"Không có gì là tuyệt đối", điều này đúng trong mọi lĩnh vực, kể cả phạm trù tình cảm. Có những mối quan hệ như do định mệnh sắp đặt, tưởng chừng không có gì chia cắt được nhưng lại bất ngờ đổ vỡ.Ngược lại, có những mối quan hệ khởi đầu rất mong manh, gặp vô vàn trắc trở nhưng kết thúc tốt đẹp ngoài dự đoán. Đó là bởi vì trong mọi mối quan hệ đều tồn tại hai khía cạnh tích cực và tiêu cực. Vấn đề nằm ở chỗ, bạn có xu hướng quan tâm đến dấu hiệu nào nhiều hơn. Nếu chỉ luôn nghĩ về những mặt yếu kém của mối quan hệ, rạn vỡ là điều tất yếu. Ngược lại, nếu bạn chọn cho mình lăng kính tích cực để nuôi dưỡng mối quan hệ, thì bạn sẽ góp phần không nhỏ vào việc củng cố mối quan hệ và có thể nghĩ đến một kết quả tốt đẹp.
Bạn hãy nhìn vào cuộc hôn nhân hạnh phúc hơn mười năm nay của Pam, người Do Thái, và Adil, người theo đạo Hồi để cảm nghiệm về giá trị của một tình yêu đích thực cũng như lăng kính lạc quan họ đã chọn để nuôi dưỡng hạnh phúc.
Nói đến nỗ lực của mình để giữ cho cuộc sống gia đình ổn định, Adil chia sẻ: "Khi trò chuyện với mẹ, tôi dùng đại từ chúng ta để chỉ những người Hồi giáo. Còn đối với vợ, tôi dùng từ này chỉ những người Do Thái. Tuy vậy, cũng có đôi lúc tôi không biết phải dùng từ gì - chúng ta hay người ta".
Sự khác biệt về tôn giáo là một thách thức lớn cho đôi vợ chồng này. Adil đã không dám mời Pam đến tham dự những cuộc gặp gỡ với bạn bè mình vì anh e ngại sẽ nổ ra những cuộc tranh luận giữa cô với họ về vấn đề tôn giáo. Còn Pam thì ngược lại: "Tôi không hề tự huyễn hoặc mình mà luôn nhận thức rõ sự khác biệt, và tôi nghĩ tôi có đủ dũng cảm để đương đầu với nó".
Ngay cả khi hai gia đình chấp nhận thì cộng đồng mà Adil và Pam chọn để chung sống vẫn bài bác. Đi đến đâu, hai người cũng gặp phải rào cản do sự khác biệt tôn giáo. Họ gần như không thể sống yên ổn giữa rất nhiều lời phê phán và xúc phạm từ những người xung quanh.
Yêu nhau và quyết tâm sống vì nhau, Adil và Pam đã cùng nhau nối liền khoảng cách văn hóa giữa Hồi giáo và Do Thái giáo. Trong phòng ăn, kinh Koran được đọc với tiếng đàn menorah của người Do Thái. Và gia đình họ không bỏ sót ngày lễ nào của người Do Thái lẫn người theo đạo Hồi.
Pam nhẹ nhàng nói: "Nếu cả hai vợ chồng cùng gắn bó, đồng lòng thì sẽ vượt qua được mọi trở ngại. Nếu chỉ nhìn thấy những khó khăn, chúng tôi sẽ không có gì hết. Nhưng chúng tôi đã học cách nhìn xa hơn và giờ thì chúng tôi đã đạt được những gì mình có thể có".
Không chỉ trong cuộc sống vợ chồng, bất cứ mối quan hệ nào cũng cần phải biết nhìn vào khía cạnh tích cực để cải thiện sự khác biệt. Khi đó, bạn sẽ có cách giải quyết tốt nhất các xung đột, tạo được sự thoải mái và bền vững trong tình cảm.
"Không có gì là tuyệt đối", điều này đúng trong mọi lĩnh vực, kể cả phạm trù tình cảm. Có những mối quan hệ như do định mệnh sắp đặt, tưởng chừng không có gì chia cắt được nhưng lại bất ngờ đổ vỡ.Ngược lại, có những mối quan hệ khởi đầu rất mong manh, gặp vô vàn trắc trở nhưng kết thúc tốt đẹp ngoài dự đoán. Đó là bởi vì trong mọi mối quan hệ đều tồn tại hai khía cạnh tích cực và tiêu cực. Vấn đề nằm ở chỗ, bạn có xu hướng quan tâm đến dấu hiệu nào nhiều hơn. Nếu chỉ luôn nghĩ về những mặt yếu kém của mối quan hệ, rạn vỡ là điều tất yếu. Ngược lại, nếu bạn chọn cho mình lăng kính tích cực để nuôi dưỡng mối quan hệ, thì bạn sẽ góp phần không nhỏ vào việc củng cố mối quan hệ và có thể nghĩ đến một kết quả tốt đẹp.
Bạn hãy nhìn vào cuộc hôn nhân hạnh phúc hơn mười năm nay của Pam, người Do Thái, và Adil, người theo đạo Hồi để cảm nghiệm về giá trị của một tình yêu đích thực cũng như lăng kính lạc quan họ đã chọn để nuôi dưỡng hạnh phúc.
Nói đến nỗ lực của mình để giữ cho cuộc sống gia đình ổn định, Adil chia sẻ: "Khi trò chuyện với mẹ, tôi dùng đại từ chúng ta để chỉ những người Hồi giáo. Còn đối với vợ, tôi dùng từ này chỉ những người Do Thái. Tuy vậy, cũng có đôi lúc tôi không biết phải dùng từ gì - chúng ta hay người ta".
Sự khác biệt về tôn giáo là một thách thức lớn cho đôi vợ chồng này. Adil đã không dám mời Pam đến tham dự những cuộc gặp gỡ với bạn bè mình vì anh e ngại sẽ nổ ra những cuộc tranh luận giữa cô với họ về vấn đề tôn giáo. Còn Pam thì ngược lại: "Tôi không hề tự huyễn hoặc mình mà luôn nhận thức rõ sự khác biệt, và tôi nghĩ tôi có đủ dũng cảm để đương đầu với nó".
Ngay cả khi hai gia đình chấp nhận thì cộng đồng mà Adil và Pam chọn để chung sống vẫn bài bác. Đi đến đâu, hai người cũng gặp phải rào cản do sự khác biệt tôn giáo. Họ gần như không thể sống yên ổn giữa rất nhiều lời phê phán và xúc phạm từ những người xung quanh.
Yêu nhau và quyết tâm sống vì nhau, Adil và Pam đã cùng nhau nối liền khoảng cách văn hóa giữa Hồi giáo và Do Thái giáo. Trong phòng ăn, kinh Koran được đọc với tiếng đàn menorah của người Do Thái. Và gia đình họ không bỏ sót ngày lễ nào của người Do Thái lẫn người theo đạo Hồi.
Pam nhẹ nhàng nói: "Nếu cả hai vợ chồng cùng gắn bó, đồng lòng thì sẽ vượt qua được mọi trở ngại. Nếu chỉ nhìn thấy những khó khăn, chúng tôi sẽ không có gì hết. Nhưng chúng tôi đã học cách nhìn xa hơn và giờ thì chúng tôi đã đạt được những gì mình có thể có".
Không chỉ trong cuộc sống vợ chồng, bất cứ mối quan hệ nào cũng cần phải biết nhìn vào khía cạnh tích cực để cải thiện sự khác biệt. Khi đó, bạn sẽ có cách giải quyết tốt nhất các xung đột, tạo được sự thoải mái và bền vững trong tình cảm.