Ngoài vườn, gió thổi man mát. Nó đang ngồi hái đọt mồng tơi thì tiếng cô Hương kế bên nhà gọi:""An, con lại đây cô bảo tí""
Nghe thấy, nó bỏ cái rổ đựng đầy đọt mồng tơi xuống đất rồi chạy sang nhà cô Hương.
""Nhà cô mới chày được ít tép, cô cho con một ít, con đem về bảo bà nấu canh cho ăn, tép ngon ngọt lắm""
Cô Hương đưa bọc tép trước mặt, nó cầm lấy rồi lúi húi cảm ơn:
""Con cảm ơn cô""
Bao giờ cũng thế, cô Hương luôn đối xử tốt với nó, nó cũng xem cô Hương như là người nhà. Có cái gì ngon cô cũng cho nhà nó một ít. Một phần là vì nhà nó nghèo, một phần là vì cha mẹ nó đi xa, nó sống với bà ngoại từ nhỏ, nó lại ngoan ngoãn, hiền lành và lanh lợi, thế nên cô càng thương nó hơn.
Nó chạy thẳng vào bếp, đưa bọc tép cho bà.
""Bà ơi, cô Hương cho nhà mình tép này, cô ấy bảo bà đem đi nấu canh""
""Con Hương này thật là, cháu có cảm ơn cô không?""
""Dạ có, cháu lớn rồi mà""
""Bé thế mà nói lớn, mà rổ đọt mồng tơi bà nhờ cháu hái đâu?""
Bà nó nhìn dáo dát xung quanh mà vẫn không thấy cái rổ mồng tơi đâu. Nó lục lọi trí nhớ một hồi rồi mới reo lên:
""Á chết! Cháu để quên ngoài vườn rồi, để cháu đi lấy""
Nó chạy ra vườn, lấy cái rổ rồi nhặt đọt mồng tơi cho sạch, đem đi rửa rồi mới đưa cho bà.
""Bà này, năm nay cháu 13 tuổi rồi, khi nào sinh nhật cháu bà nhớ nấu xôi nếp cho cháu ăn nhé, năm nào sinh nhật cháu bà cũng nấu như thế. Sức khỏe của bà ngày càng yếu, trời lại trở lạnh, bà nhớ phải uống thuốc đầy đủ đấy""
""Bà biết rồi""
Nó nhìn bà rồi thở dài, rõ ràng là sức khỏe của bà không tốt, đêm nào bà cũng ho. Nó sợ lỡ bà có chuyện gì thì nó sống với ai? Nó lại nghĩ bậy nữa rồi.
""Cháu phụ bà dọn cơm ra nào""
""Dạ""
Nó dọn cơm ra bàn, hai bà cháu cùng ăn cơm rồi nói chuyện hủ hỉ. Canh rừng, mắm kho, cơm trắng, thế mà nó thấy ngon quá chừng, ăn một lượt mấy chén cơm. Ăn cơm xong, nó dọn dẹp rồi đi rửa chén, đi tắm rồi giặt đồ, quét nhà, cho lợn ăn. Công việc nhà nó làm tất, tất nhiên là bà muốn làm phụ nhưng nó nhất quyết không cho. Vì đang nghỉ hè nên nó chẳng có gì bận bịu, giúp bà làm việc nhà là việc mà nó nên làm.
Tối đến, trước khi đi ngủ, nó hôn nhẹ lên hai pho tượng đất rồi mới leo lên giường. Hai pho tượng đấy chính là ""cha mẹ đất"" của nó, được nặn từ đất bùn, một pho tượng là cha, pho tượng còn lại là mẹ. Nó xem chúng như là cha mẹ thật của mình, để nó cảm thấy bớt tủi thân mỗi khi nhớ đến họ, cảm giác như vẫn còn cha mẹ ở bên.
Buổi sáng nó thức thật sớm, làm việc nhà cho xong rồi đi ra đồng phụ cô Hương dặm lúa. Nói là phụ thế thôi chứ mỗi lần sau khi dặm xong, cô Hương đều cho nó vài chục ngàn để đem về cho bà, coi như là tiền lương của nó. Con nít ở quê hoàn toàn không giống con nít ở thành phố, quần áo thì lấm lem, đầu tóc thì trông chẳng khác gì cái ổ gà sau mỗi trận đánh tay đôi với lũ bạn. Nó cũng không ngoại trừ, thường xuyên ra đồng nên da nó cứ ngâm ngâm đen đen, chỉ khi nào đi học thì da nó mới trắng ra một tí.
Hôm đó, nó đang dặm lúa thì thằng Hưng con cô Hương hớt hả chạy tới, vẫy vẫy tay gọi nó:
""Chị An ơi chị An!""
Thằng bé thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, cố gắng hít thở sâu để nói cho rõ. Thấy thế, bụng nó cũng đâm ra lo, không biết có chuyện gì.
""Gì thế Hưng? Nói rõ chị xem nào""
""Dạ...dạ...chị ơi bà chị...đột nhiên phát bệnh, họ đưa bà chị lên trạm xá rồi..chị về nhanh đi""
Câu nói của Hưng như giáng xuống đầu nó một cái đánh thật to, nó ba chân bốn cẳng chạy nhanh về nhà. Vừa chạy vừa cầu nguyện mong bà sẽ không sao. Về đến nhà, tim nó như thót lại khi nhìn thấy bà con hàng xóm vây kín nhà nó, gương mặt người nào người nấy đều buồn bã, linh cảm của chuyện không lành ngày càng rõ rệt hơn. Thấy nó, cô Hương từ trong nhà í ớ gọi:
""An, vào đây đi con""
Chân nó như đóng băng, cố gắng bước đi từng bước vào đến nhà, cô Hương chạy đến ôm chầm lấy nó.
""Bà con lúc sáng còn khỏe, trưa thì đột nhiên phát bệnh...đưa đi trạm xá nhưng bác sĩ người ta nói không kịp""
Tiếng cô Hương đứt từng đoạn, nước mắt đầm đìa. Nó bất thần, bủng rủng cả người, nó như sắp ngất, chân không đứng vững nữa mà ngồi gục xuống đất, khóc tức tưởi, nhìn nó vừa thấy xót mà vừa thấy thương, mọi người không kìm lòng nổi mà khóc theo. Rõ ràng...rõ ràng là lúc sáng trước khi nó đi ra đồng, bà còn dặn nó phải về sớm ăn cơm nữa mà, sau lại...làm ơn ai đó nói với nó đây không phải là sự thật đi...làm ơn...
Ngày chôn bà nó, nó chẳng nó gì mà chỉ ngồi ôm mặt khóc một góc, thế là từ nay nó không còn được ăn xôi nếp bà nấu mỗi khi sinh nhật nó nữa rồi.
""Tội con bé, chỉ có người bà là người thân duy nhất ở cạnh, vậy mà...""
""Ừ, cha mẹ con bé chắc bây giờ ở xứ nào luôn rồi""
Những lời bàn tán xì xào đó nó nghe hết, nhưng nó không nói gì được nữa, nó kiệt sức rồi. Bà mất, nó cảm thấy như cả thế giới của nó cũng mất theo, nó thật sự thấy bế tắc, rồi từ giờ nó biết ở với ai?
Mấy ngày sau khi bà nó mất, đợi nó lấy lại bình tĩnh, cô Hương mới kêu nó lại hỏi:
""An, cô có việc này muốn nói với con. Bây giờ bà con mất rồi, con không thể sống một mình được. Cô có người chị ruột sống ở trên thành phố, họ thương con gái lắm, gia đình lại khá giả, nếu con đồng ý, con có thể lên thành phố sống cùng với họ""
Cô Hương nói từ từ, giải thích cho nó hiểu. Nó ngạc nhiên nhìn cô, giọng run run:
""Nhưng cô ơi...con còn cha mẹ mà...""
""Thế khi nào cha mẹ con mới quay về?""
Câu hỏi của cô Hương khiến nó chết lặng, nó còn cha mẹ thật đấy, nhưng biết khi nào họ mới về.
""Dạ...con không biết""
Mắt nó đỏ hoe, cúi gầm mặt, nó không muốn cô Hương nhìn thấy vẻ mặt của nó lúc này.
""Đấy, con còn không biết khi nào họ về. Hay là vầy, con cứ lên thành phố ở với chị cô, khi nào cha mẹ con lại đón, con có thể sống cùng với cha mẹ con. Còn về nhà con, hằng ngày cô sẽ qua dọn dẹp, đốt một nén hương cho bà, con yên tâm""
Nó ngước mặt lên, nhìn cô chăm chú, xem cô có nói thật không.
""Thật không cô?""
""Thật! Cô có khi nào nói dối con không?""
Sau buổi nói chuyện hôm đó, cô Hương mua cho nó thêm vài bộ quần áo mới, thu dọn đồ vào ba lô cho nó. Trước khi đi, nó muốn tạm biệt mấy đứa trẻ hàng xóm, tụi nhỏ khóc reo om sòm, níu kéo nó lại không cho nó đi, nước mắt nước mũi tèm lem. Xa quê đối với nó đâu phải là chuyện dễ, xa cánh đồng, xa con sông, xa trường, xa bạn, xa những gì mà nó đã gắn bó mười mấy năm nay. Nó đứng trước bàn thờ của bà, nói nho nhỏ như đang thủ thỉ:
""Bà này! Cháu lên thành phố không biết khi nào mới về, bà ở nhà một mình chắc sẽ buồn lắm. Bà đừng lo cho cháu quá nhé, cháu đã đủ lớn để biết tự lo cho mình rồi, vì thế bà đừng lo quá. Cháu lớn thật rồi, thật đấy...""
Mắt nó bắt đầu đỏ, những giọt nước mặn chát kia cũng bắt đầu rơi xuống, từng giọt từng giọt, nó vội vã quẹt tay ngang mí mắt, hít sâu một cái rồi cười nhạt.
""Cháu hư quá phải không bà? Cháu không nên khóc trong lúc này vì cháu đã lớn rồi, vậy mà sao cháu không kìm lòng nổi. Bà ơi! Cháu phải đi rồi, cô Hương đang đợi cháu ở ngoài, cháu đi nghe bà, khi nào rãnh cháu sẽ về thăm bà!""
Nó nói rồi quay lưng đi ra khỏi cửa. Ôi! còn gì đau khổ bằng nhưng nó phải cầm lòng nói lời tạm biệt, hứa là khi nào rãnh, nó nhất định sẽ quay về.
Ngoài vườn, gió thổi man mát. Nó đang ngồi hái đọt mồng tơi thì tiếng cô Hương kế bên nhà gọi:""An, con lại đây cô bảo tí""
Nghe thấy, nó bỏ cái rổ đựng đầy đọt mồng tơi xuống đất rồi chạy sang nhà cô Hương.
""Nhà cô mới chày được ít tép, cô cho con một ít, con đem về bảo bà nấu canh cho ăn, tép ngon ngọt lắm""
Cô Hương đưa bọc tép trước mặt, nó cầm lấy rồi lúi húi cảm ơn:
""Con cảm ơn cô""
Bao giờ cũng thế, cô Hương luôn đối xử tốt với nó, nó cũng xem cô Hương như là người nhà. Có cái gì ngon cô cũng cho nhà nó một ít. Một phần là vì nhà nó nghèo, một phần là vì cha mẹ nó đi xa, nó sống với bà ngoại từ nhỏ, nó lại ngoan ngoãn, hiền lành và lanh lợi, thế nên cô càng thương nó hơn.
Nó chạy thẳng vào bếp, đưa bọc tép cho bà.
""Bà ơi, cô Hương cho nhà mình tép này, cô ấy bảo bà đem đi nấu canh""
""Con Hương này thật là, cháu có cảm ơn cô không?""
""Dạ có, cháu lớn rồi mà""
""Bé thế mà nói lớn, mà rổ đọt mồng tơi bà nhờ cháu hái đâu?""
Bà nó nhìn dáo dát xung quanh mà vẫn không thấy cái rổ mồng tơi đâu. Nó lục lọi trí nhớ một hồi rồi mới reo lên:
""Á chết! Cháu để quên ngoài vườn rồi, để cháu đi lấy""
Nó chạy ra vườn, lấy cái rổ rồi nhặt đọt mồng tơi cho sạch, đem đi rửa rồi mới đưa cho bà.
""Bà này, năm nay cháu tuổi rồi, khi nào sinh nhật cháu bà nhớ nấu xôi nếp cho cháu ăn nhé, năm nào sinh nhật cháu bà cũng nấu như thế. Sức khỏe của bà ngày càng yếu, trời lại trở lạnh, bà nhớ phải uống thuốc đầy đủ đấy""
""Bà biết rồi""
Nó nhìn bà rồi thở dài, rõ ràng là sức khỏe của bà không tốt, đêm nào bà cũng ho. Nó sợ lỡ bà có chuyện gì thì nó sống với ai? Nó lại nghĩ bậy nữa rồi.
""Cháu phụ bà dọn cơm ra nào""
""Dạ""
Nó dọn cơm ra bàn, hai bà cháu cùng ăn cơm rồi nói chuyện hủ hỉ. Canh rừng, mắm kho, cơm trắng, thế mà nó thấy ngon quá chừng, ăn một lượt mấy chén cơm. Ăn cơm xong, nó dọn dẹp rồi đi rửa chén, đi tắm rồi giặt đồ, quét nhà, cho lợn ăn. Công việc nhà nó làm tất, tất nhiên là bà muốn làm phụ nhưng nó nhất quyết không cho. Vì đang nghỉ hè nên nó chẳng có gì bận bịu, giúp bà làm việc nhà là việc mà nó nên làm.
Tối đến, trước khi đi ngủ, nó hôn nhẹ lên hai pho tượng đất rồi mới leo lên giường. Hai pho tượng đấy chính là ""cha mẹ đất"" của nó, được nặn từ đất bùn, một pho tượng là cha, pho tượng còn lại là mẹ. Nó xem chúng như là cha mẹ thật của mình, để nó cảm thấy bớt tủi thân mỗi khi nhớ đến họ, cảm giác như vẫn còn cha mẹ ở bên.
Buổi sáng nó thức thật sớm, làm việc nhà cho xong rồi đi ra đồng phụ cô Hương dặm lúa. Nói là phụ thế thôi chứ mỗi lần sau khi dặm xong, cô Hương đều cho nó vài chục ngàn để đem về cho bà, coi như là tiền lương của nó. Con nít ở quê hoàn toàn không giống con nít ở thành phố, quần áo thì lấm lem, đầu tóc thì trông chẳng khác gì cái ổ gà sau mỗi trận đánh tay đôi với lũ bạn. Nó cũng không ngoại trừ, thường xuyên ra đồng nên da nó cứ ngâm ngâm đen đen, chỉ khi nào đi học thì da nó mới trắng ra một tí.
Hôm đó, nó đang dặm lúa thì thằng Hưng con cô Hương hớt hả chạy tới, vẫy vẫy tay gọi nó:
""Chị An ơi chị An!""
Thằng bé thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, cố gắng hít thở sâu để nói cho rõ. Thấy thế, bụng nó cũng đâm ra lo, không biết có chuyện gì.
""Gì thế Hưng? Nói rõ chị xem nào""
""Dạ...dạ...chị ơi bà chị...đột nhiên phát bệnh, họ đưa bà chị lên trạm xá rồi..chị về nhanh đi""
Câu nói của Hưng như giáng xuống đầu nó một cái đánh thật to, nó ba chân bốn cẳng chạy nhanh về nhà. Vừa chạy vừa cầu nguyện mong bà sẽ không sao. Về đến nhà, tim nó như thót lại khi nhìn thấy bà con hàng xóm vây kín nhà nó, gương mặt người nào người nấy đều buồn bã, linh cảm của chuyện không lành ngày càng rõ rệt hơn. Thấy nó, cô Hương từ trong nhà í ớ gọi:
""An, vào đây đi con""
Chân nó như đóng băng, cố gắng bước đi từng bước vào đến nhà, cô Hương chạy đến ôm chầm lấy nó.
""Bà con lúc sáng còn khỏe, trưa thì đột nhiên phát bệnh...đưa đi trạm xá nhưng bác sĩ người ta nói không kịp""
Tiếng cô Hương đứt từng đoạn, nước mắt đầm đìa. Nó bất thần, bủng rủng cả người, nó như sắp ngất, chân không đứng vững nữa mà ngồi gục xuống đất, khóc tức tưởi, nhìn nó vừa thấy xót mà vừa thấy thương, mọi người không kìm lòng nổi mà khóc theo. Rõ ràng...rõ ràng là lúc sáng trước khi nó đi ra đồng, bà còn dặn nó phải về sớm ăn cơm nữa mà, sau lại...làm ơn ai đó nói với nó đây không phải là sự thật đi...làm ơn...
Ngày chôn bà nó, nó chẳng nó gì mà chỉ ngồi ôm mặt khóc một góc, thế là từ nay nó không còn được ăn xôi nếp bà nấu mỗi khi sinh nhật nó nữa rồi.
""Tội con bé, chỉ có người bà là người thân duy nhất ở cạnh, vậy mà...""
""Ừ, cha mẹ con bé chắc bây giờ ở xứ nào luôn rồi""
Những lời bàn tán xì xào đó nó nghe hết, nhưng nó không nói gì được nữa, nó kiệt sức rồi. Bà mất, nó cảm thấy như cả thế giới của nó cũng mất theo, nó thật sự thấy bế tắc, rồi từ giờ nó biết ở với ai?
Mấy ngày sau khi bà nó mất, đợi nó lấy lại bình tĩnh, cô Hương mới kêu nó lại hỏi:
""An, cô có việc này muốn nói với con. Bây giờ bà con mất rồi, con không thể sống một mình được. Cô có người chị ruột sống ở trên thành phố, họ thương con gái lắm, gia đình lại khá giả, nếu con đồng ý, con có thể lên thành phố sống cùng với họ""
Cô Hương nói từ từ, giải thích cho nó hiểu. Nó ngạc nhiên nhìn cô, giọng run run:
""Nhưng cô ơi...con còn cha mẹ mà...""
""Thế khi nào cha mẹ con mới quay về?""
Câu hỏi của cô Hương khiến nó chết lặng, nó còn cha mẹ thật đấy, nhưng biết khi nào họ mới về.
""Dạ...con không biết""
Mắt nó đỏ hoe, cúi gầm mặt, nó không muốn cô Hương nhìn thấy vẻ mặt của nó lúc này.
""Đấy, con còn không biết khi nào họ về. Hay là vầy, con cứ lên thành phố ở với chị cô, khi nào cha mẹ con lại đón, con có thể sống cùng với cha mẹ con. Còn về nhà con, hằng ngày cô sẽ qua dọn dẹp, đốt một nén hương cho bà, con yên tâm""
Nó ngước mặt lên, nhìn cô chăm chú, xem cô có nói thật không.
""Thật không cô?""
""Thật! Cô có khi nào nói dối con không?""
Sau buổi nói chuyện hôm đó, cô Hương mua cho nó thêm vài bộ quần áo mới, thu dọn đồ vào ba lô cho nó. Trước khi đi, nó muốn tạm biệt mấy đứa trẻ hàng xóm, tụi nhỏ khóc reo om sòm, níu kéo nó lại không cho nó đi, nước mắt nước mũi tèm lem. Xa quê đối với nó đâu phải là chuyện dễ, xa cánh đồng, xa con sông, xa trường, xa bạn, xa những gì mà nó đã gắn bó mười mấy năm nay. Nó đứng trước bàn thờ của bà, nói nho nhỏ như đang thủ thỉ:
""Bà này! Cháu lên thành phố không biết khi nào mới về, bà ở nhà một mình chắc sẽ buồn lắm. Bà đừng lo cho cháu quá nhé, cháu đã đủ lớn để biết tự lo cho mình rồi, vì thế bà đừng lo quá. Cháu lớn thật rồi, thật đấy...""
Mắt nó bắt đầu đỏ, những giọt nước mặn chát kia cũng bắt đầu rơi xuống, từng giọt từng giọt, nó vội vã quẹt tay ngang mí mắt, hít sâu một cái rồi cười nhạt.
""Cháu hư quá phải không bà? Cháu không nên khóc trong lúc này vì cháu đã lớn rồi, vậy mà sao cháu không kìm lòng nổi. Bà ơi! Cháu phải đi rồi, cô Hương đang đợi cháu ở ngoài, cháu đi nghe bà, khi nào rãnh cháu sẽ về thăm bà!""
Nó nói rồi quay lưng đi ra khỏi cửa. Ôi! còn gì đau khổ bằng nhưng nó phải cầm lòng nói lời tạm biệt, hứa là khi nào rãnh, nó nhất định sẽ quay về.