Hãy hiểu rằng hạnh phúc chỉ là một khái niệm tương đối
Hạnh phúc chỉ là tương đối nếu so sánh theo kiểu của nhà khoa học Einstein. Nếu so sánh hiện tại của mình với những khoảnh khắc tuyệt vời nhất đã có, bạn sẽ cảm thấy nuối tiếc bởi những giây phút tuyệt vời ấy không thể quay trở lại. Còn nếu so sánh với những ngày khốn khó mà bạn từng trải qua, bạn sẽ thấy mình cần phải trân trọng những phút giây hiện tại đó.
Cô ấy có phải là một sinh viên giỏi hay không? Và bạn đang so sánh cô ta với ai: với các bạn cùng lớp hay với Einstein? Phải chăng anh ấy là một cầu thủ tài năng? À, bạn đang so sánh anh ta với Maradona hay với Pele? Hôm qua có phải là một ngày đáng nhớ không? Phải chăng bạn đang so sánh nó với ngày lễ tốt nghiệp, ngày tổ chức lễ cưới hay với một ngày nào đó trong tuần? Chúng ta nên xem xét sự việc bằng con mắt thực tế.
Các nhà tâm lý học tại Đại học Rutgers nhận thấy rằng, một trong những nhân tố quan trọng nhất tạo nên cảm hứng cho con người trong công việc là cảm xúc của họ về cuộc sống gia đình. Nhiều người cảm thấy áp lực của công việc không còn mấy căng thẳng nữa khi không khí gia đình trở nên căng thẳng hơn. Và họ dần dần có khuynh hướng đề cao những mối quan hệ giữa các đồng nghiệp trong công ty mà càng lúc càng cảm thấy chán ngán cuộc sống gia đình bận rộn và đầy áp lực.
Dĩ nhiên, cuộc sống gia đình không thể có các yếu tố như ở nơi làm việc, và bạn cũng không nên trông chờ điều đó xảy ra. Nên so sánh công việc này với những công việc khác chứ không nên so sánh với gia đình - vốn là một nơi mà mọi thứ đều phức tạp hơn, nhưng cũng hứa hẹn mang đến nhiều niềm vui và hạnh phúc hơn.
Theo các kết quả nghiên cứu thì, không có gì đáng ngạc nhiên khi biết rằng người hạnh phúc thường nếm trải nhiều kinh nghiệm tích cực hơn người không hạnh phúc. Điều độc đáo là, xét một cách khách quan thì cuộc sống của họ thật sự không khác nhau mấy, vì họ đều trải qua các biến cố tương tự nhau. Sự khác biệt thật sự nằm ở chỗ các vấn đề đó được nhìn nhận theo hướng tích cực hay tiêu cực - và người hạnh phúc thường đánh giá các sự kiện ngay cả trong những lần vấp ngã theo hướng tích cực nhất.
- Parducci
Hạnh phúc chỉ là tương đối nếu so sánh theo kiểu của nhà khoa học Einstein. Nếu so sánh hiện tại của mình với những khoảnh khắc tuyệt vời nhất đã có, bạn sẽ cảm thấy nuối tiếc bởi những giây phút tuyệt vời ấy không thể quay trở lại. Còn nếu so sánh với những ngày khốn khó mà bạn từng trải qua, bạn sẽ thấy mình cần phải trân trọng những phút giây hiện tại đó.
Cô ấy có phải là một sinh viên giỏi hay không? Và bạn đang so sánh cô ta với ai: với các bạn cùng lớp hay với Einstein? Phải chăng anh ấy là một cầu thủ tài năng? À, bạn đang so sánh anh ta với Maradona hay với Pele? Hôm qua có phải là một ngày đáng nhớ không? Phải chăng bạn đang so sánh nó với ngày lễ tốt nghiệp, ngày tổ chức lễ cưới hay với một ngày nào đó trong tuần? Chúng ta nên xem xét sự việc bằng con mắt thực tế.
Các nhà tâm lý học tại Đại học Rutgers nhận thấy rằng, một trong những nhân tố quan trọng nhất tạo nên cảm hứng cho con người trong công việc là cảm xúc của họ về cuộc sống gia đình. Nhiều người cảm thấy áp lực của công việc không còn mấy căng thẳng nữa khi không khí gia đình trở nên căng thẳng hơn. Và họ dần dần có khuynh hướng đề cao những mối quan hệ giữa các đồng nghiệp trong công ty mà càng lúc càng cảm thấy chán ngán cuộc sống gia đình bận rộn và đầy áp lực.
Dĩ nhiên, cuộc sống gia đình không thể có các yếu tố như ở nơi làm việc, và bạn cũng không nên trông chờ điều đó xảy ra. Nên so sánh công việc này với những công việc khác chứ không nên so sánh với gia đình - vốn là một nơi mà mọi thứ đều phức tạp hơn, nhưng cũng hứa hẹn mang đến nhiều niềm vui và hạnh phúc hơn.
Theo các kết quả nghiên cứu thì, không có gì đáng ngạc nhiên khi biết rằng người hạnh phúc thường nếm trải nhiều kinh nghiệm tích cực hơn người không hạnh phúc. Điều độc đáo là, xét một cách khách quan thì cuộc sống của họ thật sự không khác nhau mấy, vì họ đều trải qua các biến cố tương tự nhau. Sự khác biệt thật sự nằm ở chỗ các vấn đề đó được nhìn nhận theo hướng tích cực hay tiêu cực - và người hạnh phúc thường đánh giá các sự kiện ngay cả trong những lần vấp ngã theo hướng tích cực nhất.
- Parducci