Diệu Nhi mới bước vào trong nhà đã nghe thấy tiếng thở dài của nương:
"Haiz, đúng là mỗi nhà mỗi cảnh. Dù sao nhà thẩm ấy cũng khó khăn quá, mình có giúp đỡ được gì thì cứ giúp thôi, coi như là lá rách đùm lá nát."
Phụ thân Trương Tranh cũng tiếp lời:
"Đúng vậy a. Cuộc sống thì ngày càng khó khăn, thuế má thì ngày một tăng mà lương thực thu hoạch mỗi vụ lại không nhiều thêm. May mà nhà chúng ta có phương pháp trồng trọt của Diệu Nhi, mấy cách làm món ăn thôn quê bán của con bé nghĩ ra mới khấm khá lên được chút, chứ không... cũng như mọi năm thôi..."
Lại một tiếng thở dài nữa, sau đó thì giọng cha nương thì thầm nhỏ hơn. Diệu Nhi cảm thấy tò mò, đi vào hỏi:
"Phụ thân, nương, hai người đang nói chuyện gì vậy?"
"Chuyện của người lớn, con hỏi làm gì?" Nương nghiêm mặt đáp, "Không đi nghỉ sớm đi, mai còn bận rộn nữa đó."
Diệu Nhi đi đến bên cha, làm nũng hỏi: "Nói cho con biết đi mà."
Phụ thân Trương Tranh gương mặt đang rầu rầu mà cũng phải bật cười, bế cô ngồi lên đùi ông, vừa xoa đầu cô vừa nói:
"Là chuyện nhà Phan thẩm đó con. Thẩm ấy đến hỏi xem nhà mình còn mướn người không, cho thẩm ấy một xuất. Thẩm ấy sẽ ráng làm việc, trả đàn ông ba mươi ba văn thì trả cho thẩm ấy hai mươi văn cũng được. Cha với nương con đang bàn thử xem chuyện của thẩm ấy thì tính sao đó mà."
Diệu Nhi nghe xong thì cũng hiểu đôi chút. Nhà Phan thẩm khó khăn quá mà. Gia đình bốn miệng ăn chỉ dựa vào một mình thẩm ấy cũng quá cực khổ rồi. Mấy tháng nay cô có chỉ cho Cao Vân tỷ cách hái các loại thuốc nam phơi khô và bán cũng kiếm được ít tiền lại lo thuốc men. Đã nghèo còn gặp nhiều bệnh tật nữa đâm ra càng eo hẹp hơn.
Diệu Nhi nghĩ một lát rồi nói:
"Con thấy mình cứ cho thẩm ấy bưng bê, chuyển nguyên vật liệu phụ nương, rồi trả công cho thẩm ấy hai mươi lăm văn, chứ hai mươi văn thì ít quá."
"Nương cũng tính vậy đấy. Haiz, xây xong cái nhà, số tiền tích góp bấy lâu nay hết sạch, lại lâm vào tình trạng không xu dính túi."
"Nương." Diệu Nhi cười nói, "Tiền hết thì lại kiếm a. Sau khi xây nhà xong, mùa đông năm nay chúng ta sẽ đỡ lạnh hơn này, con lại biết cách làm than củi tự chế, tuy không tốt như than mua nhưng cũng vẫn xài khá được, lương thực cũng dư dả, mùa đông năm nay chúng ta sẽ không phải chịu cảnh đói, lạnh co ro nữa."
"Haiz, nương biết a. Chỉ là nhớ đến cuộc sống lo bữa nay, bữa mai trước kia ngẫm lại thấy khổ cực quá nên cảm thán vài câu thôi."
Phụ thân Trương Tranh cười nói:
"Được rồi. Cuộc sống nhà chúng ta rồi sẽ khấm khá hơn thôi. Đi ngủ thôi, khuya rồi."
Sáng ngày hôm sau lại là một ngày vô cùng bận rộn của nhà Diệu Nhi. Mọi thứ đã xong bước đầu, bây giờ chỉ tập trung xây tường. Nguyên vật liệu thì cha mượn xe trâu trở về cả mười chuyến, hy vọng đủ, còn gỗ lợp mái nhà thì vào núi chặt. Dù sao có sẵn không phải tốn tiền mua, nhưng lại rất mất sức chặt và tốn tiền mướn thợ, vì cây nào cây nấy đều rất to, chặt cũng khó khăn.
Nhà Diệu Nhỉ mướn ba thợ chính, năm thợ phụ và hai người phụ việc vặt trong đó có Phan thẩm, cộng thêm ba nhân khẩu nhà cô nữa là cũng mười ba người. Hy vọng làm cật lực sẽ nhanh xong.
Diệu Nhi cầm một ít đồ ăn vặt mang sang bên nhà Thanh Sơn thúc tìm Thanh Mộc ca, vì cô muốn nhờ hắn dẫn cô vào chỗ hôm trước để hái ít đu đủ về hầm xương.
Đến nơi, Diệu Nhi gõ cửa, rất nhanh có người ra mở cửa, là thằng bé Thanh Lãng. Nhìn thấy Diệu Nhi thằng bé cười hỏi:
"Diệu Nhi tỷ, tỷ qua chơi ạ?"
"Ừ. Thanh Mộc ca có nhà không Lãng nhi?" Diệu Nhi hỏi, tiện tay đưa túi đồ ăn vặt cho thằng bé, "Cái này cho em."
"Cám ơn Diệu Nhi tỷ. Ca ấy có nhà á, tỷ chờ chút đệ gọi cho nha."
"Được." Diệu Nhi cười đáp.
Thanh Lãng ôm túi đồ ăn vặt, cười híp mắt, chạy nhanh vào trong nhà. Cô chờ chưa tới năm phút đã thấy Thanh Mộc vội vã đi ra, đến trước mặt cô hỏi:
"Muội tìm huynh à?"
"Đúng vậy. Huynh có thể dẫn muội vào chỗ hôm trước được không? Muội tính hái vài trái đu đủ nữa về nấu canh."
"Được chứ. Đi thôi." Thanh Mộc cười ngây ngô đáp.
Sau đó vươn tay nắm lấy bàn tay nhỏ của cô và kéo đi. Hai người đi nhanh vào chỗ hôm nọ hái ba trái đu đủ ương ương, Diệu Nhi nhổ thêm vài cây hoa dại về trồng cho đẹp, rồi còn hái được một rổ quả dại, một rổ nấm mối về xào với mướp vô cùng ngon.
Bữa trưa hai tỷ muội Diệu Nhi nấu ba món mặn, hai xào, một canh. Cả nhà ăn vội vàng, nghỉ ngơi một lát rồi buổi chiều lại bận rộn làm việc.
Vì nhiều người ra sức làm nên tầm một tháng hai mươi ngày mọi thứ đã hoàn thiện, chỉ còn khâu trang trí, quét dọn rồi chờ ngày hoàng đạo và dọn vào ở thôi. Xung quanh đều xây tường cao, bên trên có rải các miếng miểng chai để ngăn cho người khác leo trèo, cửa cổng được sơn một lớp màu nâu đen, được làm bằng gỗ nên vô cùng bóng loáng, rất đẹp mắt. Tường nhà thì sơn màu trắng, xung quanh xây thêm bồn trồng hoa, sân được lát gạch, con đường đi ra chuồng heo, chuồng gà cũng được lát gạch sạch sẽ, còn ra khu vườn của Diệu Nhi thì rải đá. Vì nhà cô dự tính kiếm tiền mua trâu nữa nên sẵn tiện làm luôn chuồng trâu, dựng bằng gỗ là chính cũng không tốn bao nhiêu.
Nhà có tất cả bốn phòng ngủ, một phòng cho cha nương, một phòng của hai tỷ muội, còn một phòng cho A Thành ca và tiểu Sơn, phòng còn lại thì để có khách ghé chơi ở lại ngủ. Ngoài ra còn có thêm nhà chính to (phòng khách), nhà bếp và phòng tạp vụ. Có sẵn gỗ chặt được, cha mượn xe trâu kéo đến nhà Lý thúc làm thợ mộc đặt làm hai cái giường mới, hai cái cũ thì ba mẹ ngủ một cái, một cái cho vào phòng của khách. Lại đặt thêm một bộ bàn ghế, tủ,... linh tinh rất nhiều thứ.
Ngày mười tháng mười một là ngày tốt lành, gia đình Diệu Nhi chính thức chuyển vào nhà mới, có thêm nhà Thanh Sơn thúc và Phan thẩm sang phụ dọn đồ, còn việc làm tiệc tân gia thì rời đến ngày hôm sau. Trải nệm mới, chăn mới, rèm cửa mới... mọi thứ đều như được tắm qua gió xuân vậy, vui tươi đến lạ. Diệu Nhi vội trước, vội sau trang trí nhà mới, nào là cắm hoa, trồng hoa vào bồn, mấy cây leo, trồng cây ăn quả... rồi vẽ tranh, viết thư pháp tự chế treo lên.
Ngày hôm sau nương và cha dậy sớm đi lên trấn trên mua đồ về làm tân gia. Mấy thẩm thân thiết với gia đình nhà Diệu Nhi cũng đi sang làm phụ. Mọi người chia nhau, phụ nữ thì nhặt rau, nấu nướng, đàn ông thì phụ lắp ráp đồ đạc, mổ gà, chặt xương heo, mượn bàn ghế... Tính sơ sơ làm mười bàn mà cũng mất ba lượng bạc, nhà nông mà, nào có thu lại được gì đâu, người thì cho chục trứng gà với mớ rau, người thì ba bốn con cá, người sang hơn đi một con gà hoặc một cân thịt heo, có người lại mua tặng một cặp chậu gỗ...
Đám phụ nữ túm tụm làm đồ ăn phía sau, một người phụ nữ béo mập, mặt đánh phấn trắng bạch, híp mắt cười nói:
"Lâm tỷ giờ cuộc sống sung sướng rồi. Mới lúc nào còn nghèo đói lo bữa nay bữa mai mà giờ đã xây được một căn nhà khang trang thế này rồi."
Nương đang gọt củ cải, nghe vậy, chỉ đáp:
"Nào có, vay mượn cả thôi chứ nhà ta làm gì có nhiều tiền thế. Lo cho tụi nhỏ chỗ ở mới, mùa đông này đỡ phải co ro vì lạnh."
"Vậy cũng phải xem thử đâu phải nhà ai đi mượn tiền cũng có người cho đâu. Tỷ tốt số thật đấy!"
Phan thẩm ngồi cạnh đó, nghe không nổi mụ ta nói mát,bèn gắt:
"Nhà người ta ai cũng sống tốt bụng, thật thà thì trời mới thương, chứ cái loại người keo kiệt, bủn xỉn, ki bo, không màng đến người xung quanh thì trời nào thương nổi."
Mụ béo nghe xong, vừa ngượng vừa tức, mặt hết xanh lại trắng, mỉa mai:
"Ừ, vẫn còn hơn khối người, có chồng cũng như không, chồng nó đi cũng không thèm về."
"Bà nói ai đó?" Phan thẩm cầm con dao phay đứng phắt dậy chỉ thẳng vào mặt mụ mập, trợn trắng mắt mắng.
"Tui nói phong lông đó, trúng ai thì trúng thôi. Ai nhột người đó tự biết." Mụ mập dương dương tự đắc đáp. Nghĩ cầm dao mà bà ta sợ à?
"Bà..." Phan thẩm tức quá giơ dao lên, nương thấy tình hình không ổn, vội vàng ngăn cản.
"Phan thị, bỏ dao xuống. Lỡ xảy ra án mạng rồi sao? Còn mấy người nữa, đến phụ giúp nhà tui chứ không phải đến gây sự. Ai không muốn làm có thể về."
Phan thẩm và mụ mập tuy có ngừng trận chiến nhưng vẫn lườm nguýt nhau. Vụ mâu thuẫn này không ảnh hưởng gì đến đám Diệu Nhi, lúc này đang vội vã hái trái cây dại và nấm trên núi. Có A Thành ca và Thanh Mộc, Cao Vân tỷ tham gia nên chỉ một lúc cả đám đã hái được rất nhiều, lại còn gom được một bó củi to nữa. Đến non nửa trưa, trời nắng to, cả đám kéo nhau về.
Bàn nào cũng có mười món, rau xào, rau trộn chua ngọt, canh đu đủ hầm xương, thịt ba chỉ xào dưa chua, trứng chiên hành, nấm xào mướp hương lòng gà, bánh bột ngô áp chảo, bánh bao và gà kho gừng. Bắt đầu ngồi vào bàn là đàn ông họ còn từ tốn, uống rượu, còn phụ nữ với đám con nít là dành giựt như kiểu đi giựt cô còn vậy đó, món nào cũng loáng cái chưa đầy một phút đã hết sạch. Cũng may nương biết ý có để phần có mấy huynh đệ tỷ muội ở trong bếp, nếu không với trình giựt không bằng ai chắc chết đói.
Hôm nay Diệu Nhi cùng với đại ca và đại tỷ lên núi lấy củi dự tính về làm mẻ than củi đầu tiên. Thời tiết bắt đầu trở lạnh rồi. Công nhận mới đầu mùa Đông rồi mà Diệu Nhi đã cảm thấy cũng phải tầm dưới mười lăm độ vậy. Cứ có một cơn gió thổi qua một cái là da gà da vịt nổi hết lên, da mặt, môi thì khô khốc, ngày nào cũng ráng uống đủ hai lít nước mới may ra tạm ổn.
Nương với cha lên trấn bán con mồi do cha săn được tiện thể mua ít vải về làm quần áo ấm luôn, mua thêm bông làm chăn bông mới, rồi đồ ăn để dự trữ cho mùa Đông.
Ba người Diệu Nhi nhặt cả ngày thêm A Thành ca ra sức chặt cũng lấy được năm bó củi to. Cột gọn lại, Diệu Nhi về nhà gọi cha mang xe lên kéo về. Trong lúc mọi người vận chuyển củi về thì Diệu Nhi đi lang thang xung quanh ngó thử coi có gì kiếm tiền được không. Đi vào hơi sâu mà chẳng có gì ngoài toàn cây là cây, vô cùng rậm rạp, Diệu Nhi chán nản ngồi phịch xuống một gốc cây gần đó nghỉ ngơi chút.
Một lát sau, đang tính đứng lên thì vô tình cô nhìn thấy một loại cây quen thuộc, tưởng bản thân hoa mắt, cô còn xoa xoa mấy lần, nhưng vẫn nhìn thấy nó nằm đó. Trong lòng mừng rỡ, cô chạy ngay lại, ngồi thụp xuống ngắm ngía nó một hồi rồi mới dám vươn tay vuốt ve thử. Trời ơi, nếu cô không lầm thì đây... thì đây chính là nhân sâm a... là thứ cứu mạng người a.
Đang tính kiếm cái gì đó để đào cả gốc và dễ mang về, đột nhiên cô nghe thấy tiếng A Thành ca gọi:
"Diệu Nhi, muội ở đâu? Diệu Nhi!"
Cô đứng lên, quay lại nhìn thì thấy A Thành ca ở phía bên kia đang gọi mình. Cô cười toe, vươn tay vẫy vẫy:
"Muội ở đây này. A Thành ca, muội ở đây."
A Thành qua nghe tiếng cô, nhìn sang, rồi vội vàng đi đến phía bên cô đang đứng. Đúng lúc này, dưới chân cô đột nhiên có tiếng sột soạt, cô đưa mắt nhìn xuống...
"Á á á aaaaaaaaaa........ rắn.........."
"Diệu Nhi, muội đứng im đấy! Cẩn thận. Diệu Nhi." Nghe tiếng cô la thất thanh, A Thành ca chạy nhanh đến, không quên nói lớn trấn an.
"Haiz, đúng là mỗi nhà mỗi cảnh. Dù sao nhà thẩm ấy cũng khó khăn quá, mình có giúp đỡ được gì thì cứ giúp thôi, coi như là lá rách đùm lá nát."
Phụ thân Trương Tranh cũng tiếp lời:
"Đúng vậy a. Cuộc sống thì ngày càng khó khăn, thuế má thì ngày một tăng mà lương thực thu hoạch mỗi vụ lại không nhiều thêm. May mà nhà chúng ta có phương pháp trồng trọt của Diệu Nhi, mấy cách làm món ăn thôn quê bán của con bé nghĩ ra mới khấm khá lên được chút, chứ không... cũng như mọi năm thôi..."
Lại một tiếng thở dài nữa, sau đó thì giọng cha nương thì thầm nhỏ hơn. Diệu Nhi cảm thấy tò mò, đi vào hỏi:
"Phụ thân, nương, hai người đang nói chuyện gì vậy?"
"Chuyện của người lớn, con hỏi làm gì?" Nương nghiêm mặt đáp, "Không đi nghỉ sớm đi, mai còn bận rộn nữa đó."
Diệu Nhi đi đến bên cha, làm nũng hỏi: "Nói cho con biết đi mà."
Phụ thân Trương Tranh gương mặt đang rầu rầu mà cũng phải bật cười, bế cô ngồi lên đùi ông, vừa xoa đầu cô vừa nói:
"Là chuyện nhà Phan thẩm đó con. Thẩm ấy đến hỏi xem nhà mình còn mướn người không, cho thẩm ấy một xuất. Thẩm ấy sẽ ráng làm việc, trả đàn ông ba mươi ba văn thì trả cho thẩm ấy hai mươi văn cũng được. Cha với nương con đang bàn thử xem chuyện của thẩm ấy thì tính sao đó mà."
Diệu Nhi nghe xong thì cũng hiểu đôi chút. Nhà Phan thẩm khó khăn quá mà. Gia đình bốn miệng ăn chỉ dựa vào một mình thẩm ấy cũng quá cực khổ rồi. Mấy tháng nay cô có chỉ cho Cao Vân tỷ cách hái các loại thuốc nam phơi khô và bán cũng kiếm được ít tiền lại lo thuốc men. Đã nghèo còn gặp nhiều bệnh tật nữa đâm ra càng eo hẹp hơn.
Diệu Nhi nghĩ một lát rồi nói:
"Con thấy mình cứ cho thẩm ấy bưng bê, chuyển nguyên vật liệu phụ nương, rồi trả công cho thẩm ấy hai mươi lăm văn, chứ hai mươi văn thì ít quá."
"Nương cũng tính vậy đấy. Haiz, xây xong cái nhà, số tiền tích góp bấy lâu nay hết sạch, lại lâm vào tình trạng không xu dính túi."
"Nương." Diệu Nhi cười nói, "Tiền hết thì lại kiếm a. Sau khi xây nhà xong, mùa đông năm nay chúng ta sẽ đỡ lạnh hơn này, con lại biết cách làm than củi tự chế, tuy không tốt như than mua nhưng cũng vẫn xài khá được, lương thực cũng dư dả, mùa đông năm nay chúng ta sẽ không phải chịu cảnh đói, lạnh co ro nữa."
"Haiz, nương biết a. Chỉ là nhớ đến cuộc sống lo bữa nay, bữa mai trước kia ngẫm lại thấy khổ cực quá nên cảm thán vài câu thôi."
Phụ thân Trương Tranh cười nói:
"Được rồi. Cuộc sống nhà chúng ta rồi sẽ khấm khá hơn thôi. Đi ngủ thôi, khuya rồi."
Sáng ngày hôm sau lại là một ngày vô cùng bận rộn của nhà Diệu Nhi. Mọi thứ đã xong bước đầu, bây giờ chỉ tập trung xây tường. Nguyên vật liệu thì cha mượn xe trâu trở về cả mười chuyến, hy vọng đủ, còn gỗ lợp mái nhà thì vào núi chặt. Dù sao có sẵn không phải tốn tiền mua, nhưng lại rất mất sức chặt và tốn tiền mướn thợ, vì cây nào cây nấy đều rất to, chặt cũng khó khăn.
Nhà Diệu Nhỉ mướn ba thợ chính, năm thợ phụ và hai người phụ việc vặt trong đó có Phan thẩm, cộng thêm ba nhân khẩu nhà cô nữa là cũng mười ba người. Hy vọng làm cật lực sẽ nhanh xong.
Diệu Nhi cầm một ít đồ ăn vặt mang sang bên nhà Thanh Sơn thúc tìm Thanh Mộc ca, vì cô muốn nhờ hắn dẫn cô vào chỗ hôm trước để hái ít đu đủ về hầm xương.
Đến nơi, Diệu Nhi gõ cửa, rất nhanh có người ra mở cửa, là thằng bé Thanh Lãng. Nhìn thấy Diệu Nhi thằng bé cười hỏi:
"Diệu Nhi tỷ, tỷ qua chơi ạ?"
"Ừ. Thanh Mộc ca có nhà không Lãng nhi?" Diệu Nhi hỏi, tiện tay đưa túi đồ ăn vặt cho thằng bé, "Cái này cho em."
"Cám ơn Diệu Nhi tỷ. Ca ấy có nhà á, tỷ chờ chút đệ gọi cho nha."
"Được." Diệu Nhi cười đáp.
Thanh Lãng ôm túi đồ ăn vặt, cười híp mắt, chạy nhanh vào trong nhà. Cô chờ chưa tới năm phút đã thấy Thanh Mộc vội vã đi ra, đến trước mặt cô hỏi:
"Muội tìm huynh à?"
"Đúng vậy. Huynh có thể dẫn muội vào chỗ hôm trước được không? Muội tính hái vài trái đu đủ nữa về nấu canh."
"Được chứ. Đi thôi." Thanh Mộc cười ngây ngô đáp.
Sau đó vươn tay nắm lấy bàn tay nhỏ của cô và kéo đi. Hai người đi nhanh vào chỗ hôm nọ hái ba trái đu đủ ương ương, Diệu Nhi nhổ thêm vài cây hoa dại về trồng cho đẹp, rồi còn hái được một rổ quả dại, một rổ nấm mối về xào với mướp vô cùng ngon.
Bữa trưa hai tỷ muội Diệu Nhi nấu ba món mặn, hai xào, một canh. Cả nhà ăn vội vàng, nghỉ ngơi một lát rồi buổi chiều lại bận rộn làm việc.
Vì nhiều người ra sức làm nên tầm một tháng hai mươi ngày mọi thứ đã hoàn thiện, chỉ còn khâu trang trí, quét dọn rồi chờ ngày hoàng đạo và dọn vào ở thôi. Xung quanh đều xây tường cao, bên trên có rải các miếng miểng chai để ngăn cho người khác leo trèo, cửa cổng được sơn một lớp màu nâu đen, được làm bằng gỗ nên vô cùng bóng loáng, rất đẹp mắt. Tường nhà thì sơn màu trắng, xung quanh xây thêm bồn trồng hoa, sân được lát gạch, con đường đi ra chuồng heo, chuồng gà cũng được lát gạch sạch sẽ, còn ra khu vườn của Diệu Nhi thì rải đá. Vì nhà cô dự tính kiếm tiền mua trâu nữa nên sẵn tiện làm luôn chuồng trâu, dựng bằng gỗ là chính cũng không tốn bao nhiêu.
Nhà có tất cả bốn phòng ngủ, một phòng cho cha nương, một phòng của hai tỷ muội, còn một phòng cho A Thành ca và tiểu Sơn, phòng còn lại thì để có khách ghé chơi ở lại ngủ. Ngoài ra còn có thêm nhà chính to (phòng khách), nhà bếp và phòng tạp vụ. Có sẵn gỗ chặt được, cha mượn xe trâu kéo đến nhà Lý thúc làm thợ mộc đặt làm hai cái giường mới, hai cái cũ thì ba mẹ ngủ một cái, một cái cho vào phòng của khách. Lại đặt thêm một bộ bàn ghế, tủ,... linh tinh rất nhiều thứ.
Ngày mười tháng mười một là ngày tốt lành, gia đình Diệu Nhi chính thức chuyển vào nhà mới, có thêm nhà Thanh Sơn thúc và Phan thẩm sang phụ dọn đồ, còn việc làm tiệc tân gia thì rời đến ngày hôm sau. Trải nệm mới, chăn mới, rèm cửa mới... mọi thứ đều như được tắm qua gió xuân vậy, vui tươi đến lạ. Diệu Nhi vội trước, vội sau trang trí nhà mới, nào là cắm hoa, trồng hoa vào bồn, mấy cây leo, trồng cây ăn quả... rồi vẽ tranh, viết thư pháp tự chế treo lên.
Ngày hôm sau nương và cha dậy sớm đi lên trấn trên mua đồ về làm tân gia. Mấy thẩm thân thiết với gia đình nhà Diệu Nhi cũng đi sang làm phụ. Mọi người chia nhau, phụ nữ thì nhặt rau, nấu nướng, đàn ông thì phụ lắp ráp đồ đạc, mổ gà, chặt xương heo, mượn bàn ghế... Tính sơ sơ làm mười bàn mà cũng mất ba lượng bạc, nhà nông mà, nào có thu lại được gì đâu, người thì cho chục trứng gà với mớ rau, người thì ba bốn con cá, người sang hơn đi một con gà hoặc một cân thịt heo, có người lại mua tặng một cặp chậu gỗ...
Đám phụ nữ túm tụm làm đồ ăn phía sau, một người phụ nữ béo mập, mặt đánh phấn trắng bạch, híp mắt cười nói:
"Lâm tỷ giờ cuộc sống sung sướng rồi. Mới lúc nào còn nghèo đói lo bữa nay bữa mai mà giờ đã xây được một căn nhà khang trang thế này rồi."
Nương đang gọt củ cải, nghe vậy, chỉ đáp:
"Nào có, vay mượn cả thôi chứ nhà ta làm gì có nhiều tiền thế. Lo cho tụi nhỏ chỗ ở mới, mùa đông này đỡ phải co ro vì lạnh."
"Vậy cũng phải xem thử đâu phải nhà ai đi mượn tiền cũng có người cho đâu. Tỷ tốt số thật đấy!"
Phan thẩm ngồi cạnh đó, nghe không nổi mụ ta nói mát,bèn gắt:
"Nhà người ta ai cũng sống tốt bụng, thật thà thì trời mới thương, chứ cái loại người keo kiệt, bủn xỉn, ki bo, không màng đến người xung quanh thì trời nào thương nổi."
Mụ béo nghe xong, vừa ngượng vừa tức, mặt hết xanh lại trắng, mỉa mai:
"Ừ, vẫn còn hơn khối người, có chồng cũng như không, chồng nó đi cũng không thèm về."
"Bà nói ai đó?" Phan thẩm cầm con dao phay đứng phắt dậy chỉ thẳng vào mặt mụ mập, trợn trắng mắt mắng.
"Tui nói phong lông đó, trúng ai thì trúng thôi. Ai nhột người đó tự biết." Mụ mập dương dương tự đắc đáp. Nghĩ cầm dao mà bà ta sợ à?
"Bà..." Phan thẩm tức quá giơ dao lên, nương thấy tình hình không ổn, vội vàng ngăn cản.
"Phan thị, bỏ dao xuống. Lỡ xảy ra án mạng rồi sao? Còn mấy người nữa, đến phụ giúp nhà tui chứ không phải đến gây sự. Ai không muốn làm có thể về."
Phan thẩm và mụ mập tuy có ngừng trận chiến nhưng vẫn lườm nguýt nhau. Vụ mâu thuẫn này không ảnh hưởng gì đến đám Diệu Nhi, lúc này đang vội vã hái trái cây dại và nấm trên núi. Có A Thành ca và Thanh Mộc, Cao Vân tỷ tham gia nên chỉ một lúc cả đám đã hái được rất nhiều, lại còn gom được một bó củi to nữa. Đến non nửa trưa, trời nắng to, cả đám kéo nhau về.
Bàn nào cũng có mười món, rau xào, rau trộn chua ngọt, canh đu đủ hầm xương, thịt ba chỉ xào dưa chua, trứng chiên hành, nấm xào mướp hương lòng gà, bánh bột ngô áp chảo, bánh bao và gà kho gừng. Bắt đầu ngồi vào bàn là đàn ông họ còn từ tốn, uống rượu, còn phụ nữ với đám con nít là dành giựt như kiểu đi giựt cô còn vậy đó, món nào cũng loáng cái chưa đầy một phút đã hết sạch. Cũng may nương biết ý có để phần có mấy huynh đệ tỷ muội ở trong bếp, nếu không với trình giựt không bằng ai chắc chết đói.
Hôm nay Diệu Nhi cùng với đại ca và đại tỷ lên núi lấy củi dự tính về làm mẻ than củi đầu tiên. Thời tiết bắt đầu trở lạnh rồi. Công nhận mới đầu mùa Đông rồi mà Diệu Nhi đã cảm thấy cũng phải tầm dưới mười lăm độ vậy. Cứ có một cơn gió thổi qua một cái là da gà da vịt nổi hết lên, da mặt, môi thì khô khốc, ngày nào cũng ráng uống đủ hai lít nước mới may ra tạm ổn.
Nương với cha lên trấn bán con mồi do cha săn được tiện thể mua ít vải về làm quần áo ấm luôn, mua thêm bông làm chăn bông mới, rồi đồ ăn để dự trữ cho mùa Đông.
Ba người Diệu Nhi nhặt cả ngày thêm A Thành ca ra sức chặt cũng lấy được năm bó củi to. Cột gọn lại, Diệu Nhi về nhà gọi cha mang xe lên kéo về. Trong lúc mọi người vận chuyển củi về thì Diệu Nhi đi lang thang xung quanh ngó thử coi có gì kiếm tiền được không. Đi vào hơi sâu mà chẳng có gì ngoài toàn cây là cây, vô cùng rậm rạp, Diệu Nhi chán nản ngồi phịch xuống một gốc cây gần đó nghỉ ngơi chút.
Một lát sau, đang tính đứng lên thì vô tình cô nhìn thấy một loại cây quen thuộc, tưởng bản thân hoa mắt, cô còn xoa xoa mấy lần, nhưng vẫn nhìn thấy nó nằm đó. Trong lòng mừng rỡ, cô chạy ngay lại, ngồi thụp xuống ngắm ngía nó một hồi rồi mới dám vươn tay vuốt ve thử. Trời ơi, nếu cô không lầm thì đây... thì đây chính là nhân sâm a... là thứ cứu mạng người a.
Đang tính kiếm cái gì đó để đào cả gốc và dễ mang về, đột nhiên cô nghe thấy tiếng A Thành ca gọi:
"Diệu Nhi, muội ở đâu? Diệu Nhi!"
Cô đứng lên, quay lại nhìn thì thấy A Thành ca ở phía bên kia đang gọi mình. Cô cười toe, vươn tay vẫy vẫy:
"Muội ở đây này. A Thành ca, muội ở đây."
A Thành qua nghe tiếng cô, nhìn sang, rồi vội vàng đi đến phía bên cô đang đứng. Đúng lúc này, dưới chân cô đột nhiên có tiếng sột soạt, cô đưa mắt nhìn xuống...
"Á á á aaaaaaaaaa........ rắn.........."
"Diệu Nhi, muội đứng im đấy! Cẩn thận. Diệu Nhi." Nghe tiếng cô la thất thanh, A Thành ca chạy nhanh đến, không quên nói lớn trấn an.