Em khóc. Nhưng tôi hoàn toàn không hiểu tại sao em lại rơi nước mắt. Đường Qúy Giác đã nói gì với em và em đã nghe được những gì.
Chính Đông hoàn toàn không nói cho tôi biết.
Em vẫn hàng ngày, thức dậy lúc sáu giờ sáng, cùng tôi đi bộ một vòng ngoài sân bệnh viện, vẫn là nghe lời uống thuốc, tiêm thuốc hay làm theo bất cứ yêu cầu gì của tôi đưa ra.
Gần đây có chút tĩnh mịch, em liền trồng và chăm sóc một chậu hoa cẩm chướng. Lá cây đối xứng, những bông hoa nhiều màu sắc tỏa hương thơm ngát mỗi khi có gió thổi từ ngoài cửa sổ. Em đặt chúng bên cạnh mình, hàng ngày đều tưới nước và kiểm tra từng chiếc lá có bị sâu ăn hay không. Lúc đó, em đều mỉm cười thật bình thản.
– Anh, liệu hai bác có thích hoa này không? Đợi em trồng xong, em phải tặng lại hai bác.
Em ngừng một lúc, rồi nói:
– Anh hứa với em phải chăm sóc chúng thật tốt đấy.
Tôi khẽ cau mày.
– Chính Đông. Đừng suy nghĩ nhiều.
Chính Đông nhún vai, tỏ ra bình thản. Tay em lại tưới nước cho hoa.
– Sau này, hãy tặng bố mẹ tôi một cây khác. Cây này, em chăm sóc là được.
Chính Đông nhìn tôi, trong mắt em hiện lên một tia ảm đảm rất nhẹ rồi biến mất rất nhanh đến nỗi tôi không phát hiện ra.
Một buổi chiều, tôi không hề thấy em ở trong phòng bệnh. Em cũng không hề đi tìm Tuệ Nhi. Tôi chạy khắp nơi trong bệnh viện, như kẻ điên mở từng phòng để tìm Chính Đông. Nữ y tá chăm sóc Chính Đông cũng không biết em đi đâu.
Tôi sợ rằng em sẽ đi tìm Lý Khải Uy nhưng hôm nay không phải là ngày cuối tuần.
Lúc tôi gần như phát điên, tôi lại thấy em cùng Đường Qúy Giác đi ra khỏi phòng xét nghiệm ADN. Gương mặt của em có vẻ mệt mỏi trong khi Đường Qúy Giác là bối rối.
Ông ta cầm giấy xét nghiệm ADN trên tay. Để có được kết quả xét nghiệm sớm nhất, ông ta sẵn sàng chi rất nhiều tiền để có thể lấy được sau bốn tiếng. Tôi cướp tờ xét nghiệm ADN trên tay ông ta, thấy kết quả hai người không phải là cha con, có chút trào phúng cùng châm biếm.
Tôi biết kết quả đã bị làm giả. Thậm chí ông ta cũng không cần cho Chính Đông biết ông ta là bố của em.
Chính Đông không thèm liếc nhìn tờ giấy lấy một giây. Trong mắt em chỉ có vẻ mệt mỏi và kiệt sức.
Dường như em đã biết trước kết quả.
– Đường Qúy Giác, sau này ông hãy sống tốt.
Chính Đông lạnh nhạt nói.
– Cảm ơn con
– Không cần.
Mười tám năm nuôi nấng, mười tám năm Chính Đông cầu một chút tìm cảm cha con, trông đợi vào sự chú ý của ông ta, rồi hơn mười năm sống trong hi vọng rằng một ngày nào đó, Đường Qúy Giác sẽ tới tìm mẹ và mình. Rốt cuộc, đổi lại vẫn chỉ là sự thất vọng và kết cục này. Em không thể sống trái với con người mình.
Đường Qúy Giác không còn muốn một đứa con như em.
Em cũng đã không cần ông ta.
Chính Đông nhìn tôi cười:
– Em không có người nhà rồi. Tự em kí vào cam kết vào chịu rủi ro khi phẫu thuật được không?
Có lẽ, bản thân Chính Đông cũng hiểu rằng, Đường Qúy Giác sẽ bỏ rơi mình.
Việc phẫu thuật cho Chính Đông vốn tưởng đã định nhưng không ngờ giữa đường lại có tin xấu: người nhà của bệnh nhân không đồng ý hiến tim.
Tôi tức giận, gọi điện thoại hết lần này tới lần khác cho bên kia, hi vọng nghe được từ họ một lời giải thích.
Lúc đầu, họ còn bắt máy. Nghe tôi lải nhải việc hiến tim, người nhà bệnh nhân trực tiếp cướp điện thoại, mắng tôi là bác sĩ vô đạo đức, ác độc.
Tôi chất vấn họ tại sao đồng ý hiến tim rồi giữa đường lại rút lời.
Họ nói sẽ kiện tôi.
Tất cả mọi thứ khiến tôi trở nên mệt mỏi. Nhưng mệt mỏi hơn có lẽ là phải tận mắt chứng kiến sự sống của Chính Đông cứ yếu ớt dần trong khi bản thân bất lực không thể làm gì được.
Không như những bệnh nhân khác phải giành lấy sự sống bằng được, vội vã muốn làm phẫu thuật, Chính Đông không bao giờ hỏi, cũng không bao giờ đề cập đến.
Em ký xong tờ giấy cam kết chịu rủi ro phẫu thuật, rồi cứ như thể quên mất chuyện này.
Chính Đông hàng ngày vẫn tưới hoa, nhìn những bông hoa nở rộ rồi tàn, một cách bình thản.
Một buổi sáng, tôi tới phòng Chính Đông định gọi em dậy ăn chút cháo, rồi đi bộ một vòng quanh sân. Chính Đông nằm ngủ, hai mắt nhắm lại. Em không có đeo máy thở, cả người cũng không có đắp chăn. Tư thế nằm nghiêng, cuộn tròn.
– Chính Đông.
Tim tôi đập hẫng một nhịp.
Tôi ra sức gọi Chính Đông. Em hoàn toàn không nghe thấy. Lúc ấy, tim quặn thắt, đau đớn, đầu óc tôi trở nên trống rỗng, tôi không nhớ ra mình là bác sĩ, cũng không biết mình phải làm cái gì.
Tôi chỉ cảm nhận làn da của Chính Đông lạnh vô cùng.
Mãi một lúc sau, Chính Đông mới khó nhọc mở mắt. Em nhìn tôi, ánh mắt nghi hoặc, dường như không hiểu tại sao tôi lại ở đây. Tôi chạm vào khuôn mặt của Chính Đông, bàn tay của tôi vẫn cứ mãi run rẩy.
Chính Đông nghiêng đầu về phía tay của tôi, hơi hơi cọ lên.
– Tại sao không chịu đắp chăn?
– Tối qua, ngủ quên mất. Anh khóc?
Chính Đông hỏi.
Tôi sờ lên mặt của chính mình, cảm nhận toàn bộ đều là nước mắt.
Lần đầu tiên tôi cảm thấy mình bất lực như vậy.
Lần đầu tiên tôi đối diện với lo sợ, tuyệt vọng rồi lại vỡ òa hạnh phúc khi em tỉnh lại.Tôi hiểu yêu là gì.
Cũng đã hiểu được cảm xúc của Chính Đông trước đây.
Tôi không cam tâm để em ra đi. Cho dù phải đứng bên cạnh nhìn em, tôi cũng chỉ cần em sống, chỉ cần em hạnh phúc.
Tôi nghỉ phép 2 tuần ở bệnh viện Bắc Kinh, đi tới Canada để gặp gia đình người hiến tim, thuyết phục bọn họ.
Người nhà bệnh nhân không cho tôi gặp anh ta, họ mắng nhiếc tôi bằng những lời lẽ thậm tệ nhất. Coi tôi như kẻ thù.
Tôi hiểu tâm trạng của họ khi không muốn trái tim của con trai mình bị cướp mất. Nhưng nếu không có trái tim mới, Chính Đông của tôi sẽ phải làm như thế nào.
Ngày thứ 7, bọn họ gọi cho cảnh sát. Tôi bị bắt tạm giam ở đồn một ngày một đêm, tận cho tới khi bác sĩ Lương tới để bảo lãnh.
Bác sĩ Lương nhìn tôi lắc đầu, khuyên tôi nên bỏ cuộc.
– Trở về đi. Ở bên người kia những ngày cuối cũng tốt. Chuyện này không có ích gì đâu.
Tôi không nghe theo. Tự mình quyết định ở lại Canada, tiếp tục cố gắng gặp bệnh nhân để thuyết phục.
Dù sao tôi còn chưa gặp anh ta. Anh ta là người có thể cứu được Chính Đông.
Ngày thứ 10, tôi đã gần như tuyệt vọng.
Ngày thứ 12, tôi cuối cùng cũng có thể gặp được anh ta.
Anh ta nằm trên giường bệnh, vẻ mặt áy náy nhìn bộ dạng có bao nhiêu phờ phạc của tôi:
– Xin lỗi.
Sự sống của Chính Đông lại chỉ có thể quyết định bằng một câu xin lỗi.
– Chính Đông thế nào?
Bác sĩ phụ trách thay tôi chăm sóc Chính Đông đưa cho tôi bệnh án theo dõi trong hai tuần qua.
– Vẫn thế. Vẫn phối hợp uống thuốc và tiêm. 6 giờ sáng, dậy đi dạo một vòng rồi mới về ăn một chút cháo nhạt. Tối ngủ sớm. Không hút thuốc, sinh hoạt điều độ.
– Ừ.
Tôi trả lời, tiếp nhận bệnh án trong tay vị bác sĩ trẻ tuổi nọ.
– Nhưng có điều này tôi nghĩ nên nói cho anh biết. Dù sao anh cũng là bác sĩ của Đường Chính Đông.
– Có chuyện gì sao?
Tôi có dự cảm có chuyện không lành.
Anh ta đưa cho tôi một tờ cam kết.
Tôi chỉ mới nhìn đã hoàn toàn biến sắc.
Là tờ cam kết, tình nguyện hiến tặng giác mạc cho bệnh nhận Tuệ Nhi ở khoa mắt trong trường hợp ca phẫu thuật tim không thành công.
Kiếp này, em vẫn quyết định tặng giác mạc của mình cho Tuệ Nhi.
Tựa như có những chuyện, dù tôi có cố gắng đến đâu vẫn chẳng thể thay đổi kết cục của nó.
Chính Đông vẫn bị suy tim.
Đường Qúy Giác vẫn vứt bỏ Chính Đông.
Chính Đông vẫn quyết định hiến đôi mắt của mình cho Tuệ Nhi.
Tôi đem tờ giấy hiến tặng giác mạc tới trước mặt của Chính Đông.
– Tại sao lại thế này?
– Anh biết rồi?
Chính Đông bình thản trả lời.
– Vốn dĩ muốn giữ bí mất. Không ngờ anh lại biết. Em kiểm tra rồi, giác mạc em có vẻ phù hợp với Tuệ Nhi. Khi em hiến giác mạc, anh đừng nói với Tuệ Nhi.
– Em không muốn sống?
Tôi hỏi.
Chính Đông sững người, trong mắt em lộ ra vẻ buồn bã cùng không cam tâm rất nhạt, nhưng rồi cũng biến mất rất nhanh như thể chưa từng xuất hiện.
– Đó là em phòng trừ thế.
– Đừng nói nữa.
Tôi hét lên.
– Em ký giấy hiến giác mạc, tôi cũng có thể ký giấy hiến tim cho em. Em chờ tôi chết trước đi đã.
Tôi tức giận bỏ đi. Chính Đông chạy theo, bám lấy tay của tôi ngăn cản lại.
Tôi làm sao có thể để em chết, làm sao có thể nhìn đôi mắt em ở chỗ của người khác, càng làm sao có thể để em một lần nữa rời xa tôi.
Gỉa như em thật sự biến mất…
Trong đầu tôi hiện lên hình ảnh của kiếp trước. Ngôi mộ của em cô độc nằm một mình, không có một bức ảnh, không có một nén nhang ai đó vì em mà thắp, cỏ mọc um tùm che kín tấm bia mộ.
Gỉa như em thật sự chết…
Kiếp này, nằm bên cạnh ngôi mộ của em, nhất định có tôi bên cạnh em đi.
– Ngạo Quân, anh chờ đã. Anh điên rồi.
Em ôm lấy tim, thở hổn hển. Nhưng vẫn bám chặt tay tôi không buông ra. Tôi nhận ra trong mắt em toàn bộ là cảm xúc hoang mang, khổ sở không giấu giếm.
Tôi đau lòng.
Tôi thật sự điên rồi. Nếu không có em, Hà Ngạo Quân sẽ chẳng là gì.
Tôi kéo em vào ***g ngực của mình, ép môi mình lên đôi môi em, cướp đoạt lấy. Tôi để cảm xúc của mình buông thả, để những phiền muộn trong lòng mình được trút ra tất thảy.
Chính Đông sững người, cố gắng đẩy tôi ra. Nhưng tôi càng ghì em thật chặt vào ***g ngực mình, càng hôn sâu hơn.
Giữa những nụ hôn không ngừng là lời của tôi tỏ tình.
– Chính Đông, tôi yêu em.
– Chính Đông, tôi yêu em
– Chính Đông….
– Chính Đông… xin đừng bỏ tôi lại.
Chính Đông mềm nhũn dựa vào người tôi, nhu thuận để mặc tôi hôn môi, hôn sâu trong miệng của em.
Em ôm lấy tôi, đáp lại.
Chính Đông hoàn toàn không nói cho tôi biết.
Em vẫn hàng ngày, thức dậy lúc sáu giờ sáng, cùng tôi đi bộ một vòng ngoài sân bệnh viện, vẫn là nghe lời uống thuốc, tiêm thuốc hay làm theo bất cứ yêu cầu gì của tôi đưa ra.
Gần đây có chút tĩnh mịch, em liền trồng và chăm sóc một chậu hoa cẩm chướng. Lá cây đối xứng, những bông hoa nhiều màu sắc tỏa hương thơm ngát mỗi khi có gió thổi từ ngoài cửa sổ. Em đặt chúng bên cạnh mình, hàng ngày đều tưới nước và kiểm tra từng chiếc lá có bị sâu ăn hay không. Lúc đó, em đều mỉm cười thật bình thản.
– Anh, liệu hai bác có thích hoa này không? Đợi em trồng xong, em phải tặng lại hai bác.
Em ngừng một lúc, rồi nói:
– Anh hứa với em phải chăm sóc chúng thật tốt đấy.
Tôi khẽ cau mày.
– Chính Đông. Đừng suy nghĩ nhiều.
Chính Đông nhún vai, tỏ ra bình thản. Tay em lại tưới nước cho hoa.
– Sau này, hãy tặng bố mẹ tôi một cây khác. Cây này, em chăm sóc là được.
Chính Đông nhìn tôi, trong mắt em hiện lên một tia ảm đảm rất nhẹ rồi biến mất rất nhanh đến nỗi tôi không phát hiện ra.
Một buổi chiều, tôi không hề thấy em ở trong phòng bệnh. Em cũng không hề đi tìm Tuệ Nhi. Tôi chạy khắp nơi trong bệnh viện, như kẻ điên mở từng phòng để tìm Chính Đông. Nữ y tá chăm sóc Chính Đông cũng không biết em đi đâu.
Tôi sợ rằng em sẽ đi tìm Lý Khải Uy nhưng hôm nay không phải là ngày cuối tuần.
Lúc tôi gần như phát điên, tôi lại thấy em cùng Đường Qúy Giác đi ra khỏi phòng xét nghiệm ADN. Gương mặt của em có vẻ mệt mỏi trong khi Đường Qúy Giác là bối rối.
Ông ta cầm giấy xét nghiệm ADN trên tay. Để có được kết quả xét nghiệm sớm nhất, ông ta sẵn sàng chi rất nhiều tiền để có thể lấy được sau bốn tiếng. Tôi cướp tờ xét nghiệm ADN trên tay ông ta, thấy kết quả hai người không phải là cha con, có chút trào phúng cùng châm biếm.
Tôi biết kết quả đã bị làm giả. Thậm chí ông ta cũng không cần cho Chính Đông biết ông ta là bố của em.
Chính Đông không thèm liếc nhìn tờ giấy lấy một giây. Trong mắt em chỉ có vẻ mệt mỏi và kiệt sức.
Dường như em đã biết trước kết quả.
– Đường Qúy Giác, sau này ông hãy sống tốt.
Chính Đông lạnh nhạt nói.
– Cảm ơn con
– Không cần.
Mười tám năm nuôi nấng, mười tám năm Chính Đông cầu một chút tìm cảm cha con, trông đợi vào sự chú ý của ông ta, rồi hơn mười năm sống trong hi vọng rằng một ngày nào đó, Đường Qúy Giác sẽ tới tìm mẹ và mình. Rốt cuộc, đổi lại vẫn chỉ là sự thất vọng và kết cục này. Em không thể sống trái với con người mình.
Đường Qúy Giác không còn muốn một đứa con như em.
Em cũng đã không cần ông ta.
Chính Đông nhìn tôi cười:
– Em không có người nhà rồi. Tự em kí vào cam kết vào chịu rủi ro khi phẫu thuật được không?
Có lẽ, bản thân Chính Đông cũng hiểu rằng, Đường Qúy Giác sẽ bỏ rơi mình.
Việc phẫu thuật cho Chính Đông vốn tưởng đã định nhưng không ngờ giữa đường lại có tin xấu: người nhà của bệnh nhân không đồng ý hiến tim.
Tôi tức giận, gọi điện thoại hết lần này tới lần khác cho bên kia, hi vọng nghe được từ họ một lời giải thích.
Lúc đầu, họ còn bắt máy. Nghe tôi lải nhải việc hiến tim, người nhà bệnh nhân trực tiếp cướp điện thoại, mắng tôi là bác sĩ vô đạo đức, ác độc.
Tôi chất vấn họ tại sao đồng ý hiến tim rồi giữa đường lại rút lời.
Họ nói sẽ kiện tôi.
Tất cả mọi thứ khiến tôi trở nên mệt mỏi. Nhưng mệt mỏi hơn có lẽ là phải tận mắt chứng kiến sự sống của Chính Đông cứ yếu ớt dần trong khi bản thân bất lực không thể làm gì được.
Không như những bệnh nhân khác phải giành lấy sự sống bằng được, vội vã muốn làm phẫu thuật, Chính Đông không bao giờ hỏi, cũng không bao giờ đề cập đến.
Em ký xong tờ giấy cam kết chịu rủi ro phẫu thuật, rồi cứ như thể quên mất chuyện này.
Chính Đông hàng ngày vẫn tưới hoa, nhìn những bông hoa nở rộ rồi tàn, một cách bình thản.
Một buổi sáng, tôi tới phòng Chính Đông định gọi em dậy ăn chút cháo, rồi đi bộ một vòng quanh sân. Chính Đông nằm ngủ, hai mắt nhắm lại. Em không có đeo máy thở, cả người cũng không có đắp chăn. Tư thế nằm nghiêng, cuộn tròn.
– Chính Đông.
Tim tôi đập hẫng một nhịp.
Tôi ra sức gọi Chính Đông. Em hoàn toàn không nghe thấy. Lúc ấy, tim quặn thắt, đau đớn, đầu óc tôi trở nên trống rỗng, tôi không nhớ ra mình là bác sĩ, cũng không biết mình phải làm cái gì.
Tôi chỉ cảm nhận làn da của Chính Đông lạnh vô cùng.
Mãi một lúc sau, Chính Đông mới khó nhọc mở mắt. Em nhìn tôi, ánh mắt nghi hoặc, dường như không hiểu tại sao tôi lại ở đây. Tôi chạm vào khuôn mặt của Chính Đông, bàn tay của tôi vẫn cứ mãi run rẩy.
Chính Đông nghiêng đầu về phía tay của tôi, hơi hơi cọ lên.
– Tại sao không chịu đắp chăn?
– Tối qua, ngủ quên mất. Anh khóc?
Chính Đông hỏi.
Tôi sờ lên mặt của chính mình, cảm nhận toàn bộ đều là nước mắt.
Lần đầu tiên tôi cảm thấy mình bất lực như vậy.
Lần đầu tiên tôi đối diện với lo sợ, tuyệt vọng rồi lại vỡ òa hạnh phúc khi em tỉnh lại.Tôi hiểu yêu là gì.
Cũng đã hiểu được cảm xúc của Chính Đông trước đây.
Tôi không cam tâm để em ra đi. Cho dù phải đứng bên cạnh nhìn em, tôi cũng chỉ cần em sống, chỉ cần em hạnh phúc.
Tôi nghỉ phép 2 tuần ở bệnh viện Bắc Kinh, đi tới Canada để gặp gia đình người hiến tim, thuyết phục bọn họ.
Người nhà bệnh nhân không cho tôi gặp anh ta, họ mắng nhiếc tôi bằng những lời lẽ thậm tệ nhất. Coi tôi như kẻ thù.
Tôi hiểu tâm trạng của họ khi không muốn trái tim của con trai mình bị cướp mất. Nhưng nếu không có trái tim mới, Chính Đông của tôi sẽ phải làm như thế nào.
Ngày thứ 7, bọn họ gọi cho cảnh sát. Tôi bị bắt tạm giam ở đồn một ngày một đêm, tận cho tới khi bác sĩ Lương tới để bảo lãnh.
Bác sĩ Lương nhìn tôi lắc đầu, khuyên tôi nên bỏ cuộc.
– Trở về đi. Ở bên người kia những ngày cuối cũng tốt. Chuyện này không có ích gì đâu.
Tôi không nghe theo. Tự mình quyết định ở lại Canada, tiếp tục cố gắng gặp bệnh nhân để thuyết phục.
Dù sao tôi còn chưa gặp anh ta. Anh ta là người có thể cứu được Chính Đông.
Ngày thứ 10, tôi đã gần như tuyệt vọng.
Ngày thứ 12, tôi cuối cùng cũng có thể gặp được anh ta.
Anh ta nằm trên giường bệnh, vẻ mặt áy náy nhìn bộ dạng có bao nhiêu phờ phạc của tôi:
– Xin lỗi.
Sự sống của Chính Đông lại chỉ có thể quyết định bằng một câu xin lỗi.
– Chính Đông thế nào?
Bác sĩ phụ trách thay tôi chăm sóc Chính Đông đưa cho tôi bệnh án theo dõi trong hai tuần qua.
– Vẫn thế. Vẫn phối hợp uống thuốc và tiêm. 6 giờ sáng, dậy đi dạo một vòng rồi mới về ăn một chút cháo nhạt. Tối ngủ sớm. Không hút thuốc, sinh hoạt điều độ.
– Ừ.
Tôi trả lời, tiếp nhận bệnh án trong tay vị bác sĩ trẻ tuổi nọ.
– Nhưng có điều này tôi nghĩ nên nói cho anh biết. Dù sao anh cũng là bác sĩ của Đường Chính Đông.
– Có chuyện gì sao?
Tôi có dự cảm có chuyện không lành.
Anh ta đưa cho tôi một tờ cam kết.
Tôi chỉ mới nhìn đã hoàn toàn biến sắc.
Là tờ cam kết, tình nguyện hiến tặng giác mạc cho bệnh nhận Tuệ Nhi ở khoa mắt trong trường hợp ca phẫu thuật tim không thành công.
Kiếp này, em vẫn quyết định tặng giác mạc của mình cho Tuệ Nhi.
Tựa như có những chuyện, dù tôi có cố gắng đến đâu vẫn chẳng thể thay đổi kết cục của nó.
Chính Đông vẫn bị suy tim.
Đường Qúy Giác vẫn vứt bỏ Chính Đông.
Chính Đông vẫn quyết định hiến đôi mắt của mình cho Tuệ Nhi.
Tôi đem tờ giấy hiến tặng giác mạc tới trước mặt của Chính Đông.
– Tại sao lại thế này?
– Anh biết rồi?
Chính Đông bình thản trả lời.
– Vốn dĩ muốn giữ bí mất. Không ngờ anh lại biết. Em kiểm tra rồi, giác mạc em có vẻ phù hợp với Tuệ Nhi. Khi em hiến giác mạc, anh đừng nói với Tuệ Nhi.
– Em không muốn sống?
Tôi hỏi.
Chính Đông sững người, trong mắt em lộ ra vẻ buồn bã cùng không cam tâm rất nhạt, nhưng rồi cũng biến mất rất nhanh như thể chưa từng xuất hiện.
– Đó là em phòng trừ thế.
– Đừng nói nữa.
Tôi hét lên.
– Em ký giấy hiến giác mạc, tôi cũng có thể ký giấy hiến tim cho em. Em chờ tôi chết trước đi đã.
Tôi tức giận bỏ đi. Chính Đông chạy theo, bám lấy tay của tôi ngăn cản lại.
Tôi làm sao có thể để em chết, làm sao có thể nhìn đôi mắt em ở chỗ của người khác, càng làm sao có thể để em một lần nữa rời xa tôi.
Gỉa như em thật sự biến mất…
Trong đầu tôi hiện lên hình ảnh của kiếp trước. Ngôi mộ của em cô độc nằm một mình, không có một bức ảnh, không có một nén nhang ai đó vì em mà thắp, cỏ mọc um tùm che kín tấm bia mộ.
Gỉa như em thật sự chết…
Kiếp này, nằm bên cạnh ngôi mộ của em, nhất định có tôi bên cạnh em đi.
– Ngạo Quân, anh chờ đã. Anh điên rồi.
Em ôm lấy tim, thở hổn hển. Nhưng vẫn bám chặt tay tôi không buông ra. Tôi nhận ra trong mắt em toàn bộ là cảm xúc hoang mang, khổ sở không giấu giếm.
Tôi đau lòng.
Tôi thật sự điên rồi. Nếu không có em, Hà Ngạo Quân sẽ chẳng là gì.
Tôi kéo em vào ***g ngực của mình, ép môi mình lên đôi môi em, cướp đoạt lấy. Tôi để cảm xúc của mình buông thả, để những phiền muộn trong lòng mình được trút ra tất thảy.
Chính Đông sững người, cố gắng đẩy tôi ra. Nhưng tôi càng ghì em thật chặt vào ***g ngực mình, càng hôn sâu hơn.
Giữa những nụ hôn không ngừng là lời của tôi tỏ tình.
– Chính Đông, tôi yêu em.
– Chính Đông, tôi yêu em
– Chính Đông….
– Chính Đông… xin đừng bỏ tôi lại.
Chính Đông mềm nhũn dựa vào người tôi, nhu thuận để mặc tôi hôn môi, hôn sâu trong miệng của em.
Em ôm lấy tôi, đáp lại.