“Thế này là đủ rồi, phải được mấy bữa.” Bác Vương nhìn vào lưới, bên trong đều là lươn, lươn lớn lươn nhỏ bò lổn ngổn lên nhau nhìn mà ghê.
“Cháu còn muốn mò ốc nữa, lâu lắm rồi chưa được ăn.” Nói trắng ra là, Nhạc Tư Trà hôm nay vì muốn kiếm mấy thứ này nên mới tới. Trong không gian có hồ, nhưng nước quá sâu, cậu cũng không nuôi ốc, nuôi cũng không bắt được. Lươn có một ít, nhưng đều đưa qua Hoa Nhã, giờ đang bán rất chạy. Hơn nữa, nhờ Du Nhiên đưa không thú vị bằng tự mình bắt lấy.
“Ốc đồng đúng là ngon, cháu cứ mò đi, bác đi thu thành quả ở mấy cái lưới kia.” Bác Vương cũng không ngăn cậu, nói xong liền lên bờ ruộng, rửa sạch bùn đất ở chân, đi dép tiếp tục hành trình thu lưới cá.
Nhạc Tư Trà vâng một tiếng rồi cúi xuống mò.
Ốc đồng đa phần sinh trưởng dưới nước, nhưng nếu nước bị ô nhiễm cũng bị nhiễm độc theo, đặc biệt lúc ăn nếu không xử lý sạch chỗ đại tiện của nó thì tồn tại rất nhiều ký sinh trùng, có thể có trùng hút máu. Vậy nên tốt nhất nên chọn ốc sông, hoặc sống ở ruộng.
Dù có khuyết điểm như thế nhưng vẫn có nhiều người yêu thích nó, không chỉ ngon mà giá trị dinh dưỡng còn cao, lại có hiệu quả trị liệu rõ rệt với bệnh hôi nách.
Ốc sống ở ruộng nhà bác Vương Nhạc Tư Trà không cần lo ô nhiễm. Bác đã nói năm nay không dùng thuốc hóa học, dù năm trước còn lại thì cũng bị nước trôi đi hết.
Ốc quê đa số chỉ có mấy đứa nhỏ hay đi bắt nhưng thôn Phúc Khê ít trẻ con, trong thôn lại không có trường nên đều học nội trú ở thị trấn, mà giờ cách ngày nghỉ của các trường còn có vài ngày nên không có ai bắt ốc, vậy nên con nào con nấy đều béo.
Mới một lúc Nhạc Tư Trà đã mò được cả đống, ước chừng hai ba cân, con nào cũng lớn tầm móng tay cái.
Nhạc Tư Trà thấy vậy cũng đủ rồi, dừng tay lại, vuốt đi mồ hôi trên trán, ngẩng đầu tìm xem bác Vương ở chỗ nào thì thấy bác đã thu hết lưới cá về, một tay cầm cuốc và lưới, một tay cầm thùng nước. Dường như thu hoạch được khá nhiều.
“Mò thế nào rồi?” Bác Vương hỏi.
“Đại khái hai, ba cân, đủ ăn ạ.” Nhạc Tư Trà vừa nói vừa giơ chiến lợi phẩm lên, cười nói.
“Bác cũng được kha khá.” Bác Vương cho cậu xem mấy thứ trong thùng, được hơn một nửa thùng đều là cá nhỏ, cá trạch, ốc, lươn, tôm cũng không thiếu “Sắp 11h rồi, cháu nghỉ chút đi rồi qua ăn cơm, tay nghề của bá cháu là số một số hai trong thôn này đấy.”
“Để lần sau đi ạ, bạn cháu còn chờ cháu ở nhà!” Nhạc Tư Trà nói, Diệp Kình còn chờ cậu về nấu cơm.
“Bạn? Diệp Kình phải không, thằng bé vừa nhìn là biết làm được việc lớn, cháu gọi nó tới luôn đi, mọi người cũng uống vài chén.”
“Vậy lại phiền hai bác.”
“Thêm hai cái bát, hai đôi đũa thôi mà, phiền phức gì, nghe bác, cứ thế. Đi, giờ chúng ta về, bá cháu chắc đang nấu cơm.” Bác Vương lôi cậu đi luôn.
Thấy ông kiên trì như vậy, Nhạc Tư Trà đành phải đồng ý.
“Vậy bác chờ cháu chút, Art nhà cháu còn chưa quay lại.” Nhạc Tư Trà hô gọi về hướng Art chạy đi khi nãy.
Nhưng không thấy Art về, chỉ nghe vài tiếng chó sủa.
Nhạc Tư Trà cảm thấy kỳ lạ, bình thường chỉ cần cậu gọi, Art đều chạy về, sao hôm nay mãi mà không thấy tăm hơi? Chẳng nhẽ có chuyện?
“Đi, bác cháu mình qua xem.” Bác Vương thấy cậu lo lắng, buông mấy thứ trong tay xuống, ý bảo Nhạc Tư Trà theo sau mình, rồi bước về phía có tiếng chó sủa kia.
Chỗ họ đi tới có một khoảng cây rậm rạp, bởi vì đất đai cằn cỗi nên nơi này không được khai khẩn.
Ngày hè, cỏ dại mọc thành bụi cao khiến đường cũng nhìn không rõ, mấy ngày nay lại mưa nên đường cũng càng khó đi.
Bác Vương tùy tay chặt một thân cây nhỏ, bỏ hết cành lá, vừa đi vừa gõ vào bụi cỏ “Cái này là đả thảo kinh xà, mùa hè nhiều rắn, nhất là trong bụi cỏ thế này, đi đường càng phải cẩn thận. Cháu cầm gậy, gõ vào bụi cỏ, rắn nghe thấy động sẽ chạy đi.”
Nhạc Tư Trà gật đầu, bác Vương hiểu biết thật nhiều.
Cuối cùng cũng tìm thấy Art, nó đang vây cái gì ở trong bụi cỏ thỉnh thoảng lại sủa mấy tiếng. Vì xa quá nên Nhạc Tư Trà cũng không biết nó đang làm gì.
Lại gần mới thấy nó đang đào một lỗ nhỏ, bên cạnh có một con thỏ đầy máu, có lẽ đã chết.
“Là thỏ! Chó nhà cháu giỏi thật, còn tìm thấy hang thỏ!” Bác Vương mừng lắm, ông nói với Nhạc Tư Trà “Đi, chúng ta qua xem!”
“Vâng.” Nhạc Tư Trà vội vàng đuổi kịp.
Thấy chủ nhân đến, Art không đào xuống hố nữa mà canh giữ một bên, đắc ý sủa với Nhạc Tư Trà, giống như mong được khen ngợi.
Nhạc Tư Trà thấy vậy, sờ sờ đầu nó, rất hào phóng khen “Art giỏi quá! Về nhất định sẽ thêm cơm!”
“Tư Trà, bảo nó trông cửa đấy cẩn thận, tục ngữ nói thỏ khôn có ba hang, chắc chắn nó còn có cửa khác, bác đi xem xem.” Nói xong, ông liền đi tìm hang thỏ.
Không lâu sau, ông lại tìm thấy một hang khác, nhìn kỹ không có gì ở cửa hang rồi mới dùng đã chặn lại, rồi quay lại, bảo Nhạc Tư Trà dắt Art ra chỗ khác.
“Làm sao bác biết trong đó nhất định có thỏ?” Nhạc Tư Trà vừa kéo Art vừa hỏi.
“Ngày xưa bọn bác hay vào núi bắt thỏ hoang, tuy lâu rồi không đi, nhưng vẫn không quên. Loài thỏ chó nhà cháu bắt là thỏ cỏ, loại thỏ này trừ khi sinh con thì mới đào hang, bình thường đều đi bên ngoài nên trong hang nhất định còn mấy con nhỏ nữa.” Bác Vương cởi áo ra, giao cho Nhạc Tư Trà “Đứng đấy, chút dùng cái này bọc thỏ.” Nói xong liền ngồi xuống, đưa tay vào hang.
Hang không sâu, chỉ một lúc, bác Vương liền thu tay về, trên tay còn cầm một con thỏ con.
“Cầm lấy, bên trong còn.” Bác Vương đưa con thỏ cho Nhạc Tư Trà, đào tiếp.
Liên tiếp được mấy nhóc, chờ xác định không còn nữa thì bác Vương cũng đã bắt được tầm 5 con.
“Mang về hết ạ? Chẳng phải người ta cấm đi săn sao?” Nhạc Tư Trà dùng quần áo bọc hết thỏ lại, cầm trong tay.
“Mấy động vật hoang dại khác thì cấm, thỏ thì không sao. Chúng sinh sôi nảy nở quá nhanh, lại thích ăn cây non, rau dại, hay lá cây bụi, mùa đông ăn rễ cỏ, cành cây hoặc vỏ cây non, ăn cả địa y, mà con nào ở gần ruộng lại thích khoai lang, rau, cây ăn quả, đặc biệt cải củ, mùa xuân cũng bị chúng phá hoại không ít hoa màu, nên ai gặp là bắt hết.”
Vậy ra thỏ mang lại nguy hại rất lớn cho nhà nông! Nhạc Tư Trà chợt hiểu.
Bác Vương nhấc con thỏ đã chết trên mặt đất lên, áng chừng nặng bao nhiêu, hài lòng gật đầu “Béo thật, mấy con này cũng phải 5 cân.”
“Vừa lúc thêm cơm.” Nhạc Tư Trà cũng vui vẻ nói “Vậy mấy con nhỏ làm sao giờ?”
“Mang về nuôi mấy tháng, đợi chúng lớn thì ăn.” Bác Vương nói.
“Vậy bác nuôi đi, mấy thứ này cháu không biết, đợi bác nuôi lớn cho cháu một con là được.” Trong không gian cậu không thiếu.
Bác Vương suy nghĩ chút, cũng đồng ý lời đề nghị của cậu “Cứ thế đi, hôm nay được không ít thứ ngon, cháu gọi thêm Diệp Kình, chúng ta chuẩn bị chút là được bữa no nê.”
“Nhưng nhà cháu còn có chó mèo đang đợi ăn.” Nhạc Tư Trà khó xử, nếu chỉ có ăn cơm trưa thì không sao, đợi đến tối cho chúng ăn cũng được, nhưng lại đợi đến cả bữa tối, mấy đứa trong nhà đói mất.
“Có sao đâu, hai đứa không phải có xe sao? Cho chúng đến luôn.” Bác Vương đã gặp mấy thú cưng của cậu, ngoại trừ Art và Axue, mấy con kia đều nhỏ, ăn không bõ.
“Nhưng lại phiền hai bác.” Nhạc Tư Trà không đồng ý, ai lại có chuyện đến làm khách còn mang thú cưng theo, còn một đống.
“Sao đâu, ốc với thỏ đều là của cháu, lươn cháu cũng có một phần, nếu cháu không đi thì cầm mấy thứ này về, bác cũng không cần.”
“…Được rồi, cháu gọi điện cho Diệp Kình, bảo anh ấy lại đây.” Nhạc Tư Trà vừa cầm bọc thỏ vừa theo bác Vương bề, lại lấy điện thoại nhìn tín hiệu, may mà còn 4 vạch, rồi gọi điện cho Diệp Kình.
“Tư Trà?” Giọng nói trầm thấp của Diệp Kình truyền ra từ đầu bên kia.
“Ừm, em đây, hôm nay tới nhà bác Vương ăn cơm, anh cũng qua luôn đi, đúng rồi, mang theo cả mấy đứa ở nhà nữa, hôm nay bắt được nhiều lươn và ốc lắm, Art còn tìm được một ổ thỏ nữa!” Nhạc Tư Trà hào hứng báo cáo thu hoạch cho Diệp Kình.
“Đại bội thu?” giọng nói của Diệp Kình có ý cười.
“Đúng thế.”
“Em ở đâu? Cần anh tới đón không?”
“Ruộng chỗ bờ sông, anh tới cuối thôn đợi đi. Em cúp máy đây, chút gặp!”
“Chút gặp.”
“Tư Trà, nhanh theo kịp!!!” Bác Vương hô to.
“Đến đây!!!” Nhạc Tư Trà cất kỹ di động, cầm thỏ, chạy đuổi theo.
“Thế này là đủ rồi, phải được mấy bữa.” Bác Vương nhìn vào lưới, bên trong đều là lươn, lươn lớn lươn nhỏ bò lổn ngổn lên nhau nhìn mà ghê.
“Cháu còn muốn mò ốc nữa, lâu lắm rồi chưa được ăn.” Nói trắng ra là, Nhạc Tư Trà hôm nay vì muốn kiếm mấy thứ này nên mới tới. Trong không gian có hồ, nhưng nước quá sâu, cậu cũng không nuôi ốc, nuôi cũng không bắt được. Lươn có một ít, nhưng đều đưa qua Hoa Nhã, giờ đang bán rất chạy. Hơn nữa, nhờ Du Nhiên đưa không thú vị bằng tự mình bắt lấy.
“Ốc đồng đúng là ngon, cháu cứ mò đi, bác đi thu thành quả ở mấy cái lưới kia.” Bác Vương cũng không ngăn cậu, nói xong liền lên bờ ruộng, rửa sạch bùn đất ở chân, đi dép tiếp tục hành trình thu lưới cá.
Nhạc Tư Trà vâng một tiếng rồi cúi xuống mò.
Ốc đồng đa phần sinh trưởng dưới nước, nhưng nếu nước bị ô nhiễm cũng bị nhiễm độc theo, đặc biệt lúc ăn nếu không xử lý sạch chỗ đại tiện của nó thì tồn tại rất nhiều ký sinh trùng, có thể có trùng hút máu. Vậy nên tốt nhất nên chọn ốc sông, hoặc sống ở ruộng.
Dù có khuyết điểm như thế nhưng vẫn có nhiều người yêu thích nó, không chỉ ngon mà giá trị dinh dưỡng còn cao, lại có hiệu quả trị liệu rõ rệt với bệnh hôi nách.
Ốc sống ở ruộng nhà bác Vương Nhạc Tư Trà không cần lo ô nhiễm. Bác đã nói năm nay không dùng thuốc hóa học, dù năm trước còn lại thì cũng bị nước trôi đi hết.
Ốc quê đa số chỉ có mấy đứa nhỏ hay đi bắt nhưng thôn Phúc Khê ít trẻ con, trong thôn lại không có trường nên đều học nội trú ở thị trấn, mà giờ cách ngày nghỉ của các trường còn có vài ngày nên không có ai bắt ốc, vậy nên con nào con nấy đều béo.
Mới một lúc Nhạc Tư Trà đã mò được cả đống, ước chừng hai ba cân, con nào cũng lớn tầm móng tay cái.
Nhạc Tư Trà thấy vậy cũng đủ rồi, dừng tay lại, vuốt đi mồ hôi trên trán, ngẩng đầu tìm xem bác Vương ở chỗ nào thì thấy bác đã thu hết lưới cá về, một tay cầm cuốc và lưới, một tay cầm thùng nước. Dường như thu hoạch được khá nhiều.
“Mò thế nào rồi?” Bác Vương hỏi.
“Đại khái hai, ba cân, đủ ăn ạ.” Nhạc Tư Trà vừa nói vừa giơ chiến lợi phẩm lên, cười nói.
“Bác cũng được kha khá.” Bác Vương cho cậu xem mấy thứ trong thùng, được hơn một nửa thùng đều là cá nhỏ, cá trạch, ốc, lươn, tôm cũng không thiếu “Sắp h rồi, cháu nghỉ chút đi rồi qua ăn cơm, tay nghề của bá cháu là số một số hai trong thôn này đấy.”
“Để lần sau đi ạ, bạn cháu còn chờ cháu ở nhà!” Nhạc Tư Trà nói, Diệp Kình còn chờ cậu về nấu cơm.
“Bạn? Diệp Kình phải không, thằng bé vừa nhìn là biết làm được việc lớn, cháu gọi nó tới luôn đi, mọi người cũng uống vài chén.”
“Vậy lại phiền hai bác.”
“Thêm hai cái bát, hai đôi đũa thôi mà, phiền phức gì, nghe bác, cứ thế. Đi, giờ chúng ta về, bá cháu chắc đang nấu cơm.” Bác Vương lôi cậu đi luôn.
Thấy ông kiên trì như vậy, Nhạc Tư Trà đành phải đồng ý.
“Vậy bác chờ cháu chút, Art nhà cháu còn chưa quay lại.” Nhạc Tư Trà hô gọi về hướng Art chạy đi khi nãy.
Nhưng không thấy Art về, chỉ nghe vài tiếng chó sủa.
Nhạc Tư Trà cảm thấy kỳ lạ, bình thường chỉ cần cậu gọi, Art đều chạy về, sao hôm nay mãi mà không thấy tăm hơi? Chẳng nhẽ có chuyện?
“Đi, bác cháu mình qua xem.” Bác Vương thấy cậu lo lắng, buông mấy thứ trong tay xuống, ý bảo Nhạc Tư Trà theo sau mình, rồi bước về phía có tiếng chó sủa kia.
Chỗ họ đi tới có một khoảng cây rậm rạp, bởi vì đất đai cằn cỗi nên nơi này không được khai khẩn.
Ngày hè, cỏ dại mọc thành bụi cao khiến đường cũng nhìn không rõ, mấy ngày nay lại mưa nên đường cũng càng khó đi.
Bác Vương tùy tay chặt một thân cây nhỏ, bỏ hết cành lá, vừa đi vừa gõ vào bụi cỏ “Cái này là đả thảo kinh xà, mùa hè nhiều rắn, nhất là trong bụi cỏ thế này, đi đường càng phải cẩn thận. Cháu cầm gậy, gõ vào bụi cỏ, rắn nghe thấy động sẽ chạy đi.”
Nhạc Tư Trà gật đầu, bác Vương hiểu biết thật nhiều.
Cuối cùng cũng tìm thấy Art, nó đang vây cái gì ở trong bụi cỏ thỉnh thoảng lại sủa mấy tiếng. Vì xa quá nên Nhạc Tư Trà cũng không biết nó đang làm gì.
Lại gần mới thấy nó đang đào một lỗ nhỏ, bên cạnh có một con thỏ đầy máu, có lẽ đã chết.
“Là thỏ! Chó nhà cháu giỏi thật, còn tìm thấy hang thỏ!” Bác Vương mừng lắm, ông nói với Nhạc Tư Trà “Đi, chúng ta qua xem!”
“Vâng.” Nhạc Tư Trà vội vàng đuổi kịp.
Thấy chủ nhân đến, Art không đào xuống hố nữa mà canh giữ một bên, đắc ý sủa với Nhạc Tư Trà, giống như mong được khen ngợi.
Nhạc Tư Trà thấy vậy, sờ sờ đầu nó, rất hào phóng khen “Art giỏi quá! Về nhất định sẽ thêm cơm!”
“Tư Trà, bảo nó trông cửa đấy cẩn thận, tục ngữ nói thỏ khôn có ba hang, chắc chắn nó còn có cửa khác, bác đi xem xem.” Nói xong, ông liền đi tìm hang thỏ.
Không lâu sau, ông lại tìm thấy một hang khác, nhìn kỹ không có gì ở cửa hang rồi mới dùng đã chặn lại, rồi quay lại, bảo Nhạc Tư Trà dắt Art ra chỗ khác.
“Làm sao bác biết trong đó nhất định có thỏ?” Nhạc Tư Trà vừa kéo Art vừa hỏi.
“Ngày xưa bọn bác hay vào núi bắt thỏ hoang, tuy lâu rồi không đi, nhưng vẫn không quên. Loài thỏ chó nhà cháu bắt là thỏ cỏ, loại thỏ này trừ khi sinh con thì mới đào hang, bình thường đều đi bên ngoài nên trong hang nhất định còn mấy con nhỏ nữa.” Bác Vương cởi áo ra, giao cho Nhạc Tư Trà “Đứng đấy, chút dùng cái này bọc thỏ.” Nói xong liền ngồi xuống, đưa tay vào hang.
Hang không sâu, chỉ một lúc, bác Vương liền thu tay về, trên tay còn cầm một con thỏ con.
“Cầm lấy, bên trong còn.” Bác Vương đưa con thỏ cho Nhạc Tư Trà, đào tiếp.
Liên tiếp được mấy nhóc, chờ xác định không còn nữa thì bác Vương cũng đã bắt được tầm con.
“Mang về hết ạ? Chẳng phải người ta cấm đi săn sao?” Nhạc Tư Trà dùng quần áo bọc hết thỏ lại, cầm trong tay.
“Mấy động vật hoang dại khác thì cấm, thỏ thì không sao. Chúng sinh sôi nảy nở quá nhanh, lại thích ăn cây non, rau dại, hay lá cây bụi, mùa đông ăn rễ cỏ, cành cây hoặc vỏ cây non, ăn cả địa y, mà con nào ở gần ruộng lại thích khoai lang, rau, cây ăn quả, đặc biệt cải củ, mùa xuân cũng bị chúng phá hoại không ít hoa màu, nên ai gặp là bắt hết.”
Vậy ra thỏ mang lại nguy hại rất lớn cho nhà nông! Nhạc Tư Trà chợt hiểu.
Bác Vương nhấc con thỏ đã chết trên mặt đất lên, áng chừng nặng bao nhiêu, hài lòng gật đầu “Béo thật, mấy con này cũng phải cân.”
“Vừa lúc thêm cơm.” Nhạc Tư Trà cũng vui vẻ nói “Vậy mấy con nhỏ làm sao giờ?”
“Mang về nuôi mấy tháng, đợi chúng lớn thì ăn.” Bác Vương nói.
“Vậy bác nuôi đi, mấy thứ này cháu không biết, đợi bác nuôi lớn cho cháu một con là được.” Trong không gian cậu không thiếu.
Bác Vương suy nghĩ chút, cũng đồng ý lời đề nghị của cậu “Cứ thế đi, hôm nay được không ít thứ ngon, cháu gọi thêm Diệp Kình, chúng ta chuẩn bị chút là được bữa no nê.”
“Nhưng nhà cháu còn có chó mèo đang đợi ăn.” Nhạc Tư Trà khó xử, nếu chỉ có ăn cơm trưa thì không sao, đợi đến tối cho chúng ăn cũng được, nhưng lại đợi đến cả bữa tối, mấy đứa trong nhà đói mất.
“Có sao đâu, hai đứa không phải có xe sao? Cho chúng đến luôn.” Bác Vương đã gặp mấy thú cưng của cậu, ngoại trừ Art và Axue, mấy con kia đều nhỏ, ăn không bõ.
“Nhưng lại phiền hai bác.” Nhạc Tư Trà không đồng ý, ai lại có chuyện đến làm khách còn mang thú cưng theo, còn một đống.
“Sao đâu, ốc với thỏ đều là của cháu, lươn cháu cũng có một phần, nếu cháu không đi thì cầm mấy thứ này về, bác cũng không cần.”
“…Được rồi, cháu gọi điện cho Diệp Kình, bảo anh ấy lại đây.” Nhạc Tư Trà vừa cầm bọc thỏ vừa theo bác Vương bề, lại lấy điện thoại nhìn tín hiệu, may mà còn vạch, rồi gọi điện cho Diệp Kình.
“Tư Trà?” Giọng nói trầm thấp của Diệp Kình truyền ra từ đầu bên kia.
“Ừm, em đây, hôm nay tới nhà bác Vương ăn cơm, anh cũng qua luôn đi, đúng rồi, mang theo cả mấy đứa ở nhà nữa, hôm nay bắt được nhiều lươn và ốc lắm, Art còn tìm được một ổ thỏ nữa!” Nhạc Tư Trà hào hứng báo cáo thu hoạch cho Diệp Kình.
“Đại bội thu?” giọng nói của Diệp Kình có ý cười.
“Đúng thế.”
“Em ở đâu? Cần anh tới đón không?”
“Ruộng chỗ bờ sông, anh tới cuối thôn đợi đi. Em cúp máy đây, chút gặp!”
“Chút gặp.”
“Tư Trà, nhanh theo kịp!!!” Bác Vương hô to.
“Đến đây!!!” Nhạc Tư Trà cất kỹ di động, cầm thỏ, chạy đuổi theo.