Trừ cái đầu hơi nhỏ, vợ Hàn Vẹt là Cảnh Liên Liên quả thật rất xinh. Vóc dáng cô thật đẹp, cặp chân thon, mông đầy đặn nhưng không chảy xệ, eo lưng mềm mại như cánh cung, bờ vai thanh mảnh, ngực tròn căng, cổ cao, phía sau gáy không chê vào đâu được. Tất cả những nét trên là di truyền từ bà mẹ của cô, bà mẹ có biệt danh là Rắn Nước. Nói đến mẹ cô, Kim Đồng lại nhớ tới cái đêm mưa gió khó quên trong nhà xay thời kỳ nội chiến. Bà mẹ Cảnh Liên Liên có cái đầu đủt như lưỡi xẻng, lắc lư trong làn hơi nước, quả thật là ba phần người bảy phần rắn.
Sau khi bị mụ Kim buộc thôi việc, Kim Đồng đi lang thang khắp phố phường phồn hoa của thành phố Đại Lan. Anh cảm thấy không còn mặt mũi nào gặp lại mẹ. Tuy thời gian xếp hàng gửi tiền không nhanh hơn là mấy so với chạy về nhà dưới chân tháp; tuy rằng khi nhận được giấy báo lĩnh tiền mẹ vẫn phải đến bưu cục này để lĩnh, tuy các nhân viên bưu điện đều nhìn anh bằng con mắt lạ lùng về hành động vô lý của anh, nhưng anh vẫn kiên quyết gửi tiền ẹ bằng cách này. Đến khu vực Bãi-Cát-Dài, anh phát hiện Sở Văn hóa đã cho dựng hai tấm bia ở đấy. Một tấm để ghi nhớ vụ Hoàn Hương Đoàn chôn sống tại đây bảy mươi bảy người, tấm thứ hai ghi công Thượng Quan Đẩu và Tư Mã Răng-To chiến đấu anh dũng chống bọn thực dân Đức và đã anh dũng hy sinh. Lời văn cổ lỗ khó hiểu, anh đọc mà hoa cả mắt. Một tốp thanh niên nam nữ có vẻ như sinh viên xúm quanh tấm bia bàn tán sôi nổi, sau đó họ chụp anh kỷ niệm. Cầm máy ảnh là một cô gái. Cô mặc chiếc quần xanh bó sát mông và đùi, phần dưới loe ra như chiếc hoa loa kèn, bám đầy cát trắng. Gối quần thủng hai lỗ to tướng, bờm xờm như bị chó dại cắn. Cô mặc chiếc áo len cao cổ màu vàng rơm rộng thùng thình, tay áo thả xuống như yếm bò. Cặp vú còn rắn đanh, lẩy xuống có thể đập vỡ đầu chó. Trước ngực đeo huy hiệu Mao Trạch Đông nặng dễ đến nửa cân. Bên ngoài áo len là chiếc áo trấn thủ của thợ ảnh, liên kết bằng đủ loại túi to túi nhỏ. Cô chổng mông lên, chẳng khác ngựa cái non sắp ỉa.
- OK - Cô nói - đừng động, đừng động! Sau đó, cô xách máy ảnh đi một vòng, trông thấy Kim Đồng đang nhìn mình - anh đang mặc bộ quần áo rất mốt do mụ Kim trang bị cho - cô liền ấp úng nói mấy câu tiếng Tây. Kim Đồng không hiểu cô nói gì, nhưng anh lập tức hiểu ra rằng cô gái tưởng anh là người nước ngoài. Anh nói:
- Thưa cô, cô cứ nói tiếng Trung Quốc, tôi nghe được?
Cô gái sững sờ, chắc cô ngạc nhiên vì tôi phát âm đặc giọng địa phương. Một người nước ngoài không quản xa xôi ngàn dặm đến Trung Quốc, mà lại nói lưu loát thổ âm vùng Cao Mật thì không phải chuyện đùa! Tôi nghĩ hộ cô và tự nhiên tự cảm thấy kính phục. Nếu như có người nước ngoài nào đó biết nói giọng Cao Mật thì hay biết mấy! Có đấy! Trong sáu chàng rể nhà Thượng Quan có Bác-bít. Còn nữa, còn một người giỏi hơn cả Bác-bít, đó là mục sư Malôa. Cô gái cười tít mắt:
- Thưa ông, ông bấm giúp tôi một kiểu được không?
Kim Đồng vui lây niềm vui của cô gái, nhất thời quên phắt hoàn cảnh khốn quẫn của mình, anh bắt chước ngươi Tây trên phim ảnh, nhún vai một cái, nháy nháy mắt, tất cả đều rất tự nhiên. Anh cầm lấy máy ảnh, cô gái chỉ cho anh cái nút bấm, anh luôn miệng OK và buột miệng nói mấy câu tiếng Nga. Thế mà lại hay, cô gái thích thú nhìn anh, rồi chạy trở lại nhập bọn bên tấm bia. Khi điều chỉnh cự ly, anh xoay ống kính lại bỏ hết bạn cô ra ngoài, chỉ còn lại mỗi hình cô rồi bấm máy. Xoạch! OK? Vài phút sau, chỉ còn mình anh cô đơn bên tấm bia, không khí vẫn còn lưu cái mùi trẻ trung của đám thanh niên. Cánh mũi phập phồng, họng đắng ngắt như ăn phải quả thị xanh, lưỡi khô ráp rất khó cử động, anh buồn nẫu ruột. Cảnh tượng đám thanh niên hôn nhau trong rừng cây khiến anh không vui. Mỗi người có một cái miệng, hàng ngày ăn đủ các thứ, liệu có bẩn không Anh nghĩ, hôn môi không bằng hôn vú. Tương lai vú phụ nữ sẽ ở trên má để cho đàn ông hôn. Vú trên má là vú có tính chất nghi lễ, phải bôi lên đó màu sắc đẹp nhất, phải đeo vào chân vú những chuông vàng khánh bạc. Vú ở ngực chỉ là cơ quan cung cấp sữa kiêm tác dụng thẩm mỹ, có thể phổ biến kiểu áo bông thời Sa Nguyệt Lượng cho các bà mẹ, kiểu áo khoét hai lỗ ở chỗ vú, to nhỏ tùy theo từng người, tùy thời mà thay đổi. Vải che lỗ thủng thì nhất thiết phải là vải mỏng hoặc vải the, mỏng quá lộ ra hết thì không còn thú vị, mà dày quá thì không khác bế quan tỏa cảng, ảnh hưởng giao lưu tình cảm và sự thông thoáng. Mép lỗ phải viền đăng ten, các loại đăng ten. Nếu như không viền đăng ten thì sau này những người một vú xuất hiện ở vùng Cao Mật sẽ trông rất buồn cười, chẳng khác đám sĩ tốt thời cổ đại hoặc đám lâu la của tướng cướp rừng xanh.
Anh vịn tay vào tấm bia, không sao thoát khỏi những ý nghĩ chẳng đâu vào đâu. Nếu như không có cô cháu dâu Cảnh Liên Liên đến tìm, thì anh sẽ chết khô trên nền bia bằng đá Đại Lý như một con chim bất hạnh. Cảnh Liên Liên cưỡi chiếc mô tô ba bánh màu cỏ úa từ phía phố xá ồn ào chạy tới. Vì sao cô dừng lại bên tấm bia thì chẳng nói anh cũng biết. Anh ngắm thân hình cô với vẻ tán thưởng không giấu giếm. Cô ngập ngừng hỏi:
- Cậu Kim Đồng phải không?
Kim Đồng tỏ vẻ ngượng nghịu để xác nhận thân phận của mình. Cô nói:
- Cháu là vợ Hàn Vẹt, tên là Liên. Cháu biết hắn giày vò cháu không còn ra con người nữa, như một con hổ cái?
Kim Đồng không biết nói sao, đành gật đầu. Cảnh Liên Liên nói:
- Mụ Kim đã vắt kiệt sức cậu? Nhưng không sao, cậu ơi, hôm nay cháu đặc cách đến tìm cậu, mời cậu về làm việc tại Trung tâm nuôi chim Phương Đông của chúng cháu. Công xá đãi ngộ thì cậu khỏi lo, bảo đảm cậu vừa ý?
Kim Đồng nói: - Tôi là đồ bỏ đi, chẳng nên chuyện gì đâu
Cảnh Liên Liên cười: - Chúng cháu đã thu xếp một công việc mà chỉ cậu mới làm nổi.
Kim Đồng còn định nói dăm câu nhún nhường nữa, nhưng Liên Liên đã kéo tay anh, nói:
- Ta đi thôi, cậu! Cháu tìm cậu mất cả ngày trời, phố to phố nhỏ tìm cả rồi đấy chứ!
Cô mời Kim Đồng ngồi bên thùng xe. Trong thùng xe có con vẹt Kim Cương, chân mang sợi xích sắt. Nó nhìn Kim Đồng bằng ánh mắt không thân thiện, há cái mỏ khoằm kêu những tiếng khàn khàn quái gở. Cảnh Liên Liên vỗ vỗ con vẹt, dùng hai ngón tay tháo tuột sợi dây xích ở chân con vẹt, nói:
- Lão Hoàng, bay về trước báo cho chủ mày, ông cậu đến ngay đấy?
Con vẹt vụng về bay lên mép thùng xe, rồi nhảy xuống bãi cát. Nó chạy loạng choạng trên cát như đứa trẻ, hai cánh xõa xuống rồi nó vỗ cánh bay lên, ở độ cao hơn chục thước, nó quay lại nhìn, lượn vòng tròn quanh xe. Cảnh Liên Liên ngẩng lên giục:
- Lão Hoàng về mau lên, đừng quậy nữa, rồi tôi cho ăn quả mà lão thích? Con vẹt có tên Kim Cương vui vẻ kêu lên một tiếng, vọt lên tầm ngọn cây bay về hướng nam.
Cảnh Liên Liên nghiêng mình đạp cần khởi động, máy nổ ran. Cô lên xe vào số, tăng ga, chiếc xe khật khưỡng chạy. Gió thổi tung mái tóc của cô và làm rối thêm mái tóc Kim Đồng. Xe lao vun vút trên đường bê tông đến khu vực phụ cận vùng hồ.
Trung tâm nuôi dưỡng chim Phương Đông khoanh hai trăm mẫu* ven hồ bằng dây thép gai (* một mẫu Trung Quốc bằng 1/15 ha). Cổng chính to cao, đàng hoàng như một vọng lầu. Hai nhân viên bảo vệ dây súng đeo chéo vai, thắt lưng đeo tòn ten khẩu súng lục đồ chơi của trẻ con, đứng gác hai bên cổng, đứng nghiêm khi xe mô tô của Cảnh Liên Liên đi vào, động tác quá chuẩn, xem ra chỉ là trò đùa.
Bước vào cổng chính là gặp một hòn non bộ ghép bằng đá Thái Hồ, phía trước non bộ là bể phun nước, trong bể có mấy con tiên hạc giả trông giống như thật. Con vẹt Kim Cương đã bay về từ lâu, đang uống nước trong bể, trông thấy Cảnh Liên Liên, nó khệnh khạng theo sau cô.
Hàn Vẹt ăn vận như anh hề rạp xiếc, đeo găng trắng, từ ngôi nhà có treo rèm cửa bằng những chuỗi hạt, chạy ra. Hắn nói:
- Thế là mời được cậu đến đây rồi! Cháu đã bảo mà, chỉ cần nên tấm nên miếng một tí, là cháu có thể đền ơn đáp nghĩa được rồi!
Hắn xoay xoay chiếc gậy nhỏ màu bạc, nói:
- Trời đất mênh mông nhưng vẫn không lớn bằng ân tình của bà ngoại! Người đầu tiên cháu phải đền ơn là bà ngoại! Biếu bà ngoại một tải thịt lợn, chưa chắc ngoại đã vui, biếu bà ngoại một cây gậy bằng vàng, cũng chưa chắc bà ngoại đã vui. Sắp xếp công việc tốt nhất cho cậu thì chắc chắn là ngoại vui lắm!
- Thôi thôi, đừng bẻm mép nữa! - Cảnh Liên Liên bằng giọng của người lãnh đạo nói với cấp dưới - Anh dạy con yểng đến đâu rồi? Anh đã đảm bảo với tôi rồi đấy nhá?
- Xin phu nhân yên tâm! - Hàn Vẹt bắt chước động tác của anh hề, rạp mình sát đất, nói - Tôi bảo đảm nó biết hát mười bài, còn đọc lời chào quan khách bằng tiếng phổ thông như một phát thanh viên ưu tú?
Cảnh Liên Liên nói: - Cháu đưa cậu đi tham quan một lát, sau đó ta bàn công việc.
Kim Đồng theo Cảnh Liên Liên đến tham quan khu vực nuôi chim công. Hàng nghìn con công ủ rũ lê chân trên cát, phía trên được chắn bằng lưới ni lông. Trông thấy Cảnh Liên Liên, mấy con công đực trắng xòe đuôi múa. Lông đuôi chúng rất thưa, trông rõ cả mồng tím tái. Mấy cô người làm đang dùng vòi cao su rửa nền chuồng bằng xi măng. Mùi công ở đây chẳng khác mùi gà ở trại gà của nông trường. Anh nhìn trộm Cảnh Liên Liên, cô ta cũng đang nhìn anh. Anh đấm ngực, hỏi:
- Có cáo không?
Cảnh Liên Liên nói:
- Trong đầm thì có nhưng chúng chưa đến đây lần nào.
- Nuôi nhiều công thế này làm gì? - Kim Đồng hỏi.
- Hàng năm tặng một ít cho các vươn thú, nhưng chủ yếu là để ăn thịt - Cô nói - Theo Lý Thời Trân chép trong Bản thảo cương mục thì thịt công làm thư giãn gân cốt, lưu thông huyết mạch, bổ gan bổ phổi. Căn cứ kết quả nghiên cứu gần đây nhất, trong thịt chim công có hai mươi loại axít amin cần thiết cho con người, ngoài ra còn có hơn ba mươi loại nguyên tố vi lượng. Thịt chim công rất thơm, thơm hơn thịt gà. Thịt chim câu, thịt vịt kém xa. Quan trọng nhất là thịt công bổ âm tráng dương, người bị liệt dương lâu năm, mềm như quả dưa chuột nướng, chỉ cần ăn hai ba lạng thịt chim công là cứng như cây gậy bằng gỗ tứ thiết, phóng ngựa ngàn dặm không cần nghỉ!
Cô đắm đuối nhìn Kim Đồng hỏi:
- Cậu cùng mụ Kim tiệc tùng nhiều như vậy, chẳng lẽ chưa ăn thịt chim công của Trung tâm nuôi chim Phương Đông của chúng cháu? Chuyện này cũng dễ, chỗ chúng cháu có một tay đầu bếp rất cừ, làm món bát bửu hồ lô khổng tước, hết chê. Ngày mai cháu mời cậu thưởng thúc món này. Mật chim công là thứ thuốc quí, ngày xưa nói mật công cực độc, toàn là nói bậy, thực ra, mật công có thể tư âm bổ dương, trừ phong thấp, sáng mắt: Mắt cháu sở dĩ sáng long lanh là vì tối nào trước khi đi ngủ, cháu cũng uống một ly rượu mật công. Một con công đực đến gần lưới nghiêng đầu ngắm người đứng bên ngoài. Đột nhiên, nó thò cái đầu có túm lông dựng lên rất cao ra ngoài lưới mổ ống quần Kim Đồng. Cảnh Liên Liên giơ tay chụp cái cổ khẳng khiu của con công, tay kia luồn qua mắt lưới trên, lần tìm chiếc lông đuôi to nhất, đẹp nhất, rồi tì vào phao câu nó nhổ mạnh một cái. Khi cô buông tay ra, con công kêu lên một tiếng đau đớn rồi bỏ chạy. Nó bay lên giàn, lúc vẫy đuôi soàn soạt, lúc ngoái lại dùng mỏ nhấm nhấm chỗ đau ở đuôi. Cảnh Liên Liên đưa chiếc lông công cho Kim Đồng, nói:
- Ơ một số vùng Đông Nam á người ta tặng lông công cho người bạn nào quí mến nhất! Kim Đồng ngắm nghía những hình khối được cấu thành bởi những lông tơ mịn và dẹt trên chiếc đuôi công, hỏi:
- Liệu nó có bị đau mà chết không?
- Chả trách Hàn Vẹt vẫn bảo cậu là bụng dạ Bồ tát quả không sai. Cháu không phải là con công nên không biết nó có đau hay không? Nhưng lông công là khoản thu nhập lớn nhất của trung tâm, mà phải vặt sống, vặt lúc nó sống mới đẹp. ở đây chúng cháu không chỉ lấy lông công, mà còn lấy lông vịt trời. Vặt lông lúc con công còn sống thì mới bán được cho diễn viên Kinh kịch!
Kim Đồng cùng Liên Liên thăm khu vực nuôi vẹt. Trong một gian nhà cao to treo tầng tầng lớp lớp những lồng sắt, mỗi lồng là một ngôi nhà của vẹt. Hàng vạn con vẹt kêu cùng một lúc sốt cả ruột, làm như dại họa sắp xảy ra đến nơi. Cô làm công mặc quần áo màu xanh, dùng bông gòn đút nút lỗ tai, nếu không sẽ phát điên.
- Đây là loại chim cảnh có thị trường rộng lớn - Cô nói - Tất nhiên cũng có thể ăn thịt. Các quan chức Đại Lan đều là những vị liều lĩnh trong ăn uống, khám phá bao nhiêu là món ăn mới lạ. Những gì cho là độc, bẩn, không ăn được v.v..., các vị ăn tuốt. Trước kia người ta không ăn ễnh ương, thực ra, thịt ễnh ương rất ngon, hơn cả ếch. Nhà khách 1-5 trực thuộc Cục lao động tháng trước trình làng món ăn nổi tiếng Cóc ăn thịt ngỗng trời, gồm các thành phần chủ yếu sau: Bảy con cóc lột bỏ da, ngỗng trời mổ moi một con. Nhét bảy con cóc vào bụng con ngỗng rồi đem quay. Món ăn này công khai vi phạm luật bảo vệ tài nguyên, vậy nên gần đây họ thay ngỗng trời bằng ngỗng nhà. Thực ra biện pháp tốt nhất bảo vệ chim thú quí hiếm là bắt chúng về mà nuôi, như chim công chẳng hạn, ở đây chúng cháu đã biến chúng thành gà nuôi để lấy thịt.
Kim Đồng cùng Cảnh Liên Liên thăm khu vục nuôi sếu đầu đỏ hạc trắng, hạc đen, gà lửa, gà gấm, uyên ương... Cô ta nói Trung tâm nuôi chim Phương Đông có hai sứ mạng, một là thu gom các loại chim quí hiếm sắp bị tuyệt chủng trên thế giới, nhân giống chúng bằng phương pháp nhân tạo, khắc phục tình trạng cái gì có hiếm mới quí. Hai là, cung cấp món ăn cho các nơi, thỏa mãn sở thích ăn của lạ ở họ. Cô ta bảo, cháu ngoại của Kim Đồng là một chuyên gia về chim, nghe tiếng hót mà đoán rất trúng tâm tư của từng con. Anh ta hiểu hết tiếng nói của chim. Anh ta có thế dạy những loài chim mà thiên hạ cho rằng không thể nói tiếng người. Anh ta dạy quạ ngâm thơ nhưng đầu óc kinh doanh thì anh ta thiếu, khiến Trung tâm nuôi chim Phương Đông nợ như chúa Chổm. Nhiệm vụ nặng nề nhất của cháu sau khi tiếp nhận chức Tổng giám đốc là chuyển lỗ thành lãi. Biện pháp duy nhất của cháu là biến toàn bộ số chim thành món ăn bày lên bàn, mua một đôi chim vẹt làm cảnh chỉ cần nuôi dưỡng đúng cách, trong bảy năm chúng vẫn chưa chết. Nhưng ăn thịt một đôi vẹt thì hai mươi bốn tiếng đồng hồ sau đã tiêu hóa hết. Cái miệng của con người là một thị trường rộng lớn kinh khủng. Cùng với sự phát triển về kinh tế, của cải nhiều lên, cái miệng con người không bằng lòng với những món ăn thông thường, người ta đã ngán gà vịt thịt cá. Tất nhiên những người này chỉ là một số nhỏ, họ ăn của chùa, bản thân không phải bỏ ra đồng nào. Trung tâm nuôi chìm Phương Đông kiếm tiền nhờ những người này. Một đôi chim công giá một nghìn hai trăm tệ, dân thường dám ăn không? Không dám, nhưng những người kia lại dám. Năm ngoái cháu đi tiếp thị ở Quảng Đông phát hiện một tay nông dân nuôi cá sáu, mà là cá sấu sông Dương Tử, đứng đầu trong danh sách bảo vệ của Nhà nước. ở trại nuôi cá sấu của anh ta, pháp lệnh bảo vệ động vật cửa Nhà nước chỉ là cái vật chuẩn cho anh ta tùy tiện nâng giá cá sấu. Anh muốn ăn cá sấu Dương Tử ư? Xin lỗi đây là động vật số một được Nhà nước bảo vệ, là thứ vô giá! Dám ăn thì đừng tiếc tiền; không dám ăn thì quên đi. Cá sấu Dương Tử bán theo xăng ti mét. Một con, từ đầu đến đuôi dài một trăm bốn mươi xăng ti mét, mỗi xăng ti mét là tám mươi tệ, xin lỗi con này giá mười một nghìn hai trăm tệ, chỗ quen biết lấy rẻ một chút, tròn mười nghìn tệ, xin mời! Dự tiệc cá sấu toàn là những vị nắm con dấu trong tay và đám bồ nhí của các vị. Khó có thể nói rằng thịt cá sấu ngon hơn cá chép, nhưng cá chép thì ai cũng có thể ăn, còn cá sấu mà lại là cá sấu Dương Tử thì không phải ai cũng có thể ăn. Anh có thể vênh váo mà khoe với đám con cháu rằng, hồi trẻ anh đã từng ăn thịt cá sấu Dương Tử, do một ông chủ lớn chiêu đãi. Cái anh chàng nuôi cá sấu kia phất ghê lắm. Cháu nghĩ rằng, mình nên giải phóng tư tưởng một lần nữa, không nên chỉ bằng lòng với những chim thú hiếm của nước mình, mà còn thu gom khắp nơi trên thế giới nếu có thể. Kế hoạch của cháu đến năm 2000 là khoanh toàn bộ khu vục đầm hồ lại, xây dựng một thiên đường lớn nhất thế giới, một bảo tàng về chim, khi đó, trung tâm của chúng cháu sẽ trở thành nơi quan trọng nhất Đại Lan về cảnh quan thu hút các du khách và các nhà đầu tư và những người thích của ngon vật lạ.
Cô nói, triển vọng là vô cùng sáng sủa.
- Vậy thì tôi làm được gì? Kim Đồng hỏi.
Cảnh Liên Liên nói:
- Cậu ơi, cháu muốn cậu đảm nhiệm phần quan hệ giúp cháu, làm Giám đốc Makéttinh của Trung tâm nuôi chim Phương Đông
Kim Đồng, Giám đốc Makétting Trung tâm nuôi chim Phương Đông được Cảnh Liên Liên đưa đến trung tâm tắm hơi mười ngày liền, được các cô chiêu dãi viên Thái Lan xoa bóp, lại đi mỹ viện tiến hành mười bận xoa bóp cơ mặt và dưỡng da. Anh cảm thấy người lâng lâng nhẹ nhõm như đã thay da đổi thịt. Cảnh Liên Liên không tiếc tiền sắm cho anh những bộ quần áo thật mốt, nước hoa đắt tiền, còn điều cho anh một cô gái lo liệu cho anh về mặt ăn ở. Cô ta tiêu tiền như nước khiến anh rất áy náy. Liên miên không phân công cho anh một công việc cụ thể nào, chỉ liên tục nhồi cho anh những kiến thức về loài chim, cùng anh đi tham quan mô hình phát triển Trung tâm nuôi chim Phương Đông để anh tin chắc rằng tương lai của Trung tâm nuôi chim Phương Đông chính là tương lai của thành phố Đại Lan.
Đêm khuya thanh vắng, Kim Đồng nằm trên chiếc giường sang trọng mà trăn trở không sao chợp mắt. Anh điểm lại nửa cuộc đời đã qua, cảm thấy những gì anh được hưởng ở Trung tâm nuôi chim Phương Đông cứ như trong mộng. Cô gái thông minh và năng động này sẽ dùng anh vào công việc gì nhỉ? Anh sờ nắn lớp mỡ đã dày lên ở hai bên mạng sườn, rồi mơ màng ngủ thiếp đi. Anh mơ thấy lông công mọc đầy người, đuôi xòe ra như một bức tường rực rỡ bởi hàng vạn những đốm màu. Đột nhiên, Cảnh Liên Liên dẫn mấy cô gái mặt mày dữ tợn đi tới nhổ lông trên người anh, nói là để tặng người bạn quí đi xa trở về. Anh phản đối bằng tiếng chim công. Cảnh Liên Liên nói, nếu không nhổ lấy lông thì nuôi cậu để làm gì? Câu chất vấn không thể bác bỏ, không những đúng với chim công mà đúng cả với người. Vậy là anh đành ngoan ngoãn vểnh đít lên chờ đợi bị vặt lông.
Anh cảm thấy như có gió luồn qua khe hở giữa hai đùi và trên mông, mặt da co lại, kim cắm không thủng. Cảnh Liên Liên rửa tay trong chiếc chậu bằng đồng, xát xà phòng mùi đàn hương rửa đi rửa lại nhiều lần, cuối cùng, còn sai một nữ công nhân mặc áo choàng trắng rót nước từ một bình lớn, rửa lại lần nữa. Nhổ đi, cô cháu đâu, cô đừng đềnh dàng như vậy để hành hạ người ta. Cô có biết sự đau đớn của con cừu khi nằm trên bàn mổ không phải là lúc nhận một nhát dao vào tim, mà là lúc giương mắt nhìn tên đồ tể mài dao, vừa mài vừa gại móng tay thử độ sắc của lưỡi dao. Cảnh Liên Liên vỗ bàn tay đeo găng lên mông anh, nói: Giãn ra, giãn ra, cậu học được cái lối của Tư Mã Khố bao giờ thế? Thằng cha gian ác ấy lúc sắp chết còn vận nội công lên râu, làm cho tay thợ cạo mẻ hết lưỡi dao. Những chuyện như vậy thì đám hậu sinh như cô làm sao hiểu nổi? Chuyện Tư Mã Khố làm mẻ dao chẳng qua chỉ là huyền thoại, mà những huyền thoại về Tư Mã Khố thì có thể dùng xe để chở. Huyền thoại kể rằng, đạn bắn vào trán Tư Mã Khố đều bật trở lại, khí công luyện được đến mức ấy thì có thể sánh ngang với đại sư huynh Nghĩa Hòa Quyền, Phàn Kim Tiêu ở vùng đông bắc Cao Mật trước đây, một con người gươm dao đâm không thủng. Đến khi Tư Mã Khố trông thấy con trai đứng trên đê, liền gọi: Lương ơi! Các nhà thiện xạ công an lợi dụng tình huống đó bắn thẳng vào miệng Tư Mã Khố, mới kết thúc được tính mệnh anh ta. Oan lắm, cô cháu đâu ơi, Kim Đồng nói, tôi không gặp may, tôi sợ! Cậu sợ gì chứ? Cô hỏi, vẻ khinh miệt, nhổ một cái lông mà cậu đã như thế, nếu thiến béng hai hòn cà của cậu thì sao? Cậu có bị sốc không? Trời ơi, Kim Đồng nghĩ, chả trách Hàn Vẹt kêu động trời, các mụ này quả thực lợi hại, hơi một tí là dao với súng! Trước kia ở nông trường Thuồng Luồng, cô cán bộ thú y Tiểu Đổng nổi tiếng về bạo tay, vậy mà khi thiến con la cho đội vận tải, dịch hoàn vừa lòi ra, cô vứt dao mổ bỏ chạy, lão Đặng phải làm nốt công việc. Bây giờ một số người ở Đại Lan còn lưu truyền câu làm ăn như Tiểu Đổng thiến la, bùng nhùng không dứt điểm. Cảnh Liên Liên tóm lấy chiếc lông đẹp nhất trên mông Kim Đồng dùng sức nhổ bật ra. Kim Đồng kêu to một tiếng, tỉnh dậy, mồ hôi đầm đìa, chỗ đốt xương cùng hình như nhâm nhẩm đau. Đêm ấy, anh không sao ngủ lại được Anh lắng nghe tiếng kêu chí chóe của những con chim tranh giành nhau chỗ ngủ ngoài đầm, nhớ lại những hình ảnh trong giấc mơ, và anh vận dụng phương pháp giải mộng mà anh học được ở những người tù hồi ở nông trường lao cải, để giải mộng ình.
Sáng sớm, Cảnh Liên Liên mời anh cùng cô dùng bữa sáng tại phòng làm việc. Cùng hưởng vinh dự đặc biệt này có Hàn Vẹt, chồng cô đồng thời là bậc thầy về dạy chim. Vừa bước vào cửa, anh đã được con vẹt có tên Tám Đen đang đậu trên giàn kim loại chào bằng một giọng ồm ồm:
- Xin chào? Xin chào!
Chất giọng không thật, khiến Kim Đồng sinh nghi, anh đảo quanh để xem ai đã phát ra tiếng chào đó. Tám Đen lại nói:
- Kim Đồng, Kim Đồng!
Đúng là Tám Đen. Kim Đồng ngạc nhiên vô cùng. Kim Đồng gật đầu, hỏi:
- Chào chim, chào chim, chim tên là gì?
Tám Đen vẫy đuôi, nói:
- Khốn nạn, khốn nạn!
Cảnh Liên Liên nói:
- Hàn Vẹt, anh nghe thấy chưa, anh dạy được con chim nói như thế đấy!
Hàn Vẹt đánh Tám Đen một bạt tai, mắng:
- Đồ khốn! Tám Đen choáng váng nhại theo.
- Đồ khốn, đồ khốn!
Hàn Vẹt có vẻ ngượng, nói với Cảnh Liên Liên:
- Mẹ kiếp, cô nghĩ có lạ không, con chim này giống hệt trẻ con, dạy nó câu đứng đắn thì năm lần bảy lượt nó không thuộc, nhưng chửi tục thì không dạy nó cũng biết.
Cảnh Liên Liên thết Kim Đồng món sữa bò tươi và trúng gà điểu ốp lết. Cô ăn rất ít, như bữa ăn của chim: Kim Đồng ăn nhiều như lợn. Cảnh Liên Liên uống cà phê Nestlé thơm phức, nói:
- Cậu ơi, nuôi quân ngàn ngày, dùng trong một giờ! Bây giờ là lúc cậu xuất trận!
Kim Đồng giật mình và cứ thế mà nấc cụt. Anh ấp úng nói:
- Tôi... tôi thì làm được gì?....
Rõ ràng là Cảnh Liên Liên rất ngán ngẩm về những cái nấc cụt của Kim Đồng, cô ta nhìn chằm chằm vào miệng Kim Đồng bằng con mắt thiếu thiện cảm, ánh mắt sắc lạnh khiến đôi mắt cô bình thường vốn dịu dàng, bỗng trở nên đáng sợ, khiến anh nhớ tới mẹ cô, nhớ tới con rắn trong đầm nuốt chửng những con nhạn. Nghĩ tới đây, tự nhiên anh khỏi nấc cụt.
- Cậu năng động lên một tí thì đã sao - Cặp mắt rắn của cô lóe lên những tia dịu dàng, chính vì vậy mắt cô lại rất đẹp, đẹp mê hồn.
Cô nói: - Cậu ơi, để thực hiện kế hoạch vĩ đại của chúng ta, thì phải có tiếng. Điều này chẳng nói cậu cũng hiểu. Vào nhà tắm hơi phải có tiền, gọi mấy cô Thái Lan đấm bóp, thư giãn cột sống, phải có tiền. Trứng đà điểu ta vừa ăn giá bao nhiêu, cậu biết không? Cô giơ năm ngón tay ra, năm mươi? năm trăm? Năm nghìn, năm nghìn tệ. Nhất cử nhất động đều cần đến tiền! Trung tâm nuôi chim Phương Đông muốn phát triển càng cần phải có tiền, không phải tám vạn mười vạn, mà cũng không chỉ một triệu hai triệu, mà là mươi triệu, trăm triệu? Như vậy, cần được sự ủng hộ của Chính phủ, được ngân hàng cho vay vốn, ngân hàng là của Chính phủ, giám đốc ngân hàng phải nghe lệnh thị trường, thị trưởng thì nghe ai?
Cô mỉm cười nhìn Kim Đồng:
- Cậu ơi, thị trưởng nghe lời cậu!
Kim Đồng giật bắn người, lại bắt đầu nấc cụt. Cảnh Liên Liên nói:
- Xin cậu đừng hoang mang, để cháu nói cậu nghe. Thị trưởng mới của Đại Lan không phải ai khác, mà là cô giáo vỡ lòng của cậu: Kỷ Quỳnh Chi. Theo một nguồn tin đáng tin cậy thì vừa đến nhậm chức, bà ấy đã hỏi thăm cậu. Cậu thử nghĩ, mấy chục năm rồi, bà ấy vẫn còn nhớ đến cậu, tình cảm mới sâu làm sao!
- Tôi đi gặp bà ấy và nói rằng, thưa cô, em là Thượng Quan Kim Đồng, cô cho Trung tâm nuôi chim của cháu ngoại em vay một trăm triệu tệ? - Kim Đồng nói.
Cảnh Liên Liên bật cười đứng dậy, vỗ vai Kim Đồng kiểu cá mè một lứa:
- Ông cậu ngốc nghếch ơi, cậu thật thà quá! Để cháu nói cậu nghe!
Thế là trong mười mấy hôm liền, giống như Hàn Vẹt huấn luyện chim, Cảnh Liên Liên không kể ngày đêm lên lớp cho Kim Đồng, dạy anh những lời lẽ cử chỉ làm đẹp lòng người phụ nữ độc thân có chức có quyền. Trước ngày sinh nhật Kỷ Quỳnh Chi một hôm, trong phòng ngủ của Cảnh Liên Liên có một cuộc diễn tập. Cảnh Liên Liên mặc chiếc áo ngủ sạch bong, miệng ngậm điếu thuốc More, tay cầm ly rượu vang, đầu giường có chai rượu nghênh xuân, chân đi dép lê thêu, đóng giả Kỷ Quỳnh Chi. Kim Đồng mặc âu phục là thẳng tắp, cổ và nách xịt nước hoa Pari, tay ôm một bó lông công, tay kia xách một con vẹt đã được huấn luyện, khẽ đẩy cánh cửa bọc da của phòng ngủ.
Cánh cửa vừa mở anh đã sợ cứng người vì cái vẻ uy nghiêm của Kỷ Quỳnh Chi. Chị không mặc áo ngủ rộng thùng thình, hở vai hở ngực như Cảnh Liên Liên đã mặc. Chị mặc bộ quân phục nam kiểu cũ, khuy áo cài đến cổ. Chị cũng không hút thuốc lá More, không bê ly rượu vang, càng không có bình rượu Nghênh Xuân ờ đầu giường hay đầu tủ. Chị không tiếp Kim Đồng trong phòng ngủ. Chị ngậm tẩu kiểu Stalin, hút thuốc sợi đóng trong hộp. Chị rót nước trà từ cái bình sứ to tướng đã tróc men, còn lưu bút tích của nông trường Thuồng Luồng. Chị ngồi trong ghế mây, hai chân gác lên bàn. Chị đang xem một tập tài liệu in rônêô. Kim Đồng vừa bước vào, chị quẳng tập tài liệu xuống, chửi:
- Bọn sâu bọ khốn kiếp!
Kim Đồng sợ rủn đầu gối, suýt nữa quì xuống lạy.
Kỷ Quỳnh Chi co chân về, xỏ chân vào giày, nói:
- Vào đây Kim Đồng! Không phải tôi chửi cậu đâu, cậu đừng sợ?
Theo sự chỉ dẫn của Cảnh Liên Liên thì Kim Đồng phải cúi chào một cách cung kính, rồi nước mắt lưng tròng, anh nhìn đăm đăm vào ngực thị trưởng, không được nhìn quá lâu, quá lâu thì không đứng đắn, mà quá ngắn thì không thân tình. Sau đó mới nói:
- Thưa cô, cô còn nhớ thằng học trò lận đận của cô không?
Nhưng Kim Đồng chưa kịp mở miệng thì Kỷ Quỳnh Chi đã gọi luôn tên anh, cặp mắt sắc sảo như ngày nào nhìn anh từ đầu đến chân, đến nỗi anh sởn gai ốc cùng mình, thiếu nước quẳng tất cả đấy rồi bỏ chạy. Cánh mũi phập phồng, chị hỏi:
- Cảnh Liên Liên tưới lên người cậu bao nhiêu nước hoa?
Chị đứng lên đẩy cánh cửa sổ để làn gió lạnh ban đêm ùa vào phòng. Xa xa, ánh lửa hàn chói mắt như pháo hoa ngày lễ. Chị bảo:
- Ngồi xuống đi, ở đây tôi chẳng có gì để chiêu đãi cậu. Uống chén nước lọc vậy!
Chị cầm lấy chén ở bàn trà, ngó vào cáu trà ở đáy chén, nói:
- Thôi vậy, chén bẩn quá, tôi cũng lười cọ rửa, già rồi, tuổi tác không tha ình, chạy suốt ngày, chân sưng phồng như cục bột lên men ấy!
- Khi bà ấy nói đến chuyện tuổi tác, nói rằng bà ấy già rồi thì cậu hãy nhớ cho kỹ, không bao giờ được nói rằng bà ấy đã già, dù bà ấy đã già mõm, héo quắt như quả mướp khô. Cậu phải nói là...
Kim Đồng đọc thuộc lòng như vẹt những lời Cảnh Liên Liên gà cho:
- Thưa cô, cô có mập hơn chút ít, còn thì y như hồi cô dạy em học hát, thìn bề ngoài chỉ khoảng hai mươi tám, quá lắm chỉ ba mươi là cùng!
Kỷ Quỳnh Chi cười nhạt, hỏi:
- Những lời vừa rồi là do Cảnh Liên Liên mớm cho phải không?
Kim Đồng đỏ mặt: - Vâng!
Kỷ Quỳnh Chi nói:
- Kim Đồng, bài ca này hỏng rồi! Cái trò rẻ tiền này áp dụng vào tôi không ăn thua. Làm sao mà tôi thua đến ba mươi tuổi, Từ Nương có bộ mặt không già không trẻ thì vẫn còn phải nhờ ở dáng hình! Già hay không bản thân tôi tự hiểu. Tóc hoa râm rồi này, mắt mờ rồi này, răng lung lay rồi này, da thịt nhẽo rồi này và còn nhiều chuyện nữa không tiện nói ra. Cái bọn ấy ngoài miệng thì tán tụng tôi nhưng sau lưng thì chửi, không dám chửi ra miệng thì chửi thầm: Đồ chết tiệt! Con yêu tinh già! Thấy cậu thẳng thắn bộc trực, nên hôm nay tôi tha cho cậu, nếu không, tôi tống cổ cậu ra khỏi cửa? Ngồi xuống, ngồi xuống đi, đừng đứng mãi thế!
Kim Đồng trao bó lông công cho Kỷ Quỳnh Chi, nói:
- Thưa cô, đây là Cảnh Liên Liên bảo em đem tặng cô. Cô ấy dặn, khi tặng bó lông công này, cậu nhất định phải nói như thế này, thưa cô, nhân dịp sinh nhật của cô, em tặng cô năm mươi chiếc lông công, chúc cô đẹp mãi như những chiếc lông công này!
- Tầm bậy! - Kỷ Quỳnh Chi nói - Công đực mới đẹp, công mái còn xấu hơn gà mái già! Cậu cầm chỗ lông công này trả lại cho cô ta. Còn kia có phải con vẹt biết nói không? - Cô chỉ vào chiếc lồng phủ khăn vải điều, bỏ khăn tôi xem nào!
Kim Đồng gỡ tấm khăn, con vẹt mắt ngái ngủ, rũ cánh, giận dỗi chào:
- Chào cô, chào cô Quỳnh Chi, chào!
Kỷ Quỳnh Chi vỗ đánh bộp vào lồng, con vẹt sợ quá định bỏ chạy, cánh quẹt vào nan lồng loẹt xoẹt. Kỷ Quỳnh Chi thở dài:
- Chào với chả chào! Hay ho cái nỗi gì!
Chị nhồi đầy tẩu thuốc rồi bập bập hút như ngươi già nói:
- Hàn Chim trồng rồng, nhưng thu hoạch thì được bọ chét! Cảnh Liên Liên sai cậu đến đây có việc gì?
Anh ấp úng:
- Mời cô tham quan Trung tâm nuôi chim Phong Đông.
- Đó chưa phải là lý do chính - Kỷ Quỳnh Chi bê cái cốc vại lên uống một ngụm to, rồi dằn mạnh cái cốc xuống bàn, nói - Mục đích là vay tiền!
Trừ cái đầu hơi nhỏ, vợ Hàn Vẹt là Cảnh Liên Liên quả thật rất xinh. Vóc dáng cô thật đẹp, cặp chân thon, mông đầy đặn nhưng không chảy xệ, eo lưng mềm mại như cánh cung, bờ vai thanh mảnh, ngực tròn căng, cổ cao, phía sau gáy không chê vào đâu được. Tất cả những nét trên là di truyền từ bà mẹ của cô, bà mẹ có biệt danh là Rắn Nước. Nói đến mẹ cô, Kim Đồng lại nhớ tới cái đêm mưa gió khó quên trong nhà xay thời kỳ nội chiến. Bà mẹ Cảnh Liên Liên có cái đầu đủt như lưỡi xẻng, lắc lư trong làn hơi nước, quả thật là ba phần người bảy phần rắn.
Sau khi bị mụ Kim buộc thôi việc, Kim Đồng đi lang thang khắp phố phường phồn hoa của thành phố Đại Lan. Anh cảm thấy không còn mặt mũi nào gặp lại mẹ. Tuy thời gian xếp hàng gửi tiền không nhanh hơn là mấy so với chạy về nhà dưới chân tháp; tuy rằng khi nhận được giấy báo lĩnh tiền mẹ vẫn phải đến bưu cục này để lĩnh, tuy các nhân viên bưu điện đều nhìn anh bằng con mắt lạ lùng về hành động vô lý của anh, nhưng anh vẫn kiên quyết gửi tiền ẹ bằng cách này. Đến khu vực Bãi-Cát-Dài, anh phát hiện Sở Văn hóa đã cho dựng hai tấm bia ở đấy. Một tấm để ghi nhớ vụ Hoàn Hương Đoàn chôn sống tại đây bảy mươi bảy người, tấm thứ hai ghi công Thượng Quan Đẩu và Tư Mã Răng-To chiến đấu anh dũng chống bọn thực dân Đức và đã anh dũng hy sinh. Lời văn cổ lỗ khó hiểu, anh đọc mà hoa cả mắt. Một tốp thanh niên nam nữ có vẻ như sinh viên xúm quanh tấm bia bàn tán sôi nổi, sau đó họ chụp anh kỷ niệm. Cầm máy ảnh là một cô gái. Cô mặc chiếc quần xanh bó sát mông và đùi, phần dưới loe ra như chiếc hoa loa kèn, bám đầy cát trắng. Gối quần thủng hai lỗ to tướng, bờm xờm như bị chó dại cắn. Cô mặc chiếc áo len cao cổ màu vàng rơm rộng thùng thình, tay áo thả xuống như yếm bò. Cặp vú còn rắn đanh, lẩy xuống có thể đập vỡ đầu chó. Trước ngực đeo huy hiệu Mao Trạch Đông nặng dễ đến nửa cân. Bên ngoài áo len là chiếc áo trấn thủ của thợ ảnh, liên kết bằng đủ loại túi to túi nhỏ. Cô chổng mông lên, chẳng khác ngựa cái non sắp ỉa.
- OK - Cô nói - đừng động, đừng động! Sau đó, cô xách máy ảnh đi một vòng, trông thấy Kim Đồng đang nhìn mình - anh đang mặc bộ quần áo rất mốt do mụ Kim trang bị cho - cô liền ấp úng nói mấy câu tiếng Tây. Kim Đồng không hiểu cô nói gì, nhưng anh lập tức hiểu ra rằng cô gái tưởng anh là người nước ngoài. Anh nói:
- Thưa cô, cô cứ nói tiếng Trung Quốc, tôi nghe được?
Cô gái sững sờ, chắc cô ngạc nhiên vì tôi phát âm đặc giọng địa phương. Một người nước ngoài không quản xa xôi ngàn dặm đến Trung Quốc, mà lại nói lưu loát thổ âm vùng Cao Mật thì không phải chuyện đùa! Tôi nghĩ hộ cô và tự nhiên tự cảm thấy kính phục. Nếu như có người nước ngoài nào đó biết nói giọng Cao Mật thì hay biết mấy! Có đấy! Trong sáu chàng rể nhà Thượng Quan có Bác-bít. Còn nữa, còn một người giỏi hơn cả Bác-bít, đó là mục sư Malôa. Cô gái cười tít mắt:
- Thưa ông, ông bấm giúp tôi một kiểu được không?
Kim Đồng vui lây niềm vui của cô gái, nhất thời quên phắt hoàn cảnh khốn quẫn của mình, anh bắt chước ngươi Tây trên phim ảnh, nhún vai một cái, nháy nháy mắt, tất cả đều rất tự nhiên. Anh cầm lấy máy ảnh, cô gái chỉ cho anh cái nút bấm, anh luôn miệng OK và buột miệng nói mấy câu tiếng Nga. Thế mà lại hay, cô gái thích thú nhìn anh, rồi chạy trở lại nhập bọn bên tấm bia. Khi điều chỉnh cự ly, anh xoay ống kính lại bỏ hết bạn cô ra ngoài, chỉ còn lại mỗi hình cô rồi bấm máy. Xoạch! OK? Vài phút sau, chỉ còn mình anh cô đơn bên tấm bia, không khí vẫn còn lưu cái mùi trẻ trung của đám thanh niên. Cánh mũi phập phồng, họng đắng ngắt như ăn phải quả thị xanh, lưỡi khô ráp rất khó cử động, anh buồn nẫu ruột. Cảnh tượng đám thanh niên hôn nhau trong rừng cây khiến anh không vui. Mỗi người có một cái miệng, hàng ngày ăn đủ các thứ, liệu có bẩn không Anh nghĩ, hôn môi không bằng hôn vú. Tương lai vú phụ nữ sẽ ở trên má để cho đàn ông hôn. Vú trên má là vú có tính chất nghi lễ, phải bôi lên đó màu sắc đẹp nhất, phải đeo vào chân vú những chuông vàng khánh bạc. Vú ở ngực chỉ là cơ quan cung cấp sữa kiêm tác dụng thẩm mỹ, có thể phổ biến kiểu áo bông thời Sa Nguyệt Lượng cho các bà mẹ, kiểu áo khoét hai lỗ ở chỗ vú, to nhỏ tùy theo từng người, tùy thời mà thay đổi. Vải che lỗ thủng thì nhất thiết phải là vải mỏng hoặc vải the, mỏng quá lộ ra hết thì không còn thú vị, mà dày quá thì không khác bế quan tỏa cảng, ảnh hưởng giao lưu tình cảm và sự thông thoáng. Mép lỗ phải viền đăng ten, các loại đăng ten. Nếu như không viền đăng ten thì sau này những người một vú xuất hiện ở vùng Cao Mật sẽ trông rất buồn cười, chẳng khác đám sĩ tốt thời cổ đại hoặc đám lâu la của tướng cướp rừng xanh.
Anh vịn tay vào tấm bia, không sao thoát khỏi những ý nghĩ chẳng đâu vào đâu. Nếu như không có cô cháu dâu Cảnh Liên Liên đến tìm, thì anh sẽ chết khô trên nền bia bằng đá Đại Lý như một con chim bất hạnh. Cảnh Liên Liên cưỡi chiếc mô tô ba bánh màu cỏ úa từ phía phố xá ồn ào chạy tới. Vì sao cô dừng lại bên tấm bia thì chẳng nói anh cũng biết. Anh ngắm thân hình cô với vẻ tán thưởng không giấu giếm. Cô ngập ngừng hỏi:
- Cậu Kim Đồng phải không?
Kim Đồng tỏ vẻ ngượng nghịu để xác nhận thân phận của mình. Cô nói:
- Cháu là vợ Hàn Vẹt, tên là Liên. Cháu biết hắn giày vò cháu không còn ra con người nữa, như một con hổ cái?
Kim Đồng không biết nói sao, đành gật đầu. Cảnh Liên Liên nói:
- Mụ Kim đã vắt kiệt sức cậu? Nhưng không sao, cậu ơi, hôm nay cháu đặc cách đến tìm cậu, mời cậu về làm việc tại Trung tâm nuôi chim Phương Đông của chúng cháu. Công xá đãi ngộ thì cậu khỏi lo, bảo đảm cậu vừa ý?
Kim Đồng nói: - Tôi là đồ bỏ đi, chẳng nên chuyện gì đâu
Cảnh Liên Liên cười: - Chúng cháu đã thu xếp một công việc mà chỉ cậu mới làm nổi.
Kim Đồng còn định nói dăm câu nhún nhường nữa, nhưng Liên Liên đã kéo tay anh, nói:
- Ta đi thôi, cậu! Cháu tìm cậu mất cả ngày trời, phố to phố nhỏ tìm cả rồi đấy chứ!
Cô mời Kim Đồng ngồi bên thùng xe. Trong thùng xe có con vẹt Kim Cương, chân mang sợi xích sắt. Nó nhìn Kim Đồng bằng ánh mắt không thân thiện, há cái mỏ khoằm kêu những tiếng khàn khàn quái gở. Cảnh Liên Liên vỗ vỗ con vẹt, dùng hai ngón tay tháo tuột sợi dây xích ở chân con vẹt, nói:
- Lão Hoàng, bay về trước báo cho chủ mày, ông cậu đến ngay đấy?
Con vẹt vụng về bay lên mép thùng xe, rồi nhảy xuống bãi cát. Nó chạy loạng choạng trên cát như đứa trẻ, hai cánh xõa xuống rồi nó vỗ cánh bay lên, ở độ cao hơn chục thước, nó quay lại nhìn, lượn vòng tròn quanh xe. Cảnh Liên Liên ngẩng lên giục:
- Lão Hoàng về mau lên, đừng quậy nữa, rồi tôi cho ăn quả mà lão thích? Con vẹt có tên Kim Cương vui vẻ kêu lên một tiếng, vọt lên tầm ngọn cây bay về hướng nam.
Cảnh Liên Liên nghiêng mình đạp cần khởi động, máy nổ ran. Cô lên xe vào số, tăng ga, chiếc xe khật khưỡng chạy. Gió thổi tung mái tóc của cô và làm rối thêm mái tóc Kim Đồng. Xe lao vun vút trên đường bê tông đến khu vực phụ cận vùng hồ.
Trung tâm nuôi dưỡng chim Phương Đông khoanh hai trăm mẫu ven hồ bằng dây thép gai ( một mẫu Trung Quốc bằng / ha). Cổng chính to cao, đàng hoàng như một vọng lầu. Hai nhân viên bảo vệ dây súng đeo chéo vai, thắt lưng đeo tòn ten khẩu súng lục đồ chơi của trẻ con, đứng gác hai bên cổng, đứng nghiêm khi xe mô tô của Cảnh Liên Liên đi vào, động tác quá chuẩn, xem ra chỉ là trò đùa.
Bước vào cổng chính là gặp một hòn non bộ ghép bằng đá Thái Hồ, phía trước non bộ là bể phun nước, trong bể có mấy con tiên hạc giả trông giống như thật. Con vẹt Kim Cương đã bay về từ lâu, đang uống nước trong bể, trông thấy Cảnh Liên Liên, nó khệnh khạng theo sau cô.
Hàn Vẹt ăn vận như anh hề rạp xiếc, đeo găng trắng, từ ngôi nhà có treo rèm cửa bằng những chuỗi hạt, chạy ra. Hắn nói:
- Thế là mời được cậu đến đây rồi! Cháu đã bảo mà, chỉ cần nên tấm nên miếng một tí, là cháu có thể đền ơn đáp nghĩa được rồi!
Hắn xoay xoay chiếc gậy nhỏ màu bạc, nói:
- Trời đất mênh mông nhưng vẫn không lớn bằng ân tình của bà ngoại! Người đầu tiên cháu phải đền ơn là bà ngoại! Biếu bà ngoại một tải thịt lợn, chưa chắc ngoại đã vui, biếu bà ngoại một cây gậy bằng vàng, cũng chưa chắc bà ngoại đã vui. Sắp xếp công việc tốt nhất cho cậu thì chắc chắn là ngoại vui lắm!
- Thôi thôi, đừng bẻm mép nữa! - Cảnh Liên Liên bằng giọng của người lãnh đạo nói với cấp dưới - Anh dạy con yểng đến đâu rồi? Anh đã đảm bảo với tôi rồi đấy nhá?
- Xin phu nhân yên tâm! - Hàn Vẹt bắt chước động tác của anh hề, rạp mình sát đất, nói - Tôi bảo đảm nó biết hát mười bài, còn đọc lời chào quan khách bằng tiếng phổ thông như một phát thanh viên ưu tú?
Cảnh Liên Liên nói: - Cháu đưa cậu đi tham quan một lát, sau đó ta bàn công việc.
Kim Đồng theo Cảnh Liên Liên đến tham quan khu vực nuôi chim công. Hàng nghìn con công ủ rũ lê chân trên cát, phía trên được chắn bằng lưới ni lông. Trông thấy Cảnh Liên Liên, mấy con công đực trắng xòe đuôi múa. Lông đuôi chúng rất thưa, trông rõ cả mồng tím tái. Mấy cô người làm đang dùng vòi cao su rửa nền chuồng bằng xi măng. Mùi công ở đây chẳng khác mùi gà ở trại gà của nông trường. Anh nhìn trộm Cảnh Liên Liên, cô ta cũng đang nhìn anh. Anh đấm ngực, hỏi:
- Có cáo không?
Cảnh Liên Liên nói:
- Trong đầm thì có nhưng chúng chưa đến đây lần nào.
- Nuôi nhiều công thế này làm gì? - Kim Đồng hỏi.
- Hàng năm tặng một ít cho các vươn thú, nhưng chủ yếu là để ăn thịt - Cô nói - Theo Lý Thời Trân chép trong Bản thảo cương mục thì thịt công làm thư giãn gân cốt, lưu thông huyết mạch, bổ gan bổ phổi. Căn cứ kết quả nghiên cứu gần đây nhất, trong thịt chim công có hai mươi loại axít amin cần thiết cho con người, ngoài ra còn có hơn ba mươi loại nguyên tố vi lượng. Thịt chim công rất thơm, thơm hơn thịt gà. Thịt chim câu, thịt vịt kém xa. Quan trọng nhất là thịt công bổ âm tráng dương, người bị liệt dương lâu năm, mềm như quả dưa chuột nướng, chỉ cần ăn hai ba lạng thịt chim công là cứng như cây gậy bằng gỗ tứ thiết, phóng ngựa ngàn dặm không cần nghỉ!
Cô đắm đuối nhìn Kim Đồng hỏi:
- Cậu cùng mụ Kim tiệc tùng nhiều như vậy, chẳng lẽ chưa ăn thịt chim công của Trung tâm nuôi chim Phương Đông của chúng cháu? Chuyện này cũng dễ, chỗ chúng cháu có một tay đầu bếp rất cừ, làm món bát bửu hồ lô khổng tước, hết chê. Ngày mai cháu mời cậu thưởng thúc món này. Mật chim công là thứ thuốc quí, ngày xưa nói mật công cực độc, toàn là nói bậy, thực ra, mật công có thể tư âm bổ dương, trừ phong thấp, sáng mắt: Mắt cháu sở dĩ sáng long lanh là vì tối nào trước khi đi ngủ, cháu cũng uống một ly rượu mật công. Một con công đực đến gần lưới nghiêng đầu ngắm người đứng bên ngoài. Đột nhiên, nó thò cái đầu có túm lông dựng lên rất cao ra ngoài lưới mổ ống quần Kim Đồng. Cảnh Liên Liên giơ tay chụp cái cổ khẳng khiu của con công, tay kia luồn qua mắt lưới trên, lần tìm chiếc lông đuôi to nhất, đẹp nhất, rồi tì vào phao câu nó nhổ mạnh một cái. Khi cô buông tay ra, con công kêu lên một tiếng đau đớn rồi bỏ chạy. Nó bay lên giàn, lúc vẫy đuôi soàn soạt, lúc ngoái lại dùng mỏ nhấm nhấm chỗ đau ở đuôi. Cảnh Liên Liên đưa chiếc lông công cho Kim Đồng, nói:
- Ơ một số vùng Đông Nam á người ta tặng lông công cho người bạn nào quí mến nhất! Kim Đồng ngắm nghía những hình khối được cấu thành bởi những lông tơ mịn và dẹt trên chiếc đuôi công, hỏi:
- Liệu nó có bị đau mà chết không?
- Chả trách Hàn Vẹt vẫn bảo cậu là bụng dạ Bồ tát quả không sai. Cháu không phải là con công nên không biết nó có đau hay không? Nhưng lông công là khoản thu nhập lớn nhất của trung tâm, mà phải vặt sống, vặt lúc nó sống mới đẹp. ở đây chúng cháu không chỉ lấy lông công, mà còn lấy lông vịt trời. Vặt lông lúc con công còn sống thì mới bán được cho diễn viên Kinh kịch!
Kim Đồng cùng Liên Liên thăm khu vực nuôi vẹt. Trong một gian nhà cao to treo tầng tầng lớp lớp những lồng sắt, mỗi lồng là một ngôi nhà của vẹt. Hàng vạn con vẹt kêu cùng một lúc sốt cả ruột, làm như dại họa sắp xảy ra đến nơi. Cô làm công mặc quần áo màu xanh, dùng bông gòn đút nút lỗ tai, nếu không sẽ phát điên.
- Đây là loại chim cảnh có thị trường rộng lớn - Cô nói - Tất nhiên cũng có thể ăn thịt. Các quan chức Đại Lan đều là những vị liều lĩnh trong ăn uống, khám phá bao nhiêu là món ăn mới lạ. Những gì cho là độc, bẩn, không ăn được v.v..., các vị ăn tuốt. Trước kia người ta không ăn ễnh ương, thực ra, thịt ễnh ương rất ngon, hơn cả ếch. Nhà khách - trực thuộc Cục lao động tháng trước trình làng món ăn nổi tiếng Cóc ăn thịt ngỗng trời, gồm các thành phần chủ yếu sau: Bảy con cóc lột bỏ da, ngỗng trời mổ moi một con. Nhét bảy con cóc vào bụng con ngỗng rồi đem quay. Món ăn này công khai vi phạm luật bảo vệ tài nguyên, vậy nên gần đây họ thay ngỗng trời bằng ngỗng nhà. Thực ra biện pháp tốt nhất bảo vệ chim thú quí hiếm là bắt chúng về mà nuôi, như chim công chẳng hạn, ở đây chúng cháu đã biến chúng thành gà nuôi để lấy thịt.
Kim Đồng cùng Cảnh Liên Liên thăm khu vục nuôi sếu đầu đỏ hạc trắng, hạc đen, gà lửa, gà gấm, uyên ương... Cô ta nói Trung tâm nuôi chim Phương Đông có hai sứ mạng, một là thu gom các loại chim quí hiếm sắp bị tuyệt chủng trên thế giới, nhân giống chúng bằng phương pháp nhân tạo, khắc phục tình trạng cái gì có hiếm mới quí. Hai là, cung cấp món ăn cho các nơi, thỏa mãn sở thích ăn của lạ ở họ. Cô ta bảo, cháu ngoại của Kim Đồng là một chuyên gia về chim, nghe tiếng hót mà đoán rất trúng tâm tư của từng con. Anh ta hiểu hết tiếng nói của chim. Anh ta có thế dạy những loài chim mà thiên hạ cho rằng không thể nói tiếng người. Anh ta dạy quạ ngâm thơ nhưng đầu óc kinh doanh thì anh ta thiếu, khiến Trung tâm nuôi chim Phương Đông nợ như chúa Chổm. Nhiệm vụ nặng nề nhất của cháu sau khi tiếp nhận chức Tổng giám đốc là chuyển lỗ thành lãi. Biện pháp duy nhất của cháu là biến toàn bộ số chim thành món ăn bày lên bàn, mua một đôi chim vẹt làm cảnh chỉ cần nuôi dưỡng đúng cách, trong bảy năm chúng vẫn chưa chết. Nhưng ăn thịt một đôi vẹt thì hai mươi bốn tiếng đồng hồ sau đã tiêu hóa hết. Cái miệng của con người là một thị trường rộng lớn kinh khủng. Cùng với sự phát triển về kinh tế, của cải nhiều lên, cái miệng con người không bằng lòng với những món ăn thông thường, người ta đã ngán gà vịt thịt cá. Tất nhiên những người này chỉ là một số nhỏ, họ ăn của chùa, bản thân không phải bỏ ra đồng nào. Trung tâm nuôi chìm Phương Đông kiếm tiền nhờ những người này. Một đôi chim công giá một nghìn hai trăm tệ, dân thường dám ăn không? Không dám, nhưng những người kia lại dám. Năm ngoái cháu đi tiếp thị ở Quảng Đông phát hiện một tay nông dân nuôi cá sáu, mà là cá sấu sông Dương Tử, đứng đầu trong danh sách bảo vệ của Nhà nước. ở trại nuôi cá sấu của anh ta, pháp lệnh bảo vệ động vật cửa Nhà nước chỉ là cái vật chuẩn cho anh ta tùy tiện nâng giá cá sấu. Anh muốn ăn cá sấu Dương Tử ư? Xin lỗi đây là động vật số một được Nhà nước bảo vệ, là thứ vô giá! Dám ăn thì đừng tiếc tiền; không dám ăn thì quên đi. Cá sấu Dương Tử bán theo xăng ti mét. Một con, từ đầu đến đuôi dài một trăm bốn mươi xăng ti mét, mỗi xăng ti mét là tám mươi tệ, xin lỗi con này giá mười một nghìn hai trăm tệ, chỗ quen biết lấy rẻ một chút, tròn mười nghìn tệ, xin mời! Dự tiệc cá sấu toàn là những vị nắm con dấu trong tay và đám bồ nhí của các vị. Khó có thể nói rằng thịt cá sấu ngon hơn cá chép, nhưng cá chép thì ai cũng có thể ăn, còn cá sấu mà lại là cá sấu Dương Tử thì không phải ai cũng có thể ăn. Anh có thể vênh váo mà khoe với đám con cháu rằng, hồi trẻ anh đã từng ăn thịt cá sấu Dương Tử, do một ông chủ lớn chiêu đãi. Cái anh chàng nuôi cá sấu kia phất ghê lắm. Cháu nghĩ rằng, mình nên giải phóng tư tưởng một lần nữa, không nên chỉ bằng lòng với những chim thú hiếm của nước mình, mà còn thu gom khắp nơi trên thế giới nếu có thể. Kế hoạch của cháu đến năm là khoanh toàn bộ khu vục đầm hồ lại, xây dựng một thiên đường lớn nhất thế giới, một bảo tàng về chim, khi đó, trung tâm của chúng cháu sẽ trở thành nơi quan trọng nhất Đại Lan về cảnh quan thu hút các du khách và các nhà đầu tư và những người thích của ngon vật lạ.
Cô nói, triển vọng là vô cùng sáng sủa.
- Vậy thì tôi làm được gì? Kim Đồng hỏi.
Cảnh Liên Liên nói:
- Cậu ơi, cháu muốn cậu đảm nhiệm phần quan hệ giúp cháu, làm Giám đốc Makéttinh của Trung tâm nuôi chim Phương Đông
Kim Đồng, Giám đốc Makétting Trung tâm nuôi chim Phương Đông được Cảnh Liên Liên đưa đến trung tâm tắm hơi mười ngày liền, được các cô chiêu dãi viên Thái Lan xoa bóp, lại đi mỹ viện tiến hành mười bận xoa bóp cơ mặt và dưỡng da. Anh cảm thấy người lâng lâng nhẹ nhõm như đã thay da đổi thịt. Cảnh Liên Liên không tiếc tiền sắm cho anh những bộ quần áo thật mốt, nước hoa đắt tiền, còn điều cho anh một cô gái lo liệu cho anh về mặt ăn ở. Cô ta tiêu tiền như nước khiến anh rất áy náy. Liên miên không phân công cho anh một công việc cụ thể nào, chỉ liên tục nhồi cho anh những kiến thức về loài chim, cùng anh đi tham quan mô hình phát triển Trung tâm nuôi chim Phương Đông để anh tin chắc rằng tương lai của Trung tâm nuôi chim Phương Đông chính là tương lai của thành phố Đại Lan.
Đêm khuya thanh vắng, Kim Đồng nằm trên chiếc giường sang trọng mà trăn trở không sao chợp mắt. Anh điểm lại nửa cuộc đời đã qua, cảm thấy những gì anh được hưởng ở Trung tâm nuôi chim Phương Đông cứ như trong mộng. Cô gái thông minh và năng động này sẽ dùng anh vào công việc gì nhỉ? Anh sờ nắn lớp mỡ đã dày lên ở hai bên mạng sườn, rồi mơ màng ngủ thiếp đi. Anh mơ thấy lông công mọc đầy người, đuôi xòe ra như một bức tường rực rỡ bởi hàng vạn những đốm màu. Đột nhiên, Cảnh Liên Liên dẫn mấy cô gái mặt mày dữ tợn đi tới nhổ lông trên người anh, nói là để tặng người bạn quí đi xa trở về. Anh phản đối bằng tiếng chim công. Cảnh Liên Liên nói, nếu không nhổ lấy lông thì nuôi cậu để làm gì? Câu chất vấn không thể bác bỏ, không những đúng với chim công mà đúng cả với người. Vậy là anh đành ngoan ngoãn vểnh đít lên chờ đợi bị vặt lông.
Anh cảm thấy như có gió luồn qua khe hở giữa hai đùi và trên mông, mặt da co lại, kim cắm không thủng. Cảnh Liên Liên rửa tay trong chiếc chậu bằng đồng, xát xà phòng mùi đàn hương rửa đi rửa lại nhiều lần, cuối cùng, còn sai một nữ công nhân mặc áo choàng trắng rót nước từ một bình lớn, rửa lại lần nữa. Nhổ đi, cô cháu đâu, cô đừng đềnh dàng như vậy để hành hạ người ta. Cô có biết sự đau đớn của con cừu khi nằm trên bàn mổ không phải là lúc nhận một nhát dao vào tim, mà là lúc giương mắt nhìn tên đồ tể mài dao, vừa mài vừa gại móng tay thử độ sắc của lưỡi dao. Cảnh Liên Liên vỗ bàn tay đeo găng lên mông anh, nói: Giãn ra, giãn ra, cậu học được cái lối của Tư Mã Khố bao giờ thế? Thằng cha gian ác ấy lúc sắp chết còn vận nội công lên râu, làm cho tay thợ cạo mẻ hết lưỡi dao. Những chuyện như vậy thì đám hậu sinh như cô làm sao hiểu nổi? Chuyện Tư Mã Khố làm mẻ dao chẳng qua chỉ là huyền thoại, mà những huyền thoại về Tư Mã Khố thì có thể dùng xe để chở. Huyền thoại kể rằng, đạn bắn vào trán Tư Mã Khố đều bật trở lại, khí công luyện được đến mức ấy thì có thể sánh ngang với đại sư huynh Nghĩa Hòa Quyền, Phàn Kim Tiêu ở vùng đông bắc Cao Mật trước đây, một con người gươm dao đâm không thủng. Đến khi Tư Mã Khố trông thấy con trai đứng trên đê, liền gọi: Lương ơi! Các nhà thiện xạ công an lợi dụng tình huống đó bắn thẳng vào miệng Tư Mã Khố, mới kết thúc được tính mệnh anh ta. Oan lắm, cô cháu đâu ơi, Kim Đồng nói, tôi không gặp may, tôi sợ! Cậu sợ gì chứ? Cô hỏi, vẻ khinh miệt, nhổ một cái lông mà cậu đã như thế, nếu thiến béng hai hòn cà của cậu thì sao? Cậu có bị sốc không? Trời ơi, Kim Đồng nghĩ, chả trách Hàn Vẹt kêu động trời, các mụ này quả thực lợi hại, hơi một tí là dao với súng! Trước kia ở nông trường Thuồng Luồng, cô cán bộ thú y Tiểu Đổng nổi tiếng về bạo tay, vậy mà khi thiến con la cho đội vận tải, dịch hoàn vừa lòi ra, cô vứt dao mổ bỏ chạy, lão Đặng phải làm nốt công việc. Bây giờ một số người ở Đại Lan còn lưu truyền câu làm ăn như Tiểu Đổng thiến la, bùng nhùng không dứt điểm. Cảnh Liên Liên tóm lấy chiếc lông đẹp nhất trên mông Kim Đồng dùng sức nhổ bật ra. Kim Đồng kêu to một tiếng, tỉnh dậy, mồ hôi đầm đìa, chỗ đốt xương cùng hình như nhâm nhẩm đau. Đêm ấy, anh không sao ngủ lại được Anh lắng nghe tiếng kêu chí chóe của những con chim tranh giành nhau chỗ ngủ ngoài đầm, nhớ lại những hình ảnh trong giấc mơ, và anh vận dụng phương pháp giải mộng mà anh học được ở những người tù hồi ở nông trường lao cải, để giải mộng ình.
Sáng sớm, Cảnh Liên Liên mời anh cùng cô dùng bữa sáng tại phòng làm việc. Cùng hưởng vinh dự đặc biệt này có Hàn Vẹt, chồng cô đồng thời là bậc thầy về dạy chim. Vừa bước vào cửa, anh đã được con vẹt có tên Tám Đen đang đậu trên giàn kim loại chào bằng một giọng ồm ồm:
- Xin chào? Xin chào!
Chất giọng không thật, khiến Kim Đồng sinh nghi, anh đảo quanh để xem ai đã phát ra tiếng chào đó. Tám Đen lại nói:
- Kim Đồng, Kim Đồng!
Đúng là Tám Đen. Kim Đồng ngạc nhiên vô cùng. Kim Đồng gật đầu, hỏi:
- Chào chim, chào chim, chim tên là gì?
Tám Đen vẫy đuôi, nói:
- Khốn nạn, khốn nạn!
Cảnh Liên Liên nói:
- Hàn Vẹt, anh nghe thấy chưa, anh dạy được con chim nói như thế đấy!
Hàn Vẹt đánh Tám Đen một bạt tai, mắng:
- Đồ khốn! Tám Đen choáng váng nhại theo.
- Đồ khốn, đồ khốn!
Hàn Vẹt có vẻ ngượng, nói với Cảnh Liên Liên:
- Mẹ kiếp, cô nghĩ có lạ không, con chim này giống hệt trẻ con, dạy nó câu đứng đắn thì năm lần bảy lượt nó không thuộc, nhưng chửi tục thì không dạy nó cũng biết.
Cảnh Liên Liên thết Kim Đồng món sữa bò tươi và trúng gà điểu ốp lết. Cô ăn rất ít, như bữa ăn của chim: Kim Đồng ăn nhiều như lợn. Cảnh Liên Liên uống cà phê Nestlé thơm phức, nói:
- Cậu ơi, nuôi quân ngàn ngày, dùng trong một giờ! Bây giờ là lúc cậu xuất trận!
Kim Đồng giật mình và cứ thế mà nấc cụt. Anh ấp úng nói:
- Tôi... tôi thì làm được gì?....
Rõ ràng là Cảnh Liên Liên rất ngán ngẩm về những cái nấc cụt của Kim Đồng, cô ta nhìn chằm chằm vào miệng Kim Đồng bằng con mắt thiếu thiện cảm, ánh mắt sắc lạnh khiến đôi mắt cô bình thường vốn dịu dàng, bỗng trở nên đáng sợ, khiến anh nhớ tới mẹ cô, nhớ tới con rắn trong đầm nuốt chửng những con nhạn. Nghĩ tới đây, tự nhiên anh khỏi nấc cụt.
- Cậu năng động lên một tí thì đã sao - Cặp mắt rắn của cô lóe lên những tia dịu dàng, chính vì vậy mắt cô lại rất đẹp, đẹp mê hồn.
Cô nói: - Cậu ơi, để thực hiện kế hoạch vĩ đại của chúng ta, thì phải có tiếng. Điều này chẳng nói cậu cũng hiểu. Vào nhà tắm hơi phải có tiền, gọi mấy cô Thái Lan đấm bóp, thư giãn cột sống, phải có tiền. Trứng đà điểu ta vừa ăn giá bao nhiêu, cậu biết không? Cô giơ năm ngón tay ra, năm mươi? năm trăm? Năm nghìn, năm nghìn tệ. Nhất cử nhất động đều cần đến tiền! Trung tâm nuôi chim Phương Đông muốn phát triển càng cần phải có tiền, không phải tám vạn mười vạn, mà cũng không chỉ một triệu hai triệu, mà là mươi triệu, trăm triệu? Như vậy, cần được sự ủng hộ của Chính phủ, được ngân hàng cho vay vốn, ngân hàng là của Chính phủ, giám đốc ngân hàng phải nghe lệnh thị trường, thị trưởng thì nghe ai?
Cô mỉm cười nhìn Kim Đồng:
- Cậu ơi, thị trưởng nghe lời cậu!
Kim Đồng giật bắn người, lại bắt đầu nấc cụt. Cảnh Liên Liên nói:
- Xin cậu đừng hoang mang, để cháu nói cậu nghe. Thị trưởng mới của Đại Lan không phải ai khác, mà là cô giáo vỡ lòng của cậu: Kỷ Quỳnh Chi. Theo một nguồn tin đáng tin cậy thì vừa đến nhậm chức, bà ấy đã hỏi thăm cậu. Cậu thử nghĩ, mấy chục năm rồi, bà ấy vẫn còn nhớ đến cậu, tình cảm mới sâu làm sao!
- Tôi đi gặp bà ấy và nói rằng, thưa cô, em là Thượng Quan Kim Đồng, cô cho Trung tâm nuôi chim của cháu ngoại em vay một trăm triệu tệ? - Kim Đồng nói.
Cảnh Liên Liên bật cười đứng dậy, vỗ vai Kim Đồng kiểu cá mè một lứa:
- Ông cậu ngốc nghếch ơi, cậu thật thà quá! Để cháu nói cậu nghe!
Thế là trong mười mấy hôm liền, giống như Hàn Vẹt huấn luyện chim, Cảnh Liên Liên không kể ngày đêm lên lớp cho Kim Đồng, dạy anh những lời lẽ cử chỉ làm đẹp lòng người phụ nữ độc thân có chức có quyền. Trước ngày sinh nhật Kỷ Quỳnh Chi một hôm, trong phòng ngủ của Cảnh Liên Liên có một cuộc diễn tập. Cảnh Liên Liên mặc chiếc áo ngủ sạch bong, miệng ngậm điếu thuốc More, tay cầm ly rượu vang, đầu giường có chai rượu nghênh xuân, chân đi dép lê thêu, đóng giả Kỷ Quỳnh Chi. Kim Đồng mặc âu phục là thẳng tắp, cổ và nách xịt nước hoa Pari, tay ôm một bó lông công, tay kia xách một con vẹt đã được huấn luyện, khẽ đẩy cánh cửa bọc da của phòng ngủ.
Cánh cửa vừa mở anh đã sợ cứng người vì cái vẻ uy nghiêm của Kỷ Quỳnh Chi. Chị không mặc áo ngủ rộng thùng thình, hở vai hở ngực như Cảnh Liên Liên đã mặc. Chị mặc bộ quân phục nam kiểu cũ, khuy áo cài đến cổ. Chị cũng không hút thuốc lá More, không bê ly rượu vang, càng không có bình rượu Nghênh Xuân ờ đầu giường hay đầu tủ. Chị không tiếp Kim Đồng trong phòng ngủ. Chị ngậm tẩu kiểu Stalin, hút thuốc sợi đóng trong hộp. Chị rót nước trà từ cái bình sứ to tướng đã tróc men, còn lưu bút tích của nông trường Thuồng Luồng. Chị ngồi trong ghế mây, hai chân gác lên bàn. Chị đang xem một tập tài liệu in rônêô. Kim Đồng vừa bước vào, chị quẳng tập tài liệu xuống, chửi:
- Bọn sâu bọ khốn kiếp!
Kim Đồng sợ rủn đầu gối, suýt nữa quì xuống lạy.
Kỷ Quỳnh Chi co chân về, xỏ chân vào giày, nói:
- Vào đây Kim Đồng! Không phải tôi chửi cậu đâu, cậu đừng sợ?
Theo sự chỉ dẫn của Cảnh Liên Liên thì Kim Đồng phải cúi chào một cách cung kính, rồi nước mắt lưng tròng, anh nhìn đăm đăm vào ngực thị trưởng, không được nhìn quá lâu, quá lâu thì không đứng đắn, mà quá ngắn thì không thân tình. Sau đó mới nói:
- Thưa cô, cô còn nhớ thằng học trò lận đận của cô không?
Nhưng Kim Đồng chưa kịp mở miệng thì Kỷ Quỳnh Chi đã gọi luôn tên anh, cặp mắt sắc sảo như ngày nào nhìn anh từ đầu đến chân, đến nỗi anh sởn gai ốc cùng mình, thiếu nước quẳng tất cả đấy rồi bỏ chạy. Cánh mũi phập phồng, chị hỏi:
- Cảnh Liên Liên tưới lên người cậu bao nhiêu nước hoa?
Chị đứng lên đẩy cánh cửa sổ để làn gió lạnh ban đêm ùa vào phòng. Xa xa, ánh lửa hàn chói mắt như pháo hoa ngày lễ. Chị bảo:
- Ngồi xuống đi, ở đây tôi chẳng có gì để chiêu đãi cậu. Uống chén nước lọc vậy!
Chị cầm lấy chén ở bàn trà, ngó vào cáu trà ở đáy chén, nói:
- Thôi vậy, chén bẩn quá, tôi cũng lười cọ rửa, già rồi, tuổi tác không tha ình, chạy suốt ngày, chân sưng phồng như cục bột lên men ấy!
- Khi bà ấy nói đến chuyện tuổi tác, nói rằng bà ấy già rồi thì cậu hãy nhớ cho kỹ, không bao giờ được nói rằng bà ấy đã già, dù bà ấy đã già mõm, héo quắt như quả mướp khô. Cậu phải nói là...
Kim Đồng đọc thuộc lòng như vẹt những lời Cảnh Liên Liên gà cho:
- Thưa cô, cô có mập hơn chút ít, còn thì y như hồi cô dạy em học hát, thìn bề ngoài chỉ khoảng hai mươi tám, quá lắm chỉ ba mươi là cùng!
Kỷ Quỳnh Chi cười nhạt, hỏi:
- Những lời vừa rồi là do Cảnh Liên Liên mớm cho phải không?
Kim Đồng đỏ mặt: - Vâng!
Kỷ Quỳnh Chi nói:
- Kim Đồng, bài ca này hỏng rồi! Cái trò rẻ tiền này áp dụng vào tôi không ăn thua. Làm sao mà tôi thua đến ba mươi tuổi, Từ Nương có bộ mặt không già không trẻ thì vẫn còn phải nhờ ở dáng hình! Già hay không bản thân tôi tự hiểu. Tóc hoa râm rồi này, mắt mờ rồi này, răng lung lay rồi này, da thịt nhẽo rồi này và còn nhiều chuyện nữa không tiện nói ra. Cái bọn ấy ngoài miệng thì tán tụng tôi nhưng sau lưng thì chửi, không dám chửi ra miệng thì chửi thầm: Đồ chết tiệt! Con yêu tinh già! Thấy cậu thẳng thắn bộc trực, nên hôm nay tôi tha cho cậu, nếu không, tôi tống cổ cậu ra khỏi cửa? Ngồi xuống, ngồi xuống đi, đừng đứng mãi thế!
Kim Đồng trao bó lông công cho Kỷ Quỳnh Chi, nói:
- Thưa cô, đây là Cảnh Liên Liên bảo em đem tặng cô. Cô ấy dặn, khi tặng bó lông công này, cậu nhất định phải nói như thế này, thưa cô, nhân dịp sinh nhật của cô, em tặng cô năm mươi chiếc lông công, chúc cô đẹp mãi như những chiếc lông công này!
- Tầm bậy! - Kỷ Quỳnh Chi nói - Công đực mới đẹp, công mái còn xấu hơn gà mái già! Cậu cầm chỗ lông công này trả lại cho cô ta. Còn kia có phải con vẹt biết nói không? - Cô chỉ vào chiếc lồng phủ khăn vải điều, bỏ khăn tôi xem nào!
Kim Đồng gỡ tấm khăn, con vẹt mắt ngái ngủ, rũ cánh, giận dỗi chào:
- Chào cô, chào cô Quỳnh Chi, chào!
Kỷ Quỳnh Chi vỗ đánh bộp vào lồng, con vẹt sợ quá định bỏ chạy, cánh quẹt vào nan lồng loẹt xoẹt. Kỷ Quỳnh Chi thở dài:
- Chào với chả chào! Hay ho cái nỗi gì!
Chị nhồi đầy tẩu thuốc rồi bập bập hút như ngươi già nói:
- Hàn Chim trồng rồng, nhưng thu hoạch thì được bọ chét! Cảnh Liên Liên sai cậu đến đây có việc gì?
Anh ấp úng:
- Mời cô tham quan Trung tâm nuôi chim Phong Đông.
- Đó chưa phải là lý do chính - Kỷ Quỳnh Chi bê cái cốc vại lên uống một ngụm to, rồi dằn mạnh cái cốc xuống bàn, nói - Mục đích là vay tiền!
Sử dụng mũi tên trái (←) hoặc phải (→) để chuyển chapter
Trừ cái đầu hơi nhỏ, vợ Hàn Vẹt là Cảnh Liên Liên quả thật rất xinh. Vóc dáng cô thật đẹp, cặp chân thon, mông đầy đặn nhưng không chảy xệ, eo lưng mềm mại như cánh cung, bờ vai thanh mảnh, ngực tròn căng, cổ cao, phía sau gáy không chê vào đâu được. Tất cả những nét trên là di truyền từ bà mẹ của cô, bà mẹ có biệt danh là Rắn Nước. Nói đến mẹ cô, Kim Đồng lại nhớ tới cái đêm mưa gió khó quên trong nhà xay thời kỳ nội chiến. Bà mẹ Cảnh Liên Liên có cái đầu đủt như lưỡi xẻng, lắc lư trong làn hơi nước, quả thật là ba phần người bảy phần rắn.
Sau khi bị mụ Kim buộc thôi việc, Kim Đồng đi lang thang khắp phố phường phồn hoa của thành phố Đại Lan. Anh cảm thấy không còn mặt mũi nào gặp lại mẹ. Tuy thời gian xếp hàng gửi tiền không nhanh hơn là mấy so với chạy về nhà dưới chân tháp; tuy rằng khi nhận được giấy báo lĩnh tiền mẹ vẫn phải đến bưu cục này để lĩnh, tuy các nhân viên bưu điện đều nhìn anh bằng con mắt lạ lùng về hành động vô lý của anh, nhưng anh vẫn kiên quyết gửi tiền ẹ bằng cách này. Đến khu vực Bãi-Cát-Dài, anh phát hiện Sở Văn hóa đã cho dựng hai tấm bia ở đấy. Một tấm để ghi nhớ vụ Hoàn Hương Đoàn chôn sống tại đây bảy mươi bảy người, tấm thứ hai ghi công Thượng Quan Đẩu và Tư Mã Răng-To chiến đấu anh dũng chống bọn thực dân Đức và đã anh dũng hy sinh. Lời văn cổ lỗ khó hiểu, anh đọc mà hoa cả mắt. Một tốp thanh niên nam nữ có vẻ như sinh viên xúm quanh tấm bia bàn tán sôi nổi, sau đó họ chụp anh kỷ niệm. Cầm máy ảnh là một cô gái. Cô mặc chiếc quần xanh bó sát mông và đùi, phần dưới loe ra như chiếc hoa loa kèn, bám đầy cát trắng. Gối quần thủng hai lỗ to tướng, bờm xờm như bị chó dại cắn. Cô mặc chiếc áo len cao cổ màu vàng rơm rộng thùng thình, tay áo thả xuống như yếm bò. Cặp vú còn rắn đanh, lẩy xuống có thể đập vỡ đầu chó. Trước ngực đeo huy hiệu Mao Trạch Đông nặng dễ đến nửa cân. Bên ngoài áo len là chiếc áo trấn thủ của thợ ảnh, liên kết bằng đủ loại túi to túi nhỏ. Cô chổng mông lên, chẳng khác ngựa cái non sắp ỉa.
- OK - Cô nói - đừng động, đừng động! Sau đó, cô xách máy ảnh đi một vòng, trông thấy Kim Đồng đang nhìn mình - anh đang mặc bộ quần áo rất mốt do mụ Kim trang bị cho - cô liền ấp úng nói mấy câu tiếng Tây. Kim Đồng không hiểu cô nói gì, nhưng anh lập tức hiểu ra rằng cô gái tưởng anh là người nước ngoài. Anh nói:
- Thưa cô, cô cứ nói tiếng Trung Quốc, tôi nghe được?
Cô gái sững sờ, chắc cô ngạc nhiên vì tôi phát âm đặc giọng địa phương. Một người nước ngoài không quản xa xôi ngàn dặm đến Trung Quốc, mà lại nói lưu loát thổ âm vùng Cao Mật thì không phải chuyện đùa! Tôi nghĩ hộ cô và tự nhiên tự cảm thấy kính phục. Nếu như có người nước ngoài nào đó biết nói giọng Cao Mật thì hay biết mấy! Có đấy! Trong sáu chàng rể nhà Thượng Quan có Bác-bít. Còn nữa, còn một người giỏi hơn cả Bác-bít, đó là mục sư Malôa. Cô gái cười tít mắt:
- Thưa ông, ông bấm giúp tôi một kiểu được không?
Kim Đồng vui lây niềm vui của cô gái, nhất thời quên phắt hoàn cảnh khốn quẫn của mình, anh bắt chước ngươi Tây trên phim ảnh, nhún vai một cái, nháy nháy mắt, tất cả đều rất tự nhiên. Anh cầm lấy máy ảnh, cô gái chỉ cho anh cái nút bấm, anh luôn miệng OK và buột miệng nói mấy câu tiếng Nga. Thế mà lại hay, cô gái thích thú nhìn anh, rồi chạy trở lại nhập bọn bên tấm bia. Khi điều chỉnh cự ly, anh xoay ống kính lại bỏ hết bạn cô ra ngoài, chỉ còn lại mỗi hình cô rồi bấm máy. Xoạch! OK? Vài phút sau, chỉ còn mình anh cô đơn bên tấm bia, không khí vẫn còn lưu cái mùi trẻ trung của đám thanh niên. Cánh mũi phập phồng, họng đắng ngắt như ăn phải quả thị xanh, lưỡi khô ráp rất khó cử động, anh buồn nẫu ruột. Cảnh tượng đám thanh niên hôn nhau trong rừng cây khiến anh không vui. Mỗi người có một cái miệng, hàng ngày ăn đủ các thứ, liệu có bẩn không Anh nghĩ, hôn môi không bằng hôn vú. Tương lai vú phụ nữ sẽ ở trên má để cho đàn ông hôn. Vú trên má là vú có tính chất nghi lễ, phải bôi lên đó màu sắc đẹp nhất, phải đeo vào chân vú những chuông vàng khánh bạc. Vú ở ngực chỉ là cơ quan cung cấp sữa kiêm tác dụng thẩm mỹ, có thể phổ biến kiểu áo bông thời Sa Nguyệt Lượng cho các bà mẹ, kiểu áo khoét hai lỗ ở chỗ vú, to nhỏ tùy theo từng người, tùy thời mà thay đổi. Vải che lỗ thủng thì nhất thiết phải là vải mỏng hoặc vải the, mỏng quá lộ ra hết thì không còn thú vị, mà dày quá thì không khác bế quan tỏa cảng, ảnh hưởng giao lưu tình cảm và sự thông thoáng. Mép lỗ phải viền đăng ten, các loại đăng ten. Nếu như không viền đăng ten thì sau này những người một vú xuất hiện ở vùng Cao Mật sẽ trông rất buồn cười, chẳng khác đám sĩ tốt thời cổ đại hoặc đám lâu la của tướng cướp rừng xanh.
Anh vịn tay vào tấm bia, không sao thoát khỏi những ý nghĩ chẳng đâu vào đâu. Nếu như không có cô cháu dâu Cảnh Liên Liên đến tìm, thì anh sẽ chết khô trên nền bia bằng đá Đại Lý như một con chim bất hạnh. Cảnh Liên Liên cưỡi chiếc mô tô ba bánh màu cỏ úa từ phía phố xá ồn ào chạy tới. Vì sao cô dừng lại bên tấm bia thì chẳng nói anh cũng biết. Anh ngắm thân hình cô với vẻ tán thưởng không giấu giếm. Cô ngập ngừng hỏi:
- Cậu Kim Đồng phải không?
Kim Đồng tỏ vẻ ngượng nghịu để xác nhận thân phận của mình. Cô nói:
- Cháu là vợ Hàn Vẹt, tên là Liên. Cháu biết hắn giày vò cháu không còn ra con người nữa, như một con hổ cái?
Kim Đồng không biết nói sao, đành gật đầu. Cảnh Liên Liên nói:
- Mụ Kim đã vắt kiệt sức cậu? Nhưng không sao, cậu ơi, hôm nay cháu đặc cách đến tìm cậu, mời cậu về làm việc tại Trung tâm nuôi chim Phương Đông của chúng cháu. Công xá đãi ngộ thì cậu khỏi lo, bảo đảm cậu vừa ý?
Kim Đồng nói: - Tôi là đồ bỏ đi, chẳng nên chuyện gì đâu
Cảnh Liên Liên cười: - Chúng cháu đã thu xếp một công việc mà chỉ cậu mới làm nổi.
Kim Đồng còn định nói dăm câu nhún nhường nữa, nhưng Liên Liên đã kéo tay anh, nói:
- Ta đi thôi, cậu! Cháu tìm cậu mất cả ngày trời, phố to phố nhỏ tìm cả rồi đấy chứ!
Cô mời Kim Đồng ngồi bên thùng xe. Trong thùng xe có con vẹt Kim Cương, chân mang sợi xích sắt. Nó nhìn Kim Đồng bằng ánh mắt không thân thiện, há cái mỏ khoằm kêu những tiếng khàn khàn quái gở. Cảnh Liên Liên vỗ vỗ con vẹt, dùng hai ngón tay tháo tuột sợi dây xích ở chân con vẹt, nói:
- Lão Hoàng, bay về trước báo cho chủ mày, ông cậu đến ngay đấy?
Con vẹt vụng về bay lên mép thùng xe, rồi nhảy xuống bãi cát. Nó chạy loạng choạng trên cát như đứa trẻ, hai cánh xõa xuống rồi nó vỗ cánh bay lên, ở độ cao hơn chục thước, nó quay lại nhìn, lượn vòng tròn quanh xe. Cảnh Liên Liên ngẩng lên giục:
- Lão Hoàng về mau lên, đừng quậy nữa, rồi tôi cho ăn quả mà lão thích? Con vẹt có tên Kim Cương vui vẻ kêu lên một tiếng, vọt lên tầm ngọn cây bay về hướng nam.
Cảnh Liên Liên nghiêng mình đạp cần khởi động, máy nổ ran. Cô lên xe vào số, tăng ga, chiếc xe khật khưỡng chạy. Gió thổi tung mái tóc của cô và làm rối thêm mái tóc Kim Đồng. Xe lao vun vút trên đường bê tông đến khu vực phụ cận vùng hồ.
Trung tâm nuôi dưỡng chim Phương Đông khoanh hai trăm mẫu* ven hồ bằng dây thép gai (* một mẫu Trung Quốc bằng 1/15 ha). Cổng chính to cao, đàng hoàng như một vọng lầu. Hai nhân viên bảo vệ dây súng đeo chéo vai, thắt lưng đeo tòn ten khẩu súng lục đồ chơi của trẻ con, đứng gác hai bên cổng, đứng nghiêm khi xe mô tô của Cảnh Liên Liên đi vào, động tác quá chuẩn, xem ra chỉ là trò đùa.
Bước vào cổng chính là gặp một hòn non bộ ghép bằng đá Thái Hồ, phía trước non bộ là bể phun nước, trong bể có mấy con tiên hạc giả trông giống như thật. Con vẹt Kim Cương đã bay về từ lâu, đang uống nước trong bể, trông thấy Cảnh Liên Liên, nó khệnh khạng theo sau cô.
Hàn Vẹt ăn vận như anh hề rạp xiếc, đeo găng trắng, từ ngôi nhà có treo rèm cửa bằng những chuỗi hạt, chạy ra. Hắn nói:
- Thế là mời được cậu đến đây rồi! Cháu đã bảo mà, chỉ cần nên tấm nên miếng một tí, là cháu có thể đền ơn đáp nghĩa được rồi!
Hắn xoay xoay chiếc gậy nhỏ màu bạc, nói:
- Trời đất mênh mông nhưng vẫn không lớn bằng ân tình của bà ngoại! Người đầu tiên cháu phải đền ơn là bà ngoại! Biếu bà ngoại một tải thịt lợn, chưa chắc ngoại đã vui, biếu bà ngoại một cây gậy bằng vàng, cũng chưa chắc bà ngoại đã vui. Sắp xếp công việc tốt nhất cho cậu thì chắc chắn là ngoại vui lắm!
- Thôi thôi, đừng bẻm mép nữa! - Cảnh Liên Liên bằng giọng của người lãnh đạo nói với cấp dưới - Anh dạy con yểng đến đâu rồi? Anh đã đảm bảo với tôi rồi đấy nhá?
- Xin phu nhân yên tâm! - Hàn Vẹt bắt chước động tác của anh hề, rạp mình sát đất, nói - Tôi bảo đảm nó biết hát mười bài, còn đọc lời chào quan khách bằng tiếng phổ thông như một phát thanh viên ưu tú?
Cảnh Liên Liên nói: - Cháu đưa cậu đi tham quan một lát, sau đó ta bàn công việc.
Kim Đồng theo Cảnh Liên Liên đến tham quan khu vực nuôi chim công. Hàng nghìn con công ủ rũ lê chân trên cát, phía trên được chắn bằng lưới ni lông. Trông thấy Cảnh Liên Liên, mấy con công đực trắng xòe đuôi múa. Lông đuôi chúng rất thưa, trông rõ cả mồng tím tái. Mấy cô người làm đang dùng vòi cao su rửa nền chuồng bằng xi măng. Mùi công ở đây chẳng khác mùi gà ở trại gà của nông trường. Anh nhìn trộm Cảnh Liên Liên, cô ta cũng đang nhìn anh. Anh đấm ngực, hỏi:
- Có cáo không?
Cảnh Liên Liên nói:
- Trong đầm thì có nhưng chúng chưa đến đây lần nào.
- Nuôi nhiều công thế này làm gì? - Kim Đồng hỏi.
- Hàng năm tặng một ít cho các vươn thú, nhưng chủ yếu là để ăn thịt - Cô nói - Theo Lý Thời Trân chép trong Bản thảo cương mục thì thịt công làm thư giãn gân cốt, lưu thông huyết mạch, bổ gan bổ phổi. Căn cứ kết quả nghiên cứu gần đây nhất, trong thịt chim công có hai mươi loại axít amin cần thiết cho con người, ngoài ra còn có hơn ba mươi loại nguyên tố vi lượng. Thịt chim công rất thơm, thơm hơn thịt gà. Thịt chim câu, thịt vịt kém xa. Quan trọng nhất là thịt công bổ âm tráng dương, người bị liệt dương lâu năm, mềm như quả dưa chuột nướng, chỉ cần ăn hai ba lạng thịt chim công là cứng như cây gậy bằng gỗ tứ thiết, phóng ngựa ngàn dặm không cần nghỉ!
Cô đắm đuối nhìn Kim Đồng hỏi:
- Cậu cùng mụ Kim tiệc tùng nhiều như vậy, chẳng lẽ chưa ăn thịt chim công của Trung tâm nuôi chim Phương Đông của chúng cháu? Chuyện này cũng dễ, chỗ chúng cháu có một tay đầu bếp rất cừ, làm món bát bửu hồ lô khổng tước, hết chê. Ngày mai cháu mời cậu thưởng thúc món này. Mật chim công là thứ thuốc quí, ngày xưa nói mật công cực độc, toàn là nói bậy, thực ra, mật công có thể tư âm bổ dương, trừ phong thấp, sáng mắt: Mắt cháu sở dĩ sáng long lanh là vì tối nào trước khi đi ngủ, cháu cũng uống một ly rượu mật công. Một con công đực đến gần lưới nghiêng đầu ngắm người đứng bên ngoài. Đột nhiên, nó thò cái đầu có túm lông dựng lên rất cao ra ngoài lưới mổ ống quần Kim Đồng. Cảnh Liên Liên giơ tay chụp cái cổ khẳng khiu của con công, tay kia luồn qua mắt lưới trên, lần tìm chiếc lông đuôi to nhất, đẹp nhất, rồi tì vào phao câu nó nhổ mạnh một cái. Khi cô buông tay ra, con công kêu lên một tiếng đau đớn rồi bỏ chạy. Nó bay lên giàn, lúc vẫy đuôi soàn soạt, lúc ngoái lại dùng mỏ nhấm nhấm chỗ đau ở đuôi. Cảnh Liên Liên đưa chiếc lông công cho Kim Đồng, nói:
- Ơ một số vùng Đông Nam á người ta tặng lông công cho người bạn nào quí mến nhất! Kim Đồng ngắm nghía những hình khối được cấu thành bởi những lông tơ mịn và dẹt trên chiếc đuôi công, hỏi:
- Liệu nó có bị đau mà chết không?
- Chả trách Hàn Vẹt vẫn bảo cậu là bụng dạ Bồ tát quả không sai. Cháu không phải là con công nên không biết nó có đau hay không? Nhưng lông công là khoản thu nhập lớn nhất của trung tâm, mà phải vặt sống, vặt lúc nó sống mới đẹp. ở đây chúng cháu không chỉ lấy lông công, mà còn lấy lông vịt trời. Vặt lông lúc con công còn sống thì mới bán được cho diễn viên Kinh kịch!
Kim Đồng cùng Liên Liên thăm khu vực nuôi vẹt. Trong một gian nhà cao to treo tầng tầng lớp lớp những lồng sắt, mỗi lồng là một ngôi nhà của vẹt. Hàng vạn con vẹt kêu cùng một lúc sốt cả ruột, làm như dại họa sắp xảy ra đến nơi. Cô làm công mặc quần áo màu xanh, dùng bông gòn đút nút lỗ tai, nếu không sẽ phát điên.
- Đây là loại chim cảnh có thị trường rộng lớn - Cô nói - Tất nhiên cũng có thể ăn thịt. Các quan chức Đại Lan đều là những vị liều lĩnh trong ăn uống, khám phá bao nhiêu là món ăn mới lạ. Những gì cho là độc, bẩn, không ăn được v.v..., các vị ăn tuốt. Trước kia người ta không ăn ễnh ương, thực ra, thịt ễnh ương rất ngon, hơn cả ếch. Nhà khách 1-5 trực thuộc Cục lao động tháng trước trình làng món ăn nổi tiếng Cóc ăn thịt ngỗng trời, gồm các thành phần chủ yếu sau: Bảy con cóc lột bỏ da, ngỗng trời mổ moi một con. Nhét bảy con cóc vào bụng con ngỗng rồi đem quay. Món ăn này công khai vi phạm luật bảo vệ tài nguyên, vậy nên gần đây họ thay ngỗng trời bằng ngỗng nhà. Thực ra biện pháp tốt nhất bảo vệ chim thú quí hiếm là bắt chúng về mà nuôi, như chim công chẳng hạn, ở đây chúng cháu đã biến chúng thành gà nuôi để lấy thịt.
Kim Đồng cùng Cảnh Liên Liên thăm khu vục nuôi sếu đầu đỏ hạc trắng, hạc đen, gà lửa, gà gấm, uyên ương... Cô ta nói Trung tâm nuôi chim Phương Đông có hai sứ mạng, một là thu gom các loại chim quí hiếm sắp bị tuyệt chủng trên thế giới, nhân giống chúng bằng phương pháp nhân tạo, khắc phục tình trạng cái gì có hiếm mới quí. Hai là, cung cấp món ăn cho các nơi, thỏa mãn sở thích ăn của lạ ở họ. Cô ta bảo, cháu ngoại của Kim Đồng là một chuyên gia về chim, nghe tiếng hót mà đoán rất trúng tâm tư của từng con. Anh ta hiểu hết tiếng nói của chim. Anh ta có thế dạy những loài chim mà thiên hạ cho rằng không thể nói tiếng người. Anh ta dạy quạ ngâm thơ nhưng đầu óc kinh doanh thì anh ta thiếu, khiến Trung tâm nuôi chim Phương Đông nợ như chúa Chổm. Nhiệm vụ nặng nề nhất của cháu sau khi tiếp nhận chức Tổng giám đốc là chuyển lỗ thành lãi. Biện pháp duy nhất của cháu là biến toàn bộ số chim thành món ăn bày lên bàn, mua một đôi chim vẹt làm cảnh chỉ cần nuôi dưỡng đúng cách, trong bảy năm chúng vẫn chưa chết. Nhưng ăn thịt một đôi vẹt thì hai mươi bốn tiếng đồng hồ sau đã tiêu hóa hết. Cái miệng của con người là một thị trường rộng lớn kinh khủng. Cùng với sự phát triển về kinh tế, của cải nhiều lên, cái miệng con người không bằng lòng với những món ăn thông thường, người ta đã ngán gà vịt thịt cá. Tất nhiên những người này chỉ là một số nhỏ, họ ăn của chùa, bản thân không phải bỏ ra đồng nào. Trung tâm nuôi chìm Phương Đông kiếm tiền nhờ những người này. Một đôi chim công giá một nghìn hai trăm tệ, dân thường dám ăn không? Không dám, nhưng những người kia lại dám. Năm ngoái cháu đi tiếp thị ở Quảng Đông phát hiện một tay nông dân nuôi cá sáu, mà là cá sấu sông Dương Tử, đứng đầu trong danh sách bảo vệ của Nhà nước. ở trại nuôi cá sấu của anh ta, pháp lệnh bảo vệ động vật cửa Nhà nước chỉ là cái vật chuẩn cho anh ta tùy tiện nâng giá cá sấu. Anh muốn ăn cá sấu Dương Tử ư? Xin lỗi đây là động vật số một được Nhà nước bảo vệ, là thứ vô giá! Dám ăn thì đừng tiếc tiền; không dám ăn thì quên đi. Cá sấu Dương Tử bán theo xăng ti mét. Một con, từ đầu đến đuôi dài một trăm bốn mươi xăng ti mét, mỗi xăng ti mét là tám mươi tệ, xin lỗi con này giá mười một nghìn hai trăm tệ, chỗ quen biết lấy rẻ một chút, tròn mười nghìn tệ, xin mời! Dự tiệc cá sấu toàn là những vị nắm con dấu trong tay và đám bồ nhí của các vị. Khó có thể nói rằng thịt cá sấu ngon hơn cá chép, nhưng cá chép thì ai cũng có thể ăn, còn cá sấu mà lại là cá sấu Dương Tử thì không phải ai cũng có thể ăn. Anh có thể vênh váo mà khoe với đám con cháu rằng, hồi trẻ anh đã từng ăn thịt cá sấu Dương Tử, do một ông chủ lớn chiêu đãi. Cái anh chàng nuôi cá sấu kia phất ghê lắm. Cháu nghĩ rằng, mình nên giải phóng tư tưởng một lần nữa, không nên chỉ bằng lòng với những chim thú hiếm của nước mình, mà còn thu gom khắp nơi trên thế giới nếu có thể. Kế hoạch của cháu đến năm 2000 là khoanh toàn bộ khu vục đầm hồ lại, xây dựng một thiên đường lớn nhất thế giới, một bảo tàng về chim, khi đó, trung tâm của chúng cháu sẽ trở thành nơi quan trọng nhất Đại Lan về cảnh quan thu hút các du khách và các nhà đầu tư và những người thích của ngon vật lạ.
Cô nói, triển vọng là vô cùng sáng sủa.
- Vậy thì tôi làm được gì? Kim Đồng hỏi.
Cảnh Liên Liên nói:
- Cậu ơi, cháu muốn cậu đảm nhiệm phần quan hệ giúp cháu, làm Giám đốc Makéttinh của Trung tâm nuôi chim Phương Đông
Kim Đồng, Giám đốc Makétting Trung tâm nuôi chim Phương Đông được Cảnh Liên Liên đưa đến trung tâm tắm hơi mười ngày liền, được các cô chiêu dãi viên Thái Lan xoa bóp, lại đi mỹ viện tiến hành mười bận xoa bóp cơ mặt và dưỡng da. Anh cảm thấy người lâng lâng nhẹ nhõm như đã thay da đổi thịt. Cảnh Liên Liên không tiếc tiền sắm cho anh những bộ quần áo thật mốt, nước hoa đắt tiền, còn điều cho anh một cô gái lo liệu cho anh về mặt ăn ở. Cô ta tiêu tiền như nước khiến anh rất áy náy. Liên miên không phân công cho anh một công việc cụ thể nào, chỉ liên tục nhồi cho anh những kiến thức về loài chim, cùng anh đi tham quan mô hình phát triển Trung tâm nuôi chim Phương Đông để anh tin chắc rằng tương lai của Trung tâm nuôi chim Phương Đông chính là tương lai của thành phố Đại Lan.
Đêm khuya thanh vắng, Kim Đồng nằm trên chiếc giường sang trọng mà trăn trở không sao chợp mắt. Anh điểm lại nửa cuộc đời đã qua, cảm thấy những gì anh được hưởng ở Trung tâm nuôi chim Phương Đông cứ như trong mộng. Cô gái thông minh và năng động này sẽ dùng anh vào công việc gì nhỉ? Anh sờ nắn lớp mỡ đã dày lên ở hai bên mạng sườn, rồi mơ màng ngủ thiếp đi. Anh mơ thấy lông công mọc đầy người, đuôi xòe ra như một bức tường rực rỡ bởi hàng vạn những đốm màu. Đột nhiên, Cảnh Liên Liên dẫn mấy cô gái mặt mày dữ tợn đi tới nhổ lông trên người anh, nói là để tặng người bạn quí đi xa trở về. Anh phản đối bằng tiếng chim công. Cảnh Liên Liên nói, nếu không nhổ lấy lông thì nuôi cậu để làm gì? Câu chất vấn không thể bác bỏ, không những đúng với chim công mà đúng cả với người. Vậy là anh đành ngoan ngoãn vểnh đít lên chờ đợi bị vặt lông.
Anh cảm thấy như có gió luồn qua khe hở giữa hai đùi và trên mông, mặt da co lại, kim cắm không thủng. Cảnh Liên Liên rửa tay trong chiếc chậu bằng đồng, xát xà phòng mùi đàn hương rửa đi rửa lại nhiều lần, cuối cùng, còn sai một nữ công nhân mặc áo choàng trắng rót nước từ một bình lớn, rửa lại lần nữa. Nhổ đi, cô cháu đâu, cô đừng đềnh dàng như vậy để hành hạ người ta. Cô có biết sự đau đớn của con cừu khi nằm trên bàn mổ không phải là lúc nhận một nhát dao vào tim, mà là lúc giương mắt nhìn tên đồ tể mài dao, vừa mài vừa gại móng tay thử độ sắc của lưỡi dao. Cảnh Liên Liên vỗ bàn tay đeo găng lên mông anh, nói: Giãn ra, giãn ra, cậu học được cái lối của Tư Mã Khố bao giờ thế? Thằng cha gian ác ấy lúc sắp chết còn vận nội công lên râu, làm cho tay thợ cạo mẻ hết lưỡi dao. Những chuyện như vậy thì đám hậu sinh như cô làm sao hiểu nổi? Chuyện Tư Mã Khố làm mẻ dao chẳng qua chỉ là huyền thoại, mà những huyền thoại về Tư Mã Khố thì có thể dùng xe để chở. Huyền thoại kể rằng, đạn bắn vào trán Tư Mã Khố đều bật trở lại, khí công luyện được đến mức ấy thì có thể sánh ngang với đại sư huynh Nghĩa Hòa Quyền, Phàn Kim Tiêu ở vùng đông bắc Cao Mật trước đây, một con người gươm dao đâm không thủng. Đến khi Tư Mã Khố trông thấy con trai đứng trên đê, liền gọi: Lương ơi! Các nhà thiện xạ công an lợi dụng tình huống đó bắn thẳng vào miệng Tư Mã Khố, mới kết thúc được tính mệnh anh ta. Oan lắm, cô cháu đâu ơi, Kim Đồng nói, tôi không gặp may, tôi sợ! Cậu sợ gì chứ? Cô hỏi, vẻ khinh miệt, nhổ một cái lông mà cậu đã như thế, nếu thiến béng hai hòn cà của cậu thì sao? Cậu có bị sốc không? Trời ơi, Kim Đồng nghĩ, chả trách Hàn Vẹt kêu động trời, các mụ này quả thực lợi hại, hơi một tí là dao với súng! Trước kia ở nông trường Thuồng Luồng, cô cán bộ thú y Tiểu Đổng nổi tiếng về bạo tay, vậy mà khi thiến con la cho đội vận tải, dịch hoàn vừa lòi ra, cô vứt dao mổ bỏ chạy, lão Đặng phải làm nốt công việc. Bây giờ một số người ở Đại Lan còn lưu truyền câu làm ăn như Tiểu Đổng thiến la, bùng nhùng không dứt điểm. Cảnh Liên Liên tóm lấy chiếc lông đẹp nhất trên mông Kim Đồng dùng sức nhổ bật ra. Kim Đồng kêu to một tiếng, tỉnh dậy, mồ hôi đầm đìa, chỗ đốt xương cùng hình như nhâm nhẩm đau. Đêm ấy, anh không sao ngủ lại được Anh lắng nghe tiếng kêu chí chóe của những con chim tranh giành nhau chỗ ngủ ngoài đầm, nhớ lại những hình ảnh trong giấc mơ, và anh vận dụng phương pháp giải mộng mà anh học được ở những người tù hồi ở nông trường lao cải, để giải mộng ình.
Sáng sớm, Cảnh Liên Liên mời anh cùng cô dùng bữa sáng tại phòng làm việc. Cùng hưởng vinh dự đặc biệt này có Hàn Vẹt, chồng cô đồng thời là bậc thầy về dạy chim. Vừa bước vào cửa, anh đã được con vẹt có tên Tám Đen đang đậu trên giàn kim loại chào bằng một giọng ồm ồm:
- Xin chào? Xin chào!
Chất giọng không thật, khiến Kim Đồng sinh nghi, anh đảo quanh để xem ai đã phát ra tiếng chào đó. Tám Đen lại nói:
- Kim Đồng, Kim Đồng!
Đúng là Tám Đen. Kim Đồng ngạc nhiên vô cùng. Kim Đồng gật đầu, hỏi:
- Chào chim, chào chim, chim tên là gì?
Tám Đen vẫy đuôi, nói:
- Khốn nạn, khốn nạn!
Cảnh Liên Liên nói:
- Hàn Vẹt, anh nghe thấy chưa, anh dạy được con chim nói như thế đấy!
Hàn Vẹt đánh Tám Đen một bạt tai, mắng:
- Đồ khốn! Tám Đen choáng váng nhại theo.
- Đồ khốn, đồ khốn!
Hàn Vẹt có vẻ ngượng, nói với Cảnh Liên Liên:
- Mẹ kiếp, cô nghĩ có lạ không, con chim này giống hệt trẻ con, dạy nó câu đứng đắn thì năm lần bảy lượt nó không thuộc, nhưng chửi tục thì không dạy nó cũng biết.
Cảnh Liên Liên thết Kim Đồng món sữa bò tươi và trúng gà điểu ốp lết. Cô ăn rất ít, như bữa ăn của chim: Kim Đồng ăn nhiều như lợn. Cảnh Liên Liên uống cà phê Nestlé thơm phức, nói:
- Cậu ơi, nuôi quân ngàn ngày, dùng trong một giờ! Bây giờ là lúc cậu xuất trận!
Kim Đồng giật mình và cứ thế mà nấc cụt. Anh ấp úng nói:
- Tôi... tôi thì làm được gì?....
Rõ ràng là Cảnh Liên Liên rất ngán ngẩm về những cái nấc cụt của Kim Đồng, cô ta nhìn chằm chằm vào miệng Kim Đồng bằng con mắt thiếu thiện cảm, ánh mắt sắc lạnh khiến đôi mắt cô bình thường vốn dịu dàng, bỗng trở nên đáng sợ, khiến anh nhớ tới mẹ cô, nhớ tới con rắn trong đầm nuốt chửng những con nhạn. Nghĩ tới đây, tự nhiên anh khỏi nấc cụt.
- Cậu năng động lên một tí thì đã sao - Cặp mắt rắn của cô lóe lên những tia dịu dàng, chính vì vậy mắt cô lại rất đẹp, đẹp mê hồn.
Cô nói: - Cậu ơi, để thực hiện kế hoạch vĩ đại của chúng ta, thì phải có tiếng. Điều này chẳng nói cậu cũng hiểu. Vào nhà tắm hơi phải có tiền, gọi mấy cô Thái Lan đấm bóp, thư giãn cột sống, phải có tiền. Trứng đà điểu ta vừa ăn giá bao nhiêu, cậu biết không? Cô giơ năm ngón tay ra, năm mươi? năm trăm? Năm nghìn, năm nghìn tệ. Nhất cử nhất động đều cần đến tiền! Trung tâm nuôi chim Phương Đông muốn phát triển càng cần phải có tiền, không phải tám vạn mười vạn, mà cũng không chỉ một triệu hai triệu, mà là mươi triệu, trăm triệu? Như vậy, cần được sự ủng hộ của Chính phủ, được ngân hàng cho vay vốn, ngân hàng là của Chính phủ, giám đốc ngân hàng phải nghe lệnh thị trường, thị trưởng thì nghe ai?
Cô mỉm cười nhìn Kim Đồng:
- Cậu ơi, thị trưởng nghe lời cậu!
Kim Đồng giật bắn người, lại bắt đầu nấc cụt. Cảnh Liên Liên nói:
- Xin cậu đừng hoang mang, để cháu nói cậu nghe. Thị trưởng mới của Đại Lan không phải ai khác, mà là cô giáo vỡ lòng của cậu: Kỷ Quỳnh Chi. Theo một nguồn tin đáng tin cậy thì vừa đến nhậm chức, bà ấy đã hỏi thăm cậu. Cậu thử nghĩ, mấy chục năm rồi, bà ấy vẫn còn nhớ đến cậu, tình cảm mới sâu làm sao!
- Tôi đi gặp bà ấy và nói rằng, thưa cô, em là Thượng Quan Kim Đồng, cô cho Trung tâm nuôi chim của cháu ngoại em vay một trăm triệu tệ? - Kim Đồng nói.
Cảnh Liên Liên bật cười đứng dậy, vỗ vai Kim Đồng kiểu cá mè một lứa:
- Ông cậu ngốc nghếch ơi, cậu thật thà quá! Để cháu nói cậu nghe!
Thế là trong mười mấy hôm liền, giống như Hàn Vẹt huấn luyện chim, Cảnh Liên Liên không kể ngày đêm lên lớp cho Kim Đồng, dạy anh những lời lẽ cử chỉ làm đẹp lòng người phụ nữ độc thân có chức có quyền. Trước ngày sinh nhật Kỷ Quỳnh Chi một hôm, trong phòng ngủ của Cảnh Liên Liên có một cuộc diễn tập. Cảnh Liên Liên mặc chiếc áo ngủ sạch bong, miệng ngậm điếu thuốc More, tay cầm ly rượu vang, đầu giường có chai rượu nghênh xuân, chân đi dép lê thêu, đóng giả Kỷ Quỳnh Chi. Kim Đồng mặc âu phục là thẳng tắp, cổ và nách xịt nước hoa Pari, tay ôm một bó lông công, tay kia xách một con vẹt đã được huấn luyện, khẽ đẩy cánh cửa bọc da của phòng ngủ.
Cánh cửa vừa mở anh đã sợ cứng người vì cái vẻ uy nghiêm của Kỷ Quỳnh Chi. Chị không mặc áo ngủ rộng thùng thình, hở vai hở ngực như Cảnh Liên Liên đã mặc. Chị mặc bộ quân phục nam kiểu cũ, khuy áo cài đến cổ. Chị cũng không hút thuốc lá More, không bê ly rượu vang, càng không có bình rượu Nghênh Xuân ờ đầu giường hay đầu tủ. Chị không tiếp Kim Đồng trong phòng ngủ. Chị ngậm tẩu kiểu Stalin, hút thuốc sợi đóng trong hộp. Chị rót nước trà từ cái bình sứ to tướng đã tróc men, còn lưu bút tích của nông trường Thuồng Luồng. Chị ngồi trong ghế mây, hai chân gác lên bàn. Chị đang xem một tập tài liệu in rônêô. Kim Đồng vừa bước vào, chị quẳng tập tài liệu xuống, chửi:
- Bọn sâu bọ khốn kiếp!
Kim Đồng sợ rủn đầu gối, suýt nữa quì xuống lạy.
Kỷ Quỳnh Chi co chân về, xỏ chân vào giày, nói:
- Vào đây Kim Đồng! Không phải tôi chửi cậu đâu, cậu đừng sợ?
Theo sự chỉ dẫn của Cảnh Liên Liên thì Kim Đồng phải cúi chào một cách cung kính, rồi nước mắt lưng tròng, anh nhìn đăm đăm vào ngực thị trưởng, không được nhìn quá lâu, quá lâu thì không đứng đắn, mà quá ngắn thì không thân tình. Sau đó mới nói:
- Thưa cô, cô còn nhớ thằng học trò lận đận của cô không?
Nhưng Kim Đồng chưa kịp mở miệng thì Kỷ Quỳnh Chi đã gọi luôn tên anh, cặp mắt sắc sảo như ngày nào nhìn anh từ đầu đến chân, đến nỗi anh sởn gai ốc cùng mình, thiếu nước quẳng tất cả đấy rồi bỏ chạy. Cánh mũi phập phồng, chị hỏi:
- Cảnh Liên Liên tưới lên người cậu bao nhiêu nước hoa?
Chị đứng lên đẩy cánh cửa sổ để làn gió lạnh ban đêm ùa vào phòng. Xa xa, ánh lửa hàn chói mắt như pháo hoa ngày lễ. Chị bảo:
- Ngồi xuống đi, ở đây tôi chẳng có gì để chiêu đãi cậu. Uống chén nước lọc vậy!
Chị cầm lấy chén ở bàn trà, ngó vào cáu trà ở đáy chén, nói:
- Thôi vậy, chén bẩn quá, tôi cũng lười cọ rửa, già rồi, tuổi tác không tha ình, chạy suốt ngày, chân sưng phồng như cục bột lên men ấy!
- Khi bà ấy nói đến chuyện tuổi tác, nói rằng bà ấy già rồi thì cậu hãy nhớ cho kỹ, không bao giờ được nói rằng bà ấy đã già, dù bà ấy đã già mõm, héo quắt như quả mướp khô. Cậu phải nói là...
Kim Đồng đọc thuộc lòng như vẹt những lời Cảnh Liên Liên gà cho:
- Thưa cô, cô có mập hơn chút ít, còn thì y như hồi cô dạy em học hát, thìn bề ngoài chỉ khoảng hai mươi tám, quá lắm chỉ ba mươi là cùng!
Kỷ Quỳnh Chi cười nhạt, hỏi:
- Những lời vừa rồi là do Cảnh Liên Liên mớm cho phải không?
Kim Đồng đỏ mặt: - Vâng!
Kỷ Quỳnh Chi nói:
- Kim Đồng, bài ca này hỏng rồi! Cái trò rẻ tiền này áp dụng vào tôi không ăn thua. Làm sao mà tôi thua đến ba mươi tuổi, Từ Nương có bộ mặt không già không trẻ thì vẫn còn phải nhờ ở dáng hình! Già hay không bản thân tôi tự hiểu. Tóc hoa râm rồi này, mắt mờ rồi này, răng lung lay rồi này, da thịt nhẽo rồi này và còn nhiều chuyện nữa không tiện nói ra. Cái bọn ấy ngoài miệng thì tán tụng tôi nhưng sau lưng thì chửi, không dám chửi ra miệng thì chửi thầm: Đồ chết tiệt! Con yêu tinh già! Thấy cậu thẳng thắn bộc trực, nên hôm nay tôi tha cho cậu, nếu không, tôi tống cổ cậu ra khỏi cửa? Ngồi xuống, ngồi xuống đi, đừng đứng mãi thế!
Kim Đồng trao bó lông công cho Kỷ Quỳnh Chi, nói:
- Thưa cô, đây là Cảnh Liên Liên bảo em đem tặng cô. Cô ấy dặn, khi tặng bó lông công này, cậu nhất định phải nói như thế này, thưa cô, nhân dịp sinh nhật của cô, em tặng cô năm mươi chiếc lông công, chúc cô đẹp mãi như những chiếc lông công này!
- Tầm bậy! - Kỷ Quỳnh Chi nói - Công đực mới đẹp, công mái còn xấu hơn gà mái già! Cậu cầm chỗ lông công này trả lại cho cô ta. Còn kia có phải con vẹt biết nói không? - Cô chỉ vào chiếc lồng phủ khăn vải điều, bỏ khăn tôi xem nào!
Kim Đồng gỡ tấm khăn, con vẹt mắt ngái ngủ, rũ cánh, giận dỗi chào:
- Chào cô, chào cô Quỳnh Chi, chào!
Kỷ Quỳnh Chi vỗ đánh bộp vào lồng, con vẹt sợ quá định bỏ chạy, cánh quẹt vào nan lồng loẹt xoẹt. Kỷ Quỳnh Chi thở dài:
- Chào với chả chào! Hay ho cái nỗi gì!
Chị nhồi đầy tẩu thuốc rồi bập bập hút như ngươi già nói:
- Hàn Chim trồng rồng, nhưng thu hoạch thì được bọ chét! Cảnh Liên Liên sai cậu đến đây có việc gì?
Anh ấp úng:
- Mời cô tham quan Trung tâm nuôi chim Phong Đông.
- Đó chưa phải là lý do chính - Kỷ Quỳnh Chi bê cái cốc vại lên uống một ngụm to, rồi dằn mạnh cái cốc xuống bàn, nói - Mục đích là vay tiền!