Tôi thậm chí đã quên mất là hè về nếu không có tiếng ve kêu khắp đầu làng ngõ xóm. Lũ trẻ cũng đã bắt đầu kỳ nghỉ hè dài ngày, chúng vui sướng cùng những cuộc dạo chơi Hè bất chấp cái nắng gắt khó chịu. Đôi khi nhìn sự vô tư của chúng lại khiến tôi muốn bỏ chạy, bỏ chạy thời gian, bỏ chạy khỏi cái kỳ thi sắp tới mà mộng mơ: "Ước gì mình là 1 đứa trẻ".
Đúng, chúng tôi đang chuẩn bị bước vào mùa thi chuyển cấp. Mọi người nói, đó là một kỳ thi quan trọng của cuộc đời và rồi vẽ ra bao giả sử tương lai :"Nếu mà thi trượt thì cuộc đời coi như chấm dứt", "Nếu mà thi trượt thì chỉ có đường làm lao động chân tay, cả đời không ngoi lên nổi".... Chính những giả sử ấy là nguyên nhân của nỗi nơm nớp lo sợ trong lòng mỗi sĩ tử.
Nhưng có vẻ tại lớp của tôi, nỗi lo sợ đó không có nhiều thì phải. Nói vậy không có nghĩa là chúng nó bỏ bê tương lai, phó mặc số phận mà có lẽ chúng vẫn giống như những đứa trẻ rong chơi dưới cái nắng mùa hạ kia vậy. Chúng vẫn rất vô tư như thể không hiểu điều gì sắp xảy ra vậy. Mỗi sáng tới lớp là một trò vui bắt đầu. Vậy nên lúc đó tôi vô cùng thích tới lớp, gặp chúng nó tôi như cây hoa ủ rũ được tiếp thêm sự sống. Sự bức bách đến khỏ thở khi ở nhà của tôi cũng tan biến khi gặp chúng nó. Đúng thế, chúng đã thành công trong việc mang niềm vui tới cho mọi người. Đâu phải cứ hoang mang là tốt, phải không?
Mọi người chê trách lớp tôi là lớp dốt nhất trường, lớp lười học,... Nhưng tôi lại thấy vui vì mình đã vào lớp này. Tuổi học trò mà! Phải nổi loạn chứ!
Nếu không, sau này nghĩ lại, bạn sẽ thấy buồn vì quãng thời gian tuổi trẻ của mình quá nhàm chán đó.
"Nghĩ linh tinh gì đấy! Không lo mà học đi! Mày không thấy tao đang phải lao động quần quật đây à"-bà chị tôi chống nạng với xô quần áo từ bao giờ đứng cạnh bàn học của tôi kêu than.
"Rồi rồi, biết rồi"-Nên nói thế nào nhỉ? Đãi ngộ đặc biệt trong nhà tôi với những sĩ tử là miễn làm mọi việc nhà. Vì vậy tất cả việc nhà ngẫu nhiên rơi vào tay bà chị thi Đại Học năm ngoái của tôi.
......................................
Tôi có một sở thích. Tôi vẫn luôn phân vân nên gọi nó là một sở thích hay là sự lười biếng? Gọi nó là lười biếng vì tôi chẳng bao giờ dùng bữa sáng tại nhà. Gọi nó là sở thích bởi tôi luôn lọt top "canh trường" như thể tôi đã chuẩn bị xong xuôi hết cho một ngày mới vậy. Bây giờ nghĩ lại tôi mới thấy bản thân tồn tại nhiều nghịch lý. Tôi đói nhưng không ăn, sáng tôi đi học sớm thì chiều tôi trễ giờ, tôi ngủ gật trong những môn chính trong suốt 3 năm cấp hai nhưng sang tới năm cuối thì đó là chuyện hi hữu, tôi chỉ thích cà chua khi còn nhỏ nhưng lớn lên nó trở thành thứ tôi ghét vô cùng. Tôi đã cho rằng, trong mỗi con người luôn có những điều nghịch lý, nếu không đời sống tâm hồn của họ hẳn rất tẻ nhạt.
Giống như tôi lúc này đây, đạp xe bạt mạng để đến trường chỉ đơn giản là để ung dung đứng lan can ngắm khung cảnh đang nhuộm màu rực lửa của ngôi trường. Đó là điều tôi chưa bao giờ chán và càng những ngày này tôi lại càng khao khát được đứng thêm đôi chút, ngắm nhìn thêm nữa trước khi chia xa.
"Đến sớm thế?"- bạn đồng hành buổi sáng của tôi đã tới. Do hắn đi bộ nên luôn đến "canh trường" cùng tôi.
"Sớm bình thường, bình thường vẫn sớm"
" Ra đây cho nghe cái này"-Hắn vung vẩy cái tai nghe ra
Tôi và hắn thường hay chém bão về mấy bài hát, có thể nói chỉ cần 1 tên mở đầu là không biết bao giờ câu chuyện sẽ dứt.
Đoạn nhạc vui tai vang lên bên tai với tiết tấu linh hoạt, uyển chuyển làm người ta phấn chấn hơn hẳn và cũng làm tôi thốt ra câu hỏi như một lẽ tất nhiên.
"Tên"
"Sunshine girl"
"Viết"- Tôi chìa bàn tay như một thói quen để mặc hắn viết tên bài hát vào tên bài hát vào. Thói quen ấy từ rất lâu rồi, đến chính tôi cũng chẳng nhớ rõ lý do tại sao nữa. Thậm chí tôi đã nghĩ, không biết bản thân mình sẽ có cảm giác gì khi mất đi nó nữa. Là nuối tiếc chăng? Nuối tiếc cho tuổi mộng mơ của tôi cùng những đứa trẻ này.
"Bà đoán coi xem bài này nhạc gì?"-Chúng tôi chơi trò lập gia đình chả khác gì học sinh cấp 1 và có vẻ tôi chức lớn nhất
"Nghe rõ rành rành là Âu Mỹ ra mà còn hỏi ngu!"
"Bà ngu ế! Bài này là của 1 ca sĩ Nhật hát mà!"
"Điêu"
"Thèm vào! Về mà xem thử xem!"
"Ờ mày được! Mà trật tự để tao nghe!"
Sau cuộc tranh cãi, chúng tôi nhường chỗ cho tiếng hát lảnh lót của cô ca sĩ Nhật.
"Uầy uầy!!! Hoá ra chị đến sớm là thế này hả????"-chẳng cần nhìn tôi cũng biết chủ nhân của cái giọng "oanh vàng thỏ thẻ" đó là ai.
"Lam Nhi của tôi đến rồi đó hở? Xuống đây cho nghe cái này!"
"Thôi khỏi nghe! Suốt ngày nhạc với nhẽo! Chị cứ việc nghe với thằng BĐ đi!!"- Hắn bị lớp gọi với cái tên "BĐ". Còn tôi không nghĩ như vậy, trong một đám trẻ , đứa trẻ đặc biệt nhất chính là đứa trẻ bị để ý đến nhất. Và có lẽ, trong lớp tôi, đứa trẻ đó là hắn.
"Hứ!!!"
Gu âm nhạc của Lam không giống tôi nên hầu như ít đề cập tới vấn đề này. Nhưng nếu ai có hỏi, sẽ không phải tên BĐ kia mà là Lam- đứa bạn thân nhất của tôi . Chúng tôi chẳng phải bạn theo kiểu "thanh mai trúc mã" quen thân từ nhỏ nhưng vô cùng thân thiết.
Chúng tôi không phải những người chung sở thích, chung lý tưởng mà thậm chí còn xung đột về mặt tính cách. Cả tôi và nó đều là những kẻ "Tự trọng" và vì vậy nên trong những cuộc tranh cãi không tránh nổi trường hợp "Chẳng ai nhịn ai". Nhưng có lẽ cái đó người ta gọi là sự bao dung chăng? Bằng một cách nào đó, chúng tôi vẫn có thể gắn bó trở lại.
Cứ xa rồi lại gần như thế, chúng tôi đã bước qua cái tuổi mộng mơ mất rồi.
Mùa thi đã bắt đầu, tuổi mộng mơ của chúng tôi kết thúc.
Tôi thậm chí đã quên mất là hè về nếu không có tiếng ve kêu khắp đầu làng ngõ xóm. Lũ trẻ cũng đã bắt đầu kỳ nghỉ hè dài ngày, chúng vui sướng cùng những cuộc dạo chơi Hè bất chấp cái nắng gắt khó chịu. Đôi khi nhìn sự vô tư của chúng lại khiến tôi muốn bỏ chạy, bỏ chạy thời gian, bỏ chạy khỏi cái kỳ thi sắp tới mà mộng mơ: "Ước gì mình là đứa trẻ".
Đúng, chúng tôi đang chuẩn bị bước vào mùa thi chuyển cấp. Mọi người nói, đó là một kỳ thi quan trọng của cuộc đời và rồi vẽ ra bao giả sử tương lai :"Nếu mà thi trượt thì cuộc đời coi như chấm dứt", "Nếu mà thi trượt thì chỉ có đường làm lao động chân tay, cả đời không ngoi lên nổi".... Chính những giả sử ấy là nguyên nhân của nỗi nơm nớp lo sợ trong lòng mỗi sĩ tử.
Nhưng có vẻ tại lớp của tôi, nỗi lo sợ đó không có nhiều thì phải. Nói vậy không có nghĩa là chúng nó bỏ bê tương lai, phó mặc số phận mà có lẽ chúng vẫn giống như những đứa trẻ rong chơi dưới cái nắng mùa hạ kia vậy. Chúng vẫn rất vô tư như thể không hiểu điều gì sắp xảy ra vậy. Mỗi sáng tới lớp là một trò vui bắt đầu. Vậy nên lúc đó tôi vô cùng thích tới lớp, gặp chúng nó tôi như cây hoa ủ rũ được tiếp thêm sự sống. Sự bức bách đến khỏ thở khi ở nhà của tôi cũng tan biến khi gặp chúng nó. Đúng thế, chúng đã thành công trong việc mang niềm vui tới cho mọi người. Đâu phải cứ hoang mang là tốt, phải không?
Mọi người chê trách lớp tôi là lớp dốt nhất trường, lớp lười học,... Nhưng tôi lại thấy vui vì mình đã vào lớp này. Tuổi học trò mà! Phải nổi loạn chứ!
Nếu không, sau này nghĩ lại, bạn sẽ thấy buồn vì quãng thời gian tuổi trẻ của mình quá nhàm chán đó.
"Nghĩ linh tinh gì đấy! Không lo mà học đi! Mày không thấy tao đang phải lao động quần quật đây à"-bà chị tôi chống nạng với xô quần áo từ bao giờ đứng cạnh bàn học của tôi kêu than.
"Rồi rồi, biết rồi"-Nên nói thế nào nhỉ? Đãi ngộ đặc biệt trong nhà tôi với những sĩ tử là miễn làm mọi việc nhà. Vì vậy tất cả việc nhà ngẫu nhiên rơi vào tay bà chị thi Đại Học năm ngoái của tôi.
......................................
Tôi có một sở thích. Tôi vẫn luôn phân vân nên gọi nó là một sở thích hay là sự lười biếng? Gọi nó là lười biếng vì tôi chẳng bao giờ dùng bữa sáng tại nhà. Gọi nó là sở thích bởi tôi luôn lọt top "canh trường" như thể tôi đã chuẩn bị xong xuôi hết cho một ngày mới vậy. Bây giờ nghĩ lại tôi mới thấy bản thân tồn tại nhiều nghịch lý. Tôi đói nhưng không ăn, sáng tôi đi học sớm thì chiều tôi trễ giờ, tôi ngủ gật trong những môn chính trong suốt năm cấp hai nhưng sang tới năm cuối thì đó là chuyện hi hữu, tôi chỉ thích cà chua khi còn nhỏ nhưng lớn lên nó trở thành thứ tôi ghét vô cùng. Tôi đã cho rằng, trong mỗi con người luôn có những điều nghịch lý, nếu không đời sống tâm hồn của họ hẳn rất tẻ nhạt.
Giống như tôi lúc này đây, đạp xe bạt mạng để đến trường chỉ đơn giản là để ung dung đứng lan can ngắm khung cảnh đang nhuộm màu rực lửa của ngôi trường. Đó là điều tôi chưa bao giờ chán và càng những ngày này tôi lại càng khao khát được đứng thêm đôi chút, ngắm nhìn thêm nữa trước khi chia xa.
"Đến sớm thế?"- bạn đồng hành buổi sáng của tôi đã tới. Do hắn đi bộ nên luôn đến "canh trường" cùng tôi.
"Sớm bình thường, bình thường vẫn sớm"
" Ra đây cho nghe cái này"-Hắn vung vẩy cái tai nghe ra
Tôi và hắn thường hay chém bão về mấy bài hát, có thể nói chỉ cần tên mở đầu là không biết bao giờ câu chuyện sẽ dứt.
Đoạn nhạc vui tai vang lên bên tai với tiết tấu linh hoạt, uyển chuyển làm người ta phấn chấn hơn hẳn và cũng làm tôi thốt ra câu hỏi như một lẽ tất nhiên.
"Tên"
"Sunshine girl"
"Viết"- Tôi chìa bàn tay như một thói quen để mặc hắn viết tên bài hát vào tên bài hát vào. Thói quen ấy từ rất lâu rồi, đến chính tôi cũng chẳng nhớ rõ lý do tại sao nữa. Thậm chí tôi đã nghĩ, không biết bản thân mình sẽ có cảm giác gì khi mất đi nó nữa. Là nuối tiếc chăng? Nuối tiếc cho tuổi mộng mơ của tôi cùng những đứa trẻ này.
"Bà đoán coi xem bài này nhạc gì?"-Chúng tôi chơi trò lập gia đình chả khác gì học sinh cấp và có vẻ tôi chức lớn nhất
"Nghe rõ rành rành là Âu Mỹ ra mà còn hỏi ngu!"
"Bà ngu ế! Bài này là của ca sĩ Nhật hát mà!"
"Điêu"
"Thèm vào! Về mà xem thử xem!"
"Ờ mày được! Mà trật tự để tao nghe!"
Sau cuộc tranh cãi, chúng tôi nhường chỗ cho tiếng hát lảnh lót của cô ca sĩ Nhật.
"Uầy uầy!!! Hoá ra chị đến sớm là thế này hả????"-chẳng cần nhìn tôi cũng biết chủ nhân của cái giọng "oanh vàng thỏ thẻ" đó là ai.
"Lam Nhi của tôi đến rồi đó hở? Xuống đây cho nghe cái này!"
"Thôi khỏi nghe! Suốt ngày nhạc với nhẽo! Chị cứ việc nghe với thằng BĐ đi!!"- Hắn bị lớp gọi với cái tên "BĐ". Còn tôi không nghĩ như vậy, trong một đám trẻ , đứa trẻ đặc biệt nhất chính là đứa trẻ bị để ý đến nhất. Và có lẽ, trong lớp tôi, đứa trẻ đó là hắn.
"Hứ!!!"
Gu âm nhạc của Lam không giống tôi nên hầu như ít đề cập tới vấn đề này. Nhưng nếu ai có hỏi, sẽ không phải tên BĐ kia mà là Lam- đứa bạn thân nhất của tôi . Chúng tôi chẳng phải bạn theo kiểu "thanh mai trúc mã" quen thân từ nhỏ nhưng vô cùng thân thiết.
Chúng tôi không phải những người chung sở thích, chung lý tưởng mà thậm chí còn xung đột về mặt tính cách. Cả tôi và nó đều là những kẻ "Tự trọng" và vì vậy nên trong những cuộc tranh cãi không tránh nổi trường hợp "Chẳng ai nhịn ai". Nhưng có lẽ cái đó người ta gọi là sự bao dung chăng? Bằng một cách nào đó, chúng tôi vẫn có thể gắn bó trở lại.
Cứ xa rồi lại gần như thế, chúng tôi đã bước qua cái tuổi mộng mơ mất rồi.
Mùa thi đã bắt đầu, tuổi mộng mơ của chúng tôi kết thúc.