Tôi đâu có sinh ra bệnh hoạn kiểu này. Kỳ thực, hồi còn nhỏ tôi là thằng bé xinh xắn hoạt bát nhất bạn từng được thấy. Nhưng một đứa con gái đã rắp tâm thay đổi tất cả. Một đứa.
Con bé đó học chung lớp mẫu giáo với tôi. Nó có cái đầu lùm xùm những tóc, mỗi lần ra vẻ am hiểu sự đời thì lại đung đưa gật gù. Và cái thằng tôi thuở ấy đã ngây thơ đần độn tin sái cổ từng lời nó phịa ra.
Bởi vì chính nó là kẻ đã tiết lộ với tôi rằng, vào những ngày gió lớn, trẻ con có thể bị gió thổi văng lên trời và bay mất.
“Còn con gái thì chỉ bay tới mây thôi rồi từ từ hạ xuống, vì con gái ngoan.” Nó giải thích như đúng rồi, cặp mắt xanh thật thà mở to, mấy đốm tàn nhang gật gù quả quyết. “Con trai hư chạy vòng vòng làm mẹ không nắm tay được. Bởi vậy con trai bay lên tuốt tuốt tuốt trên đó và không ai nhìn thấy nữa và không bao giờ rớt xuống nữa.”
Chính nó là thủ phạm khiến tôi vừa run như cầy sấy vừa khóc nấc trong phòng học, không chịu ra ngoài khi buổi chiều mẹ tôi đến đón về.
Đó là Ngày Thứ Nhất.
Ngày Thứ Hai tới Thứ Bốn Ngàn Năm Trăm là một chuỗi những chạy quáng quàng tìm chỗ che chắn và luân phiên thay đổi các hành động như: gào rú, khóc lóc, rên rỉ, giật mình, và co rúm. Tất cả chỉ vì không một đứa con nít nào trong khu phố lại nhắm mắt làm ngơ trước cơ hội chọc ghẹo một đứa con nít khốn khổ khác, một đứa mà chỉ cần nghe thấy gió và các từ liên quan là lập tức quíu lại.
Câu chuyện cổ tích về người thổi sáo bắt chuột* không là cái đinh gì một khi tôi biết được quyền lực bắt cóc trẻ con vô biên của ông thần gió Zephyrus.
Và để tránh thảm cảnh đó, tôi phải cố hết sức trở thành con ngoan trò giỏi. Tôi không chạy băng qua đường một mình, cũng không cãi cọ đánh nhau với ai. Thứ duy nhất mà tôi dám đòi hỏi là những gì lẻ tẻ như bao tay hay kính lúp. Gia đình hàng xóm tốt bụng đã tặng tôi một cái bình nuôi cá năm tôi lên mười.
Tôi nuôi cá vàng trong đó.
Khi đám cá bị bệnh, tôi định bụng là đem bọn nó đi bác sĩ nhưng rốt cuộc ra lại hại chết bọn nó. Trên đường đi, một cơn gió lạnh từ đâu đập vào lưng làm tôi giật mình đánh rơi cái bình xuống lề đường. Đám cá giãy giãy sao đó mà rơi tọt luôn vào cống.
Tôi ù té chạy về nhà, tru tréo rằng cơn gió đã biến tôi thành kẻ sát nhân. Rồi tôi bật khóc vì cảm giác ghê rợn khi ngọn gió lùa qua tóc vẫn còn đây. Khi đó, tôi đã hoàn toàn quên bẵng đi mấy con cá cưng của mình.
*************
Đến một lúc tỉnh táo nào đó trong đời, tôi không còn tin rằng người xấu – hay bất cứ con người nào đi nữa – sẽ bị gió cuốn bay mất tích, nhưng nỗi sợ đã cắm rễ trong tôi sâu đến nỗi muốn đào lên cũng không được nữa.
Và tôi sẽ vĩnh viễn ghi nhớ thủ phạm – con bé đó, đứa con gái đã hại đời tôi, đứa con gái mà điều duy nhất tôi biết về nó là cái tên cụt lủn: Tess.
Ngày tao gặp lại mày, Tess, tôi thề với lòng, sẽ là ngày mày nói lời vĩnh biệt với hai chữ bình yên.
Cho tới tận bây giờ, con bé thâm độc đó vẫn là một vết khắc sâu trong tâm trí tôi, một hình thù mà tôi cố gắng hoàn thiện bằng cách đắp cho nó những gương mặt ngẫu nhiên và tưởng tượng ra đủ kiểu tra tấn phong phú mới lạ. Một trong số đó bao gồm hàm cá vàng cắm ngập lên tay và ngón chân.
Đứa con gái nào làm người khác phải giết chết thú nuôi của mình còn tồi tệ hơn con trai hư nhiều, tôi sẽ nói thẳng vào mặt nó như vậy. Đoạn, tôi sẽ cho cặp mông tưởng tượng của nó một đạp thẳng xuống lỗ cống lởm chởm gai nhọn, xuyên qua đám mây quắn quéo tua để rồi rơi tự do bảy ngàn mét.
Đoạn phim viễn tưởng đó vẫn còn giữ một vị trí trang trọng huy hoàng trong tôi.
*************
Hiện tại thì tôi vẫn run và vẫn rít trước mọi cơn gió dù chỉ nhẹ nhất. Ý tôi là – thử nghĩ đi, gió chính là tạo vật kinh khủng nhất trên hành tinh này! Luồng khí di động mang những nguyên tử, bụi bặm, và tăm tối hút được từ những nơi nó luồn qua, nhỉ từ từ vào từng lỗ chân lông trên mặt và chân tóc trên đầu và ống tay áo và ống quần – xâm nhập trái phép và rờ mó sờ sẫm và chỉ trỏ cười cợt đơn giản vì bạn không nhìn thấy chúng!
(Thử tưởng tượng cảnh bạn bị cưỡng bức bởi một đàn sứa vô hình luôn miệng thều thào bên tai đi. Đó đó, chính nó và đúng hắn.)
*Người thổi sáo bắt chuột – The Pied Piper: Câu chuyện cổ tích kể về một người thổi sáo dụ lũ chuột ra khỏi một ngôi làng, nhưng người làng từ chối thưởng công anh như đã hứa. Nổi giận, anh ta dùng tiếng sáo mê hoặc trẻ con trong làng và bắt cóc chúng. Truyện này, giống như ông kẹ, là công cụ hù con nít. ^^”’
Con bé đó học chung lớp mẫu giáo với tôi. Nó có cái đầu lùm xùm những tóc, mỗi lần ra vẻ am hiểu sự đời thì lại đung đưa gật gù. Và cái thằng tôi thuở ấy đã ngây thơ đần độn tin sái cổ từng lời nó phịa ra.
Bởi vì chính nó là kẻ đã tiết lộ với tôi rằng, vào những ngày gió lớn, trẻ con có thể bị gió thổi văng lên trời và bay mất.
“Còn con gái thì chỉ bay tới mây thôi rồi từ từ hạ xuống, vì con gái ngoan.” Nó giải thích như đúng rồi, cặp mắt xanh thật thà mở to, mấy đốm tàn nhang gật gù quả quyết. “Con trai hư chạy vòng vòng làm mẹ không nắm tay được. Bởi vậy con trai bay lên tuốt tuốt tuốt trên đó và không ai nhìn thấy nữa và không bao giờ rớt xuống nữa.”
Chính nó là thủ phạm khiến tôi vừa run như cầy sấy vừa khóc nấc trong phòng học, không chịu ra ngoài khi buổi chiều mẹ tôi đến đón về.
Đó là Ngày Thứ Nhất.
Ngày Thứ Hai tới Thứ Bốn Ngàn Năm Trăm là một chuỗi những chạy quáng quàng tìm chỗ che chắn và luân phiên thay đổi các hành động như: gào rú, khóc lóc, rên rỉ, giật mình, và co rúm. Tất cả chỉ vì không một đứa con nít nào trong khu phố lại nhắm mắt làm ngơ trước cơ hội chọc ghẹo một đứa con nít khốn khổ khác, một đứa mà chỉ cần nghe thấy gió và các từ liên quan là lập tức quíu lại.
Câu chuyện cổ tích về người thổi sáo bắt chuột* không là cái đinh gì một khi tôi biết được quyền lực bắt cóc trẻ con vô biên của ông thần gió Zephyrus.
Và để tránh thảm cảnh đó, tôi phải cố hết sức trở thành con ngoan trò giỏi. Tôi không chạy băng qua đường một mình, cũng không cãi cọ đánh nhau với ai. Thứ duy nhất mà tôi dám đòi hỏi là những gì lẻ tẻ như bao tay hay kính lúp. Gia đình hàng xóm tốt bụng đã tặng tôi một cái bình nuôi cá năm tôi lên mười.
Tôi nuôi cá vàng trong đó.
Khi đám cá bị bệnh, tôi định bụng là đem bọn nó đi bác sĩ nhưng rốt cuộc ra lại hại chết bọn nó. Trên đường đi, một cơn gió lạnh từ đâu đập vào lưng làm tôi giật mình đánh rơi cái bình xuống lề đường. Đám cá giãy giãy sao đó mà rơi tọt luôn vào cống.
Tôi ù té chạy về nhà, tru tréo rằng cơn gió đã biến tôi thành kẻ sát nhân. Rồi tôi bật khóc vì cảm giác ghê rợn khi ngọn gió lùa qua tóc vẫn còn đây. Khi đó, tôi đã hoàn toàn quên bẵng đi mấy con cá cưng của mình.
*************
Đến một lúc tỉnh táo nào đó trong đời, tôi không còn tin rằng người xấu – hay bất cứ con người nào đi nữa – sẽ bị gió cuốn bay mất tích, nhưng nỗi sợ đã cắm rễ trong tôi sâu đến nỗi muốn đào lên cũng không được nữa.
Và tôi sẽ vĩnh viễn ghi nhớ thủ phạm – con bé đó, đứa con gái đã hại đời tôi, đứa con gái mà điều duy nhất tôi biết về nó là cái tên cụt lủn: Tess.
Ngày tao gặp lại mày, Tess, tôi thề với lòng, sẽ là ngày mày nói lời vĩnh biệt với hai chữ bình yên.
Cho tới tận bây giờ, con bé thâm độc đó vẫn là một vết khắc sâu trong tâm trí tôi, một hình thù mà tôi cố gắng hoàn thiện bằng cách đắp cho nó những gương mặt ngẫu nhiên và tưởng tượng ra đủ kiểu tra tấn phong phú mới lạ. Một trong số đó bao gồm hàm cá vàng cắm ngập lên tay và ngón chân.
Đứa con gái nào làm người khác phải giết chết thú nuôi của mình còn tồi tệ hơn con trai hư nhiều, tôi sẽ nói thẳng vào mặt nó như vậy. Đoạn, tôi sẽ cho cặp mông tưởng tượng của nó một đạp thẳng xuống lỗ cống lởm chởm gai nhọn, xuyên qua đám mây quắn quéo tua để rồi rơi tự do bảy ngàn mét.
Đoạn phim viễn tưởng đó vẫn còn giữ một vị trí trang trọng huy hoàng trong tôi.
*************
Hiện tại thì tôi vẫn run và vẫn rít trước mọi cơn gió dù chỉ nhẹ nhất. Ý tôi là – thử nghĩ đi, gió chính là tạo vật kinh khủng nhất trên hành tinh này! Luồng khí di động mang những nguyên tử, bụi bặm, và tăm tối hút được từ những nơi nó luồn qua, nhỉ từ từ vào từng lỗ chân lông trên mặt và chân tóc trên đầu và ống tay áo và ống quần – xâm nhập trái phép và rờ mó sờ sẫm và chỉ trỏ cười cợt đơn giản vì bạn không nhìn thấy chúng!
(Thử tưởng tượng cảnh bạn bị cưỡng bức bởi một đàn sứa vô hình luôn miệng thều thào bên tai đi. Đó đó, chính nó và đúng hắn.)
*Người thổi sáo bắt chuột – The Pied Piper: Câu chuyện cổ tích kể về một người thổi sáo dụ lũ chuột ra khỏi một ngôi làng, nhưng người làng từ chối thưởng công anh như đã hứa. Nổi giận, anh ta dùng tiếng sáo mê hoặc trẻ con trong làng và bắt cóc chúng. Truyện này, giống như ông kẹ, là công cụ hù con nít. ^^”’