Sở Phong cười nói:
- Khó có dịp Từ Công tiểu thư chịu nghe ta kể chuyện xưa. Ta lại nghĩ tới chuyện Nguyễn Tịch say rượu trong linh đường.
- Ồ, công tử nói nghe một chút xem?
- Chuyện kể rằng mẫu thân Nguyễn Tịch từ thế, Nguyễn Tịch say rượu trước linh vị, ngồi dạng chân không khóc, ngược lại hát cười điên cuồng. Người ta đến viếng theo tục lệ, Nguyễn Tịch không hài lòng, chỉ có mình hảo hữu Kê Khang cầm theo rượu ôm đàn đến phúng viếng, cùng nhau đánh đàn, hắn lại duyệt cho vào. Mọi người đều cho rằng Nguyễn Tịch hết sức bất hiếu.
- Vậy công tử cho là…
- Khóc chưa hẳn là buồn, cười chưa hẳn là vui. Chỉ có Kê Khang mới có thể chân chính hiểu được tâm tình lúc đó của Nguyễn Tịch.
Tấn tiểu thư gật đầu nói:
- Nguyễn Tịch vốn là cuồng sĩ, không câu nệ lễ pháp, công tử đã nghe qua việc hắn 'say rượu cự hôn' chưa?
- Say rượu cự hôn?
- Nguyễn Tịch luôn miệt thị quyền quý, Tư Mã Chiêu có ý định mượn sức lôi kéo hắn, biết hắn có một con gái, vì vậy muốn cầu hôn con gái Nguyễn Tịch cho con trai mình. Ai ngờ Nguyễn Tịch mỗi ngày đều say rượu, mà say tới 60 ngày liền, khiến Tư Mã Chiêu không thể nào mở miệng được, đành phải thôi.
Sở Phong cười ha ha nói:
- Cuồng sĩ! Quả nhiên là cuồng sĩ!
Tấn tiểu thư cười nói:
- Công tử đã nghe qua chuyện hắn 'Huýt sáo truyền tình' chưa?
- Ờ? Hắn 'Huýt sáo truyền tình' như thế nào? - Sở Phong cảm thấy rất hứng thú.
Tấn tiểu thư nói:
- Nguyễn Tịch giỏi huýt sáo, trăm bước cũng nghe thấy. Có một ngày hắn lên núi Tô Môn bái phỏng một vị chân nhân, đi lên núi, thấy chân nhân đang ngồi xếp bằng bên cạnh nham thạch. Nguyễn Tịch bèn trò chuyện với chân nhân, nói rất hăng hái, nhưng chân nhân thủy chung vẫn mắt điếc tai ngơ, không hề có phản ứng. Thế là Nguyễn Tịch cứ quay về phía chân nhân huýt sáo, không ngờ chân nhân lại mở miệng nói, bảo Nguyễn Tịch thổi lại một lần. Nguyễn Tịch huýt dài một tiếng rồi mới đi xuống núi, khi đến giữa sườn núi, chợt nghe có tiếng huýt gió quanh quẩn trong sơn cốc, tuyệt vời hài hòa. Ngẩng đầu nhìn, thì ra là chân nhân đang huýt sáo không dứt.
Sở Phong cười to:
- Hay đấy! Từ Công tiểu thư, cô nói Nguyễn Tịch có phải là huýt sáo đưa tình như này không?
Nói xong lại quay về Tấn tiểu thư huýt dài một tiếng, tiếng huýt gió mát lạnh, dẫn tới con ngựa kéo xe bên ngoài cũng hí không ngớt.
Tấn tiểu thư đỏ ửng mặt, hơi cúi đầu.
Sở Phong vội vàng dừng lại, ngượng ngùng nói:
- Hơn phân nửa không phải như vậy rồi.
Tấn tiểu thư cười nói:
- Ta cũng không phải là Tô Dương chân nhân, công tử huýt sáo với ta cũng vô dụng thôi.
Sở Phong nói:
- Nguyễn Tịch, Kê Khang cũng được tính là hai người cuồng nhất trong Trúc lâm thất hiền. Nói đến [Bình phục thiếp] kia, bên cạnh nó còn treo một bức [Trúc lâm thất hiền đồ]?
Tấn tiểu thư gật đầu nói:
- Đó là thủ bút của Lục Tham Vi. Công tử có thể nhận ra được từng người trong thất hiền không?
Sở Phong hơi hồi tưởng lại:
- Người dắt bầu rượu lớn cưỡi xe huơu nhất định là Lưu Linh.
- Dựa vào đâu có thể khẳng định như vậy?
- Trong thất hiền Lưu Linh là người thèm rượu như mạng. Nghe đồn hắn xuất hành thường cưỡi xe huơu, sau xe có buộc cuốc, để nếu say chết có thể ngay tại chỗ đào hố để chôn.
Tấn tiểu thư gật đầu.
Sở Phong lại nói:
- Người say rượu cuồng ca là Nguyễn Tịch. Nguyễn Tịch thơ văn đều giỏi, thường mượu tửu hứng cuồng ca thành văn.
Tấn tiểu thư lại gật đầu.
Sở Phong nói tiếp:
- Người ngồi dưới đất đánh đàn nhất định là thiên cổ cuồng nhân Kê Khang đàn tấu bản Quảng Lăng Tán tuyệt hưởng!
Tấn tiểu thư nói:
- Nghe giọng điệu của công tử, hình như rất hâm mộ Kê Khang?
Sở Phong cười nói:
- Tôi tán thưởng sự điên cuồng của ông ta. Kê Khang khi sắp bị tử hình vẫn cầm đàn, để lại Quảng Lăng tuyệt hưởng, sau đó hùng hồn chịu chết, làm thiên hạ cảm động.
Tấn tiểu thư nói:
- Kê Khang thật sự là một vị cuồng sĩ.
"Quảng lăng tuyệt hưởng" mà Sở Phong nói là chuyện gì?
Nguyên lai, Kê Khang là hiền sĩ nổi danh thời Ngụy Tấn, luôn coi rẻ quyền quý, Tư Mã Chiêu từng có ý lung lạc Kê Khang, nhưng không được, bởi vậy liền nghe theo chủ ý của Chung Hội, hạ lệnh xử tử hắn, có tới ba ngàn học sinh của thái học viện đã cầu tình cho Kê Khang, cuối cũng vẫn không thể tránh được. Lúc sắp bị tử hình, Kê Khang đòi cổ cầm, chơi đàn ngay tại pháp trường, đàn tấu một khúc Quảng Lăng Tán, sau khi đàn hết thì ném đàn xuống đất, sau đó oai hùng chịu chết, Quảng Lăng Tán từ đó liền trở thành tuyệt hưởng.
Sở Phong nói:
- Nói đến điên cuồng, Nguyễn Tịch còn thua Kê Khang ba phần. Từ Công tiểu thư có biết ông ta vì sao lại đắc tội với Chung Hội mà gặp phải họa sát thân không?
Tấn tiểu thư nói:
- Chỉnh bởi vì câu nói nổi tiếng 'Nghe được gì mà tới, thấy được gì mà đi?'(Hà sở văn nhi lai, hà sở kiến nhi khứ)
- Đúng vậy! Chung Hội vốn là tâm phúc của Tư Mã Chiêu, thích nịnh bợ hiền sĩ. Hắn biết Kê Khang là hiền sĩ nổi danh, thế là liền hẹn một số danh sĩ tới bái phỏng hắn, lại gặp Kê Khang đang giơ chùy rèn sắt dưới một gốc đại thụ, Hướng Tú Vi thông gió cho hắn. Chung Hội đi tới, Kê Khang vẫn nện chùy không nghỉ, chẳng coi ai ra gì, hết một canh giờ cũng không cùng Chung Hội nói một câu. Chung Hội phải rời đi, Kê Khang vẫn không liếc mắt nhìn hắn một cái, chỉ nói một câu: 'Nghe được gì mà tới, thấy được gì mà đi', Chung Hội lạnh lùng đáp: 'Nghe được cái nghe mới đến, thấy được cái thấy mới đi!', sau đó liền đi. Từ đó Kê Khang kết thù kết oán cùng Chung Hội, đến nỗi đẫn đến họa sát thân.
Tấn tiểu thư nói:
- Thảo nào lúc đó Kê Khang lại lạnh nhạt với Chung Hội như vậy, xem ra hắn đã sớm nhìn ra Chung Hội là một tên tiểu nhân.
- Đúng vậy! - Sở Phong nói: - Kê Khang ghét nhất loại người miệng đầy quân tử mà bụng đầy tiểu nhân. Ông ấy căm hận họ Tư Mã lông quyền, lại vô cớ bị họa sát thân, cho nên khúc Quảng Lăng Tán ông đàn lúc sắp bị tử hình đầy xúc động phẫn nộ hùng hồn, ẩn chứa ý binh qua sát phạt.
- Công tử ca ngợi khúc Quảng Lăng Tán như vậy, vậy đã từng nghe qua khúc nhạc này chưa?
Sở Phong nói:
- Kê Khang chưa bao giờ truyền khúc nhạc này cho người khác, cho nên lúc ông sắp bị tử hình có nói: 'Quảng Lăng Tán đoạn tuyệt từ nay về sau', như vậy, hậu nhân làm thế nào có nghe được đây?
- Vậy công tử có biết Quảng Lăng Tán còn tồn tại sao?
Sở Phong ngạc nhiên nói:
- Quảng Lăng Tán không phải là do Kê Khang sáng tác sao?
Tấn Tiểu thư nói:
- Quảng Lăng Tán là bởi vì Kê Khang đàn lúc sắp bị tử hình mà có tên như vậy, nhưng không phải do Kê Khang sáng tác. Theo di thư của Cát Hồng có ghi lại, Quảng Lăng Tán là do Kê Khang có được từ thần nữ ở Thiên Thai sơn.
- A? Xin mời nói rõ hơn!
- Trong di thư của Cát Hồng có nói, ngoài Đông Hải có một ngọn núi tên là Thiên Thai, trên đó có thang lên trời, đài Đăng Tiên. Kê Khang thích huyền thuật, có một năm dạo chơi Thiên Nhai, đêm ngủ ở Tiên Đài. Chợt nghe trong cốc cầm thanh xa thẳm, huyền nhạc liên miên. Liền theo tiếng mà mà tìm tới, thấy có một cô gái đang ngồi đánh đàn, liền hỏi thử, nguyên lai là thần nữ trong cốc. Hai người trò chuyện với nhau thật vui, Kê Khang bèn hỏi thần nữ vừa rồi đàn khúc nhạc gì. Thần nữ nói: 'Theo tâm tình, tiện tay mà đàn, khúc nhạc không có tên'. Kê Khang thỉnh giáo mãi, thần nữ mới truyền thụ lại khúc nhạc này. Kê Khang bèn đặt tên cho khúc nhạc này là [Cô Quán Ngộ Thần]. Lúc Kê Khang gần đi, thần nữ lại truyền cho hắn một khúc nhạc khác, đó là khúc [Quảng Lăng Tán], còn nói rằng: 'Đây là thanh âm của tự nhiên, là trượng phu trong những khúc nhạc (khúc trung trượng phu), không thể tùy tiện truyền lại'. Kê Khang tập được khúc nhạc này, kinh ngạc trước thần vận.
Sở Phong nói:
- Hay một câu 'khúc trung trượng phu', thảo nào tương truyền rằng khúc Quảng Lăng Tán có âm thanh sôi sục chí khí, chấn nhân tâm phách!
Tấn tiểu thư nói:
- Có người nói lúc Kê Khang đàn tấu khi sắp bị tử hình, nơi đàn gió dừng mây tạnh, người và quỷ đều im lặng, duy chỉ có công xích nhảy múa trên mặt đàn, tâm sự trượt trên đầu ngón tay, tình cảm chảy xuôi theo ngũ huyền, thiên lại vang vọng trên không trung, tiên nhạc bay lượn như nước chảy mây trôi, tiếng đàn tranh tranh như tiếng thiết qua, kinh thiên địa, khiếp quỷ thần, người nghe đều phải rung động.
(*)Công xích: tên gọi chung các âm trong nhạc cổ Trung Quốc; thiên lại: tiếng trời, âm thanh tự nhiên.
Sở Phong tiếc hận:
- Nghe những điều Từ Công tiểu thư vừa nói, thật hận không nghe thần vận của khúc nhạc này một lần, đáng tiếc đã thành tuyệt hưởng, nếu có thể nghe lại được một lần, dù chết cũng không tiếc.
Tấn tiểu thư cười nói:
- Công tử nói, giống hệt một vị bằng hữu của ta.
- Hả?
- Vị bằng hữu này của ta rất giỏi về âm luật, đến mức xuất thần nhập hóa. Cổ cũng rất tiếc về khúc Quảng Lăng Tán đã thất truyền, thường nói, có thể đàn khúc Quảng Lăng Tán tuyệt hưởng một lần, cuộc đời này không còn gì phải tiếc nữa.
- Nghe cô nói như vậy, thật muốn nghe thử diệu vận của cô ấy!
- Cổ ấy không đàn tấu trước mặt người khác, thường nói ngũ âm không vào phàm nhĩ, muốn nghe cổ đánh đàn, quả thực rất khó. Nhưng mà, hàng năm cổ nhất định đến Tây hồ một lần, đánh đàn trên sóng nước.
- Hả? Là cô ấy? - Sở Phong rất kinh ngạc.
Tấn tiểu thư ngạc nhiên nói:
- Công tử đã gặp qua cô ấy hả?
Sở Phong nói:
- Lúc tôi vào giang hồ, ngay ở Tây hồ đã thấy một nữ tử áo trắng đánh đàn trên sóng nước, tiếng đàn nhã diệu vô cùng, chẳng lẽ chình vị bằng hữu mà cô vừa nói?
Tấn tiểu thư kinh ngạc:
- Lại có việc xảo diệu như thế? Công tử có nhìn thấy cây huyền cầm mà cổ đàn không?
Sở Phong nói:
- Cách nhau khá xa, khó mà thấy rõ. Huyền cầm của cô ấy có chỗ đặc biệt hả?
Tấn tiểu thư đang định trả lời thì xe ngựa đột ngột dừng lại. Đã đến nơi rồi.