Tiết Sương Giáng năm ta bốn tuổi, ta bắt gặp một thằng nhóc đi trong sương mù, chầm chậm tiến về phía ta. Lúc ấy, một cảm giác kì lạ nhưng chán ghét bất chợt nổi lên trong lòng ta. Khi nó đến gần, ta còn nghe tiếng sụt sịt, tiếng xì mũi vào tay áo. Ta đâu biết rằng, thằng nhóc này thuộc dạng nghịch đến thần khóc quỷ lạy. Kết quả là đám nước mũi dính trên tay áo đó được quệt hết vào bộ y phục mẹ ta mới may cách đây vài hôm. Chưa kịp hoàn hồn thì thằng quỷ nhỏ đã chạy biến rồi. Từ đó, ta thề với trời đất là ta không đội trời chung với nó.
Năm ta sáu tuổi, trong một lần đi mua bột, đã sơ ý làm rớt một đồng. Ta loay hoay tìm kiếm, loay hoay mãi cũng thấy được rốt cuộc nó lăn đến chỗ nào. Lúc đó, một thằng nhóc cao hơn ta một chút, nhanh chân hơn ta một chút, chộp lấy đồng xu, rồi cười ha hả, đem khoe cho một người đang bận bịu sau hàng bánh, người đó nhanh tay cầm lấy đồng xu, và ném luôn vào rổ tiền, còn thằng nhóc đó thì lại lân la làm việc tiếp. Mối hận đồng xu đó, ta mãi không quên.
Năm ta tám tuổi, đã thông minh hiểu chuyện hơn một chút, nên làm gì cũng cẩn thận hơn, nhất là về chuyện tiền nong. Ta học được cách nhồi bột nên những lúc rảnh rỗi, ngoài việc nhìn cuốn sách dạy chữ đã cũ kĩ ra thì ta phụ mẹ nhồi. Ta rất thích sờ vào bột khi nó đã đạt được độ dẻo và mềm nhất định. Những lúc hắn đi qua, ta liền vội chùi mặt vào tay áo cho hết bột, kết quả lại làm nó lem ra thêm, và sau đó là tràng cười rất lớn của hắn cộng với bộ mặt lấm lem nhưng đỏ rần của ta.
Năm ta mười một tuổi, chữ nghĩa cũng đã biết kha khá, ta xin mẹ vài đồng mua mực, giấy và cọ để tập viết chữ, lấy lý do là sau này có thể bán vào tấm thư pháp để kiếm tiền, mẹ ta ngập ngừng một lúc rồi đồng ý luôn. Sau đó vài tuần, khi ta còn tự đắc với mớ giấy có chữ mà ta đã nắn nót viết ra, thì hắn chỉ hịch mũi vài tiếng, ánh mắt có phần mỉa mai, rút cây bút lông trông cũng rất cũ ra, chấm vào chỗ mực còn chưa khô, thảo vào nét, một chữ ‘Thường’ như rồng bay phượng múa hiện trước mặt ta. Một ngày sau đó, ta bán bút, mực và giấy với giá rẻ cho một thằng nhóc trong làng, chính thức an phận thủ thường trở lại với nghề nhồi bột.
Vào dịp tết Trung Thu năm ta mười lăm tuổi, nhà ta nghỉ bán để đón tết Trung Thu, ta cầm tiền đi mua mấy cái bánh gần nhà. Dọc đường đi, ta bắt gặp hắn đứng với một cô nương. Cô nương ấy đặt vào tay hắn một giỏ bánh, thẹn thùng hôn lên má hắn một cái rồi bỏ chạy. Hắn quay lại thì bắt gặp ta đang đứng ‘nhìn lén’. Ta cảm thấy trong lòng có chút nhói nhưng cũng phải cười nhạt với hắn một cái rồi mới quay người bước đi. Sau lưng vang lên tiếng kêu không nhỏ, đủ để ta nghe thấy một nửa: “Tiểu Thường, ta và nàng ấy không…”. Sáng hôm sau, một giỏ bánh Trung Thu được đặt trước cửa nhà ta, ta bèn đem tặng lại nó cho nhà hàng xóm vì đêm qua nhà ta đã ăn rất nhiều rồi.
Một năm sau đó, tức là lúc ta mười sáu tuổi, cơ thể của ta vẫn như cũ, gầy guộc nhưng trắng trẻo, còn hắn thì bắt đầu phát triển, lưng hùm vai gấu, cơ thể cao lên rõ thấy, nếu ta đứng thẳng người lên thì chỉ sợ là mới đến vai hắn thôi. Từ lúc đó, hắn biết cái thế lợi của mình, nên bắt đầu ăn mặt phong phui hơn, lấy cớ mùa hạ trời nóng, cởi luôn chiếc áo ra trước bao nhiêu con mắt lóe sáng của nữ tử qua đường. Hên là hắn còn biết giữ mặt mũi, không cởi luôn chiếc quần hoặc có thể nói là mảnh vải cuối cùng trên người hắn. Ta cảm thấy có chút ghen tị nhưng không rõ là ghen vì nguyên nhân gì!?
Tiết Sương Giáng năm ta bốn tuổi, ta bắt gặp một thằng nhóc đi trong sương mù, chầm chậm tiến về phía ta. Lúc ấy, một cảm giác kì lạ nhưng chán ghét bất chợt nổi lên trong lòng ta. Khi nó đến gần, ta còn nghe tiếng sụt sịt, tiếng xì mũi vào tay áo. Ta đâu biết rằng, thằng nhóc này thuộc dạng nghịch đến thần khóc quỷ lạy. Kết quả là đám nước mũi dính trên tay áo đó được quệt hết vào bộ y phục mẹ ta mới may cách đây vài hôm. Chưa kịp hoàn hồn thì thằng quỷ nhỏ đã chạy biến rồi. Từ đó, ta thề với trời đất là ta không đội trời chung với nó.
Năm ta sáu tuổi, trong một lần đi mua bột, đã sơ ý làm rớt một đồng. Ta loay hoay tìm kiếm, loay hoay mãi cũng thấy được rốt cuộc nó lăn đến chỗ nào. Lúc đó, một thằng nhóc cao hơn ta một chút, nhanh chân hơn ta một chút, chộp lấy đồng xu, rồi cười ha hả, đem khoe cho một người đang bận bịu sau hàng bánh, người đó nhanh tay cầm lấy đồng xu, và ném luôn vào rổ tiền, còn thằng nhóc đó thì lại lân la làm việc tiếp. Mối hận đồng xu đó, ta mãi không quên.
Năm ta tám tuổi, đã thông minh hiểu chuyện hơn một chút, nên làm gì cũng cẩn thận hơn, nhất là về chuyện tiền nong. Ta học được cách nhồi bột nên những lúc rảnh rỗi, ngoài việc nhìn cuốn sách dạy chữ đã cũ kĩ ra thì ta phụ mẹ nhồi. Ta rất thích sờ vào bột khi nó đã đạt được độ dẻo và mềm nhất định. Những lúc hắn đi qua, ta liền vội chùi mặt vào tay áo cho hết bột, kết quả lại làm nó lem ra thêm, và sau đó là tràng cười rất lớn của hắn cộng với bộ mặt lấm lem nhưng đỏ rần của ta.
Năm ta mười một tuổi, chữ nghĩa cũng đã biết kha khá, ta xin mẹ vài đồng mua mực, giấy và cọ để tập viết chữ, lấy lý do là sau này có thể bán vào tấm thư pháp để kiếm tiền, mẹ ta ngập ngừng một lúc rồi đồng ý luôn. Sau đó vài tuần, khi ta còn tự đắc với mớ giấy có chữ mà ta đã nắn nót viết ra, thì hắn chỉ hịch mũi vài tiếng, ánh mắt có phần mỉa mai, rút cây bút lông trông cũng rất cũ ra, chấm vào chỗ mực còn chưa khô, thảo vào nét, một chữ ‘Thường’ như rồng bay phượng múa hiện trước mặt ta. Một ngày sau đó, ta bán bút, mực và giấy với giá rẻ cho một thằng nhóc trong làng, chính thức an phận thủ thường trở lại với nghề nhồi bột.
Vào dịp tết Trung Thu năm ta mười lăm tuổi, nhà ta nghỉ bán để đón tết Trung Thu, ta cầm tiền đi mua mấy cái bánh gần nhà. Dọc đường đi, ta bắt gặp hắn đứng với một cô nương. Cô nương ấy đặt vào tay hắn một giỏ bánh, thẹn thùng hôn lên má hắn một cái rồi bỏ chạy. Hắn quay lại thì bắt gặp ta đang đứng ‘nhìn lén’. Ta cảm thấy trong lòng có chút nhói nhưng cũng phải cười nhạt với hắn một cái rồi mới quay người bước đi. Sau lưng vang lên tiếng kêu không nhỏ, đủ để ta nghe thấy một nửa: “Tiểu Thường, ta và nàng ấy không…”. Sáng hôm sau, một giỏ bánh Trung Thu được đặt trước cửa nhà ta, ta bèn đem tặng lại nó cho nhà hàng xóm vì đêm qua nhà ta đã ăn rất nhiều rồi.
Một năm sau đó, tức là lúc ta mười sáu tuổi, cơ thể của ta vẫn như cũ, gầy guộc nhưng trắng trẻo, còn hắn thì bắt đầu phát triển, lưng hùm vai gấu, cơ thể cao lên rõ thấy, nếu ta đứng thẳng người lên thì chỉ sợ là mới đến vai hắn thôi. Từ lúc đó, hắn biết cái thế lợi của mình, nên bắt đầu ăn mặt phong phui hơn, lấy cớ mùa hạ trời nóng, cởi luôn chiếc áo ra trước bao nhiêu con mắt lóe sáng của nữ tử qua đường. Hên là hắn còn biết giữ mặt mũi, không cởi luôn chiếc quần hoặc có thể nói là mảnh vải cuối cùng trên người hắn. Ta cảm thấy có chút ghen tị nhưng không rõ là ghen vì nguyên nhân gì!?
Sử dụng mũi tên trái (←) hoặc phải (→) để chuyển chapter
Tiết Sương Giáng năm ta bốn tuổi, ta bắt gặp một thằng nhóc đi trong sương mù, chầm chậm tiến về phía ta. Lúc ấy, một cảm giác kì lạ nhưng chán ghét bất chợt nổi lên trong lòng ta. Khi nó đến gần, ta còn nghe tiếng sụt sịt, tiếng xì mũi vào tay áo. Ta đâu biết rằng, thằng nhóc này thuộc dạng nghịch đến thần khóc quỷ lạy. Kết quả là đám nước mũi dính trên tay áo đó được quệt hết vào bộ y phục mẹ ta mới may cách đây vài hôm. Chưa kịp hoàn hồn thì thằng quỷ nhỏ đã chạy biến rồi. Từ đó, ta thề với trời đất là ta không đội trời chung với nó.
Năm ta sáu tuổi, trong một lần đi mua bột, đã sơ ý làm rớt một đồng. Ta loay hoay tìm kiếm, loay hoay mãi cũng thấy được rốt cuộc nó lăn đến chỗ nào. Lúc đó, một thằng nhóc cao hơn ta một chút, nhanh chân hơn ta một chút, chộp lấy đồng xu, rồi cười ha hả, đem khoe cho một người đang bận bịu sau hàng bánh, người đó nhanh tay cầm lấy đồng xu, và ném luôn vào rổ tiền, còn thằng nhóc đó thì lại lân la làm việc tiếp. Mối hận đồng xu đó, ta mãi không quên.
Năm ta tám tuổi, đã thông minh hiểu chuyện hơn một chút, nên làm gì cũng cẩn thận hơn, nhất là về chuyện tiền nong. Ta học được cách nhồi bột nên những lúc rảnh rỗi, ngoài việc nhìn cuốn sách dạy chữ đã cũ kĩ ra thì ta phụ mẹ nhồi. Ta rất thích sờ vào bột khi nó đã đạt được độ dẻo và mềm nhất định. Những lúc hắn đi qua, ta liền vội chùi mặt vào tay áo cho hết bột, kết quả lại làm nó lem ra thêm, và sau đó là tràng cười rất lớn của hắn cộng với bộ mặt lấm lem nhưng đỏ rần của ta.
Năm ta mười một tuổi, chữ nghĩa cũng đã biết kha khá, ta xin mẹ vài đồng mua mực, giấy và cọ để tập viết chữ, lấy lý do là sau này có thể bán vào tấm thư pháp để kiếm tiền, mẹ ta ngập ngừng một lúc rồi đồng ý luôn. Sau đó vài tuần, khi ta còn tự đắc với mớ giấy có chữ mà ta đã nắn nót viết ra, thì hắn chỉ hịch mũi vài tiếng, ánh mắt có phần mỉa mai, rút cây bút lông trông cũng rất cũ ra, chấm vào chỗ mực còn chưa khô, thảo vào nét, một chữ ‘Thường’ như rồng bay phượng múa hiện trước mặt ta. Một ngày sau đó, ta bán bút, mực và giấy với giá rẻ cho một thằng nhóc trong làng, chính thức an phận thủ thường trở lại với nghề nhồi bột.
Vào dịp tết Trung Thu năm ta mười lăm tuổi, nhà ta nghỉ bán để đón tết Trung Thu, ta cầm tiền đi mua mấy cái bánh gần nhà. Dọc đường đi, ta bắt gặp hắn đứng với một cô nương. Cô nương ấy đặt vào tay hắn một giỏ bánh, thẹn thùng hôn lên má hắn một cái rồi bỏ chạy. Hắn quay lại thì bắt gặp ta đang đứng ‘nhìn lén’. Ta cảm thấy trong lòng có chút nhói nhưng cũng phải cười nhạt với hắn một cái rồi mới quay người bước đi. Sau lưng vang lên tiếng kêu không nhỏ, đủ để ta nghe thấy một nửa: “Tiểu Thường, ta và nàng ấy không…”. Sáng hôm sau, một giỏ bánh Trung Thu được đặt trước cửa nhà ta, ta bèn đem tặng lại nó cho nhà hàng xóm vì đêm qua nhà ta đã ăn rất nhiều rồi.
Một năm sau đó, tức là lúc ta mười sáu tuổi, cơ thể của ta vẫn như cũ, gầy guộc nhưng trắng trẻo, còn hắn thì bắt đầu phát triển, lưng hùm vai gấu, cơ thể cao lên rõ thấy, nếu ta đứng thẳng người lên thì chỉ sợ là mới đến vai hắn thôi. Từ lúc đó, hắn biết cái thế lợi của mình, nên bắt đầu ăn mặt phong phui hơn, lấy cớ mùa hạ trời nóng, cởi luôn chiếc áo ra trước bao nhiêu con mắt lóe sáng của nữ tử qua đường. Hên là hắn còn biết giữ mặt mũi, không cởi luôn chiếc quần hoặc có thể nói là mảnh vải cuối cùng trên người hắn. Ta cảm thấy có chút ghen tị nhưng không rõ là ghen vì nguyên nhân gì!?