Hân Bảo hồi bé thường phải đi tiêm phòng, hồi đó chưa hiểu chuyện. Chúng tôi trực tiếp ôm con đến bệnh viện xã tiêm phòng, con khóc hai tiếng là xong.
Khi đã lớn hơn, con đã nhớ đường đến bệnh viện xã, nhưng lại nhõng nhẽo không chịu đi. Để con ngoan ngoãn tôi đành dụ dỗ: "Nếu con ngoan, lúc tiêm biểu hiện dũng cảm thì tiêm xong sẽ cho đi đu quay."
Hân Bảo bị hai chữ đu quay hấp dẫn nên cũng chịu đi tiêm.
Hôm đó Hân Bảo tiêm xong, tôi cũng thực hiện lời hứa, đưa con bé đi chơi đu quay.
Lúc đi ra, con nói với tôi: "Vẫn phải đi tiêm, vẫn phải ngồi xe Cừu vui vẻ."
Tôi nói: "Con yêu, bây giờ mẹ phải đi làm. Lần sau mẹ lại cho con đi ngồi xe Cừu vui vẻ nha."
Hân Bảo vẫn cố chấp: "Vẫn phải đi tiêm, vẫn phải ngồi xe Cừu vui vẻ."
Lần này tôi đã nghe rõ. Hóa ra con đã hiểu được đạo lý "khổ trước ngọt sau", cảm thấy đi tiêm có nhiều lợi ích.
Khi Hân Bảo được một tuổi rưỡi, tôi dạy con đọc Tam tự kinh*: "Nhân chi sơ tính bản thiện, tính tương cận, tập tương viễn. Kính bất giáo, tính nãi thiên..."**
*Cuốn sách chữ Hán được viết vào đời Tống. Đến đời Minh- Thanh được bổ sung.
**Con người ta lúc đầu bản tính vốn lương thiện. Tính ấy gần giống nhau nhưng do thói tục mà khác nhau. Nếu không dạy thì sẽ thay đổi.
Lúc đọc đến kính bất giáo con bé đột nhiên kêu lên: "Gâu gâu gâu gâu gâu."
Chắc không phải Hân Bảo nghe nhầm Kính bất giáo thành Cẩu bất giáo (chó không kêu, em kêu) rồi chứ?
***-------------***
Một hôm tôi đưa Hân Bảo đi siêu thị. Nhìn thấy sầu riêng, con bé kêu lên: "Nhím."
Haha, thật ra cũng giống con nhím được vẽ trên sách đấy chứ. Vừa có màu nâu vừa có gai nữa.
Hôm sau Lâm Tri Dật đưa con đi nhặt quả tùng. Lần đầu tiên nhìn thấy nó con cũng hét lên: "Nhím."
Hóa ra với con thứ gì màu nâu và có gai đều là nhím cả.
Hân Bảo dạo này thích cầm điện thoại của tôi nghe bài Bảo bối đáng yêu.
Con cứ nghe đi nghe lại đến khi điện thoại sập nguồn phải đi sạc. Tôi lại tiếp tục hát bài đó cho con nghe. Hát xong, tôi hỏi con: "Cô Annie hát hay hay mẹ con hát hay?"
Tôi biết giọng ca của mình sao có thể so được với ngôi sao ca sỹ, nhưng chắc con vẫn nể mặt mà khen tôi hát hay nhỉ? Vậy là tôi đầy kì vọng nhìn con, mong chờ đáp án.
Kết quả Hân Bảo nói: "Bố hát hay ạ."
Tôi nghĩ thầm, lúc nãy con nghe Y Năng Tịnh và tôi hát, liên quan gì đến bố nó chứ?
Lâm Tri Dật vừa nghe xong đã sướng điên lên, mặt mày rạng rỡ: "Hân Bảo giỏi quá."
Ai ngờ con nói: "Bố, cho con mượn điện thoại chơi đi."
Tôi và Lâm Tri Dật toát mồ hôi, hóa ra là trò nịnh hót của con bé.
***---------------***
Mỗi lần ngồi con ngựa xoay vòng, Hân Bảo chỉ ngồi con ngựa trắng ở giữa. Nó có một cái bờm màu cam, bề ngoài đích thực là đẹp hơn các con khác.
Tuy chuyện này cho thấy con bé rất có mắt thẩm mỹ, nhưng ngồi mãi một con ngựa thế thì cố chấp quá.
Một ngày Lâm Tri Dật chỉ cho con bé một con đà điểu: "Lần sau mình ngồi con đà điểu đó nhé!"
Không ngờ con bé không đồng ý: "Chỉ có mông, không có đuôi, chạy không nhanh."
Quả thực con đà điểu màu xanh da trời đó không có đuôi, nhưng ngoài đời nó chạy rất nhanh mà.
Hơn nữa đều cùng một vòng quay ngựa, mà tốc độ mỗi con đều khác nhau được ư? Thế mà con còn khăng khăng là ngựa chạy nhanh hơn.
Tôi thở dài: "Đúng là tư duy của trẻ con. Em không thể hiểu nổi thế giới của trẻ con."
Anh đáp: "Em phải hiểu chứ, không phải em là cung Bọ Cạp à? Chấm món đồ nào, sự việc gì cũng kiên trì đến cùng."
Rốt cuộc anh đang khen hay chê em vậy hả?
***------------------***
Có một hôm tăng ca về nhà rất muộn. Đến khi vào nhà thì Hân Bảo đã ngủ rồi.
Sáng hôm sau tôi dậy thì Hân Bảo đã tỉnh rồi. Con bé nghe thấy giọng của tôi liền thích thú nói: "Mẹ đã về rồi."
Tôi vào phòng thăm con, con bé liền bò từ giường dậy, nhào vào lòng ôm tôi, nói: "Mẹ ơi, ôm một lát nhé."
Thế là tôi nhấc bổng con lên. Con bé nói: "Đến phòng mẹ thôi."
Tôi cười, bế con bé đến phòng ngủ của mình. Đi đến hành lang thì gặp anh.
Anh cười nhìn chúng tôi hai giây, sau đó mở rộng vòng tay ôm cả hai mẹ con, nói: "Ôm tẹo nào."
Kết quả con mặt khó chịu, đẩy bố sang một bên: "Bố tránh ra."
Tôi cười như điên dại. Vốn dĩ "đãi ngộ" của tôi đã không bằng anh, hôm nay "đãi ngộ" của tôi lại được nâng cao, đúng là "tiểu biệt thắng tân hôn" mà.
***-------------------***
Từ khi bạn nhỏ Hân Bảo đến bên tôi, từ "cuối tuần ngồi ở nhà" biến thành "cuối tuần ra ngoài chơi". Chỉ cần không mưa, không sương chúng tôi đều kiếm chỗ để đi chơi.
Thứ sáu tôi hỏi Hân Bảo: "Ngày mai đi đâu nào?" Cứ ngỡ kết quả không phải là công viên thì là vườn bách thú, không có gì mới mẻ. Ai ngờ con bé nói: "Tiểu Phúc đi đâu, con đi đó." Tiểu Phúc là con ngựa trúc của nó.
"..." Sao tôi có cảm giác cô bé này rất lụy tình nhỉ?
Cuối tuần, tôi định ra ngoài chơi cùng anh và con gái như thường lệ.
Nhìn thấy trời nắng gắt, tôi mới phát hiện chưa mua kem chống nắng cho con. Tôi nói: "Hân Bảo ơi, mẹ bận đến mức quên mua kem chống nắng cho con rồi."
"Không mua cũng không sao ạ." Bạn nhỏ tỏ ra rất rộng lượng.
Tôi hỏi: "Không mua kem chống nắng, bị đen thì sao?"
Con bé đáp: "Bị đen sẽ biến thành người ngoài hành tinh, biết nói tiếng Anh ạ."
Có lúc con cầm giấy vẽ vẽ mấy bức tranh. Thỉnh thoảng ngắm nghía lại thấy không đạt đến trình độ mong muốn. Vì vậy chán ghét nói: "Sao mình không vẽ đẹp được bằng người khác chứ?"
Tôi nói: "Con à, con không cần so sánh với người khác, so sánh với chính mình là được rồi."
Con thắc mắc: "Nhưng tại sao tay của con vẫn không to bằng chân?"
Việc này... so sánh với chính mình... không phải so sánh kiểu đó.
***----------------***
Hân Bảo đôi khi tự biên chuyện rồi kể cho tôi nghe. Có lúc từ vai phụ A đến vai chính B, có lúc bập bẹ mấy cái tên tôi chưa nghe bao giờ.
Có lúc con đang kể chuyện đột nhiên kêu lên: "Mẹ xinh đẹp."
Tôi phút chốc cảm giác "lệ rơi đầy mặt". Không ngờ con bé đang kể chuyện đột nhiên lại khen mẹ nó. Vui nửa ngày, đợi con kể xong, tôi giơ ngón cái lên hỏi: "Sao lúc nãy đang kể con lại nói "mẹ xinh đẹp" thế?"
Con nói: "Trong chuyện của con có một nhân vật tên Sinh Đẹp. Con đang nói mẹ bạn ấy."
Tôi: "..." Người không phân n,l thật đau lòng quá đi mà!
***------------------***
Một hôm anh đang ngồi trong phòng khách đột nhiên hắt xì hơi: "Hắt xì... mẹ ơi!"
Hân Bảo chỉ vào phòng ngủ của bà nội: "Mẹ của bố đang ở trong phòng ngủ của bà nội. Bố còn gọi gì chứ?"
Lúc tan làm tôi đưa Hân Bảo đi học tiết mĩ thuật sáng tạo.
Các bạn nhỏ ngồi quanh một chiếc bàn dài. Còn phụ huynh thống nhất ngồi sau con mình.
Cô giáo giảng bài ở phía trên, Hân Bảo cứ cười ha ha mãi. Lúc đầu cô giáo còn nói: "Hân Bảo, lúc con cười xinh lắm."
Kết quả con vẫn cười suốt.
Sau này cô giáo hỏi con: "Con cười gì vậy?"
Nó trả lời: "Cười giả vờ."
Kết quả, tất cả phụ huynh ở đó đều cười ầm lên.
Chứng minh thư tôi hết hạn phải đến trạm cảnh sát làm bổ sung, nhân tiện làm chứng minh thư cho Hân Bảo lúc đó 4 tuổi.
Lúc làm cần lấy dấu vân tay. Tay con hơi nhỏ nên rất khó lấy, cần con kiên nhẫn hợp tác.
Bị nhân viên cầm tay in lên máy rất lâu, con mất kiên nhẫn: "Mệt quá đi."
Tôi cổ vũ: "Cố lên con, làm xong rồi có thể làm rất nhiều việc."
Mắt con sáng lên: "Có thể ăn kem không ạ?"
Tôi toát mồ hôi, đáp: "Không được."
Con lại hỏi: "Có thể ăn kẹo đường không ạ?"
"Không thể."
Ánh mắt con tối lại: "Thế thì làm chứng minh có lợi ích gì chứ?"
Đối với một đứa nhóc ham ăn mà nói, làm chứng minh thư đích thực có tác dụng thực tế gì.
-------------Hết Chương 14--------
Khi đã lớn hơn, con đã nhớ đường đến bệnh viện xã, nhưng lại nhõng nhẽo không chịu đi. Để con ngoan ngoãn tôi đành dụ dỗ: "Nếu con ngoan, lúc tiêm biểu hiện dũng cảm thì tiêm xong sẽ cho đi đu quay."
Hân Bảo bị hai chữ đu quay hấp dẫn nên cũng chịu đi tiêm.
Hôm đó Hân Bảo tiêm xong, tôi cũng thực hiện lời hứa, đưa con bé đi chơi đu quay.
Lúc đi ra, con nói với tôi: "Vẫn phải đi tiêm, vẫn phải ngồi xe Cừu vui vẻ."
Tôi nói: "Con yêu, bây giờ mẹ phải đi làm. Lần sau mẹ lại cho con đi ngồi xe Cừu vui vẻ nha."
Hân Bảo vẫn cố chấp: "Vẫn phải đi tiêm, vẫn phải ngồi xe Cừu vui vẻ."
Lần này tôi đã nghe rõ. Hóa ra con đã hiểu được đạo lý "khổ trước ngọt sau", cảm thấy đi tiêm có nhiều lợi ích.
Khi Hân Bảo được một tuổi rưỡi, tôi dạy con đọc Tam tự kinh*: "Nhân chi sơ tính bản thiện, tính tương cận, tập tương viễn. Kính bất giáo, tính nãi thiên..."**
*Cuốn sách chữ Hán được viết vào đời Tống. Đến đời Minh- Thanh được bổ sung.
**Con người ta lúc đầu bản tính vốn lương thiện. Tính ấy gần giống nhau nhưng do thói tục mà khác nhau. Nếu không dạy thì sẽ thay đổi.
Lúc đọc đến kính bất giáo con bé đột nhiên kêu lên: "Gâu gâu gâu gâu gâu."
Chắc không phải Hân Bảo nghe nhầm Kính bất giáo thành Cẩu bất giáo (chó không kêu, em kêu) rồi chứ?
***-------------***
Một hôm tôi đưa Hân Bảo đi siêu thị. Nhìn thấy sầu riêng, con bé kêu lên: "Nhím."
Haha, thật ra cũng giống con nhím được vẽ trên sách đấy chứ. Vừa có màu nâu vừa có gai nữa.
Hôm sau Lâm Tri Dật đưa con đi nhặt quả tùng. Lần đầu tiên nhìn thấy nó con cũng hét lên: "Nhím."
Hóa ra với con thứ gì màu nâu và có gai đều là nhím cả.
Hân Bảo dạo này thích cầm điện thoại của tôi nghe bài Bảo bối đáng yêu.
Con cứ nghe đi nghe lại đến khi điện thoại sập nguồn phải đi sạc. Tôi lại tiếp tục hát bài đó cho con nghe. Hát xong, tôi hỏi con: "Cô Annie hát hay hay mẹ con hát hay?"
Tôi biết giọng ca của mình sao có thể so được với ngôi sao ca sỹ, nhưng chắc con vẫn nể mặt mà khen tôi hát hay nhỉ? Vậy là tôi đầy kì vọng nhìn con, mong chờ đáp án.
Kết quả Hân Bảo nói: "Bố hát hay ạ."
Tôi nghĩ thầm, lúc nãy con nghe Y Năng Tịnh và tôi hát, liên quan gì đến bố nó chứ?
Lâm Tri Dật vừa nghe xong đã sướng điên lên, mặt mày rạng rỡ: "Hân Bảo giỏi quá."
Ai ngờ con nói: "Bố, cho con mượn điện thoại chơi đi."
Tôi và Lâm Tri Dật toát mồ hôi, hóa ra là trò nịnh hót của con bé.
***---------------***
Mỗi lần ngồi con ngựa xoay vòng, Hân Bảo chỉ ngồi con ngựa trắng ở giữa. Nó có một cái bờm màu cam, bề ngoài đích thực là đẹp hơn các con khác.
Tuy chuyện này cho thấy con bé rất có mắt thẩm mỹ, nhưng ngồi mãi một con ngựa thế thì cố chấp quá.
Một ngày Lâm Tri Dật chỉ cho con bé một con đà điểu: "Lần sau mình ngồi con đà điểu đó nhé!"
Không ngờ con bé không đồng ý: "Chỉ có mông, không có đuôi, chạy không nhanh."
Quả thực con đà điểu màu xanh da trời đó không có đuôi, nhưng ngoài đời nó chạy rất nhanh mà.
Hơn nữa đều cùng một vòng quay ngựa, mà tốc độ mỗi con đều khác nhau được ư? Thế mà con còn khăng khăng là ngựa chạy nhanh hơn.
Tôi thở dài: "Đúng là tư duy của trẻ con. Em không thể hiểu nổi thế giới của trẻ con."
Anh đáp: "Em phải hiểu chứ, không phải em là cung Bọ Cạp à? Chấm món đồ nào, sự việc gì cũng kiên trì đến cùng."
Rốt cuộc anh đang khen hay chê em vậy hả?
***------------------***
Có một hôm tăng ca về nhà rất muộn. Đến khi vào nhà thì Hân Bảo đã ngủ rồi.
Sáng hôm sau tôi dậy thì Hân Bảo đã tỉnh rồi. Con bé nghe thấy giọng của tôi liền thích thú nói: "Mẹ đã về rồi."
Tôi vào phòng thăm con, con bé liền bò từ giường dậy, nhào vào lòng ôm tôi, nói: "Mẹ ơi, ôm một lát nhé."
Thế là tôi nhấc bổng con lên. Con bé nói: "Đến phòng mẹ thôi."
Tôi cười, bế con bé đến phòng ngủ của mình. Đi đến hành lang thì gặp anh.
Anh cười nhìn chúng tôi hai giây, sau đó mở rộng vòng tay ôm cả hai mẹ con, nói: "Ôm tẹo nào."
Kết quả con mặt khó chịu, đẩy bố sang một bên: "Bố tránh ra."
Tôi cười như điên dại. Vốn dĩ "đãi ngộ" của tôi đã không bằng anh, hôm nay "đãi ngộ" của tôi lại được nâng cao, đúng là "tiểu biệt thắng tân hôn" mà.
***-------------------***
Từ khi bạn nhỏ Hân Bảo đến bên tôi, từ "cuối tuần ngồi ở nhà" biến thành "cuối tuần ra ngoài chơi". Chỉ cần không mưa, không sương chúng tôi đều kiếm chỗ để đi chơi.
Thứ sáu tôi hỏi Hân Bảo: "Ngày mai đi đâu nào?" Cứ ngỡ kết quả không phải là công viên thì là vườn bách thú, không có gì mới mẻ. Ai ngờ con bé nói: "Tiểu Phúc đi đâu, con đi đó." Tiểu Phúc là con ngựa trúc của nó.
"..." Sao tôi có cảm giác cô bé này rất lụy tình nhỉ?
Cuối tuần, tôi định ra ngoài chơi cùng anh và con gái như thường lệ.
Nhìn thấy trời nắng gắt, tôi mới phát hiện chưa mua kem chống nắng cho con. Tôi nói: "Hân Bảo ơi, mẹ bận đến mức quên mua kem chống nắng cho con rồi."
"Không mua cũng không sao ạ." Bạn nhỏ tỏ ra rất rộng lượng.
Tôi hỏi: "Không mua kem chống nắng, bị đen thì sao?"
Con bé đáp: "Bị đen sẽ biến thành người ngoài hành tinh, biết nói tiếng Anh ạ."
Có lúc con cầm giấy vẽ vẽ mấy bức tranh. Thỉnh thoảng ngắm nghía lại thấy không đạt đến trình độ mong muốn. Vì vậy chán ghét nói: "Sao mình không vẽ đẹp được bằng người khác chứ?"
Tôi nói: "Con à, con không cần so sánh với người khác, so sánh với chính mình là được rồi."
Con thắc mắc: "Nhưng tại sao tay của con vẫn không to bằng chân?"
Việc này... so sánh với chính mình... không phải so sánh kiểu đó.
***----------------***
Hân Bảo đôi khi tự biên chuyện rồi kể cho tôi nghe. Có lúc từ vai phụ A đến vai chính B, có lúc bập bẹ mấy cái tên tôi chưa nghe bao giờ.
Có lúc con đang kể chuyện đột nhiên kêu lên: "Mẹ xinh đẹp."
Tôi phút chốc cảm giác "lệ rơi đầy mặt". Không ngờ con bé đang kể chuyện đột nhiên lại khen mẹ nó. Vui nửa ngày, đợi con kể xong, tôi giơ ngón cái lên hỏi: "Sao lúc nãy đang kể con lại nói "mẹ xinh đẹp" thế?"
Con nói: "Trong chuyện của con có một nhân vật tên Sinh Đẹp. Con đang nói mẹ bạn ấy."
Tôi: "..." Người không phân n,l thật đau lòng quá đi mà!
***------------------***
Một hôm anh đang ngồi trong phòng khách đột nhiên hắt xì hơi: "Hắt xì... mẹ ơi!"
Hân Bảo chỉ vào phòng ngủ của bà nội: "Mẹ của bố đang ở trong phòng ngủ của bà nội. Bố còn gọi gì chứ?"
Lúc tan làm tôi đưa Hân Bảo đi học tiết mĩ thuật sáng tạo.
Các bạn nhỏ ngồi quanh một chiếc bàn dài. Còn phụ huynh thống nhất ngồi sau con mình.
Cô giáo giảng bài ở phía trên, Hân Bảo cứ cười ha ha mãi. Lúc đầu cô giáo còn nói: "Hân Bảo, lúc con cười xinh lắm."
Kết quả con vẫn cười suốt.
Sau này cô giáo hỏi con: "Con cười gì vậy?"
Nó trả lời: "Cười giả vờ."
Kết quả, tất cả phụ huynh ở đó đều cười ầm lên.
Chứng minh thư tôi hết hạn phải đến trạm cảnh sát làm bổ sung, nhân tiện làm chứng minh thư cho Hân Bảo lúc đó 4 tuổi.
Lúc làm cần lấy dấu vân tay. Tay con hơi nhỏ nên rất khó lấy, cần con kiên nhẫn hợp tác.
Bị nhân viên cầm tay in lên máy rất lâu, con mất kiên nhẫn: "Mệt quá đi."
Tôi cổ vũ: "Cố lên con, làm xong rồi có thể làm rất nhiều việc."
Mắt con sáng lên: "Có thể ăn kem không ạ?"
Tôi toát mồ hôi, đáp: "Không được."
Con lại hỏi: "Có thể ăn kẹo đường không ạ?"
"Không thể."
Ánh mắt con tối lại: "Thế thì làm chứng minh có lợi ích gì chứ?"
Đối với một đứa nhóc ham ăn mà nói, làm chứng minh thư đích thực có tác dụng thực tế gì.
-------------Hết Chương 14--------