưa tầm tã, thay vào đó mưa phùn đều đều, âm ỉ dường như không dứt. Các đỉnh núi và vực thẳm quanh căn nhà sàn của chúng tôi liên miên che phủ trong chướng khí dầy đặc. Bức toàn cảnh hư ảo khiến chúng tôi nản. Khí ẩm triền miên trong căn chòi và ẩm thấp ngột ngạt giữa các bức tường tệ hơn sống trong hầm.
Đôi khi Lạc mất ngủ. Nó ngồi dậy, thắp đèn dầu, và bò dưới gầm giường tìm đầu thuốc lá còn quên đâu đó. Từ bóng tối ngoi lên lại, nó ngồi khoanh chân trên giường và chất đống đầu thuốc ẩm ướt trên mẩu giấy (thường là lá thư quí giá của gia đình nó) và hong khô trên ngọn đèn dầu. Rồi nó gom những sợi thuốc, chính xác như thợ đồng hồ, không mất một sợi nào. Sau khi quấn xong thuốc, nó tắt đèn và ngồi hút trong bóng tối, nghe tiếng đêm yên lắng chỉ có tiếng ủn ỉn nghèn nghẹn của con heo nái đang đứng chôn chân trong vũng bùn bên dưới.
Thỉnh thoảng mưa kéo dài nhiều ngày không dứt, và thiếu thuốc càng lúc càng trở nên khó chịu. Một lần Lạc thức tôi dậy nửa đêm.
"Tao tìm không ra đầu thuốc nào."
"Thì sao?"
"Tao xuống tinh thần. Sao mày không chơi vĩ cầm đỉ"
Tôi làm theo lời nó. Vừa buồn ngủ vừa nâng cây vĩ lên, bỗng nhiên tôi nghĩ về bố mẹ nó và tôi: phải chi bố mẹ thấy ánh đèn dầu heo hắt trong căn nhà sàn, phải chi bố mẹ nghe nhạc điệu tiếng vĩ cầm của tôi giữa tiếng heo nái ủn ỉn... Nhưng chẳng có ai nghe. Ngay cả một dân làng. Láng giềng gần nhất của chúng tôi ở xa ít nhất một trăm thước.
Bên ngoài trời mưa. Không phải cơn mưa phùn thường lệ, mà là trận mưa như trút gõ lên mái ngói. Chả trách khiến Lạc buồn thêm: chúng tôi tưởng như mình phải chịu đọa đầy cải tạo cả đời. Bình thường con cái gia đình trung bình, công nhân hay trí thức cách mạng, miễn là tránh xa rắc rối, có thể bảo đảm sẽ được đoàn tụ với gia đình sau chỉ hai năm cải tạo. Đó là đường lối chính thức của Đảng. Nhưng với con cái các gia đình bị liệt vào loại kẻ thù nhân dân, cơ hội về cực nhỏ: ba phần ngàn. Theo thống kê, Lạc và tôi thuộc loại vô vọng. Chúng tôi thấy một viễn ảnh buồn nản, già hói trong căn nhà sàn, và chết ở đó nữa, sau đó chúng tôi sẽ được bọc trong vải liệm trắng theo phong tục của vùng. Có rất nhiều lý do để chán ngán và mất ngủ.
Tối hôm đó, tôi chơi một đoạn của Mozart, vài khúc của Brahms, và cuối cùng bản sonata của Beethoven, nhưng dù vậy vẫn không làm bạn tôi phấn chấn.
Nó nói:
"Thử bài gì khác đị"
"Có ý kiến gì không?"
"Cái gì vui hơn."
Tôi ngẫm nghĩ, lục hết vốn nhạc phẩm ít ỏi trong đầu của mình, nhưng không tìm được gì.
Lạc bắt đầu ngân nga một điệu cách mạng. Nó hỏi:
"Mày thấy sao?"
"Mê mẩn."
Tôi lập tức đệm vĩ cầm theo. Bài hát Tây Tạng đặt lại lời Hoa để biến thành bài ca ngợi Mao chủ tịch. Nhưng cải biên lời ca không làm hỏng khúc hát lắm: vẫn nâng cao tinh thần. Hào hứng, Lạc bò lên và bắt đầu nhảy tưng tưng trên giường, theo tiếng mưa tí tách đều đều nhỏ qua mái ngói vỡ.
"Ba phần ngàn", óc tôi thoáng nghĩ mình có ba phần ngàn cơ hội, và tên nghiện thuốc u sầu của chúng tôi đang đội lốt diễn viên múa còn ít cơ hội hơn. Có lẽ một ngày nào đó tôi sẽ là một tay vĩ cầm tài năng. Một ủy ban tuyên truyền khiêm tốn của địa phương hay vùng - trong huyện Vĩnh Kính chẳng hạn - mở cửa nhận tôi, và thậm chí có thể thuê tôi kéo bản hoà tấu Đỏ cho vĩ cầm. Nhưng tôi nhớ Lạc không biết chơi vĩ cầm, và nó cũng chẳng giỏi môn bóng rổ hay bóng đá. Thật ra nó không có một tài mọn nào có thể giúp nó trở thành một trong ba phần ngàn. Thậm chí nó không thể mơ tới.
Điều duy nhất Lạc thật sự giỏi là kể chuyện. Một tài năng đáng mến, nhưng ngoài lề, không mấy tương lai. Con người hiện đại đã vượt qua thời Ngàn Lẻ Một Đêm, và xã hội tân tiến khắp nơi, bất kể xã hội hay tư bản, đã bỏ rơi người kể chuyện xưa - chưa nói là thương hại.
Kẻ duy nhất trên thế gian thực sự thưởng thức tài năng của nó, tới mức trọng thưởng nó, là trưởng làng của chúng tôi, kẻ hâm mộ trịch thượng cuối cùng của tài kể chuyện.
Phụng Hoàng sơn xa cách văn minh tới nỗi hầu hết dân cư chưa bao giờ có dịp xem phim, đừng nói tới chuyện đến rạp chiếu bóng. Lạc và tôi có vài dịp tiêu khiển trưởng làng bằng những truyện phim chúng tôi đã xem, và ông càng háo hức muốn nghe thêm. Một hôm, biết tháng sau có phim chiếu ở Vĩnh Kính, ông quyết định gửi Lạc và tôi tới xem. Chúng tôi được hai ngày nghỉ cho chuyến đi xuống thị trấn, và hai ngày để trở về, và chúng tôi sẽ phải xem buổi chiếu vào tối hôm đến nơi. Về làng, chúng tôi phải kể lại phim từ đầu đến cuối cho trưởng làng và mọi người, và kể câu chuyện kéo dài đúng như phim bản.
Chúng tôi hân hoan nhận lời, và để yên chí chúng tôi ngồi xem hai lần liên tiếp. Sân bóng rổ trường trung học thị trấn tạm biến thành rạp chiếu bóng ngoài trời. Con gái địa phương tuyệt đẹp, nhưng chúng tôi buộc lòng phải tập trung vào màn ảnh, chú ý kỹ đối thoại, trang phục và động tác của diễn viên, bố cục từng cảnh, ngay cả âm nhạc.
Về đến làng, chúng tôi làm một "buổi diễn xi nê nói" chưa từng thấy. Toàn thể dân làng chen chúc vào khoảng trống trước nhà sàn của chúng tôi. Trưởng làng ngồi giữa ở hàng trước, một tay cầm điếu cày, tay kia cầm con "phụng hoàng đất" của chúng tôi để tính khoảng thời giờ trình diễn.
Tôi hoảng sân khấu, và chỉ nhận vai thuật lại phân cảnh một cách máy móc. Nhưng nơi đây, thiên tài kể chuyện của Lạc phát hiện. Nó lược sơ phần miêu tả, nhưng lần lượt đóng vai từng nhân vật, điều chỉnh giọng nói và cử chỉ đúng cách. Nó kiểm soát hoàn toàn buổi kể, giữ cho hồi hộp, chất vấn khán giả, bắt họ đáp và sửa câu trả lời của họ cho đúng. Lúc chúng tôi, đúng hơn là nó, tới màn kết, đúng trong giờ quy định, khán giả của chúng tôi mê ly.
Trưởng làng tuyên bố với nụ cười hống hách:
"Tháng sau tao sẽ gửi bay coi một phim nữa. Bay sẽ được tính công như làm việc ngoài đồng."
Thoạt đầu, chúng tôi nghĩ chỉ là trò thay đổi không khí, chẳng bao giờ chúng tôi tưởng tượng đời mình, nhất là Lạc, sẽ hoàn toàn thay đổi.
Đã sửa bởi _Sara_ lúc .., :.