Lưu gia, một dòng tộc danh giá tồn tại mấy trăm năm , từ lúc tổ tiên làm quan nhất phẩm trong triều duy trì tộc hệ đến ngày nay, chẳng nhưng không hề suy thoái mà Lưu gia còn âm thầm bành trướng, quyền lực đã vượt xa các nguyên thủ quốc gia. Bạch đạo do tập đoàn Lưu Thị thâu tóm thương trường. Hắc đạo do Dạ Nguyệt hắc bang một tay che trời. Nhưng đáng nể nhất chính là một hệ thống tầng tầng lớp lớp các quy tắc lễ giáo khi bước chân vào ngưỡng cửa Lưu gia. Cấp bậc trong gia đình, gia quy nghiêm khắc, chế độ đa thê đa phu, quyền uy lễ giáo, cổ phục lễ bái... Giống như một thế giới hoàn toàn tách biệt với bên ngoài. Người có thể thay đổi được mớ rắc rối đó chỉ có thể là Gia chủ. Và theo quy tắc của tổ huấn chỉ có nội tôn tử mới được truyền "gia".
Lưu Dịch Tôn là gia chủ đời thứ của Lưu gia, ông nắm quyền hành gia tộc năm tuổi đến tuổi thì nhường vị dưỡng già, sau khi lên vị trí gia chủ năm ông đã đưa ra một nguyên tắc mà đã khiến ông một bụng hối tiếc phá bỏ nó sau năm, đó là bắt buộc liên hôn nếu ai làm trái bị trục xuất khỏi gia phả nhà họ Lưu. Hai từ "liên hôn" nghe như đơn giản nhưng đã khiến ông lão nếm trải cô đơn quạnh quẻ suốt năm trời.
Đại lão gia liên hôn với một gia tộc hiển hách, không lâu sau thì đại phu nhân hạ sinh Lưu Trạch Tâm cháu đích tôn hai đại gia tộc. Cũng vì mối liên hôn này làm chấn động đến địa vị của quá nhiều người mà sau một đêm cả nhà đại phu nhân cùng đại lão gia đều qua đời do tai nạn máy bay. Một gia tộc diệt vong còn một gia tộc mất con. Lúc đó Lưu Trạch Tâm là bảo bối vàng ngọc của Lưu gia gia nên ko theo cha mẹ, anh may mắn qua được một kiếp nạn.
Nhị lão gia Lưu Quân Hiền lại không nghe theo giáo huấn, ông yêu Diệp Hạnh Dung một người phụ nữ có gia cảnh bình thường, bà là người dịu dàng công dung ngôn hạnh đều có đủ. Nhưng vì gia cảnh không môn đăng hộ đối mà bị Lưu gia gia phản ứng quyết liệt, gạt tên nhị lão gia ra khỏi gia phả. Nhị lão gia ra khỏi nhà với bàn tay trắng cùng vợ gây dựng sự nghiệp, ông có tài có đức, giáo dục Lưu Trạch Nguyên và Lưu Trạch Hoàng thành người ưu tú lễ đạo nhưng tuyệt nhiên ông không bao giờ nhắc đến thân thế thật sự của mình. Lúc Lưu Trạch Nguyên tuổi ông cùng vợ ôm con về gặp lại Lưu gia gia. Lưu gia gia ôm nổi đau trong lòng mà đặt cho anh tên gọi Trạch Nguyên : Trạch trong "ân trạch", Nguyên trong "nguyên sơ". Ý muốn nhắc nhở Lưu nhị lão gia hãy luôn ghi nhớ ân huệ ban sơ của cha mẹ, của gia tộc họ Lưu. Từ đó về sau, suốt năm liền Lưu Quân Hiền không bước chân về Lưu gia nữa bước.
Đại cô mẫu cũng từng có một mối tình nhưng có duyên không nợ. Đó là Anh trai ruột của em dâu bà Hàn Tử Lam, tên gọi Hàn Tử Dương. Lưu Nhã Tịnh và Hàn Tử Dương là bạn học thời cao trung. Thiếu gia nhà họ Hàn vì thân phận đặt biệt mà giấu giếm thân thế. Cũng vì sự giấu giếm này đã làm lỡ mối lương duyên của hai người. Lưu gia gia sau khi phát hiện con gái quen với một chàng thanh niên "nghèo" đã tức giận mà giam lỏng bà nữa năm trong biệt viện. Sau đó bắt bà liên hôn với thiếu gia nhà họ Hàn (chính là Hàn Tử Dương che giấu thân phận). Bà vì chống đối mà tự nhốt mình thêm nữa năm trong biệt phủ. Đến khi cha con nhà họ Lưu đình chiến thì cũng là lúc bà hay tin Hàn Tử Dương mắc ung thư máu mà qua đời. Lần cuối cùng gặp Hàn Tử Dương bà mới biết anh là người được hứa hôn với bà. Từ đó về sau bà ôm mối tình đau thương mà quyết không gả đi. Lão gia gia biết là do ông có lỗi vs bà nên cũng không ép gả. Ông giao cho bả quản lý lễ giáo trong gia tộc để an ủi bà, cũng vì những khuôn mẫu lễ giáo đó Lưu Nhã Tịnh mãi mãi ko còn là Lưu Nhã Tịnh của ngày xưa.
Tam cô mẫu Lưu Nhã Ngưng cũng là vì tình mà từ bỏ tước vị. Bà may mắn hơn chị gái ở chỗ được trọn vẹn làm vợ người mà mình yêu. Người đàn ông mà bà yêu là ngoại tôn của một gia tộc ngầm. Vì chỉ là ngoại tôn nên ba của bà không chấp nhận. Ông bắt bà gả cho An Húc Văn, con trai của An lão gia gia, người bạn thân nhất của ông. An lão gia gia biết được tâm tình của bà nên đã nhận bà làm nghĩa nữ tác thành cho bà và Phó Khánh Ân. Mà An Húc Văn lúc đó cũng tìm được người mình yêu. Nhà họ An thì song hỉ lâm môn. Nhưng vô tình đóng cái đinh vào tim của Lưu gia gia. Từ đó Lưu gia gia từ mặt bạn cũng từ mặt con gái. Đến lúc Phó Chính Đình trưởng thành quay về tiếp nhận Bang Dạ Nguyệt, với lực tuyệt đối và tính cách cứng rắn, Lưu gia gia bị ngoại tôn áp bức mới buông bỏ cuồng nộ.
Nếu nói Lưu Nhã Ninh có cuộc hôn nhân trọn vẹn nhất, bà và chồng là thanh mai trúc mã môn đăng hộ đối thì Lưu Quân Hàn lại là người đặc biệt nhất. Ông chấn hưng bang Dạ Nguyệt và kết hợp vs Emma Lưu (chủ nhân hội sát thủ nổi danh nhất nước I). Tính cách của ông và cháu trai Phó Chính Đình có thể nói là như khuôn đúc ra. Lưu lão gia gia cũng là vì bị hai người áp bức mà không hề nêu ý kiến về mối hôn nhân của Tứ lão gia. Lưu gia gia chỉ đành lẳng lặng ôm nội tôn Lưu Trạch Uyên dạy dỗ thành một người nho nhã thanh lịch. Ngay cả cái tên của Trạch Uyên cũng là do Tứ lão gia đặt. Trạch trong "ân trạch", Uyên trong "uyên ương".
Hai người con nghe lời quá mức nhất chính là tam lão gia và lục lão gia. Nếu tam lão gia có tam phòng thì lục lão gia cũng có nhị phòng. Tam gia Lưu Quân Đạt sau khi cưới đại nương tử sanh được trai gái lần lượt là Trạch Vũ và Nhân Mạn thì ông và thứ nữ nhà họ Dương - Dương Cẩn Mai lén lút sau hiên mà có mang Trạch Phong. Dương gia bấy giờ bắt họ Lưu phải hưu đại nương tử lập họ Dương là chính thê trong gia phả. Đại nương tử vì tức giận mà phát bệnh tim qua đời. Sau đó bị Lưu Nhã Tịnh một mực ngăn cản Dương Cẩn Mai chỉ được ghi vào gia phả với vị thế thiếp thất Tam gia nhị nương tử. Ko lâu sau Tam lão gia lại qua lại vs một cô đào hát kinh kịch, nhưng ko may tiểu nương tử do sinh khó Trạch Hàm mà qua đời.
Lục lão gia Lưu Quân Sơn trông lại khá hơn anh trai một chút. Khá hơn ở chỗ tiểu thiếp của ông mang tha cùng lúc vs Hàn phu nhân. Khi Lưu Nhân Ly tuổi Hàn phu nhân bị tai biến trở thành người thực vật, lục lão gia liền rước tình nhân Thẩm Giai Hoa và Lưu Nhân Đình vào nhà. Lưu gia gia tức giận đã rút hết quyền hành ở Lưu thị trong tay lục lão gia. Lục lão gia chỉ đành tính kế lên người Lưu Nhân Ly. Nhà Họ Hàn sau khi Hàn Tử Dương mất chỉ có mẹ của cô là chính huyết thống. Gia thế nhà họ Hàn không hề kém cạnh bất kỳ gia tộc nào. Một hệ thống chuỗi nhà hàng khách sạn sao đểu để lại cho cháu ngoại là Lưu Nhân Ly. Nhưng lục lão gia không hề biết rằng trước khi gặp chuyện vợ mình đã lén lúc làm di chúc phó thác cho cháu trai Lưu Trạch Uyên. Di chúc còn kèm theo một bức thư liên hôn.
Người an phận tránh đời nhất trong số những người con của Lưu gia gia là ngũ lão gia Lưu Quân Hải. Ông nghe theo sắp xếp của cha cưới giáo sư Trần Mỹ Quỳnh . Sau vài năm ổn định vợ chồng ông dẫn dắt đôi song sinh Trạch Minh và Trạch Khải đến miền nam nước M quản lý gia sản của Lưu thị ở nước ngoài.
Khi còn trị vì gia tộc Lưu gia gia đã ra quy định về tên của con, cháu, chắt của ông :
- Nam tử lót Quân (Quân trong "minh quân")
- Nữ tử lót Nhã ( Nhã trong "nhã nhặn")
- Nội tôn nam tử lót Trạch (Trạch trong "ân trạch")
- Ngoại tôn nam tử lót Chính ( Chính trong "chính trực")
- Tôn nữ tử lót Nhân ( Nhân trong "nhân đức").
- Chắt tử nam lót Sở ( Sở và trong "thanh sở": có nghĩa là minh bạch rõ ràng).
Ngoài ra ông còn đặt ra quy định về cổ phần của tập đoàn Lưu Thị. cháu trai và người cháu gái mỗi người đều đc chia % cổ phần tập đoàn nhà họ Lưu sau tuổi được ủy quyền, sau khi kết hôn được thừa kế, tuy nhiên Lưu Nhân Ly đã xin hoàn trả cổ phần cô không muốn phụ thuộc vào nhà họ Lưu hay bị người cha ngoài ruột Lưu Quân Sơn lợi dụng. Ngoài ra Đại thiếu gia Lưu Trạch Tâm chưa kết hôn nhưng vì là cháu đích tôn, anh đã được ông nội cho % cổ phần. Gấp l những anh em còn lại.