Hết mấy ngày tết, quay đi quẩn lại thì tới tết nguyên tiêu, nhà Diệu Nhi gói bánh chẻo ăn tết. Sau cái tết nguyên tiêu thì mọi người mới bắt đầu làm việc trở lại. Cha với nương cùng A Thành ca liền ra đồng thăm lúa và hoa màu, An Nhi tỷ cùng Diệu Nhi đi hái rau lợn, còn tiểu Sơn được nương đưa gửi qua nhà Phùng tú tài học chữ.
Phùng tú tài năm nay ngoài ba mươi, thi đậu tú tài năm hai mươi tuổi sau đó vì gia cảnh nghèo không có tiền học tiếp nên trở về thôn dạy chữ cho bọn nhỏ. Người trong thôn cũng khá nghèo, ít có gia đình cho con đi học nên lớp của ông chỉ tầm mười đứa. Cần mẫn chỉ dạy chúng nó, các cha mẹ cũng thường xuyên đưa qua lương thực, đồ ăn, cuộc sống của ông cứ thế đạm bạc trôi qua.
Thê tử của Phùng tú tài là Kim thị, là một người phụ nữ khá hiền hòa và nhân hậu, bà từng cho Diệu Nhi một miếng bánh quế bà làm, ăn rất ngon. Phùng tú tài có một con trai và một con gái, con trai năm nay mười tám đã thành thân còn con gái mới mười bốn, sang năm mới bắt đầu tính chuyện cưới gả. Con gái ông ta tên Quế Lan, người cũng như tên, đẹp nhẹ nhàng thanh thoát như một đóa hoa lan.
Ngày đầu tiên tiểu Sơn đi học cha dắt thằng bé qua nhà Phùng tú tài đưa cho ông mười văn lệ phí và năm cân gạo trắng, năm cân bột mì và một cân đường, vậy là đủ cho thằng bé học hết một năm.
Vì thằng bé đã biết rất nhiều chữ trước đó nên được Phùng tú tài cho học riêng, không học cùng với mấy đứa nhóc trong thôn chưa biết gì được. Nghe cha nói Phùng tú tài thích tiểu Sơn lắm, ông ta còn có ý định bồi dưỡng tiểu Sơn cho thằng bé phát triển con đường học vấn cao hơn ông ngày xưa. Cả nhà nghe vậy thì rất vui, con mình đi học được thầy khen có tương lai cha mẹ ai mà chẳng vui.
Diệu Nhi hái rau lợn với An Nhi tỷ xong, hai tỷ muội cầm cuốc xới lại mảnh vườn nhỏ để trồng rau. Qua một mùa Đông vườn rau tan hoang hết, còn vườn thuốc nhỏ thì sửa lại hàng rào và nhổ cỏ dại mọc xung quanh cho sạch sẽ, tưới thêm nước cho chúng nhanh nảy mầm mới. Năm nay Diệu Nhi tính trồng thêm một ít rau dại cô hái được mà có vị khá giống kiếp trước là rau càng cua, lá chua, lá lốt và một ít rau đắng dại.
Sau khi làm xong, hai tỷ muội rửa tay nấu cơm. Bữa cơm trưa nay rất đơn giản, thịt khô xào rau dại, dưa chua và ăn kèm bánh ngô nướng. Ăn xong, buổi chiều Diệu Nhi dự tính cùng An Nhi tỷ và A Thành ca lên núi hái thuốc tiện thể coi có chút nấm tai mèo, nấm mối nào không. Mùa này, dễ có nhiều nấm tai mào, Diệu Nhi tính hái phơi khô để dành nhà ăn và mang đi bán. Sắp tới có măng nhà cô lại làm măng khô và măng chua để bán nữa. Cuộc sống nhà nông, mùa nào cũng có thứ bán sẽ không sợ đói.
Ba người đi sâu vào trong núi hái cả buổi được mỗi người một gùi to, mà vẫn còn khá nhiều nấm nên ngày mai ba người dự tính vào hái tiếp. Hái được ba ngày, Diệu Nhi chia ra hai phần ba mang đi bán còn một phần ba để phơi khô nhà ăn. Sáng sớm, cha đi mượn xe trâu để trở lên trấn, lần này có Diệu Nhi đi theo nữa. Cô tính đến hiệu sách hỏi xem người ta có mướn người sao chép sách hay không? Cô tính nhận về vài quyển, những lúc rảnh rỗi sao chép tiện thể rèn chữ luôn.
Bán nấm mèo cho tửu lâu cũ năm ngoái bán măng, được năm mươi cân, trưởng quầy mua giá mười văn một cân thu được năm trăm văn, Diệu Nhi còn tặng kèm một phương pháp làm nấm mèo trộn chua ngọt ăn rất thanh đạm và hai búp măng tươi đầu mùa khiến trưởng quầy cười toe toét.
Sau đó Diệu Nhi đi đến tiệm sách với nương, còn phụ thân thì nhận nhiệm vụ đi mua vài thứ lặt lặt khác mà nương dặn. Hai nương con bước vào tiệm sách, nương thì vẫn biểu cảm sợ sệt, hơi nhút nhát một chút, còn cô cứ như về đúng thế giới của mình, ngó ngang ngó dọc, nhìn đủ thứ. Đang ngắm sách thì một tiểu thư đồng da trắng mặt rất trẻ, chắc tầm mười ba mười bốn, đi ra nhìn hai nương con, tươi cười hỏi:
"Vị thẩm thẩm này muốn mua gì?"
Nương ấp úng: "Ta... ta..."
Diệu Nhi thấy vậy chữa cháy vội bằng cách nói: "Ở đây có cần người sao chép sách không?"
Tiểu thư đồng mới đầu hơi ngạc nhiên một chút nhưng sau đó vẫn gật đầu đáp: "Có. Nhưng là... vị tiểu cô nương này, không biết ai là người chép sách..."
"Ca ca của ta, huynh ấy đang đi học nên muốn kiếm việc phụ giúp gia đình, nên hôm nay ta vào đây hỏi thử."
Lúc này tiểu thư đồng dường như vỡ lẽ, mỉm cười nói: "Vậy hai người chờ một chút, ta sẽ gọi trưởng quầy ra nói rõ hơn."
"Được." Diệu Nhi đáp.
Chỉ trong chốc lát trưởng quầy đã theo vị tiểu thư đồng đi ra, nhìn thấy hai nương con nhà Diệu Nhi thì hơi sửng sốt một chút, nhưng rất nhanh ông ta đã thu hồi vẻ mặt, bày ra biểu cảm chuyên nghiệp hỏi:
"Hai vị muốn sao chép sách sao?"
Diệu Nhi biết nương không rõ mấy việc này lắm nên lên tiếng thay: "Đúng vậy. Ca ca của ta muốn sao chép sách. Không biết trưởng quầy ngài cần sao chép những cuốn gì?"
Vị trưởng quầy nhìn hai nương con nhà Diệu Nhi, thầm đánh giá một chút, sau đó dường như ông ta nghĩ đến điều gì đó nên cười nói:
"Có phải năm ngoái vị tiểu cô nương này đến đây mua một cuốn tam tự kinh đúng không?"
Diệu Nhi cười ngọt ngào đáp: "Đúng vậy. Trí nhớ của trưởng quầy tốt thật." Cô không quên vuốt mông ngựa một chút, hì hì.
"Nếu vậy thì trước tiên ta cần sao năm bản quyển tam tự kinh phần một, và mười bản thơ đường, yêu cầu trong một tháng phải chép xong. Nếu hoàn thành tiền công là hai trăm văn. Hai người thấy thế nào?"
"Được. Thành giao." Diệu Nhi cảm thấy mỗi ngày dành ra một canh giờ luyện chữ mà có thể kiếm ra hai trăm văn trong một tháng thì quá được, còn nương thì chỉ nghe được đến hai trăm văn là gật đầu ưng thuận rồi.
Sau khi hai bên kí giấy cam kết xong, trưởng quầy giao sách mẫu và mười mấy quyển sách trắng để cho Diệu Nhi mang về sao chép. Vừa ra khỏi tiệm sách hai người liền gặp phụ thân cũng mua đồ xong đi đến nên tranh thủ trở về nhà. Diệu Nhi vừa đi vừa nghĩ, cô vừa chép sách, vừa luyện được chữ, lại có thêm sách mới cho mọi người học, lại còn kiếm được tiền, đúng là quá tiện. Dạo gần đây cô đang nghiên cứu cách viết thư pháp, tranh chữ, vì cô thấy nghề này trên trấn làm ăn cũng được. Cô không mở quầy bán mà viết sẵn rồi mang đến các tiệm bỏ mối cho người ta, kiếm thấp hơn một chút nhưng mà khỏi lo tìm chỗ bán và sợ bán không được.
Về nhà An Nhi tỷ đã nấu cơm xong, mọi người tranh thủ ăn uống rồi nghỉ ngơi sớm. Chiều Phụ Thân đi săn, A Thành ca tranh thủ đi bắt ít cá tôm còn nương và An Nhi tỷ thì tiếp tục thêu thùa, Diệu Nhi thì chép sách. Mọi người cùng cố gắng làm việc, kiếm tiền mua con trâu để mỗi lần lên trấn bán đồ không phải đi mượn nữa.
Thời gian thấm thoát trôi qua, nhoáng một cái lại đến vụ mùa, mỗi lần vào mùa đồng áng là nhà Diệu Nhi rất bận vì neo người. Năm nay nhà cô và nhà Thanh Sơn thúc chung nhau cùng làm, trồng trọt cho nhà cô xong sẽ quay sang trồng cho nhà thúc ấy. Năm trước thấy nhà cô trồng xen canh kết quả không tệ nên năm nay nhà thúc ấy cũng trồng theo.
Vì ngày mùa bận rộn nên hai tỷ muội nhà Diệu Nhi kiêm luôn phần cơm nước cho cả nhà Thanh Sơn thúc, như vậy sẽ có thêm ba sức lao động phụ làm, mùa màng sẽ nhanh xong. Tiểu Sơn và Thanh Lãng được Diệu Nhi giao cho nhiệm vụ mang nước và đồ ăn vặt ra đồng. Theo quan niệm của cô, một ngày làm việc vất vả ngoài những bữa chính chắc chắn phải có các bữa phụ khác để bổ sung năng lượng hao hụt kịp thời, như vậy làm việc mới có hiệu quả. Những món ăn phụ cũng không có gì cao quý, lúc thì ngô luộc, khi thì khoai nướng, ngô nướng, bánh bột ngô, nhiều khi Diệu Nhi siêng còn làm cả chè trôi nước cho mọi người ăn nữa.
Hôm nay Diệu Nhi mới nhổ được một rổ rau chua tính về nấu canh cá, cô nói A Thành ca bắt cho cô một con cá, rồi nhờ An Nhi tỷ làm sạch sẽ, xong chặt riêng phần mình cá để chiên vàng, còn đầu và bong bóng cá thì nấu canh. Lúc Diệu Nhi đang ngồi lột vỏ tôm thì nghe thấy tiếng của Thanh Mộc:
"Muội đang làm gì đấy?"
Diệu Nhi ngẩng đầu nhìn Thanh Mộc vừa dựa vào cây cột uống nước ừng ực, vừa lau mồ hôi: "Muội bóc vỏ tôm lấy phần thị xào cọng tỏi non."
"Hôm nay muội tính nấu món gì?"
"Sẽ không ăn bánh nướng áp chảo nữa vì mấy ngày nay ăn khá ngán rồi, muội tính hấp bánh bao cho mọi người ăn, hoặc nấu cơm, huynh thích cái nào hơn?"
Thanh Mộc lau miệng xong cười đáp: "Chỉ cần là muội làm, cái gì ta cũng thích."
Diệu Nhi nghe xong, cảm giác có chút gì đó không đúng lắm, nhưng bản thân cô lại không biết chỗ nào không đúng nên chỉ híp mắt cười trừ. Nhìn cô như vậy, Thanh Mộc ngứa ngáy trong lòng, lén lau sạch tay vào quần áo rồi vươn ra xoa đầu cô:
"Ngoan, lát ta hái trái cây dại chín cho muội."
Diệu Nhi xụ mặt, vươn tay đánh vào bàn tay đang tác quái trên đầu mình: "Không được xoa đầu muội nữa. Rối hết cả tóc lên rồi nè. Huynh thật đáng ghét!"
"Còn muội thì rất đáng yêu."
Mặt Diệu Nhi bỗng đỏ như tôm luộc. May mà ngay lúc ấy An Nhi tỷ bưng rổ đựng đầy cọng tỏi non vào giải cứu kịp thời. An Nhi tỷ thấy Thanh Mộc thì cười nói:
"Thanh Mộc ca về lấy gì sao?"
Thanh Mộc nghiêm mặt, bình thản đáp: "Ừ, về lấy thêm ít nước và dưa leo cho mọi người ăn." Trở mặt nhanh còn hơn diễn viên nữa, bộ dạng lưu manh đùa dỡn Diệu Nhi biến mất tăm, thay vào là bộ dạng khốc ca thời non trẻ, trông vẻ mặt ông cụ non đó mà Diệu Nhi len lén cười hoài. Cuối cùng mãi cho đến khi nhận được ánh mắt cảnh cáo của Thanh Mộc, cô mới chịu im.
Phùng tú tài năm nay ngoài ba mươi, thi đậu tú tài năm hai mươi tuổi sau đó vì gia cảnh nghèo không có tiền học tiếp nên trở về thôn dạy chữ cho bọn nhỏ. Người trong thôn cũng khá nghèo, ít có gia đình cho con đi học nên lớp của ông chỉ tầm mười đứa. Cần mẫn chỉ dạy chúng nó, các cha mẹ cũng thường xuyên đưa qua lương thực, đồ ăn, cuộc sống của ông cứ thế đạm bạc trôi qua.
Thê tử của Phùng tú tài là Kim thị, là một người phụ nữ khá hiền hòa và nhân hậu, bà từng cho Diệu Nhi một miếng bánh quế bà làm, ăn rất ngon. Phùng tú tài có một con trai và một con gái, con trai năm nay mười tám đã thành thân còn con gái mới mười bốn, sang năm mới bắt đầu tính chuyện cưới gả. Con gái ông ta tên Quế Lan, người cũng như tên, đẹp nhẹ nhàng thanh thoát như một đóa hoa lan.
Ngày đầu tiên tiểu Sơn đi học cha dắt thằng bé qua nhà Phùng tú tài đưa cho ông mười văn lệ phí và năm cân gạo trắng, năm cân bột mì và một cân đường, vậy là đủ cho thằng bé học hết một năm.
Vì thằng bé đã biết rất nhiều chữ trước đó nên được Phùng tú tài cho học riêng, không học cùng với mấy đứa nhóc trong thôn chưa biết gì được. Nghe cha nói Phùng tú tài thích tiểu Sơn lắm, ông ta còn có ý định bồi dưỡng tiểu Sơn cho thằng bé phát triển con đường học vấn cao hơn ông ngày xưa. Cả nhà nghe vậy thì rất vui, con mình đi học được thầy khen có tương lai cha mẹ ai mà chẳng vui.
Diệu Nhi hái rau lợn với An Nhi tỷ xong, hai tỷ muội cầm cuốc xới lại mảnh vườn nhỏ để trồng rau. Qua một mùa Đông vườn rau tan hoang hết, còn vườn thuốc nhỏ thì sửa lại hàng rào và nhổ cỏ dại mọc xung quanh cho sạch sẽ, tưới thêm nước cho chúng nhanh nảy mầm mới. Năm nay Diệu Nhi tính trồng thêm một ít rau dại cô hái được mà có vị khá giống kiếp trước là rau càng cua, lá chua, lá lốt và một ít rau đắng dại.
Sau khi làm xong, hai tỷ muội rửa tay nấu cơm. Bữa cơm trưa nay rất đơn giản, thịt khô xào rau dại, dưa chua và ăn kèm bánh ngô nướng. Ăn xong, buổi chiều Diệu Nhi dự tính cùng An Nhi tỷ và A Thành ca lên núi hái thuốc tiện thể coi có chút nấm tai mèo, nấm mối nào không. Mùa này, dễ có nhiều nấm tai mào, Diệu Nhi tính hái phơi khô để dành nhà ăn và mang đi bán. Sắp tới có măng nhà cô lại làm măng khô và măng chua để bán nữa. Cuộc sống nhà nông, mùa nào cũng có thứ bán sẽ không sợ đói.
Ba người đi sâu vào trong núi hái cả buổi được mỗi người một gùi to, mà vẫn còn khá nhiều nấm nên ngày mai ba người dự tính vào hái tiếp. Hái được ba ngày, Diệu Nhi chia ra hai phần ba mang đi bán còn một phần ba để phơi khô nhà ăn. Sáng sớm, cha đi mượn xe trâu để trở lên trấn, lần này có Diệu Nhi đi theo nữa. Cô tính đến hiệu sách hỏi xem người ta có mướn người sao chép sách hay không? Cô tính nhận về vài quyển, những lúc rảnh rỗi sao chép tiện thể rèn chữ luôn.
Bán nấm mèo cho tửu lâu cũ năm ngoái bán măng, được năm mươi cân, trưởng quầy mua giá mười văn một cân thu được năm trăm văn, Diệu Nhi còn tặng kèm một phương pháp làm nấm mèo trộn chua ngọt ăn rất thanh đạm và hai búp măng tươi đầu mùa khiến trưởng quầy cười toe toét.
Sau đó Diệu Nhi đi đến tiệm sách với nương, còn phụ thân thì nhận nhiệm vụ đi mua vài thứ lặt lặt khác mà nương dặn. Hai nương con bước vào tiệm sách, nương thì vẫn biểu cảm sợ sệt, hơi nhút nhát một chút, còn cô cứ như về đúng thế giới của mình, ngó ngang ngó dọc, nhìn đủ thứ. Đang ngắm sách thì một tiểu thư đồng da trắng mặt rất trẻ, chắc tầm mười ba mười bốn, đi ra nhìn hai nương con, tươi cười hỏi:
"Vị thẩm thẩm này muốn mua gì?"
Nương ấp úng: "Ta... ta..."
Diệu Nhi thấy vậy chữa cháy vội bằng cách nói: "Ở đây có cần người sao chép sách không?"
Tiểu thư đồng mới đầu hơi ngạc nhiên một chút nhưng sau đó vẫn gật đầu đáp: "Có. Nhưng là... vị tiểu cô nương này, không biết ai là người chép sách..."
"Ca ca của ta, huynh ấy đang đi học nên muốn kiếm việc phụ giúp gia đình, nên hôm nay ta vào đây hỏi thử."
Lúc này tiểu thư đồng dường như vỡ lẽ, mỉm cười nói: "Vậy hai người chờ một chút, ta sẽ gọi trưởng quầy ra nói rõ hơn."
"Được." Diệu Nhi đáp.
Chỉ trong chốc lát trưởng quầy đã theo vị tiểu thư đồng đi ra, nhìn thấy hai nương con nhà Diệu Nhi thì hơi sửng sốt một chút, nhưng rất nhanh ông ta đã thu hồi vẻ mặt, bày ra biểu cảm chuyên nghiệp hỏi:
"Hai vị muốn sao chép sách sao?"
Diệu Nhi biết nương không rõ mấy việc này lắm nên lên tiếng thay: "Đúng vậy. Ca ca của ta muốn sao chép sách. Không biết trưởng quầy ngài cần sao chép những cuốn gì?"
Vị trưởng quầy nhìn hai nương con nhà Diệu Nhi, thầm đánh giá một chút, sau đó dường như ông ta nghĩ đến điều gì đó nên cười nói:
"Có phải năm ngoái vị tiểu cô nương này đến đây mua một cuốn tam tự kinh đúng không?"
Diệu Nhi cười ngọt ngào đáp: "Đúng vậy. Trí nhớ của trưởng quầy tốt thật." Cô không quên vuốt mông ngựa một chút, hì hì.
"Nếu vậy thì trước tiên ta cần sao năm bản quyển tam tự kinh phần một, và mười bản thơ đường, yêu cầu trong một tháng phải chép xong. Nếu hoàn thành tiền công là hai trăm văn. Hai người thấy thế nào?"
"Được. Thành giao." Diệu Nhi cảm thấy mỗi ngày dành ra một canh giờ luyện chữ mà có thể kiếm ra hai trăm văn trong một tháng thì quá được, còn nương thì chỉ nghe được đến hai trăm văn là gật đầu ưng thuận rồi.
Sau khi hai bên kí giấy cam kết xong, trưởng quầy giao sách mẫu và mười mấy quyển sách trắng để cho Diệu Nhi mang về sao chép. Vừa ra khỏi tiệm sách hai người liền gặp phụ thân cũng mua đồ xong đi đến nên tranh thủ trở về nhà. Diệu Nhi vừa đi vừa nghĩ, cô vừa chép sách, vừa luyện được chữ, lại có thêm sách mới cho mọi người học, lại còn kiếm được tiền, đúng là quá tiện. Dạo gần đây cô đang nghiên cứu cách viết thư pháp, tranh chữ, vì cô thấy nghề này trên trấn làm ăn cũng được. Cô không mở quầy bán mà viết sẵn rồi mang đến các tiệm bỏ mối cho người ta, kiếm thấp hơn một chút nhưng mà khỏi lo tìm chỗ bán và sợ bán không được.
Về nhà An Nhi tỷ đã nấu cơm xong, mọi người tranh thủ ăn uống rồi nghỉ ngơi sớm. Chiều Phụ Thân đi săn, A Thành ca tranh thủ đi bắt ít cá tôm còn nương và An Nhi tỷ thì tiếp tục thêu thùa, Diệu Nhi thì chép sách. Mọi người cùng cố gắng làm việc, kiếm tiền mua con trâu để mỗi lần lên trấn bán đồ không phải đi mượn nữa.
Thời gian thấm thoát trôi qua, nhoáng một cái lại đến vụ mùa, mỗi lần vào mùa đồng áng là nhà Diệu Nhi rất bận vì neo người. Năm nay nhà cô và nhà Thanh Sơn thúc chung nhau cùng làm, trồng trọt cho nhà cô xong sẽ quay sang trồng cho nhà thúc ấy. Năm trước thấy nhà cô trồng xen canh kết quả không tệ nên năm nay nhà thúc ấy cũng trồng theo.
Vì ngày mùa bận rộn nên hai tỷ muội nhà Diệu Nhi kiêm luôn phần cơm nước cho cả nhà Thanh Sơn thúc, như vậy sẽ có thêm ba sức lao động phụ làm, mùa màng sẽ nhanh xong. Tiểu Sơn và Thanh Lãng được Diệu Nhi giao cho nhiệm vụ mang nước và đồ ăn vặt ra đồng. Theo quan niệm của cô, một ngày làm việc vất vả ngoài những bữa chính chắc chắn phải có các bữa phụ khác để bổ sung năng lượng hao hụt kịp thời, như vậy làm việc mới có hiệu quả. Những món ăn phụ cũng không có gì cao quý, lúc thì ngô luộc, khi thì khoai nướng, ngô nướng, bánh bột ngô, nhiều khi Diệu Nhi siêng còn làm cả chè trôi nước cho mọi người ăn nữa.
Hôm nay Diệu Nhi mới nhổ được một rổ rau chua tính về nấu canh cá, cô nói A Thành ca bắt cho cô một con cá, rồi nhờ An Nhi tỷ làm sạch sẽ, xong chặt riêng phần mình cá để chiên vàng, còn đầu và bong bóng cá thì nấu canh. Lúc Diệu Nhi đang ngồi lột vỏ tôm thì nghe thấy tiếng của Thanh Mộc:
"Muội đang làm gì đấy?"
Diệu Nhi ngẩng đầu nhìn Thanh Mộc vừa dựa vào cây cột uống nước ừng ực, vừa lau mồ hôi: "Muội bóc vỏ tôm lấy phần thị xào cọng tỏi non."
"Hôm nay muội tính nấu món gì?"
"Sẽ không ăn bánh nướng áp chảo nữa vì mấy ngày nay ăn khá ngán rồi, muội tính hấp bánh bao cho mọi người ăn, hoặc nấu cơm, huynh thích cái nào hơn?"
Thanh Mộc lau miệng xong cười đáp: "Chỉ cần là muội làm, cái gì ta cũng thích."
Diệu Nhi nghe xong, cảm giác có chút gì đó không đúng lắm, nhưng bản thân cô lại không biết chỗ nào không đúng nên chỉ híp mắt cười trừ. Nhìn cô như vậy, Thanh Mộc ngứa ngáy trong lòng, lén lau sạch tay vào quần áo rồi vươn ra xoa đầu cô:
"Ngoan, lát ta hái trái cây dại chín cho muội."
Diệu Nhi xụ mặt, vươn tay đánh vào bàn tay đang tác quái trên đầu mình: "Không được xoa đầu muội nữa. Rối hết cả tóc lên rồi nè. Huynh thật đáng ghét!"
"Còn muội thì rất đáng yêu."
Mặt Diệu Nhi bỗng đỏ như tôm luộc. May mà ngay lúc ấy An Nhi tỷ bưng rổ đựng đầy cọng tỏi non vào giải cứu kịp thời. An Nhi tỷ thấy Thanh Mộc thì cười nói:
"Thanh Mộc ca về lấy gì sao?"
Thanh Mộc nghiêm mặt, bình thản đáp: "Ừ, về lấy thêm ít nước và dưa leo cho mọi người ăn." Trở mặt nhanh còn hơn diễn viên nữa, bộ dạng lưu manh đùa dỡn Diệu Nhi biến mất tăm, thay vào là bộ dạng khốc ca thời non trẻ, trông vẻ mặt ông cụ non đó mà Diệu Nhi len lén cười hoài. Cuối cùng mãi cho đến khi nhận được ánh mắt cảnh cáo của Thanh Mộc, cô mới chịu im.