Xong vụ gặt, các nàng dâu đều về nhà mẹ đẻ tránh những ngày oi bức. Lấy chồng ba năm rồi, lẽ ra đã tay bế tay bồng, bầu vú căng mọng, vai khoác một bao mẫu giày, mặt mày tươi tinh mà về thăm mẹ. Lỗ Toàn Nhi thì thảm thương quá, người đầy vết tím bầm do chồng tặng, đầu đội những lời chửi rủa tục tằn của mẹ chồng, tay khoác cái gói nhỏ, mắt sung húp, trở về nhà bà cô. Thân đến mấy thì cô cũng không bằng mẹ, vì vậy bao nhiêu nỗi khổ mà không dám nói ra, bước vào cổng phải cố rặn ra một nụ cười. Bà cô mới tinh mắt làm sao, nhìn cái đã thấy hết chuyện, nói:
- Vẫn chưa à?
Lỗ Toàn Nhi bị chạm vào nỗi đau, nước mắt lã chã ướt đầm ngực áo. Bà cô trầm ngâm:
- Cũng lạ, hơn ba năm rồi, lẽ ra phải có rồi chứ?
Lúc ăn cơm, Vu Bàn Vả trông thấy cánh tay Toàn Nhi tím xanh tím đỏ thì chửi:
- Dân Quốc rồi mà còn dám ngược đãi con dâu, tôi mà điên lên, tôi cho nhà Thượng Quan một mồi lửa.
Bà cô trừng mắt, mắng:
- Cơm canh vẫn chưa bịt được miệng ông hả?
Bữa cơm rất thịnh soạn, màn thầu trắng, cá chép om. Bà cô gắp miếng trứng cá bỏ vào bát Toàn Nhi. Ngày tam phục - những ngày nóng nhất - cực kỳ sảng khoái đối với ông Vu Bàn Vả. Ông vác một tay lưới đi, cá đem về gần như là tai họa: ăn không hết, bán thì chăng được mấy tiền. Bà cô bèn mổ bỏ ruột, ướp tương rồi đem phơi khô.
Bà cô nói:
- Cũng không nên chỉ trách mẹ chồng cháu, người ta lấy về làm dâu là mong có người nối dõi, đó là mục tiêu hàng đầu!
Chú dượng nói:
- Bà có cho tôi người nối dõi đâu, mà sao tôi vẫn đối xử tốt với bà?
Bà cô nói:
- Ông dùng có chõ miệng vào! Thế này nhé, ông chuẩn bị lừa, đưa con Nhi lên huyện khám phụ khoa, mình gả chồng thì mình phải lo cho nó.
Toàn Nhi cưỡi trên lưng lừa đi trên cánh đồng mênh mông chằng chịt những kênh mương của vùng đông bắc Cao Mật. Mây trắng từng đám lớn bay trên trời, giữa những kẽ mây, bầu trời xanh trong đến lạ lùng. Hoa màu xanh biếc và cỏ dại chớp thời cơ sinh sôi nẩy nở, con đường nhỏ chật hẹp hầu như bị che lấp. Con lừa lắc lư cặp mông buộc chậm rãi, chốc chốc lại bứt một bông hoa nhỏ màu tím trong đám cỏ ven đương. Đó là hoa mi-mô-sa. Mi-mô-sa thả trong rượu nồng, cô em xinh đẹp bước theo chồng? Bước tiếp bước, khi hoàng hôn xuống mới dùng chân. Cỏ khô trải ổ cùng qua đêm. Hôn và hôn, ôm và ôm, sang năm sinh một thăng chó con. Bài dân ca thuở nhỏ từng hát, lại từ xa vẳng tới, rồi lại theo gió bay đi. Toàn Nhi cảm thấy lòng đau như cắt. Đầm hồ nối với nhau bằng những con kênh, những con kênh chui tụt vào đầm hồ. Từng đàn cá to ung dung bơi lội trong làn nước trong vắt. Chim bói cá đậu bất động trên ngọn cây, cổ rụt lại đột nhiên rơi xuống nước như một hòn đá, khi bay lên khỏi mặt nước đã ngậm một con cá trắng ở mỏ. Nắng rát, mặt đất bốc hơi hầm hập, khắp nơi đều có tiếng cựa của sự sinh trưởng. Một cặp chuồn chuồn cắn đuôi nhau bay qua. Hai con vân tước đuổi nhau trên bầu trời, chốc chốc lại chạm người vào nhau. Những con nhái nhảy loạn xạ trên đường, những con châu chấu gặm lá non trên đầu ngọn cỏ. Những con thỏ con lông trắng như bông, len lỏi giữa những thân cây, chạy theo thỏ mẹ. Những con vịt trời mới nở bơi theo vịt mẹ, bàn chân có mạng màu hồng quạt nước, để lại phía sau những gợn sóng... Ngay cả gà vịt, chồn thỏ cũng biết sinh đẻ, vì sao mình lại không? Toàn Nhi thấy lòng bồn chồn và một cảm giác trống trải. Chị như nhìn thấy những người đàn bà trong truyền thuyết thấp thoáng đâu đây, trước bụng đeo túi dựng con, trong túi rỗng tuếch, không có gì cả. Trời ơi, Bà Mụ ơi, xin Bà cho con một đứa con trai... Chị mơ hồ nhìn thấy Bà Mụ mặt trắng như mâm bột, cặp mắt phượng dài. Bà bế trong tay một đứa trẻ bụ bẫm cưỡi trên con kỳ lân lông màu xanh, chòm râu dài dưới cằm, cổ đeo lục lạc, đầu đội đám mây hồng, chân đạp vầng mây trắng, bay lên trên cánh đồng. Bà Mụ ơi, Bà cho con xin thằng nhỏ, con xin lạy thánh mớ bái! Uớc nguyện chân thành khiến chị ứa nước mắt. Chong coong coong coong, Bà Mụ cưỡi kỳ lân bay đi, thằng bé bụ bẫm vẫy tay chào lại.
Chú dượng tuổi đã bốn mươi nhưng vẫn rất hiếu động. Ông thả dây cương, mặc cho con lừa đi thế nào thì đi. Ông hái một ôm hoa dại, tết thành một vòng hoa dội lên đầu cho Toàn Nhi. Ông đuổi chim con trên bãi cỏ, mệt thở phì phò. Ông chui vào vạt cao lương, tìm thấy một dây đưa dại, ngắt một quả còn đầy lông, to bằng nắm tay, bảo Toàn Nhi ăn, bảo đó là dưa ngọt. Đắng chát lưỡi ông xắn quần nhảy xuống lòng mương, nhổ một đọt cây bồ nhung đang có đòng, bóc ra, ông ăn một nửa, đưa cho Toàn Nhi một nửa. Đọt này có vị ngọt, đặc quánh, ăn rất ngon. Ông nhảy xuống đầm lác, tách vỏ lấy ruột mảnh như to, ông ăn một ít còn lại đưa cho Toàn Nhi, thứ này dinh dính, ăn cũng ngon. Trong kho kiến thức của ông, tích lũy bao nhiêu thứ ăn được ông bắt ở mép nước một con bọ đầy lông xanh, to bằng hạt dưa hấu, giữ nó trong hai lòng bàn tay úp lại hô biến rồi bảo Toàn Nhi ngửi, mùi gì đây, Toàn Nhi lắc đầu, không nói được là mùi gì. Ông bảo: - Mùi dưa hấu, đây là con bọ dưa hấu, từ hạt dưa hấu mà thành bọ.
Toàn Nhi thấy ông chú dượng ham chơi và chịu chơi như một thanh niên.
Kết quả khám phụ khoa là Toàn Nhi không có bệnh gì cả.
Bà cô nổi giận nói:
- Để ta đi tính sổ với nhà Thượng Quan! Con trai nó là con la* (*Lừa và ngựa phối giống đẻ ra la. Con la không có khả năng sinh đẻ), thế mà nó lại đổ tội cho con Toàn nhà mình!
Nhưng ra đến cổng, cô lại quay vào.
Mười mấy ngày sau, một đêm trời mưa như trút. Bà cô làm một bữa thịnh soạn, lấy bình rượu bằng thiếc của ông chú dượng hâm đầy một bình rượu. Hai cô cháu ngồi đối diện với nhau. Bà cô lấy ra hai chén sứ men xanh, đặt một chiếc trước mặt Toàn Nhi, một chiếc trước mặt bà. Ngọn nến chập chờn, hắt bóng bà lên tường. Khi rót rượu vào chén, tay bà run bần bật.
- Cô ơi, sao hôm nay lại uống rượu - Toàn Nhi linh cảm sắp có chuyện quan trọng, hồi hộp hỏi.
Bà cô nói: - Có gì đâu, trời mưa buồn quá, cô cháu mình chuyện gẫu cho vui!
Bà giơ chén rượu lên, nói:
- Uống đi, con! Toàn Nhi cũng cầm chén rượu lên, sợ sệt nhìn bà cô. Chị trông thấy chén của mình rung lên một cái khi chén của bà cô đụng vào.
Bà cô ngửa cổ uống cạn.
Toàn Nhi cũng ngửa cổ uống cạn.
- Con định thế nào bây giờ - Bà cô hỏi. Toàn Nhi đau khổ lắc đầu.
Bà cô rót rượu ình và cho Toàn Nhi.
- Cơn ơi! - Bà cô nói - Âu cũng là cái số! Thằng con trai nhà Thượng Quan không ra gì, nó đã có lỗi với mình! Nhớ lấy, chính là nhà nó nợ mình về tình cảm, chứ không phải mình nợ nó! Con ơi, trên đời này có bao chuyện đàng hoàng lại ra đời từ trong mờ ám, con hiểu cô nói gì không?
Toàn Nhi lắc đầu tỏ vẻ không hiểu, hai chén rượu vào bụng, đầu chị đã quay cuồng. Chính trong đêm đó, Vu Bàn Vả trèo lên giường Toàn Nhi.
Sáng ra, khi tỉnh dậy, Toàn Nhi thấy đầu nhức như búa bổ. Chị nghe thấy có tiếng ngáy rất to bên cạnh. Chị khó nhọc mở mắt ra, trông thấy ông chú mình trần nằm bên cạnh, bàn tay to như tay gấu của ông đang đặt lên vú chị. Chị hét lên một tiếng, kéo chăn che kín thân thể rồi khóc hu hu. Ông Vu Bàn Vả tỉnh dậy, ôm quần áo nhảy xuống giường, lắp bắp:
- Đó là cô cháu... bảo chú đến!
Mùa xuân năm sau, vừa qua tiết thanh minh, con dâu nhà Thượng Quan Lỗ Toàn Nhi sinh một đứa con gái gầy gò, hai mắt đen láy. Thượng Quan Lã thị quì trước bàn thờ Bồ tát lạy ba lạy, giọng hả hê:
- Tạ ơn trời đất, cuối cùng thì nẻ ít ra rồi! Xin Bồ tát phù hộ, sang năm cho gia đình con xin đứa cháu trai!
Bà hào phóng luộc đầy một bát trứng gà bưng đến trước mặt con dâu, nói: - Ăn đi!
Lỗ Toàn Nhi nhìn khuôn mặt to bè của mẹ chồng với ánh mắt cảm kích, nước mắt dàn dụa.
Bà mẹ chồng nhìn con bé nằm trong đống tã rách, nói:
- Đặt tên nó là Lai Đệ!
Xong vụ gặt, các nàng dâu đều về nhà mẹ đẻ tránh những ngày oi bức. Lấy chồng ba năm rồi, lẽ ra đã tay bế tay bồng, bầu vú căng mọng, vai khoác một bao mẫu giày, mặt mày tươi tinh mà về thăm mẹ. Lỗ Toàn Nhi thì thảm thương quá, người đầy vết tím bầm do chồng tặng, đầu đội những lời chửi rủa tục tằn của mẹ chồng, tay khoác cái gói nhỏ, mắt sung húp, trở về nhà bà cô. Thân đến mấy thì cô cũng không bằng mẹ, vì vậy bao nhiêu nỗi khổ mà không dám nói ra, bước vào cổng phải cố rặn ra một nụ cười. Bà cô mới tinh mắt làm sao, nhìn cái đã thấy hết chuyện, nói:
- Vẫn chưa à?
Lỗ Toàn Nhi bị chạm vào nỗi đau, nước mắt lã chã ướt đầm ngực áo. Bà cô trầm ngâm:
- Cũng lạ, hơn ba năm rồi, lẽ ra phải có rồi chứ?
Lúc ăn cơm, Vu Bàn Vả trông thấy cánh tay Toàn Nhi tím xanh tím đỏ thì chửi:
- Dân Quốc rồi mà còn dám ngược đãi con dâu, tôi mà điên lên, tôi cho nhà Thượng Quan một mồi lửa.
Bà cô trừng mắt, mắng:
- Cơm canh vẫn chưa bịt được miệng ông hả?
Bữa cơm rất thịnh soạn, màn thầu trắng, cá chép om. Bà cô gắp miếng trứng cá bỏ vào bát Toàn Nhi. Ngày tam phục - những ngày nóng nhất - cực kỳ sảng khoái đối với ông Vu Bàn Vả. Ông vác một tay lưới đi, cá đem về gần như là tai họa: ăn không hết, bán thì chăng được mấy tiền. Bà cô bèn mổ bỏ ruột, ướp tương rồi đem phơi khô.
Bà cô nói:
- Cũng không nên chỉ trách mẹ chồng cháu, người ta lấy về làm dâu là mong có người nối dõi, đó là mục tiêu hàng đầu!
Chú dượng nói:
- Bà có cho tôi người nối dõi đâu, mà sao tôi vẫn đối xử tốt với bà?
Bà cô nói:
- Ông dùng có chõ miệng vào! Thế này nhé, ông chuẩn bị lừa, đưa con Nhi lên huyện khám phụ khoa, mình gả chồng thì mình phải lo cho nó.
Toàn Nhi cưỡi trên lưng lừa đi trên cánh đồng mênh mông chằng chịt những kênh mương của vùng đông bắc Cao Mật. Mây trắng từng đám lớn bay trên trời, giữa những kẽ mây, bầu trời xanh trong đến lạ lùng. Hoa màu xanh biếc và cỏ dại chớp thời cơ sinh sôi nẩy nở, con đường nhỏ chật hẹp hầu như bị che lấp. Con lừa lắc lư cặp mông buộc chậm rãi, chốc chốc lại bứt một bông hoa nhỏ màu tím trong đám cỏ ven đương. Đó là hoa mi-mô-sa. Mi-mô-sa thả trong rượu nồng, cô em xinh đẹp bước theo chồng? Bước tiếp bước, khi hoàng hôn xuống mới dùng chân. Cỏ khô trải ổ cùng qua đêm. Hôn và hôn, ôm và ôm, sang năm sinh một thăng chó con. Bài dân ca thuở nhỏ từng hát, lại từ xa vẳng tới, rồi lại theo gió bay đi. Toàn Nhi cảm thấy lòng đau như cắt. Đầm hồ nối với nhau bằng những con kênh, những con kênh chui tụt vào đầm hồ. Từng đàn cá to ung dung bơi lội trong làn nước trong vắt. Chim bói cá đậu bất động trên ngọn cây, cổ rụt lại đột nhiên rơi xuống nước như một hòn đá, khi bay lên khỏi mặt nước đã ngậm một con cá trắng ở mỏ. Nắng rát, mặt đất bốc hơi hầm hập, khắp nơi đều có tiếng cựa của sự sinh trưởng. Một cặp chuồn chuồn cắn đuôi nhau bay qua. Hai con vân tước đuổi nhau trên bầu trời, chốc chốc lại chạm người vào nhau. Những con nhái nhảy loạn xạ trên đường, những con châu chấu gặm lá non trên đầu ngọn cỏ. Những con thỏ con lông trắng như bông, len lỏi giữa những thân cây, chạy theo thỏ mẹ. Những con vịt trời mới nở bơi theo vịt mẹ, bàn chân có mạng màu hồng quạt nước, để lại phía sau những gợn sóng... Ngay cả gà vịt, chồn thỏ cũng biết sinh đẻ, vì sao mình lại không? Toàn Nhi thấy lòng bồn chồn và một cảm giác trống trải. Chị như nhìn thấy những người đàn bà trong truyền thuyết thấp thoáng đâu đây, trước bụng đeo túi dựng con, trong túi rỗng tuếch, không có gì cả. Trời ơi, Bà Mụ ơi, xin Bà cho con một đứa con trai... Chị mơ hồ nhìn thấy Bà Mụ mặt trắng như mâm bột, cặp mắt phượng dài. Bà bế trong tay một đứa trẻ bụ bẫm cưỡi trên con kỳ lân lông màu xanh, chòm râu dài dưới cằm, cổ đeo lục lạc, đầu đội đám mây hồng, chân đạp vầng mây trắng, bay lên trên cánh đồng. Bà Mụ ơi, Bà cho con xin thằng nhỏ, con xin lạy thánh mớ bái! Uớc nguyện chân thành khiến chị ứa nước mắt. Chong coong coong coong, Bà Mụ cưỡi kỳ lân bay đi, thằng bé bụ bẫm vẫy tay chào lại.
Chú dượng tuổi đã bốn mươi nhưng vẫn rất hiếu động. Ông thả dây cương, mặc cho con lừa đi thế nào thì đi. Ông hái một ôm hoa dại, tết thành một vòng hoa dội lên đầu cho Toàn Nhi. Ông đuổi chim con trên bãi cỏ, mệt thở phì phò. Ông chui vào vạt cao lương, tìm thấy một dây đưa dại, ngắt một quả còn đầy lông, to bằng nắm tay, bảo Toàn Nhi ăn, bảo đó là dưa ngọt. Đắng chát lưỡi ông xắn quần nhảy xuống lòng mương, nhổ một đọt cây bồ nhung đang có đòng, bóc ra, ông ăn một nửa, đưa cho Toàn Nhi một nửa. Đọt này có vị ngọt, đặc quánh, ăn rất ngon. Ông nhảy xuống đầm lác, tách vỏ lấy ruột mảnh như to, ông ăn một ít còn lại đưa cho Toàn Nhi, thứ này dinh dính, ăn cũng ngon. Trong kho kiến thức của ông, tích lũy bao nhiêu thứ ăn được ông bắt ở mép nước một con bọ đầy lông xanh, to bằng hạt dưa hấu, giữ nó trong hai lòng bàn tay úp lại hô biến rồi bảo Toàn Nhi ngửi, mùi gì đây, Toàn Nhi lắc đầu, không nói được là mùi gì. Ông bảo: - Mùi dưa hấu, đây là con bọ dưa hấu, từ hạt dưa hấu mà thành bọ.
Toàn Nhi thấy ông chú dượng ham chơi và chịu chơi như một thanh niên.
Kết quả khám phụ khoa là Toàn Nhi không có bệnh gì cả.
Bà cô nổi giận nói:
- Để ta đi tính sổ với nhà Thượng Quan! Con trai nó là con la (Lừa và ngựa phối giống đẻ ra la. Con la không có khả năng sinh đẻ), thế mà nó lại đổ tội cho con Toàn nhà mình!
Nhưng ra đến cổng, cô lại quay vào.
Mười mấy ngày sau, một đêm trời mưa như trút. Bà cô làm một bữa thịnh soạn, lấy bình rượu bằng thiếc của ông chú dượng hâm đầy một bình rượu. Hai cô cháu ngồi đối diện với nhau. Bà cô lấy ra hai chén sứ men xanh, đặt một chiếc trước mặt Toàn Nhi, một chiếc trước mặt bà. Ngọn nến chập chờn, hắt bóng bà lên tường. Khi rót rượu vào chén, tay bà run bần bật.
- Cô ơi, sao hôm nay lại uống rượu - Toàn Nhi linh cảm sắp có chuyện quan trọng, hồi hộp hỏi.
Bà cô nói: - Có gì đâu, trời mưa buồn quá, cô cháu mình chuyện gẫu cho vui!
Bà giơ chén rượu lên, nói:
- Uống đi, con! Toàn Nhi cũng cầm chén rượu lên, sợ sệt nhìn bà cô. Chị trông thấy chén của mình rung lên một cái khi chén của bà cô đụng vào.
Bà cô ngửa cổ uống cạn.
Toàn Nhi cũng ngửa cổ uống cạn.
- Con định thế nào bây giờ - Bà cô hỏi. Toàn Nhi đau khổ lắc đầu.
Bà cô rót rượu ình và cho Toàn Nhi.
- Cơn ơi! - Bà cô nói - Âu cũng là cái số! Thằng con trai nhà Thượng Quan không ra gì, nó đã có lỗi với mình! Nhớ lấy, chính là nhà nó nợ mình về tình cảm, chứ không phải mình nợ nó! Con ơi, trên đời này có bao chuyện đàng hoàng lại ra đời từ trong mờ ám, con hiểu cô nói gì không?
Toàn Nhi lắc đầu tỏ vẻ không hiểu, hai chén rượu vào bụng, đầu chị đã quay cuồng. Chính trong đêm đó, Vu Bàn Vả trèo lên giường Toàn Nhi.
Sáng ra, khi tỉnh dậy, Toàn Nhi thấy đầu nhức như búa bổ. Chị nghe thấy có tiếng ngáy rất to bên cạnh. Chị khó nhọc mở mắt ra, trông thấy ông chú mình trần nằm bên cạnh, bàn tay to như tay gấu của ông đang đặt lên vú chị. Chị hét lên một tiếng, kéo chăn che kín thân thể rồi khóc hu hu. Ông Vu Bàn Vả tỉnh dậy, ôm quần áo nhảy xuống giường, lắp bắp:
- Đó là cô cháu... bảo chú đến!
Mùa xuân năm sau, vừa qua tiết thanh minh, con dâu nhà Thượng Quan Lỗ Toàn Nhi sinh một đứa con gái gầy gò, hai mắt đen láy. Thượng Quan Lã thị quì trước bàn thờ Bồ tát lạy ba lạy, giọng hả hê:
- Tạ ơn trời đất, cuối cùng thì nẻ ít ra rồi! Xin Bồ tát phù hộ, sang năm cho gia đình con xin đứa cháu trai!
Bà hào phóng luộc đầy một bát trứng gà bưng đến trước mặt con dâu, nói: - Ăn đi!
Lỗ Toàn Nhi nhìn khuôn mặt to bè của mẹ chồng với ánh mắt cảm kích, nước mắt dàn dụa.
Bà mẹ chồng nhìn con bé nằm trong đống tã rách, nói:
Sử dụng mũi tên trái (←) hoặc phải (→) để chuyển chapter
Xong vụ gặt, các nàng dâu đều về nhà mẹ đẻ tránh những ngày oi bức. Lấy chồng ba năm rồi, lẽ ra đã tay bế tay bồng, bầu vú căng mọng, vai khoác một bao mẫu giày, mặt mày tươi tinh mà về thăm mẹ. Lỗ Toàn Nhi thì thảm thương quá, người đầy vết tím bầm do chồng tặng, đầu đội những lời chửi rủa tục tằn của mẹ chồng, tay khoác cái gói nhỏ, mắt sung húp, trở về nhà bà cô. Thân đến mấy thì cô cũng không bằng mẹ, vì vậy bao nhiêu nỗi khổ mà không dám nói ra, bước vào cổng phải cố rặn ra một nụ cười. Bà cô mới tinh mắt làm sao, nhìn cái đã thấy hết chuyện, nói:
- Vẫn chưa à?
Lỗ Toàn Nhi bị chạm vào nỗi đau, nước mắt lã chã ướt đầm ngực áo. Bà cô trầm ngâm:
- Cũng lạ, hơn ba năm rồi, lẽ ra phải có rồi chứ?
Lúc ăn cơm, Vu Bàn Vả trông thấy cánh tay Toàn Nhi tím xanh tím đỏ thì chửi:
- Dân Quốc rồi mà còn dám ngược đãi con dâu, tôi mà điên lên, tôi cho nhà Thượng Quan một mồi lửa.
Bà cô trừng mắt, mắng:
- Cơm canh vẫn chưa bịt được miệng ông hả?
Bữa cơm rất thịnh soạn, màn thầu trắng, cá chép om. Bà cô gắp miếng trứng cá bỏ vào bát Toàn Nhi. Ngày tam phục - những ngày nóng nhất - cực kỳ sảng khoái đối với ông Vu Bàn Vả. Ông vác một tay lưới đi, cá đem về gần như là tai họa: ăn không hết, bán thì chăng được mấy tiền. Bà cô bèn mổ bỏ ruột, ướp tương rồi đem phơi khô.
Bà cô nói:
- Cũng không nên chỉ trách mẹ chồng cháu, người ta lấy về làm dâu là mong có người nối dõi, đó là mục tiêu hàng đầu!
Chú dượng nói:
- Bà có cho tôi người nối dõi đâu, mà sao tôi vẫn đối xử tốt với bà?
Bà cô nói:
- Ông dùng có chõ miệng vào! Thế này nhé, ông chuẩn bị lừa, đưa con Nhi lên huyện khám phụ khoa, mình gả chồng thì mình phải lo cho nó.
Toàn Nhi cưỡi trên lưng lừa đi trên cánh đồng mênh mông chằng chịt những kênh mương của vùng đông bắc Cao Mật. Mây trắng từng đám lớn bay trên trời, giữa những kẽ mây, bầu trời xanh trong đến lạ lùng. Hoa màu xanh biếc và cỏ dại chớp thời cơ sinh sôi nẩy nở, con đường nhỏ chật hẹp hầu như bị che lấp. Con lừa lắc lư cặp mông buộc chậm rãi, chốc chốc lại bứt một bông hoa nhỏ màu tím trong đám cỏ ven đương. Đó là hoa mi-mô-sa. Mi-mô-sa thả trong rượu nồng, cô em xinh đẹp bước theo chồng? Bước tiếp bước, khi hoàng hôn xuống mới dùng chân. Cỏ khô trải ổ cùng qua đêm. Hôn và hôn, ôm và ôm, sang năm sinh một thăng chó con. Bài dân ca thuở nhỏ từng hát, lại từ xa vẳng tới, rồi lại theo gió bay đi. Toàn Nhi cảm thấy lòng đau như cắt. Đầm hồ nối với nhau bằng những con kênh, những con kênh chui tụt vào đầm hồ. Từng đàn cá to ung dung bơi lội trong làn nước trong vắt. Chim bói cá đậu bất động trên ngọn cây, cổ rụt lại đột nhiên rơi xuống nước như một hòn đá, khi bay lên khỏi mặt nước đã ngậm một con cá trắng ở mỏ. Nắng rát, mặt đất bốc hơi hầm hập, khắp nơi đều có tiếng cựa của sự sinh trưởng. Một cặp chuồn chuồn cắn đuôi nhau bay qua. Hai con vân tước đuổi nhau trên bầu trời, chốc chốc lại chạm người vào nhau. Những con nhái nhảy loạn xạ trên đường, những con châu chấu gặm lá non trên đầu ngọn cỏ. Những con thỏ con lông trắng như bông, len lỏi giữa những thân cây, chạy theo thỏ mẹ. Những con vịt trời mới nở bơi theo vịt mẹ, bàn chân có mạng màu hồng quạt nước, để lại phía sau những gợn sóng... Ngay cả gà vịt, chồn thỏ cũng biết sinh đẻ, vì sao mình lại không? Toàn Nhi thấy lòng bồn chồn và một cảm giác trống trải. Chị như nhìn thấy những người đàn bà trong truyền thuyết thấp thoáng đâu đây, trước bụng đeo túi dựng con, trong túi rỗng tuếch, không có gì cả. Trời ơi, Bà Mụ ơi, xin Bà cho con một đứa con trai... Chị mơ hồ nhìn thấy Bà Mụ mặt trắng như mâm bột, cặp mắt phượng dài. Bà bế trong tay một đứa trẻ bụ bẫm cưỡi trên con kỳ lân lông màu xanh, chòm râu dài dưới cằm, cổ đeo lục lạc, đầu đội đám mây hồng, chân đạp vầng mây trắng, bay lên trên cánh đồng. Bà Mụ ơi, Bà cho con xin thằng nhỏ, con xin lạy thánh mớ bái! Uớc nguyện chân thành khiến chị ứa nước mắt. Chong coong coong coong, Bà Mụ cưỡi kỳ lân bay đi, thằng bé bụ bẫm vẫy tay chào lại.
Chú dượng tuổi đã bốn mươi nhưng vẫn rất hiếu động. Ông thả dây cương, mặc cho con lừa đi thế nào thì đi. Ông hái một ôm hoa dại, tết thành một vòng hoa dội lên đầu cho Toàn Nhi. Ông đuổi chim con trên bãi cỏ, mệt thở phì phò. Ông chui vào vạt cao lương, tìm thấy một dây đưa dại, ngắt một quả còn đầy lông, to bằng nắm tay, bảo Toàn Nhi ăn, bảo đó là dưa ngọt. Đắng chát lưỡi ông xắn quần nhảy xuống lòng mương, nhổ một đọt cây bồ nhung đang có đòng, bóc ra, ông ăn một nửa, đưa cho Toàn Nhi một nửa. Đọt này có vị ngọt, đặc quánh, ăn rất ngon. Ông nhảy xuống đầm lác, tách vỏ lấy ruột mảnh như to, ông ăn một ít còn lại đưa cho Toàn Nhi, thứ này dinh dính, ăn cũng ngon. Trong kho kiến thức của ông, tích lũy bao nhiêu thứ ăn được ông bắt ở mép nước một con bọ đầy lông xanh, to bằng hạt dưa hấu, giữ nó trong hai lòng bàn tay úp lại hô biến rồi bảo Toàn Nhi ngửi, mùi gì đây, Toàn Nhi lắc đầu, không nói được là mùi gì. Ông bảo: - Mùi dưa hấu, đây là con bọ dưa hấu, từ hạt dưa hấu mà thành bọ.
Toàn Nhi thấy ông chú dượng ham chơi và chịu chơi như một thanh niên.
Kết quả khám phụ khoa là Toàn Nhi không có bệnh gì cả.
Bà cô nổi giận nói:
- Để ta đi tính sổ với nhà Thượng Quan! Con trai nó là con la* (*Lừa và ngựa phối giống đẻ ra la. Con la không có khả năng sinh đẻ), thế mà nó lại đổ tội cho con Toàn nhà mình!
Nhưng ra đến cổng, cô lại quay vào.
Mười mấy ngày sau, một đêm trời mưa như trút. Bà cô làm một bữa thịnh soạn, lấy bình rượu bằng thiếc của ông chú dượng hâm đầy một bình rượu. Hai cô cháu ngồi đối diện với nhau. Bà cô lấy ra hai chén sứ men xanh, đặt một chiếc trước mặt Toàn Nhi, một chiếc trước mặt bà. Ngọn nến chập chờn, hắt bóng bà lên tường. Khi rót rượu vào chén, tay bà run bần bật.
- Cô ơi, sao hôm nay lại uống rượu - Toàn Nhi linh cảm sắp có chuyện quan trọng, hồi hộp hỏi.
Bà cô nói: - Có gì đâu, trời mưa buồn quá, cô cháu mình chuyện gẫu cho vui!
Bà giơ chén rượu lên, nói:
- Uống đi, con! Toàn Nhi cũng cầm chén rượu lên, sợ sệt nhìn bà cô. Chị trông thấy chén của mình rung lên một cái khi chén của bà cô đụng vào.
Bà cô ngửa cổ uống cạn.
Toàn Nhi cũng ngửa cổ uống cạn.
- Con định thế nào bây giờ - Bà cô hỏi. Toàn Nhi đau khổ lắc đầu.
Bà cô rót rượu ình và cho Toàn Nhi.
- Cơn ơi! - Bà cô nói - Âu cũng là cái số! Thằng con trai nhà Thượng Quan không ra gì, nó đã có lỗi với mình! Nhớ lấy, chính là nhà nó nợ mình về tình cảm, chứ không phải mình nợ nó! Con ơi, trên đời này có bao chuyện đàng hoàng lại ra đời từ trong mờ ám, con hiểu cô nói gì không?
Toàn Nhi lắc đầu tỏ vẻ không hiểu, hai chén rượu vào bụng, đầu chị đã quay cuồng. Chính trong đêm đó, Vu Bàn Vả trèo lên giường Toàn Nhi.
Sáng ra, khi tỉnh dậy, Toàn Nhi thấy đầu nhức như búa bổ. Chị nghe thấy có tiếng ngáy rất to bên cạnh. Chị khó nhọc mở mắt ra, trông thấy ông chú mình trần nằm bên cạnh, bàn tay to như tay gấu của ông đang đặt lên vú chị. Chị hét lên một tiếng, kéo chăn che kín thân thể rồi khóc hu hu. Ông Vu Bàn Vả tỉnh dậy, ôm quần áo nhảy xuống giường, lắp bắp:
- Đó là cô cháu... bảo chú đến!
Mùa xuân năm sau, vừa qua tiết thanh minh, con dâu nhà Thượng Quan Lỗ Toàn Nhi sinh một đứa con gái gầy gò, hai mắt đen láy. Thượng Quan Lã thị quì trước bàn thờ Bồ tát lạy ba lạy, giọng hả hê:
- Tạ ơn trời đất, cuối cùng thì nẻ ít ra rồi! Xin Bồ tát phù hộ, sang năm cho gia đình con xin đứa cháu trai!
Bà hào phóng luộc đầy một bát trứng gà bưng đến trước mặt con dâu, nói: - Ăn đi!
Lỗ Toàn Nhi nhìn khuôn mặt to bè của mẹ chồng với ánh mắt cảm kích, nước mắt dàn dụa.
Bà mẹ chồng nhìn con bé nằm trong đống tã rách, nói: