Tất cả mọi người như nín thở.
Vẫn là gương mặt lạnh lùng tưởng như có thể giết người đó, tụi nó từng bước, từng bước chậm rãi đi đến chỗ ông thầy. Minh Nhật cúi xuống, hít một hơi thật sâu. Xong, quay phắt mặt lên, vuốt tóc, nhắm mắt lại, mỉm cười đầy dịu dàng, duyên dáng. Một hành động không ai ngờ tới nữa là Minh Nhật như bị điện giật, lập tức túm lấy tay áo ông thầy, lắc lắc, gương mặt tựa như mèo con, làm nũng.
- Thầy ơi thầy, cô Diệp Anh đối tốt với bọn con lắm. Cô dạy cho bọn con biết yêu thương, biết quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Dù không nói thành lời nhưng chính hành động của cô đã thể hiện một tình thương vô bờ bến rồi. Dù cho bọn con có thế nào thì cô vẫn luôn ở bên cạnh, nói tốt nói xấu giúp bọn con. Khi lớp cãi nhau, chính cô sẽ tự đứng ra giàn hòa, quát mắng để bọn con tự thấy xấu hổ. Khi bọn con bị người khác chỉ trích, chính cô sẽ bảo vệ bọn con, che chở, chấp nhận nghe những điều xấu, chấp nhận bị người khác ghét bỏ… Chỉ vì muốn hi sinh cho bọn con. Suốt 4 năm học, tất cả những trò quậy phá của bọn con, cô đều giấu, âm thầm, lặng lẽ chịu đựng, không hé răng nửa lời mà tiếp tục cố gắng, kiên trì. Cô đã hi sinh cho bọn con rất nhiều, rất nhiều thầy ạ..._Giọng Minh Nhật ấm áp lạ kì, tha thiết, trìu mến, chứa chan tình cảm như gửi hết lòng mình trong đó. Rất sến súa.
Tụi nó đứng bên cạnh cũng không phải chỉ là xem kịch hay. Tụi nó cũng phụ họa cho Minh Nhật. Minh Nhật cứ kể thì tụi nó như cảm xúc trào dâng, bắt đúng nỗi lòng mà gương mặt đứa nào đứa nấy trầm tư, ngậm ngùi, suýt xoa, nước mắt lại khẽ rơi tự lúc nào, rồi nối tiếp lời kể của Minh Nhật là những tiếng: “Thầy ơi thầy…”.
Ông thầy cứ tưởng tụi nó tiến lại để đánh mình, ai ngờ…
Lúc trước thì mặt như Bao đại nhân hùng hùng hổ hổ tiến vào, rắn rỏi, mạnh mẽ, nói mà như ra lệnh, giờ lại thay đổi 180 đội, quay sang làm nũng, tha thiết lắm, ngậm ngùi lắm.
Đứng trước những tiếng “Thầy ơi thầy…” và những gương mặt khiến người khác phải đau lòng ấy, ông thầy bối rối không biết phải làm sao.
- Tôi sẽ rời đi_Tránh làm cho ông thầy thêm khó xử, ác ma chủ động đứng dậy, xách cặp định rời đi.
Tụi nó thấy thế cuống quýt hết cả lên, tăng level ngọt như mía lùi lên bậc max, lại tiếp tục “Thầy ơi thầy…”.
- Cô Diệp Anh, cô đứng lại đi. Tôi chịu thua._Ông thầy cuối cùng cũng phải nặn ra từng ấy chữ trước sự thúc ép của tụi nó.
…
Phương Tường Vy tức giận. Đổ ra bao tâm huyết, cuối cùng thì cũn không thể làm mất đi sự nghiệp của cô ta. Tất cả chỉ tại lũ nhóc kia. trong đầu cô lóe lên những suy nghĩ độc ác. Được thôi, muốn tham gia vào trò chơi này à? Chúng ta cùng chơi nhé.
Sau khi nói chuyện với tổ chức, Hạ Băng liền nhanh chóng đặt vé máy bay, lập tức trở về nhà. Việc nhỏ sang nước ngoài được giữ kín, nhỏ chỉ lấy cớ là nhà có việc mà xin nghỉ một ngày, nên trở về nhỏ cũng về thẳng nhà chứ không đến trường.
Vốn là vậy, gia đình vẫn luôn là nơi dừng chân xua đi những mệt mỏi nhất thời hiện có. Hạ Băng yêu bố mẹ, yêu cái tình cảm được gọi là “gia đình”. Nhỏ thầm hỏi tại sao ông trời lại ưu ái ban tặng cho nhỏ một gia đình ấp áp đến vậy, rồi nhỏ nhớ đến Minh Nhật, nhớ đến Băng Di, hình như so với người khác, nhỏ đã quá đỗi hạnh phúc rồi. Nhưng không phải thế, tuy cuộc sống có lúc cũng không công bằng, xã hội có kẻ sang người hèn, nhưng quả thật vẫn là đối xử với con người bằng nhau, chỉ là khác cách thể hiện và khác cả thời gian thể hiện.
Tất nhiên, trước khi về nhà, Hạ Băng đã sớm báo cho bố mẹ một tiếng, vốn là cô nàng không định gọi nhưng suy đi tính lại, vì không muốn ăn cơm quán, lại không muốn nhịn đói nên buộc phải báo cơm trước, lấy lí do là đau bụng nên xin nghỉ học, chứ nếu nói là vì chán học nên muốn nghỉ chắc phải dọn dẹp quần áo ra ngoài đường ngủ mất.
Vừa về đến nhà, cô bạn liền bị bố mẹ kéo vào phòng làm việc nói chuyện.
- Bố mẹ có chuyện gì nữa đây? Ăn cơm cái đã._Hạ Băng vung tay vung chân nhăn nhó.
- Em nói đi.
- Thôi, anh nói đi.
Bố mẹ Hạ Băng cứ thế liếc mắt đưa tình, mãi mà cô nàng cũng chẳng thể hiểu chuyện quái gì đang xảy ra. Trong đầu nhỏ bỗng xuất hiện mấy con chữ trong những cuốn tiểu thuyết nhỏ đọc. Cái gì mà “hợp đồng hôn nhân”, cái gì mà “đính hôn”, cái gì mà “bố mẹ ép gả con gái cho một gia đình giàu có khi đang ở tuổi học sinh”. Nói đi cũng phải nói lại, nhân vật nữ chính trong tiểu thuyết toàn không muốn, mà theo như nhỏ thấy đó phải gọi là bánh bèo thì đúng hơn, cứ thử là nhỏ đi, kết hôn luôn chứ chả cần phải đính hôn, nam chính anh nào anh nấy đẹp trai, không yêu là dại. Quả thật, đầu óc tưởng tượng của Hạ Băng cũng là “không phải dạng vừa đâu”, cái đó là gen di truyền, tất nhiên là gen di truyền ấy sẽ có trong người ai đó nữa.
Hai người đứng nhìn nhau mọt lúc lâu, phải gọi lâu ơi là lâu, rồi đưa ra quyết định rất là thông minh sáng dạ:
- Không nói được thì viết. Khâu Hạ Băng, quay đi chỗ khác.
Thế là hai người vớ lấy tờ giấy trên bàn, mỗi người cầm một chiếc bút, nhìn nhau, sau đó hì hà hì hụi một lúc “lâu ơi là lâu” nữa. Họ viết đến lúc lời cạn ý kiệt, viết đến lúc không còn sức mà viết (sức ở đây là sức văn), viết đến mức văn chương lai láng tưởng như nhấn chìm cả thế giới, gương mặt túa mồ hôi thì mới kết thúc, đưa tờ giấy cho Hạ Băng đang đứng chổng mông về phía họ.
Nói tóm lại thế này, hai người quả thật là rất có năng khiếu văn chương, ca từ bay bổng tưởng như người ta bỗng chốc say đắm trong những áng văn đẹp mê ly, khó lòng cầm nổi, ý nghĩa tất nhiên cũng bổng bay không kém. Đọc hết một trang mà Hạ Băng vẫn không thể hiểu nổi họ đang viết cái gì, chỉ cảm thấy bản thân lâng lâng những cảm xúc khó tả. Rồi tiếp tục đọc, lại tiếp tục đọc, tiếp đục đọc nữa, đến cuối cô nàng mới tá hỏa khi nhìn thấy đoạn: “Tóm tắt: Bố mẹ nghĩ con đã đủ lớn để hiểu hết mọi chuyện và cũng cần phải biết một số chuyện. Cuộc sống vốn là thế, bố mẹ không muốn giấu con, cũng không muốn tưởng tượng đến cảnh sau này khi con phát hiện ra bố mẹ lừa dối con sẽ như thế nào. Trong suốt bấy nhiêu năm trời, bố mẹ vẫn không tài nào nói với con, cảm giác tội lỗi cứ thế bủa vây, ròi rốt cuộc người ta vẫn phải luẩn quẩn trong cái vòng xoay của tạo hóa, mãi mà chẳng thể nào thoát. Con mang họ Khâu, là con của chúng ta và cũng là người bố mẹ yêu thương nhất. Số phận nghiệt ngã lắm con ạ. Bố mẹ nói ra không phải tìm ở con sự trả ơn hay thực sự muốn vứt bỏ con, mà chỉ muốn con đi tìm thứ mình đã đánh mất, tìm được hạnh phúc vốn thuộc về con. Con không phải được mẹ đẻ ra mà là do bố mẹ tình cờ tìm thấy ở gần bãi rác, khi đó con đang còn rất nhỏ, gương mặt tựa thiên thần đang say ngủ trong chiếc nôi. Dù thế nào, con vẫn là con của bố mẹ, là Khâu Hạ Băng…”
Hạ Băng nhìn về một điểm vô định, ánh mắt bất thần ngơ ngác, lạ lùng như nhìn thấu mọi vật. Cái gì mới là sự thực? Rồi mắt nhỏ nhòe đi, đến khi phủ một lớp sương dày không còn nhìn rõ nữa, hình như nhỏ không biết mình đang khóc, và hình như nhỏ còn không biết tại sao mình khóc. Nhỏ là ai? Không đúng, nhỏ mang họ Khâu, chỉ là bố mẹ lừa nhỏ thôi, lừa thôi mà.
Lấy tay quệt đi dòng nước mắt, ánh mắt nhỏ gượng cười, miệng cũng bất giác mỉm cười thật tươi trong nỗi đau đớn, tự lừa dối bản thân, nhìn bố mẹ mà cầu xin sự thương hại như những kẻ ăn mày ngoài đường:
- Ha ha, trò này không vui chút nào cả, chúng ta đổi trò khác đi. Con không dễ lừa đâu. Con là Khâu Hạ Băng mà, là Khâu Hạ Băng đấy. Bố mẹ chắc lại đáng trí rồi, để con nói hai người biết nhé, còn mấy tháng nữa mới đến Cá Tháng Tư kia, ha ha, hai người thật đãng trí.
Còn gì đau đớn hơn là sự tự lừa dối bản thân. Cơ bản con người kia có lòng tự trọng quá cao, cũng có lòng tự tin quá mãnh liệt vào những tình cảm xung quanh.
- Hạ Băng._Mẹ nhỏ muốn nói gì đó nhưng lại không thể, những lời nói mắc nghẹn mà không thể nào thốt ra được.
- Không phải. Tại con chơi bời nhiều quá, tiêu nhiều tiền quá, lại hay cãi lời bố mẹ nên bố mẹ chán ghét, mới tức giận muốn con rời đi đúng không? Con xin lỗi, con xin lỗi mà, từ nay con sẽ không như thế nữa.
Hạ Băng khóc, nhỏ cứ như một kẻ điên mà chạy tới chạy lui, nước mắt nước mũi tèm lem, khuôn mặt với những nỗi hốt hoảng, lo sợ. Đúng, là nhỏ sợ, sợ tất cả mọi thứ.
Thế rồi, lại tiếp tục như một kẻ điên, nhỏ bất giác quay đầu, hờ hững đi về phía phòng mình, khóa trái cửa, nằm lên giường, mắt vô cảm nhìn lên trần nhà, đầu óc trống rỗng.
A ha, thế ra nhỏ là một kẻ bị bỏ rơi, nói đúng hơn là bị vứt bỏ và nhỏ chẳng khác nào những thứ rác dơ dáy bẩn thỉu trong bãi rác kia. Nếu họ coi nhỏ là con người thì sẽ chẳng đối xử tệ hại với nhỏ đến mức đó, nhỏ cũng chỉ là một thứ đồ bỏ đi, rồi cứ thế, nhận được sự thương hại của người khác mà sống qua năm dài. Nhỏ thấy tại sao mình thừa thãi quá. Bố mẹ không phải là bố mẹ ruột của nhỏ kia mà, vậy mà nhỏ cứ ảo tưởng rằng đó là bố mẹ ruột của mình, cứ sống trong sự bảo bọc của họ, cứ sống như một đứa con của họ, đòi hỏi họ phải đối xử với mình như một đứa con ruột, đòi hỏi ở họ những tình cảm cao thượng và đòi hỏi cả những đồng tiền do họ vất vả làm lụng. Có máu mủ gì đâu? Có liên quan đâu? Tất cả chỉ vì một đứa chẳng ra gì một chút máu mủ cũng không có như nhỏ. Sinh ra đã là một tội rồi à? Nhỏ chẳng cầu những con người kia sinh ra nhỏ, tại sao họ lại sinh ra nhỏ cơ chứ, nhỏ bảo họ phải sinh nhỏ ra hay nhỏ đang cầu xin sự thương hại từ họ để một lần nhìn thấy ánh mặt trời và sự sống trên Trái Đất à? Sinh ra để làm gì? Sinh ra để vứt bỏ? Đúng, sinh ra để vứt bỏ.
…
Nhìn thấy đứa con mà mình coi như con ruột như vậy, thử hỏi có bậc cha mẹ nào không đau lòng cơ chứ. Bố mẹ Hạ Băng từ lúc Hạ Băng về phòng, cũng chỉ ngồi xuống bàn, ánh mắt vô định nhìn về xa xôi, không ai nói với nhau câu nào, cũng không cần biết bụng mình đang “biểu tình” nhiệt liệt như thế nào. Cái cốt yếu là lòng tê dại, cũng chẳng nghĩ được gì nhiều.
Cứ như vậy cho đến lúc trời sẩm tối, bố Hạ Băng mới đứng dậy đi về phía phòng con gái, lại đứng đó thêm một lúc nữa, không nhúc nhích lấy một bước. Rồi hình như ông nghe tiếng “lách cách” va đập giữa kim loại với sàn nhà. Ông lắng tai nghe, không còn là tiếng “lách cách” như hồi nãy nữa mà là tiếng “lách tách” như nước rơi. Tất cả đánh thức ông, gương mặt hiện lên vẻ lo âu, nước mắt vô thức chảy tự lúc nào không hay, cứ đứng như một kẻ điên mà gõ cửa lớn tiếng gọi: “Hạ Băng, Hạ Băng…”. Dường như ông chẳng còn sức lực nữa, bấy giờ chỉ còn nghe thấy những tiếng khóc đau đớn của một người cha, tiếng khóc ai oán, hối hận, tiếng khóc bất lực của một người đàn ông đối với những người mình thương yêu. Đau khổ nhất vẫn là cảm giác bất lực, nhìn thấy rồi, nghe thấy rồi, cảm thấy rồi nhưng mọi cơ quan vận động như bị tê liệt, trái tim cũng thắt lại, rồi cứ thế như ngừng đập với những cơn lo âu, hoảng sợ. Và đau khổ hơn, đối với một người đàn ông, cũng chính là một người cha, vốn dĩ lòng tự trọng của họ rất cao và vốn dĩ sự mạnh mẽ của họ cũng rất lớn, họ muốn bảo bọc những người xung quanh hơn là chính bản thân mình, rồi họ đau nỗi đau của những người ấy, tê dại đi mà chẳng biết mình có đau hay không, đơn giản là mọi thứ đều không có tác dụng, trái tim tê buốt, ngũ lục giác quan đóng băng.