Công chúa núi Phụng Hoàng đi giầy vải bố màu hồng nhạt, vừa bền chắc vừa mềm, có thể thấy ngón chân uốn éo khi cô đạp bàn máy maỵ Đôi giầy may lấy, rẻ tiền, không có gì đặc biệt, nhưng ở một nơi hầu như mọi người đi chân lấm, nó gây chú ý, có vẻ thanh tao và sành điệu. Bàn chân xinh xắn và mắt cá chân cô càng đẹp nhờ đôi vớ ny lông trắng. Bím tóc rộng ba bốn phân từ gáy dài xuống eo, đuôi tóc buộc dải lụa đỏ mới tinh. Khi cô cúi xuống máy may, bàn kim loại sáng loáng phản chiếu cổ áo trắng, khuôn mặt trái xoan và ánh mắt lấp lánh, rõ là cặp mắt đáng yêu nhất huyện Vĩnh Kính, nếu không nói là cả vùng.
Thung lũng dốc ngăn cách làng cô và chúng tôi. Cha cô là thợ may độc nhất trên núi, thường vắng nhà, ngôi nhà cũ và rộng vừa là cửa tiệm vừa là chỗ ở. Nghề may của ông rất đắt hàng. Mỗi khi gia đình cần áo quần mới, trước tiên người ta xuống tận Vĩnh Kính mua vải, sau đó họ đến thăm thợ may hỏi kiểu, giá và ngày thuận tiện để ông đến maỵ Tới ngày hẹn, một đoàn hộ tống đến đón ông vào sáng tinh mơ, cùng vài người khoẻ mạnh thay nhau vác máy may trên lưng.
Ông thợ có hai cái máy maỵ Cái cũ ông mang theo từ làng này sang làng khác, hiệu và tên nhà sản xuất đã mờ. Cái thứ hai còn mới, Made in Shanghai, ông để ở nhà cho con gái, "cô bé thợ may". Ông không bao giờ dẫn con theo, và quyết định này khôn ngoan nhưng độc địa, gây bao đau khổ cho tất cả bọn thanh niên muốn cô để mắt xanh tới.
Bác phó may sống như vuạ Nơi nào ông đến cũng có cảnh náo nhiệt như hội làng. Nhà của khách hàng chan hoà tiếng máy may, trở thành trung tâm của đời sống thôn làng, là dịp cho gia đình chủ nhà khoe giầu. Ông sẽ được mời thức ăn ngon nhất, và đôi khi, nếu năm hết Tết đến, họ thậm chí có thể mổ thịt một con heo. Ông thường ở một hay hai tuần mỗi làng, trọ lần lượt với từng khách hàng đủ loại của mình.
Lạc và tôi lần đầu gặp ông thợ may lúc chúng tôi đi thăm Bốn Mắt, một bạn cũ bị gửi tới một làng khác. Trời mưa, chúng tôi phải bước cẩn thận theo lối đi dốc trơn trợt khuất trong sương mù trắng đục. Dù thận trọng chúng tôi cũng ngã lăn xuống bùn mấy bận. Bất chợt tới khúc quẹo, bọn tôi thấy đám rước đi hàng một về hướng mình, tháp tùng cái kiệu khiêng một ông trung niên ngồi chễm chệ. Sau đoàn rước vương giả này là anh phu buộc máy may trên lưng. Ông cúi xuống nói với phu khiêng kiệu, và hình như hỏi về chúng tôi.
Ông có khổ người mảnh khảnh, nhăn nheo, nhưng tràn đầy năng lực. Cái kiệu buộc vào hai thanh tre chắc, đặt trên vai hai người khiêng, một phía trước và một phía sau. Chúng tôi nghe tiếng kiệu và đòn kẽo kẹt nhịp theo bước đi nặng nề, chậm chạp của phu khiêng.
Khi bọn tôi sắp đi ngang kiệu, ông thợ may chồm trên tôi, gần tới nỗi tôi cảm thấy hơi thở của ông. Ông ồm ồm, bắt chước tiếng Anh: "Oai- Ô-lin!"
Giọng ông như sấm nổ khiến tôi giật mình, và ông cười rộ. Ông đúng là hình ảnh của một lãnh chúa thất thường.
Một người khiêng kiệu hỏi:
"Chú mày có biết trên núi này ông thợ may của mình là người đi nhiều nhất không?"
Nhà đại lữ khách tuyên bố trước khi chúng tôi kịp trả lời:
"Hồi nhỏ, thậm chí tôi tới tận Nhã An cách Vĩnh Kính hai trăm cây số. Lúc tôi còn trẻ, thầy tôi có cây đàn như của chú treo trên tường nhà thầy để gây ấn tượng với khách hàng."
Rồi ông im lặng, và đoàn rước lại lên đường.
Trước khi khuất bóng, ông quay lại hô một lần nữa:
"Oai- Ô-lin!"
Phu khiêng và mười nông dân hộ tống chậm rãi ngửng đầu kêu một tiếng dài "Oai- Ô-lin!", âm thanh méo mó tới nỗi nghe như tiếng than đau khổ hơn là tiếng Anh.
Họ cười như một đám trẻ tinh nghịch, rồi cúi đầu tiếp tục đi. Chẳng bao lâu đám rước chìm vào sương mù.
Vài tuần sau, chúng tôi mạo hiểm vào sân nhà ông, nơi có con chó mực lớn nhìn chúng tôi đăm đăm nhưng không sủa. Chúng tôi vào cửa hàng. Ông cụ vắng nhà đi may, con gái ông, cô bé thợ may, chào chúng tôi. Chúng tôi nhờ cô nới quần của Lạc thêm năm phân. Thiếu ăn, mất ngủ, và khắc khoải lo âu về tương lai vẫn không ngăn nó lớn.
Lạc tự giới thiệu mình với cô bé thợ may, kể chuyện gặp cha cô trong mưa và sương mù. Nó không cưỡng được phải bắt chước và cường điệu cách phát âm tiếng Anh tức cười của ông cụ. Cô phá lên cười. Lạc là đứa nhại vai bẩm sinh.
Lúc cô cười, tôi để ý vẻ hoang dại trong mắt cô, giống các cô gái hoang dã bên triền núi của chúng tôi. Mắt cô có ánh của viên ngọc chưa gọt, của kim loại chưa đánh bóng, càng tôn lên nhờ hàng mi dài và mi mắt xếch thanh tú. Cô nói:
"Các anh đừng để ý tới ổng. Ông cụ hài đồng ấy mà."
Mặt cô bỗng sầm lại, mắt hạ thấp. Cô dùng móng tay cạo mặt bàn máy may.
"Mẹ tôi mất sớm. Từ đó, ông thích gì thì cứ làm thôi."
Nước da cô rực rỡ, và nét xinh xắn gần như quí phái. Khuôn mặt có nét đẹp gợi cảm, hấp dẫn, làm chúng tôi muốn ở lại xem cô đạp cái máy Made in Shanghai.
Căn phòng dùng làm cửa hiệu, vừa là nơi làm việc vừa là phòng ăn. Sàn gỗ đầy bụi và đờm dãi vàng và đen vì khách hàng khạc nhổ. Có thể nói sàn nhà không được chùi mỗi ngày. Áo quần may xong treo lên mắc áo móc trên sợi dây căng giữa phòng. Xó nhà chất đống các bó vải và áo quần đã gấp, kiến vây hàng đàn. Gian nhà không chút gọn gàng hay thẩm mỹ, và toát một không khí hoàn toàn thân mật.
Tôi ngạc nhiên thấy một quyển sách trên bàn, vì dân sơn cước phần lớn mù chữ. Đã lâu lắm tôi chưa sờ đến trang sách. Lập tức tôi đi đến xem, nhưng thất vọng: đó là cuốn danh mục thuốc nhuộm. Tôi hỏi:
"Cô đọc được không?"
Cô đáp không bối rối:
"Chả mấy. Nhưng đừng nghĩ tôi dốt, vì tôi thích trò chuyện với người biết đọc biết viết - thanh niên thành phố chẳng hạn. Anh không thấy con chó không sủa khi các anh đến à? Nó biết tính tôi."
Hình như cô chưa muốn chúng tôi về. Cô rời ghế đứng lên, nhóm bếp gang ở giữa phòng, đặt chảo lên và đổ đầy nước. Lạc theo dõi mọi động tác của cô và hỏi:
"Cô định mời chúng tôi uống trà hay nước sôi?"
"Nước sôi."
Đó là dấu hiệu cô thích chúng tôi. Trên núi này, mời uống nước nghĩa là chủ nhà sẽ đập vài quả trứng vào nước sôi và thêm đường để làm súp. Lạc nói:
"Cô bé thợ may này, cô có biết cô và tôi có điểm chung không?"
"Hai đứa mình à?"
"Ừ, đánh cuộc không?"
"Cuộc cái gì?"
"Bất cứ cái gì cô thích. Chắc chắn tôi có thể chứng minh chúng ta có điểm chung."
Cô hơi nghĩ ngợi.
"Nếu tôi thua, tôi sẽ nới quần cho anh khỏi lấy tiền."
Lạc nói:
"Được. Bây giờ cởi giầy và vớ trái của cô rạ"
Sau một thoáng lưỡng lự, tính tò mò của cô bé thợ may thắng thế. Bàn chân bẽn lẽn hơn cô, nhưng không kém gợi cảm, dần dần lộ ra. Bàn chân nhỏ, sạm nắng, trong mờ, gân xanh, với những móng chân lóng lánh.
Lạc đặt bàn chân xương xẩu lấm bùn của nó dọc theo chân cô, và đúng, có điểm giống: ngón thứ hai dài hơn các ngón kia.
*
Đường về xa, vì thế chúng tôi lên đường khoảng ba giờ chiều để tới làng trước khi đêm xuống.
Trên đường tôi hỏi Lạc:
"Mày mê cô bé thợ may hả?"
Nó cúi đầu lê bước, suy nghĩ trước khi trả lời. Tôi gặng:
"Mày yêu cô nàng chưa?"
"Cô ta không văn minh, ít nhất là không đủ văn minh đối với tao!"
*
Chấm sáng leo lét trong bóng tối ở cuối đường hầm dài. Đốm sáng nhỏ chập chờn, rơi xuống rồi lại ngoi lên, và tiếp tục đường tiến gian nan của nó. Thỉnh thoảng, nền có chỗ trũng, đốm sáng biến mất vài giây. Im lặng chỉ mất khi có tiếng giỏ nặng kéo kèn kẹt trên mặt đất, và tiếng cằn nhằn của một kẻ đang cố hết sức. Tiếng động trong đường hầm tối như mực vang một khoảng rất xa.
Khi ánh sáng chợt xuất hiện lại, nó lơ lửng trên không như mắt loài thú trong cơn ác mộng bị nuốt chửng thân hình trong bóng tối.
Lạc đeo đèn dầu trên trán, làm việc trong cái gọi là "mỏ than nhỏ". Nơi nào lối đi quá thấp nó phải bò xuống. Nó trần truồng, ngoại trừ sợi đai da cắt sâu vào thịt. Bộ đai kinh khủng này giúp nó kéo từng giỏ lớn, trĩu những khúc than.
Khi nó tới, tôi đổi phiên cho nó. Tôi cũng trần truồng, thân phủ một lớp bụi than hõm vào từng vết ngấn trên dạ Tôi ưa đẩy giỏ hơn kéo phía sau như nó. Gần miệng hố có đoạn dốc đáng kể, nhưng trần ở đó cao hơn. Lạc hay giúp tôi mang giỏ tới đỉnh và ra khỏi đường hầm. Bọn tôi kiệt sức gục trong đám bụi bốc lên vì nghiêng giỏ trút vào đống than.
Ngày xưa, như chúng ta đã thấy, núi Phụng Hoàng nổi danh nhờ các mỏ đồng (và đi vào lịch sử như món quà hậu hĩnh của vị hoàng đế đồng tính luyến ái đầu tiên của Trung Hoa). Tuy mỏ đồng đã bỏ phế và đổ nát, khai thác than vẫn tiếp tục trong tầm vóc nhỏ và thủ công. Mỏ than là sở hữu tập thể của dân sơn cước, và được khai thác để đáp ứng nhu cầu chất đốt địa phương. Vì thế không có gì ngạc nhiên Lạc và tôi, cũng như bao thiếu niên thành phố, phải làm dưới hầm trong hai tháng như một phần của việc học tập cải tạo. Ngay cả trò diễn xi nê miệng thành công cũng không giúp chúng tôi thoát khỏi mệnh trời.
Nói thật, chúng tôi chấp nhận thử thách đoa. đày này, vì quyết tâm ở trong cuộc đua bằng mọi giá, dù cơ hội trở về thành phố không hơn ba phần ngàn nhỏ nhoi. Chúng tôi không biết phần việc trong mỏ than sẽ để lại dấu ấn suốt cuộc đời còn lại của mình, về thể xác và nhất là tinh thần. Thậm chí đến nay câu nói đáng sợ "mỏ than nhỏ" vẫn lạnh sống lưng tôi.
Trừ lối vào có một đoạn dài khoảng hai mươi thước, trần thấp chống đà cột ráp nối tạm bợ làm bằng thân cây đẽo sơ sài, suốt đường hầm bảy trăm mét không có bất cứ phòng hộ nào. Nguy hiểm thường trực vì đá rơi, và ba nông dân thợ mỏ già cuốc vỉa than cứ kể mãi cho chúng tôi những tai nạn chết người hồi trước.
Mỗi giỏ đầy chúng tôi xoay xở lôi suốt từ cuối đường hầm trở thành một trò may rủi chí mạng.
Một hôm, lúc bọn tôi đang cố kéo giỏ than đầy lên đoạn dốc cuối, tôi nghe Lạc nói:
"Tao không biết tại sao, nhưng từ khi mình tới đây, tao có ý nghĩ cứ dính trong đầu là tao sẽ chết trong cái mỏ này."
Nghe thế, tôi hụt hơi. Bọn tôi tiếp tục leo, nhưng tôi bỗng toát mồ hôi lạnh. Tôi bị lây ý nghĩ như Lạc: từ đó tôi có cùng nỗi kinh hoàng, sợ không còn sống để rời khỏi nơi này.
Suốt thời gian ở mỏ, Lạc và tôi ngủ trong lán của nông dân, túp lều khiêm tốn cheo leo trên sườn núi, dưới gờ đá. Buổi sáng thức dậy tôi nghe tiếng mưa nhỏ giọt từ đá xuống mái lán phủ vỏ cây, và tự an ủi với ý nghĩ ít nhất mình còn sống. Nhưng mỗi sáng khi rời lán, tôi sợ đến tối mình sẽ không trở về đó. Sự kiện tầm thường nhất, chẳng hạn một câu nói bâng quơ của ai đó hoặc một câu đùa rùng rợn, hay chỉ thay đổi thời tiết, trong mắt tôi trở thành một điềm xấu, một tiên đoán tử thần.
Đôi khi tôi thấy ảo ảnh lúc đang làm việc trong mỏ. Mặt đất trở nên mềm, tôi khó thở và cảm thấy đang bên bờ sự chết, sau đó tôi thấy thời thơ ấu của mình vút nhanh qua trước mắt, như cách người sắp chết thấy cuộc đời họ trôi qua trong ánh chớp. Nền đất dẻo trải dài, đàn hồi theo mỗi bước chân tôi, rồi có tiếng gầm điếc tai trên đầu, như thể mái hầm sắp sập. Điên vì sợ, tôi khuỵu xuống bò trong bóng tối, khuôn mặt cha mẹ lờ mờ trước mắt. Ảo ảnh kéo dài vài giây rồi chợt biến mất như lúc đến, để lại tôi trong hầm mỏ tiêu điều, trần như nhộng, phấn đấu đẩy gánh nặng của mình tới lối ra. Tôi dán chặt mắt vào nền đất dưới chân: trong ánh ngọn đèn mỏ bập bùng, tôi bắt gặp một con kiến lạc đàn. Nó tiến tới từ từ và đều đặn, thúc đẩy bằng ý chí sống còn.
Một hôm, trong tuần lễ thứ ba ở đó, tôi nghe tiếng khóc trong đường hầm, nhưng không thấy ánh đèn.
Không như tiếng sầu khổ, hay tiếng rên của người bị thương, mà giống tiếng khóc oà đáng thương. Tiếng dội lên vách, vang tới cuối đường hầm trước khi lắng vào bóng đen. Tôi chắc chắn Lạc đang khóc trong bóng tối.
Lạc ngã bịnh vào cuối tuần thứ sáu. Sốt rét. Buổi chiều, khi cả bọn chúng tôi ngồi ăn cơm dưới gốc cây đối diện lối vào hầm, nó than lạnh. Vài phút sau tay nó run tới nỗi không cầm được đũa. Nó lảo đảo đứng lên về lán nằm, nhưng không bước nổi. Mắt nó đờ đẫn. Đứng trước cửa lán mở, nó kêu lên, chẳng nói rõ với ai:
"Cho tôi vào!"
Thợ mỏ đang ăn dưới gốc cây cười ồ. Họ muốn biết:
"Mày nói với ai đó? Không có ai trong lán đâu."
Tối hôm đó trong lán nó vẫn than lạnh, dù đắp mấy lớp chăn và than cháy trong lò lớn.
Các ông rì rầm thảo luận hồi lâu. Họ bàn có nên đem Lạc xuống sông nhúng nó vào nước đá mà không bảo nó trước. Họ nghĩ cú sốc sẽ chữa cho nó. Tuy nhiên, đề nghị đó bị bác, vì sợ thấy nó chết chìm giữa đêm khuya.
Một người trong bọn ra ngoài mang vào hai cành cây. Ông bảo tôi:
"Một cành đào, một cành liễu."
Chỉ có hai cây này chữa được. Ông lôi Lạc dậy, tuột hết áo quần trong ngoài, và bắt đầu lấy hai nhánh cây quất tấm lưng trần của nó.
Những người kia vừa đứng ngoài xem vừa quát:
"Mạnh nữa! Nếu không quất mạnh, mày không đuổi được bịnh ra đâu."
Nhánh cây quật vun vút trên không, nhánh nọ tới nhánh kia. Trận roi để lại vết bầm tím trên da thịt Lạc, nhưng bạn tôi dửng dưng chịu đựng. Dù còn tỉnh, nhưng nó như trong mơ thấy chuyện xảy ra cho kẻ khác. Tôi không rõ nó nghĩ gì, nhưng rất nôn nóng, và nhớ lời nó nói trong mỏ vài tuần trước, vang dội trong tiếng roi quật tàn nhẫn: "Tao có ý nghĩ cứ dính trong đầu là tao sẽ chết trong cái mỏ này".
Người quất roi đã mệt và bảo kẻ khác tiếp taỵ Nhưng không ai nhận. Mệt mỏi, họ đã vào giường và muốn ngủ. Tôi thấy mình cầm nhánh đào và liễu. Lạc ngửng đầu. Mặt nó tái, trán lấm tấm mồ hôi. Ánh mắt nó xa xăm nhìn mắt tôi.
Nó thì thào gần như không nghe thấy:
"Tiếp tục đị"
Tôi hỏi:
"Mày có nên nghỉ chút không? Tay mày run lên kìa. Có tê không?"
Nó giơ một tay lên xem và nói:
"Tệ Mày nói đúng, tao lạnh run, như lão già trước cửa tử thần."
Tôi tìm một đuôi thuốc lá trong đáy túi mình, châm lửa và đưa nó. Nhưng đuôi thuốc trượt khỏi tay nó và rơi ngay xuống đất. Nó nói:
"Nặng khiếp."
"Mày có muốn tao tiếp tục quất mày thật không?"
"Ừ, như thế giúp tao ấm người."
Trước khi theo ý nó, tôi nghĩ mình hãy nhặt điếu thuốc rơi cho nó hút một hơi trước. Tôi cúi nhặt mẩu thuốc còn cháy. Bất chợt tôi bắt gặp một vật trăng trắng nằm trên sàn cạnh chân giường: bao thư.
Tôi nhặt lên. Phong bì gửi cho Lạc, chưa mở. Tôi hỏi các ông thư từ đâu đến. Một người nằm trong giường đáp có người tới mua than sớm nay để lại.
Tôi mở ra. Lá thư bên trong viết bằng bút chì. Chữ viết không đều trên trang giấy, vài chữ viết xấu, nhưng câu viết vụng về toát vẻ dịu dàng nữ tính, thành thật như con trẻ. Tôi chậm rãi đọc cho Lạc:
Gửi Lạc người kể chuyện phim.
Đừng cười chữ viết của tôi. Không như anh, tôi chưa học cấp hai. Anh cũng biết trường gần nhất nằm trong thị trấn Vĩnh Kính, đi từ núi tới phải mất hai ngày. Ba tôi dạy tôi đọc và viết. Anh có thể xếp tôi vào loại "đã xong tiểu học".
Cách đây không lâu, tôi nghe nói anh và bạn anh kể phim rất haỵ Tôi đã gặp trưởng làng tôi, và ông đồng ý gửi hai công nhân nông nghiệp tới mỏ than nhỏ để thay các anh hai ngày. Bây giờ các anh có thể tới làng tôi kể một phim.
Tôi muốn lên mỏ để tự mang tin tới cho anh, nhưng nghe nói đàn ông nơi đó đều ở trần, và chỗ đó cấm con gái.
Nghĩ tới mỏ than, tôi khâm phục lòng can đảm của anh. Tôi cầu xin nó đừng sụp. Các anh sẽ có hai ngày nghỉ: ít nhất lúc đó các anh sẽ không gặp rủi ro.
Hẹn gặp các anh sớm. Gửi lời chào bạn anh, anh kéo đàn.
Cô bé thợ may
08.07.1972
Tái bút: Tôi vừa nhớ chuyện tức cười muốn kể cho anh: từ bữa anh tới thăm, tôi tình cờ gặp mấy người có ngón chân thứ hai dài hơn ngón cái như mình. Tôi thất vọng, nhưng đời là vậy.
Chúng tôi chọn chuyện Cô Bé Hàng Hoa.
Cho tới nay chúng tôi đã xem ba phim ở sân bóng rổ Vĩnh Kính. Dạo này, phim tình cảm sướt mướt của Bắc Hàn có vai chính là "Cô hàng hoa" được ưa chuộng nhất. Chúng tôi đã kể trong làng mình, và khi tới đoạn diễn cuối, tôi nhái tiếng thuyết minh khàn khàn đa cảm nghe được ở thị trấn: "Tục ngữ nói: một tấm lòng chân thành có thể làm đá nở hoa. Nói xem, tấm lòng cô hàng hoa không đủ chân thành sao?" Kết quả hùng tráng hệt như có màn ảnh. Toàn thể khán giả nhỏ lệ, ngay cả trưởng làng cục cằn cũng không cầm được nước mắt nóng hổi chảy xuống từ mắt trái lúc nào cũng có ba đốm máu.
Tuy cơn sốt tái phát, Lạc tuyên bố đủ khoẻ để đi tới làng cô bé thợ maỵ Nó ra đi với lòng tự tin của kẻ đi chinh phục. Tuy nhiên, dọc đường nó gục vì một cơn sốt rét nữa.
Dù mặt trời chói chan, nó cảm thấy cơn lạnh len lỏi vào thân. Tôi xoay xở nhóm lửa với mấy cọng cây và lá khô, và bắt nó đến ngồi cạnh, nhưng thay vì ấm nó càng cảm thấy lạnh hơn. Nó gắng gượng đứng lên, răng đánh lập cập:
"Thôi dấn lên."
Suốt dọc đường chúng tôi nghe tiếng sơn khê chảy siết, và tiếng vượn cùng các loài thú hoang kêu hú. Lạc khổ sở vì lúc nóng lúc lạnh khôn kham. Thỉnh thoảng nó lảo đảo sát vực núi tới nỗi làm lở đất đá. Tiếng đá rơi tới đáy hẽm núi, mãi lâu mới đến tai chúng tôi. Những lúc như thế tôi khuyên nó nghỉ một lát đến khi cơn sốt thuyên giảm.
Khi đến nhà cô bé thợ may, chúng tôi hài lòng được biết cha cô đi vắng. Như lần đầu, con mực đến khịt khịt chân chúng tôi nhưng không sủa.
Mặt Lạc đỏ bừng: nó mê sảng. Cô bé thợ may sửng sốt thấy nó lên cơn sốt thảm hại. Cô lập tức cho hủy bỏ buổi diễn xi nê nói, và đưa Lạc vào phòng cô, lên giường quây màn muỗi trắng. Cô cuộn bím tóc dài thành búi cao trên đỉnh đầu. Rồi cô cởi đôi giầy hồng, chạy chân lấm ra ngoài. Cô gọi tôi:
"Đi với tôi chứ? Tôi biết liều thuốc rất hay cho anh ấy."
Liều thuốc là một loại cây thường, mọc ở bờ lạch không xa làng. Rậm rạp, cao chưa tới ba tấc, hoa màu hồng tươi, cánh hoa giống hoa đào quá khổ, soi dưới dòng nước cạn trong của con lạch.
Chất thuốc tập trung trong lá có khía giống chân vịt. Cô bé thợ may hái một đống lá lớn. Tôi hỏi:
"Cây này tên gì?"
"Cây mảnh-bát."
Cô giã lá trong cối đá trắng đến khi thành chất sệt màu lục, rồi bôi lên cổ tay trái của Lạc. Dù vẫn sốt, nó đã tỉnh và chịu để cô đắp thuốc. Cô buộc thuốc bằng một dải vải trắng.
Đêm xuống, hơi thở Lạc có phần dịu lại, và nó thiếp ngủ.
Cô bé thợ may ngần ngừ hỏi tôi:
"Anh có tin thứ đó không?"
"Thứ gì?"
"Mấy thứ không giải thích tự nhiên được."
"Có lúc tôi tin, có lúc không."
"Anh nói như thể anh nghĩ tôi sắp tố cáo anh."
"Không đâu."
"Vậy thì sao?"
"Theo ý tôi, mình không thể tin chúng hoàn toàn, nhưng cũng không thể chối bỏ hoàn toàn."
Cô dường như chấp thuận câu trả lời của tôi. Liếc mắt nhìn Lạc đang ngủ trên giường mình, cô hỏi:
"Cha của Lạc là gì? Phật tử à? "
"Tôi không biết. Nhưng ông ấy là nha sĩ lừng danh. "
"Nha sĩ là gì?"
"Cô không biết nha sĩ là gì à? Nha sĩ chữa răng cho cộ"
"Thật sao? Anh nói họ có thể giết mấy con sâu chui vào răng làm mình đau hả?"
Tôi đáp, không cười:
"Ừ. Tôi sẽ kể cho cô một bí mật, nhưng phải thề là không bao giờ nói cho ai."
"Tôi thề... "
Tôi thấp giọng:
"Ba nó bắt hết sâu trong răng Mao chủ tịch."
Sau một lúc im lặng kính nể, cô hỏi:
"Nếu tôi mời bà bóng tới canh giường bịnh của con ổng tối nay thì ổng có phiền không?"
Tới nửa đêm, bốn bà già từ ba làng khác nhau đến. Họ mặc áo dài lam và đen, cài hoa trên tóc và đeo vòng ngọc ở cổ taỵ Các bà bóng tụm bên Lạc đang co rúm trong giấc ngủ. Rồi họ ngồi xuống bốn góc giường, nhìn nó qua màn muỗi. Khó mà nói ai là người ghê rợn nhất có thể làm ma quỉ sợ.
Một trong các bà bóng, bà nhăn nhúm nhất, cầm cung tên trên taỵ Bà bảo tôi:
"Ta cam đoan hồn ma mỏ than nhỏ, con ma đang gây bịnh cho bạn cháu đây, tối nay không dám tới đâu. Cây cung của ta từ Tây Tạng, mũi tên bọc bạc. Khi ta bắn, mũi tên huýt trên không trung như sáo diều, và chưa từng bắn hụt ngực con ma dù cho nó mạnh cỡ nào."
Không những các bà bóng rất già, mà trời đã rất khuya, và lát sau họ bắt đầu ngáp. Và dù trà đặc cô chủ nhà của chúng tôi tiếp mãi, họ ngủ gà ngủ gật, bà nọ đến bà kia. Chủ nhân cây cung cũng chịu thua cơn buồn ngủ, để vũ khí lên giường, mi mắt sơn uể oải rũ xuống và nhắm lại.
Cô bé thợ may bảo tôi:
"Thức họ dậy. Kể cho họ một phim."
"Phim loại nào?"
"Phim gì cũng được. Chỉ cốt giữ họ thức... "
Thế là tôi lao vào buổi diễn lạ lùng nhất đời mình. Trong ngôi làng hẻo lánh đó, chen giữa hẻm núi nơi bạn tôi đang mê sảng, tôi ngồi trong ánh đèn dầu leo lét, và kể phim Bắc Hàn cho một cô gái xinh xắn và bốn bà phù thủy già.
Tôi hết sức tự xoay xở. Sau vài phút, khán giả say mê câu chuyện cô hàng hoa đáng thương. Thậm chí họ còn hỏi, và tôi kể càng dài, họ càng ít chớp mắt để khỏi buồn ngủ.
Tuy vậy, ma thuật cũng không như lúc Lạc chủ động. Tôi không có khiếu kể chuyện. Chúng tôi khác nhau. Nửa giờ sau cô hàng hoa đã làm đủ mọi cách kiếm tiền, rồi chạy đến bịnh viện để thấy rằng quá trễ: mẹ cô đã chết, tuyệt vọng gọi con gái trong hơi thở cuối cùng. Một phim tuyên truyền như bất cứ phim nào khác. Bình thường mà nói, cảnh giường bịnh là cao điểm đầu tiên trong câu chuyện. Khán giả bao giờ cũng khóc lúc ấy, bất kể họ xem phim hay nghe chúng tôi kể. Có lẽ các bà phù thủy thuộc tạng khác. Họ chăm chú nghe, nhập chuyện có chừng mực - thậm chí tôi có thể cảm thấy họ hơi rùng mình cảm động - nhưng không nhỏ một giọt nước mắt.
Thất vọng vì biểu diễn của mình, tôi nấn ná miêu tả bàn tay run rẩy không ngừng của cô gái hàng hoa và tờ bạc rơi khỏi các ngón tay cô... Nhưng các bà bóng không xúc động.
Thình lình, từ trong màn muỗi trắng, một giọng nói như từ đáy giếng phát ra. Lạc ngâm:
"Tục ngữ nói rằng tấm lòng chân thực có thể làm đá nở hoa. Nói xem, tấm lòng cô hàng hoa không đủ chân thực sao?"
Tôi sửng sốt, vì Lạc đã thốt câu kết vang dội trước khi chuyện kết thúc, hơn là vì nó tỉnh dậy thình lình. Nhưng thật ngạc nhiên, tôi liếc quanh phòng: bốn bà phù thủy đang khóc! Nước mắt họ đổ ra tràn trề, chảy xuống gò má vênh váo nứt nẻ của họ.
Tài nghệ của Lạc thật tuyệt! Nó có thể kích động khán giả bằng lời thuyết minh đúng lúc, ngay cả khi nó đang vật nhau với cơn sốt rét.
Khi tôi kể tiếp, tôi cảm thấy cô bé thợ may có vẻ gì khang khác, và nhận ra rằng cô thả lửng những lọn tóc dầy, một bờm tóc tuyệt vời chảy xuống vai. Tôi đoán Lạc đã thò tay khỏi màn, gỡ bím tóc bằng những ngón tay sốt rét của nó. Một ngọn gió lùa bất chợt làm ngọn đèn chập chờn rồi tắt, lúc đó tôi ngỡ mình thấy cô bé thợ may vén một góc màn, và cúi trên Lạc trao một nụ hôn trộm trong bóng đêm.
Một bà bóng thắp lại ngọn đèn dầu, và tôi tiếp tục kể nốt câu chuyện buồn của cô gái Triều Tiên. Các bà bóng khóc nức nở, nước mắt hoà lẫn nước mũi, và tiếng sụt sịt của họ tiếp tục đến đêm khuya.
Công chúa núi Phụng Hoàng đi giầy vải bố màu hồng nhạt, vừa bền chắc vừa mềm, có thể thấy ngón chân uốn éo khi cô đạp bàn máy maỵ Đôi giầy may lấy, rẻ tiền, không có gì đặc biệt, nhưng ở một nơi hầu như mọi người đi chân lấm, nó gây chú ý, có vẻ thanh tao và sành điệu. Bàn chân xinh xắn và mắt cá chân cô càng đẹp nhờ đôi vớ ny lông trắng. Bím tóc rộng ba bốn phân từ gáy dài xuống eo, đuôi tóc buộc dải lụa đỏ mới tinh. Khi cô cúi xuống máy may, bàn kim loại sáng loáng phản chiếu cổ áo trắng, khuôn mặt trái xoan và ánh mắt lấp lánh, rõ là cặp mắt đáng yêu nhất huyện Vĩnh Kính, nếu không nói là cả vùng.
Thung lũng dốc ngăn cách làng cô và chúng tôi. Cha cô là thợ may độc nhất trên núi, thường vắng nhà, ngôi nhà cũ và rộng vừa là cửa tiệm vừa là chỗ ở. Nghề may của ông rất đắt hàng. Mỗi khi gia đình cần áo quần mới, trước tiên người ta xuống tận Vĩnh Kính mua vải, sau đó họ đến thăm thợ may hỏi kiểu, giá và ngày thuận tiện để ông đến maỵ Tới ngày hẹn, một đoàn hộ tống đến đón ông vào sáng tinh mơ, cùng vài người khoẻ mạnh thay nhau vác máy may trên lưng.
Ông thợ có hai cái máy maỵ Cái cũ ông mang theo từ làng này sang làng khác, hiệu và tên nhà sản xuất đã mờ. Cái thứ hai còn mới, Made in Shanghai, ông để ở nhà cho con gái, "cô bé thợ may". Ông không bao giờ dẫn con theo, và quyết định này khôn ngoan nhưng độc địa, gây bao đau khổ cho tất cả bọn thanh niên muốn cô để mắt xanh tới.
Bác phó may sống như vuạ Nơi nào ông đến cũng có cảnh náo nhiệt như hội làng. Nhà của khách hàng chan hoà tiếng máy may, trở thành trung tâm của đời sống thôn làng, là dịp cho gia đình chủ nhà khoe giầu. Ông sẽ được mời thức ăn ngon nhất, và đôi khi, nếu năm hết Tết đến, họ thậm chí có thể mổ thịt một con heo. Ông thường ở một hay hai tuần mỗi làng, trọ lần lượt với từng khách hàng đủ loại của mình.
Lạc và tôi lần đầu gặp ông thợ may lúc chúng tôi đi thăm Bốn Mắt, một bạn cũ bị gửi tới một làng khác. Trời mưa, chúng tôi phải bước cẩn thận theo lối đi dốc trơn trợt khuất trong sương mù trắng đục. Dù thận trọng chúng tôi cũng ngã lăn xuống bùn mấy bận. Bất chợt tới khúc quẹo, bọn tôi thấy đám rước đi hàng một về hướng mình, tháp tùng cái kiệu khiêng một ông trung niên ngồi chễm chệ. Sau đoàn rước vương giả này là anh phu buộc máy may trên lưng. Ông cúi xuống nói với phu khiêng kiệu, và hình như hỏi về chúng tôi.
Ông có khổ người mảnh khảnh, nhăn nheo, nhưng tràn đầy năng lực. Cái kiệu buộc vào hai thanh tre chắc, đặt trên vai hai người khiêng, một phía trước và một phía sau. Chúng tôi nghe tiếng kiệu và đòn kẽo kẹt nhịp theo bước đi nặng nề, chậm chạp của phu khiêng.
Khi bọn tôi sắp đi ngang kiệu, ông thợ may chồm trên tôi, gần tới nỗi tôi cảm thấy hơi thở của ông. Ông ồm ồm, bắt chước tiếng Anh: "Oai- Ô-lin!"
Giọng ông như sấm nổ khiến tôi giật mình, và ông cười rộ. Ông đúng là hình ảnh của một lãnh chúa thất thường.
Một người khiêng kiệu hỏi:
"Chú mày có biết trên núi này ông thợ may của mình là người đi nhiều nhất không?"
Nhà đại lữ khách tuyên bố trước khi chúng tôi kịp trả lời:
"Hồi nhỏ, thậm chí tôi tới tận Nhã An cách Vĩnh Kính hai trăm cây số. Lúc tôi còn trẻ, thầy tôi có cây đàn như của chú treo trên tường nhà thầy để gây ấn tượng với khách hàng."
Rồi ông im lặng, và đoàn rước lại lên đường.
Trước khi khuất bóng, ông quay lại hô một lần nữa:
"Oai- Ô-lin!"
Phu khiêng và mười nông dân hộ tống chậm rãi ngửng đầu kêu một tiếng dài "Oai- Ô-lin!", âm thanh méo mó tới nỗi nghe như tiếng than đau khổ hơn là tiếng Anh.
Họ cười như một đám trẻ tinh nghịch, rồi cúi đầu tiếp tục đi. Chẳng bao lâu đám rước chìm vào sương mù.
Vài tuần sau, chúng tôi mạo hiểm vào sân nhà ông, nơi có con chó mực lớn nhìn chúng tôi đăm đăm nhưng không sủa. Chúng tôi vào cửa hàng. Ông cụ vắng nhà đi may, con gái ông, cô bé thợ may, chào chúng tôi. Chúng tôi nhờ cô nới quần của Lạc thêm năm phân. Thiếu ăn, mất ngủ, và khắc khoải lo âu về tương lai vẫn không ngăn nó lớn.
Lạc tự giới thiệu mình với cô bé thợ may, kể chuyện gặp cha cô trong mưa và sương mù. Nó không cưỡng được phải bắt chước và cường điệu cách phát âm tiếng Anh tức cười của ông cụ. Cô phá lên cười. Lạc là đứa nhại vai bẩm sinh.
Lúc cô cười, tôi để ý vẻ hoang dại trong mắt cô, giống các cô gái hoang dã bên triền núi của chúng tôi. Mắt cô có ánh của viên ngọc chưa gọt, của kim loại chưa đánh bóng, càng tôn lên nhờ hàng mi dài và mi mắt xếch thanh tú. Cô nói:
"Các anh đừng để ý tới ổng. Ông cụ hài đồng ấy mà."
Mặt cô bỗng sầm lại, mắt hạ thấp. Cô dùng móng tay cạo mặt bàn máy may.
"Mẹ tôi mất sớm. Từ đó, ông thích gì thì cứ làm thôi."
Nước da cô rực rỡ, và nét xinh xắn gần như quí phái. Khuôn mặt có nét đẹp gợi cảm, hấp dẫn, làm chúng tôi muốn ở lại xem cô đạp cái máy Made in Shanghai.
Căn phòng dùng làm cửa hiệu, vừa là nơi làm việc vừa là phòng ăn. Sàn gỗ đầy bụi và đờm dãi vàng và đen vì khách hàng khạc nhổ. Có thể nói sàn nhà không được chùi mỗi ngày. Áo quần may xong treo lên mắc áo móc trên sợi dây căng giữa phòng. Xó nhà chất đống các bó vải và áo quần đã gấp, kiến vây hàng đàn. Gian nhà không chút gọn gàng hay thẩm mỹ, và toát một không khí hoàn toàn thân mật.
Tôi ngạc nhiên thấy một quyển sách trên bàn, vì dân sơn cước phần lớn mù chữ. Đã lâu lắm tôi chưa sờ đến trang sách. Lập tức tôi đi đến xem, nhưng thất vọng: đó là cuốn danh mục thuốc nhuộm. Tôi hỏi:
"Cô đọc được không?"
Cô đáp không bối rối:
"Chả mấy. Nhưng đừng nghĩ tôi dốt, vì tôi thích trò chuyện với người biết đọc biết viết - thanh niên thành phố chẳng hạn. Anh không thấy con chó không sủa khi các anh đến à? Nó biết tính tôi."
Hình như cô chưa muốn chúng tôi về. Cô rời ghế đứng lên, nhóm bếp gang ở giữa phòng, đặt chảo lên và đổ đầy nước. Lạc theo dõi mọi động tác của cô và hỏi:
"Cô định mời chúng tôi uống trà hay nước sôi?"
"Nước sôi."
Đó là dấu hiệu cô thích chúng tôi. Trên núi này, mời uống nước nghĩa là chủ nhà sẽ đập vài quả trứng vào nước sôi và thêm đường để làm súp. Lạc nói:
"Cô bé thợ may này, cô có biết cô và tôi có điểm chung không?"
"Hai đứa mình à?"
"Ừ, đánh cuộc không?"
"Cuộc cái gì?"
"Bất cứ cái gì cô thích. Chắc chắn tôi có thể chứng minh chúng ta có điểm chung."
Cô hơi nghĩ ngợi.
"Nếu tôi thua, tôi sẽ nới quần cho anh khỏi lấy tiền."
Lạc nói:
"Được. Bây giờ cởi giầy và vớ trái của cô rạ"
Sau một thoáng lưỡng lự, tính tò mò của cô bé thợ may thắng thế. Bàn chân bẽn lẽn hơn cô, nhưng không kém gợi cảm, dần dần lộ ra. Bàn chân nhỏ, sạm nắng, trong mờ, gân xanh, với những móng chân lóng lánh.
Lạc đặt bàn chân xương xẩu lấm bùn của nó dọc theo chân cô, và đúng, có điểm giống: ngón thứ hai dài hơn các ngón kia.
Đường về xa, vì thế chúng tôi lên đường khoảng ba giờ chiều để tới làng trước khi đêm xuống.
Trên đường tôi hỏi Lạc:
"Mày mê cô bé thợ may hả?"
Nó cúi đầu lê bước, suy nghĩ trước khi trả lời. Tôi gặng:
"Mày yêu cô nàng chưa?"
"Cô ta không văn minh, ít nhất là không đủ văn minh đối với tao!"
Chấm sáng leo lét trong bóng tối ở cuối đường hầm dài. Đốm sáng nhỏ chập chờn, rơi xuống rồi lại ngoi lên, và tiếp tục đường tiến gian nan của nó. Thỉnh thoảng, nền có chỗ trũng, đốm sáng biến mất vài giây. Im lặng chỉ mất khi có tiếng giỏ nặng kéo kèn kẹt trên mặt đất, và tiếng cằn nhằn của một kẻ đang cố hết sức. Tiếng động trong đường hầm tối như mực vang một khoảng rất xa.
Khi ánh sáng chợt xuất hiện lại, nó lơ lửng trên không như mắt loài thú trong cơn ác mộng bị nuốt chửng thân hình trong bóng tối.
Lạc đeo đèn dầu trên trán, làm việc trong cái gọi là "mỏ than nhỏ". Nơi nào lối đi quá thấp nó phải bò xuống. Nó trần truồng, ngoại trừ sợi đai da cắt sâu vào thịt. Bộ đai kinh khủng này giúp nó kéo từng giỏ lớn, trĩu những khúc than.
Khi nó tới, tôi đổi phiên cho nó. Tôi cũng trần truồng, thân phủ một lớp bụi than hõm vào từng vết ngấn trên dạ Tôi ưa đẩy giỏ hơn kéo phía sau như nó. Gần miệng hố có đoạn dốc đáng kể, nhưng trần ở đó cao hơn. Lạc hay giúp tôi mang giỏ tới đỉnh và ra khỏi đường hầm. Bọn tôi kiệt sức gục trong đám bụi bốc lên vì nghiêng giỏ trút vào đống than.
Ngày xưa, như chúng ta đã thấy, núi Phụng Hoàng nổi danh nhờ các mỏ đồng (và đi vào lịch sử như món quà hậu hĩnh của vị hoàng đế đồng tính luyến ái đầu tiên của Trung Hoa). Tuy mỏ đồng đã bỏ phế và đổ nát, khai thác than vẫn tiếp tục trong tầm vóc nhỏ và thủ công. Mỏ than là sở hữu tập thể của dân sơn cước, và được khai thác để đáp ứng nhu cầu chất đốt địa phương. Vì thế không có gì ngạc nhiên Lạc và tôi, cũng như bao thiếu niên thành phố, phải làm dưới hầm trong hai tháng như một phần của việc học tập cải tạo. Ngay cả trò diễn xi nê miệng thành công cũng không giúp chúng tôi thoát khỏi mệnh trời.
Nói thật, chúng tôi chấp nhận thử thách đoa. đày này, vì quyết tâm ở trong cuộc đua bằng mọi giá, dù cơ hội trở về thành phố không hơn ba phần ngàn nhỏ nhoi. Chúng tôi không biết phần việc trong mỏ than sẽ để lại dấu ấn suốt cuộc đời còn lại của mình, về thể xác và nhất là tinh thần. Thậm chí đến nay câu nói đáng sợ "mỏ than nhỏ" vẫn lạnh sống lưng tôi.
Trừ lối vào có một đoạn dài khoảng hai mươi thước, trần thấp chống đà cột ráp nối tạm bợ làm bằng thân cây đẽo sơ sài, suốt đường hầm bảy trăm mét không có bất cứ phòng hộ nào. Nguy hiểm thường trực vì đá rơi, và ba nông dân thợ mỏ già cuốc vỉa than cứ kể mãi cho chúng tôi những tai nạn chết người hồi trước.
Mỗi giỏ đầy chúng tôi xoay xở lôi suốt từ cuối đường hầm trở thành một trò may rủi chí mạng.
Một hôm, lúc bọn tôi đang cố kéo giỏ than đầy lên đoạn dốc cuối, tôi nghe Lạc nói:
"Tao không biết tại sao, nhưng từ khi mình tới đây, tao có ý nghĩ cứ dính trong đầu là tao sẽ chết trong cái mỏ này."
Nghe thế, tôi hụt hơi. Bọn tôi tiếp tục leo, nhưng tôi bỗng toát mồ hôi lạnh. Tôi bị lây ý nghĩ như Lạc: từ đó tôi có cùng nỗi kinh hoàng, sợ không còn sống để rời khỏi nơi này.
Suốt thời gian ở mỏ, Lạc và tôi ngủ trong lán của nông dân, túp lều khiêm tốn cheo leo trên sườn núi, dưới gờ đá. Buổi sáng thức dậy tôi nghe tiếng mưa nhỏ giọt từ đá xuống mái lán phủ vỏ cây, và tự an ủi với ý nghĩ ít nhất mình còn sống. Nhưng mỗi sáng khi rời lán, tôi sợ đến tối mình sẽ không trở về đó. Sự kiện tầm thường nhất, chẳng hạn một câu nói bâng quơ của ai đó hoặc một câu đùa rùng rợn, hay chỉ thay đổi thời tiết, trong mắt tôi trở thành một điềm xấu, một tiên đoán tử thần.
Đôi khi tôi thấy ảo ảnh lúc đang làm việc trong mỏ. Mặt đất trở nên mềm, tôi khó thở và cảm thấy đang bên bờ sự chết, sau đó tôi thấy thời thơ ấu của mình vút nhanh qua trước mắt, như cách người sắp chết thấy cuộc đời họ trôi qua trong ánh chớp. Nền đất dẻo trải dài, đàn hồi theo mỗi bước chân tôi, rồi có tiếng gầm điếc tai trên đầu, như thể mái hầm sắp sập. Điên vì sợ, tôi khuỵu xuống bò trong bóng tối, khuôn mặt cha mẹ lờ mờ trước mắt. Ảo ảnh kéo dài vài giây rồi chợt biến mất như lúc đến, để lại tôi trong hầm mỏ tiêu điều, trần như nhộng, phấn đấu đẩy gánh nặng của mình tới lối ra. Tôi dán chặt mắt vào nền đất dưới chân: trong ánh ngọn đèn mỏ bập bùng, tôi bắt gặp một con kiến lạc đàn. Nó tiến tới từ từ và đều đặn, thúc đẩy bằng ý chí sống còn.
Một hôm, trong tuần lễ thứ ba ở đó, tôi nghe tiếng khóc trong đường hầm, nhưng không thấy ánh đèn.
Không như tiếng sầu khổ, hay tiếng rên của người bị thương, mà giống tiếng khóc oà đáng thương. Tiếng dội lên vách, vang tới cuối đường hầm trước khi lắng vào bóng đen. Tôi chắc chắn Lạc đang khóc trong bóng tối.
Lạc ngã bịnh vào cuối tuần thứ sáu. Sốt rét. Buổi chiều, khi cả bọn chúng tôi ngồi ăn cơm dưới gốc cây đối diện lối vào hầm, nó than lạnh. Vài phút sau tay nó run tới nỗi không cầm được đũa. Nó lảo đảo đứng lên về lán nằm, nhưng không bước nổi. Mắt nó đờ đẫn. Đứng trước cửa lán mở, nó kêu lên, chẳng nói rõ với ai:
"Cho tôi vào!"
Thợ mỏ đang ăn dưới gốc cây cười ồ. Họ muốn biết:
"Mày nói với ai đó? Không có ai trong lán đâu."
Tối hôm đó trong lán nó vẫn than lạnh, dù đắp mấy lớp chăn và than cháy trong lò lớn.
Các ông rì rầm thảo luận hồi lâu. Họ bàn có nên đem Lạc xuống sông nhúng nó vào nước đá mà không bảo nó trước. Họ nghĩ cú sốc sẽ chữa cho nó. Tuy nhiên, đề nghị đó bị bác, vì sợ thấy nó chết chìm giữa đêm khuya.
Một người trong bọn ra ngoài mang vào hai cành cây. Ông bảo tôi:
"Một cành đào, một cành liễu."
Chỉ có hai cây này chữa được. Ông lôi Lạc dậy, tuột hết áo quần trong ngoài, và bắt đầu lấy hai nhánh cây quất tấm lưng trần của nó.
Những người kia vừa đứng ngoài xem vừa quát:
"Mạnh nữa! Nếu không quất mạnh, mày không đuổi được bịnh ra đâu."
Nhánh cây quật vun vút trên không, nhánh nọ tới nhánh kia. Trận roi để lại vết bầm tím trên da thịt Lạc, nhưng bạn tôi dửng dưng chịu đựng. Dù còn tỉnh, nhưng nó như trong mơ thấy chuyện xảy ra cho kẻ khác. Tôi không rõ nó nghĩ gì, nhưng rất nôn nóng, và nhớ lời nó nói trong mỏ vài tuần trước, vang dội trong tiếng roi quật tàn nhẫn: "Tao có ý nghĩ cứ dính trong đầu là tao sẽ chết trong cái mỏ này".bg-ssp-{height:px}
Người quất roi đã mệt và bảo kẻ khác tiếp taỵ Nhưng không ai nhận. Mệt mỏi, họ đã vào giường và muốn ngủ. Tôi thấy mình cầm nhánh đào và liễu. Lạc ngửng đầu. Mặt nó tái, trán lấm tấm mồ hôi. Ánh mắt nó xa xăm nhìn mắt tôi.
Nó thì thào gần như không nghe thấy:
"Tiếp tục đị"
Tôi hỏi:
"Mày có nên nghỉ chút không? Tay mày run lên kìa. Có tê không?"
Nó giơ một tay lên xem và nói:
"Tệ Mày nói đúng, tao lạnh run, như lão già trước cửa tử thần."
Tôi tìm một đuôi thuốc lá trong đáy túi mình, châm lửa và đưa nó. Nhưng đuôi thuốc trượt khỏi tay nó và rơi ngay xuống đất. Nó nói:
"Nặng khiếp."
"Mày có muốn tao tiếp tục quất mày thật không?"
"Ừ, như thế giúp tao ấm người."
Trước khi theo ý nó, tôi nghĩ mình hãy nhặt điếu thuốc rơi cho nó hút một hơi trước. Tôi cúi nhặt mẩu thuốc còn cháy. Bất chợt tôi bắt gặp một vật trăng trắng nằm trên sàn cạnh chân giường: bao thư.
Tôi nhặt lên. Phong bì gửi cho Lạc, chưa mở. Tôi hỏi các ông thư từ đâu đến. Một người nằm trong giường đáp có người tới mua than sớm nay để lại.
Tôi mở ra. Lá thư bên trong viết bằng bút chì. Chữ viết không đều trên trang giấy, vài chữ viết xấu, nhưng câu viết vụng về toát vẻ dịu dàng nữ tính, thành thật như con trẻ. Tôi chậm rãi đọc cho Lạc:
Gửi Lạc người kể chuyện phim.
Đừng cười chữ viết của tôi. Không như anh, tôi chưa học cấp hai. Anh cũng biết trường gần nhất nằm trong thị trấn Vĩnh Kính, đi từ núi tới phải mất hai ngày. Ba tôi dạy tôi đọc và viết. Anh có thể xếp tôi vào loại "đã xong tiểu học".
Cách đây không lâu, tôi nghe nói anh và bạn anh kể phim rất haỵ Tôi đã gặp trưởng làng tôi, và ông đồng ý gửi hai công nhân nông nghiệp tới mỏ than nhỏ để thay các anh hai ngày. Bây giờ các anh có thể tới làng tôi kể một phim.
Tôi muốn lên mỏ để tự mang tin tới cho anh, nhưng nghe nói đàn ông nơi đó đều ở trần, và chỗ đó cấm con gái.
Nghĩ tới mỏ than, tôi khâm phục lòng can đảm của anh. Tôi cầu xin nó đừng sụp. Các anh sẽ có hai ngày nghỉ: ít nhất lúc đó các anh sẽ không gặp rủi ro.
Hẹn gặp các anh sớm. Gửi lời chào bạn anh, anh kéo đàn.
Cô bé thợ may
..
Tái bút: Tôi vừa nhớ chuyện tức cười muốn kể cho anh: từ bữa anh tới thăm, tôi tình cờ gặp mấy người có ngón chân thứ hai dài hơn ngón cái như mình. Tôi thất vọng, nhưng đời là vậy.
Chúng tôi chọn chuyện Cô Bé Hàng Hoa.
Cho tới nay chúng tôi đã xem ba phim ở sân bóng rổ Vĩnh Kính. Dạo này, phim tình cảm sướt mướt của Bắc Hàn có vai chính là "Cô hàng hoa" được ưa chuộng nhất. Chúng tôi đã kể trong làng mình, và khi tới đoạn diễn cuối, tôi nhái tiếng thuyết minh khàn khàn đa cảm nghe được ở thị trấn: "Tục ngữ nói: một tấm lòng chân thành có thể làm đá nở hoa. Nói xem, tấm lòng cô hàng hoa không đủ chân thành sao?" Kết quả hùng tráng hệt như có màn ảnh. Toàn thể khán giả nhỏ lệ, ngay cả trưởng làng cục cằn cũng không cầm được nước mắt nóng hổi chảy xuống từ mắt trái lúc nào cũng có ba đốm máu.
Tuy cơn sốt tái phát, Lạc tuyên bố đủ khoẻ để đi tới làng cô bé thợ maỵ Nó ra đi với lòng tự tin của kẻ đi chinh phục. Tuy nhiên, dọc đường nó gục vì một cơn sốt rét nữa.
Dù mặt trời chói chan, nó cảm thấy cơn lạnh len lỏi vào thân. Tôi xoay xở nhóm lửa với mấy cọng cây và lá khô, và bắt nó đến ngồi cạnh, nhưng thay vì ấm nó càng cảm thấy lạnh hơn. Nó gắng gượng đứng lên, răng đánh lập cập:
"Thôi dấn lên."
Suốt dọc đường chúng tôi nghe tiếng sơn khê chảy siết, và tiếng vượn cùng các loài thú hoang kêu hú. Lạc khổ sở vì lúc nóng lúc lạnh khôn kham. Thỉnh thoảng nó lảo đảo sát vực núi tới nỗi làm lở đất đá. Tiếng đá rơi tới đáy hẽm núi, mãi lâu mới đến tai chúng tôi. Những lúc như thế tôi khuyên nó nghỉ một lát đến khi cơn sốt thuyên giảm.
Khi đến nhà cô bé thợ may, chúng tôi hài lòng được biết cha cô đi vắng. Như lần đầu, con mực đến khịt khịt chân chúng tôi nhưng không sủa.
Mặt Lạc đỏ bừng: nó mê sảng. Cô bé thợ may sửng sốt thấy nó lên cơn sốt thảm hại. Cô lập tức cho hủy bỏ buổi diễn xi nê nói, và đưa Lạc vào phòng cô, lên giường quây màn muỗi trắng. Cô cuộn bím tóc dài thành búi cao trên đỉnh đầu. Rồi cô cởi đôi giầy hồng, chạy chân lấm ra ngoài. Cô gọi tôi:
"Đi với tôi chứ? Tôi biết liều thuốc rất hay cho anh ấy."
Liều thuốc là một loại cây thường, mọc ở bờ lạch không xa làng. Rậm rạp, cao chưa tới ba tấc, hoa màu hồng tươi, cánh hoa giống hoa đào quá khổ, soi dưới dòng nước cạn trong của con lạch.
Chất thuốc tập trung trong lá có khía giống chân vịt. Cô bé thợ may hái một đống lá lớn. Tôi hỏi:
"Cây này tên gì?"
"Cây mảnh-bát."
Cô giã lá trong cối đá trắng đến khi thành chất sệt màu lục, rồi bôi lên cổ tay trái của Lạc. Dù vẫn sốt, nó đã tỉnh và chịu để cô đắp thuốc. Cô buộc thuốc bằng một dải vải trắng.
Đêm xuống, hơi thở Lạc có phần dịu lại, và nó thiếp ngủ.
Cô bé thợ may ngần ngừ hỏi tôi:
"Anh có tin thứ đó không?"
"Thứ gì?"
"Mấy thứ không giải thích tự nhiên được."
"Có lúc tôi tin, có lúc không."
"Anh nói như thể anh nghĩ tôi sắp tố cáo anh."
"Không đâu."
"Vậy thì sao?"
"Theo ý tôi, mình không thể tin chúng hoàn toàn, nhưng cũng không thể chối bỏ hoàn toàn."
Cô dường như chấp thuận câu trả lời của tôi. Liếc mắt nhìn Lạc đang ngủ trên giường mình, cô hỏi:
"Cha của Lạc là gì? Phật tử à? "
"Tôi không biết. Nhưng ông ấy là nha sĩ lừng danh. "
"Nha sĩ là gì?"
"Cô không biết nha sĩ là gì à? Nha sĩ chữa răng cho cộ"
"Thật sao? Anh nói họ có thể giết mấy con sâu chui vào răng làm mình đau hả?"
Tôi đáp, không cười:
"Ừ. Tôi sẽ kể cho cô một bí mật, nhưng phải thề là không bao giờ nói cho ai."
"Tôi thề... "
Tôi thấp giọng:
"Ba nó bắt hết sâu trong răng Mao chủ tịch."
Sau một lúc im lặng kính nể, cô hỏi:
"Nếu tôi mời bà bóng tới canh giường bịnh của con ổng tối nay thì ổng có phiền không?"
Tới nửa đêm, bốn bà già từ ba làng khác nhau đến. Họ mặc áo dài lam và đen, cài hoa trên tóc và đeo vòng ngọc ở cổ taỵ Các bà bóng tụm bên Lạc đang co rúm trong giấc ngủ. Rồi họ ngồi xuống bốn góc giường, nhìn nó qua màn muỗi. Khó mà nói ai là người ghê rợn nhất có thể làm ma quỉ sợ.
Một trong các bà bóng, bà nhăn nhúm nhất, cầm cung tên trên taỵ Bà bảo tôi:
"Ta cam đoan hồn ma mỏ than nhỏ, con ma đang gây bịnh cho bạn cháu đây, tối nay không dám tới đâu. Cây cung của ta từ Tây Tạng, mũi tên bọc bạc. Khi ta bắn, mũi tên huýt trên không trung như sáo diều, và chưa từng bắn hụt ngực con ma dù cho nó mạnh cỡ nào."
Không những các bà bóng rất già, mà trời đã rất khuya, và lát sau họ bắt đầu ngáp. Và dù trà đặc cô chủ nhà của chúng tôi tiếp mãi, họ ngủ gà ngủ gật, bà nọ đến bà kia. Chủ nhân cây cung cũng chịu thua cơn buồn ngủ, để vũ khí lên giường, mi mắt sơn uể oải rũ xuống và nhắm lại.
Cô bé thợ may bảo tôi:
"Thức họ dậy. Kể cho họ một phim."
"Phim loại nào?"
"Phim gì cũng được. Chỉ cốt giữ họ thức... "
Thế là tôi lao vào buổi diễn lạ lùng nhất đời mình. Trong ngôi làng hẻo lánh đó, chen giữa hẻm núi nơi bạn tôi đang mê sảng, tôi ngồi trong ánh đèn dầu leo lét, và kể phim Bắc Hàn cho một cô gái xinh xắn và bốn bà phù thủy già.
Tôi hết sức tự xoay xở. Sau vài phút, khán giả say mê câu chuyện cô hàng hoa đáng thương. Thậm chí họ còn hỏi, và tôi kể càng dài, họ càng ít chớp mắt để khỏi buồn ngủ.
Tuy vậy, ma thuật cũng không như lúc Lạc chủ động. Tôi không có khiếu kể chuyện. Chúng tôi khác nhau. Nửa giờ sau cô hàng hoa đã làm đủ mọi cách kiếm tiền, rồi chạy đến bịnh viện để thấy rằng quá trễ: mẹ cô đã chết, tuyệt vọng gọi con gái trong hơi thở cuối cùng. Một phim tuyên truyền như bất cứ phim nào khác. Bình thường mà nói, cảnh giường bịnh là cao điểm đầu tiên trong câu chuyện. Khán giả bao giờ cũng khóc lúc ấy, bất kể họ xem phim hay nghe chúng tôi kể. Có lẽ các bà phù thủy thuộc tạng khác. Họ chăm chú nghe, nhập chuyện có chừng mực - thậm chí tôi có thể cảm thấy họ hơi rùng mình cảm động - nhưng không nhỏ một giọt nước mắt.
Thất vọng vì biểu diễn của mình, tôi nấn ná miêu tả bàn tay run rẩy không ngừng của cô gái hàng hoa và tờ bạc rơi khỏi các ngón tay cô... Nhưng các bà bóng không xúc động.
Thình lình, từ trong màn muỗi trắng, một giọng nói như từ đáy giếng phát ra. Lạc ngâm:
"Tục ngữ nói rằng tấm lòng chân thực có thể làm đá nở hoa. Nói xem, tấm lòng cô hàng hoa không đủ chân thực sao?"
Tôi sửng sốt, vì Lạc đã thốt câu kết vang dội trước khi chuyện kết thúc, hơn là vì nó tỉnh dậy thình lình. Nhưng thật ngạc nhiên, tôi liếc quanh phòng: bốn bà phù thủy đang khóc! Nước mắt họ đổ ra tràn trề, chảy xuống gò má vênh váo nứt nẻ của họ.
Tài nghệ của Lạc thật tuyệt! Nó có thể kích động khán giả bằng lời thuyết minh đúng lúc, ngay cả khi nó đang vật nhau với cơn sốt rét.
Khi tôi kể tiếp, tôi cảm thấy cô bé thợ may có vẻ gì khang khác, và nhận ra rằng cô thả lửng những lọn tóc dầy, một bờm tóc tuyệt vời chảy xuống vai. Tôi đoán Lạc đã thò tay khỏi màn, gỡ bím tóc bằng những ngón tay sốt rét của nó. Một ngọn gió lùa bất chợt làm ngọn đèn chập chờn rồi tắt, lúc đó tôi ngỡ mình thấy cô bé thợ may vén một góc màn, và cúi trên Lạc trao một nụ hôn trộm trong bóng đêm.
Một bà bóng thắp lại ngọn đèn dầu, và tôi tiếp tục kể nốt câu chuyện buồn của cô gái Triều Tiên. Các bà bóng khóc nức nở, nước mắt hoà lẫn nước mũi, và tiếng sụt sịt của họ tiếp tục đến đêm khuya.