Viên Cung Bảo(1) xây dựng Chính phủ Bắc Dương(2). Hiệu trưởng Tưởng(3) của trường Quân sự Hoàng Phố góp mặt tranh giành Trung Nguyên(4). Hai người Lý – Bạch(5) dựa vào thân phận Quế hệ(6) để mở võ đường, có được địa vị ngang hàng với Chính phủ.
(1) Viên Cung Bảo là cách gọi kính trọng của Viên Thế Khải. Đọc về Viên Thế Khải ở .
(2) Đọc về Chính phủ Bắc Dương ở .
(3) Hiệu trưởng Tưởng là Tưởng Giới Thạch, ông từng là Hiệu trường của trường Sĩ quan Lục quân hay còn gọi là trường Quân sự Hoàng Phố). Đọc về Tưởng Giới Thạch ở .
(4) Đại chiến Trung Nguyên năm 1930, đọc ở .
(5) Hai người Lý – Bạch: Lý Tông Nhân (đọc ở ) và Bạch Sùng Hy (đọc ở ).
(6) Quế hệ: là một nhóm quân phiệt thời Trung Hoa Dân Quốc. Bọn họ lấy Quảng Tây làm cứ địa, lấy những quân phiệt gốc Quảng Tây làm trung tâm, bao gồm Cựu Quế hệ và Tân Quế hệ (đọc ở ).
Trường Sĩ quan sáu tỉnh Bắc Kỳ vốn là võ đường Đông Bắc. Từ cuối triều Thanh, các trường học kiểu mới và các võ đường mọc lên như nấm sau mưa. Võ đường Đông Bắc cũng là một trong số đó. Có điều, nó chủ yếu là bồi dưỡng Sĩ quan Lục quân. Vì thế cho nên, hiện tại, phần lớn Sĩ quan phục vụ trong Quân đội sáu tỉnh Bắc kỳ đều đi ra từ cái võ đường này.
“Thiếu soái, có hứng thú làm Hiệu trưởng hay không?”
“Hiệu trưởng?”
“Đúng vậy.” Lý Cẩn Ngôn đan mười ngón tay vào nhau, hai mắt tỏa sáng lấp lánh: “Mở trường học, Thiếu soái làm Hiệu trưởng.”
Trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học, trường đại học.
Trường kỹ thuật, trường sĩ quan.
Đương nhiên trường bồi dưỡng Sĩ quan Lục quân, Hải quân thậm chí là Không quân cho sáu tỉnh Bắc Kỳ cũng không thể thiếu. Chẳng những mở trường đại học, mà còn mở luôn cả trung học, tiểu học và mầm non. Trường kỹ thuật có thể mời thợ cả trong nhà máy Công nghiệp Quân sự tới giảng dạy, ngoài ra còn có thể mời giáo viên nước ngoài. Chỉ cần mời được người tài thực sự thì tiền không phải vấn đề!
Bây giờ, số lượng cũng như quy mô các trường học tương đối hiện đại của Trung Quốc không chỉ lạc hậu so với phương Tây, mà còn kém xa cả Nhật Bản. Từ thời Minh Trị Duy Tân(7), Nhật Bản đã tiến hành “Tây hóa toàn bộ”. Bọn họ giáo dục theo phong cách Tây Âu, hơn nữa còn là cưỡng chế giáo dục. Phía cuối các phòng học luôn có cảnh sát cầm gậy gộc, chỉ cần học sinh nghịch ngợm là sẽ bị ăn đòn.
(7) Cải cách Minh Trị, hay Cách mạng Minh Trị, hay Minh Trị Duy tân, là một chuỗi các sự kiện cải cách, cách tân dẫn đến các thay đổi to lớn trong cấu trúc xã hội và chính trị của Nhật Bản.
Trường Sĩ quan Lục quân và Đại học Lục quân Nhật chính là nơi bắt nguồn của Chủ nghĩa Quân phiệt Nhật Bản. Nơi đó “dạy” ra phần lớn tội phạm chiến tranh từng gieo rắc ác mộng trên đất Hoa Hạ!
Trình độ giáo dục quân sự của Nhật Bản chỉ là hạng bét trong mắt người phương Tây, kiểu như Tưởng Phương Chấn(8) cũng chỉ là tôm tép trong mắt các thiên tài quân sự. Nhưng chính đội quân đó lại có thể tàn sát bừa bãi khắp Trung Hoa, hung hãn không ai bì kịp!
(8) Tưởng Phương Chấn (1882-1938) là nhà lý luận quân sự nổi tiếng thời Trung Hoa Dân Quốc.
Người Hoa không biết đánh giặc sao? Quân nhân Hoa Hạ không dũng cảm sao? Con dân Hoa Hạ không dám liều mạng sao?
Không!
Binh pháp Tôn Tử, phép dụng binh Tôn Tẫn đều xuất phát từ Hoa Hạ. Gần như mỗi một đội quân người Hoa đều là “cảm tử quân”! Quân nhân Hoa Hạ ôm thuốc nổ, buộc lựu đạn vào người, liên tiếp nối đuôi nhau đi chịu chết. Bọn họ dùng một khẩu súng trường cũ rích chế tạo ở Hán Dương để chống lại tám khẩu súng máy của quân thù, dùng máu thịt để cản phá xe tăng, máy bay và đại bác của kẻ địch!
Những trang sử hào hùng bi tráng này đã chứng minh sự kiên cường quả cảm của quân nhân Hoa Hạ. Nhưng cũng khiến nhược điểm của Hoa Hạ lộ ra, không thể nghi ngờ.
Nước nghèo dân yếu, công nghiệp quân sự vô cùng lạc hậu.
Cường quốc áp bức, quân phiệt chiến loạn, dân chúng lầm than.
Nội chiến đã khiến Hoa Hạ tiêu hao chút sức mạnh cuối cùng. Toàn bộ nỗ lực Tây hóa cuối triều Thanh và nền tư bản dân tộc bị nhấn chìm xuống đáy cốc. Cuối triều Thanh, Hoa Hạ còn có thể chế tạo đại bác đường kính hơn 105mm, thậm chí là 150mm, có thể tự chế tạo một đoàn tàu chở khách. Nhưng lúc mà quân Nhật xâm lược Trung Hoa, súng máy và sơn pháo 75mm đã trở thành “vũ khí hạng nặng” của quân đội nước nhà.
Ở miền thời không này, Hoa Hạ bị hiệu ứng cánh bướm đẩy lệch khỏi quỹ đạo ban đầu, trước khi nội chiến hoàn toàn bùng nổ, đã “thống nhất” được hai miền Nam – Bắc. Dù chỉ là thống nhất ở mặt ngoài, nhưng việc ấy cũng đã giúp Hoa Hạ giữ lại mấy phần sức mạnh.
Bây giờ, cái mà Lý Cẩn Ngôn đang nghĩ, là làm sao để phát huy phần sức mạnh cỏn còn vừa giữ lại được này lên gấp mấy trăm lần.
Tiền thì hắn không thiếu. Cái mà hắn thiếu chỉ có người tài! Nhưng thật đáng mừng, trước mặt hắn đang có một cỗ máy giết người siêu cấp, một khi bắn ra, tuyệt đối có thể sánh bằng bom nguyên tử!
“Thiếu soái, thế nào, cân nhắc một chút đi?”
Lý Cẩn Ngôn cười hệt như một con cáo già. Chỉ cần phất lá cờ lớn in hình Lâu Thiếu soái lên thì lo gì nhân tài ưu tú không tự nhảy tới? Huống hồ, một tháng nữa, nhóm học sinh đầu tiên đi Mỹ du học sẽ xuất phát từ Thanh Đảo và Thượng Hải. Những người mà hắn bố trí đi theo Lý Cẩm Thư cũng không phải chỉ có một nhiệm vụ là phụ trách an toàn.
Nói là gián điệp thì hơi khó nghe, nhưng nhiệm vụ chủ yếu của những người này chính là nghe ngóng thông tin và chiêu mộ nhân tài.
Hiện giờ nước Mĩ vẫn chưa lợi dụng hai lần Thế chiến, ưu thế địa lý và một khoản nợ lớn để hoàn toàn trỗi dậy. Nơi đây là thiên đường của kẻ đãi vàng, và cũng là địa ngục của vô số người, nhưng cũng đã có những trường đại học và cao đẳng như Virginia, bồi dưỡng ra rất nhiều học giả ưu tú. Lý Cẩn Ngôn cố ý đến hỏi Nhâm Ngọ Sơ. Tuy hắn ta căm thù quốc gia kia đến tận xương tuỷ vì dự luật bài xích Trung Hoa, song vẫn thừa nhận nền giáo dục của Mĩ là số một, thậm chí còn vượt trội hơn một số quốc gia nổi tiếng ở châu Âu. Khi châu Âu xảy ra chiến loạn, rất nhiều học giả và nhân tài chạy sang đất Mỹ. Về sau chú Sam(9) trở thành cảnh sát thế giới, đánh gục rất nhiều quốc gia có nền móng vô cùng kiên cố.
(9) Chú Sam (tiếng Anh: Uncle Sam) lấy những từ đầu của United States of America (Un Sam – chú Sam) là một từ nhân cách hóa quốc gia chỉ nước Mỹ và đôi khi cụ thể hơn là chỉ chính phủ Mỹ, được sử dụng lần đầu tiên trong thời kì cuộc chiến tranh 1812.
Vì thế cho nên, nhân tài và giáo dục, phải có được cả hai!
Lâu Tiêu cởi đai vũ trang và khuy áo quân phục, im lặng không nói năng gì.
“Thiếu soái?” Lý Cẩn Ngôn vươn tay kéo ống tay áo của Lâu Tiêu: “Có đồng ý hay không, ít nhất cũng phải nói một tiếng chứ?”
“Ồ.”
Đây là cái loại đáp án gì?
Lý Cẩn Ngôn cảm thấy cạn lời. Ngay sau đó, gáy hắn bị một bàn tay to giữ chặt. Hắn ngẩng đầu lên, lập tức đối diện với một đôi mắt đen và sâu thăm thẳm.
“Muốn tôi làm gì, hiệu trưởng sao?”
“Chính là hiệu trưởng.” Lý Cẩn Ngôn không hề do dự: “Trường em mở, tiền em chi, thầy em có thể mời. Nhưng tất cả những việc này đều phải dùng danh nghĩa của Thiếu soái.”
“Danh nghĩa của tôi?”
“Đúng, lấy danh nghĩa của Thiếu soái để mở trường mầm non và trường tiểu học ở sáu tỉnh Bắc Kỳ, tiến hành giáo dục bắt buộc giống như trường học ở khu công nghiệp bây giờ vậy. Học phí miễn toàn bộ, còn cho hai bữa cơm ăn. Từ giờ đến cuối năm, trên địa phận sáu tỉnh Bắc Kỳ phải xây ít nhất ba mươi ngôi trường như thế.”
Lâu Tiêu trầm tư một lúc lâu, lại ra hiệu cho Lý Cẩn Ngôn nói tiếp.
“Ngoài ra, sẽ mở trường tiểu học Lục quân, Hàng không và Hải quân ở Quan Bắc. Học sinh có thể tuyển chọn từ các trường tiểu học của sáu tỉnh Bắc Kỳ.”
Những đứa trẻ có kiến thức, lại còn có tri thức văn hóa căn bản, chẳng phải chính là mầm non tuyệt vời của trường quân đội hay sao? Tương lai mười mấy năm thậm chí là mấy chục năm sau, sẽ có hai cuộc chiến tranh thể giới nổ ra liên tiếp. Thứ hạng của các cường quốc sẽ được xác định lại một lần nữa. Quy tắc trò chơi giữa các quốc gia cũng được đổi mới hoàn toàn. Thực lực quân sự và sức mạnh kinh tế của Trung Hoa khi ấy, sẽ là yếu tố quyết định địa vị của nước nhà trước mặt các cường quốc năm châu.
Dù không thể vượt qua nước Anh hạ gục nước Mỹ, nhưng ít nhất cũng phải đẩy người Nhật ra đường rồi dẫm đạp dưới lòng bàn chân. Lý Cẩn Ngôn chẳng những muốn tống cổ đám Nhật lùn ra khỏi Trung Hoa, mà nếu điều kiện cho phép, hắn còn muốn điều động quân Hoa Hạ vượt biên giới, chạy tới cái đảo quốc “láng giềng thân thiết” kia chơi.
Dựa vào đâu mà chỉ có dân chúng Hoa Hạ mới bị đàn áp, bị giết hại, còn người Nhật thì lại được cao giọng tung hô “Hoàng quân(10) vĩ đại”, được “cả nước vui mừng” vì thành công chiếm đoạt Bắc Kinh?! Nói bọn họ bị che mắt hả? Phần lớn phụ nữ Nhật Bản đều cam tâm tình nguyện bán rẻ thân thể để kiếm quân phí cho Hoàng quân. Một trong những trò chơi phổ biến của trẻ con Nhật Bản chính là bắt chước chiến tranh Giáp Ngọ, giết chết toàn bộ người Hoa đó!
(10) Hoàng quân: cách gọi của Quân đội Hoàng gia Nhật Bản.
Chẳng phải muốn tạo ra thuyết Đại Đông Á(11) sao? Được, vậy thì tạo đi! Nhưng tạo như thế nào, cái này phải để Hoa Hạ lên tiếng.
(11) Thuyết Đại Đông Á hay Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á là một khẩu hiệu được chính phủ và quân đội Đế quốc Nhật Bản đề xướng trong thời kỳ Chiêu Hòa thể hiện khát vọng tạo ra một “khối các quốc gia châu Á do Nhật Bản lãnh đạo và không phụ thuộc sức mạnh phương Tây”.
Giúp đám Nhật lùn thực hiện ý tưởng kia cũng không tồi. Không phục? Há mồm ra là bị tát chết ngay…
“Cho nên, muốn tôi làm hiệu trưởng?”
Lời nói của Lâu Thiếu soái đã kéo Lý Cẩn Ngôn về với hiện thực. Hắn vỗ vỗ hai má, lại ngẩn ngơ rồi, đây không phải thói quen tốt.
“Đúng, có Chính phủ Trung ương đi đầu, có danh nghĩa của Thiếu soái, vậy thì Chính phủ các nơi và Quốc hội địa phương sẽ hưởng ứng.” Bất kể là vì thể diện của bản thân hay con đường thăng quan tiến chức, chắc chắn bọn họ sẽ dốc sức phối hợp.
“Tiền xây trường học em sẽ bỏ ra một phần, hẳn là bộ Tài chính cũng có thể trích ra một khoản kinh phí. Những loại chi phí khác có thể xin hỗ trợ từ các nguồn khác. Cứ làm tương tự trường học cho con em công nhân khu công nghiệp lúc trước, đăng báo công khai tên tuổi người quyên góp và số tiền đóng góp là được.”
Thứ nhất là để cảm ơn, thứ hai là để thu hút thêm nhiều tiền quyên góp nữa.
Người trong nước háo danh. Một khi có cơ hội “lưu tên thiên cổ” thì dù là kẻ yêu tiền như mạng, chỉ sợ cũng sẽ động lòng, không phải sao?
Bây giờ Lý Cẩn Ngôn là Chủ tịch của Tổng Liên đoàn Doanh nghiệp sáu tỉnh Bắc Kỳ, Nếu hắn mở lời, hẳn là sẽ không có ai cố ý làm hắn mất mặt. Tính từ tổng Liên đoàn Doanh nghiệp trở xuống, Liên đoàn Doanh nghiệp của các khu vực, các tổ chức tự do, các thương nhân lớn nhỏ, dù mỗi người chỉ góp mười đồng bạc thì cũng là một con số lớn rồi.
Lại nói, có Lâu Thiếu soái đứng ra làm hiệu trưởng danh nghĩa, những kẻ muốn động tay động chân với khoản tiền này cũng phải thận trọng hơn. Muốn tiền hay là muốn mạng? Nếu bị bắt được, không chỉ bị chặt tay đâu, mà tám mươi phần trăm là đầu cũng bị chặt cùng luôn đó. Người thông minh đều sẽ biết cái gì nên cái gì không, phải không nào?
“Tôi hiểu rồi.” Tầm mắt của Lâu Thiếu soái chậm rãi lướt trên khuôn mặt Lý Cẩn Ngôn. Bỗng hắn hạ mi, nâng chén trà lên, dùng ngón tay sát quanh miệng chén: “Trưng ra với người ngoài thôi.”
Lý Cẩn Ngôn cười gượng mấy tiếng. Đúng rồi đó, Lâu Thiếu soái chính là cái biển hiệu lớn để trưng ra. Tuy nhiên, tấm biến này chẳng những có tính chất tượng trưng, mà còn tương đối có ý nghĩa “thực tế” nữa.
“Có thể.” Uống hết chén trà, Lâu Tiêu nắm chặt cổ tay Lý Cẩn Ngôn, cúi người, cọ môi lên vành tai hắn. Từng luồng hơi thở ấm áp liên tục phả vào gáy khiến Lý tam thiếu gia hiểu được rằng, muốn treo cái biển hiệu này lên, chắc chắn mình cũng phải bỏ ra một chút gì đó.
Được rồi.
Lý tam thiếu gia bĩu môi, dùng hai tay đè vai Lâu Thiếu soái xuống, nghiêng đầu, hôn lên môi hắn…
Khi bị ném lên giường và lột bỏ quần áo, Lý Cẩn Ngôn vẫn nghĩ vụ này mình có lãi. Nhưng sau hai lần bị chèn ép liên tục, lại thêm một lần bị Lâu Tiêu vòng tay dưới đầu gối rồi vắt qua bả vai, hắn mới khóc không ra nước mắt. Thực hiển nhiên, con hổ nào đó không chỉ muốn thu hồi tiền vốn, còn muốn đòi thêm lợi tức.
Hắn lãi ở đâu chứ, lỗ to rồi…
Ngày 25 tháng 7, một chuyến tàu chạy từ hướng Thiên Tân vào nhà ga Quan Bắc.
Bởi vì sắp tới sẽ có một lượng lớn dân ngoại tỉnh tràn vào, cho nên vấn đề trị an ở nhà ga Quan Bắc được chú trọng hẳn lên. Binh lính cắm chốt, cảnh sát liên tục tuần tra, nhờ thế mà sân ga không còn hỗn loạn như lúc trước. Mặc dù người ra kẻ vào vẫn rất đông nhưng đã có trật tự hơn rất nhiều.
Vài tên móc túi định thừa dịp đục nước béo cò đã bị bắt hết. Phải biết, không chỉ Tề Thiên Đại Thánh luyện được hoả nhãn kim tinh đâu, mà đám cảnh sát mặc thường phục chuyên bắt trộm ở sân ga cũng có thể.
Bắt một tên móc túi thưởng hai đồng bạc. Quy định này khiến các chiến sĩ cảnh sát phải xanh mắt mèo lên. Mà đám trộm cướp bị bắt, sau khi bị nhốt vào nhà giam một ngày một đêm thì đều hoàn toàn thay đổi, cố gắng sửa chữa sai lầm trước đây, thề thốt sẽ lập tức đổi nghề, dù có phải đi ăn xin cũng không làm kẻ trộm nữa.
Tại sao ấy à? Cứ nhìn vào cái đầu heo sưng phù và ba ngón tay bị chặt của bọn chúng, lại ngó sang mấy gã to con mặt mày dữ tợn, khóe mắt còn có vết sẹo cho đao kiếm chém vào ở trong phòng giam kia, có lẽ sẽ đoán được một phần…
Ban đầu, Liêu Kỳ Đình lên kế hoạch ngày 20 tháng 7 sẽ rời Thiên Tân để đến Bắc Kinh. Không ngờ giữa đường lại xảy ra biến cố, khiến hắn không thể lên kinh đô ngay được, nên đành phải ngồi xe lửa vòng qua thành Quan Bắc.
Người hầu xách hành lý, vệ sĩ bảo vệ bốn phía xung quanh. Hiển nhiên bọn Liêu Kỳ Đình bị vây giữa dòng người trong nhà ga Quan Bắc. Dù ở Thương Hải hay Thiên Tân, bọn hắn cũng chưa từng thấy sân ga đông người đến như vậy. Dòng người gót nối gót, vai chen vai, nói đông như kiến cỏ cũng chẳng quá một chút nào.
“Thiếu gia, đông quá.”
Tiểu Xuyên Tử xách một cái vali bằng mây đứng ở phía sau Liêu Kỳ Đình. Đảo mắt nhìn quanh bốn phía, hắn không nhịn được mà nuốt vào một ngụm nước miếng. Trời ơi, có bao nhiêu người đứng ở chỗ này cơ chứ?
“Đừng để tâm nhiều như vậy, ra ngoài trước rồi nói.”
Đoàn người ra khỏi sân ga, lập tức có xe ngựa tiến lên tiếp đón. Theo việc làm ăn ngày một lớn dần, nhóm phu kéo xe không còn chỉ đứng chờ ở cổng nhà ga như ngày xưa nữa. Bọn họ phát triển một đoàn xe qua lại giữa thành Quan Bắc và các thị trấn xung quanh, truyền tin, đón khách, kéo hàng, cái gì cũng có cả. Lâu dần, những phu xe này hợp lại với nhau, cử ra vài người thật thà nhưng thông minh linh hoạt để đứng ra xây dựng một đoàn xe ngựa kéo.
Nhóm Liêu Kỳ Đình có bảy người, lại còn mang theo hành lý cho nên thuê ba chiếc xe ngựa. Hiện giờ xe ngựa “chở khách” và xe ngựa “vận chuyển hàng hóa” đã bắt đầu khác nhau. Xe đón khách đẹp và thoải mái hơn, chỉ cần đi vào thành Quan Bắc, liếc mắt một cái là có thể nhận ra.
“Ông chủ, đến Quan Bắc làm ăn sao?”
Người đánh xe vung roi, con ngựa màu nâu bắt đầu sải vó. Móng sắt nện trên đường nhựa mới tu sửa phát ra những tiếng thật giòn vang.
“Đúng vậy, mấy tháng trước có đến đây một lần, mà lần này trở lại Quan Bắc đã thay đổi nhiều quá.” Liêu Kỳ Đình cười nói: “Đến cả đường đi cũng khác rồi.”
“Không hẳn đâu.” Nghe Liêu Kỳ Đình nói như vậy, người đánh xe bỗng nhiên tỉnh táo hẳn lên: “Ngài không biết chứ, lúc trước, chỉ tu sửa mỗi con đường này thôi đã hao tổn rất nhiều sức lực, mấy trăm thanh niên to khỏe làm suốt cả tháng trời mới xong. Nhưng Thiếu soái của chúng tôi đã nói, sẽ tu sửa tất cả đường lớn đi thông ra ngoại thành. Báo chí vừa mới đăng tin, thanh niên trai tráng ở khắp các thôn làng đều vui sướng không gì sánh được.”
“Vì sao?”
“Còn vì sao nữa? Có cửa làm ăn đó. Mỗi ngày sáu cái bánh mỳ, có thịt heo kho cải trắng, còn có ba mươi đồng tiền lương.” Người giơ cao roi ngựa, lên tiếng chào hảo bảy tám thanh niên đi ngược chiều đường. Bọn họ đều đi giầy rơm, mặc quần áo vá, vác xẻng trên vai. Sắc mặt bọn họ cũng không tệ lắm. Nhìn bộ dáng thì có vẻ như đang đi tới khu công nghiệp mới xây ở ngoại thành. Gần đây nơi đó lại có nhà xưởng mới xây, đang cần nhân lực.
Đợi đám thanh niên đi qua, người đánh xe mới nói tiếp: “Mấy người kia đều đền từ tỉnh khác, xa xứ cũng vì kiếm miếng cơm ăn. Ở đây, chỉ cần chúng tôi chịu bỏ sức lao động, không nói kiếm tiền to, ăn no thì chắc chắn là có thể.”
Liêu Kỳ Đình gật gật đầu, cũng không hỏi thêm gì cả, chỉ nhìn về phía đám người nọ rời đi mà rơi vào trầm tư. Người ngồi cùng xe với hắn cũng chẳng nói năng gì. Cách thành Quan Bắc càng gần, tim cô đập càng dồn dập, hai tay nắm góc áo càng chặt hơn.
Trở lại rồi, cuối cùng cô cũng có thể trở về đây!
Trước khi vào thành, người đánh xe cho xe ngựa ghé vào một vọng gác được xây bằng gạch đỏ ở ven đường. Hắn lấy ba đồng tiền và một cái cuốn sổ màu nâu cất trong ngực ra, giao cho người mặc đồng phục màu xanh ở bên trong. Người nọ mở sổ, đóng một con dấu màu đỏ xuống một trang trắng, sau đó trả lại cho người đánh xe.
“Ông chủ Lưu làm ăn tốt gớm, mừng ông phát tài! Tháng này ông đã nộp đủ năm mươi đồng phí đường bộ, những ngày kế tiếp không phải nộp nữa. Ngoài ra, nhờ ông nói giúp với ông chủ Triệu một tiếng, tiền hoàn thuế tháng ông ấy còn chưa lĩnh, dù bận đến mấy cũng hãy bớt chút thời gian tới đây đi.”
“Biết rồi, trở về tôi sẽ nói với ông ta.”
Người đánh xe cười cười, cất sổ rồi vội vàng đánh xe rời khỏi vọng gác.
“Chẳng phải Chính phủ đã ban lệnh xoá bỏ thuế ly kim(12) rồi à?” Đi được một quãng, Liêu Kỳ Đình mới mở miệng hỏi: “Tại sao thành Quan Bắc vẫn thu?”
(12) Thuế ly kim: là thuế thương mại bắt đầu phải đóng từ cuối triều Thanh. Bởi vì thuế suất của loại thuế này là 1% (tức 1 ly) nên được gọi là thuế ly kim.
“Đây không phải là ly kim.” Vào thành Quan Bắc, chủ xe để ba chiếc xe ngựa xếp thành một hàng, đi men về phía bên tay phải: “Đây là phí đường bộ. Việc sửa đường là do Chính phủ bỏ tiền, nhưng đường xá tu bổ lại tốt cho việc làm ăn của chúng tôi, chúng tôi đóng góp cũng phải thôi mà. Đâu thể ăn không được chứ?”
“Phí đường bộ?”
“Đúng. Trước khi sửa đường đã nói rõ, người kinh doanh vận tải như chúng tôi, trừ các khoản thuế chung ra, cứ ba lần chở khách hoặc hàng sẽ phải đóng một đồng tiền, đủ năm mươi đồng thì không cần đóng nữa. Chút tiền ấy chưa đến nửa ngày đã kiếm lại được, có là gì đâu.”
“Vậy hoàn thuế là sao?”
“À, đó là chuyện của mấy tháng gộp vào, hai tháng liên tiếp đóng đủ thuế thì sẽ có một phần được trả về.”
“Tất cả đều như vậy?”
“Đúng rồi, buôn bán, trồng trọt, đều giống nhau.”
Người đánh xe “I–” một tiếng, con ngựa dừng lại. Hắn quay đầu nói với Liêu Kỳ Đình: “Đến nơi rồi, rất hân hạnh khi được phục vụ ngài, một người năm đồng. Hành lý của bảy người tính mười đồng.”
Tiểu Xuyên Tử chạy lên thanh toán tiền xe. Chủ xe lại nói với bọn Liêu Kỳ Đình: “Nếu các ngài muốn tìm chỗ trọ thì đi qua cái ngõ nhỏ kia chính là đường Tẩu Mã, ở đó có hơn mười quán trọ, loại gì cũng có. Nếu ngài có gì không hiểu, liền tìm một sạp trà ven đường mà hỏi thăm. Cũng có thể tìm đứa nhỏ phát báo mặc áo dệt thủ công nào đó, chúng đều biết cả.”
Sạp trà, đứa nhỏ phát báo?
Nhìn theo xe hướng chủ xe chỉ, Liêu Kỳ Đình liền thấy một bé trai chừng tám tuổi đứng ở bên kia đường. Nó mặc áo cộc quần dài, chân mang giày vải màu đen, trên người đeo một cái túi to, trong túi có vài tờ báo.
Đứa bé kia nhìn thấy Liêu Kỳ Đình cũng không dừng lại. Chủ xe vẫy tay với nó, nó cũng lắc đầu, đứng bên kia đường hô lên: “Bác Lưu, cháu còn bận về trường đi học! Sạp trà của thím Tiền ở ngay phía trước đó.”
Dứt lời, nó cúi đầu chào chủ xe rồi nhanh chân chạy mất.
“Ấy, sao tôi lại quên mất nhỉ.” Chủ xe gãi gãi đầu: “Được rồi, các vị đi về phía trước vài bước sẽ thấy một sạp trà, vào đó hỏi đường đi đâu cũng được.”
Liêu Kỳ Đình cười, gật gật đầu. Nhìn người đánh xe rời đi, hắn lại thầm nghĩ, cái thành Quan Bắc này đúng là đã không còn như trước nữa.
Đi về phía trước không đến chục mét, nhóm người Liêu Kỳ Đình liền nhìn thấy sạp trà mà người đánh xe nói. Tiểu Xuyên Tử đi hỏi đường. Liêu Kỳ Đình và Chi nhi đứng chờ ở bên này.
Lúc ấy, có hai vị phu nhân đi ra từ một cửa hàng tơ lụa ở phía đối diện. Khi nhìn thấy người phụ nữ mặc sườn xám màu xanh trong số đó, Chi nhi bỗng ngây ngẩn cả người.
Vị phu nhân kia cũng ngẩng đầu nhìn sang đây. Thấy Chi nhi, bà không khỏi kinh ngạc mở to hai mắt: “Chi nhi?”
“Nhị phu nhân…”