Phật Anh thấy họ trò chuyện thân mật quá, và Tâm Đăng lại biết người đến nhà của Mặc Lâm Na nữa, trong lòng nàng bất giác dâng lên một nỗi niềm đau đớn.
Nàng đã biết Mặc Lâm Na từ lâu và còn biết Mặc Lâm Na thí võ với Tâm Đăng trong rừng vắng.
Bây giờ, cặp mắt của nàng nhìn chằm chằm về phía Mặc Lâm Na, mặc dù bị vuông lụa che ngang, nhưng cặp mắt ấy vẫn thoáng hiện ra vài tia lóng lánh sáng ngời.
Thật là một việc lạ, nếu có hai người con gái cùng yêu chung một gã con trai, khi họ gặp nhau thì họ sẽ nhận xét đối phương kĩ lắm, họ mong rằng có thể tìm được khuyết điểm trên mình của đối phương.
Họ mong rằng họ sẽ là một kẻ thắng lợi!
Trì Phật Anh trong giờ phút này tỏ ra là một người thất vọng, vì trước mắt nàng hiện ra một thiếu nữ tuyệt đẹp.
Và nàng phát giác ra Mặc Lâm Na là một cô gái ngây thơ và lương thiện, gương mặt của nàng đẹp một cách khả ái, làm cho nàng bất giác cũng phải kính nể và yêu thầm.
Lúc bấy giờ Mặc Lâm Na đang nói chuyện một cách líu lo với Tâm Đăng, và Tâm Đăng phát giác ra Phật Anh đang trầm lặng, nên quay lại hỏi :
- Ủa... sao cô chẳng nói chuyện?
Phật Anh vẫn ngẩn người ra và Mặc Lâm Na bấy giờ mới đường hoàng ngồi xuống chiếu, nàng với tay níu lấy Tâm Đăng và Phật Anh, tíu tít nói rằng :
- Ngồi xuống... chúng ta ngồi xuống nói chuyện.
Phật Anh do dự một chút rồi nàng cũng ngồi xuống bên cạnh Tâm Đăng.
Trong giờ phút đó Tâm Đăng thật hoàn toàn không phải là một kẻ xuất gia nữa, trong lòng của chú quả thật không còn hình ảnh của đức Phật nữa.
Lòng chú thật vui như mở hội hoa đăng, chú ngắm nhìn Trì Phật Anh rồi lại ngắm nhìn Mặc Lâm Na không chớp mắt, rồi lại gợi chuyện nói líu lo không ngớt tiếng.
Nhưng bỗng Mặc Lâm Na trầm ngâm nghĩ ngợi, câu chuyện không còn rền như buổi ban đầu nữa.
Tâm Đăng lấy làm lạ hỏi rằng :
- Hai cô sao chẳng chuyện trò nữa?
Mặc Lâm Na nghe hỏi chỉ mỉm cười một cách khó hiểu, còn Phật Anh thì xoăn xoe chéo áo của mình, chợt nàng ngẩng đầu lên hỏi một câu đột ngột :
- Tâm Đăng, mi có định hoàn tục hay không nhỉ?
Câu hỏi này làm cho Tâm Đăng ngơ ngẩn, ấp úng không biết trả lời ra sao, đang lúc sượng sùng thì Mặc Lâm Na chen vào nói :
- Cô Phật Anh hỏi đúng. Ta hỏi, mi có kể là hòa thượng hay không, tóc mi đã chừa quá nhiều mà lại mặc áo cà sa... hay là... mi đừng mặc áo cà sa nữa, dọn ra khỏi chùa mà ở... không có chỗ cư ngụ thì hãy đến nhà ta.
Tâm Đăng giật mình nhảy nhổm, vội vàng chắp tay mà nói :
- A di đà Phật! Tiểu tăng một lòng theo Phật, hoàn tục chẳng qua là một việc bất đắc dĩ, nhị vị đánh giá tôi như thế thật lấy làm hổ thẹn.
Câu trả lời của Tâm Đăng làm cho Mặc Lâm Na dở khóc dở cười, nàng nhìn Tâm Đăng bằng một thái độ hậm hực, còn Trì Phật Anh vẫn giữ thái độ khiêm cung, hòa nhã.
Bầu không khí lại nặng nề khó thở, và hai người thiếu nữ lại im lặng, không ai buồn nói chuyện nữa.
Tâm Đăng lại thôi thúc :
- Cớ sao hai cô chẳng nói chuyện nữa?
Câu nói vừa dứt thì từ phía bên kia, xa xa có một giọng ồ ề vang lại :
- Hay lắm!... Rủ người đẹp đi du sơn ngoạn thủy, mi thật là thần tiên...
Cả ba người thảy đều giật mình trông sang, thấy trên một chiếc thuyền không có buồm có một gã thiếu niên vạm vỡ, hai tay cầm hai thanh bơi chèo, chèo tới như bay.
Đó chính là học trò của Khúc Tinh: Tần Trường Sơn.
Tâm Đăng mừng rỡ, reo lên ầm ĩ.
- Tần sư huynh, mau sang đây.
Trong lòng của Phật Anh bực tức lắm, nàng vốn muốn mượn dịp du ngoạn hôm nay để gieo vào lòng của Tâm Đăng một ấn tượng tốt, không ngờ lại liên tiếp gặp nhiều người đến đây phá đám.
Điều thương tâm nhất là sự xuất hiện của Mặc Lâm Na, sau khi chuyện trò nàng phát giác ra giữa Mặc Lâm Na và Tâm Đăng còn thân mật hơn nàng là khác.
Nghĩ ngợi đến đây thì chiếc thuyền con của Tần Trường Sơn đã cập vào mạn thuyền của Tâm Đăng, hắn cười nói :
- Chú Tâm Đăng bây giờ thích uyên ương hơn thích thần tiên.
Tâm Đăng đỏ bừng sắc mặt mà không trả lời.
Tần Trường Sơn nhìn Mặc Lâm Na cười mà hỏi rằng :
- Cô nương đây cao danh quí tánh là chi xin giới thiệu cho biết.
Tâm Đăng trả lời :
- Đây là Mặc Lâm Na... Tần huynh đến đây có việc chi?
Tần Trường Sơn trỏ vào mâm rượu thịt để ở giữa thuyền mà nói rằng :
- Sư phụ của tôi đãi khách... Lư lão tiền bối cũng có mặt ở đó...
Phật Anh đang cơn bực tức, chộp lấy cơ hội để thoát ly :
- À... sư phụ tôi cũng có ở đó, vậy xin phiền Tần huynh đưa tôi một chặng đường.
Nói rồi, không đợi cho mọi người trả lời, nàng đứng phắt dậy, trổ một đòn Hoa Điệp Xuyên Vân, thân hình của nàng như một cánh bướm lượn từ bên này thuyền sang mũi thuyền của Tần Trường Sơn.
Cử chỉ đột ngột làm cho mọi người hết thảy đều kinh dị, Tâm Đăng không biết tại sao nàng thay đổi thái độ một cách đột ngột, chỉ có Mặc Lâm Na thì rõ lắm.
Tần Trường Sơn càng ngớ ngẩn không biết đầu đuôi như thế nào thì Mặc Lâm Na đã giục lui thuyền.
Bất đắc dĩ, Tần Trường Sơn phải vái chào rồi khuấy nhẹ bơi chèo một cái, chiếc thuyền đã lui ra bảy tám thước.
Sau khi đã chỉ mũi về bên kia, Tần Trường Sơn bơi chèo nhanh liên tiếp, và chiếc thuyền con của chàng đi tới nhanh như tên bắn, gạch một vệt dài trên dải trường giang.
Trong chớp mắt, chiếc thuyền của chàng xa dần... xa dần... rồi chỉ còn lại một chấm đen ở đằng xa lắc.
Mặc Lâm Na thấy Tâm Đăng thẫn thờ như người mất vía, thình lình vỗ vai chàng :
- Chắc cô ta có việc chi cần kíp... Mi và cô ta thường đi chơi như thế này chăng?
Tâm Đăng lắc đầu :
- Không! Đây chỉ là lần thứ nhất!
Mặc Lâm Na hậm hực :
- Hừ... hừ... lần thứ nhất.
Tâm Đăng giật mình, chú đã đọc ra phần nào ý nghĩ của người đẹp Mặc Lâm Na.
Tâm Đăng vội lảng sang chuyện khác :
- Tôi quen biết cô đã lâu nhưng chưa biết nhà cô ở chỗ nào?
Mặc Lâm Na mỉm cười đầy vẻ huyền bí :
- Ta không ngụ tại La Sa mà tại một nơi xa lắm, để lần sau ta dẫn mi tới đó.
Tâm Đăng vén tay áo của mình lên, thò tay xuống dưới be thuyền mà vọc nước, nước mát làm cho chú vui vẻ, chú cười mà nói với Mặc Lâm Na :
- Thật không ngờ cô ở vùng xa đến thế, chắc cô ở vùng có sông có hồ?
Mặc Lâm Na thơ ngây cười như nắc nẻ, thò tay ra bíu Tâm Đăng mà nói :
- Mi thật thích nước... coi chừng chơi nước có ngày sảy tay chết chìm.
Tâm Đăng nói móc :
- Rủi có sảy tay chết chìm thì cô vớt...
Mặc Lâm Na bỗng ngẩng đầu lên bảo rằng :
- Mi đừng ngỡ rằng ta không biết bơi, hãy xem.
Nói vừa dứt lời, Mặc Lâm Na đã nhún chân cất mình bay bổng lên không trung, rồi nhanh như một con phượng, nàng đảo nhanh một vòng để rồi rơi tòm xuống nước.
Việc nảy ra thật ngoài tưởng tượng, Tâm Đăng nhóng cổ ra nhìn, bất giác kinh hãi, vì dòng trường giang trập trùng, sóng dợn cuồn cuộn, không thấy hình ảnh của Mặc Lâm Na ở đâu.
Lâu lắm chú mới gọi lên ầm ĩ :
- Mặc Lâm Na... Mặc Lâm Na...
Nhưng không có một tiếng tăm nào trả lời cho chú cả càng làm cho chú thêm kinh sợ.
Còn đang bàng hoàng ngớ ngẩn bỗng từ phía sau lái thuyền có tiếng cười khúc khích :
- Tâm Đăng, mi gọi chi mà ầm ĩ lên thế?
Tâm Đăng nghe thấy tiếng lấy làm mừng rỡ như người bắt được vàng, bất thình lình sử một thế Phi Bằng Vạn Lý bay vù từ trước mũi thuyền ra sau lái, tạo thành một đường vồng cầu tuyệt mỹ.
Ngón khinh công đó làm cho bọn dân chài gần đấy reo lên ầm ĩ.
Ra đến sau lái, chú thấy Mặc Lâm Na đang thò một cánh tay trắng muốt nắm lấy lái thuyền mà đầu cổ ướt loi ngoi lóp ngóp.
Nàng cười một cách man dại nói với Tâm Đăng :
- Mi tin ta biết lội hay không thì bảo?
Nói đoạn vỗ mạnh một tay vào be thuyền và thân hình của nàng bắn vút lên, nhẹ nhàng rơi sau bồng lái.
Trổ một ngón về tài bơi lội cho Tâm Đăng xem rồi, Mặc Lâm Na vui vẻ vào khoang, nàng lại cố tình muốn trổ thêm một ngón nội công thâm hậu để cho Tâm Đăng biết.
Vì vậy mà nàng cứ để nguyên quần áo ướt mèm ngồi xuống chiếu, và lập tức vận nội công lên để cho một làn hơi ấm áp từ đan điền tỏa ra khắp châu thân.
Tâm Đăng chợt thấy khắp toàn thân Mặc Lâm Na tỏa ra một làn hơi mong mỏng, bất giác giật mình nghĩ thầm :
- Chẳng biết Mặc Lâm Na là học trò của người nào mà võ công thâm hậu dường ấy, có thể toát hơi nóng ra làm khô ráo quần áo của nàng?
Làn hơi mong mỏng từ trong bộ quần áo ướt mèm của Mặc Lâm Na vẫn tỏa ra nghi ngút, và không mấy chốc thân hình của nàng lại khô ráo như cũ làm cho Tâm Đăng phải vỗ tay khen dậy.
Chàng bỗng nhớ lại một việc, đó là khi Tâm Đăng bắt gặp Tạng Tháp đấu chiến cùng Trác Đặc Ba, thì cớ sao Mặc Lâm Na lại xuất hiện?
Vì vậy mà Tâm Đăng bắt sang câu chuyện đó để hỏi cho biết nhưng Mặc Lâm Na cứ chối quanh chối quẩn mãi, bảo rằng nàng chẳng biết Trác Đặc Ba.
Thình lình Tâm Đăng nhìn thẳng vào đôi mắt sáng ngời của Mặc Lâm Na mà nói :
- Cô không biết người ấy... nhưng tôi biết!
Câu nói này làm cho Mặc Lâm Na giật mình, nàng vội hỏi :
- À... sao mi biết?
Trong trí của Tâm Đăng lại nổi lên hình ảnh của Tâm Đăng, một người khôi ngô tuấn tú, trên mặt đượm vài nét đanh đá, cử chỉ cực kỳ lanh lẹn, chưởng lực lại hùng hồn.
Chú đưa mắt nhìn về một cánh bướm ở chỗ xa xăm nói nho nhỏ :
- Phải, tôi biết hắn... Hắn tên là Trác Đặc Ba...
Ba chữ Trác Đặc Ba làm cho Mặc Lâm Na giật mình rú lên :
- Trời... sao mi biết hắn là Trác Đặc Ba?...
Tâm Đăng chỉ trả lời ỡm ờ mà không nói rõ sự thật, chú bảo :
- Tôi có nghe một người bạn nói lại rằng Trác Đặc Ba là một người có võ công thượng thặng, thuộc vào hàng người số một số hai của người Tây Tạng.
Mặc Lâm Na chưa kịp trả lời thì từ đằng kia đã có một chiếc thuyền sơn son thiếp vàng, trang trí cực kỳ đẹp đẽ, lướt sóng mà đi tới như bay.
Phật Anh thấy họ trò chuyện thân mật quá, và Tâm Đăng lại biết người đến nhà của Mặc Lâm Na nữa, trong lòng nàng bất giác dâng lên một nỗi niềm đau đớn.
Nàng đã biết Mặc Lâm Na từ lâu và còn biết Mặc Lâm Na thí võ với Tâm Đăng trong rừng vắng.
Bây giờ, cặp mắt của nàng nhìn chằm chằm về phía Mặc Lâm Na, mặc dù bị vuông lụa che ngang, nhưng cặp mắt ấy vẫn thoáng hiện ra vài tia lóng lánh sáng ngời.
Thật là một việc lạ, nếu có hai người con gái cùng yêu chung một gã con trai, khi họ gặp nhau thì họ sẽ nhận xét đối phương kĩ lắm, họ mong rằng có thể tìm được khuyết điểm trên mình của đối phương.
Họ mong rằng họ sẽ là một kẻ thắng lợi!
Trì Phật Anh trong giờ phút này tỏ ra là một người thất vọng, vì trước mắt nàng hiện ra một thiếu nữ tuyệt đẹp.
Và nàng phát giác ra Mặc Lâm Na là một cô gái ngây thơ và lương thiện, gương mặt của nàng đẹp một cách khả ái, làm cho nàng bất giác cũng phải kính nể và yêu thầm.
Lúc bấy giờ Mặc Lâm Na đang nói chuyện một cách líu lo với Tâm Đăng, và Tâm Đăng phát giác ra Phật Anh đang trầm lặng, nên quay lại hỏi :
- Ủa... sao cô chẳng nói chuyện?
Phật Anh vẫn ngẩn người ra và Mặc Lâm Na bấy giờ mới đường hoàng ngồi xuống chiếu, nàng với tay níu lấy Tâm Đăng và Phật Anh, tíu tít nói rằng :
- Ngồi xuống... chúng ta ngồi xuống nói chuyện.
Phật Anh do dự một chút rồi nàng cũng ngồi xuống bên cạnh Tâm Đăng.
Trong giờ phút đó Tâm Đăng thật hoàn toàn không phải là một kẻ xuất gia nữa, trong lòng của chú quả thật không còn hình ảnh của đức Phật nữa.
Lòng chú thật vui như mở hội hoa đăng, chú ngắm nhìn Trì Phật Anh rồi lại ngắm nhìn Mặc Lâm Na không chớp mắt, rồi lại gợi chuyện nói líu lo không ngớt tiếng.
Nhưng bỗng Mặc Lâm Na trầm ngâm nghĩ ngợi, câu chuyện không còn rền như buổi ban đầu nữa.
Tâm Đăng lấy làm lạ hỏi rằng :
- Hai cô sao chẳng chuyện trò nữa?
Mặc Lâm Na nghe hỏi chỉ mỉm cười một cách khó hiểu, còn Phật Anh thì xoăn xoe chéo áo của mình, chợt nàng ngẩng đầu lên hỏi một câu đột ngột :
- Tâm Đăng, mi có định hoàn tục hay không nhỉ?
Câu hỏi này làm cho Tâm Đăng ngơ ngẩn, ấp úng không biết trả lời ra sao, đang lúc sượng sùng thì Mặc Lâm Na chen vào nói :
- Cô Phật Anh hỏi đúng. Ta hỏi, mi có kể là hòa thượng hay không, tóc mi đã chừa quá nhiều mà lại mặc áo cà sa... hay là... mi đừng mặc áo cà sa nữa, dọn ra khỏi chùa mà ở... không có chỗ cư ngụ thì hãy đến nhà ta.
Tâm Đăng giật mình nhảy nhổm, vội vàng chắp tay mà nói :
- A di đà Phật! Tiểu tăng một lòng theo Phật, hoàn tục chẳng qua là một việc bất đắc dĩ, nhị vị đánh giá tôi như thế thật lấy làm hổ thẹn.
Câu trả lời của Tâm Đăng làm cho Mặc Lâm Na dở khóc dở cười, nàng nhìn Tâm Đăng bằng một thái độ hậm hực, còn Trì Phật Anh vẫn giữ thái độ khiêm cung, hòa nhã.
Bầu không khí lại nặng nề khó thở, và hai người thiếu nữ lại im lặng, không ai buồn nói chuyện nữa.
Tâm Đăng lại thôi thúc :
- Cớ sao hai cô chẳng nói chuyện nữa?
Câu nói vừa dứt thì từ phía bên kia, xa xa có một giọng ồ ề vang lại :
- Hay lắm!... Rủ người đẹp đi du sơn ngoạn thủy, mi thật là thần tiên...
Cả ba người thảy đều giật mình trông sang, thấy trên một chiếc thuyền không có buồm có một gã thiếu niên vạm vỡ, hai tay cầm hai thanh bơi chèo, chèo tới như bay.
Đó chính là học trò của Khúc Tinh: Tần Trường Sơn.
Tâm Đăng mừng rỡ, reo lên ầm ĩ.
- Tần sư huynh, mau sang đây.
Trong lòng của Phật Anh bực tức lắm, nàng vốn muốn mượn dịp du ngoạn hôm nay để gieo vào lòng của Tâm Đăng một ấn tượng tốt, không ngờ lại liên tiếp gặp nhiều người đến đây phá đám.
Điều thương tâm nhất là sự xuất hiện của Mặc Lâm Na, sau khi chuyện trò nàng phát giác ra giữa Mặc Lâm Na và Tâm Đăng còn thân mật hơn nàng là khác.
Nghĩ ngợi đến đây thì chiếc thuyền con của Tần Trường Sơn đã cập vào mạn thuyền của Tâm Đăng, hắn cười nói :
- Chú Tâm Đăng bây giờ thích uyên ương hơn thích thần tiên.
Tâm Đăng đỏ bừng sắc mặt mà không trả lời.
Tần Trường Sơn nhìn Mặc Lâm Na cười mà hỏi rằng :
- Cô nương đây cao danh quí tánh là chi xin giới thiệu cho biết.
Tâm Đăng trả lời :
- Đây là Mặc Lâm Na... Tần huynh đến đây có việc chi?
Tần Trường Sơn trỏ vào mâm rượu thịt để ở giữa thuyền mà nói rằng :
- Sư phụ của tôi đãi khách... Lư lão tiền bối cũng có mặt ở đó...
Phật Anh đang cơn bực tức, chộp lấy cơ hội để thoát ly :
- À... sư phụ tôi cũng có ở đó, vậy xin phiền Tần huynh đưa tôi một chặng đường.
Nói rồi, không đợi cho mọi người trả lời, nàng đứng phắt dậy, trổ một đòn Hoa Điệp Xuyên Vân, thân hình của nàng như một cánh bướm lượn từ bên này thuyền sang mũi thuyền của Tần Trường Sơn.
Cử chỉ đột ngột làm cho mọi người hết thảy đều kinh dị, Tâm Đăng không biết tại sao nàng thay đổi thái độ một cách đột ngột, chỉ có Mặc Lâm Na thì rõ lắm.
Tần Trường Sơn càng ngớ ngẩn không biết đầu đuôi như thế nào thì Mặc Lâm Na đã giục lui thuyền.
Bất đắc dĩ, Tần Trường Sơn phải vái chào rồi khuấy nhẹ bơi chèo một cái, chiếc thuyền đã lui ra bảy tám thước.
Sau khi đã chỉ mũi về bên kia, Tần Trường Sơn bơi chèo nhanh liên tiếp, và chiếc thuyền con của chàng đi tới nhanh như tên bắn, gạch một vệt dài trên dải trường giang.
Trong chớp mắt, chiếc thuyền của chàng xa dần... xa dần... rồi chỉ còn lại một chấm đen ở đằng xa lắc.
Mặc Lâm Na thấy Tâm Đăng thẫn thờ như người mất vía, thình lình vỗ vai chàng :
- Chắc cô ta có việc chi cần kíp... Mi và cô ta thường đi chơi như thế này chăng?
Tâm Đăng lắc đầu :
- Không! Đây chỉ là lần thứ nhất!
Mặc Lâm Na hậm hực :
- Hừ... hừ... lần thứ nhất.
Tâm Đăng giật mình, chú đã đọc ra phần nào ý nghĩ của người đẹp Mặc Lâm Na.
Tâm Đăng vội lảng sang chuyện khác :
- Tôi quen biết cô đã lâu nhưng chưa biết nhà cô ở chỗ nào?
Mặc Lâm Na mỉm cười đầy vẻ huyền bí :
- Ta không ngụ tại La Sa mà tại một nơi xa lắm, để lần sau ta dẫn mi tới đó.
Tâm Đăng vén tay áo của mình lên, thò tay xuống dưới be thuyền mà vọc nước, nước mát làm cho chú vui vẻ, chú cười mà nói với Mặc Lâm Na :
- Thật không ngờ cô ở vùng xa đến thế, chắc cô ở vùng có sông có hồ?
Mặc Lâm Na thơ ngây cười như nắc nẻ, thò tay ra bíu Tâm Đăng mà nói :
- Mi thật thích nước... coi chừng chơi nước có ngày sảy tay chết chìm.
Tâm Đăng nói móc :
- Rủi có sảy tay chết chìm thì cô vớt...
Mặc Lâm Na bỗng ngẩng đầu lên bảo rằng :
- Mi đừng ngỡ rằng ta không biết bơi, hãy xem.
Nói vừa dứt lời, Mặc Lâm Na đã nhún chân cất mình bay bổng lên không trung, rồi nhanh như một con phượng, nàng đảo nhanh một vòng để rồi rơi tòm xuống nước.
Việc nảy ra thật ngoài tưởng tượng, Tâm Đăng nhóng cổ ra nhìn, bất giác kinh hãi, vì dòng trường giang trập trùng, sóng dợn cuồn cuộn, không thấy hình ảnh của Mặc Lâm Na ở đâu.
Lâu lắm chú mới gọi lên ầm ĩ :
- Mặc Lâm Na... Mặc Lâm Na...
Nhưng không có một tiếng tăm nào trả lời cho chú cả càng làm cho chú thêm kinh sợ.
Còn đang bàng hoàng ngớ ngẩn bỗng từ phía sau lái thuyền có tiếng cười khúc khích :
- Tâm Đăng, mi gọi chi mà ầm ĩ lên thế?
Tâm Đăng nghe thấy tiếng lấy làm mừng rỡ như người bắt được vàng, bất thình lình sử một thế Phi Bằng Vạn Lý bay vù từ trước mũi thuyền ra sau lái, tạo thành một đường vồng cầu tuyệt mỹ.
Ngón khinh công đó làm cho bọn dân chài gần đấy reo lên ầm ĩ.
Ra đến sau lái, chú thấy Mặc Lâm Na đang thò một cánh tay trắng muốt nắm lấy lái thuyền mà đầu cổ ướt loi ngoi lóp ngóp.
Nàng cười một cách man dại nói với Tâm Đăng :
- Mi tin ta biết lội hay không thì bảo?
Nói đoạn vỗ mạnh một tay vào be thuyền và thân hình của nàng bắn vút lên, nhẹ nhàng rơi sau bồng lái.
Trổ một ngón về tài bơi lội cho Tâm Đăng xem rồi, Mặc Lâm Na vui vẻ vào khoang, nàng lại cố tình muốn trổ thêm một ngón nội công thâm hậu để cho Tâm Đăng biết.
Vì vậy mà nàng cứ để nguyên quần áo ướt mèm ngồi xuống chiếu, và lập tức vận nội công lên để cho một làn hơi ấm áp từ đan điền tỏa ra khắp châu thân.
Tâm Đăng chợt thấy khắp toàn thân Mặc Lâm Na tỏa ra một làn hơi mong mỏng, bất giác giật mình nghĩ thầm :
- Chẳng biết Mặc Lâm Na là học trò của người nào mà võ công thâm hậu dường ấy, có thể toát hơi nóng ra làm khô ráo quần áo của nàng?
Làn hơi mong mỏng từ trong bộ quần áo ướt mèm của Mặc Lâm Na vẫn tỏa ra nghi ngút, và không mấy chốc thân hình của nàng lại khô ráo như cũ làm cho Tâm Đăng phải vỗ tay khen dậy.
Chàng bỗng nhớ lại một việc, đó là khi Tâm Đăng bắt gặp Tạng Tháp đấu chiến cùng Trác Đặc Ba, thì cớ sao Mặc Lâm Na lại xuất hiện?
Vì vậy mà Tâm Đăng bắt sang câu chuyện đó để hỏi cho biết nhưng Mặc Lâm Na cứ chối quanh chối quẩn mãi, bảo rằng nàng chẳng biết Trác Đặc Ba.
Thình lình Tâm Đăng nhìn thẳng vào đôi mắt sáng ngời của Mặc Lâm Na mà nói :
- Cô không biết người ấy... nhưng tôi biết!
Câu nói này làm cho Mặc Lâm Na giật mình, nàng vội hỏi :
- À... sao mi biết?
Trong trí của Tâm Đăng lại nổi lên hình ảnh của Tâm Đăng, một người khôi ngô tuấn tú, trên mặt đượm vài nét đanh đá, cử chỉ cực kỳ lanh lẹn, chưởng lực lại hùng hồn.
Chú đưa mắt nhìn về một cánh bướm ở chỗ xa xăm nói nho nhỏ :
- Phải, tôi biết hắn... Hắn tên là Trác Đặc Ba...
Ba chữ Trác Đặc Ba làm cho Mặc Lâm Na giật mình rú lên :
- Trời... sao mi biết hắn là Trác Đặc Ba?...
Tâm Đăng chỉ trả lời ỡm ờ mà không nói rõ sự thật, chú bảo :
- Tôi có nghe một người bạn nói lại rằng Trác Đặc Ba là một người có võ công thượng thặng, thuộc vào hàng người số một số hai của người Tây Tạng.
Mặc Lâm Na chưa kịp trả lời thì từ đằng kia đã có một chiếc thuyền sơn son thiếp vàng, trang trí cực kỳ đẹp đẽ, lướt sóng mà đi tới như bay.