Thật ra, tôi là một diễn viên. Tất nhiên, sân khấu cho tôi biểu diễn chỉ có duy nhất một nơi: Cuộc đời. Tự Ngọc thường cảm thấy tiếc nuối bởi vũ đài biểu diễn của tôi thật quá nhỏ hẹp. Nó cứ nghĩ tôi nên có một cơ hội tốt hơn để thể hiện sự “đa tài đa nghệ” của mình. Nhưng chẳng có cách nào, lời nói ra thì dễ, nhưng Trời có mấy khi chiều theo lòng người.
Ồ, cũng phải giải thích một câu, Tự Ngọc là em trai sinh đôi của tôi, tôi là chị nó.
Không nhầm đâu, nó chính xác đến từng ly là đàn ông chính hiệu, chỉ tiếc là lại mang một cái tên chính xác đến từng ly là của phụ nữ. Điều ấy chưa bao giờ khiến nó thôi day dứt, lại càng thấm thía câu: Trời chẳng bao giờ chiều theo lòng người.
Còn nếu nói về kế sinh nhai làm diễn viên của tôi, hoặc có thể nói là cuộc đời của tôi thì lại rất đơn giản.
Đầu tiên, năm nay tôi vừa thi đỗ khoa Kiến trúc trường Đại học S. “Thành công vĩ đại” này khiến tôi kinh ngạc hơn bao giờ hết. Bởi vì những sinh viên tốt nghiệp khoa Kiến trúc Đại học S trước giờ đều “cung không đủ cầu”, con đường ra ngoài tìm việc thật sự là mở ra thênh thang, khiến người người ghen tị.
Thứ hai, mỗi kỳ nghỉ đông hè hoặc nghỉ cuối tuần, tôi thường hòa mình vào dòng người lũ lượt trong những danh lam thắng cảnh của các khuôn viên lớn trường S, mặc lên mấy bộ quần áo dân tộc hay nhân vật hoạt hình hoặc cổ trang, phô diễn những tạo hình táo bạo hoặc nhí nhảnh dễ thương hay quyến rũ. Lời thoại của tôi chỉ có đúng một câu: Quý ông (quý bà), chụp với tôi một tấm ảnh nhé, rất có ý nghĩa kỷ niệm đấy ạ, rất hiếm có đấy ạ, ông/bà nhìn phục trang của tôi đi, mang đậm phong cách dân tộc đặc sắc điển hình thành phố S. Năm tệ một tấm! Rẻ rề như cho!
Đến tối, tôi sẽ lại hòa mình vào đám người dưới chân các cầu vượt, trên phố bar Sanlitun, trong các hầm đi bộ trường S, khoác lên mình chiếc jacket lụng thụng, lời thoại linh hoạt hơn ban ngày, ví dụ như gặp đàn ông, tôi sẽ hỏi: Anh ơi, mua đĩa phim đen nhé? Chỉ mười tệ thôi, rẻ cực. [Anlitun Bar Street là một con phố thuộc Triều Dương, Bắc Kinh, Trung Quốc, nổi tiếng với nhiều quán bar, được thành lập vào năm 1983. Bởi vì nằm trong khu đại sứ quán nên con phố này thu hút rất nhiều người nước ngoài đến đây để thư giãn.]
Nói xong lời thoại này, tôi liền làm động tác mở áo jacket ra, bên trong gài tầng tầng lớp lớp những chiếc VCD không vỏ.
Thực ra, tôi vốn không phải bán phim đen, tôi bán đĩa phim hoạt hình, thế nhưng bất kể tôi bán cái gì đi nữa thì bảo vệ cũng vẫn cứ tóm như thường, đã thế, tôi đi bán cái này cho được giá. Thế nhưng, bán đĩa phim đen cũng có nguyên tắc nhé, tôi tuyệt đối không bao giờ bán cho đám trẻ vị thành niên.
Cái này gọi là đạo đức nghề nghiệp, tôi cảm thấy mình rất có đạo đức nghề nghiệp ấy chứ.
Ngoài ra, tôi ngẫu nhiên có thể đảm nhiệm một vài vai trò khác.
Ví dụ như vào mùa hè, khi trời mưa rào bất chợt, tôi sẽ bán ô; lúc không mưa, tôi bán quạt; khi khách du lịch nhiều, tôi kiêm cả vai trò hướng dẫn viên du lịch không chuyên; khách du lịch nữ nhiều tôi còn bán cả túi LV hàng fake một nữa; khi ở phố bar bán phim đen, tôi còn nhân tiện bán luôn cả thuốc giải rượu, túi nôn, đồ mỹ phẩm, thẻ IP, IC, đồ đánh giày... Lúc gặp thời, tôi còn lan sang cả lĩnh vực bảo hiểm toàn phần. [Thẻ IP, IC: Thẻ điện thoại và thẻ xe bus (nạp tiền như thẻ điện thoại).]
Khẩu hiệu của tôi là: vốn ít, lời cao, cả năm không nghỉ, dùng chính tấm lòng đổi lấy sự hài lòng của khách hàng.
Chính ra tôi cũng muốn được đường chính chính mà làm một sinh viên gương mẫu lắm chứ, mỗi ngày đeo theo mông thầy giáo mà loay hoay những báo cáo với đề tài, thế nhưng tiền cha mẹ để lại càng ngày càng cạn, chẳng có người thân nào giúp đỡ, lại thêm đứa em Tự Ngọc phải nuôi, nên chẳng có cách nào khác, đành buông tay cho nước chảy bèo trôi.
Hơn nữa, lao động kiếm tiền nuôi thân thì có gì đáng xấu hổ cơ chứ? Bán đĩa phim đen thì đã làm sao? Chẳng qua là giáo dục trước hôn nhân một tí thôi mà. Tôi cảm thấy chính ra ủy ban Kế hoạch hóa gia đình phải tặng tôi huân chương. Ngoài ra, Tự Ngọc năm nay cũng thi đỗ khoa Mỹ thuật trường Đại học S, học vẽ là món xa xỉ nhất, chỉ một tuýp màu thôi cũng ngang tiền với mấy cái đĩa phim đen. Nhưng Tự Ngọc nói rồi, những bức tranh của nó tương lai sẽ rất sáng giá, giá tiền đo theo từng li. Tôi tự nghĩ nếu thế thì mỗi ngày chỉ cần hắn vẽ vài li thôi là quá ổn, chúng tôi cũng chẳng phải dạng tham tiền của lắm đâu, he he.
Thật tốt biết bao, tôi và Tự Ngọc đều thi đỗ vào trường Đại học S. Bốn năm nữa, chúng tôi đều sẽ có một công việc oai phong đáng mơ ước, nếu cha mẹ mà còn sống, họ chắc hẳn cũng phải cảm thấy tự hào.
Thật ra, nếu có thể cứ sống mãi như thế này cũng chẳng đến nỗi tệ lắm. Duy chỉ có một chuyện vẫn khiến tôi và Tự Ngọc vô cùng day dứt.
Câu chuyện này chắc hẳn sẽ còn ám ảnh tôi cả đời, vĩnh viễn không có cách nào giải thoát được, cũng không thể tự giải thoát. Bởi vì đây là thứ quý giá nhất mà cha mẹ để lại cho tôi: Cái tên.
Tôi tên Như Hoa.
Như Hoa và Tự Ngọc.
Ặc, cha mẹ ơi, hai người thật sự tài hoa quá đấy!!!
Thật ra, tôi là một diễn viên. Tất nhiên, sân khấu cho tôi biểu diễn chỉ có duy nhất một nơi: Cuộc đời. Tự Ngọc thường cảm thấy tiếc nuối bởi vũ đài biểu diễn của tôi thật quá nhỏ hẹp. Nó cứ nghĩ tôi nên có một cơ hội tốt hơn để thể hiện sự “đa tài đa nghệ” của mình. Nhưng chẳng có cách nào, lời nói ra thì dễ, nhưng Trời có mấy khi chiều theo lòng người.
Ồ, cũng phải giải thích một câu, Tự Ngọc là em trai sinh đôi của tôi, tôi là chị nó.
Không nhầm đâu, nó chính xác đến từng ly là đàn ông chính hiệu, chỉ tiếc là lại mang một cái tên chính xác đến từng ly là của phụ nữ. Điều ấy chưa bao giờ khiến nó thôi day dứt, lại càng thấm thía câu: Trời chẳng bao giờ chiều theo lòng người.
Còn nếu nói về kế sinh nhai làm diễn viên của tôi, hoặc có thể nói là cuộc đời của tôi thì lại rất đơn giản.
Đầu tiên, năm nay tôi vừa thi đỗ khoa Kiến trúc trường Đại học S. “Thành công vĩ đại” này khiến tôi kinh ngạc hơn bao giờ hết. Bởi vì những sinh viên tốt nghiệp khoa Kiến trúc Đại học S trước giờ đều “cung không đủ cầu”, con đường ra ngoài tìm việc thật sự là mở ra thênh thang, khiến người người ghen tị.
Thứ hai, mỗi kỳ nghỉ đông hè hoặc nghỉ cuối tuần, tôi thường hòa mình vào dòng người lũ lượt trong những danh lam thắng cảnh của các khuôn viên lớn trường S, mặc lên mấy bộ quần áo dân tộc hay nhân vật hoạt hình hoặc cổ trang, phô diễn những tạo hình táo bạo hoặc nhí nhảnh dễ thương hay quyến rũ. Lời thoại của tôi chỉ có đúng một câu: Quý ông (quý bà), chụp với tôi một tấm ảnh nhé, rất có ý nghĩa kỷ niệm đấy ạ, rất hiếm có đấy ạ, ông/bà nhìn phục trang của tôi đi, mang đậm phong cách dân tộc đặc sắc điển hình thành phố S. Năm tệ một tấm! Rẻ rề như cho!
Đến tối, tôi sẽ lại hòa mình vào đám người dưới chân các cầu vượt, trên phố bar Sanlitun, trong các hầm đi bộ trường S, khoác lên mình chiếc jacket lụng thụng, lời thoại linh hoạt hơn ban ngày, ví dụ như gặp đàn ông, tôi sẽ hỏi: Anh ơi, mua đĩa phim đen nhé? Chỉ mười tệ thôi, rẻ cực. [Anlitun Bar Street là một con phố thuộc Triều Dương, Bắc Kinh, Trung Quốc, nổi tiếng với nhiều quán bar, được thành lập vào năm . Bởi vì nằm trong khu đại sứ quán nên con phố này thu hút rất nhiều người nước ngoài đến đây để thư giãn.]
Nói xong lời thoại này, tôi liền làm động tác mở áo jacket ra, bên trong gài tầng tầng lớp lớp những chiếc VCD không vỏ.
Thực ra, tôi vốn không phải bán phim đen, tôi bán đĩa phim hoạt hình, thế nhưng bất kể tôi bán cái gì đi nữa thì bảo vệ cũng vẫn cứ tóm như thường, đã thế, tôi đi bán cái này cho được giá. Thế nhưng, bán đĩa phim đen cũng có nguyên tắc nhé, tôi tuyệt đối không bao giờ bán cho đám trẻ vị thành niên.
Cái này gọi là đạo đức nghề nghiệp, tôi cảm thấy mình rất có đạo đức nghề nghiệp ấy chứ.
Ngoài ra, tôi ngẫu nhiên có thể đảm nhiệm một vài vai trò khác.
Ví dụ như vào mùa hè, khi trời mưa rào bất chợt, tôi sẽ bán ô; lúc không mưa, tôi bán quạt; khi khách du lịch nhiều, tôi kiêm cả vai trò hướng dẫn viên du lịch không chuyên; khách du lịch nữ nhiều tôi còn bán cả túi LV hàng fake một nữa; khi ở phố bar bán phim đen, tôi còn nhân tiện bán luôn cả thuốc giải rượu, túi nôn, đồ mỹ phẩm, thẻ IP, IC, đồ đánh giày... Lúc gặp thời, tôi còn lan sang cả lĩnh vực bảo hiểm toàn phần. [Thẻ IP, IC: Thẻ điện thoại và thẻ xe bus (nạp tiền như thẻ điện thoại).]
Khẩu hiệu của tôi là: vốn ít, lời cao, cả năm không nghỉ, dùng chính tấm lòng đổi lấy sự hài lòng của khách hàng.
Chính ra tôi cũng muốn được đường chính chính mà làm một sinh viên gương mẫu lắm chứ, mỗi ngày đeo theo mông thầy giáo mà loay hoay những báo cáo với đề tài, thế nhưng tiền cha mẹ để lại càng ngày càng cạn, chẳng có người thân nào giúp đỡ, lại thêm đứa em Tự Ngọc phải nuôi, nên chẳng có cách nào khác, đành buông tay cho nước chảy bèo trôi.
Hơn nữa, lao động kiếm tiền nuôi thân thì có gì đáng xấu hổ cơ chứ? Bán đĩa phim đen thì đã làm sao? Chẳng qua là giáo dục trước hôn nhân một tí thôi mà. Tôi cảm thấy chính ra ủy ban Kế hoạch hóa gia đình phải tặng tôi huân chương. Ngoài ra, Tự Ngọc năm nay cũng thi đỗ khoa Mỹ thuật trường Đại học S, học vẽ là món xa xỉ nhất, chỉ một tuýp màu thôi cũng ngang tiền với mấy cái đĩa phim đen. Nhưng Tự Ngọc nói rồi, những bức tranh của nó tương lai sẽ rất sáng giá, giá tiền đo theo từng li. Tôi tự nghĩ nếu thế thì mỗi ngày chỉ cần hắn vẽ vài li thôi là quá ổn, chúng tôi cũng chẳng phải dạng tham tiền của lắm đâu, he he.
Thật tốt biết bao, tôi và Tự Ngọc đều thi đỗ vào trường Đại học S. Bốn năm nữa, chúng tôi đều sẽ có một công việc oai phong đáng mơ ước, nếu cha mẹ mà còn sống, họ chắc hẳn cũng phải cảm thấy tự hào.
Thật ra, nếu có thể cứ sống mãi như thế này cũng chẳng đến nỗi tệ lắm. Duy chỉ có một chuyện vẫn khiến tôi và Tự Ngọc vô cùng day dứt.
Câu chuyện này chắc hẳn sẽ còn ám ảnh tôi cả đời, vĩnh viễn không có cách nào giải thoát được, cũng không thể tự giải thoát. Bởi vì đây là thứ quý giá nhất mà cha mẹ để lại cho tôi: Cái tên.
Tôi tên Như Hoa.
Như Hoa và Tự Ngọc.
Ặc, cha mẹ ơi, hai người thật sự tài hoa quá đấy!!!
Sử dụng mũi tên trái (←) hoặc phải (→) để chuyển chapter
Thật ra, tôi là một diễn viên. Tất nhiên, sân khấu cho tôi biểu diễn chỉ có duy nhất một nơi: Cuộc đời. Tự Ngọc thường cảm thấy tiếc nuối bởi vũ đài biểu diễn của tôi thật quá nhỏ hẹp. Nó cứ nghĩ tôi nên có một cơ hội tốt hơn để thể hiện sự “đa tài đa nghệ” của mình. Nhưng chẳng có cách nào, lời nói ra thì dễ, nhưng Trời có mấy khi chiều theo lòng người.
Ồ, cũng phải giải thích một câu, Tự Ngọc là em trai sinh đôi của tôi, tôi là chị nó.
Không nhầm đâu, nó chính xác đến từng ly là đàn ông chính hiệu, chỉ tiếc là lại mang một cái tên chính xác đến từng ly là của phụ nữ. Điều ấy chưa bao giờ khiến nó thôi day dứt, lại càng thấm thía câu: Trời chẳng bao giờ chiều theo lòng người.
Còn nếu nói về kế sinh nhai làm diễn viên của tôi, hoặc có thể nói là cuộc đời của tôi thì lại rất đơn giản.
Đầu tiên, năm nay tôi vừa thi đỗ khoa Kiến trúc trường Đại học S. “Thành công vĩ đại” này khiến tôi kinh ngạc hơn bao giờ hết. Bởi vì những sinh viên tốt nghiệp khoa Kiến trúc Đại học S trước giờ đều “cung không đủ cầu”, con đường ra ngoài tìm việc thật sự là mở ra thênh thang, khiến người người ghen tị.
Thứ hai, mỗi kỳ nghỉ đông hè hoặc nghỉ cuối tuần, tôi thường hòa mình vào dòng người lũ lượt trong những danh lam thắng cảnh của các khuôn viên lớn trường S, mặc lên mấy bộ quần áo dân tộc hay nhân vật hoạt hình hoặc cổ trang, phô diễn những tạo hình táo bạo hoặc nhí nhảnh dễ thương hay quyến rũ. Lời thoại của tôi chỉ có đúng một câu: Quý ông (quý bà), chụp với tôi một tấm ảnh nhé, rất có ý nghĩa kỷ niệm đấy ạ, rất hiếm có đấy ạ, ông/bà nhìn phục trang của tôi đi, mang đậm phong cách dân tộc đặc sắc điển hình thành phố S. Năm tệ một tấm! Rẻ rề như cho!
Đến tối, tôi sẽ lại hòa mình vào đám người dưới chân các cầu vượt, trên phố bar Sanlitun, trong các hầm đi bộ trường S, khoác lên mình chiếc jacket lụng thụng, lời thoại linh hoạt hơn ban ngày, ví dụ như gặp đàn ông, tôi sẽ hỏi: Anh ơi, mua đĩa phim đen nhé? Chỉ mười tệ thôi, rẻ cực. [Anlitun Bar Street là một con phố thuộc Triều Dương, Bắc Kinh, Trung Quốc, nổi tiếng với nhiều quán bar, được thành lập vào năm 1983. Bởi vì nằm trong khu đại sứ quán nên con phố này thu hút rất nhiều người nước ngoài đến đây để thư giãn.]
Nói xong lời thoại này, tôi liền làm động tác mở áo jacket ra, bên trong gài tầng tầng lớp lớp những chiếc VCD không vỏ.
Thực ra, tôi vốn không phải bán phim đen, tôi bán đĩa phim hoạt hình, thế nhưng bất kể tôi bán cái gì đi nữa thì bảo vệ cũng vẫn cứ tóm như thường, đã thế, tôi đi bán cái này cho được giá. Thế nhưng, bán đĩa phim đen cũng có nguyên tắc nhé, tôi tuyệt đối không bao giờ bán cho đám trẻ vị thành niên.
Cái này gọi là đạo đức nghề nghiệp, tôi cảm thấy mình rất có đạo đức nghề nghiệp ấy chứ.
Ngoài ra, tôi ngẫu nhiên có thể đảm nhiệm một vài vai trò khác.
Ví dụ như vào mùa hè, khi trời mưa rào bất chợt, tôi sẽ bán ô; lúc không mưa, tôi bán quạt; khi khách du lịch nhiều, tôi kiêm cả vai trò hướng dẫn viên du lịch không chuyên; khách du lịch nữ nhiều tôi còn bán cả túi LV hàng fake một nữa; khi ở phố bar bán phim đen, tôi còn nhân tiện bán luôn cả thuốc giải rượu, túi nôn, đồ mỹ phẩm, thẻ IP, IC, đồ đánh giày... Lúc gặp thời, tôi còn lan sang cả lĩnh vực bảo hiểm toàn phần. [Thẻ IP, IC: Thẻ điện thoại và thẻ xe bus (nạp tiền như thẻ điện thoại).]
Khẩu hiệu của tôi là: vốn ít, lời cao, cả năm không nghỉ, dùng chính tấm lòng đổi lấy sự hài lòng của khách hàng.
Chính ra tôi cũng muốn được đường chính chính mà làm một sinh viên gương mẫu lắm chứ, mỗi ngày đeo theo mông thầy giáo mà loay hoay những báo cáo với đề tài, thế nhưng tiền cha mẹ để lại càng ngày càng cạn, chẳng có người thân nào giúp đỡ, lại thêm đứa em Tự Ngọc phải nuôi, nên chẳng có cách nào khác, đành buông tay cho nước chảy bèo trôi.
Hơn nữa, lao động kiếm tiền nuôi thân thì có gì đáng xấu hổ cơ chứ? Bán đĩa phim đen thì đã làm sao? Chẳng qua là giáo dục trước hôn nhân một tí thôi mà. Tôi cảm thấy chính ra ủy ban Kế hoạch hóa gia đình phải tặng tôi huân chương. Ngoài ra, Tự Ngọc năm nay cũng thi đỗ khoa Mỹ thuật trường Đại học S, học vẽ là món xa xỉ nhất, chỉ một tuýp màu thôi cũng ngang tiền với mấy cái đĩa phim đen. Nhưng Tự Ngọc nói rồi, những bức tranh của nó tương lai sẽ rất sáng giá, giá tiền đo theo từng li. Tôi tự nghĩ nếu thế thì mỗi ngày chỉ cần hắn vẽ vài li thôi là quá ổn, chúng tôi cũng chẳng phải dạng tham tiền của lắm đâu, he he.
Thật tốt biết bao, tôi và Tự Ngọc đều thi đỗ vào trường Đại học S. Bốn năm nữa, chúng tôi đều sẽ có một công việc oai phong đáng mơ ước, nếu cha mẹ mà còn sống, họ chắc hẳn cũng phải cảm thấy tự hào.
Thật ra, nếu có thể cứ sống mãi như thế này cũng chẳng đến nỗi tệ lắm. Duy chỉ có một chuyện vẫn khiến tôi và Tự Ngọc vô cùng day dứt.
Câu chuyện này chắc hẳn sẽ còn ám ảnh tôi cả đời, vĩnh viễn không có cách nào giải thoát được, cũng không thể tự giải thoát. Bởi vì đây là thứ quý giá nhất mà cha mẹ để lại cho tôi: Cái tên.
Tôi tên Như Hoa.
Như Hoa và Tự Ngọc.
Ặc, cha mẹ ơi, hai người thật sự tài hoa quá đấy!!!