Tô Tử thong thả xòe bàn tay trắng nõn, xuất ra cái giá vô cùng thấp.
“Bảy đồng, thêm nửa cắc không lấy!”
Lão chủ quầy thuốc nhìn hắn lòng ai oán: “Thêm vài đồng nữa bộ lấy mạng ngươi sao?!!”
“Đúng vậy!” Tô Tử chắc như đinh đóng cột, đoạn bốc một nắm thuốc đặt dưới ánh sáng đèn: “Ông chủ, nhìn thuốc của ông đi, dính dấp mùi nồng màu xỉn, nói không chừng là thuốc giả, uống vào chết người chưa biết chừng!”
Kẻ làm thuốc xưa nay kỵ nhất bị nghi ngờ chất lượng, chủ quầy lập tức sầm mặt: “Ngươi giỏi thì biến, đừng mua!”
Người xưa dạy mềm nắn rắn buông, Tô Tử mặt dày cười hì hì: “Tiểu đệ tất nhiên là không giỏi rồi, hôm nay không mua được thì nhất định không đi a…”
Cái phường vô lại này dính vào thật là xúi quẩy! Bảy đồng bạc bảy lạng thuốc, gói lại ném tới trước mặt Tô Tử.
Đang lúi húi giở bạc trả tiền, bất chợt ngoài đường ập vào hai gã đại hán cao to, theo sau còn có một bà dì, hầm hầm chỉ mặt Tô Tử quát: “Nó đấy! Lúc nãy trên đường chính nó móc tiền của tôi!”
Tô Tử nhìn rõ người vừa đến, lập tức chộp bọc thuốc khơi khơi vặn lại: “Tiền đó vốn là của tôi, giữa thanh thiên bạch nhật dì đem ngực cọ vào tôi thì có!”
Hai gã đại hán cùng ả kia vốn làm cùng một phủ, biết tỏng bản tính lẳng lơ của nữ nhân này, nghe Tô Tử nói thế thì dở khóc dở cười, liền bị bà ta bạt mấy cái vào đầu, đoạn gào thét đòi chỉnh cho Tô Tử một trận.
Tô Tử tay chân nhỏ gầy, vóc người chưa đến sáu thước, tự nhiên không phải đối thủ của hai tên lực lưỡng, hai ba chiêu đã trúng mấy quyền vào bụng. Hắn vốn ăn uống không đủ, mấy ngày nay lại đi bộ đường dài, chật vật chống đỡ một hồi, biết không được liền ôm gói thuốc chạy trốn. Ra đến cửa còn không quên nẫng luôn túi mầm cát cánh, khiến chủ quầy chỉ còn biết ngửa mặt nhìn trời mà khóc tu tu.
Đám người ào ra khỏi tiệm đuổi theo, nhưng nhoằng một cái đã không thấy bóng. Lùng sục xong bèn hậm hực quay về, không biết từ lúc nào trước cửa hiệu thuốc đã nhốn nháo quan binh. Một vị đại quan choàng áo lông cừu ngồi trên ghế gấp ở chính giữa.
Chủ quầy trong lòng khiếp sợ, hớt hải cười cầu tài bước ra, liền bị hỏi có người nào đến tiệm mua một lượng lớn thuốc bổ trị thương không.
“Bẩm quan gia,” khuôn mặt ông già lộ vẻ khó xử, “Thuốc công dụng cao thì chưa ai mua, nhưng dược trị thương tầm thường thì có người mua gần mười lạng.”
Vị đại nhân liền hỏi: “Lần gần đây nhất là người ở đâu đến, có nhận biết được không?”
Chủ quầy đáp: “Bẩm, thảo dân không rõ, nhưng nhìn lời nói cử chỉ thì rõ là phường du thủ du thực.”
Viên quan trong bụng nghi ngờ, bèn hỏi tiếp: “Đã có người nào áo quần hoa lệ, hoặc mặc quân phục Tiễn quốc ta đến đây chưa?”
Chủ quầy ngẫm ngợi một lát, rốt cuộc lắc đầu.
Một vị dáng vẻ văn sĩ đứng bên khom mình nhắc nhở: “Chúng có thể giả dạng thường dân, đại nhân hỏi diện mạo cụ thể xem sao.”
Viên quan gật đầu, chủ quầy theo đó mô tả lại: “Người đó thân không đến sáu thước, dáng vẻ mi thanh mục tú nhưng xem ra lại quá mức âm nhu, à phải, trên trán còn một vết sẹo nhạt nữa.”
Văn sĩ nghe xong bèn thấp giọng: “Môn khách thân cận của công tử Hàm không có người nào như vậy.”
Vị đại quan gật đầu, thở dài đứng dậy lên ngựa, lệnh cho binh sĩ chỉnh đốn đội hình xuất phát. Thoáng chốc người ngựa binh giáp đã rời đi. Lưu lại tiệm thuốc lúc này là mấy người rảnh rỗi ra xem náo nhiệt.
“Hôm nay có chuyện gì à?”
“Chương Quốc Công băng hà rồi, nghe nói Chất tử Hàm ở nước ta làm con tin đêm qua bỏ trốn!”
*
“Thế tử, người tên Tô Tử này không nên tiếc làm gì!”
Dưới ánh đèn, Lý Nhiễm Cầu một tay chống đất, khẩn thiết khuyên ngăn: “Đang lúc nước nhà thành bại mà vẫn giữ nam sủng bên mình, người không sợ đời sau nhạo báng sao?”
“A Tử không phải nam sủng.” Công tử Hàm cuộn thư quyển trên tay lại, quan ngọc lấp lánh dưới ánh đèn mờ ảo. “Hắn là thực khách của ta, đã thề cùng nhau sống chết. Nói vứt bỏ là đạo lý gì? Cứ theo lời Lý tướng, đuổi hắn đi chẳng phải tạo thêm một người tha phương cầu thực?”
Lý Nhiễm Cầu thở dài: “Lần này về Chương phải kế thừa vương vị, phong hậu lập phi. Tô Tử ở lại bên người vô cùng bất tiện, chi bằng bây giờ hãy để hắn tự do.”
Người trẻ tuổi chỉ ung dung cười: “Lần này về Chương, việc đầu tiên là liên quân khởi binh đánh Tiễn. Chị ruột Tô Tử là tỳ nữ của Tường phu nhân, sủng phi của Quách Quốc Công, sau này nhất định có việc dùng.”
Lý Nhiễm Cầu lộ vẻ khinh thường: “Tô Tử lưu lạc phong trần nhiều năm, đầu lưỡi mọc hoa, việc này sao có thể tin được?”
Công tử Hàm khoát tay: “Thanh quan bán nghệ không bán thân, không tính là lưu lạc phong trần. Về phần đầu lưỡi mọc hoa, dùng làm thuyết khách không phải hợp lắm sao?”
Lý Nhiễm Cầu nhíu mày: “Tiểu tử đó tính tình lơ đễnh, lòng dạ hẹp hòi nhỏ mọn, vô phép vô tắc, biết dùng như thế nào đây? Bây giờ lại không biết chạy đâu rồi, giữ bên người chỉ thêm nguy hiểm!”
“Hắn ra ngoài làm việc đã bẩm báo với ta. Người này giữ hay bỏ tự ta đã có chủ ý, Lý tướng quân không cần đa sự.”
Lý Nhiễm Cầu đã nói hết nhẽ nhưng trước sau vẫn tay chống chân quỳ. Được một lúc bên tai bỗng truyền đến tiếng người đi rất nhẹ, ngay lập tức nắm chặt chuôi đao cảnh giác. Miệng giếng thông lên mặt đất khẽ động, một thiếu niên leo xuống dọc thang dây.
Mặt mũi thanh tú, thái dương còn lưu vết sẹo nhạt. Đúng là Tô Tử.
“Đoán là ngươi nên ta vẫn để đèn.” Công tử Hàm cười.
Trên tay còn nắm chặt gói thuốc, Tô Tử đi đến thành giếng ghé tai nghe ngóng, đoạn thở dài: “Phiền công tử vì thực khách lao tâm.”
Bỗng nhiên trên miệng giếng có người dùng thùng gỗ đập vào ba tiếng, là tín hiệu có kẻ đến điều tra. Công tử Hàm vội thổi tắt đèn. Ba người đứng im trong bóng đêm, chừng một tuần hương lại nghe ba tiếng trầm đục nữa, ý nói đã qua nguy hiểm.
Một lát sau đèn được khêu lên, công tử Hàm đem Tô Tử ủng vào trong ngực, tự mình dùng đầu ngón tay day nhẹ thái dương cho hắn. Lý Nhiễm Cầu không quen nhìn cảnh tượng nam nhân thân mật, trong lòng chán nản thở dài, chợt thấy Tô Tử ngẩng lên, giở bảy lạng thuốc ra bàn.
“Lý đại nhân, đây là thuốc trị thương của đại nhân, sợ lưu manh mối nên chỉ mua loại dược tính ôn hòa. Bình phục chậm hơn, nhưng có thể trấn áp cơn đau cũng coi là tạm được.”
Lý Nhiễm Cầu thấy hắn thay mình đi bốc thuốc, sắc mặt thoạt trắng thoạt hồng vui mắt vô cùng. Đương lúc không biết làm sao, lại có một nho sĩ áo trắng leo xuống từ miệng giếng.
Hồn cô đơn tùy gió phiêu lãng,
Ai muốn được làm si tình lang?
Nơi chiến trường giữa chốn hồng trần,
giữa thiên quân vạn mã ai là người xưng vương?
Hận thiên cổ, nỗi đau luân hồi
khi nhắm mắt, ai mới là kẻ si cuồng?
Thế đạo này thật vô thường
khiến cho người dám yêu một đời phải bi thương.
灯花不堪剪
nguyên tác: Vương Thập Nhất (王十一)
thể loại: cổ trang đam mỹ, Chiến Quốc dã sử, ngược tâmDựng.
Lịch sử cổ đại Trung Hoa mở ra bằng thuở hồng hoang nguyên sơ nhuốm màu thần thoại của Tam Hoàng Ngũ Đế: Thiên Hoàng, Địa Hoàng, Nhân Hoàng; Hoàng Đế, Chuyên Húc, Đế Khốc, Đế Nghiêu, Đế Thuấn. Khi vua Thuấn qua đời, Hạ Vũ lên ngôi, bắt đầu triều đại phong kiến đầu tiên trong lịch sử.
Nhà Hạ cùng với truyền thuyết Hậu Nghệ – Hằng Nga kéo dài năm, đến đời vua Kiệt thì mất vào tay Thương Thang. Nhà Thương tiếp nối cai trị Trung Hoa năm, cho đến lúc vị vua thứ ba mươi Trụ Vương bị hồ ly tinh Đát Kỷ mị hồn, bộ tộc Chu ở sông Vị nổi dậy chống Thương. Vua Trụ chạy lên Lộc Đài tự thiêu, nhà Thương diệt vong, Cơ Phát trưởng tộc Chu lên ngôi gây dựng nhà Chu, triều đại dài nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Nhà Chu khởi nguồn ở sông Vị phía Tây nền văn minh Thương, vì vậy sử sách gọi giai đoạn này là Tây Chu. Sau khi Chu U Vương bị quân Khuyển Nhung giết chết, mỹ nhân “nghìn vàng đổi một nụ cười” Bao Tự thắt cổ tự vẫn, thái tử Nghi Cữu lên ngôi, dời đô về thành Lạc Dương phía Đông. Từ đây bắt đầu giai đoạn Đông Chu. Đông Chu lại được chia làm hai thời kỳ là Xuân Thu và Chiến Quốc.
Tên gọi Xuân Thu bắt nguồn từ cuốn Kinh Xuân Thu được cho là của Khổng Tử. Ở giai đoạn này, Trung Quốc lấy sự cai trị của nhà Chu làm trung tâm, quần tụ xung quanh là nhóm các tiểu vương quốc còn gọi là các nước chư hầu. Sau khi dời đô về phía Đông, quyền lực của nhà Chu liên tục suy giảm, dần dần không thể khống chế sự nổi loạn của các nước này. Vua nhà Chu bấy giờ chỉ còn cai trị trên danh nghĩa, quyền lực thực sự nằm trong tay các chư hầu hùng mạnh. Các chư hầu đó đánh nhau để giành ngôi bá chủ, thay nhà Chu điều khiển các nước yếu hơn, dù trên danh nghĩa họ vẫn mượn tiếng nhà Chu để áp chế các tiểu quốc yếu. Thời Xuân Thu là một giai đoạn lịch sử nguy hiểm và đầy biến động, biến giới lãnh thổ bị chuyển dịch tới lui, các cuộc xâm lấn thường xuyên xảy ra, các liên minh được lập nên rồi giải tán với sự nhanh chóng đáng kinh ngạc.
Năm chư hầu mạnh nhất thời kỳ này được xưng là Xuân Thu Ngũ Bá, bao gồm Tề Hoàn Công (nước Tề), Tấn Văn Công (nước Tấn), Sở Trang Vương (nước Sở), Tần Mục Công (nước Tần), Tống Tương Công (nước Tống). Sau giai đoạn huy động chiến tranh ở mọi góc độ, Tề, Tần, Tấn và Sở cuối cùng đã đi đến một quyết định liên minh đình chiến, biến Tống và các nước khác trở thành nước vệ tinh.
Tuy nhiên, giai đoạn hoà bình ngắn ngủi này chỉ có tính chất tạm thời, đóng vai trò bước đệm giữa Xuân Thu và một thời kỳ loạn lạc khói lửa bi thương sau này: thời Chiến Quốc.
Tên gọi Chiến Quốc bắt nguồn từ cuốn Chiến Quốc Sách được nhà Hán đời sau biên soạn. Chiến Quốc chính thức bắt đầu khi ba họ lớn nhất ở nước Tấn là Triệu, Ngụy và Hàn phân chia đất nước; triều đình bất lực nhà Chu bắt buộc phải công nhận quyền lực của họ.
Lúc này cục diện Trung Quốc đã có sự biến đổi: rất nhiều nước chư hầu vừa và nhỏ đã bị thôn tính, chỉ còn lại bảy thế lực hùng cứ các phương bấy giờ là: Tề, Tần, Sở, Triệu, Ngụy, Hàn và Yên, sử gọi là Chiến Quốc Thất Hùng. Trái với thời Xuân Thu, sự tăng cường quyền lực của các nước chư hầu lúc này được đánh dấu bằng việc thay đổi danh hiệu: trước kia các lãnh chúa vẫn xếp mình vào bậc công (公) hay hầu (侯), chư hầu của vua nhà Chu; nhưng trong giai đoạn này họ đã lần lượt tự xưng vương (王), đồng nghĩa với việc ngang hàng thiên tử nhà Chu.
Mộng bá chủ trung nguyên như trăng khuyết lại đầy, triền miên không bao giờ chấm dứt. Loạn thế xuất anh hùng, biết bao học giả, thuyết khách, mưu sĩ, tướng quân đã bị cuốn vào vòng xoáy tranh giành quyền lực. Không ít người nhận lấy kết cục bi thảm như Khuất Nguyên trầm mình dưới sông Mịch La, Hàn Phi bị tiểu nhân đầu độc, Tô Tần bị người đâm chết, Vệ Ưởng bị xử phanh thây. Các nước đưa Thế tử của mình sang nước bạn làm con tin chính trị, mười người đi tám chín chẳng trở về. Các công tử con cháu chư hầu vương thi nhau nuôi thực khách trong nhà làm chỗ nhờ cậy và khuếch trương danh tiếng. Thực khách trong nhà các công tử, cũng như các nhà quyền quý khác, có ăn ngon thì đến, không ăn ngon thì đi; hoặc chủ đắc sủng thì tới, chủ thất sủng thì bỏ. Tuy nhiên đám thực khách đó không phải người nào cũng sống ăn bám và bạc bẽo. Sự ngưỡng vọng, trung thành và trả ơn của một vài người trong số họ đã vượt quá cả bốn chữ “kết cỏ ngậm vành”…
Cho đến khi Tần Doanh Chính lần lượt diệt hết sáu nước phía Đông, thống nhất Trung Hoa trở thành vị Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử, thì vẫn là một câu chuyện dài cần phải kể…
Sử dụng mũi tên trái (←) hoặc phải (→) để chuyển chapter
Tô Tử thong thả xòe bàn tay trắng nõn, xuất ra cái giá vô cùng thấp.
“Bảy đồng, thêm nửa cắc không lấy!”
Lão chủ quầy thuốc nhìn hắn lòng ai oán: “Thêm vài đồng nữa bộ lấy mạng ngươi sao?!!”
“Đúng vậy!” Tô Tử chắc như đinh đóng cột, đoạn bốc một nắm thuốc đặt dưới ánh sáng đèn: “Ông chủ, nhìn thuốc của ông đi, dính dấp mùi nồng màu xỉn, nói không chừng là thuốc giả, uống vào chết người chưa biết chừng!”
Kẻ làm thuốc xưa nay kỵ nhất bị nghi ngờ chất lượng, chủ quầy lập tức sầm mặt: “Ngươi giỏi thì biến, đừng mua!”
Người xưa dạy mềm nắn rắn buông, Tô Tử mặt dày cười hì hì: “Tiểu đệ tất nhiên là không giỏi rồi, hôm nay không mua được thì nhất định không đi a…”
Cái phường vô lại này dính vào thật là xúi quẩy! Bảy đồng bạc bảy lạng thuốc, gói lại ném tới trước mặt Tô Tử.
Đang lúi húi giở bạc trả tiền, bất chợt ngoài đường ập vào hai gã đại hán cao to, theo sau còn có một bà dì, hầm hầm chỉ mặt Tô Tử quát: “Nó đấy! Lúc nãy trên đường chính nó móc tiền của tôi!”
Tô Tử nhìn rõ người vừa đến, lập tức chộp bọc thuốc khơi khơi vặn lại: “Tiền đó vốn là của tôi, giữa thanh thiên bạch nhật dì đem ngực cọ vào tôi thì có!”
Hai gã đại hán cùng ả kia vốn làm cùng một phủ, biết tỏng bản tính lẳng lơ của nữ nhân này, nghe Tô Tử nói thế thì dở khóc dở cười, liền bị bà ta bạt mấy cái vào đầu, đoạn gào thét đòi chỉnh cho Tô Tử một trận.
Tô Tử tay chân nhỏ gầy, vóc người chưa đến sáu thước, tự nhiên không phải đối thủ của hai tên lực lưỡng, hai ba chiêu đã trúng mấy quyền vào bụng. Hắn vốn ăn uống không đủ, mấy ngày nay lại đi bộ đường dài, chật vật chống đỡ một hồi, biết không được liền ôm gói thuốc chạy trốn. Ra đến cửa còn không quên nẫng luôn túi mầm cát cánh, khiến chủ quầy chỉ còn biết ngửa mặt nhìn trời mà khóc tu tu.
Đám người ào ra khỏi tiệm đuổi theo, nhưng nhoằng một cái đã không thấy bóng. Lùng sục xong bèn hậm hực quay về, không biết từ lúc nào trước cửa hiệu thuốc đã nhốn nháo quan binh. Một vị đại quan choàng áo lông cừu ngồi trên ghế gấp ở chính giữa.
Chủ quầy trong lòng khiếp sợ, hớt hải cười cầu tài bước ra, liền bị hỏi có người nào đến tiệm mua một lượng lớn thuốc bổ trị thương không.
“Bẩm quan gia,” khuôn mặt ông già lộ vẻ khó xử, “Thuốc công dụng cao thì chưa ai mua, nhưng dược trị thương tầm thường thì có người mua gần mười lạng.”
Vị đại nhân liền hỏi: “Lần gần đây nhất là người ở đâu đến, có nhận biết được không?”
Chủ quầy đáp: “Bẩm, thảo dân không rõ, nhưng nhìn lời nói cử chỉ thì rõ là phường du thủ du thực.”
Viên quan trong bụng nghi ngờ, bèn hỏi tiếp: “Đã có người nào áo quần hoa lệ, hoặc mặc quân phục Tiễn quốc ta đến đây chưa?”
Chủ quầy ngẫm ngợi một lát, rốt cuộc lắc đầu.
Một vị dáng vẻ văn sĩ đứng bên khom mình nhắc nhở: “Chúng có thể giả dạng thường dân, đại nhân hỏi diện mạo cụ thể xem sao.”
Viên quan gật đầu, chủ quầy theo đó mô tả lại: “Người đó thân không đến sáu thước, dáng vẻ mi thanh mục tú nhưng xem ra lại quá mức âm nhu, à phải, trên trán còn một vết sẹo nhạt nữa.”
Văn sĩ nghe xong bèn thấp giọng: “Môn khách thân cận của công tử Hàm không có người nào như vậy.”
Vị đại quan gật đầu, thở dài đứng dậy lên ngựa, lệnh cho binh sĩ chỉnh đốn đội hình xuất phát. Thoáng chốc người ngựa binh giáp đã rời đi. Lưu lại tiệm thuốc lúc này là mấy người rảnh rỗi ra xem náo nhiệt.
“Hôm nay có chuyện gì à?”
“Chương Quốc Công băng hà rồi, nghe nói Chất tử Hàm ở nước ta làm con tin đêm qua bỏ trốn!”
*
“Thế tử, người tên Tô Tử này không nên tiếc làm gì!”
Dưới ánh đèn, Lý Nhiễm Cầu một tay chống đất, khẩn thiết khuyên ngăn: “Đang lúc nước nhà thành bại mà vẫn giữ nam sủng bên mình, người không sợ đời sau nhạo báng sao?”
“A Tử không phải nam sủng.” Công tử Hàm cuộn thư quyển trên tay lại, quan ngọc lấp lánh dưới ánh đèn mờ ảo. “Hắn là thực khách của ta, đã thề cùng nhau sống chết. Nói vứt bỏ là đạo lý gì? Cứ theo lời Lý tướng, đuổi hắn đi chẳng phải tạo thêm một người tha phương cầu thực?”
Lý Nhiễm Cầu thở dài: “Lần này về Chương phải kế thừa vương vị, phong hậu lập phi. Tô Tử ở lại bên người vô cùng bất tiện, chi bằng bây giờ hãy để hắn tự do.”
Người trẻ tuổi chỉ ung dung cười: “Lần này về Chương, việc đầu tiên là liên quân khởi binh đánh Tiễn. Chị ruột Tô Tử là tỳ nữ của Tường phu nhân, sủng phi của Quách Quốc Công, sau này nhất định có việc dùng.”
Lý Nhiễm Cầu lộ vẻ khinh thường: “Tô Tử lưu lạc phong trần nhiều năm, đầu lưỡi mọc hoa, việc này sao có thể tin được?”
Công tử Hàm khoát tay: “Thanh quan bán nghệ không bán thân, không tính là lưu lạc phong trần. Về phần đầu lưỡi mọc hoa, dùng làm thuyết khách không phải hợp lắm sao?”
Lý Nhiễm Cầu nhíu mày: “Tiểu tử đó tính tình lơ đễnh, lòng dạ hẹp hòi nhỏ mọn, vô phép vô tắc, biết dùng như thế nào đây? Bây giờ lại không biết chạy đâu rồi, giữ bên người chỉ thêm nguy hiểm!”
“Hắn ra ngoài làm việc đã bẩm báo với ta. Người này giữ hay bỏ tự ta đã có chủ ý, Lý tướng quân không cần đa sự.”
Lý Nhiễm Cầu đã nói hết nhẽ nhưng trước sau vẫn tay chống chân quỳ. Được một lúc bên tai bỗng truyền đến tiếng người đi rất nhẹ, ngay lập tức nắm chặt chuôi đao cảnh giác. Miệng giếng thông lên mặt đất khẽ động, một thiếu niên leo xuống dọc thang dây.
Mặt mũi thanh tú, thái dương còn lưu vết sẹo nhạt. Đúng là Tô Tử.
“Đoán là ngươi nên ta vẫn để đèn.” Công tử Hàm cười.
Trên tay còn nắm chặt gói thuốc, Tô Tử đi đến thành giếng ghé tai nghe ngóng, đoạn thở dài: “Phiền công tử vì thực khách lao tâm.”
Bỗng nhiên trên miệng giếng có người dùng thùng gỗ đập vào ba tiếng, là tín hiệu có kẻ đến điều tra. Công tử Hàm vội thổi tắt đèn. Ba người đứng im trong bóng đêm, chừng một tuần hương lại nghe ba tiếng trầm đục nữa, ý nói đã qua nguy hiểm.
Một lát sau đèn được khêu lên, công tử Hàm đem Tô Tử ủng vào trong ngực, tự mình dùng đầu ngón tay day nhẹ thái dương cho hắn. Lý Nhiễm Cầu không quen nhìn cảnh tượng nam nhân thân mật, trong lòng chán nản thở dài, chợt thấy Tô Tử ngẩng lên, giở bảy lạng thuốc ra bàn.
“Lý đại nhân, đây là thuốc trị thương của đại nhân, sợ lưu manh mối nên chỉ mua loại dược tính ôn hòa. Bình phục chậm hơn, nhưng có thể trấn áp cơn đau cũng coi là tạm được.”
Lý Nhiễm Cầu thấy hắn thay mình đi bốc thuốc, sắc mặt thoạt trắng thoạt hồng vui mắt vô cùng. Đương lúc không biết làm sao, lại có một nho sĩ áo trắng leo xuống từ miệng giếng.