Chu Tiểu Vân đang ở luyện chữ thấy Đại Bảo nước mắt nước mũi ròng ròng chạy vào thì ngạc nhiên vội hỏi: “Anh trai, tại sao anh khóc?”
Đại Bảo ủy khuất lau nước mắt: “Anh bị mẹ tát một cái.”
“Mẹ tát anh á?” Không thể nào, từ trước đến nay Triệu Ngọc Trân luôn thương yêu Đại Bảo có dư. Dù sao cũng là đứa con đầu lòng lại là con trai, là trưởng tôn trong nhà, đừng nói đánh đòn ngày cả mắng anh hai một câu còn tiếc. Tính tình Đại Bảo bị mẹ làm hư. Nếu bảo là Chu Quốc Cường đánh còn tin được: “Sao mẹ lại đánh anh? Hôm nay anh có làm sai chuyện gì không.”
Đại Bảo hô oan quá, đem chuyện đã xảy ra kể hết cho em gái: “Tối nay anh đến nhà bác cả xem ti vi, đang đến đoạn hay thì bác gái tắt ti vi không cho bọn anh xem nữa. Anh mới năn nỉ bác gái cho cháu xem thêm một tí nữa thôi, bác gái không đồng ý, tắt ti vi rồi đuổi anh về nhà. Lúc về anh kể cho mẹ, mẹ bảo không cho anh đến nhà bác gái xem ti vi nữa, anh không chịu nên mẹ tát anh.”
Nghĩ kĩ, Đại Bảo còn thuật lại lời mình đã nói cho Chu Tiểu Vân nghe: “Đại Nha, anh sai ở đâu chứ. Chỉ có vậy thôi. Nhà chúng ta không có ti vi, anh mới phải đến nhà bác Cả xem. Sự thật là thế mà, sao mẹ lại đánh anh?”
Nhìn dấu bàn tay in trên một bên mặt anh trai, Chu Tiểu Vân nghĩ thầm xem ra mẹ tức giận không nhẹ, cái tát này dùng nhiều sức. Có lẽ chưa chắc đã tức giận với Đại Bảo mà là thái độ của bác gái mới là nguyên nhân chính chọc giận mẹ. Đáng thương cho Đại Bảo trở thành nơi trút giận. (giận cá chém thớt)
“Anh trai, đừng khóc nữa. Chắc chắn bây giờ mẹ đã hối hận vì đánh anh, đang đau lòng tự trách đấy.” Chu Tiểu Vân nhỏ nhẹ khuyên Đại Bảo.
“Thật không? Mẹ sẽ hối hận vì đánh anh?” Đại Bảo bán tín bán nghi.
Trên mặt cậu không đau như lúc nãy nữa, cũng đã ngừng khóc. Cậu khóc, một nửa vì bị đánh đau, một nửa là bị người mẹ luôn luôn thương yêu mình đánh khiến cho tâm hồn non nớt của cậu bị tổn thương. Đổi lại là cha, cậu đã không để trong lòng.
Chu Tiểu Vân dùng sức gật đầu tăng thêm độ tin cậy, sau đó dời đi sự chú ý của Đại Bảo: “Anh trai, em có một đề toán không biết làm, anh sắp vào cấp hai rồi chắc biết giải, anh dạy em đi.”
Đại Bảo đơn thuần bị lừa, nhìn thấy em gái hỏi là một đề toán ứng dụng thực tế. Em gái luôn có thành tích tốt thế mà cũng có lúc cần hỏi mình, điều này làm cho Đại Bảo đắc ý, cậu giả vờ giả vịt, nghiêm túc lại giảng cho em về đề bài này.
Chu Tiểu Vân rất phối hợp làm học sinh ngoan chăm học, hết đề này lại hỏi sang đề khác. Đại Bảo được làm thầy giáo rất hài lòng, đã quên cảm giác uất ức lúc nãy, sự sùng bái trong mắt em khiến cậu lâng lâng.
Chu Tiểu Vân nói rất đúng, Triệu Ngọc Trân đang đau lòng vì lúc nãy lỡ đánh Đại Bảo. Bà gả cho Chu Quốc Cường không lâu thì sinh được Đại Bảo. Khi đó ông nội Đại Bảo còn sống, thấy cháu trai đầu tiên ra đời thì rất vui mừng, tự tay đặt tên cháu là Chu Chí Lương, ngụ ý “Lập chí trở thành người tài”. Mà anh Cả kết hôn trước, khi cháu gái Tiểu Hà ra đời mãi đến hai năm sau mới có Chu Chí Hải. Trong hai năm đó, Đại Bảo khiến bà có thể diện lớn. Hồi đó, tư tưởng trọng nam khinh nữ tồn tại thâm căn cố đế trong tư tưởng người dân. Dân quê coi việc sinh con trai nối dõi tông đường là chuyện quan trọng nhất, nhà ai không có con trai sẽ bị người ta coi thường.
Sau này, đẻ thêm mấy đứa nữa, lòng bàn tay là thịt, mu bàn tay cũng là thịt. Con mình dù nam hay nữ đều yêu hết. Nhưng Đại Bảo ở trong lòng Triệu Ngọc Trân vẫn chiếm một vị trí quan trọng hơn.
Đại Bảo là một cậu bé nghịch ngợm, hay gây sự khiến người khác lo lắng, Triệu Ngọc Trân ngoài miệng trách cứ nhưng trong lòng lại thấy không sao cả. Có đứa con trai nào không bướng bỉnh không? Không nghịch ngợm còn gì là con trai nữa?
Có lúc tức giận Chu Quốc Cường đánh Đại Bảo, bà luôn che chở. Bà chưa bao giờ thực sự đánh Đại Bảo, hôm nay nặng tay như vậy là lần đầu tiên.
Triệu Ngọc Trân sụt sịt mãi khiến cho Chu Quốc Cường đi làm về cũng thấy lạ, truy hỏi nguyên do.
Bà đem tiền căn hậu quả, một năm một mười nói hết, sau đó kể khổ với chồng: “Ba nó à, em không phải giận con, em là em tức với chị dâu. Bác Cả có tay nghề giỏi, làm nghề thợ mộc kiếm được không ít tiền, là nhà giàu có trong thôn. Nhà bác ấy lợp mái ngói lâu rồi, còn nhà mình không biết phải chờ tới ngày tháng năm nào. Giờ nhà đó lại khoe khoang chuyện mua ti vi. Trẻ con thấy ti vi mới lạ, ngày nào cũng sang nhà bác ấy xem. Mình nói xem tiền điện đáng mấy đồng. Thẩm Hoa Phượng vì muốn tiết kiệm số lẻ này nên đuổi Đại Bảo nhà mình về, có đáng không? Em càng nghĩ càng tức, bảo con sau này đừng sang nhà đó nữa. Đại Bảo cãi lại, nói ai bảo chúng ta không mua nổi ti vi nên phải sang nhà người ta xem. Em nghe xong những lời này, không nhịn được cơn tức trong lòng, tát con một cái.”
Chu Quốc Cường nghe xong, không biết nên có cảm xúc gì. Trong ba anh em, anh cả có nghề thợ mộc, tay nghề cao, khôn khéo biết cách kiếm tiền. Chú Ba là người làm công ăn lương, làm văn hoá trong cơ quan nhà nước, bưng bát sắt có tiền lương cao. Em gái gả cho người tốt, em rể có bản lĩnh, lái xe ba bánh chở khách cũng kiếm được.
Chỉ có ông là không có tiền đồ, dựa vào trồng trọt, nuôi lợn gà vịt để duy trì miếng ăn cho cả gia đình. Lúc nhàn rỗi giết lợn thuê cho người ta, không phải là một nghề ổn định. Có khi dăm bữa nửa tháng không có người thuê.
Tiền kiếm được trừ tiền sinh hoạt, nuôi bốn đứa con còn hơi cố sức, làm gì có tiền lợp mái ngói, càng đừng nói đến chuyện mua ti vi .
Chu Tiểu Vân đang ở luyện chữ thấy Đại Bảo nước mắt nước mũi ròng ròng chạy vào thì ngạc nhiên vội hỏi: “Anh trai, tại sao anh khóc?”
Đại Bảo ủy khuất lau nước mắt: “Anh bị mẹ tát một cái.”
“Mẹ tát anh á?” Không thể nào, từ trước đến nay Triệu Ngọc Trân luôn thương yêu Đại Bảo có dư. Dù sao cũng là đứa con đầu lòng lại là con trai, là trưởng tôn trong nhà, đừng nói đánh đòn ngày cả mắng anh hai một câu còn tiếc. Tính tình Đại Bảo bị mẹ làm hư. Nếu bảo là Chu Quốc Cường đánh còn tin được: “Sao mẹ lại đánh anh? Hôm nay anh có làm sai chuyện gì không.”
Đại Bảo hô oan quá, đem chuyện đã xảy ra kể hết cho em gái: “Tối nay anh đến nhà bác cả xem ti vi, đang đến đoạn hay thì bác gái tắt ti vi không cho bọn anh xem nữa. Anh mới năn nỉ bác gái cho cháu xem thêm một tí nữa thôi, bác gái không đồng ý, tắt ti vi rồi đuổi anh về nhà. Lúc về anh kể cho mẹ, mẹ bảo không cho anh đến nhà bác gái xem ti vi nữa, anh không chịu nên mẹ tát anh.”
Nghĩ kĩ, Đại Bảo còn thuật lại lời mình đã nói cho Chu Tiểu Vân nghe: “Đại Nha, anh sai ở đâu chứ. Chỉ có vậy thôi. Nhà chúng ta không có ti vi, anh mới phải đến nhà bác Cả xem. Sự thật là thế mà, sao mẹ lại đánh anh?”
Nhìn dấu bàn tay in trên một bên mặt anh trai, Chu Tiểu Vân nghĩ thầm xem ra mẹ tức giận không nhẹ, cái tát này dùng nhiều sức. Có lẽ chưa chắc đã tức giận với Đại Bảo mà là thái độ của bác gái mới là nguyên nhân chính chọc giận mẹ. Đáng thương cho Đại Bảo trở thành nơi trút giận. (giận cá chém thớt)
“Anh trai, đừng khóc nữa. Chắc chắn bây giờ mẹ đã hối hận vì đánh anh, đang đau lòng tự trách đấy.” Chu Tiểu Vân nhỏ nhẹ khuyên Đại Bảo.
“Thật không? Mẹ sẽ hối hận vì đánh anh?” Đại Bảo bán tín bán nghi.
Trên mặt cậu không đau như lúc nãy nữa, cũng đã ngừng khóc. Cậu khóc, một nửa vì bị đánh đau, một nửa là bị người mẹ luôn luôn thương yêu mình đánh khiến cho tâm hồn non nớt của cậu bị tổn thương. Đổi lại là cha, cậu đã không để trong lòng.
Chu Tiểu Vân dùng sức gật đầu tăng thêm độ tin cậy, sau đó dời đi sự chú ý của Đại Bảo: “Anh trai, em có một đề toán không biết làm, anh sắp vào cấp hai rồi chắc biết giải, anh dạy em đi.”
Đại Bảo đơn thuần bị lừa, nhìn thấy em gái hỏi là một đề toán ứng dụng thực tế. Em gái luôn có thành tích tốt thế mà cũng có lúc cần hỏi mình, điều này làm cho Đại Bảo đắc ý, cậu giả vờ giả vịt, nghiêm túc lại giảng cho em về đề bài này.
Chu Tiểu Vân rất phối hợp làm học sinh ngoan chăm học, hết đề này lại hỏi sang đề khác. Đại Bảo được làm thầy giáo rất hài lòng, đã quên cảm giác uất ức lúc nãy, sự sùng bái trong mắt em khiến cậu lâng lâng.
Chu Tiểu Vân nói rất đúng, Triệu Ngọc Trân đang đau lòng vì lúc nãy lỡ đánh Đại Bảo. Bà gả cho Chu Quốc Cường không lâu thì sinh được Đại Bảo. Khi đó ông nội Đại Bảo còn sống, thấy cháu trai đầu tiên ra đời thì rất vui mừng, tự tay đặt tên cháu là Chu Chí Lương, ngụ ý “Lập chí trở thành người tài”. Mà anh Cả kết hôn trước, khi cháu gái Tiểu Hà ra đời mãi đến hai năm sau mới có Chu Chí Hải. Trong hai năm đó, Đại Bảo khiến bà có thể diện lớn. Hồi đó, tư tưởng trọng nam khinh nữ tồn tại thâm căn cố đế trong tư tưởng người dân. Dân quê coi việc sinh con trai nối dõi tông đường là chuyện quan trọng nhất, nhà ai không có con trai sẽ bị người ta coi thường.
Sau này, đẻ thêm mấy đứa nữa, lòng bàn tay là thịt, mu bàn tay cũng là thịt. Con mình dù nam hay nữ đều yêu hết. Nhưng Đại Bảo ở trong lòng Triệu Ngọc Trân vẫn chiếm một vị trí quan trọng hơn.
Đại Bảo là một cậu bé nghịch ngợm, hay gây sự khiến người khác lo lắng, Triệu Ngọc Trân ngoài miệng trách cứ nhưng trong lòng lại thấy không sao cả. Có đứa con trai nào không bướng bỉnh không? Không nghịch ngợm còn gì là con trai nữa?
Có lúc tức giận Chu Quốc Cường đánh Đại Bảo, bà luôn che chở. Bà chưa bao giờ thực sự đánh Đại Bảo, hôm nay nặng tay như vậy là lần đầu tiên.
Triệu Ngọc Trân sụt sịt mãi khiến cho Chu Quốc Cường đi làm về cũng thấy lạ, truy hỏi nguyên do.
Bà đem tiền căn hậu quả, một năm một mười nói hết, sau đó kể khổ với chồng: “Ba nó à, em không phải giận con, em là em tức với chị dâu. Bác Cả có tay nghề giỏi, làm nghề thợ mộc kiếm được không ít tiền, là nhà giàu có trong thôn. Nhà bác ấy lợp mái ngói lâu rồi, còn nhà mình không biết phải chờ tới ngày tháng năm nào. Giờ nhà đó lại khoe khoang chuyện mua ti vi. Trẻ con thấy ti vi mới lạ, ngày nào cũng sang nhà bác ấy xem. Mình nói xem tiền điện đáng mấy đồng. Thẩm Hoa Phượng vì muốn tiết kiệm số lẻ này nên đuổi Đại Bảo nhà mình về, có đáng không? Em càng nghĩ càng tức, bảo con sau này đừng sang nhà đó nữa. Đại Bảo cãi lại, nói ai bảo chúng ta không mua nổi ti vi nên phải sang nhà người ta xem. Em nghe xong những lời này, không nhịn được cơn tức trong lòng, tát con một cái.”
Chu Quốc Cường nghe xong, không biết nên có cảm xúc gì. Trong ba anh em, anh cả có nghề thợ mộc, tay nghề cao, khôn khéo biết cách kiếm tiền. Chú Ba là người làm công ăn lương, làm văn hoá trong cơ quan nhà nước, bưng bát sắt có tiền lương cao. Em gái gả cho người tốt, em rể có bản lĩnh, lái xe ba bánh chở khách cũng kiếm được.
Chỉ có ông là không có tiền đồ, dựa vào trồng trọt, nuôi lợn gà vịt để duy trì miếng ăn cho cả gia đình. Lúc nhàn rỗi giết lợn thuê cho người ta, không phải là một nghề ổn định. Có khi dăm bữa nửa tháng không có người thuê.
Tiền kiếm được trừ tiền sinh hoạt, nuôi bốn đứa con còn hơi cố sức, làm gì có tiền lợp mái ngói, càng đừng nói đến chuyện mua ti vi .