Khi Tề vương thấy quần thần thảy đều làm thinh, chẳng ai nói rằng chi hết thì giận lắm mắng lớn rằng:
- Trẫm lấy ơn đãi các ngươi cũng hậu, lẽ thì các ngươi phải vì trẫm mà phân ưu, lời xưa có nói rằng: “ Nuôi quân ngàn bữa dùng nội một giờ” có đâu lúc thái bình ăn bổng lộc cho nhiều, cơm thác loạn lại co đầu, rút cổ, là lý chi vậy?
Tề vương đang mắng om sòm, bỗng có Thừa tướng Yến Anh vội vã bước ra quỳ xuống tâu rằng:
- Xin Bệ hạ bớt nóng giận mà mệt mình rồng.
Yến Anh nói chưa dứt lời Tề vương liền hỏi rằng:
- Tiên sanh biết khảy đờn ấy hay sao?
Yến Anh nói:
- Tôi có biết chi mà khảy đặng, song tôi bảo cử một người liệu ắt xong.
Tề vương cả mừng bèn nói rằng:
- Tiên sanh bảo cử người nào hãy nói phức đi cho trẫm rõ.
Yến Anh cười rằng:
- Nếu muốn khảy đặng cây đờn này trừ Chung quốc mẫu ra thì có ai khảy đặng.
Tề vương cười rằng:
- Tiên sanh khéo giả ngộ thì thôi, vả chăng cây đờn ấy làm bằng cây sen mảnh lắm, nếu ai mạnh sức mà thổi thì cũng đủ đứt, chẳng những là khảy mà thôi, huống chi Quốc mẫu của khanh tay chơn kịch cợm như tay cọp, lại thêm tánh tình thô lỗ, dây đồng dây sắt kia mà nó động tới thì cũng phải đứt, huống chi là dây đờn này. Thôi thôi từ này về sau hãy nhận làm hạ quốc, hãy viết hàng thơ hàng biểu mà dâng cho Yên quốc cho rồi.
Yến Anh nói:
- Cái giang san của Chúa công đây rất trượng vuông dài, hơn muôn dặm, lẽ thì lo mừng xưng đế vương, đặng có tranh danh đoạt lợi, định quốc an bang, có đâu lại đem giang san mà nhường cho người khác, nếu viết hàng thơ hàng biểu bây giờ , thì chỉ cho khỏi bị thiên hạ chư hầu khi dể và chê Chúa công là vua vô dụng, xin Chúa công hãy nghe theo lời tôi mà thỉnh Quốc mẫu ra, nếu người khảy đặng hơn nước Yên thì chẳng tốt lắm sao, bằng mà người khảy không đặng thì chừng ấy Chúa công sẽ nạp hàng biểu cũng chẳng muộn chi.
Tề vương nói:
- Lúc trước trẫm nhân trong cơn nóng giận mà biếm Chung hậu vào chốn Lãng cung, nay còn mặt mũi nào đi cầu nàng, trẫm liệu chắc nàng cũng chẳng khứng vì trẫm mà khảy đâu.
Yến Anh tâu rằng:
- Quốc mẫu chẳng phải như người thường đâu, tôi vẫn biết người có lòng trung nghĩa, vì nước vì dân; chẳng những bà đợi Bệ hạ đi thỉnh làm chi, hễ người nghe đặng tin ngoại bang dâng đờn thì người cũng muốn ra, tôi biết chắc người làm xong việc, xin Bệ hạ chớ lo, hãy đi đến Lãnh cung thỉnh người mới đặng.
Tề vương nghe nói cả mừng, liền hạ chỉ bãi trào các quan ai về dinh nấy, duy còn có một mình Yến Anh ở lại hộ giá mà thôi. Rồi đó Tề vương truyền chỉ hai tên Thái giám xách đèn đi trước dẫn đường, chúa tôi dắt nhau vào Lãnh cung mà thỉnh Chung hậu.
Nói về Chung nương ở trong Lãnh cung đánh tay mà coi thì đã biết trước rồi, liền đọc thần chú đòi Kiệt địa thần lên, khiến giữ gìn trước cửa Lãnh cung chặt cứng, chẳng cho Tề vương vào đặng. Khi chúa tôi đến cửa cung. Tề vương bèn khiến cung nhân mở cửa. Cung nhân vâng lịnh mở khóa rồi mà xô cửa ra không nổi. Tề vương cả giận mắng rằng:
- Sắp nầy nó ăn rồi dưỡng vóc cho mập, chớ không nhờ chi đặng hết, sức có một cái cửa mà mở không ra, thì làm chi cho đặng?
Yến Anh bèn tâu rằng:
- Chúa công chưa rõ, việc nầy chẳng phải là lỗi của cung nhơn, đây chắc là tại Nương nương dùng phép chi đây, vậy xin Chúc công phải lấy lời dịu ngọt mà năn nỉ với người thì người mới cho mở.
Yến Anh tâu chưa dứt lời, bỗng thấy gió thổi một lá thiệp bay tới trước mặt. Yến Anh cả mừng, vộ vã lượm lên mà coi thấy có chữ viết như vầy:
- Chánh cung ngự thiệp, bái Tề Vương
Như muôn cho Lãnh cung mở ra, thì phải quỳ trước cửa mà làm lễ cho đủ ba ngày, bằng chẳn,g vậy thì chớ trông cửa mở.
Yến Anh xem rồi bèn dâng cho Tề vương xem lại; Tề vương thấy vậy ngã lòng, bèn, làm thinh mà ngẫm nghĩ. Yến Anh bước tới trước tâu rằng:
- Xin Chúa công hãy lấy giang san làm trọng, ráng chịu khó mà quỳ cho nên việc.
Tề vương cực chẳng đã không biết nói làm sao, phải quỳ xuống cửa Lãnh cung mà cầu khẩn.
Khi Tề vương thấy quần thần thảy đều làm thinh, chẳng ai nói rằng chi hết thì giận lắm mắng lớn rằng:
- Trẫm lấy ơn đãi các ngươi cũng hậu, lẽ thì các ngươi phải vì trẫm mà phân ưu, lời xưa có nói rằng: “ Nuôi quân ngàn bữa dùng nội một giờ” có đâu lúc thái bình ăn bổng lộc cho nhiều, cơm thác loạn lại co đầu, rút cổ, là lý chi vậy?
Tề vương đang mắng om sòm, bỗng có Thừa tướng Yến Anh vội vã bước ra quỳ xuống tâu rằng:
- Xin Bệ hạ bớt nóng giận mà mệt mình rồng.
Yến Anh nói chưa dứt lời Tề vương liền hỏi rằng:
- Tiên sanh biết khảy đờn ấy hay sao?
Yến Anh nói:
- Tôi có biết chi mà khảy đặng, song tôi bảo cử một người liệu ắt xong.
Tề vương cả mừng bèn nói rằng:
- Tiên sanh bảo cử người nào hãy nói phức đi cho trẫm rõ.
Yến Anh cười rằng:
- Nếu muốn khảy đặng cây đờn này trừ Chung quốc mẫu ra thì có ai khảy đặng.
Tề vương cười rằng:
- Tiên sanh khéo giả ngộ thì thôi, vả chăng cây đờn ấy làm bằng cây sen mảnh lắm, nếu ai mạnh sức mà thổi thì cũng đủ đứt, chẳng những là khảy mà thôi, huống chi Quốc mẫu của khanh tay chơn kịch cợm như tay cọp, lại thêm tánh tình thô lỗ, dây đồng dây sắt kia mà nó động tới thì cũng phải đứt, huống chi là dây đờn này. Thôi thôi từ này về sau hãy nhận làm hạ quốc, hãy viết hàng thơ hàng biểu mà dâng cho Yên quốc cho rồi.
Yến Anh nói:
- Cái giang san của Chúa công đây rất trượng vuông dài, hơn muôn dặm, lẽ thì lo mừng xưng đế vương, đặng có tranh danh đoạt lợi, định quốc an bang, có đâu lại đem giang san mà nhường cho người khác, nếu viết hàng thơ hàng biểu bây giờ , thì chỉ cho khỏi bị thiên hạ chư hầu khi dể và chê Chúa công là vua vô dụng, xin Chúa công hãy nghe theo lời tôi mà thỉnh Quốc mẫu ra, nếu người khảy đặng hơn nước Yên thì chẳng tốt lắm sao, bằng mà người khảy không đặng thì chừng ấy Chúa công sẽ nạp hàng biểu cũng chẳng muộn chi.
Tề vương nói:
- Lúc trước trẫm nhân trong cơn nóng giận mà biếm Chung hậu vào chốn Lãng cung, nay còn mặt mũi nào đi cầu nàng, trẫm liệu chắc nàng cũng chẳng khứng vì trẫm mà khảy đâu.
Yến Anh tâu rằng:
- Quốc mẫu chẳng phải như người thường đâu, tôi vẫn biết người có lòng trung nghĩa, vì nước vì dân; chẳng những bà đợi Bệ hạ đi thỉnh làm chi, hễ người nghe đặng tin ngoại bang dâng đờn thì người cũng muốn ra, tôi biết chắc người làm xong việc, xin Bệ hạ chớ lo, hãy đi đến Lãnh cung thỉnh người mới đặng.
Tề vương nghe nói cả mừng, liền hạ chỉ bãi trào các quan ai về dinh nấy, duy còn có một mình Yến Anh ở lại hộ giá mà thôi. Rồi đó Tề vương truyền chỉ hai tên Thái giám xách đèn đi trước dẫn đường, chúa tôi dắt nhau vào Lãnh cung mà thỉnh Chung hậu.
Nói về Chung nương ở trong Lãnh cung đánh tay mà coi thì đã biết trước rồi, liền đọc thần chú đòi Kiệt địa thần lên, khiến giữ gìn trước cửa Lãnh cung chặt cứng, chẳng cho Tề vương vào đặng. Khi chúa tôi đến cửa cung. Tề vương bèn khiến cung nhân mở cửa. Cung nhân vâng lịnh mở khóa rồi mà xô cửa ra không nổi. Tề vương cả giận mắng rằng:
- Sắp nầy nó ăn rồi dưỡng vóc cho mập, chớ không nhờ chi đặng hết, sức có một cái cửa mà mở không ra, thì làm chi cho đặng?
Yến Anh bèn tâu rằng:
- Chúa công chưa rõ, việc nầy chẳng phải là lỗi của cung nhơn, đây chắc là tại Nương nương dùng phép chi đây, vậy xin Chúc công phải lấy lời dịu ngọt mà năn nỉ với người thì người mới cho mở.
Yến Anh tâu chưa dứt lời, bỗng thấy gió thổi một lá thiệp bay tới trước mặt. Yến Anh cả mừng, vộ vã lượm lên mà coi thấy có chữ viết như vầy:
- Chánh cung ngự thiệp, bái Tề Vương
Như muôn cho Lãnh cung mở ra, thì phải quỳ trước cửa mà làm lễ cho đủ ba ngày, bằng chẳn,g vậy thì chớ trông cửa mở.
Yến Anh xem rồi bèn dâng cho Tề vương xem lại; Tề vương thấy vậy ngã lòng, bèn, làm thinh mà ngẫm nghĩ. Yến Anh bước tới trước tâu rằng:
- Xin Chúa công hãy lấy giang san làm trọng, ráng chịu khó mà quỳ cho nên việc.
Tề vương cực chẳng đã không biết nói làm sao, phải quỳ xuống cửa Lãnh cung mà cầu khẩn.