Ngày mùng 5 tháng 8, Tiêu Hữu Đức mang theo Michalov đã cải trang trở về thành Quan Bắc.
“Đây thực sự là một vị tướng của Nga?”
Vừa nhìn thấy Michalov, Lý Cẩn Ngôn liền có cảm giác nghi ngờ. Theo như hắn hiểu biết, Michalov là một gã béo, nhưng người trước mặt này hoàn toàn không giống những gì điện báo đã mô tả.
Đương nhiên hắn cũng không biết, so với lúc vừa bị bọn Hứa nhị tỷ bắt, Michalov đã gầy đi ít nhất là mười cân!
“Hắn đúng là Michalov, Tổng chỉ huy quân biên giới Đông Siberia cũ. Trong nhà hắn có một quý tộc rất có thế lực, bản thân hắn cũng có tước vị.” Tiêu Hữu Đức trùm miếng vải đen lên đầu Michalov một lần nữa. Mà hình như đối phương đã sớm quen với loại đãi ngộ này, nên chủ động xoay người cúi đầu xuống, để tiện cho Tiêu Hữu Đức ra tay. Lý Cẩn Ngôn đứng một bên nhìn trợn mắt há miệng.
Sau đó, Michalov bị mang về cơ quan tình báo. Nơi đó đã chuẩn bị sẵn phòng cho hắn rồi. Mỗi ngày vodka, bánh mì đen, thịt hun khói đều không thiếu. Tiêu Hữu Đức moi được từ miệng hắn không ít thông tin có ích. Nói chung là sau khi xác định tên này là một kẻ nhu nhược, ông ta đã quyết định giữ hắn lại, không chừng tương lai còn việc cần dùng.
Nhưng mà trước hết, phải nghĩ cách tẩy não hắn đã. Loại công tác này, trong cơ quan tình báo có rất nhiều tay lão luyện.
Chú Câm không về cùng với Tiêu Hữu Đức. Ông ta nhờ Tiêu Hữu Đức chuyển lời cho Lý Cẩn Ngôn rằng, ông muốn ở lại Zabaykalsk thêm mấy ngày. Thứ nhất ông muốn bảo đảm Kazan có thể xâm nhập vào tổ chức phản động do Kirov lãnh đạo thành công, thứ hai, trong mắt ông đám người ở Zabaykalsk đều là những “hạt giống tốt”, ông đang cân nhắc chuyện nhận thêm vài đệ tử.
“Chỗ Kazan có thuận lợi không?”
“Đa phần là tốt. Chỉ là có một gã tên Trotsky cứ luôn làm khó hắn. Gã hoài nghi thân phận của Kazan, còn yêu cầu tổ chức phản động cắt đứt quan hệ với Zabaykalsk, nhưng đã bị Kirov từ chối.”
Lý do để Kirov từ chối Trotsky cũng vô cùng đầy đủ: những người này đã cứu mạng hắn! Hơn nữa bọn họ đều là thợ săn và công nhân nghèo ngổ, hoàn cảnh cũng cơ cực hệt như bọn hắn thôi!
“Trotsky?”
Đây không phải là người sang lập ra Hồng quân Liên Xô(1), người lãnh đạo Quốc tế thứ tư(2), người ngang nhiên thách thức Stalin(3), để rồi cuối cùng bị Cheka(4) xử lý đó sao?
(1) Hồng Quân là cách gọi vắn tắt của Hồng quân Công Nông, tên gọi chính thức của Lục quân và Không quân Liên Xô.
(2) Quốc tế thứ tư còn gọi là Cộng sản Đệ Tứ là liên minh quốc tế của những người theo Chủ nghĩa Trotsky thành lập năm 1938 tại Paris, theo khuynh hướng “cách mạng thường trực” do Trotsky đưa ra từ sau khi Lenin qua đời (1924) để chống lại đường lối “cách mạng vô sản trong một quốc gia” của Stalin.
(3) Iosif Vissarionovich Stalin là lãnh đạo tối cao của Liên bang Xô viết từ giữa thập niên 1920 cho đến khi qua đời năm 1953.
(4) Ủy ban Đặc biệt toàn Nga, gọi tắt là VCheka hay Cheka, là cơ quan mật vụ của Nhà nước Xô Viết, được thành lập ngay sau cuộc Cách mạng tháng Mười ở Nga năm 1917. Đây là tiền thân của cơ quan an ninh Liên Xô NKVD.
“Ngôn thiếu gia?”
“Quan hệ giữa Kirov và Trotsky thế nào?”
“Yêu ghét khó mà nói được.” Tiêu Hữu Đức suy nghĩ một lúc, lại nói: “Nhưng ý kiến của gã có thể ảnh hưởng đến Kirov và tổ chức. Lúc trước vì từ chối gã, Kirov đã phải gánh chịu áp lực không nhỏ.”
“Hắn đang ở Siberia sao?”
“Không. Hắn tại St. Petersburg. Cứ điểm hiện tại của tổ chức phản kháng đã bị quân đội Nga hoàng phát hiện, giao chiến mấy lần, chết không ít người đâu. Vì thế cho nên Kirov quyết định dẫn dắt những thành viên còn lại của tổ chức đi về hướng Tây, tiến vào Irkutsk.”
Irkutsk?
Xem ra ý kiến của Trotsky vẫn ảnh hưởng đến Kirov. Nếu không hắn đã không đi sâu vào Siberia, mà sẽ tìm một nơi bí mật ở Đông Siberia để ngủ đông một thời gian, chờ khi thế lực lớn mạnh hơn mới đấu trận cuối cùng với những tay đấm của Tổng chỉ huy quân biên cảnh – Andre.
Tuy nhiên, chỉ cần những người này có thể tiếp tục “đấu tranh” ở Siberia, thu hút hỏa lực của quân biên cảnh Nga, thế cũng là giúp cho Quân đội Hoa Hạ rất nhiều rồi.
Tại Đông Siberia, vì tương lai của mình, Tổng chỉ huy quân biên cảnh – Andre đã điều động tất cả lực lượng đi đuổi giết Kirov cùng tổ chức phản động của hắn. Trong khi đó, biên quân Hoa Hạ đóng tại Mãn Châu Lý lại thừa dịp lấn tới bờ Tây sông Argun, đồng thời không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động của mình. Thỉnh thoảng bọn họ cũng đụng độ lính tuần tra Nga, nhưng hai bên rất ít khi phát sinh xung đột. Thậm chí lính Nga còn dùng những thứ có trong tay để đổi lấy rượu, thuốc và thịt hộp của bọn họ.
Thuốc lá, rượu mạnh trong chai thủy tinh, thịt hộp cỡ lớn đã trở thành đam mê của những gã lính Nga này.
Bọn họ mang đủ thứ ra để mà trao đổi: nữ trang, giá cắm nến gãy, đá quý vỡ nát, thậm chí còn có cả răng vàng.
Nguồn gốc của mấy thứ này rất tế nhị, nhưng ai mà để ý chứ?
Cứ thế, biên quân vừa dùng thuốc lá, rượu mạnh và đồ hộp để xây dựng “tình hữu nghị” với đám lính Nga, vừa vẽ lại bản đồ bờ Tây sông Argun.
Không lâu sau, một Tiểu đoàn vô tình tiến vào “khu vực không người” ở bờ Tây sông Argun. Khi bọn hắn biết đây chính là vùng đất quỷ không ai dám tuần tra mà đám lính Nga vẫn nói, lập tức báo cáo cho Liêu Tập Vũ.
Chẳng biết Liêu Tập Vũ hồi đáp thế nào, chỉ biết đám người Hứa nhị tỷ lập tức tiến hành khai phá “khu vực không người” kia trong bí mật. Đương nhiên rồi, mấy việc như giết người phóng hỏa thì phải lén lút chứ, làm sao gióng trống khua chiêng thông báo với thiên hạ được. Tuy nhiên, Liêu Tập Vũ có một thói quen tốt, đó là nếu có thể chiếm lợi của bọn Tây thì nhất định phải chiếm! Mặc kệ thế nào, cứ cướp địa bàn về tay rồi tính.
Vì thế, khi người Nga còn chưa biết chuyện gì, biên quân Hoa Hạ đã làm “khu vực không người” ở bờ Tây sông Argun sống lại.
Chiến hào sâu gần một mét, đằng trước dựng boong ke gỗ, đằng sau bố trí doanh trại, sau nữa còn có một chuồng ngựa khá to.
Tóm lại, chỉ sau mười ngày, một khu mô phỏng trạm gác biên cảnh còn có thêm chức năng phòng thủ đã hoàn thành.
Sau khi chiếm được địa bàn, Liêu Tập Vũ cũng trở nên nghiêm túc. Hắn trực tiếp báo tin cho Lâu Thiếu soái, yêu cầu đối phương phái chuyên gia tới thăm dò địa chất, dựng cột mốc biên giới.
“Chẳng phải người nước ngoài cũng thường xuyên làm như vậy? Không cần biết có phải đất của mình không, cứ chiếm đã rồi lại tính.” Liêu Tập Vũ dựa vào bức tường trong phòng điện báo, tiếp tục nói: “Còn bảo đất hoang này nọ nữa chứ. Tôi thấy, mảnh đất mà chúng ta chiếm được phải đặt tên là Đất xử nam, hoặc Đất người đàn ông trong sáng! Đúng rồi, câu này đừng gửi cho Thiếu soái!”
Anh lính truyền tin: “…”
Sau khi nhận được điện báo, Lâu Thiếu soái chẳng nói chẳng rằng, trực tiếp cử hai nhân viên thăm dò địa chất và một Trung đoàn Bộ binh mới chấn chỉnh đi Mãn Châu Lý trước. Đồng thời, hắn cũng hạ lệnh thăng Liêu Tập Vũ lên làm Lữ đoàn trưởng, quân hàm Thiếu soái.
Từ lúc nhận được điện báo cho đến khi đội quân được phái đi bước lên xe lửa, còn chưa hết một ngày.
Sau khi xe lửa ra khỏi thành Quan Bắc, Lâu Thiếu soái mới gửi điện báo cho Lâu Tổng thống, báo cáo tỉ mỉ sự tình.
Lúc trước, bởi vì Hoa Hạ ký kết hiệp ước Mãn Châu Lý với người Nga, cho nên việc thăm dò biên cảnh đã bị tạm gác lại. Mà đến nay, vụ việc này vẫn lửng lơ không hồi kết. Do đó, nếu là đất treo chưa xác định chủ sở hữu, vậy thì ai có thể dám chắc nó thuộc về Hoa Hạ hay là nước Nga?
Đây vẫn là thời đại nói chuyện bằng nắm đấm và đại bác. Vấn đề giữa các quốc gia, chỉ dùng miệng thì chẳng có tác dụng gì.
Nói trắng ra là, da mặt không đủ dày, nắm tay không đủ cứng, chắc chắn không có khả năng chiếm được phần hơn.
Đáng mừng là, khi ở gần ông ngoại, Lâu Thiếu soái đã học được rằng quan trường vô cùng đen tối. Đồng thời, trường quân đội Đức cũng dạy cho hắn một điều: “Chân lý vĩnh viễn chỉ nằm trong tầm bắn của đại bác!”
Vì thế cho nên, đối với hành vi tự ý chạy đi chiếm đất bờ Tây sông Argun của biên quân, ngoại trừ ngợi khen, Lâu Thiếu soái hoàn toàn không có gì để nói.
Khi nhận được điện báo của Lâu Thiếu soái, Lâu Tổng thống ngồi thừ ra mất một lúc lâu, không biết nên khen hay nên mắng. Cân nhắc một hồi, cuối cùng ông xé bức điện báo làm hai nửa rồi dùng lửa đốt đi.
Không thể không thừa nhận, Lâu Tổng thống mới là “cáo già” chân chính. Khi người Nga phát hiện địa bàn của mình có cơ sở tạm thời của biên quân Hoa Hạ, mà đối phương lại còn nhất quyết không chịu rời đi thì lập tức tìm tới cửa đòi cãi lý.
Lâu Tổng thống mở to hai mắt, mở rộng hai tay. Chiếm địa bàn của các người? Có việc này sao? Đâu ra chứ, ít nhất thì ông không hề biết.
Chứng cớ là cột mốc biên giới của Hoa Hạ? Cái đó cũng chỉ có thể chứng minh nơi ấy vốn là địa bàn của người Hoa, nếu không thì làm sao cột mộc Hoa Hạ ở ở đấy được?
Về phần tại sao cột mốc kia luôn nhích về hướng Tây, ông không tận mắt chứng kiến, làm sao biết được là thật hay là giả? Không thì đợi khi Quốc hội mở họp, ông sẽ trình vấn đề khiến cho hai quốc gia tranh chấp nghiêm trọng này lên? Hoa Hạ là một đất nước tự do và dân chủ, tuy là Tổng thống, song ông cũng không thể chuyên quyền.
Người Nga bị nghẹn đến trợn trắng mắt.
Mấy trăm nghị viên, muốn thảo luận đến ngày tháng năm nào?!
Lúc người Nga không nhẫn nại nổi nữa mà tuyên chiến với Hoa Hạ thì đã là mười tháng sau. Mà khi ấy, Quân đội Hoa Hạ đã hơn hẳn ngày xưa. Đồng thời, vợ chồng Thái tử Ferdinand(5) cũng đang chuẩn bị bắt đầu chuyến du lịch Serbian của bọn họ…
(5) Franz Ferdinand (đã nhắc đến ở chương 5) là Thái tử của Áo-Hung, chết trong vụ ám sát ở Sarajevo trước khi thừa kế ngai vàng.
Ngày mùng tháng , Tiêu Hữu Đức mang theo Michalov đã cải trang trở về thành Quan Bắc.
“Đây thực sự là một vị tướng của Nga?”
Vừa nhìn thấy Michalov, Lý Cẩn Ngôn liền có cảm giác nghi ngờ. Theo như hắn hiểu biết, Michalov là một gã béo, nhưng người trước mặt này hoàn toàn không giống những gì điện báo đã mô tả.
Đương nhiên hắn cũng không biết, so với lúc vừa bị bọn Hứa nhị tỷ bắt, Michalov đã gầy đi ít nhất là mười cân!
“Hắn đúng là Michalov, Tổng chỉ huy quân biên giới Đông Siberia cũ. Trong nhà hắn có một quý tộc rất có thế lực, bản thân hắn cũng có tước vị.” Tiêu Hữu Đức trùm miếng vải đen lên đầu Michalov một lần nữa. Mà hình như đối phương đã sớm quen với loại đãi ngộ này, nên chủ động xoay người cúi đầu xuống, để tiện cho Tiêu Hữu Đức ra tay. Lý Cẩn Ngôn đứng một bên nhìn trợn mắt há miệng.
Sau đó, Michalov bị mang về cơ quan tình báo. Nơi đó đã chuẩn bị sẵn phòng cho hắn rồi. Mỗi ngày vodka, bánh mì đen, thịt hun khói đều không thiếu. Tiêu Hữu Đức moi được từ miệng hắn không ít thông tin có ích. Nói chung là sau khi xác định tên này là một kẻ nhu nhược, ông ta đã quyết định giữ hắn lại, không chừng tương lai còn việc cần dùng.
Nhưng mà trước hết, phải nghĩ cách tẩy não hắn đã. Loại công tác này, trong cơ quan tình báo có rất nhiều tay lão luyện.
Chú Câm không về cùng với Tiêu Hữu Đức. Ông ta nhờ Tiêu Hữu Đức chuyển lời cho Lý Cẩn Ngôn rằng, ông muốn ở lại Zabaykalsk thêm mấy ngày. Thứ nhất ông muốn bảo đảm Kazan có thể xâm nhập vào tổ chức phản động do Kirov lãnh đạo thành công, thứ hai, trong mắt ông đám người ở Zabaykalsk đều là những “hạt giống tốt”, ông đang cân nhắc chuyện nhận thêm vài đệ tử.
“Chỗ Kazan có thuận lợi không?”
“Đa phần là tốt. Chỉ là có một gã tên Trotsky cứ luôn làm khó hắn. Gã hoài nghi thân phận của Kazan, còn yêu cầu tổ chức phản động cắt đứt quan hệ với Zabaykalsk, nhưng đã bị Kirov từ chối.”
Lý do để Kirov từ chối Trotsky cũng vô cùng đầy đủ: những người này đã cứu mạng hắn! Hơn nữa bọn họ đều là thợ săn và công nhân nghèo ngổ, hoàn cảnh cũng cơ cực hệt như bọn hắn thôi!
“Trotsky?”
Đây không phải là người sang lập ra Hồng quân Liên Xô(), người lãnh đạo Quốc tế thứ tư(), người ngang nhiên thách thức Stalin(), để rồi cuối cùng bị Cheka() xử lý đó sao?
() Hồng Quân là cách gọi vắn tắt của Hồng quân Công Nông, tên gọi chính thức của Lục quân và Không quân Liên Xô.
() Quốc tế thứ tư còn gọi là Cộng sản Đệ Tứ là liên minh quốc tế của những người theo Chủ nghĩa Trotsky thành lập năm tại Paris, theo khuynh hướng “cách mạng thường trực” do Trotsky đưa ra từ sau khi Lenin qua đời () để chống lại đường lối “cách mạng vô sản trong một quốc gia” của Stalin.
() Iosif Vissarionovich Stalin là lãnh đạo tối cao của Liên bang Xô viết từ giữa thập niên cho đến khi qua đời năm .
() Ủy ban Đặc biệt toàn Nga, gọi tắt là VCheka hay Cheka, là cơ quan mật vụ của Nhà nước Xô Viết, được thành lập ngay sau cuộc Cách mạng tháng Mười ở Nga năm . Đây là tiền thân của cơ quan an ninh Liên Xô NKVD.
“Ngôn thiếu gia?”
“Quan hệ giữa Kirov và Trotsky thế nào?”
“Yêu ghét khó mà nói được.” Tiêu Hữu Đức suy nghĩ một lúc, lại nói: “Nhưng ý kiến của gã có thể ảnh hưởng đến Kirov và tổ chức. Lúc trước vì từ chối gã, Kirov đã phải gánh chịu áp lực không nhỏ.”
“Hắn đang ở Siberia sao?”
“Không. Hắn tại St. Petersburg. Cứ điểm hiện tại của tổ chức phản kháng đã bị quân đội Nga hoàng phát hiện, giao chiến mấy lần, chết không ít người đâu. Vì thế cho nên Kirov quyết định dẫn dắt những thành viên còn lại của tổ chức đi về hướng Tây, tiến vào Irkutsk.”
Irkutsk?
Xem ra ý kiến của Trotsky vẫn ảnh hưởng đến Kirov. Nếu không hắn đã không đi sâu vào Siberia, mà sẽ tìm một nơi bí mật ở Đông Siberia để ngủ đông một thời gian, chờ khi thế lực lớn mạnh hơn mới đấu trận cuối cùng với những tay đấm của Tổng chỉ huy quân biên cảnh – Andre.
Tuy nhiên, chỉ cần những người này có thể tiếp tục “đấu tranh” ở Siberia, thu hút hỏa lực của quân biên cảnh Nga, thế cũng là giúp cho Quân đội Hoa Hạ rất nhiều rồi.
Tại Đông Siberia, vì tương lai của mình, Tổng chỉ huy quân biên cảnh – Andre đã điều động tất cả lực lượng đi đuổi giết Kirov cùng tổ chức phản động của hắn. Trong khi đó, biên quân Hoa Hạ đóng tại Mãn Châu Lý lại thừa dịp lấn tới bờ Tây sông Argun, đồng thời không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động của mình. Thỉnh thoảng bọn họ cũng đụng độ lính tuần tra Nga, nhưng hai bên rất ít khi phát sinh xung đột. Thậm chí lính Nga còn dùng những thứ có trong tay để đổi lấy rượu, thuốc và thịt hộp của bọn họ.
Thuốc lá, rượu mạnh trong chai thủy tinh, thịt hộp cỡ lớn đã trở thành đam mê của những gã lính Nga này.
Bọn họ mang đủ thứ ra để mà trao đổi: nữ trang, giá cắm nến gãy, đá quý vỡ nát, thậm chí còn có cả răng vàng.
Nguồn gốc của mấy thứ này rất tế nhị, nhưng ai mà để ý chứ?
Cứ thế, biên quân vừa dùng thuốc lá, rượu mạnh và đồ hộp để xây dựng “tình hữu nghị” với đám lính Nga, vừa vẽ lại bản đồ bờ Tây sông Argun.
Không lâu sau, một Tiểu đoàn vô tình tiến vào “khu vực không người” ở bờ Tây sông Argun. Khi bọn hắn biết đây chính là vùng đất quỷ không ai dám tuần tra mà đám lính Nga vẫn nói, lập tức báo cáo cho Liêu Tập Vũ.
Chẳng biết Liêu Tập Vũ hồi đáp thế nào, chỉ biết đám người Hứa nhị tỷ lập tức tiến hành khai phá “khu vực không người” kia trong bí mật. Đương nhiên rồi, mấy việc như giết người phóng hỏa thì phải lén lút chứ, làm sao gióng trống khua chiêng thông báo với thiên hạ được. Tuy nhiên, Liêu Tập Vũ có một thói quen tốt, đó là nếu có thể chiếm lợi của bọn Tây thì nhất định phải chiếm! Mặc kệ thế nào, cứ cướp địa bàn về tay rồi tính.
Vì thế, khi người Nga còn chưa biết chuyện gì, biên quân Hoa Hạ đã làm “khu vực không người” ở bờ Tây sông Argun sống lại.
Chiến hào sâu gần một mét, đằng trước dựng boong ke gỗ, đằng sau bố trí doanh trại, sau nữa còn có một chuồng ngựa khá to.
Tóm lại, chỉ sau mười ngày, một khu mô phỏng trạm gác biên cảnh còn có thêm chức năng phòng thủ đã hoàn thành.
Sau khi chiếm được địa bàn, Liêu Tập Vũ cũng trở nên nghiêm túc. Hắn trực tiếp báo tin cho Lâu Thiếu soái, yêu cầu đối phương phái chuyên gia tới thăm dò địa chất, dựng cột mốc biên giới.
“Chẳng phải người nước ngoài cũng thường xuyên làm như vậy? Không cần biết có phải đất của mình không, cứ chiếm đã rồi lại tính.” Liêu Tập Vũ dựa vào bức tường trong phòng điện báo, tiếp tục nói: “Còn bảo đất hoang này nọ nữa chứ. Tôi thấy, mảnh đất mà chúng ta chiếm được phải đặt tên là Đất xử nam, hoặc Đất người đàn ông trong sáng! Đúng rồi, câu này đừng gửi cho Thiếu soái!”
Anh lính truyền tin: “…”
Sau khi nhận được điện báo, Lâu Thiếu soái chẳng nói chẳng rằng, trực tiếp cử hai nhân viên thăm dò địa chất và một Trung đoàn Bộ binh mới chấn chỉnh đi Mãn Châu Lý trước. Đồng thời, hắn cũng hạ lệnh thăng Liêu Tập Vũ lên làm Lữ đoàn trưởng, quân hàm Thiếu soái.
Từ lúc nhận được điện báo cho đến khi đội quân được phái đi bước lên xe lửa, còn chưa hết một ngày.
Sau khi xe lửa ra khỏi thành Quan Bắc, Lâu Thiếu soái mới gửi điện báo cho Lâu Tổng thống, báo cáo tỉ mỉ sự tình.
Lúc trước, bởi vì Hoa Hạ ký kết hiệp ước Mãn Châu Lý với người Nga, cho nên việc thăm dò biên cảnh đã bị tạm gác lại. Mà đến nay, vụ việc này vẫn lửng lơ không hồi kết. Do đó, nếu là đất treo chưa xác định chủ sở hữu, vậy thì ai có thể dám chắc nó thuộc về Hoa Hạ hay là nước Nga?
Đây vẫn là thời đại nói chuyện bằng nắm đấm và đại bác. Vấn đề giữa các quốc gia, chỉ dùng miệng thì chẳng có tác dụng gì.
Nói trắng ra là, da mặt không đủ dày, nắm tay không đủ cứng, chắc chắn không có khả năng chiếm được phần hơn.
Đáng mừng là, khi ở gần ông ngoại, Lâu Thiếu soái đã học được rằng quan trường vô cùng đen tối. Đồng thời, trường quân đội Đức cũng dạy cho hắn một điều: “Chân lý vĩnh viễn chỉ nằm trong tầm bắn của đại bác!”
Vì thế cho nên, đối với hành vi tự ý chạy đi chiếm đất bờ Tây sông Argun của biên quân, ngoại trừ ngợi khen, Lâu Thiếu soái hoàn toàn không có gì để nói.
Khi nhận được điện báo của Lâu Thiếu soái, Lâu Tổng thống ngồi thừ ra mất một lúc lâu, không biết nên khen hay nên mắng. Cân nhắc một hồi, cuối cùng ông xé bức điện báo làm hai nửa rồi dùng lửa đốt đi.
Không thể không thừa nhận, Lâu Tổng thống mới là “cáo già” chân chính. Khi người Nga phát hiện địa bàn của mình có cơ sở tạm thời của biên quân Hoa Hạ, mà đối phương lại còn nhất quyết không chịu rời đi thì lập tức tìm tới cửa đòi cãi lý.
Lâu Tổng thống mở to hai mắt, mở rộng hai tay. Chiếm địa bàn của các người? Có việc này sao? Đâu ra chứ, ít nhất thì ông không hề biết.
Chứng cớ là cột mốc biên giới của Hoa Hạ? Cái đó cũng chỉ có thể chứng minh nơi ấy vốn là địa bàn của người Hoa, nếu không thì làm sao cột mộc Hoa Hạ ở ở đấy được?
Về phần tại sao cột mốc kia luôn nhích về hướng Tây, ông không tận mắt chứng kiến, làm sao biết được là thật hay là giả? Không thì đợi khi Quốc hội mở họp, ông sẽ trình vấn đề khiến cho hai quốc gia tranh chấp nghiêm trọng này lên? Hoa Hạ là một đất nước tự do và dân chủ, tuy là Tổng thống, song ông cũng không thể chuyên quyền.
Người Nga bị nghẹn đến trợn trắng mắt.
Mấy trăm nghị viên, muốn thảo luận đến ngày tháng năm nào?!
Lúc người Nga không nhẫn nại nổi nữa mà tuyên chiến với Hoa Hạ thì đã là mười tháng sau. Mà khi ấy, Quân đội Hoa Hạ đã hơn hẳn ngày xưa. Đồng thời, vợ chồng Thái tử Ferdinand() cũng đang chuẩn bị bắt đầu chuyến du lịch Serbian của bọn họ…
() Franz Ferdinand (đã nhắc đến ở chương ) là Thái tử của Áo-Hung, chết trong vụ ám sát ở Sarajevo trước khi thừa kế ngai vàng.