Mắt trợn tròn mồm há hốc, mọi thứ xung quanh bỗng dưng quay cuồng, em đang định đứng dậy thì bỗng dưng thấy chóng mặt như các nàng thường hay thiếu máu. Tay run run cầm bật lửa châm điếu thuốc cố chấn tĩnh và nhớ lại cái đêm hôm đó, xác định được nguyên nhân em liên tưởng đến một trung đoàn bị chết, một ổ bánh mì bị cháy… Sau một hồi liên kết lại sự việc, em thấy vẫn còn vài điểm nghi vấn, và em đã nghĩ ra cách để thử con bé này, cầm điện thoại lên:
- Alo, em ngủ chưa
- Em chưa, anh nhận được tin nhắn rồi chứ.
- Uhm, anh vừa nói chuyện với Mẹ rồi.
- Hả anh vừa nói chuyện với Mẹ anh á?
- Uhm, chuyện đến nước này trước sau gì hai gia đình cũng cần phải biết, nên ngày mai anh sẽ cùng Mẹ lên nhà em, hai gia đình nói chuyện.
- Vậy ạ, vâng vâng…
- Uh thế nhé giờ anh đi chuẩn bị đồ đạc đây, em ngủ đi.
- Ơ, vậy vâng… anh ngủ ngon.
30’ sau tin nhắn đến:
- “ Em lừa anh đấy, em chỉ định trêu anh thôi, em xin lỗi nhá hì hì, à mà còn mấy bức ảnh chụp chung lúc nào online anh gửi cho em nhé”
Em biết ngay mà, người ta lấy nhau đi tuần trăng mật tức là cả tuần làm chuyện đó may ra mới có em bé, chứ làm sao một lần như vậy đã có được. Thôi thì còn mấy bức hình ngày xưa chụp cùng em nó cũng chả giữ lại làm gì nên nhắn lại:
- “ Uh anh cũng đùa em thôi, em nghĩ anh ngu thế à, mấy cái ảnh thì em vào photobucket của anh ý, id là namsieunhan502 pass là tiesudunavath, thế nhé chúc em hạnh phúc”
Hôm sau em lên nhà thằng Tuấn nịnh mãi nó mới đồng ý cùng em ra quán trà đá cổng trường chờ cô bé kia đi học về để xem mặt. Ngồi mất ba cốc trà đá mới thấy nàng xuất hiện. Nhìn từ phía xa thấy quen quen, đi lại gần nhìn mặt hóa ra chẳng biết. Em và Tuấn vội đi ra gặp nàng bắt chuyện, hỏi ra mới biết đó là người chị họ cùng quê với Lan.
Tò mò không biết bây giờ cuộc sống của Lan thế nào, em mới xin số con bé tối nhắn tin hỏi chuyện về Lan. Cô bé kể Lan vẫn thường hay nhắc đến em, và chuyện ngày đó Lan đã phải chịu áp lực rất nhiều khi chú Nghĩa cũng đã nói chuyện với Ba Mẹ Lan ở quê. Em cứ nghĩ rằng chia tay là hết, có đau có buồn cũng chỉ một thời gian đầu rồi sẽ qua mau, nhưng có lẽ với Lan mọi thứ không đơn giản như vậy. Người chị họ nói rằng Lan vẫn còn yêu em rất nhiều, mỗi lần nhìn thấy em ở một nơi nào đó Lan cảm thấy cô đơn và nhiều đêm nước mắt lại thấm ướt chiếc gối Lan nằm. Cuộc sống của Lan ở đây chịu quá nhiều ảnh hưởng từ em và áp lực từ phía gia đình, nên việc học tập của Lan cũng có phần sa sút, có lẽ Lan chỉ muốn thoái khỏi nơi này….
Những ngày sau đó… cứ 19h ăn cơm xong là em lại đi cùng các huynh đệ chơi thâu đêm đến 6h sáng hôm sau lại về nhà ngủ, đến trưa chiều mới dậy và ngày hôm sau lại thế. Sống một cuộc sống như vậy nên việc xảy ra va chạm rồi đánh nhau cũng diễn ra như cơm bữa, nhẹ thì bọn nó thâm tím mặt mày, nặng thì hộc cả máu mồm có khi còn lên viện khâu mấy chục mũi.
Một thời gian sau em được phân công cai quản trên trường cấp 3, cầm bảng lô bảng bóng cho bọn học sinh nó đánh rồi về giao cho các anh. Những thằng nào là khách quen mà có xảy ra va chạm gì thì lại “ alo anh Nam à, có thằng vừa chơi em “ …vv. Thế là em phải đi dàn xếp cho bọn nó sao cho êm thấm, cũng không muốn động chân tay nhiều vì suy nghĩ đã có phần chín chắn hơn ngày xưa. Cuộc sống đâu chỉ cho hiện tại, mai sau cũng cần phải quan hệ người này người kia nên cố gắng sao cho đẹp lòng tất cả.
Nhưng mọi việc trên đời dường như cũng có nhân có quả, có thời có thế. Chẳng mấy chốc vị thế của bọn em đã bị lung lay do càng ngày càng nhiều anh hùng hảo hán xuất hiện, đời mà thiếu gì thằng liều vì nhiều thằng nó còn chán sống hơn mình. Và những thằng đó tụ tập lại dưới tay của một kẻ có quyền có tiền. Xã hội bỗng chốc đảo lộn vì không chỉ có riêng một kẻ đó, nên ngày nào cũng có đánh nhau rồi trả thù, càng ngày những va chạm trong xã hội càng để lại hậu quả nặng nề hơn.
Và một người trong nhóm em đã không may nằm trong số đó. Cái đêm khi nghe tin ông ý bị úp sọt, tất cả anh em đi lùng kẻ đã ra tay nhưng vô ích vì cũng chẳng biết nó là ai, cả bọn điên loạn gào thét đập phá và tim như ngừng đập khi nghe tin ông ý khó qua khỏi. Người nhà từ Hà Nội báo về:
” Rạn hộp sọ, chấn thương nặng lắm, giờ đang cấp cứu nhưng bệnh viện cũng bắt viết giấy cam kết rồi…và nói gia đình phải chuẩn bị tâm lí…”
Cả lũ ngồi thất thần, đứa nào đứa đấy mặt tái dại, lúc đánh nhau sao mà hăng máu thế giờ nghe tin người sắp chết mồm ú ớ chả nói được câu nào. Thậm chí còn có người lên nhà bán quan tài để hỏi, như vậy là cũng đã xác định rồi, cái xóm nhỏ đêm đó điện thắp sáng trưng, người nào người nấy ngồi im thim thít chẳng ai nói với ai, có chăng cũng chỉ là “ cho tao xin điếu thuốc “ hút cho chân tay đỡ tê dại. 4h có người điện về báo đã qua khỏi cơn nguy kịch, mọi người thở phào nhẹ nhọm, nhưng cũng hiểu rằng có sống được thì não bộ và tâm lí cũng sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề, mai sau mọi người nhìn vào cũng chỉ là một kẻ tàn phế, vậy đấy anh hùng mà làm gì sống chết cũng chỉ một khoảnh khắc mà thôi.
Về phía gia đình Mẹ em cũng biết chuyện, nên đợt đó em bị giam lỏng trong nhà. Nhưng cũng chỉ được một thời gian, thấy thằng con cũng đã lớn mà chẳng học hành hay làm ăn gì cả, bạn bè cùng lứa, đứa thì đi học cao đẳng đại học, đứa đi học nghề để về sau có nghiệp mà làm mà sống. Mẹ cũng buồn nhiều đêm suy nghĩ chẳng biết cho thằng con nó đi đâu làm gì, nên đến khi Bố đi công tác về, sau khi ăn cơm cả gia đình mới ngồi nói chuyện:
- Bây giờ con thử nghĩ kĩ xem con muốn học cái gì hay làm nghề gì thì nói lên ý kiến của mình, để Bố Mẹ còn biết đường cho con đi học, chứ không thể ở nhà mãi lông bông thế này được, suốt ngày chơi với cái xóm dưới toàn tụ tập đàn đúm rồi đánh nhau. Sợ lắm đánh được người ta thì vào tù, mà không đánh được thì có thể nào Bố Mẹ sống sao được…
Ngồi nghe hai cụ giảng đạo mất mấy tiếng nên chân tay tê như kiến bò, nhưng ngẫm lại cũng đúng. Giờ em cũng không thể cứ sống vật vờ mãi thế này được, mấy thằng bạn thân ngày xưa cũng đi học hết cả rồi, bằng cái tuổi mình bọn nó đang chuẩn bị bước vào đời làm ăn sinh sống, rồi chẳng mấy chốc cũng lấy vợ sinh con.
Còn mình suốt ngày lang thang chả làm ăn được cái trò trống gì. Cứ sống mãi ở cái môi trường này cũng khó mà ngóc đầu lên được, 10 thằng thanh niên thì 9 thằng cờ bạc 1 thằng đánh bài. Ở đây Công an gần như cũng chẳng mấy ai chờ hàng tháng để cầm lương về cho vợ đi chợ, “ tay nhỏ “ thì cứ hàng tuần thì đi thu tiền mấy quán nước lấn chiếm vỉa hè, “ tay to “ hơn tí thì chờ tiền của mấy ổ chứa đến nộp, còn “ tay to “ hẳn thì "đứng" đằng sau những ổ bạc chuyên nghiệp. Cứ thể thì bảo sao nhà nó chả giàu, thằng con nó chả ngày càng bố đời và xã hội càng ngày càng loạn...
Em liên kết lại tất cả mọi thứ và nhận ra rằng chẳng thể sống ở đây được mãi, nếu cứ ở trước sau gì cũng dính vụ nào đó, mà cũng nên đi để Lan sẽ không còn phải buồn khi nhìn thấy em nữa. Online em bắt đầu tìm hiểu những khóa học về mạng, cuối cùng nghe theo lời gợi ý của Mẹ, em sẽ lên Hà Nội và ở nhà một nhà người thân và học một ngôi trường mang tên…..
Mắt trợn tròn mồm há hốc, mọi thứ xung quanh bỗng dưng quay cuồng, em đang định đứng dậy thì bỗng dưng thấy chóng mặt như các nàng thường hay thiếu máu. Tay run run cầm bật lửa châm điếu thuốc cố chấn tĩnh và nhớ lại cái đêm hôm đó, xác định được nguyên nhân em liên tưởng đến một trung đoàn bị chết, một ổ bánh mì bị cháy… Sau một hồi liên kết lại sự việc, em thấy vẫn còn vài điểm nghi vấn, và em đã nghĩ ra cách để thử con bé này, cầm điện thoại lên:
- Alo, em ngủ chưa
- Em chưa, anh nhận được tin nhắn rồi chứ.
- Uhm, anh vừa nói chuyện với Mẹ rồi.
- Hả anh vừa nói chuyện với Mẹ anh á?
- Uhm, chuyện đến nước này trước sau gì hai gia đình cũng cần phải biết, nên ngày mai anh sẽ cùng Mẹ lên nhà em, hai gia đình nói chuyện.
- Vậy ạ, vâng vâng…
- Uh thế nhé giờ anh đi chuẩn bị đồ đạc đây, em ngủ đi.
- Ơ, vậy vâng… anh ngủ ngon.
’ sau tin nhắn đến:
- “ Em lừa anh đấy, em chỉ định trêu anh thôi, em xin lỗi nhá hì hì, à mà còn mấy bức ảnh chụp chung lúc nào online anh gửi cho em nhé”
Em biết ngay mà, người ta lấy nhau đi tuần trăng mật tức là cả tuần làm chuyện đó may ra mới có em bé, chứ làm sao một lần như vậy đã có được. Thôi thì còn mấy bức hình ngày xưa chụp cùng em nó cũng chả giữ lại làm gì nên nhắn lại:
- “ Uh anh cũng đùa em thôi, em nghĩ anh ngu thế à, mấy cái ảnh thì em vào photobucket của anh ý, id là namsieunhan pass là tiesudunavath, thế nhé chúc em hạnh phúc”
Hôm sau em lên nhà thằng Tuấn nịnh mãi nó mới đồng ý cùng em ra quán trà đá cổng trường chờ cô bé kia đi học về để xem mặt. Ngồi mất ba cốc trà đá mới thấy nàng xuất hiện. Nhìn từ phía xa thấy quen quen, đi lại gần nhìn mặt hóa ra chẳng biết. Em và Tuấn vội đi ra gặp nàng bắt chuyện, hỏi ra mới biết đó là người chị họ cùng quê với Lan.
Tò mò không biết bây giờ cuộc sống của Lan thế nào, em mới xin số con bé tối nhắn tin hỏi chuyện về Lan. Cô bé kể Lan vẫn thường hay nhắc đến em, và chuyện ngày đó Lan đã phải chịu áp lực rất nhiều khi chú Nghĩa cũng đã nói chuyện với Ba Mẹ Lan ở quê. Em cứ nghĩ rằng chia tay là hết, có đau có buồn cũng chỉ một thời gian đầu rồi sẽ qua mau, nhưng có lẽ với Lan mọi thứ không đơn giản như vậy. Người chị họ nói rằng Lan vẫn còn yêu em rất nhiều, mỗi lần nhìn thấy em ở một nơi nào đó Lan cảm thấy cô đơn và nhiều đêm nước mắt lại thấm ướt chiếc gối Lan nằm. Cuộc sống của Lan ở đây chịu quá nhiều ảnh hưởng từ em và áp lực từ phía gia đình, nên việc học tập của Lan cũng có phần sa sút, có lẽ Lan chỉ muốn thoái khỏi nơi này….
Những ngày sau đó… cứ h ăn cơm xong là em lại đi cùng các huynh đệ chơi thâu đêm đến h sáng hôm sau lại về nhà ngủ, đến trưa chiều mới dậy và ngày hôm sau lại thế. Sống một cuộc sống như vậy nên việc xảy ra va chạm rồi đánh nhau cũng diễn ra như cơm bữa, nhẹ thì bọn nó thâm tím mặt mày, nặng thì hộc cả máu mồm có khi còn lên viện khâu mấy chục mũi.
Một thời gian sau em được phân công cai quản trên trường cấp , cầm bảng lô bảng bóng cho bọn học sinh nó đánh rồi về giao cho các anh. Những thằng nào là khách quen mà có xảy ra va chạm gì thì lại “ alo anh Nam à, có thằng vừa chơi em “ …vv. Thế là em phải đi dàn xếp cho bọn nó sao cho êm thấm, cũng không muốn động chân tay nhiều vì suy nghĩ đã có phần chín chắn hơn ngày xưa. Cuộc sống đâu chỉ cho hiện tại, mai sau cũng cần phải quan hệ người này người kia nên cố gắng sao cho đẹp lòng tất cả.
Nhưng mọi việc trên đời dường như cũng có nhân có quả, có thời có thế. Chẳng mấy chốc vị thế của bọn em đã bị lung lay do càng ngày càng nhiều anh hùng hảo hán xuất hiện, đời mà thiếu gì thằng liều vì nhiều thằng nó còn chán sống hơn mình. Và những thằng đó tụ tập lại dưới tay của một kẻ có quyền có tiền. Xã hội bỗng chốc đảo lộn vì không chỉ có riêng một kẻ đó, nên ngày nào cũng có đánh nhau rồi trả thù, càng ngày những va chạm trong xã hội càng để lại hậu quả nặng nề hơn.
Và một người trong nhóm em đã không may nằm trong số đó. Cái đêm khi nghe tin ông ý bị úp sọt, tất cả anh em đi lùng kẻ đã ra tay nhưng vô ích vì cũng chẳng biết nó là ai, cả bọn điên loạn gào thét đập phá và tim như ngừng đập khi nghe tin ông ý khó qua khỏi. Người nhà từ Hà Nội báo về:
” Rạn hộp sọ, chấn thương nặng lắm, giờ đang cấp cứu nhưng bệnh viện cũng bắt viết giấy cam kết rồi…và nói gia đình phải chuẩn bị tâm lí…”
Cả lũ ngồi thất thần, đứa nào đứa đấy mặt tái dại, lúc đánh nhau sao mà hăng máu thế giờ nghe tin người sắp chết mồm ú ớ chả nói được câu nào. Thậm chí còn có người lên nhà bán quan tài để hỏi, như vậy là cũng đã xác định rồi, cái xóm nhỏ đêm đó điện thắp sáng trưng, người nào người nấy ngồi im thim thít chẳng ai nói với ai, có chăng cũng chỉ là “ cho tao xin điếu thuốc “ hút cho chân tay đỡ tê dại. h có người điện về báo đã qua khỏi cơn nguy kịch, mọi người thở phào nhẹ nhọm, nhưng cũng hiểu rằng có sống được thì não bộ và tâm lí cũng sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề, mai sau mọi người nhìn vào cũng chỉ là một kẻ tàn phế, vậy đấy anh hùng mà làm gì sống chết cũng chỉ một khoảnh khắc mà thôi.
Về phía gia đình Mẹ em cũng biết chuyện, nên đợt đó em bị giam lỏng trong nhà. Nhưng cũng chỉ được một thời gian, thấy thằng con cũng đã lớn mà chẳng học hành hay làm ăn gì cả, bạn bè cùng lứa, đứa thì đi học cao đẳng đại học, đứa đi học nghề để về sau có nghiệp mà làm mà sống. Mẹ cũng buồn nhiều đêm suy nghĩ chẳng biết cho thằng con nó đi đâu làm gì, nên đến khi Bố đi công tác về, sau khi ăn cơm cả gia đình mới ngồi nói chuyện:
- Bây giờ con thử nghĩ kĩ xem con muốn học cái gì hay làm nghề gì thì nói lên ý kiến của mình, để Bố Mẹ còn biết đường cho con đi học, chứ không thể ở nhà mãi lông bông thế này được, suốt ngày chơi với cái xóm dưới toàn tụ tập đàn đúm rồi đánh nhau. Sợ lắm đánh được người ta thì vào tù, mà không đánh được thì có thể nào Bố Mẹ sống sao được…
Ngồi nghe hai cụ giảng đạo mất mấy tiếng nên chân tay tê như kiến bò, nhưng ngẫm lại cũng đúng. Giờ em cũng không thể cứ sống vật vờ mãi thế này được, mấy thằng bạn thân ngày xưa cũng đi học hết cả rồi, bằng cái tuổi mình bọn nó đang chuẩn bị bước vào đời làm ăn sinh sống, rồi chẳng mấy chốc cũng lấy vợ sinh con.
Còn mình suốt ngày lang thang chả làm ăn được cái trò trống gì. Cứ sống mãi ở cái môi trường này cũng khó mà ngóc đầu lên được, thằng thanh niên thì thằng cờ bạc thằng đánh bài. Ở đây Công an gần như cũng chẳng mấy ai chờ hàng tháng để cầm lương về cho vợ đi chợ, “ tay nhỏ “ thì cứ hàng tuần thì đi thu tiền mấy quán nước lấn chiếm vỉa hè, “ tay to “ hơn tí thì chờ tiền của mấy ổ chứa đến nộp, còn “ tay to “ hẳn thì "đứng" đằng sau những ổ bạc chuyên nghiệp. Cứ thể thì bảo sao nhà nó chả giàu, thằng con nó chả ngày càng bố đời và xã hội càng ngày càng loạn...
Em liên kết lại tất cả mọi thứ và nhận ra rằng chẳng thể sống ở đây được mãi, nếu cứ ở trước sau gì cũng dính vụ nào đó, mà cũng nên đi để Lan sẽ không còn phải buồn khi nhìn thấy em nữa. Online em bắt đầu tìm hiểu những khóa học về mạng, cuối cùng nghe theo lời gợi ý của Mẹ, em sẽ lên Hà Nội và ở nhà một nhà người thân và học một ngôi trường mang tên…..