Không phải tất cả những người hạnh phúc đều có được mọi thứ họ muốn, nhưng họ biết muốn những gì họ có thể có được. Nói cách khác, họ sắp xếp cuộc chơi theo ý mình bằng cách chỉ muốn những điều trong tầm tay. Những người ít cảm thấy hài lòng với cuộc sống thường chẳng hướng đến điều gì, hay đôi khi họ tự đặt cho mình các mục tiêu không thể với tới, để rồi tự mình chuốc lấy thất bại.
Tuy nhiên, đạt được những mơ ước lớn lao, có ý nghĩa thật sự sẽ giúp cho chúng ta cảm nhận hạnh phúc trọn vẹn hơn so với những người chỉ đặt ra - và đạt được - những mục tiêu khiêm tốn hơn. Sau này, dù giấc mơ có thể không trọn vẹn nhưng họ thật hạnh phúc vì họ đã sống hết mình với ước mơ.
Trong công việc hay trong mối quan hệ với gia đình, bạn không nên để mình bị ảnh hưởng bởi những ảo tưởng đại loại như - muốn trở thành người giàu nhất thế giới hay trở thành gia đình lý tưởng nhất trên thế gian. Hãy sống thực tế và cố gắng làm cho mọi việc tốt hơn, nhưng đừng tự buộc mình phải trở nên hoàn hảo.
Nhưng vẫn có những người dám mơ đến những điều mà họ biết rõ là không thể nào đạt đến được, và từng ngày họ sống trong hạnh phúc cùng với ước mơ đó. Như một người khiếm thị luôn mơ đến một ngày nhìn thấy vẻ đẹp của ánh bình minh hay một em bé bại liệt không rời chiếc xe lăn ước một ngày nào đó, không những cậu có thể đi được mà còn có thể bay cao như chú chim bé nhỏ cậu vẫn thường thấy qua khung cửa sổ.
Thực tế đã chứng minh: Chỉ những ai dám ước mơ thì mới có nhiều cơ hội biến giấc mơ ấy thành hiện thực. Sẽ không có một cánh cửa nào đóng quá lâu trước một tấm lòng chân thành. “Ai đi sẽ đến - ai tin sẽ được - ai tìm sẽ thấy”.
Để kỷ niệm ngày về hưu, thầy hiệu trưởng quyết định tổ chức một buổi tiệc đánh dấu 30 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của mình tại ngôi trường trung học ở Altoona, bang Pennsylvania. Đã có những bài phát biểu hùng hồn ca ngợi sự đóng góp tuyệt vời của ông. Thế nhưng vào cuối buổi tiệc, ông buồn rầu tâm sự với những người bạn của mình: “Năm tôi 23 tuổi, tôi đã nghĩ sau này mình phải là tổng thống Mỹ, vậy mà bây giờ...”
Sau ngần ấy năm làm việc, người đàn ông này được nhiều người kính trọng, đã cống hiến rất nhiều cho nền giáo dục và đã vượt qua nhiều thứ bậc để trở thành vị lãnh đạo của một trường trung học. Nhưng thay vì vui thích với thành công ấy, ông lại xem đó là một sự thất bại. Mà ông có thất bại đâu - ngược lại là đằng khác. Nếu cứ mãi so sánh thực tại với mục tiêu to lớn và bất khả thi của ngày xưa, ông sẽ không thể nào tận hưởng trọn vẹn thành công của mình trong hiện tại.
Mục tiêu đặt ra và năng lực của một người có liên hệ chặt chẽ tới hạnh phúc của người đó. Nói cách khác, mục tiêu đặt ra càng thực tế và càng dễ thực hiện bao nhiêu thì người đó càng cảm thấy hài lòng với bản thân họ bấy nhiêu. Cứ trong mười người thú nhận rằng mục tiêu của mình là không thể với tới, chỉ có một người trong số họ cảm thấy hài lòng với cuộc sống.
- Diener và Fujit
Tuy nhiên, đạt được những mơ ước lớn lao, có ý nghĩa thật sự sẽ giúp cho chúng ta cảm nhận hạnh phúc trọn vẹn hơn so với những người chỉ đặt ra - và đạt được - những mục tiêu khiêm tốn hơn. Sau này, dù giấc mơ có thể không trọn vẹn nhưng họ thật hạnh phúc vì họ đã sống hết mình với ước mơ.
Trong công việc hay trong mối quan hệ với gia đình, bạn không nên để mình bị ảnh hưởng bởi những ảo tưởng đại loại như - muốn trở thành người giàu nhất thế giới hay trở thành gia đình lý tưởng nhất trên thế gian. Hãy sống thực tế và cố gắng làm cho mọi việc tốt hơn, nhưng đừng tự buộc mình phải trở nên hoàn hảo.
Nhưng vẫn có những người dám mơ đến những điều mà họ biết rõ là không thể nào đạt đến được, và từng ngày họ sống trong hạnh phúc cùng với ước mơ đó. Như một người khiếm thị luôn mơ đến một ngày nhìn thấy vẻ đẹp của ánh bình minh hay một em bé bại liệt không rời chiếc xe lăn ước một ngày nào đó, không những cậu có thể đi được mà còn có thể bay cao như chú chim bé nhỏ cậu vẫn thường thấy qua khung cửa sổ.
Thực tế đã chứng minh: Chỉ những ai dám ước mơ thì mới có nhiều cơ hội biến giấc mơ ấy thành hiện thực. Sẽ không có một cánh cửa nào đóng quá lâu trước một tấm lòng chân thành. “Ai đi sẽ đến - ai tin sẽ được - ai tìm sẽ thấy”.
Để kỷ niệm ngày về hưu, thầy hiệu trưởng quyết định tổ chức một buổi tiệc đánh dấu 30 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của mình tại ngôi trường trung học ở Altoona, bang Pennsylvania. Đã có những bài phát biểu hùng hồn ca ngợi sự đóng góp tuyệt vời của ông. Thế nhưng vào cuối buổi tiệc, ông buồn rầu tâm sự với những người bạn của mình: “Năm tôi 23 tuổi, tôi đã nghĩ sau này mình phải là tổng thống Mỹ, vậy mà bây giờ...”
Sau ngần ấy năm làm việc, người đàn ông này được nhiều người kính trọng, đã cống hiến rất nhiều cho nền giáo dục và đã vượt qua nhiều thứ bậc để trở thành vị lãnh đạo của một trường trung học. Nhưng thay vì vui thích với thành công ấy, ông lại xem đó là một sự thất bại. Mà ông có thất bại đâu - ngược lại là đằng khác. Nếu cứ mãi so sánh thực tại với mục tiêu to lớn và bất khả thi của ngày xưa, ông sẽ không thể nào tận hưởng trọn vẹn thành công của mình trong hiện tại.
Mục tiêu đặt ra và năng lực của một người có liên hệ chặt chẽ tới hạnh phúc của người đó. Nói cách khác, mục tiêu đặt ra càng thực tế và càng dễ thực hiện bao nhiêu thì người đó càng cảm thấy hài lòng với bản thân họ bấy nhiêu. Cứ trong mười người thú nhận rằng mục tiêu của mình là không thể với tới, chỉ có một người trong số họ cảm thấy hài lòng với cuộc sống.
- Diener và Fujit