Tiết tử
Đầu xuân năm nay, sau khi con dâu Trần thị qua đời, Công Tôn Chân liền bệnh, bệnh rất nặng.
Cô gái trẻ tuổi nằm trong quan tài, mày liễu môi đào, hô chi dục khởi*. Công Tôn Chân vịn vào quan tài nhìn nàng một cái, đau lòng không kể siết.
(*Hình dung người trong bức tranh rất thật, giống như kêu một tiếng sẽ từ bức tranh đi ra. Ở đây ý nói nàng chỉ như ngủ, kêu một tiếng sẽ dậy)
Con dâu vì Công Tôn Sách đến Liêu truyền tin, xông qua đầm rồng hang hổ một trận, mạng cũng dám bỏ. Trải qua mưa gió rốt cuộc đạt được chính quả loan phượng hòa minh*. Chưa sống qua một ngày của cuộc sống ân ái như đã nghĩ đến, thế nhưng cứ vậy mà chết đi. Bạc phúc như vậy, bạc phúc đến mức đáng hận. Cái chết của nàng, không những chấm dứt mong nhớ nửa đời của Công Tôn Sách, mà còn mang theo phúc khí niềm vui tuổi già của Công Tôn Chân.
(*chỉ sự ân ái, hòa hợp hạnh phúc của vợ chồng)
Công Tôn Chân thương tiếc cho con mình thương tiếc cho con dâu, còn thương tiếc cho chính mình, thương mới bệnh cũ khó có thể thoát khỏi, trằn trọc trên giường bệnh sắp chết—- mọi người sẽ không nói cho y sự thật, nhưng mà y biết, mình sắp chết rồi.
Khí hậu Lư Châu chuyển ấm, trên cành cây trong viện đã bắt đầu nhú ra những chồi non nhỏ bé xanh xanh. Lúc Công Tôn Thực tỉnh lại, liền kêu hạ nhân mở cửa sổ ra, y nghiêng đầu nhìn màu xanh nhạt mơ hồ kia, tưởng tượng ra mưa xuân như sương của Giang Nam, sau đó lại ngủ mê man.
Y mơ thấy một giấc mộng hỗn loạn, trong mộng y gặp Triệu Đức Phương, Giản Thư Hoa, còn có tỷ đệ Trầm gia và Gia Đinh. Mơ thấy Triệu Đức Phương nắm lấy tay y, ôn nhu cười nói: A Tồn lớn lên thật tốt. Nguyệt nguyệt xuất giảo hề, giảo nhân liêu hề*. Sau này nhất định là đại tài tử sáng ngời như trăng. Giản Thư Hoa bên kia lại vội vàng túm lấy tay y, trừng mắt, giọng nói oa oa: Tồn Tu! Ngay cả tánh mạng của thân gia** ngươi cũng không cần sao? Ngươi hồ đồ a!
(*Ánh trăng sáng tỏ biết bao, chiếu vào khuôn mặt xinh đẹp của người, bóng hình xinh đẹp thanh nhã của người, tác động đến nỗi khổ tâm thâm tình của ta.
**bản thân và gia đình)
Công Tôn Chân bị hai người ở hai bên lôi kéo, đang rất mơ hồ. Lời của Triệu Đức Phương y nghe hiểu, nhưng mà Giản Thư Hoa đang nói cái gì vậy? Phía xa bỗng nhiên có một chùm sáng sáng lên, Trầm Nguyệt Trúc đang ngồi đối diện gương đồng trang điểm bên dưới cửa sổ màu son, miệng ngâm nga một điệu hát dân gian hàm súc nhẹ nhàng của Giang Nam, bờ môi củ ấu mấp máy, khuôn mặt dịu dàng. Em ruột của nàng Trầm Nguyệt Nho đứng phía sau nàng, cả người áo lụa thuần trắng, tôn quý mà lãnh khốc. Một người đọc sách, vậy mà lại mang một cỗ khí thế tiêu điều.
Trầm Nguyệt Nho nói: Công Tôn Chân, tỷ tỷ đã chết, ngươi và ta cắt đứt quan hệ thông gia đi, đừng qua lại nữa.
Công Tôn Chân muốn chạy đến phía trước hỏi Nguyệt Trúc sao lại chết? Chẳng phải nàng đang ở trước mặt ngươi sao? Sách nhi còn chưa gặp mẹ ruột cậu ruột của nó đâu! Nhưng mà dưới chân trầm xuống, Gia Đinh khóc la sống chết ôm lấy chân y. Y chạy không được, trong lòng gấp lên, tránh tránh đến tỉnh.
Gia Đinh quả nhiên quỳ gối bên gót chân y khóc lóc không ngừng. Công Tôn Sách đôi mắt chóp mũi cũng hồng hồng, thấy phụ thân tỉnh lại, thở phào nhẹ nhõm cười. Trước đó Công Tôn Chân đã mê man hai ngày một đêm.
Công Tôn Chân nói: Sách nhi, lấy giấy bút đến đây.
Công Tôn Sách nói: Cha muốn viết cái gì? Hài nhi viết thay không được sao?
Công Tôn Chân lắc đầu. Gia Đinh bày ra một cái bàn nhỏ ở trên giường, đây là thứ chỉ người phương bắc mới có, bởi vì Công Tôn Chân bệnh, trong nhà mới đặc biệt làm một cái. Hắn lại chêm thêm một cái đệm sau lưng y, chấm bút đầy mực, sau đó đặt bút vào tay của y.
Công Tôn Chân run rẩy viết một hàng chữ trên giấy, dĩ nhiên là đã dùng hết khí sức lực của toàn thân. Cổ tay buông xuống, bút mực vẽ lên một đường màu đen trên chiếc chăn bằng tơ gấm, người nhà lập tức hầu hạ y nằm xuống.
Công Tôn Sách nhìn hàng chữ kia: Cha, đây là…
Công Tôn Chân nói: Đưa cho Bàng Tịch.
Công Tôn Sách nhìn về phía phụ thân, trong mắt là sự kinh ngạc khó có thể che giấu.
Đây có lẽ là lần duy nhất trong đời Công Tôn Chân dùng chuyện công cho việc tư. Bức thư riêng tư lại được đưa theo cách đưa công văn đến kinh thành, khoái mã tám trăm dặm đạp nát hoa cỏ, chẳng phân biệt ngày đêm mà chạy. Bàng Tịch nhận được thư đến, Lư Châu phủ cấp báo, trong mắt run lên, hắn mở ra xem, bên trên chỉ có một dòng thơ:
Ngã kim nhân bệnh hồn điên đảo, duy mộng nhàn nhân bất mộng quân*.
***
*Câu thơ trong bài “Thù lạc thiên Tần Mộng Vi Chi” của Nguyên Chẩn
Nguyên Chẩn, tên chữ là Vi Chi, nhà thơ Trung Quốc thời Trung Đường. Ông và Bạch Cư Dị là đôi bạn thân thiết, là bạn thơ, bạn cùng triều, rồi sau đó vì cùng đấu tranh chính trị trong triều mà bị giáng chức. Nguyên Chẩn bị giáng chức đến Thông Châu, Bạch Cư Dị bị giáng chức đến Giang Châu, hai nơi cách xa mấy ngàn dặm, thư từ qua lại vô cùng khó khăn.
Có một ngày Bạch Cư Dị gửi cho Nguyên Chẩn một bài thơ:
Thần khởi lâm phong nhất trù trướng
Thông xuyên bồn thủy đoạn tương văn.
Bất tri ức ngã nhân hà sự
Tạc dạ tam canh mộng kiến quân.
Bạch Thi không nói thẳng bản thân nhớ đến bạn vô cùng, trái lại nói thành Nguyên Chân nhớ mong, hỏi Nguyên Chẩn có chuyện gì nhớ đến ta, khiến ta đêm qua mơ thấy ngươi.
Mơ có thể coi là cảnh giới tình thần nhớ mong sâu sắc, thể hiện sự mong nhớ và tình bạn chân thành của hai thi sĩ.
Nguyên Chẩn lại gửi cho Bạch Cư Dị:
Sơn thủy vạn trùng thư đoạn tuyệt
Niệm quân liên ngã mộng tương văn
Ngã kim nhân bệnh hồn điên đảo
Duy mộng nhàn nhân bất mộng quân.
Dịch nghĩa:
Sông núi nghìn trùng thư từ khó khăn
Nhớ thương nhau chỉ gặp được trong mộng
Nay ta bệnh tâm thần đảo điên
Chỉ mơ thấy người dưng không mơ thấy ngươi.
Bạch Cư Dị dùng giấc mộng thể hiện nỗi nhớ mong, là chuyện thường thấy trong văn chương, Nguyên Chẩn lại nói dẫu có nhớ mong, nhưng ngay cả trong mộng cũng không gặp được. Nằm mơ bao hàm sự hy vọng và tuyệt vọng sâu đậm, cảm tình thống khổ cùng cực. Nguyên Chẩn càng đẩy mạnh loại tình cảm này một tầng. Nguyên Chẩn giải thích: ta vốn có thể khống chế giấc mộng của mình, đã từng gặp ngươi nhiều lần trong mộng, nhưng giờ phút này bị cơn bệnh tra tấn, cho nên chỉ toàn mơ thấy người dưng không còn có thể mơ thấy Bạch Cư Dị. Nguyên Chẩn viết tinh thần và thể xác vô cùng buồn khổ, bao hàm tình cảm thê lương bi ai, tâm tình thấu tận xương, tha thiết động lòng người.
(Tham khảo baidu)
Tên của phiên ngoại k biết có lấy cảm hứng từ Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị hay k, mn nếu hứng thú thì có thể tìm hiểu thêm bài thơ này. M cũng thấy có bài “Tỳ bà ngữ” nữa, mn nghe thử xem.
Đầu xuân năm nay, sau khi con dâu Trần thị qua đời, Công Tôn Chân liền bệnh, bệnh rất nặng.
Cô gái trẻ tuổi nằm trong quan tài, mày liễu môi đào, hô chi dục khởi*. Công Tôn Chân vịn vào quan tài nhìn nàng một cái, đau lòng không kể siết.
(*Hình dung người trong bức tranh rất thật, giống như kêu một tiếng sẽ từ bức tranh đi ra. Ở đây ý nói nàng chỉ như ngủ, kêu một tiếng sẽ dậy)
Con dâu vì Công Tôn Sách đến Liêu truyền tin, xông qua đầm rồng hang hổ một trận, mạng cũng dám bỏ. Trải qua mưa gió rốt cuộc đạt được chính quả loan phượng hòa minh*. Chưa sống qua một ngày của cuộc sống ân ái như đã nghĩ đến, thế nhưng cứ vậy mà chết đi. Bạc phúc như vậy, bạc phúc đến mức đáng hận. Cái chết của nàng, không những chấm dứt mong nhớ nửa đời của Công Tôn Sách, mà còn mang theo phúc khí niềm vui tuổi già của Công Tôn Chân.
(*chỉ sự ân ái, hòa hợp hạnh phúc của vợ chồng)
Công Tôn Chân thương tiếc cho con mình thương tiếc cho con dâu, còn thương tiếc cho chính mình, thương mới bệnh cũ khó có thể thoát khỏi, trằn trọc trên giường bệnh sắp chết—- mọi người sẽ không nói cho y sự thật, nhưng mà y biết, mình sắp chết rồi.
Khí hậu Lư Châu chuyển ấm, trên cành cây trong viện đã bắt đầu nhú ra những chồi non nhỏ bé xanh xanh. Lúc Công Tôn Thực tỉnh lại, liền kêu hạ nhân mở cửa sổ ra, y nghiêng đầu nhìn màu xanh nhạt mơ hồ kia, tưởng tượng ra mưa xuân như sương của Giang Nam, sau đó lại ngủ mê man.
Y mơ thấy một giấc mộng hỗn loạn, trong mộng y gặp Triệu Đức Phương, Giản Thư Hoa, còn có tỷ đệ Trầm gia và Gia Đinh. Mơ thấy Triệu Đức Phương nắm lấy tay y, ôn nhu cười nói: A Tồn lớn lên thật tốt. Nguyệt nguyệt xuất giảo hề, giảo nhân liêu hề*. Sau này nhất định là đại tài tử sáng ngời như trăng. Giản Thư Hoa bên kia lại vội vàng túm lấy tay y, trừng mắt, giọng nói oa oa: Tồn Tu! Ngay cả tánh mạng của thân gia** ngươi cũng không cần sao? Ngươi hồ đồ a!
(*Ánh trăng sáng tỏ biết bao, chiếu vào khuôn mặt xinh đẹp của người, bóng hình xinh đẹp thanh nhã của người, tác động đến nỗi khổ tâm thâm tình của ta.
**bản thân và gia đình)
Công Tôn Chân bị hai người ở hai bên lôi kéo, đang rất mơ hồ. Lời của Triệu Đức Phương y nghe hiểu, nhưng mà Giản Thư Hoa đang nói cái gì vậy? Phía xa bỗng nhiên có một chùm sáng sáng lên, Trầm Nguyệt Trúc đang ngồi đối diện gương đồng trang điểm bên dưới cửa sổ màu son, miệng ngâm nga một điệu hát dân gian hàm súc nhẹ nhàng của Giang Nam, bờ môi củ ấu mấp máy, khuôn mặt dịu dàng. Em ruột của nàng Trầm Nguyệt Nho đứng phía sau nàng, cả người áo lụa thuần trắng, tôn quý mà lãnh khốc. Một người đọc sách, vậy mà lại mang một cỗ khí thế tiêu điều.
Trầm Nguyệt Nho nói: Công Tôn Chân, tỷ tỷ đã chết, ngươi và ta cắt đứt quan hệ thông gia đi, đừng qua lại nữa.
Công Tôn Chân muốn chạy đến phía trước hỏi Nguyệt Trúc sao lại chết? Chẳng phải nàng đang ở trước mặt ngươi sao? Sách nhi còn chưa gặp mẹ ruột cậu ruột của nó đâu! Nhưng mà dưới chân trầm xuống, Gia Đinh khóc la sống chết ôm lấy chân y. Y chạy không được, trong lòng gấp lên, tránh tránh đến tỉnh.
Gia Đinh quả nhiên quỳ gối bên gót chân y khóc lóc không ngừng. Công Tôn Sách đôi mắt chóp mũi cũng hồng hồng, thấy phụ thân tỉnh lại, thở phào nhẹ nhõm cười. Trước đó Công Tôn Chân đã mê man hai ngày một đêm.
Công Tôn Chân nói: Sách nhi, lấy giấy bút đến đây.
Công Tôn Sách nói: Cha muốn viết cái gì? Hài nhi viết thay không được sao?
Công Tôn Chân lắc đầu. Gia Đinh bày ra một cái bàn nhỏ ở trên giường, đây là thứ chỉ người phương bắc mới có, bởi vì Công Tôn Chân bệnh, trong nhà mới đặc biệt làm một cái. Hắn lại chêm thêm một cái đệm sau lưng y, chấm bút đầy mực, sau đó đặt bút vào tay của y.
Công Tôn Chân run rẩy viết một hàng chữ trên giấy, dĩ nhiên là đã dùng hết khí sức lực của toàn thân. Cổ tay buông xuống, bút mực vẽ lên một đường màu đen trên chiếc chăn bằng tơ gấm, người nhà lập tức hầu hạ y nằm xuống.
Công Tôn Sách nhìn hàng chữ kia: Cha, đây là…
Công Tôn Chân nói: Đưa cho Bàng Tịch.
Công Tôn Sách nhìn về phía phụ thân, trong mắt là sự kinh ngạc khó có thể che giấu.
Đây có lẽ là lần duy nhất trong đời Công Tôn Chân dùng chuyện công cho việc tư. Bức thư riêng tư lại được đưa theo cách đưa công văn đến kinh thành, khoái mã tám trăm dặm đạp nát hoa cỏ, chẳng phân biệt ngày đêm mà chạy. Bàng Tịch nhận được thư đến, Lư Châu phủ cấp báo, trong mắt run lên, hắn mở ra xem, bên trên chỉ có một dòng thơ:
Ngã kim nhân bệnh hồn điên đảo, duy mộng nhàn nhân bất mộng quân*.
***
*Câu thơ trong bài “Thù lạc thiên Tần Mộng Vi Chi” của Nguyên Chẩn
Nguyên Chẩn, tên chữ là Vi Chi, nhà thơ Trung Quốc thời Trung Đường. Ông và Bạch Cư Dị là đôi bạn thân thiết, là bạn thơ, bạn cùng triều, rồi sau đó vì cùng đấu tranh chính trị trong triều mà bị giáng chức. Nguyên Chẩn bị giáng chức đến Thông Châu, Bạch Cư Dị bị giáng chức đến Giang Châu, hai nơi cách xa mấy ngàn dặm, thư từ qua lại vô cùng khó khăn.
Có một ngày Bạch Cư Dị gửi cho Nguyên Chẩn một bài thơ:
Thần khởi lâm phong nhất trù trướng
Thông xuyên bồn thủy đoạn tương văn.
Bất tri ức ngã nhân hà sự
Tạc dạ tam canh mộng kiến quân.
Bạch Thi không nói thẳng bản thân nhớ đến bạn vô cùng, trái lại nói thành Nguyên Chân nhớ mong, hỏi Nguyên Chẩn có chuyện gì nhớ đến ta, khiến ta đêm qua mơ thấy ngươi.
Mơ có thể coi là cảnh giới tình thần nhớ mong sâu sắc, thể hiện sự mong nhớ và tình bạn chân thành của hai thi sĩ.
Nguyên Chẩn lại gửi cho Bạch Cư Dị:
Sơn thủy vạn trùng thư đoạn tuyệt
Niệm quân liên ngã mộng tương văn
Ngã kim nhân bệnh hồn điên đảo
Duy mộng nhàn nhân bất mộng quân.
Dịch nghĩa:
Sông núi nghìn trùng thư từ khó khăn
Nhớ thương nhau chỉ gặp được trong mộng
Nay ta bệnh tâm thần đảo điên
Chỉ mơ thấy người dưng không mơ thấy ngươi.
Bạch Cư Dị dùng giấc mộng thể hiện nỗi nhớ mong, là chuyện thường thấy trong văn chương, Nguyên Chẩn lại nói dẫu có nhớ mong, nhưng ngay cả trong mộng cũng không gặp được. Nằm mơ bao hàm sự hy vọng và tuyệt vọng sâu đậm, cảm tình thống khổ cùng cực. Nguyên Chẩn càng đẩy mạnh loại tình cảm này một tầng. Nguyên Chẩn giải thích: ta vốn có thể khống chế giấc mộng của mình, đã từng gặp ngươi nhiều lần trong mộng, nhưng giờ phút này bị cơn bệnh tra tấn, cho nên chỉ toàn mơ thấy người dưng không còn có thể mơ thấy Bạch Cư Dị. Nguyên Chẩn viết tinh thần và thể xác vô cùng buồn khổ, bao hàm tình cảm thê lương bi ai, tâm tình thấu tận xương, tha thiết động lòng người.
(Tham khảo baidu)
Tên của phiên ngoại k biết có lấy cảm hứng từ Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị hay k, mn nếu hứng thú thì có thể tìm hiểu thêm bài thơ này. M cũng thấy có bài “Tỳ bà ngữ” nữa, mn nghe thử xem.