Tôi và bà Cửu tạm thời đặt ông Tứ xuống bên cạnh một hàng rào được tạo bởi những lùm cây khởi hôi cạnh đường để cho ánh nắng rực rỡ chiếu rọi trái tim lạnh giá của ông, để cho gai nhọn của loài cây khởi hôi châm thẳng vào cái đầu tối tăm không chịu thay đổi của ông, để cho hai luồng ánh sáng trên mắt ông lần nữa chiếu thẳng vào miếu Ba Lạp, chiếu sáng cái hình hài tàn tật của tượng thần châu chấu và những bức tường hoen ố trong nội điện, soi rọi những tấm mạng nhện đầy bụi và những con dơi có đôi cánh giống như hai chiếc quạt đang bay. Không gian trong miếu rất hẹp, nhưng cánh dơi lại nhẹ như vải sa mềm, dáng bay rất đẹp, rất thanh thoát nên không hề gặp bất kỳ một chướng ngại nào... Tôi không biết chiếc kính râm của mình đã rơi xuống con đường đầy bụi bặm từ lúc nào mà phân của châu chấu đã bám đầy lên mặt và gọng kính. Ông là ơi, ông sắp chết rồi phải không? Lúc này trông ông thẳng khác gì một con chó già nằm co ro trong bóng râm của hàng cây khởi hôi, vẻ uy nghiêm trang trọng trong buổi lễ tế thần châu chấu năm nào của ông đâu rồi? Hoa đẹp không nở thường xuyên, cảnh đẹp không tồn tại lâu dài, không có buổi tiệc vui nào không tàn, chỉ nghĩ qua đã làm con người thương tâm! Ông Tứ ơi, ngày ấy ông mặc áo quần tế lễ là lượt, chân mang hìa đỏ, tay cầm một chiếc cốc rượu bằng đồng ba chân giơ lên thật cao...
Châu chấu đã tràn vào thôn làng để tham dự đại lễ của dân làng dành cho chúng. ánh nắng mặt trời rất trắng chiếu trên cơ thể chúng làm ánh lên màu da cam lấp lóa, những chiếc xúc tu ngọ nguậy tràn ngập trên những con đường làng, những người kính sợ châu chấu không dám đường hoàng bước trên đường nữa, ngay cả đối với những con châu chấu bám trên quần áo, mặt mũi chân tay, họ cũng không dám có những động tác mạnh vì sợ làm thương tổn đến những thân thể non nớt của những thành viên trong cái gia tộc thần thánh này. Ông Cửu đi theo con lừa đến trước miếu Ba Lạp, những người đang tham gia buổi tế quỳ trên đường chắn mất cả lối đi buộc con lừa phải dừng bước đứng một bên đàn tế, đảo đôi mắt quan sát quang cảnh chung quanh. Mấy trăm con người đang quỳ, mồ hôi chảy dầm dề trên những chiếc đầu để trần, chảy xuống cổ, châu chấu bám trên đầu họ nhâm nhi những giọt mồ hôi, cảm giác ngứa ngáy khó chịu bắt đầu từ sống lưng của mỗi người rồi lan tỏa ra toàn thân nhưng không ai dám động đậy. Nếu mục kích tận mắt nghi thức tế lễ vô cùng nghiêm trang thần thánh ấy thì tôi cũng có thể tưởng tượng ra được cảm giác ngứa ngáy khó chịu của những người tham gia buổi tế đến mức độ nào.
...Những chiếc chân có sức hút rất mạnh mẽ của châu chấu đang bám riết lấy da thịt của tôi, những chiếc bụng châu chấu như những thỏi vàng nhỏ đang chà xát trên mặt của anh. Tôi - cũng đã từng yêu một cách đau khổ một người đàn bà có tính lẳng lơ - đang đứng ở nơi ngày xưa đã diễn ra cuộc tế lễ, khi nạn châu chấu lại xuất hiện sau năm mươi năm, khi châu chấu đang bao vây và bám riết vào da thịt, tôi sẽ dùng ngôn ngữ và trí tưởng tượng của mình để phục hồi tất cả những quang cảnh của buổi đại lễ. Tôi đang ngửi thấy một cách rõ ràng mùi mồ hôi thoang thoảng như mùi da dê toát ra dưới nách anh, một con châu chấu nhảy lên bám vào chóp mũi đỏ lựng của anh, đôi mắt nó long lanh như đeo thêm đôi mắt kính bằng thủy tinh. Anh động đậy đôi chân mang đôi giày cao cổ rất to nên đã biến thành một hình thù khác như muốn đạp chết những con châu chấu muốn bò lên thân thể anh. Tôi nhìn khuôn mặt thiếu hẳn sinh khí của anh, con châu chấu lúc này đang bò trên mặt anh, đôi mắt anh đang lóe lên một tia sáng màu lam tăm tối. Thật khó để cho những cảnh tượng của năm mươi năm trước hiển hiện trở lại, đây chính là một cơ hội vô cùng quý báu. Anh hãy nhìn theo hướng chỉ tay của tôi nhé...
... Trong tiếng nhạc lễ rộn ràng, ông Tứ đang đưa một cốc rượu qua khỏi đầu rồi hắt lên không trung như muốn mời thần linh đang ngự trị trên trời. Châu chấu đang bám đầy trên những chiếc kèn đồng, châu chấu cũng bám đầy trên cổ, trên má của những người thổi kèn. Ông Tứ đặt cốc rượu xuống đất một cách hoàn toàn vô ý thức, dùng bàn tay đập mạnh lên vành môi. Một con châu chấu đang đậu trên ấy bị đánh đến bẹp dí, một chất dịch màu xanh dính nhầy nhụa trên môi ông khiến cho nó đã xanh lại càng thêm xanh. Chỉ cần ông Tứ hành động là mọi người đã đồng loạt làm theo, làm một cách điên cuồng. ông có trông thấy không? Đám đông đang quỳ trước tượng châu chấu thần đồng loạt đứng cả dậy, những cánh tay vung lên loạn xạ, lốp bốp lạch bạch chan chát đen đét thôi thì đủ thứ âm thanh đánh vào đầu, đập vào lưng,vỗ vào ngực, tát vào mặt..., chỗ nào cũng có. Và tất nhiên chỗ nào cũng có những thi thể nát bấy của châu chấu...
Có phải anh đang chuẩn bị tát vào mặt mình để đập chết con châu chấu đang đậu trên miệng anh lúc này phải không? Tôi khuyên anh là hãy đập chết nó đi, như thế anh mới có thể thưởng thức mùi vị chân chính của một con châu chấu. Chúng ta đã ăn châu chấu đóng hộp, nhưng châu chấu đóng hộp thì lại có quá nhiều gia vị và hương liệu, cho nên không còn mùi vị chân chính nữa...
Buổi tế lễ tiếp tục tiến hành theo những nghi thức đã định. Trước mặt ông Tứ là bàn hương án nghi ngút khói, giấy vàng mã sau khi bị đốt đã biến thành những cánh bướm chấp chới khắp nơi. Anh hãy chú ý nhé, ở trong miếu, bởi vì cửa miếu đang mở nên chúng ta có thể trông thấy hai cây nến màu đỏ giống nhau về độ lớn đang cháy, chiếu sáng nội điện âm u, tượng châu chấu thần như thoắt ẩn thoắt hiện dưới ánh nến, sinh động như thật, hình như hai chiếc xúc tu như lông đuôi chim trĩ cũng đang dao động rất nhẹ. Ông Tứ đã hoàn tất nghi thức dâng rượu, hai tay cầm chặt một bó cỏ xanh rờn, gương mặt thành khẩn, đôi mắt dài dại (có lẽ là do thần châu chấu sai khiến) bước vào nội điện, đưa bó cỏ xanh đến bên tận miệng của châu chấu thần. Mọi người tỏ vẻ hoảng sợ, hình như ai cũng cảm thấy thần châu chấu vươn mấy chiếc chân ra một cách khoan khoái, đôi môi mỏng và mềm cử động để lộ những chiếc răng nhọn xanh rờn và bắt dầu nhai cỏ trông chẳng khác gì lừa ngựa. Nghi thức dâng cỏ cũng đã xong, ông Tứ bước ra khỏi chính điện, đối mặt với đám đông đang quỳ bên ngoài tuyên bố đọc bài "Tế Ba Lạp văn" do người nổi tiếng thâm nho trên huyện là Dương Sinh viết. Viết rằng:
Duy, ngày mười lăm tháng sáu năm Trung Hoa Dân quốc thứ hai mươi tư, tộc trưởng gia tộc ăn cỏ ở vùng Đông Bắc Cao Mật đã suất toàn tộc kính lễ thần Ba Lạp, tận cung tận kính, khóc ra máu để viết những lời này: Phía dương của núi Bạch Mã, phía âm của dòng Mặc Thủy là nơi cư trú nhiều đời của gia tộc ăn cỏ tranh; kính trời kính đất, sợ quỷ sợ thần, duy trì những lời giáo huấn của tổ tiên để lại. Người trong gia tộc ăn cỏ tranh chúng tôi lòng thô dạ thẳng, gan phế trung thành, lòng hiền như đất, mệnh như giấy mỏng, không dám lây vạn vật cao quý làm tông, tâm nguyện cùng thảo mộc côn trùng làm tổ. Gia tộc chúng tôi cùng gia tộc Ba Lạp năm mươi năm một lần tương ngộ, từng chuẩn bị lúa vàng nghìn hộc để quý ngài lót dạ quanh năm. Tấm lòng thành kính, trời cao làm chứng. Năm mươi năm sau lại trùng phùng, cứ tự nhiên ăn những gì dâng cúng. Gia tộc chúng tôi suốt đời lam lũ, hạn hán ba năm, hoa màu khô héo, gia tộc ăn cỏ tranh e đã đến ngày tuyệt lộ. May mà có hoàng thần thác mộng, tu kiến miếu đường, kiến lập tượng thờ, bốn mùa tế tự, hương khói bất tuyệt.
Nay, miếu đã xây xong, thần vị đã lập, dâng cúng: cỏ xanh một bó, rượu hay quế ba mâm, diễn kịch ba lần. Cầu cho thần Ba Lạp và con cháu di dời. Bên bắc sông, đồng cỏ mênh đông, cây cối tốt tươi thức ăn vô tận, cổ không biết phát. Thêm nữa, dân bắc điêu toa, dân tình ngoan cố, thuận lý ăn hết, một chút chẳng chừa, biểu thị thần uy. Hoàng thần sáng suốt lắng nghe tế từ. Ô hô ô hô! Nước mắt ràn rụa, cung hiến cỏ xanh, cung hưởng cung uhưởng!
Ông Tứ ngước cao chiếc cổ gầy nhắng đọc xong bài văn tế, đội kèn trống xướng lên một khúc nhạc lễ kinh thiên động địa, châu chấu từ đồng cỏ tiếp tục lao vào làng như những đợt sóng biển. Trong khi bay, những đám mây châu chấu phát ra nhưng âm thanh hỗn tạp nhưng rất mạnh mẽ khiến đám đông kinh hồn tán mật. Chúng tôi chuyển hướng nhìn vào trong miếu, vẫn trông thấy tượng thần châu chấu nằm trên bệ thờ điềm nhiên nhai bó cỏ xanh mà ông Tứ đã dâng lên đến tận miệng. Chúng tôi quan sát thật kỹ cái hình hài như rồng như phượng của thần châu chấu mà bao nhiêu niềm tôn kính hình thành từ trong sâu thẳm tâm linh. Anh hãy cùng tôi phân tích một tí về bài văn tế của ông Tứ nhé! Anh có phát hiện ra không, bài văn tế này thúc giục châu chấu vượt sang bờ bắc sông mà kiếm ăn, lại phải ăn cho hết, cho tuyệt. Sao mà vô lương tâm, sao mà độc ác! Nếu những người bên bờ bắc mà biết được chuyện này, nhất định họ sẽ vượt sông quyết một trận sống mái với gia tộc chúng tôi mà thôi. Lúc ấy, mọi người đang ồn ào đứng dậy, có mấy người già đã đứng dậy nhưng lại lảo đảo ngã xuống. Ánh nắng độc địa đã thiêu đốt và làm khô máu trong cơ thể họ, họ sắp sửa biến thành vật hy sinh để cung phụng cho thần châu chấu mất rồi. Đang lúc mọi người nghểnh cổ chờ trông châu chấu rời làng bỏ đi thì bà Tứ - đang ngồi trên lưng lừa hú lên một tiếng thật dài, con lừa bắt đầu tưng vó, ông Cửu vội vàng chạy theo. Vô số châu chấu tan xác dưới móng lừa và bàn chân người. Con lừa chạyđến trước đàn tế, húc đổ nhào hương án, xông thẳng vào đội nhạc khiến họ vứt nhạc cụ tháo chạy. Ông Tứ nép người vào một bên đàn tế, run như cầy sấy. Bà Tứ cao giọng quát - rõ ràng tiếng quát xuất phát từ miệng bà Tứ nhưng nhất định đó là lời sấm truyền của thần linh:
- Bọn chúng nhất định sẽ quay lại. Bọn chúng bò đi nhưng bay đến! Lão Tứ! Lão Tứ! Ngươi đã mê muội vì tiền tài, đã làm những điều ô nhục, sớm muộn gì cũng có báo ứng!
Bỗng nhiên anh có vẻ sợ hãi, hỏi tôi:
- Đúng là có báo ứng thật không?
- Anh đã từng làm chuyện xấu xa ư? - Tôi hỏi.
Anh tránh cái nhìn của tôi, lắc đầu. Bây giờ anh sẽ trông thấy hình ảnh ông Tứ sau năm mươi năm đang nằm bên bờ rào bằng loài cây khởi hôi như một con chó chết, nheo nheo đôi mắt đục ngầu nhìn mặt trời. Mặt trời như lửa nhưng toàn thân ông Tứ lại đang run. Ông Tứ sắp chết, lúc này chắc là ông đang hồi tưởng về những gì trong quá khứ.
- Nếu là có báo ứng thì đáng sợ quá... - Anh nói.
- Sao mà anh giống với thím Tường Lâm dưới ngòi bút của Lỗ Tấn thế?
- Tôi muốn quay về thành phố đây! - Trông dáng điệu anh như đang sợ rét, rụt đầu rụt cổ nói.
Chúc anh trở về thành phố bình an, vui vẻ - Tôi đưa tay lên cáo biệt anh, nhưng khi bàn tay tôi vừa tiếp xúc với bàn tay lạnh như băng giá của anh thì chẳng khác nào một tảng băng, anh đã bốc hơi hoàn toàn.
Tôi và bà Cửu tạm thời đặt ông Tứ xuống bên cạnh một hàng rào được tạo bởi những lùm cây khởi hôi cạnh đường để cho ánh nắng rực rỡ chiếu rọi trái tim lạnh giá của ông, để cho gai nhọn của loài cây khởi hôi châm thẳng vào cái đầu tối tăm không chịu thay đổi của ông, để cho hai luồng ánh sáng trên mắt ông lần nữa chiếu thẳng vào miếu Ba Lạp, chiếu sáng cái hình hài tàn tật của tượng thần châu chấu và những bức tường hoen ố trong nội điện, soi rọi những tấm mạng nhện đầy bụi và những con dơi có đôi cánh giống như hai chiếc quạt đang bay. Không gian trong miếu rất hẹp, nhưng cánh dơi lại nhẹ như vải sa mềm, dáng bay rất đẹp, rất thanh thoát nên không hề gặp bất kỳ một chướng ngại nào... Tôi không biết chiếc kính râm của mình đã rơi xuống con đường đầy bụi bặm từ lúc nào mà phân của châu chấu đã bám đầy lên mặt và gọng kính. Ông là ơi, ông sắp chết rồi phải không? Lúc này trông ông thẳng khác gì một con chó già nằm co ro trong bóng râm của hàng cây khởi hôi, vẻ uy nghiêm trang trọng trong buổi lễ tế thần châu chấu năm nào của ông đâu rồi? Hoa đẹp không nở thường xuyên, cảnh đẹp không tồn tại lâu dài, không có buổi tiệc vui nào không tàn, chỉ nghĩ qua đã làm con người thương tâm! Ông Tứ ơi, ngày ấy ông mặc áo quần tế lễ là lượt, chân mang hìa đỏ, tay cầm một chiếc cốc rượu bằng đồng ba chân giơ lên thật cao...
Châu chấu đã tràn vào thôn làng để tham dự đại lễ của dân làng dành cho chúng. ánh nắng mặt trời rất trắng chiếu trên cơ thể chúng làm ánh lên màu da cam lấp lóa, những chiếc xúc tu ngọ nguậy tràn ngập trên những con đường làng, những người kính sợ châu chấu không dám đường hoàng bước trên đường nữa, ngay cả đối với những con châu chấu bám trên quần áo, mặt mũi chân tay, họ cũng không dám có những động tác mạnh vì sợ làm thương tổn đến những thân thể non nớt của những thành viên trong cái gia tộc thần thánh này. Ông Cửu đi theo con lừa đến trước miếu Ba Lạp, những người đang tham gia buổi tế quỳ trên đường chắn mất cả lối đi buộc con lừa phải dừng bước đứng một bên đàn tế, đảo đôi mắt quan sát quang cảnh chung quanh. Mấy trăm con người đang quỳ, mồ hôi chảy dầm dề trên những chiếc đầu để trần, chảy xuống cổ, châu chấu bám trên đầu họ nhâm nhi những giọt mồ hôi, cảm giác ngứa ngáy khó chịu bắt đầu từ sống lưng của mỗi người rồi lan tỏa ra toàn thân nhưng không ai dám động đậy. Nếu mục kích tận mắt nghi thức tế lễ vô cùng nghiêm trang thần thánh ấy thì tôi cũng có thể tưởng tượng ra được cảm giác ngứa ngáy khó chịu của những người tham gia buổi tế đến mức độ nào.
...Những chiếc chân có sức hút rất mạnh mẽ của châu chấu đang bám riết lấy da thịt của tôi, những chiếc bụng châu chấu như những thỏi vàng nhỏ đang chà xát trên mặt của anh. Tôi - cũng đã từng yêu một cách đau khổ một người đàn bà có tính lẳng lơ - đang đứng ở nơi ngày xưa đã diễn ra cuộc tế lễ, khi nạn châu chấu lại xuất hiện sau năm mươi năm, khi châu chấu đang bao vây và bám riết vào da thịt, tôi sẽ dùng ngôn ngữ và trí tưởng tượng của mình để phục hồi tất cả những quang cảnh của buổi đại lễ. Tôi đang ngửi thấy một cách rõ ràng mùi mồ hôi thoang thoảng như mùi da dê toát ra dưới nách anh, một con châu chấu nhảy lên bám vào chóp mũi đỏ lựng của anh, đôi mắt nó long lanh như đeo thêm đôi mắt kính bằng thủy tinh. Anh động đậy đôi chân mang đôi giày cao cổ rất to nên đã biến thành một hình thù khác như muốn đạp chết những con châu chấu muốn bò lên thân thể anh. Tôi nhìn khuôn mặt thiếu hẳn sinh khí của anh, con châu chấu lúc này đang bò trên mặt anh, đôi mắt anh đang lóe lên một tia sáng màu lam tăm tối. Thật khó để cho những cảnh tượng của năm mươi năm trước hiển hiện trở lại, đây chính là một cơ hội vô cùng quý báu. Anh hãy nhìn theo hướng chỉ tay của tôi nhé...
... Trong tiếng nhạc lễ rộn ràng, ông Tứ đang đưa một cốc rượu qua khỏi đầu rồi hắt lên không trung như muốn mời thần linh đang ngự trị trên trời. Châu chấu đang bám đầy trên những chiếc kèn đồng, châu chấu cũng bám đầy trên cổ, trên má của những người thổi kèn. Ông Tứ đặt cốc rượu xuống đất một cách hoàn toàn vô ý thức, dùng bàn tay đập mạnh lên vành môi. Một con châu chấu đang đậu trên ấy bị đánh đến bẹp dí, một chất dịch màu xanh dính nhầy nhụa trên môi ông khiến cho nó đã xanh lại càng thêm xanh. Chỉ cần ông Tứ hành động là mọi người đã đồng loạt làm theo, làm một cách điên cuồng. ông có trông thấy không? Đám đông đang quỳ trước tượng châu chấu thần đồng loạt đứng cả dậy, những cánh tay vung lên loạn xạ, lốp bốp lạch bạch chan chát đen đét thôi thì đủ thứ âm thanh đánh vào đầu, đập vào lưng,vỗ vào ngực, tát vào mặt..., chỗ nào cũng có. Và tất nhiên chỗ nào cũng có những thi thể nát bấy của châu chấu...
Có phải anh đang chuẩn bị tát vào mặt mình để đập chết con châu chấu đang đậu trên miệng anh lúc này phải không? Tôi khuyên anh là hãy đập chết nó đi, như thế anh mới có thể thưởng thức mùi vị chân chính của một con châu chấu. Chúng ta đã ăn châu chấu đóng hộp, nhưng châu chấu đóng hộp thì lại có quá nhiều gia vị và hương liệu, cho nên không còn mùi vị chân chính nữa...
Buổi tế lễ tiếp tục tiến hành theo những nghi thức đã định. Trước mặt ông Tứ là bàn hương án nghi ngút khói, giấy vàng mã sau khi bị đốt đã biến thành những cánh bướm chấp chới khắp nơi. Anh hãy chú ý nhé, ở trong miếu, bởi vì cửa miếu đang mở nên chúng ta có thể trông thấy hai cây nến màu đỏ giống nhau về độ lớn đang cháy, chiếu sáng nội điện âm u, tượng châu chấu thần như thoắt ẩn thoắt hiện dưới ánh nến, sinh động như thật, hình như hai chiếc xúc tu như lông đuôi chim trĩ cũng đang dao động rất nhẹ. Ông Tứ đã hoàn tất nghi thức dâng rượu, hai tay cầm chặt một bó cỏ xanh rờn, gương mặt thành khẩn, đôi mắt dài dại (có lẽ là do thần châu chấu sai khiến) bước vào nội điện, đưa bó cỏ xanh đến bên tận miệng của châu chấu thần. Mọi người tỏ vẻ hoảng sợ, hình như ai cũng cảm thấy thần châu chấu vươn mấy chiếc chân ra một cách khoan khoái, đôi môi mỏng và mềm cử động để lộ những chiếc răng nhọn xanh rờn và bắt dầu nhai cỏ trông chẳng khác gì lừa ngựa. Nghi thức dâng cỏ cũng đã xong, ông Tứ bước ra khỏi chính điện, đối mặt với đám đông đang quỳ bên ngoài tuyên bố đọc bài "Tế Ba Lạp văn" do người nổi tiếng thâm nho trên huyện là Dương Sinh viết. Viết rằng:
Duy, ngày mười lăm tháng sáu năm Trung Hoa Dân quốc thứ hai mươi tư, tộc trưởng gia tộc ăn cỏ ở vùng Đông Bắc Cao Mật đã suất toàn tộc kính lễ thần Ba Lạp, tận cung tận kính, khóc ra máu để viết những lời này: Phía dương của núi Bạch Mã, phía âm của dòng Mặc Thủy là nơi cư trú nhiều đời của gia tộc ăn cỏ tranh; kính trời kính đất, sợ quỷ sợ thần, duy trì những lời giáo huấn của tổ tiên để lại. Người trong gia tộc ăn cỏ tranh chúng tôi lòng thô dạ thẳng, gan phế trung thành, lòng hiền như đất, mệnh như giấy mỏng, không dám lây vạn vật cao quý làm tông, tâm nguyện cùng thảo mộc côn trùng làm tổ. Gia tộc chúng tôi cùng gia tộc Ba Lạp năm mươi năm một lần tương ngộ, từng chuẩn bị lúa vàng nghìn hộc để quý ngài lót dạ quanh năm. Tấm lòng thành kính, trời cao làm chứng. Năm mươi năm sau lại trùng phùng, cứ tự nhiên ăn những gì dâng cúng. Gia tộc chúng tôi suốt đời lam lũ, hạn hán ba năm, hoa màu khô héo, gia tộc ăn cỏ tranh e đã đến ngày tuyệt lộ. May mà có hoàng thần thác mộng, tu kiến miếu đường, kiến lập tượng thờ, bốn mùa tế tự, hương khói bất tuyệt.
Nay, miếu đã xây xong, thần vị đã lập, dâng cúng: cỏ xanh một bó, rượu hay quế ba mâm, diễn kịch ba lần. Cầu cho thần Ba Lạp và con cháu di dời. Bên bắc sông, đồng cỏ mênh đông, cây cối tốt tươi thức ăn vô tận, cổ không biết phát. Thêm nữa, dân bắc điêu toa, dân tình ngoan cố, thuận lý ăn hết, một chút chẳng chừa, biểu thị thần uy. Hoàng thần sáng suốt lắng nghe tế từ. Ô hô ô hô! Nước mắt ràn rụa, cung hiến cỏ xanh, cung hưởng cung uhưởng!
Ông Tứ ngước cao chiếc cổ gầy nhắng đọc xong bài văn tế, đội kèn trống xướng lên một khúc nhạc lễ kinh thiên động địa, châu chấu từ đồng cỏ tiếp tục lao vào làng như những đợt sóng biển. Trong khi bay, những đám mây châu chấu phát ra nhưng âm thanh hỗn tạp nhưng rất mạnh mẽ khiến đám đông kinh hồn tán mật. Chúng tôi chuyển hướng nhìn vào trong miếu, vẫn trông thấy tượng thần châu chấu nằm trên bệ thờ điềm nhiên nhai bó cỏ xanh mà ông Tứ đã dâng lên đến tận miệng. Chúng tôi quan sát thật kỹ cái hình hài như rồng như phượng của thần châu chấu mà bao nhiêu niềm tôn kính hình thành từ trong sâu thẳm tâm linh. Anh hãy cùng tôi phân tích một tí về bài văn tế của ông Tứ nhé! Anh có phát hiện ra không, bài văn tế này thúc giục châu chấu vượt sang bờ bắc sông mà kiếm ăn, lại phải ăn cho hết, cho tuyệt. Sao mà vô lương tâm, sao mà độc ác! Nếu những người bên bờ bắc mà biết được chuyện này, nhất định họ sẽ vượt sông quyết một trận sống mái với gia tộc chúng tôi mà thôi. Lúc ấy, mọi người đang ồn ào đứng dậy, có mấy người già đã đứng dậy nhưng lại lảo đảo ngã xuống. Ánh nắng độc địa đã thiêu đốt và làm khô máu trong cơ thể họ, họ sắp sửa biến thành vật hy sinh để cung phụng cho thần châu chấu mất rồi. Đang lúc mọi người nghểnh cổ chờ trông châu chấu rời làng bỏ đi thì bà Tứ - đang ngồi trên lưng lừa hú lên một tiếng thật dài, con lừa bắt đầu tưng vó, ông Cửu vội vàng chạy theo. Vô số châu chấu tan xác dưới móng lừa và bàn chân người. Con lừa chạyđến trước đàn tế, húc đổ nhào hương án, xông thẳng vào đội nhạc khiến họ vứt nhạc cụ tháo chạy. Ông Tứ nép người vào một bên đàn tế, run như cầy sấy. Bà Tứ cao giọng quát - rõ ràng tiếng quát xuất phát từ miệng bà Tứ nhưng nhất định đó là lời sấm truyền của thần linh:
- Bọn chúng nhất định sẽ quay lại. Bọn chúng bò đi nhưng bay đến! Lão Tứ! Lão Tứ! Ngươi đã mê muội vì tiền tài, đã làm những điều ô nhục, sớm muộn gì cũng có báo ứng!
Bỗng nhiên anh có vẻ sợ hãi, hỏi tôi:
- Đúng là có báo ứng thật không?
- Anh đã từng làm chuyện xấu xa ư? - Tôi hỏi.
Anh tránh cái nhìn của tôi, lắc đầu. Bây giờ anh sẽ trông thấy hình ảnh ông Tứ sau năm mươi năm đang nằm bên bờ rào bằng loài cây khởi hôi như một con chó chết, nheo nheo đôi mắt đục ngầu nhìn mặt trời. Mặt trời như lửa nhưng toàn thân ông Tứ lại đang run. Ông Tứ sắp chết, lúc này chắc là ông đang hồi tưởng về những gì trong quá khứ.
- Nếu là có báo ứng thì đáng sợ quá... - Anh nói.
- Sao mà anh giống với thím Tường Lâm dưới ngòi bút của Lỗ Tấn thế?
- Tôi muốn quay về thành phố đây! - Trông dáng điệu anh như đang sợ rét, rụt đầu rụt cổ nói.
Chúc anh trở về thành phố bình an, vui vẻ - Tôi đưa tay lên cáo biệt anh, nhưng khi bàn tay tôi vừa tiếp xúc với bàn tay lạnh như băng giá của anh thì chẳng khác nào một tảng băng, anh đã bốc hơi hoàn toàn.
Sử dụng mũi tên trái (←) hoặc phải (→) để chuyển chapter
Tôi và bà Cửu tạm thời đặt ông Tứ xuống bên cạnh một hàng rào được tạo bởi những lùm cây khởi hôi cạnh đường để cho ánh nắng rực rỡ chiếu rọi trái tim lạnh giá của ông, để cho gai nhọn của loài cây khởi hôi châm thẳng vào cái đầu tối tăm không chịu thay đổi của ông, để cho hai luồng ánh sáng trên mắt ông lần nữa chiếu thẳng vào miếu Ba Lạp, chiếu sáng cái hình hài tàn tật của tượng thần châu chấu và những bức tường hoen ố trong nội điện, soi rọi những tấm mạng nhện đầy bụi và những con dơi có đôi cánh giống như hai chiếc quạt đang bay. Không gian trong miếu rất hẹp, nhưng cánh dơi lại nhẹ như vải sa mềm, dáng bay rất đẹp, rất thanh thoát nên không hề gặp bất kỳ một chướng ngại nào... Tôi không biết chiếc kính râm của mình đã rơi xuống con đường đầy bụi bặm từ lúc nào mà phân của châu chấu đã bám đầy lên mặt và gọng kính. Ông là ơi, ông sắp chết rồi phải không? Lúc này trông ông thẳng khác gì một con chó già nằm co ro trong bóng râm của hàng cây khởi hôi, vẻ uy nghiêm trang trọng trong buổi lễ tế thần châu chấu năm nào của ông đâu rồi? Hoa đẹp không nở thường xuyên, cảnh đẹp không tồn tại lâu dài, không có buổi tiệc vui nào không tàn, chỉ nghĩ qua đã làm con người thương tâm! Ông Tứ ơi, ngày ấy ông mặc áo quần tế lễ là lượt, chân mang hìa đỏ, tay cầm một chiếc cốc rượu bằng đồng ba chân giơ lên thật cao...
Châu chấu đã tràn vào thôn làng để tham dự đại lễ của dân làng dành cho chúng. ánh nắng mặt trời rất trắng chiếu trên cơ thể chúng làm ánh lên màu da cam lấp lóa, những chiếc xúc tu ngọ nguậy tràn ngập trên những con đường làng, những người kính sợ châu chấu không dám đường hoàng bước trên đường nữa, ngay cả đối với những con châu chấu bám trên quần áo, mặt mũi chân tay, họ cũng không dám có những động tác mạnh vì sợ làm thương tổn đến những thân thể non nớt của những thành viên trong cái gia tộc thần thánh này. Ông Cửu đi theo con lừa đến trước miếu Ba Lạp, những người đang tham gia buổi tế quỳ trên đường chắn mất cả lối đi buộc con lừa phải dừng bước đứng một bên đàn tế, đảo đôi mắt quan sát quang cảnh chung quanh. Mấy trăm con người đang quỳ, mồ hôi chảy dầm dề trên những chiếc đầu để trần, chảy xuống cổ, châu chấu bám trên đầu họ nhâm nhi những giọt mồ hôi, cảm giác ngứa ngáy khó chịu bắt đầu từ sống lưng của mỗi người rồi lan tỏa ra toàn thân nhưng không ai dám động đậy. Nếu mục kích tận mắt nghi thức tế lễ vô cùng nghiêm trang thần thánh ấy thì tôi cũng có thể tưởng tượng ra được cảm giác ngứa ngáy khó chịu của những người tham gia buổi tế đến mức độ nào.
...Những chiếc chân có sức hút rất mạnh mẽ của châu chấu đang bám riết lấy da thịt của tôi, những chiếc bụng châu chấu như những thỏi vàng nhỏ đang chà xát trên mặt của anh. Tôi - cũng đã từng yêu một cách đau khổ một người đàn bà có tính lẳng lơ - đang đứng ở nơi ngày xưa đã diễn ra cuộc tế lễ, khi nạn châu chấu lại xuất hiện sau năm mươi năm, khi châu chấu đang bao vây và bám riết vào da thịt, tôi sẽ dùng ngôn ngữ và trí tưởng tượng của mình để phục hồi tất cả những quang cảnh của buổi đại lễ. Tôi đang ngửi thấy một cách rõ ràng mùi mồ hôi thoang thoảng như mùi da dê toát ra dưới nách anh, một con châu chấu nhảy lên bám vào chóp mũi đỏ lựng của anh, đôi mắt nó long lanh như đeo thêm đôi mắt kính bằng thủy tinh. Anh động đậy đôi chân mang đôi giày cao cổ rất to nên đã biến thành một hình thù khác như muốn đạp chết những con châu chấu muốn bò lên thân thể anh. Tôi nhìn khuôn mặt thiếu hẳn sinh khí của anh, con châu chấu lúc này đang bò trên mặt anh, đôi mắt anh đang lóe lên một tia sáng màu lam tăm tối. Thật khó để cho những cảnh tượng của năm mươi năm trước hiển hiện trở lại, đây chính là một cơ hội vô cùng quý báu. Anh hãy nhìn theo hướng chỉ tay của tôi nhé...
... Trong tiếng nhạc lễ rộn ràng, ông Tứ đang đưa một cốc rượu qua khỏi đầu rồi hắt lên không trung như muốn mời thần linh đang ngự trị trên trời. Châu chấu đang bám đầy trên những chiếc kèn đồng, châu chấu cũng bám đầy trên cổ, trên má của những người thổi kèn. Ông Tứ đặt cốc rượu xuống đất một cách hoàn toàn vô ý thức, dùng bàn tay đập mạnh lên vành môi. Một con châu chấu đang đậu trên ấy bị đánh đến bẹp dí, một chất dịch màu xanh dính nhầy nhụa trên môi ông khiến cho nó đã xanh lại càng thêm xanh. Chỉ cần ông Tứ hành động là mọi người đã đồng loạt làm theo, làm một cách điên cuồng. ông có trông thấy không? Đám đông đang quỳ trước tượng châu chấu thần đồng loạt đứng cả dậy, những cánh tay vung lên loạn xạ, lốp bốp lạch bạch chan chát đen đét thôi thì đủ thứ âm thanh đánh vào đầu, đập vào lưng,vỗ vào ngực, tát vào mặt..., chỗ nào cũng có. Và tất nhiên chỗ nào cũng có những thi thể nát bấy của châu chấu...
Có phải anh đang chuẩn bị tát vào mặt mình để đập chết con châu chấu đang đậu trên miệng anh lúc này phải không? Tôi khuyên anh là hãy đập chết nó đi, như thế anh mới có thể thưởng thức mùi vị chân chính của một con châu chấu. Chúng ta đã ăn châu chấu đóng hộp, nhưng châu chấu đóng hộp thì lại có quá nhiều gia vị và hương liệu, cho nên không còn mùi vị chân chính nữa...
Buổi tế lễ tiếp tục tiến hành theo những nghi thức đã định. Trước mặt ông Tứ là bàn hương án nghi ngút khói, giấy vàng mã sau khi bị đốt đã biến thành những cánh bướm chấp chới khắp nơi. Anh hãy chú ý nhé, ở trong miếu, bởi vì cửa miếu đang mở nên chúng ta có thể trông thấy hai cây nến màu đỏ giống nhau về độ lớn đang cháy, chiếu sáng nội điện âm u, tượng châu chấu thần như thoắt ẩn thoắt hiện dưới ánh nến, sinh động như thật, hình như hai chiếc xúc tu như lông đuôi chim trĩ cũng đang dao động rất nhẹ. Ông Tứ đã hoàn tất nghi thức dâng rượu, hai tay cầm chặt một bó cỏ xanh rờn, gương mặt thành khẩn, đôi mắt dài dại (có lẽ là do thần châu chấu sai khiến) bước vào nội điện, đưa bó cỏ xanh đến bên tận miệng của châu chấu thần. Mọi người tỏ vẻ hoảng sợ, hình như ai cũng cảm thấy thần châu chấu vươn mấy chiếc chân ra một cách khoan khoái, đôi môi mỏng và mềm cử động để lộ những chiếc răng nhọn xanh rờn và bắt dầu nhai cỏ trông chẳng khác gì lừa ngựa. Nghi thức dâng cỏ cũng đã xong, ông Tứ bước ra khỏi chính điện, đối mặt với đám đông đang quỳ bên ngoài tuyên bố đọc bài "Tế Ba Lạp văn" do người nổi tiếng thâm nho trên huyện là Dương Sinh viết. Viết rằng:
Duy, ngày mười lăm tháng sáu năm Trung Hoa Dân quốc thứ hai mươi tư, tộc trưởng gia tộc ăn cỏ ở vùng Đông Bắc Cao Mật đã suất toàn tộc kính lễ thần Ba Lạp, tận cung tận kính, khóc ra máu để viết những lời này: Phía dương của núi Bạch Mã, phía âm của dòng Mặc Thủy là nơi cư trú nhiều đời của gia tộc ăn cỏ tranh; kính trời kính đất, sợ quỷ sợ thần, duy trì những lời giáo huấn của tổ tiên để lại. Người trong gia tộc ăn cỏ tranh chúng tôi lòng thô dạ thẳng, gan phế trung thành, lòng hiền như đất, mệnh như giấy mỏng, không dám lây vạn vật cao quý làm tông, tâm nguyện cùng thảo mộc côn trùng làm tổ. Gia tộc chúng tôi cùng gia tộc Ba Lạp năm mươi năm một lần tương ngộ, từng chuẩn bị lúa vàng nghìn hộc để quý ngài lót dạ quanh năm. Tấm lòng thành kính, trời cao làm chứng. Năm mươi năm sau lại trùng phùng, cứ tự nhiên ăn những gì dâng cúng. Gia tộc chúng tôi suốt đời lam lũ, hạn hán ba năm, hoa màu khô héo, gia tộc ăn cỏ tranh e đã đến ngày tuyệt lộ. May mà có hoàng thần thác mộng, tu kiến miếu đường, kiến lập tượng thờ, bốn mùa tế tự, hương khói bất tuyệt.
Nay, miếu đã xây xong, thần vị đã lập, dâng cúng: cỏ xanh một bó, rượu hay quế ba mâm, diễn kịch ba lần. Cầu cho thần Ba Lạp và con cháu di dời. Bên bắc sông, đồng cỏ mênh đông, cây cối tốt tươi thức ăn vô tận, cổ không biết phát. Thêm nữa, dân bắc điêu toa, dân tình ngoan cố, thuận lý ăn hết, một chút chẳng chừa, biểu thị thần uy. Hoàng thần sáng suốt lắng nghe tế từ. Ô hô ô hô! Nước mắt ràn rụa, cung hiến cỏ xanh, cung hưởng cung uhưởng!
Ông Tứ ngước cao chiếc cổ gầy nhắng đọc xong bài văn tế, đội kèn trống xướng lên một khúc nhạc lễ kinh thiên động địa, châu chấu từ đồng cỏ tiếp tục lao vào làng như những đợt sóng biển. Trong khi bay, những đám mây châu chấu phát ra nhưng âm thanh hỗn tạp nhưng rất mạnh mẽ khiến đám đông kinh hồn tán mật. Chúng tôi chuyển hướng nhìn vào trong miếu, vẫn trông thấy tượng thần châu chấu nằm trên bệ thờ điềm nhiên nhai bó cỏ xanh mà ông Tứ đã dâng lên đến tận miệng. Chúng tôi quan sát thật kỹ cái hình hài như rồng như phượng của thần châu chấu mà bao nhiêu niềm tôn kính hình thành từ trong sâu thẳm tâm linh. Anh hãy cùng tôi phân tích một tí về bài văn tế của ông Tứ nhé! Anh có phát hiện ra không, bài văn tế này thúc giục châu chấu vượt sang bờ bắc sông mà kiếm ăn, lại phải ăn cho hết, cho tuyệt. Sao mà vô lương tâm, sao mà độc ác! Nếu những người bên bờ bắc mà biết được chuyện này, nhất định họ sẽ vượt sông quyết một trận sống mái với gia tộc chúng tôi mà thôi. Lúc ấy, mọi người đang ồn ào đứng dậy, có mấy người già đã đứng dậy nhưng lại lảo đảo ngã xuống. Ánh nắng độc địa đã thiêu đốt và làm khô máu trong cơ thể họ, họ sắp sửa biến thành vật hy sinh để cung phụng cho thần châu chấu mất rồi. Đang lúc mọi người nghểnh cổ chờ trông châu chấu rời làng bỏ đi thì bà Tứ - đang ngồi trên lưng lừa hú lên một tiếng thật dài, con lừa bắt đầu tưng vó, ông Cửu vội vàng chạy theo. Vô số châu chấu tan xác dưới móng lừa và bàn chân người. Con lừa chạyđến trước đàn tế, húc đổ nhào hương án, xông thẳng vào đội nhạc khiến họ vứt nhạc cụ tháo chạy. Ông Tứ nép người vào một bên đàn tế, run như cầy sấy. Bà Tứ cao giọng quát - rõ ràng tiếng quát xuất phát từ miệng bà Tứ nhưng nhất định đó là lời sấm truyền của thần linh:
- Bọn chúng nhất định sẽ quay lại. Bọn chúng bò đi nhưng bay đến! Lão Tứ! Lão Tứ! Ngươi đã mê muội vì tiền tài, đã làm những điều ô nhục, sớm muộn gì cũng có báo ứng!
Bỗng nhiên anh có vẻ sợ hãi, hỏi tôi:
- Đúng là có báo ứng thật không?
- Anh đã từng làm chuyện xấu xa ư? - Tôi hỏi.
Anh tránh cái nhìn của tôi, lắc đầu. Bây giờ anh sẽ trông thấy hình ảnh ông Tứ sau năm mươi năm đang nằm bên bờ rào bằng loài cây khởi hôi như một con chó chết, nheo nheo đôi mắt đục ngầu nhìn mặt trời. Mặt trời như lửa nhưng toàn thân ông Tứ lại đang run. Ông Tứ sắp chết, lúc này chắc là ông đang hồi tưởng về những gì trong quá khứ.
- Nếu là có báo ứng thì đáng sợ quá... - Anh nói.
- Sao mà anh giống với thím Tường Lâm dưới ngòi bút của Lỗ Tấn thế?
- Tôi muốn quay về thành phố đây! - Trông dáng điệu anh như đang sợ rét, rụt đầu rụt cổ nói.
Chúc anh trở về thành phố bình an, vui vẻ - Tôi đưa tay lên cáo biệt anh, nhưng khi bàn tay tôi vừa tiếp xúc với bàn tay lạnh như băng giá của anh thì chẳng khác nào một tảng băng, anh đã bốc hơi hoàn toàn.