Người bảo em là thuốc bệnh của người, em bảo người là thuốc phiện của em. Người sắp chết trong công đường, em sắp chết ngoài công đường. Trong công đường, người do nhiều nguyên nhân mà chết, em chẳng qua chỉ là một nguyên nhân. Ngoài công đường, em chỉ một nguyên nhân, vì người mà chết. Em chết người còn sống, người chỉ khóc ba hôm; người chết em còn sống, em khóc cả cuộc đời. Người chết, thực tình em cũng chết. Cuộc trao đổi mua bán không công bằng, vậy mà em vẫn cứ làm. Em là con chó cún của người, chỉ cần người huýt một sáo tiếng sáo miệng là em chạy tới, mà vẫy đuôi, mà nhảy múa, mà liếm giầy của người. Em biết người yêu em như con mèo đói yêu con cá diếc hoa; em yêu người như con chim non yêu cái cây mà nó trú ngụ; em yêu người đến nỗi mặt trơ trán bóng, vì người mà liêm sỉ không còn; em không ý chí, không tiền đồ; em không kìm được bước chân, càng không giữ được con tim. Vì người mà em dám nhạy vào rừng dao biển lửa, bỏ ngoài tai miệng thế xì xào. Từ miệng bọn trẻ, em biết phu nhân không cho em vào thăm người. Em biết phu nhân xuất thân nơi quyền quý, đầy óc mưu lược, đầy bụng kinh luân, nếu là trai, ắt từ lân nên bậc đại nhân của hoàng triều. Em biết, em là con gái một kép hát, vợ một đồ tể, không bao giờ là đối thủ của phu nhân, nhưng em là một người mù vào cổng. Cổng đóng thì em cụng vỡ đầu, cổng mở thì em gặp vận hên. Em bất cần ngàn điều quy tắc, vạn điều cấm kỵ, cổng chính không cho vào thì em đi cổng hậu, cổng hậu không cho em vào thì em đi cổng ngách, cổng ngách không cho em vào thì em leo cây trèo tường. Em quanh quẩn cả một ngày ở tường hậu nha môn, em sẽ vào nhà bằng lối ấy…
Trăng thượng tuần soi tỏ tường hậu nha môn, bên trong là vườn hoa, thường ngày quan huyện và phu nhân đi dạo, thưởng hoa ở đó. Cây du cổ thụ vươn một cành to ra ngoài, vỏ cấy lấp lánh như vẩy rồng, vẩy rồng lấp lánh là cành cây tươi. Nàng kiễng chân với tới cành cây, tay chạm vỏ cây lạnh toát, khiến nàng nghĩ tới loài rắn. Cảnh đi tìm rắn phủ nhau trong lúc thần hồn điên đảo đên cách đây mấy năm lại trở về trong đầu, khiến tim nàng đau nhói và cảm thấy nhục nhã. Ông lớn ơi là ông lớn, em cơ khổ vì yêu ông, bao nỗi đắng cay ông nào có biết? Phu nhân của ông con nhà khuê các, hậu duệ danh thần, làm sao hiểu nổi tâm tình của em? Phu nhân, tui không hề có ý cướp chồng phu nhân, tui đúng ra là vật tế thần chốn miếu đường, tình nguyện hiến thân cho thần hưởng dụng. Phu nhân, lẽ nào bà chẳng thấy, vì có tui, phu quân của bà chẳng khác mạ héo gặp mưa xuân? Phu nhân, nếu bà là con người khoan dung độ lượng, thì nên ủng hộ tui cùng quan huyện; nếu bà thấu tình đạt lý thì không nên ngăn cản tui vào nha môn. Phu nhân à, bà ngăn cũng bằng thừa, bà có thể ngăn Đường Tăng, Sa Tăng, Tôn Ngộ Không đi Tây Trúc lấy kinh, không ngăn nổi Mi Nương vào nha môn thăm Tiền Đinh! Danh tiếng Tiền Đinh, thân phận Tiền Đinh, của cải Tiền Đinh do bà nắm; thân thể Tiền Đinh, hơi thở Tiền Đinh, mồ hôi Tiền Đinh là của tui. Phu nhân, Mi Nương tui từ nhỏ theo cha múa may trên sân khấu, dẫu chưa nhẹ nhàng như cánh én, cũng chắc chân mạnh tay; dẫu chưa vượt mái bay tường, leo cây bám cành đã giỏi. Tục ngữ có câu, chó cùng dứt giậu, mèo cùng leo cây. Mi Nương tui dù không phải chó mèo, cũng có thể leo cây vượt tường. Chẳng qua là tui tự khinh mình, để đến nỗi âm dương điên đảo; không bắt chước Oanh Oanh đợi trăng dưới mái tây hiên, lại làm như Trương Quân Thụy vượt tường đêm vắng. Quân Thụy vượt tường gặp Oanh Oanh, Mi Nương vượt tường gặp Tiền Đinh, chẳng hiểu mươi mười năm sau, ai soạn vở Phản Tây Hiên này? Nàng lui lại hai bước, thắt chặt dây lưng, tém gọn vạt áo, thư giãn chân tay vài cái, hít vào một hơi dài, rồi nhảy vọt lên, hai tay bám chắc vào cành cây. Cành cây rung lên, cón cú mèo hoảng sợ kêu lên một tiếng, rồi nhẹ nhàng không một tiếng động, bay vào bên trong nha môn. Cú mèo là giống chim ông lớn rất thích. Trong sân kho lương thực của huyện, có đến hàng chục con cú mèo đậu trên cây hòe, ông lớn bảo chúng là thần coi kho, là khắc tinh của lũ chuột. Ông vuốt râu, ngâm: Kho nhà quan chuột to tày đấu, trông thấy người giương mắt đẩu đâu!… Đúng là một bụng chữ, bác cổ thông kim, ôi người mà tui yêu! Hai tay bám chạc cây, dùng sức cánh tay hất người lên, thế là nàng vắt vẻo trên chạc cây.
Mõ canh ba vừa điểm, bên trong yên tĩnh. Nàng ngồi trên chạc cây nhìn vào. Nàng nhìn thấy mái đình, ngói lưu ly lấp lánh, chiếc hồ nhỏ bên cạnh cũng lấp lánh. Tây Hoa sảnh hình như có đèn, chắc quan huyện dưỡng bệnh ở đấy. Ông lớn ơi, em biết ông ngóng cổ chờ em, ruột gan ông như thiêu như đốt; con người tốt bụng, xin người đừng sốt ruột, đầu tường này sẽ nhảy xuống Mi Nương! Mặc kệ phu nhân ngồi ngay bên cạnh, trông nom ông như hổ dữ trông mồi; mặc cho roi da vụt rách da lưng tui, tui cũng phải thăm ông bằng được.
Mi Nương bò theo cành cây mấy bước rồi nhảy xuống đầu tường. Rồi, suốt đời nàng không quên chuyện xảy ra sau đó: nàng bị trợt chân, rơi xuống chân tường phía trong, ngã một cú như trời giáng, mông đau, tay sây sát, lục phủ ngũ tạng đều chấn thương. Nàng vịn cây trúc đứng lên một cách khó khăn, mắt nhìn Tây Hoa sảnh ánh đèn hắt ra mà trong lòng ai oán. Nàng sờ mông, thấy dính nhơm nhớp? Cái gì vậy, nàng hốt hoảng nghĩ rằng đó là máu, giơ tay lên thì có mùi thối. Cái thứ đen sì chẳng phải cứt chó thì là gì? Trời ạ, không biết kẻ nào táng tận lương tâm nghĩ ra cái trò độc địa này? Làm cho Tôn Mi Nương dơ dáng dại hình như thế này? Chã lẻ cứt chó đầy đít quần như thế này mà đi gặp ông lớn sao? Chẳng lẽ để Mi Nương xấu hổ xấu xa như thế này đi gặp quan lớn Tiền sao? Nàng nản quá, vừa giận vừa bực. Tiền Đinh, ông ốm nữa đi, ông chết đi, ông chết để cho phu nhân của ông góa bụa, không thích ở góa thì uống thuốc độc, treo cổ xà nhà hoặc tuẫn tiết để trở thành liệt phụ, nhân dân Cao Mật sẽ góp tiền mua đá dựng bia tiết phụ cho phu nhân!
Nàng đi lại chỗ cây du, ôm thân cây định leo lên, nhưng cái nhanh nhẹn chắc chắn hồi nãy đã đi đâu cả, mỗi lần dướn lên là một lần tụt xuống, chân tay dính đầy cái thứ đen sì thối hoắc ấy. Căm chưa! Thân cây bôi đầy phân chó. Mi Nương chùi hai bàn tay xuống đất, tức chảy nước mắt. Lúc này, nàng nghe có tiếng cười nhạt sau hòn non bộ, rồi có hai bóng người đi ra, một người cầm đèn lồng, ánh đèn đỏ quạch như đèn Hồ Tiên cứu người trong truyền thuyết. Hai người đều mặc đồ đen, mặt che mạng, không rõ trai hay gái, tất nhiên không thể nhìn rõ mặt.
Tôn Mi Nương hốt hoảng đứng dậy, thấy mình không còn mặt mũi nào mà nhìn người khác, nên giơ tay định bưng mặt, nhưng hai tay đầy phân thì bưng mặt làm sao? Nàng cúi gầm, người gần như gập lại, lùi dần về chân tường. Người áo đen giơ cao đèn lồng đến trước mặt Mi Nương, hình như để người áo đen thấp xem rõ mặt nàng. Người áo đen thấp lấy cây gậy trúc nhỏ nâng cằm để mặt nàng ngẩng lên. Nàng vừa thẹn vừa giận, nhưng không còn hơi sức để chống lại. Mắt nàng mở hé để những giọt lệ chảy tràn. Nàng nghe thấy người áo đen cầm gậy thốt lên một tiếng than, quả là tiếng nữ. Nàng đoán người trước mặt nàng là phu nhân của quan huyện. Nỗi đau lập tức chuyển thành hành động, nàng ngẩng đầu rõ cao, mỉm cười khiêu khích, lục tìm trong đầu những câu chữ có thể sát thương bà ta. Nàng đang định nói, rằng phu nhân che mạng phải chăng để mọi người không nhìn thấy những nốt rỗ trên mặt? Chưa kịp nói gì thì phu nhân đã giơ tay giật lấy miếng ngọc bội nàng đeo ở cổ. Miếng ngọc bội này, Tiền đại nhân đáng đổi cho nàng để lấy cái bao tay màu cánh chả, tuy không phải là vật trao duyên, nhưng cũng là bùa hộ mệnh. Nàng chồm lên như một con điên, nhưng bị người áo đen cao đá khẽ một cái vào khoeo chân, quị xuống. Nàng trông thấy tấm mạng che mặt phu nhân rung nhẹ, thân hình phu nhân hơi lảo đảo. Nàng nghĩ, người nàng thối như đống phân chó thì còn có gì để nói nữa. Phu nhân bày đặt chuyện này để hạ nhục tui, tui sẽ sát thương bà bằng những lời cay độc. Nàng nói: tui biết bà là ai, tui biết mặt bà rỗ chằng rỗ chịt. Người tình thân yêu của tui nói rằng người bà bốc mùi, miệng đầy giòi bọ, ba năm nay chưa hề ngủ chung. Nếu tui là bà thì tui đã thắt cổ chết quách rồi, đàn bà mà để cho người đàn ông ngán mình đến mức ấy thì có khác gì cỗ quan tài!
Tôn Mi Nương đang nói sướng miệng thì người áo đen thấp nghiêm giọng quát:
- Con đàn bà phóng đãng! Dám đến tận nha môn để đánh cắp người! Quất cho năm mươi roi da rồi tống nó ra ngoài theo lỗ chó chui.
Người áo đen cao rút từ thắt lưng một cây roi, đá nàng ngã lăn, không đợi nàng chửi tiếp câu thứ hai quất một roi vào mông nàng. Không chịu nổi, nàng kêu mẹ ơi, roi thứ hai lại vụt xuống. Lúc này, nàng trông thấy người áo đen thấp – chính là người vợ xấu xí của quan huyện, loạng choạng bỏ đi. Roi thứ ba, người áo đen vẫn vụt rất mạnh, nhưng roi thứ tư thì không đau đớn gì, từ roi thứ năm trở đi, roi sau nhẹ hơn roi trước, cuối cùng, dứt khoát quất vào tường. Tôn Mi Nương hiểu rằng mình gặp được người tốt bụng, nhưng nàng vẫn giả vờ đau, kêu toáng lên, giúp người áo đen diễn cho chót. Cuối cùng, người áo đen cao lôi nàng ra chỗ cổng xép bên Đông Hoa sảnh, rút then, đẩy nàng ra ngoài. Nàng đã ở trong ngõ Đông bên cạnh nha môn, một cái ngõ đường rải đá.
Tôn Mi Nương nằm trên giường, lúc nghiến răng nghiến lợi, lúc thương cảm xót xa. Nghiến răng nghiến lợi vì hận người đàn bà ra tay tàn độc, xót xa thương cảm vì nhớ ông huyện đang nằm dưỡng bệnh. Nàng nguyền rủa mình thậm tệ vì thiếu ý chí, nàng cắn cánh tay máu chảy dầm dề, nhưng vẫn không xua đuổi được hình ảnh Tiền Đinh chập chờn trước mặt.
Đang lúc héo ruột héo gan thì Xuân Sinh đến. Nàng như gặp được người thân, túm chặt cánh tay Xuân Sinh, nước mắt rưng rưng, hỏi:
- Xuân Sinh, Xuân Sinh, ông lớn thế nào rồi?
Xuân Sinh thấy nàng cuốn cả lên cũng thấy cảm động. Hắn nháy mắt về phía Giáp Con đang lột da chó, nói khẽ:
- Bệnh phong hàn thì khỏi rồi, nhưng tâm thần bất định, trong lòng buồn bực, không thiết ăn uống, ngày một gầy mòn, cứ tình hình này sớm muộn sẽ chết!
- Ông ơi! – Mi Nương xót xa kêu lên một tiếng, nước mắt lã chã.
- Phu nhân sai tôi đến mời chị đem thịt chó, hoàng tửu vào huyện để ông lớn khai tâm, khai vị… - Xuân Sinh vừa nói vừa cười.
- Phu nhân? Thôi đừng nhắc đến phu nhân nhà các anh nữa – Nàng rít lên – Độc nhất trên đời là nọc rết mà vẫn còn lương thiện hơn phu nhân nhà các anh!
- Chị Hai Tôn, phu nhân chúng tôi là người am hiểu lễ nghĩa, chị nguyền rủa bà ấy vì chuyện gì vậy?
- Xì, anh còn nói bà ấy là người hiểu lễ nghĩa? Trái tim bà ấy ngâm hai mươi năm trong thuốc nhuộm đen, máu bà ấy chỉ một giọt đủ đầu độc chết một con ngựa.
- Phu nhân đắc tội với chị Hai về chuyện gì vậy? – Xuân Sinh vừa cười vừa hỏi – Đúng là, người mất trộm không cáu, kẻ trộm lại nổi khùng; người mất mạ không khóc, người không mất mẹ khóc rùng rùng!
- Anh cút đi cút đi cho tôi nhờ – Mi Nương nói – Từ nay trở đi, tui và nha môn các anh tuyệt đường đi lại!
- Chị Hai Tôn, chẳng lẽ chị không nhớ ông lớn sao? – Xuân Sinh cười tít mắt – Chị không nhớ con người ông lớn, chẳng lẽ không nhớ cái đuôi sam ông lớn? Không nhớ cái đuôi sam ông lớn, không nhẽ chị không nhớ bộ râu ông lớn? Không nhớ bộ râu ông lớn, chẳng nhẽ chị không nhớ cái… ông lớn?
- Cút! Oâng lớn ông bé gì, ông ấy chết thì có liên quan gì đến dân nữ này? – Nàng miệng thì nói cứng, nhưng mắt thì mọng nước.
- Chị Hai Tôn, chị giấu ai chứ không giấu được tôi – Xuân Sinh nói – Chị với ông lớn tuy hai mà một, dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng. Thôi, đừng làm căng nữa, thu xếp đi với tôi.
- Chỉ cần phu nhân nhà các anh còn ở đây là tui không thèm bước vào tới cổng huyện.
- Chị Hai Tôn, thì chính phu nhân sai tôi đi mời chị mà lại.
- Xuân Sinh, anh đừng đùa tôi như đùa khi, bị người ta hành hạ đến nông nỗi này, tui còn mặt mũi nào mà trông thấy người ta!
- Chị Hai Tôn, nghe chị nói thì hình như chị bị hạ nhục không bằng.
- Anh không biết thật hay giả vờ – Mi Nương căm phẫn – Bà cô đây bị đánh tại huyện nhà các người.
- Chị Hai có nói mê không đấy? – Xuân Sinh ngạc nhiên – ở huyện nha ai dám đánh chị Hai? Từ lâu, bọn tại hạ đã coi chị hai là Đệ nhị phu nhân. Bọn tôi làm thân với chị chưa xong, còn ai dám đánh chị?
- Chính là phu nhân của các anh sai người đánh tui năm mươi roi da.
- Để tôi xem có thật không? – Xuân Sinh vừa nói vừa lật áo Mi Nương.
Mi Nương gạt tay Xuân Sinh:
- Đừng tưởng bở! Anh không sợ ông lớn chặt tay sao?
- Có thế chứ, chị Hai, rồi thì thân nhất vẫn là ông lớn! tiểu nhân vừa giơ tay ra, chị đã đem ông lớn ra hù doạ rồi! – Xuân Sinh nói – Nhưng phải nói thực với chị hai điều này, ông lớn ôm nặng, phu nhân bắt đắc dĩ mới phải cầu cứu Bò tát sống là chị vào huyện. Thử nghĩ coi, nếu còn tia hy vọng nào khác thì có để tôi đi mời chị không? Cho rằng bà ấy sai người đánh chị thì cũng có thể hiểu được. Giờ đây, bà ấy sai tôi lại mời chị, chứng tỏ bà ấy đã chịu sử nhũn, đã chịu thua, chị không dịp này mà xốc tới, còn đợi đén bao giờ, ông lớn mau chóng hồi phục sức khẻo, là chị lập công, đến phu nhân cũng phải cám ơn chị, vậy là, đang bóng tối mà thành ánh sáng, từ đấy mà thành công, Chị Hai Tôn, phúc to rồi, đi hay không tuỳ chị nghĩ.
Tôn Mi Nương tay khoác làn thịt chó, đẩy cửa Tây Hoa Sảnh, chỉ thấy một phụ nữ mặt rỗ, da ngăm đen, hai mép trễ xuống, ngồi ngay ngắn trên ghế Thái sư. Người đang nóng bừng bỗng lạnh toát, tim đang rộn rã bỗng ỉu xìu. Nàng mơ hồ cảm thấy rằng, nàng lại rơi vào một cái bẫy, mà người cài đặt là bà huyện này. Nhưng là con gái một kép hát, nàng nhìn quen những cảnh ra vẻ ta đây, là vợ tên đồ tể, nàng nhìn quen ánh dao sắc máu, là tình nhân của quan huyện, nàng đã biết đức hạnh của quan viên. Rất nhanh, nàng trở lại bình tĩnh, ổn định tinh thần, cùng phu nhân quan huyện đấu phép. Hai người đàn bà, bốn con mắt nhìn nhau không chớp, không ai chịu nhường ai. Bốn mắt giao phong, trong bụng tự bạch:
Bà huyện: Nhà ngươi đã biết ta là con nhà danh giá.
Tôn Mi Nương: Ta mặt da hoa phấn, hiển nhiên!
Bà huyện: Ta là chính thất treo cưới hẳn hoi của ông ấy.
Tôn Mi Nương: Tui làø bạn tri kỷ keo sơn gắn bó của ông ấy.
Bà huyện: Ngươi chẳng qua như cẩu bảo ngưu hoàng, một vị thuốc chữa bệnh cho phu quân ta.
Tôn Mi Nương: Bà thật ra chỉ là vật trang trí buồng trong cho ông lớn, chẳng khác gì tượng gỗ.
Bà huyện: Ngươi có giở trăm nghìn mánh khoé cũng không lung lay được địa vị của ta.
Tôn Mi Nương: Bà tuy là phu nhân tôn quí, nhưng không được ông lớn yêu thật lòng, chính ông nói với tui, mỗi tháng chỉ ở với bà một lần, nhưng với tui thì…
Nhớ lại chuyện chăn gối với quan huyện, trái tim Mi Nương lại tưng bừng rộn rã. Trong đầu nàng tái diễn cực kỳ sống động cảnh cuồng hoan, ánh mắt nàng vừa sáng vừa thăm thẳm. Bà huyện ngồi nghiêm túc trước mặt nàng chỉ còn là cái bóng mờ ảo.
Bà huyện thấy người phụ nữ trước mặt bà ngon lành như quả đào mật mới hái, đột nhiên có những biểu hiện rõ rệt như bị rối trí: Mặt đỏ bừng, hơi thở gấp, ánh mắt thoảng thốt. Vậy là bà cảm thấy mình đã thắng về tinh thần. Đôi mày cau có bắt đầu giãn ra, môi son khẽ mở để lộ hàm răng trắng loá. Bà ném ngọc Bồ tát xâu bằng sợi chỉ đỏ xuống chân Mi Nương, giọng đầy vẻ ngạo mạn:
- Đây là vật ta đeo từ hồi nhỏ, sau đó không hiểu con chó nào ăn trộm nên nó nhiễm mùi hôi của chó. Ở đằng nhà ngươi ngày nào cũng giết chó có lẽ không cần kiêng, nên thưởng cho ngươi.
Tôn Mi Nương đỏ mặt. Trông thấy ngọc Bồ tát, nàng lại cảm thấy mông đau nhói, cảnh tượng đêm hôm ấy như đang ở trước mặt. Lửa giận bừng bừng, chỉ muốn xông tới cào nát cái mặt rỗ. Nhưng nàng vẫn đứng yên. Tất cả vì ông lớn, vì ông mà em để cho bàta lên nước. Nàng hiểu, ném trước mặt nàng đâu chỉ là miếng ngọc, mà đặt cọc vào đó là thân phận phu nhân, địa vị của phu nhân, sự thách đố và ủy khúc của phu nhân. Nàng nhìn miếng ngọc, trù trừ chưa quyết. Cúi xuống nhặt thì thoả mãn hư vinh của phu nhân. Không nhặt thì giữ được cái giá của mình. Nhặt lên thì phu nhân sẽ thoả mãn, không nhặt phu nhân sẽ nổi giận. Phu nhân thoả mãn, cuộc tình của nàng với quan huyện sẽ được cấp giấy thông hành. Phu nhân giận thì sao? Cuộc tình sẽ trắc trở, sẽ đầy chướng ngại. Trong câu chuyện hàng ngày, có thể nhận ra sự nể trọng của quan huyện với người đàn bà xấu xí này, có thể là do bà ta xuất thân quyền quí. Họ Tăng tuy mạc vận, nhưng ảnh hưởng vẫn còn. Ông lớn đã phải quì trước mặt phu nhân, thì nàng so đo làm gì một cái nghiêng mình? Tất cả vì yêu ông lớn mà nhặt miếng ngọc, lại nghĩ, đắp tường thì đã là động thổ, phải diễn cho tới hồi chót vở kịch này. Thế là Mi Nương quì sụp, biểu thị một thái độ vừa vui vừa sợ vì được sủng ái:
- Dân nữ tạ ơn phu nhân.
Phu nhân thở hắt như cất được gánh nặng, nói:
- Vào đi, ông lớn đang trong phòng văn thư.
Mi Nương đứng dậy, xách làn thịt chó, hoàng tỉu định đi vào thì phu nhân gọi giật lại. Không nhìn Mi Nương, phu nhân nói với cửa sổ:
- Ông lớn đã có tuổi, ngươi còn trẻ…
Mi Nương mặt đỏ như gấc chín, hiểu ngay điều phu nhân định nói, nhưng không biết nói lại thế nào. Phu nhân đứng dậy rời Tây Hoa sảnh, đi vào hậu đường. Mi Nương trông thấy bàn chân phu nhân nhỏ như cái bánh ít hình tam giác, quả không hổ con nhà khuê các! Tâm trạng Mi Nương lúc này ngổn ngang trăm mối, yêu ghét lẫn lộn, có niềm tự hào của kẻ thắng, có sự tự ti của người thua.
Được Mi Nương tưới nhuần mưa móc, quan huyện dần ăn biết ngon, tinh thần ngày một khá lên. Ông đọc từng tệp bản tấu, cau mày, nỗi lo vương trên nét mặt.
Quan huyện xoa xoa cặp mông tròn lẳn của Mi Nương, nói:
- Mi Nương, nếu ta không bắt cha nàng thì Viên đại nhân sẽ bắt ta!
Mi Nương lật người ngồi dậy, nói:
- Ông lớn, cha em đả thương người đức là có nguyên do. Người Đức đã giết mẹ kế và hai em của em, thêm hai mươi tư mạng bị chết lây nữa, vậy là họ đã hoà vốn, tại sao còn bắt cha em? Còn có công lý nữa không?
Quan huyện cười đau khổ:
- Đàn bà thì biết gì!
Mi Nương nũng nịu giật râu quan huyện:
- Em không biết gì hết, nhưng em biết cha em vô tội.
Quan huyện thở dài:
- Sao ta không biết cha nàng vô tội? Nhưng lệnh quan không cưỡng được.
- Ông lớn hãy tha cho cha em - Mi Nương lắc lắc đầu gối quan huyện – Đường trường của quan tri huyện mà không bảo vệ được một người dân vô tội sao?
- Biết nói thế nào bây giờ? Cưng của ta!
Mi Nương vòng tay cổ quan huyện, đu đưa tấm thân ngà ngọc, nũng nịu:
- Em hậu tạ ông như thế này, mà vẫn không cứu được cha em sao?
- Thôi thôi, cờ đến tay ai người ấy phất, đến đâu hay đó. Mi Nương, sắp đến tết thanh minh, ta muốn trồng một cây đu như mọi năm để nàng vui chơi thoả thích. Ta phải đi trồng Đào kỷ niện cho dân. Mi Nương, thanh minh năn nay vẫn diễn trò ở đây. Thanh minh sang năm ở đâu thì ta cũng không biết?
- Ông lớn, thanh minhsang năm ông thăng Tri phủ, không còn to hơn Tri phủ.
Được tin Tôn Bính lợi dụng tết thanh minh tụ tập dân chúng phá đường sắt, đốt lều trại người Đức, quan huyện bị hẫng. Ông vứt xẻng, lẳng lặng chui vào kiệu. Ông hiểu, quan vận của ông đã kết thúc.
Quan huyện trở về huyện lỵ, nói với các thơ biện, thơ lại đứng vây xung quyanh:
- Các ông, con đường quan hoạn của bản chức coi như kết thúc. Ông nào muốn tiếp tục làm việc thì ở lại đợi quan huyện mới, ông nào không muốn làm nữa thì nhân lúc này tự lo cho mình.
Mọi người nhìn nhau, nhất thời không ai nói gì.
Quan huyện cười buồn, trở về phòng văn thư đóng sập cửa, khoá trái.
Mọi người giật mình vì tiếng khóa trái, ai nấy ngơ ngác, thẫn thờ như mất hồn. Viên thơ lại phụ trách hậu cần ra chỗ cửa sổ, nói vọng sang:
- Bẩm ông lớn, tục ngữ có câu “Giặc chặn, nước ngăn”, chuyện gì cũng có cách giải quyết, ông lớn nên nghĩ thoáng một chút.
Phòng trong, quan huyện không nói gì.
Thơ lại phụ trách hậu cần nói nhỏ với Xuân Sinh:
- Chạy mau vào báo với phu nhân, chậm là hỏng việc.
Quan huyện cởi quan phục vứt xuống đất, lột mũ quẳng vào xó nhà. Ông nói một mình:
“Không làm quan nhẹ xác, không đội mũ nhẹ đầu. Muôn tâu Hoàng thượng, Thái Hậu, thần không thể tận trung được nữa, Viên đại nhân, Đàm đại nhân, Tào đại nhân, ti chức không thể tận chức được nữa, Mi Nương, người thân thiết của ta, ta không thể vui vẻ đến cùng với nàng, Tôn Bính, tên mạt rệp, bản quan không còn mắc lỗi với nhà ngươi!”.
Quan huyện đứng trên ghế đẩu, cởi thắt lưng lụa vắt lên xà nhà làm thành cái thòng lọng rồi chui đầu vào, gạt hết râu ra phía ngoài cho rủ xuống ngực. Từ ngưỡng trên cửa sổ, qua những lỗ thủng trên giấy dán do chim sẻ gây ra, ông trông thấy trời mây u ám và những sợi mưa phùn màu bạc, trông thấy các thư biện, thơ lại, các đội viên truy bắt… đứng như trời trồng không chịu giải tán, trông thấy những con chim én tha bùn đắp tổ dưới mái hiên tây Hoa sảnh. Mưa phùn rỉ rả, chim én líu ríu, thấm dẫn hương sắc của cuộc sống. Cái lạnh của mùa xuân khiến ông cảm thấy gai gai trên da thịt, cơ thể ấm áp của Mi Nương thoát cái chiếm trọn thân xác và tâm hồn ông. Mỗi tấc da thịt trên người ông đều khát khao nàng. Ôi, người đàn bà của ta, nàng sao mà kỳ lạ, sao mà mỹ miều, biết chắc rằng, tiền đồ của ta sẽ bị hủy hoại trên tấm thân nàng… Quan huyện biết rằng, nghĩ nữa sẽ mất hết dũng khí từ biệt cuộc đời, thế là ông nghiến răng đạp đổ cái ghế. Trong cơn hoảng loạn, ông nghe có tiếng phụ nữ la thất thanh, phu nhân đến rồi sao? Mi Nương đến rồi sao? Ông thoáng ân hận, cố níu kéo cái gì đó, nhưng cánh tay đã mềm nhũn.
Trăng thượng tuần soi tỏ tường hậu nha môn, bên trong là vườn hoa, thường ngày quan huyện và phu nhân đi dạo, thưởng hoa ở đó. Cây du cổ thụ vươn một cành to ra ngoài, vỏ cấy lấp lánh như vẩy rồng, vẩy rồng lấp lánh là cành cây tươi. Nàng kiễng chân với tới cành cây, tay chạm vỏ cây lạnh toát, khiến nàng nghĩ tới loài rắn. Cảnh đi tìm rắn phủ nhau trong lúc thần hồn điên đảo đên cách đây mấy năm lại trở về trong đầu, khiến tim nàng đau nhói và cảm thấy nhục nhã. Ông lớn ơi là ông lớn, em cơ khổ vì yêu ông, bao nỗi đắng cay ông nào có biết? Phu nhân của ông con nhà khuê các, hậu duệ danh thần, làm sao hiểu nổi tâm tình của em? Phu nhân, tui không hề có ý cướp chồng phu nhân, tui đúng ra là vật tế thần chốn miếu đường, tình nguyện hiến thân cho thần hưởng dụng. Phu nhân, lẽ nào bà chẳng thấy, vì có tui, phu quân của bà chẳng khác mạ héo gặp mưa xuân? Phu nhân, nếu bà là con người khoan dung độ lượng, thì nên ủng hộ tui cùng quan huyện; nếu bà thấu tình đạt lý thì không nên ngăn cản tui vào nha môn. Phu nhân à, bà ngăn cũng bằng thừa, bà có thể ngăn Đường Tăng, Sa Tăng, Tôn Ngộ Không đi Tây Trúc lấy kinh, không ngăn nổi Mi Nương vào nha môn thăm Tiền Đinh! Danh tiếng Tiền Đinh, thân phận Tiền Đinh, của cải Tiền Đinh do bà nắm; thân thể Tiền Đinh, hơi thở Tiền Đinh, mồ hôi Tiền Đinh là của tui. Phu nhân, Mi Nương tui từ nhỏ theo cha múa may trên sân khấu, dẫu chưa nhẹ nhàng như cánh én, cũng chắc chân mạnh tay; dẫu chưa vượt mái bay tường, leo cây bám cành đã giỏi. Tục ngữ có câu, chó cùng dứt giậu, mèo cùng leo cây. Mi Nương tui dù không phải chó mèo, cũng có thể leo cây vượt tường. Chẳng qua là tui tự khinh mình, để đến nỗi âm dương điên đảo; không bắt chước Oanh Oanh đợi trăng dưới mái tây hiên, lại làm như Trương Quân Thụy vượt tường đêm vắng. Quân Thụy vượt tường gặp Oanh Oanh, Mi Nương vượt tường gặp Tiền Đinh, chẳng hiểu mươi mười năm sau, ai soạn vở Phản Tây Hiên này? Nàng lui lại hai bước, thắt chặt dây lưng, tém gọn vạt áo, thư giãn chân tay vài cái, hít vào một hơi dài, rồi nhảy vọt lên, hai tay bám chắc vào cành cây. Cành cây rung lên, cón cú mèo hoảng sợ kêu lên một tiếng, rồi nhẹ nhàng không một tiếng động, bay vào bên trong nha môn. Cú mèo là giống chim ông lớn rất thích. Trong sân kho lương thực của huyện, có đến hàng chục con cú mèo đậu trên cây hòe, ông lớn bảo chúng là thần coi kho, là khắc tinh của lũ chuột. Ông vuốt râu, ngâm: Kho nhà quan chuột to tày đấu, trông thấy người giương mắt đẩu đâu!… Đúng là một bụng chữ, bác cổ thông kim, ôi người mà tui yêu! Hai tay bám chạc cây, dùng sức cánh tay hất người lên, thế là nàng vắt vẻo trên chạc cây.
Mõ canh ba vừa điểm, bên trong yên tĩnh. Nàng ngồi trên chạc cây nhìn vào. Nàng nhìn thấy mái đình, ngói lưu ly lấp lánh, chiếc hồ nhỏ bên cạnh cũng lấp lánh. Tây Hoa sảnh hình như có đèn, chắc quan huyện dưỡng bệnh ở đấy. Ông lớn ơi, em biết ông ngóng cổ chờ em, ruột gan ông như thiêu như đốt; con người tốt bụng, xin người đừng sốt ruột, đầu tường này sẽ nhảy xuống Mi Nương! Mặc kệ phu nhân ngồi ngay bên cạnh, trông nom ông như hổ dữ trông mồi; mặc cho roi da vụt rách da lưng tui, tui cũng phải thăm ông bằng được.
Mi Nương bò theo cành cây mấy bước rồi nhảy xuống đầu tường. Rồi, suốt đời nàng không quên chuyện xảy ra sau đó: nàng bị trợt chân, rơi xuống chân tường phía trong, ngã một cú như trời giáng, mông đau, tay sây sát, lục phủ ngũ tạng đều chấn thương. Nàng vịn cây trúc đứng lên một cách khó khăn, mắt nhìn Tây Hoa sảnh ánh đèn hắt ra mà trong lòng ai oán. Nàng sờ mông, thấy dính nhơm nhớp? Cái gì vậy, nàng hốt hoảng nghĩ rằng đó là máu, giơ tay lên thì có mùi thối. Cái thứ đen sì chẳng phải cứt chó thì là gì? Trời ạ, không biết kẻ nào táng tận lương tâm nghĩ ra cái trò độc địa này? Làm cho Tôn Mi Nương dơ dáng dại hình như thế này? Chã lẻ cứt chó đầy đít quần như thế này mà đi gặp ông lớn sao? Chẳng lẽ để Mi Nương xấu hổ xấu xa như thế này đi gặp quan lớn Tiền sao? Nàng nản quá, vừa giận vừa bực. Tiền Đinh, ông ốm nữa đi, ông chết đi, ông chết để cho phu nhân của ông góa bụa, không thích ở góa thì uống thuốc độc, treo cổ xà nhà hoặc tuẫn tiết để trở thành liệt phụ, nhân dân Cao Mật sẽ góp tiền mua đá dựng bia tiết phụ cho phu nhân!
Nàng đi lại chỗ cây du, ôm thân cây định leo lên, nhưng cái nhanh nhẹn chắc chắn hồi nãy đã đi đâu cả, mỗi lần dướn lên là một lần tụt xuống, chân tay dính đầy cái thứ đen sì thối hoắc ấy. Căm chưa! Thân cây bôi đầy phân chó. Mi Nương chùi hai bàn tay xuống đất, tức chảy nước mắt. Lúc này, nàng nghe có tiếng cười nhạt sau hòn non bộ, rồi có hai bóng người đi ra, một người cầm đèn lồng, ánh đèn đỏ quạch như đèn Hồ Tiên cứu người trong truyền thuyết. Hai người đều mặc đồ đen, mặt che mạng, không rõ trai hay gái, tất nhiên không thể nhìn rõ mặt.
Tôn Mi Nương hốt hoảng đứng dậy, thấy mình không còn mặt mũi nào mà nhìn người khác, nên giơ tay định bưng mặt, nhưng hai tay đầy phân thì bưng mặt làm sao? Nàng cúi gầm, người gần như gập lại, lùi dần về chân tường. Người áo đen giơ cao đèn lồng đến trước mặt Mi Nương, hình như để người áo đen thấp xem rõ mặt nàng. Người áo đen thấp lấy cây gậy trúc nhỏ nâng cằm để mặt nàng ngẩng lên. Nàng vừa thẹn vừa giận, nhưng không còn hơi sức để chống lại. Mắt nàng mở hé để những giọt lệ chảy tràn. Nàng nghe thấy người áo đen cầm gậy thốt lên một tiếng than, quả là tiếng nữ. Nàng đoán người trước mặt nàng là phu nhân của quan huyện. Nỗi đau lập tức chuyển thành hành động, nàng ngẩng đầu rõ cao, mỉm cười khiêu khích, lục tìm trong đầu những câu chữ có thể sát thương bà ta. Nàng đang định nói, rằng phu nhân che mạng phải chăng để mọi người không nhìn thấy những nốt rỗ trên mặt? Chưa kịp nói gì thì phu nhân đã giơ tay giật lấy miếng ngọc bội nàng đeo ở cổ. Miếng ngọc bội này, Tiền đại nhân đáng đổi cho nàng để lấy cái bao tay màu cánh chả, tuy không phải là vật trao duyên, nhưng cũng là bùa hộ mệnh. Nàng chồm lên như một con điên, nhưng bị người áo đen cao đá khẽ một cái vào khoeo chân, quị xuống. Nàng trông thấy tấm mạng che mặt phu nhân rung nhẹ, thân hình phu nhân hơi lảo đảo. Nàng nghĩ, người nàng thối như đống phân chó thì còn có gì để nói nữa. Phu nhân bày đặt chuyện này để hạ nhục tui, tui sẽ sát thương bà bằng những lời cay độc. Nàng nói: tui biết bà là ai, tui biết mặt bà rỗ chằng rỗ chịt. Người tình thân yêu của tui nói rằng người bà bốc mùi, miệng đầy giòi bọ, ba năm nay chưa hề ngủ chung. Nếu tui là bà thì tui đã thắt cổ chết quách rồi, đàn bà mà để cho người đàn ông ngán mình đến mức ấy thì có khác gì cỗ quan tài!
Tôn Mi Nương đang nói sướng miệng thì người áo đen thấp nghiêm giọng quát:
- Con đàn bà phóng đãng! Dám đến tận nha môn để đánh cắp người! Quất cho năm mươi roi da rồi tống nó ra ngoài theo lỗ chó chui.
Người áo đen cao rút từ thắt lưng một cây roi, đá nàng ngã lăn, không đợi nàng chửi tiếp câu thứ hai quất một roi vào mông nàng. Không chịu nổi, nàng kêu mẹ ơi, roi thứ hai lại vụt xuống. Lúc này, nàng trông thấy người áo đen thấp – chính là người vợ xấu xí của quan huyện, loạng choạng bỏ đi. Roi thứ ba, người áo đen vẫn vụt rất mạnh, nhưng roi thứ tư thì không đau đớn gì, từ roi thứ năm trở đi, roi sau nhẹ hơn roi trước, cuối cùng, dứt khoát quất vào tường. Tôn Mi Nương hiểu rằng mình gặp được người tốt bụng, nhưng nàng vẫn giả vờ đau, kêu toáng lên, giúp người áo đen diễn cho chót. Cuối cùng, người áo đen cao lôi nàng ra chỗ cổng xép bên Đông Hoa sảnh, rút then, đẩy nàng ra ngoài. Nàng đã ở trong ngõ Đông bên cạnh nha môn, một cái ngõ đường rải đá.
Tôn Mi Nương nằm trên giường, lúc nghiến răng nghiến lợi, lúc thương cảm xót xa. Nghiến răng nghiến lợi vì hận người đàn bà ra tay tàn độc, xót xa thương cảm vì nhớ ông huyện đang nằm dưỡng bệnh. Nàng nguyền rủa mình thậm tệ vì thiếu ý chí, nàng cắn cánh tay máu chảy dầm dề, nhưng vẫn không xua đuổi được hình ảnh Tiền Đinh chập chờn trước mặt.
Đang lúc héo ruột héo gan thì Xuân Sinh đến. Nàng như gặp được người thân, túm chặt cánh tay Xuân Sinh, nước mắt rưng rưng, hỏi:
- Xuân Sinh, Xuân Sinh, ông lớn thế nào rồi?
Xuân Sinh thấy nàng cuốn cả lên cũng thấy cảm động. Hắn nháy mắt về phía Giáp Con đang lột da chó, nói khẽ:
- Bệnh phong hàn thì khỏi rồi, nhưng tâm thần bất định, trong lòng buồn bực, không thiết ăn uống, ngày một gầy mòn, cứ tình hình này sớm muộn sẽ chết!
- Ông ơi! – Mi Nương xót xa kêu lên một tiếng, nước mắt lã chã.
- Phu nhân sai tôi đến mời chị đem thịt chó, hoàng tửu vào huyện để ông lớn khai tâm, khai vị… - Xuân Sinh vừa nói vừa cười.
- Phu nhân? Thôi đừng nhắc đến phu nhân nhà các anh nữa – Nàng rít lên – Độc nhất trên đời là nọc rết mà vẫn còn lương thiện hơn phu nhân nhà các anh!
- Chị Hai Tôn, phu nhân chúng tôi là người am hiểu lễ nghĩa, chị nguyền rủa bà ấy vì chuyện gì vậy?
- Xì, anh còn nói bà ấy là người hiểu lễ nghĩa? Trái tim bà ấy ngâm hai mươi năm trong thuốc nhuộm đen, máu bà ấy chỉ một giọt đủ đầu độc chết một con ngựa.
- Phu nhân đắc tội với chị Hai về chuyện gì vậy? – Xuân Sinh vừa cười vừa hỏi – Đúng là, người mất trộm không cáu, kẻ trộm lại nổi khùng; người mất mạ không khóc, người không mất mẹ khóc rùng rùng!
- Anh cút đi cút đi cho tôi nhờ – Mi Nương nói – Từ nay trở đi, tui và nha môn các anh tuyệt đường đi lại!
- Chị Hai Tôn, chẳng lẽ chị không nhớ ông lớn sao? – Xuân Sinh cười tít mắt – Chị không nhớ con người ông lớn, chẳng lẽ không nhớ cái đuôi sam ông lớn? Không nhớ cái đuôi sam ông lớn, không nhẽ chị không nhớ bộ râu ông lớn? Không nhớ bộ râu ông lớn, chẳng nhẽ chị không nhớ cái… ông lớn?
- Cút! Oâng lớn ông bé gì, ông ấy chết thì có liên quan gì đến dân nữ này? – Nàng miệng thì nói cứng, nhưng mắt thì mọng nước.
- Chị Hai Tôn, chị giấu ai chứ không giấu được tôi – Xuân Sinh nói – Chị với ông lớn tuy hai mà một, dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng. Thôi, đừng làm căng nữa, thu xếp đi với tôi.
- Chỉ cần phu nhân nhà các anh còn ở đây là tui không thèm bước vào tới cổng huyện.
- Chị Hai Tôn, thì chính phu nhân sai tôi đi mời chị mà lại.
- Xuân Sinh, anh đừng đùa tôi như đùa khi, bị người ta hành hạ đến nông nỗi này, tui còn mặt mũi nào mà trông thấy người ta!
- Chị Hai Tôn, nghe chị nói thì hình như chị bị hạ nhục không bằng.
- Anh không biết thật hay giả vờ – Mi Nương căm phẫn – Bà cô đây bị đánh tại huyện nhà các người.
- Chị Hai có nói mê không đấy? – Xuân Sinh ngạc nhiên – ở huyện nha ai dám đánh chị Hai? Từ lâu, bọn tại hạ đã coi chị hai là Đệ nhị phu nhân. Bọn tôi làm thân với chị chưa xong, còn ai dám đánh chị?
- Chính là phu nhân của các anh sai người đánh tui năm mươi roi da.
- Để tôi xem có thật không? – Xuân Sinh vừa nói vừa lật áo Mi Nương.
Mi Nương gạt tay Xuân Sinh:
- Đừng tưởng bở! Anh không sợ ông lớn chặt tay sao?
- Có thế chứ, chị Hai, rồi thì thân nhất vẫn là ông lớn! tiểu nhân vừa giơ tay ra, chị đã đem ông lớn ra hù doạ rồi! – Xuân Sinh nói – Nhưng phải nói thực với chị hai điều này, ông lớn ôm nặng, phu nhân bắt đắc dĩ mới phải cầu cứu Bò tát sống là chị vào huyện. Thử nghĩ coi, nếu còn tia hy vọng nào khác thì có để tôi đi mời chị không? Cho rằng bà ấy sai người đánh chị thì cũng có thể hiểu được. Giờ đây, bà ấy sai tôi lại mời chị, chứng tỏ bà ấy đã chịu sử nhũn, đã chịu thua, chị không dịp này mà xốc tới, còn đợi đén bao giờ, ông lớn mau chóng hồi phục sức khẻo, là chị lập công, đến phu nhân cũng phải cám ơn chị, vậy là, đang bóng tối mà thành ánh sáng, từ đấy mà thành công, Chị Hai Tôn, phúc to rồi, đi hay không tuỳ chị nghĩ.
Tôn Mi Nương tay khoác làn thịt chó, đẩy cửa Tây Hoa Sảnh, chỉ thấy một phụ nữ mặt rỗ, da ngăm đen, hai mép trễ xuống, ngồi ngay ngắn trên ghế Thái sư. Người đang nóng bừng bỗng lạnh toát, tim đang rộn rã bỗng ỉu xìu. Nàng mơ hồ cảm thấy rằng, nàng lại rơi vào một cái bẫy, mà người cài đặt là bà huyện này. Nhưng là con gái một kép hát, nàng nhìn quen những cảnh ra vẻ ta đây, là vợ tên đồ tể, nàng nhìn quen ánh dao sắc máu, là tình nhân của quan huyện, nàng đã biết đức hạnh của quan viên. Rất nhanh, nàng trở lại bình tĩnh, ổn định tinh thần, cùng phu nhân quan huyện đấu phép. Hai người đàn bà, bốn con mắt nhìn nhau không chớp, không ai chịu nhường ai. Bốn mắt giao phong, trong bụng tự bạch:
Bà huyện: Nhà ngươi đã biết ta là con nhà danh giá.
Tôn Mi Nương: Ta mặt da hoa phấn, hiển nhiên!
Bà huyện: Ta là chính thất treo cưới hẳn hoi của ông ấy.
Tôn Mi Nương: Tui làø bạn tri kỷ keo sơn gắn bó của ông ấy.
Bà huyện: Ngươi chẳng qua như cẩu bảo ngưu hoàng, một vị thuốc chữa bệnh cho phu quân ta.
Tôn Mi Nương: Bà thật ra chỉ là vật trang trí buồng trong cho ông lớn, chẳng khác gì tượng gỗ.
Bà huyện: Ngươi có giở trăm nghìn mánh khoé cũng không lung lay được địa vị của ta.
Tôn Mi Nương: Bà tuy là phu nhân tôn quí, nhưng không được ông lớn yêu thật lòng, chính ông nói với tui, mỗi tháng chỉ ở với bà một lần, nhưng với tui thì…
Nhớ lại chuyện chăn gối với quan huyện, trái tim Mi Nương lại tưng bừng rộn rã. Trong đầu nàng tái diễn cực kỳ sống động cảnh cuồng hoan, ánh mắt nàng vừa sáng vừa thăm thẳm. Bà huyện ngồi nghiêm túc trước mặt nàng chỉ còn là cái bóng mờ ảo.
Bà huyện thấy người phụ nữ trước mặt bà ngon lành như quả đào mật mới hái, đột nhiên có những biểu hiện rõ rệt như bị rối trí: Mặt đỏ bừng, hơi thở gấp, ánh mắt thoảng thốt. Vậy là bà cảm thấy mình đã thắng về tinh thần. Đôi mày cau có bắt đầu giãn ra, môi son khẽ mở để lộ hàm răng trắng loá. Bà ném ngọc Bồ tát xâu bằng sợi chỉ đỏ xuống chân Mi Nương, giọng đầy vẻ ngạo mạn:
- Đây là vật ta đeo từ hồi nhỏ, sau đó không hiểu con chó nào ăn trộm nên nó nhiễm mùi hôi của chó. Ở đằng nhà ngươi ngày nào cũng giết chó có lẽ không cần kiêng, nên thưởng cho ngươi.
Tôn Mi Nương đỏ mặt. Trông thấy ngọc Bồ tát, nàng lại cảm thấy mông đau nhói, cảnh tượng đêm hôm ấy như đang ở trước mặt. Lửa giận bừng bừng, chỉ muốn xông tới cào nát cái mặt rỗ. Nhưng nàng vẫn đứng yên. Tất cả vì ông lớn, vì ông mà em để cho bàta lên nước. Nàng hiểu, ném trước mặt nàng đâu chỉ là miếng ngọc, mà đặt cọc vào đó là thân phận phu nhân, địa vị của phu nhân, sự thách đố và ủy khúc của phu nhân. Nàng nhìn miếng ngọc, trù trừ chưa quyết. Cúi xuống nhặt thì thoả mãn hư vinh của phu nhân. Không nhặt thì giữ được cái giá của mình. Nhặt lên thì phu nhân sẽ thoả mãn, không nhặt phu nhân sẽ nổi giận. Phu nhân thoả mãn, cuộc tình của nàng với quan huyện sẽ được cấp giấy thông hành. Phu nhân giận thì sao? Cuộc tình sẽ trắc trở, sẽ đầy chướng ngại. Trong câu chuyện hàng ngày, có thể nhận ra sự nể trọng của quan huyện với người đàn bà xấu xí này, có thể là do bà ta xuất thân quyền quí. Họ Tăng tuy mạc vận, nhưng ảnh hưởng vẫn còn. Ông lớn đã phải quì trước mặt phu nhân, thì nàng so đo làm gì một cái nghiêng mình? Tất cả vì yêu ông lớn mà nhặt miếng ngọc, lại nghĩ, đắp tường thì đã là động thổ, phải diễn cho tới hồi chót vở kịch này. Thế là Mi Nương quì sụp, biểu thị một thái độ vừa vui vừa sợ vì được sủng ái:
- Dân nữ tạ ơn phu nhân.
Phu nhân thở hắt như cất được gánh nặng, nói:
- Vào đi, ông lớn đang trong phòng văn thư.
Mi Nương đứng dậy, xách làn thịt chó, hoàng tỉu định đi vào thì phu nhân gọi giật lại. Không nhìn Mi Nương, phu nhân nói với cửa sổ:
- Ông lớn đã có tuổi, ngươi còn trẻ…
Mi Nương mặt đỏ như gấc chín, hiểu ngay điều phu nhân định nói, nhưng không biết nói lại thế nào. Phu nhân đứng dậy rời Tây Hoa sảnh, đi vào hậu đường. Mi Nương trông thấy bàn chân phu nhân nhỏ như cái bánh ít hình tam giác, quả không hổ con nhà khuê các! Tâm trạng Mi Nương lúc này ngổn ngang trăm mối, yêu ghét lẫn lộn, có niềm tự hào của kẻ thắng, có sự tự ti của người thua.
Được Mi Nương tưới nhuần mưa móc, quan huyện dần ăn biết ngon, tinh thần ngày một khá lên. Ông đọc từng tệp bản tấu, cau mày, nỗi lo vương trên nét mặt.
Quan huyện xoa xoa cặp mông tròn lẳn của Mi Nương, nói:
- Mi Nương, nếu ta không bắt cha nàng thì Viên đại nhân sẽ bắt ta!
Mi Nương lật người ngồi dậy, nói:
- Ông lớn, cha em đả thương người đức là có nguyên do. Người Đức đã giết mẹ kế và hai em của em, thêm hai mươi tư mạng bị chết lây nữa, vậy là họ đã hoà vốn, tại sao còn bắt cha em? Còn có công lý nữa không?
Quan huyện cười đau khổ:
- Đàn bà thì biết gì!
Mi Nương nũng nịu giật râu quan huyện:
- Em không biết gì hết, nhưng em biết cha em vô tội.
Quan huyện thở dài:
- Sao ta không biết cha nàng vô tội? Nhưng lệnh quan không cưỡng được.
- Ông lớn hãy tha cho cha em - Mi Nương lắc lắc đầu gối quan huyện – Đường trường của quan tri huyện mà không bảo vệ được một người dân vô tội sao?
- Biết nói thế nào bây giờ? Cưng của ta!
Mi Nương vòng tay cổ quan huyện, đu đưa tấm thân ngà ngọc, nũng nịu:
- Em hậu tạ ông như thế này, mà vẫn không cứu được cha em sao?
- Thôi thôi, cờ đến tay ai người ấy phất, đến đâu hay đó. Mi Nương, sắp đến tết thanh minh, ta muốn trồng một cây đu như mọi năm để nàng vui chơi thoả thích. Ta phải đi trồng Đào kỷ niện cho dân. Mi Nương, thanh minh năn nay vẫn diễn trò ở đây. Thanh minh sang năm ở đâu thì ta cũng không biết?
- Ông lớn, thanh minhsang năm ông thăng Tri phủ, không còn to hơn Tri phủ.
Được tin Tôn Bính lợi dụng tết thanh minh tụ tập dân chúng phá đường sắt, đốt lều trại người Đức, quan huyện bị hẫng. Ông vứt xẻng, lẳng lặng chui vào kiệu. Ông hiểu, quan vận của ông đã kết thúc.
Quan huyện trở về huyện lỵ, nói với các thơ biện, thơ lại đứng vây xung quyanh:
- Các ông, con đường quan hoạn của bản chức coi như kết thúc. Ông nào muốn tiếp tục làm việc thì ở lại đợi quan huyện mới, ông nào không muốn làm nữa thì nhân lúc này tự lo cho mình.
Mọi người nhìn nhau, nhất thời không ai nói gì.
Quan huyện cười buồn, trở về phòng văn thư đóng sập cửa, khoá trái.
Mọi người giật mình vì tiếng khóa trái, ai nấy ngơ ngác, thẫn thờ như mất hồn. Viên thơ lại phụ trách hậu cần ra chỗ cửa sổ, nói vọng sang:
- Bẩm ông lớn, tục ngữ có câu “Giặc chặn, nước ngăn”, chuyện gì cũng có cách giải quyết, ông lớn nên nghĩ thoáng một chút.
Phòng trong, quan huyện không nói gì.
Thơ lại phụ trách hậu cần nói nhỏ với Xuân Sinh:
- Chạy mau vào báo với phu nhân, chậm là hỏng việc.
Quan huyện cởi quan phục vứt xuống đất, lột mũ quẳng vào xó nhà. Ông nói một mình:
“Không làm quan nhẹ xác, không đội mũ nhẹ đầu. Muôn tâu Hoàng thượng, Thái Hậu, thần không thể tận trung được nữa, Viên đại nhân, Đàm đại nhân, Tào đại nhân, ti chức không thể tận chức được nữa, Mi Nương, người thân thiết của ta, ta không thể vui vẻ đến cùng với nàng, Tôn Bính, tên mạt rệp, bản quan không còn mắc lỗi với nhà ngươi!”.
Quan huyện đứng trên ghế đẩu, cởi thắt lưng lụa vắt lên xà nhà làm thành cái thòng lọng rồi chui đầu vào, gạt hết râu ra phía ngoài cho rủ xuống ngực. Từ ngưỡng trên cửa sổ, qua những lỗ thủng trên giấy dán do chim sẻ gây ra, ông trông thấy trời mây u ám và những sợi mưa phùn màu bạc, trông thấy các thư biện, thơ lại, các đội viên truy bắt… đứng như trời trồng không chịu giải tán, trông thấy những con chim én tha bùn đắp tổ dưới mái hiên tây Hoa sảnh. Mưa phùn rỉ rả, chim én líu ríu, thấm dẫn hương sắc của cuộc sống. Cái lạnh của mùa xuân khiến ông cảm thấy gai gai trên da thịt, cơ thể ấm áp của Mi Nương thoát cái chiếm trọn thân xác và tâm hồn ông. Mỗi tấc da thịt trên người ông đều khát khao nàng. Ôi, người đàn bà của ta, nàng sao mà kỳ lạ, sao mà mỹ miều, biết chắc rằng, tiền đồ của ta sẽ bị hủy hoại trên tấm thân nàng… Quan huyện biết rằng, nghĩ nữa sẽ mất hết dũng khí từ biệt cuộc đời, thế là ông nghiến răng đạp đổ cái ghế. Trong cơn hoảng loạn, ông nghe có tiếng phụ nữ la thất thanh, phu nhân đến rồi sao? Mi Nương đến rồi sao? Ông thoáng ân hận, cố níu kéo cái gì đó, nhưng cánh tay đã mềm nhũn.