Từ Minh Bích lên đường, ngựa không ngừng vó, dùng thời gian ngắn nhất để đến huyện Giang Dương, nhanh chóng được đưa vào khu dịch bệnh.
Triệu Bạch Ngư thấy mặt mũi hắn sắc sảo, tuy phong trần nhưng ánh mắt trong trẻo, tuổi chừng ba tư ba lăm, giơ tay nhấc chân không câu nệ lễ giáo, hắn được gọi là Quỷ y có lẽ cùng là nhờ điều này.
Từ Minh Bích đến nơi cũng chẳng nghỉ ngơi gì, trước tiên đến xem các triệu chứng mà đại phu tổng kết được, sau đó đi xem người bệnh, hỏi chết bao nhiêu người, mỗi ngày số bệnh nhân tăng nhiều hay ít vân vân, bận bịu đến lúc mặt trời lặn mới có thời gian rảnh dừng tay uống ngụm nước.
Triệu Bạch Ngư cũng bận quản lý chuyện khác, thỉnh thoáng mới ghé tới quan sát, phát hiện Từ Minh Bích luôn nhắc đến một vài quan điểm, hoặc dù là vấn đề gì đi nữa thì cũng có thể đánh trúng chính xác điểm yếu của dịch bệnh, y thuật quả thật rất cao siêu.
Bận rộn như thế hai ba ngày, một nhóm thái y và Từ Minh Bích đã trấn áp được, mặt dù số lượng bị lây nhiễm lẫn số người chết có giảm xuống, nhưng họ vẫn chưa nghiên cứu ra được toa thuốc nào có tác dụng ngặn chặn dịch bệnh lây lan.
Khu dịch không ngừng được mở rộng, số người bị nhiễm bệnh đã tăng lên đến bảy ngàn năm trăm người, là một con số cực kì đáng sợ.
Bầu không khí căng thẳng nóng ruột bao trùm lấy khu dân bị tạn, bóng tối tang thương vô vọng và cái chết bủa vây lòng người.
Từ Minh Bích khẳng định mình chưa từng thấy căn bệnh này bao giờ, hầu hết các phương thuốc trị bệnh dịch trước đây đều không thể sử dụng, cần phải tổng kết một toa thuốc mới mới được.
Thời gian gấp rút, cho dù có tiếp nhận các ý kiến hữu ích thì vẫn không có hiệu quả gì lớn.
Tối hôm đó, Từ Minh Bích lật sách y thuật cổ và xem toa thuốc mà các đại phu đã vắt kiệt óc để suy nghĩ, bỗng nhiên ánh mắt sắc bén liếc thấy một tờ giấy viết "Thuốc sắc Liên Hoa Thanh Ôn", nó thu hút sự chú ý của Từ Minh Bích, vì hắn chưa từng nghe đến cũng chưa từng thấy qua.
"Ma hoàng, hạnh nhân, cam thảo, thạch cao sống..."
Đây là Ma Hạnh Thạch Cam thang có trong Thương Hàn Luận, chính là toa thuốc lọc phổi giải nhiệt thường sử dụng để kháng bệnh dịch.
Phía dưới còn có hai toa thuốc nữa, đều là toa không có ghi chép trong sách cổ, có vài loại cũng dùng để giải nhiệt, xuất mồ hôi trừ độc, có loại có thể cải thiện ho khan và đau cổ họng, trong đó còn có cả rễ hoa hồng với tác dụng lưu thông khí huyết, đả thông kinh mạch nhằm giảm hen suyễn.
"Đại hoàng, hoa kim ngân, ngân kiều, quán chúng, rễ bản lam..."
Đây đều là toa thuốc kháng bệnh, chỉ thấy từng cái tên được ghi dưới mỗi toa thuốc là "Đạt Nguyên Tán" và "Ngân Kiều Tán", trong sách y học cổ không có hai toa thuốc này, đây là người phương nào mà lại nghiên cứu chế tạo ra được?
Từ Minh Bích phát hiện bên dưới còn có một tờ giấy nữa, trông cứ như là một toa thuốc khác, nhưng dấu vết bôi xóa tương đối rõ ràng, còn có rất nhiều chấm mực, dường như bản thân người viết cũng không xác định rốt cuộc là phải dùng loại thuốc gì mới được.
Định thần nhìn lại, Từ Minh Bích chợt nhận ra toa thuốc này là sự kết hợp giữa Ma Hạnh Thạch Cam thang, Đạt Nguyên Tán và Ngân Kiều Tán, chẳng lẽ đây chính là Liên Hoa Thanh Ôn?
Cẩn thận nghiên cứu ba toa thuốc lẻ và một toa kết hợp, Từ Minh Bích càng lúc càng nóng lòng đến nỗi quên ăn quên ngủ, vừa tra sách y học vừa bôi bôi sửa sửa, thâu đêm suốt sáng mà vẫn còn tinh thần, phấn chấn gọi tất cả đại phu tới, công khai hỏi người viết ba toa thuốc kia là ai.
Một đám đại phu và thái y liên tục lắc đầu, lúc truyền đến tay một lão đại phu bản địa, ông lão nhìn kỹ một lúc bỗng nhiên nói: "Cái này giống như nét bút của tiểu Triệu vậy."
Từ Minh Bích: "Tiểu Triệu là ai?"
Thái y bên cạnh nói: "Triệu Đại Vi, chạy nạn từ Từ Châu đến đây, nhờ có y đứng ra quản lý mọi chuyện, khu dịch bệnh này mới không sụp đổ." Dừng một chút, ông lão lại chậm chạp cất tiếng: "Toa thuốc này là tiểu Triệu viết sao? Y là đại phu à? Sao trước giờ không nói, cũng chưa từng đưa mấy phương thuốc này ra?"
Từ Minh Bích: "Mau gọi y tới đây."
Thái y vội sai dược đồng đi mời Triệu Bạch Ngư đến.
Bên kia, Triệu Bạch Ngư làm xong công việc thường ngày quay trở về ngồi nhớ lại phương thuốc đắt giá kia, vậy mà y tìm mãi cũng không ra tờ giấy mà lúc trước mình đã viết sơ ra, hỏi Nghiên Băng mới biết nó tưởng nhầm nên đã đưa luôn toa thuốc sơ sài đó đến lều tạm của các thái y rồi.
Nghiên Băng bối rối: "Toa thuốc đó chưa hoàn chỉnh ạ?"
"Ta nhớ không hết." Triệu Bạch Ngư ấn huyệt thái dương nói: "Được rồi, đưa qua đó kêu đại phu xem thử một chút cũng được, ba Gia Cát Lượng tất hơn kẻ đánh giày là ta, nói không chừng còn có thể hoàn thiện toa thuốc đó luôn đấy."
() Câu gốc là "Ba anh thợ da vượt xa Gia Cát Lượng", ý nói trí tuệ tập thể bao giờ cũng sáng suốt hơn cá nhân, dù cá nhân đó tài giỏi đến mấy.
Ở đây TBN đảo lại, nói mình là thợ da, còn đại phu thái y là Gia Cát Lượng.
Ba toa thuốc lẻ đều đến từ "Thương Hàn Luận" thời Đông Hán, "Ôn Dịch Luận" thời Minh và Ôn Dịch Điều Biện từ thời Thanh, đều là các phương thức kháng dịch, Liên Hoa Thanh Ôn được chế ra bằng cách tổng hợp ba phương thuốc của ba triều đại với hơi hai ngàn năm lịch sử, hiệu quả trị bệnh vô cùng rõ rệt.
Nhưng đã quá lâu rồi, Triệu Bạch Ngư thật sự không nhớ liều lượng cụ thể, mấy ngày gần đây vẫn luôn nhớ lại, vậy nên những gì viết ra đều rất vụn vặt.
Lúc này dược đồng đã đến mời Triệu Bạch Ngư, chắc là tới đây vì phương thuốc vàng kia rồi.
Triệu Bạch Ngư vừa bước vào, lập tức thu hút sự chú ý của mọi người.
Từ Minh Bích đi đến bên cạnh y, quan sát y một phen rồi nói chắc như đinh đóng cột: "Ngươi không phải đại phu."
Triệu Bạch Ngư: "Sao ngươi biết?"
Từ Minh Bích: "Trên người ngươi không có mùi dược liệu."
Đây là cách phân biệt đơn giản nhất, còn có một vài nguyên nhân khác nữa, đối phương có phải là người trong nghề hay không không ai rõ ràng hơn y sư.
Triệu Bạch Ngư bật cười: "Từ đại phu nhạy bén vô song."
"Không cần phải khen ngợi." Từ Minh Bích đi thẳng vào vấn đề: "Mấy toa thuốc này đều do ngươi viết sao?"
"Ta tìm thấy phương thuốc vàng này trong một quyển sách y thuật cổ, quyển sách cổ kia ta đọc được khi còn nhỏ lúc ở trong trấn, lâu năm rồi không tìm lại được, đó cũng là lúc ta mới biết đọc chữ, nhìn thấy cái gì là thuộc ngay cái đó.
Nhưng đã quá lâu nên quên mất rất nhiều, mấy ngày rồi ta có cố gắng bao nhiêu đi nữa cũng không tài nào nhớ được hết, chỉ có thể nghĩ được vài chi tiết nhỏ thôi."
"Đáng tiếc!" Từ Minh Bích không hề nghi ngờ lời Triệu Bạch Ngư nói, sách y học dân gian ít nhiều đã bị hủy hoại bởi chiến tranh khói lửa, có may mắn được lưu truyền lại cũng sẽ bị người không biết phân biệt thiêu hủy, thậm chí nhiều bài thuốc mà hắn truyền lại cho đời sau cũng xuất phát từ sách y học cổ.
"Đêm qua ta thử bổ sung vào toa thuốc của ngươi, nấu các loại dược liệu lên rồi nếm thử một lần, cũng nhờ các đại phu đưa ra ý kiến, cuối cùng biên soạn lại Thuốc sắc Liên Hoa Thanh Ôn mà ngươi viết.
Ngươi tới xem thử một chút, có thể nào gợi nhớ lại được điều gì không?"
Triệu Bạch Ngư kinh ngạc, chẳng lẽ chỉ cần một đêm là đã có thể biên soạn lại phương thuốc chống dịch nổi tiếng đời sau rồi ư?
Y nhận lấy toa thuốc xem qua, có tổng cộng mười ba vị thảo dược, trong số đó, một vài loại có dược tính rất mạnh, ví như quán chúng có độc, đại hoàng ăn vào sẽ đau bụng, vậy nên dùng thuốc cần phải cẩn thận, chính xác từng li từng tí.
Ở sau mỗi loại dược liệu đều được chú thích liều lượng, trừ mấy vị không chắc chắn ra thì liều lượng chính là thứ y thật sự không nhớ nổi, cũng không dám ghi bừa.
Nhìn thấy toa thuốc hoàn thiện thế này, kí ức ngày theo ông ngoại học về các bài thuốc đột nhiên bị thức tỉnh, lòng Triệu Bạch Ngư liền ngập tràn ấm áp.
"Triệu tiên sinh?"
Triệu Bạch Ngư đang sững sờ bị gọi choàng tỉnh, cười nói: "Gọi ta là Tiểu Triệu được rồi.
Từ đại phu không hổ là thần y đương thời, toa thuốc này được biên soạn lại đúng là giống với toa thuốc trong trí nhớ của ta như đúc! Đã thử nghiệm qua rồi chứ? Bệnh nhân đã được uống chưa? Hiệu quả thế nào?"
Từ Minh Bích: "Không có sự xác nhận của ngươi, đâu ai dám tự tiện dùng thuốc.
Có điều bây giờ đã có thể để người bốc thuốc sắc thử theo toa thuốc này, trước tiên cho bệnh nhân uống rồi quan sát, nếu như có hiệu quả thì tiếp tục phát huy."
"Được."
Cổ đại không có vật thí nghiệm dùng để nghiên cứu như hiện đại, chỉ có thể thí nghiệm thẳng lên người bệnh nhân, bởi vì không còn cách nào khác nữa.
Nói làm là làm ngay, bếp lửa trong khu dịch nhanh chóng được thổi lên để sắc thuốc, khói bếp lượn lờ, tới trưa số thuốc đó được nấu xong thì đem phân phát xuống, mỗi vị đại phu đều tự thân đến quan sát, ghi chép lại tình huống của bệnh nhân.
Trông coi một ngày một đêm, đến sáng sớm ngày hôm sau, khi mặt trời vừa ló dạng khỏi đỉnh núi, khu dịch bệnh truyền đi một tin tức làm lòng người phấn chấn, phương thuốc đáng giá ngàn vàng được mang ra chữa trị đã có hiệu quả rõ rệt!
Nghiên Băng huơ tay múa chân nói: "Người bị nhẹ đã giảm thân nhiệt, ăn cháo được cũng xuống đất đi lại được rồi.
Người bị nặng tuy vẫn còn nằm liệt giường chưa dậy nổi, nhưng đã không còn nôn mửa nữa, tình hình cũng chuyển biến rất tốt, nếu như kiên trì uống thuốc, có lẽ sẽ vượt qua được căn bệnh này thôi!"
Triệu Bạch Ngư khoác thêm lớp áo, mang giày xong thì ra ngoài: "Có thật không?"
Nghiên Băng cười ngây ngô: "Ta có bệnh mới lừa ngài chuyện này, không phải sao?"
Bước ra khỏi lều vải, quả nhiên không khí như được đổi mới hắn, dùng mắt thường cũng có thể thấy người bệnh và sai dịch chăm sóc người bệnh, cùng với những dân bị nạn ngoài kia treo trên mặt niềm vui, lúc gặp mặt nói chuyện luôn nở nụ cười tươi, hoàn toàn trái ngược với dáng vẻ chán ngán thất vọng ngày hôm qua.
"Triệu tiên sinh." Mấy người phụ nữ tới khu dịch bệnh chăm sóc người bệnh nhìn thấy y, bèn nhét vào trong tay y bốn cái bánh bao không nhân: "Nghe các đại phu nói Triệu tiên sinh là người nghĩ ra toa thuốc cứu bọn ta, trong lòng mọi người vô cùng biết ơn ngài!"
"Nếu không phải có Triệu tiên sinh chủ động đứng ra giữ gìn trị an khu dịch bệnh khiến người ta an tâm, chỉ sợ tất cả mọi người đã sớm mất hết lý trí đi khỏi khu dân bị nạn, bị quân lính bên ngoài giết hại rồi.
Những ngày qua Triệu tiên sinh giúp người dân bọn ta không hề ngơi nghỉ, quên ăn quên ngủ, chúng ta đều nhìn thấy cả, cũng nhớ lấy ân tình của ngài."
"Ngài cầm đi, đây là bánh bao hấp được làm từ bột mì đặc biệt ở tỉnh chúng ta đấy."
Triệu Bạch Ngư từ chối: "Thức khuya dậy sớm, cứu chữa vạn dân, chống đỡ tất thảy nhứng thứ sắp sửa sụp đổ chính là các thái y, là các đại phu huyện Giang Dương, cũng nhờ Từ thần y lấy thân thử thuốc mới có thể biên soạn lại toa thuốc cứu mạng, phải cảm tạ, phải biết ơn bọn họ chứ không phải là ta.
Còn nữa, đừng kêu ta là tiên sinh, cứ gọi tiểu Triệu là được rồi."
"Tiên sinh khiêm tốn quá.
Bọn ta đã đưa bánh bao đến chỗ đại phu rồi, ngài cứ cất đi tiên sinh à.
Đại nhân không ăn thì đứa nhỏ cũng phải ăn chứ.
Em trai ngài cũng chịu khổ không ít kia kìa, gầy đến nỗi hai má cũng lõm vào mất rồi."
Nghiên Băng đột nhiên được nhắc đến nên bối rối: "A? Ta ư?"
"Hai cái bánh bao là cho ngươi, tiểu Triệu vẫn luôn bận bịu trước sau, bọn ta đều nhìn thấy hết mà."
Trong nháy mắt, gò má Nghiên Băng đỏ lên, trước kia nó đi theo Ngũ lang cũng từng được hưởng ké quang vinh, đây là lần đầu tiên được khen riêng, cảm kích đến độ mắc cỡ tay chân luống cuống.
Nghiên Băng nhận lấy lòng tốt, đưa những người phụ nữ đó đi xong, nó gãi ót cười hì hì: "Hóa ra làm người tốt việc tốt, nhận được báo đáp rồi tâm tình lại vui như vậy."
Triệu Bạch Ngư: "Nếu ngươi làm quan thì sẽ giúp được nhiều chuyện hơn cho bá tánh."
Nghiên Băng không đáp lại nữa, mà là đang nghiêm túc suy nghĩ đến khả năng mình có thể thi đậu công danh.
Nó vừa đi vừa quay đầu lại nhìn về phía khu dân bị nạn, phát hiện bọn họ vấn rất thoải mái vui vẻ với những tên sai dịch trong khu, sẽ đích thân rót nước đưa cho bọn hắn, nở nụ cười chân thành không chút oán hận.
Huyện lệnh nơi này là một kẻ ngu ngốc, chỉ vì lợi riêng mà làm lỡ tình hình dịch bệnh, quan trên lẫn lãnh đạo ngươi dối ta gạt, lục đục với nhau, trong mắt nào có trăm họ, vậy nên đã hại chết không biết bao nhiêu là người.
Dân chúng trải qua sinh tử coi như là giận cá chém thớt lên sai dịch cũng tình hữu khả nguyên, nhưng bọn họ ân oán rõ ràng, dễ dàng hài lòng, tâm tính cũng lạc quan, cuộc sống dù có khổ đi chăng nữa cũng vẫn mỉm cười, vùng vẫy sống sót.
Tầng lớp bình dân dưới đáy không phải là nham tùng hàn mai mà văn nhân ca tụng, chẳng qua chỉ là hoa cỏ hoang dại mọc ở nơi đất đá cằn cỗi tùy tiện cũng có thể thấy được, các quan lão gia cao cao tại thượng dù có cúi đầu khom lưng cũng chẳng để đám bụi rậm như bọn họ vào mắt.
Nhưng Triệu Bạch Ngư nhìn thấy, y không cúi đầu khom lưng nhìn bọn họ, mà là tự mình hòa vào trong dân thường để nhìn ngắm trăm họ, cảm giác như trăm họ, khổ sở như trăm họ.
Từ trước Nghiên Băng đã không tại nào hiểu nổi, tiểu lang quân nhà nó sao lại cứ hướng về tầng lớp phía dưới mà không phải là hướng lên trên, rõ ràng phấn đấu vươn lên mới là trạng thái thường thấy của thế gian này, là phẩm đức mà người người ca ngợi như một lẽ đương nhiên.
Đến cả Triệu Ngọc Tranh người yếu nhiều bệnh cũng hướng về quan trường, thành ra luôn được khen ngợi là thế hệ sau có chí lớn, tiền đồ xán lạn.
Còn Ngũ lang thì chống lại tình đời mà đi, quả thật khó hiểu.
Mà nay, Nghiên Băng hình như đã hiểu rồi, có lẽ Ngũ lang mới là người sống thông suốt nhất trên đời này.
Bảy ngày sau, tình hình dịch bệnh đã hoàn toàn được khống chế, nhưng đến lượt châu, phủ và huyện dưới quyền Hoài Nam bắt đầu bùng nổ dịch bệnh, triệu chứng giống hệt với dịch bệnh ở khu bị nạn huyện Giang Dương.
Nhờ có Triệu Bạch Ngư gõ nhịp sau màn, mượn lời Thôi phó quan truyền đạt chỉ thị, đưa các đại phu ở khu dân bị nạn huyện Giang Dương phân phát đến các khu vực có dịch khác, chưa đến nửa tháng, bệnh dịch muốn hoành hành đã bị dập tắt từ trong trứng nước.
Dịch bệnh lần này là hung hiểm nhất từ khi Đại Cảnh khai quốc đến nay, nhưng cũng là trận dịch được khống chế và giải quyết nhanh nhất.
Luật pháp cũng quy định, quan địa phương phải báo cáo tình hình dịch bệnh đúng với sự thật, phải công khai số người chết, số người bị lây nhiễm, mức độ nặng nhẹ lẫn tình hình thực tế, đồng thời các phủ được quyền thông xử, Đề hình ty được quyền giám sát để ngăn ngừa quan địa phương báo cáo gian dối hay sai sót, đảm bảo tin tức qua lại thật chính xác.
Phủ Kinh Đô, Tam ty.
Độ chi sứ Đỗ Công Tiên xem tấu chương đầu tiên mà Phủ dụ sứ viết, dù cho đã có con dấu quan của Phủ dụ sứ rồi mà ông ta vẫn cứ lật tới lật lui xem hai ba lần, trong lòng dấy lên một nỗi nghi ngờ.
Diêm thiết sứ Lê Yến Kỳ ở bên cạnh hỏi: "Tấu chương này có vấn đề sao?" Ông cẩn thận xem lại, nhưng chỉ thấy mỗi tin tức Hoài Nam lâm vào đại dịch: "Quả nhiên dịch bệnh bộc phát ở Hoài Nam rồi! Mau tấu thỉnh bệ hạ, phải sớm sắp xếp phân phát gạo lương tiền bạc và thuốc men đến...!Trong đó có ghi chép lại số người bệnh, khu bệnh dịch và mức độ nặng nhẹ của dịch bệnh không? Đỗ độ chi? Ông ngây ra cái gì, mau nói xem! Cứu người như cứu hỏa, sao mà còn đứng ngẩn ngơ thế kia? Chưa tỉnh thì đến uống tách trà đậm đi, đem tới đây cho tôi xem thử."
Lê Yến Kỳ cầm lấy tấu chương, xem xong cũng sững sốt, trong lòng hiện lên một đống dấu hỏi.
Cùng lúc đó, Hộ bộ phó sứ đi đến, thấy vậy hỏi: "Thế nào rồi?"
Đỗ Công Tiên tự lẩm bẩm: "Kỳ lạ! Thật là kỳ lạ!"
Lê Yến Kỳ: "Ta làm quan hai mươi năm, đi qua hai triều, trước sau trải qua bốn năm cơn bệnh dịch lớn nhỏ, triều đình phản ứng nhanh chóng nhất, cũng bắt tay vào giải quyết nhanh nhất, nhưng để xử lý sạch sẽ thì ước chừng cũng phải nửa năm! Nhưng các ông xem đi —— đến đây mà xem."
Hộ bộ phó sứ nhận lấy tấu chương xem thử, đột nhiên tỏ ra xúc động: "Chưa đến hai tháng đã giải quyết được dịch sao?"
Lê Yến Kỳ: "Ông xem, nửa tháng trước số bệnh nhân lên đến gần mười nghìn người! Số người chết mỗi ngày từ cả chục đến hàng trăm, có thể nói đây chính là đại dịch bệnh, cần có sự nỗ lực của cả nước, cỏ cây đều là binh lính, nếu như không thể kiểm soát được, thì chỉ trong vòng hai tháng thôi, e là sẽ...!Trấn giết! Đốt thành! Đến lúc đó núi thây chất chồng biển máu, đồng đầy xương khô, vạn người thống khổ."
Biểu cảm ngạc nhiên của Hộ bộ phó sứ càng rõ ràng hơn, lão hít một ngụm khí lạnh, liên tục gật gù nói: "Nhưng tấu chương này lại nói tình hình dịch bệnh đã được khống chế hoàn toàn, tuy rằng gần mười ngàn người đã bị lây nhiễm, mỗi ngày có đến hàng trăm người chết nhưng con số đó vẫn ít hơn một ngàn, và số bệnh nhân còn lại đã chuyển biến tốt lên, thuốc và ngân lượng lại chỉ dùng trong số vật liệu cứu nạn Hoài Nam, thậm chí còn chưa dùng hết?!"
"Làm sao có thể như thế được! Phủ dụ sứ này coi chúng ta là mấy lão già dốt nát chắc? Đại dịch nghiêm trọng đến vậy há có thể dập vừa nhanh vừa mạnh đến thế?" Hộ bộ phó sứ ngạc nhiên sinh cáu bẳn: "Phủ dụ sứ được phái đi Hoài Nam là kẻ nào? Sao hắn dám làm việc dối trên gạt dưới, xem thường mạng sống của bá tánh như này?"
Lê Yến Kỳ: "Phủ dụ sứ là Triệu Bạch Ngư."
Hộ bộ phó sứ ngạc nhiên: "Là y sao?" Ông nhíu mày, nhớ lại cử chỉ cao thượng khi cứu ân sư của Triệu Bạch Ngư thời gian trước, giọng không khỏi hòa hoãn lại: "Tính tình Triệu Bạch Ngư không giống như người sẽ làm điều ngang ngược, có lẽ do tuổi còn quá nhỏ, thủ đoạn non nớt nên bị đám quan lại dưới kia lừa gạt.
Ngươi ta tấu báo chỉ cần sửa chữa mấy câu thôi, sau đó gửi lại một phong thư chỉ điểm Triệu Bạch Ngư, coi như là nể mặt Trần Sư Đạo và Lâm An quận vương vậy."
Đó chính là cho Triệu Bạch Ngư một cơ hội sửa đổi, nói thật, các ông rất tán thưởng Triệu Bạch Ngư, nếu như về sau có một ngày bọn họ có thể trở thành quan đồng môn, các ông cũng yên tâm tín nhiệm mấy phần, thậm chí có thể kết làm tri kỷ với người này nữa.
Đỗ Công Tiên đáp: "Ông xem thêm hai bức thư này nữa đi, có cả con dấu quan phòng của Thông phán Dương Châu và Đề hình sứ Hoài Nam đây này."
Hộ bộ phó sứ cầm lấy đọc nhanh, trong lòng cả kinh, ngạc nhiên sắp sửa phá thủng lồng ngực rồi.
Phải nói rằng hai người đó dược quyền giám sát, cho dù một bên bị hối lộ làm chuyện dối trên gạt dưới thì vẫn còn lời nói của bên kia để đối chiếu.
Hơn nữa, người có quyền giám sát rất có sức nặng, bình thường cần chọn người không theo bất kì đảng phái nào hoặc là bề tôi mà bệ hạ tin tưởng đảm nhiệm, tấu chương hồi kinh có mức độ đáng tin vô cùng cao.
Hai sớ tấu trước mắt có nội dung tương tự nhau, nói rõ ràng tấu chương của Phủ dụ sứ chính là tai tình chính xác ở huyện Giang Dương.
"Ông xem sớ tấu này đi —— Hoài Nam bộc phát dịch liên tục, Triệu Bạch Ngư quả quyết phân công đại phu, thái y ở khu dịch huyện Giang Dương đi đến các khu dịch khác ở địa phương để tiến hành phòng chống, tai họa dịch bệnh từ Hoài Nam có thể lan ra cả nước cứ như vậy bị bóp chết từ trong trứng."
"!" Hộ bộ phó sứ đọc đi đọc lại tấu chương của Triệu Bạch Ngư, cảm giác bản thân mình sống uổng mười mấy năm làm quan rồi.
"Sao có thể làm được?"
Đỗ Công Tiên đáp: "Huyện lệnh Giang Dương có án oan trong người, sau khi dịch bệnh bùng nổ lại sợ bị truy cứu trách nhiệm nên có ý đồ muốn lừa gạt, dây dưa làm lỡ việc phòng chống và khống chế khu dịch.
Cũng may Triệu Bạch Ngư cảnh giác, đưa ra quyết định nhanh chóng bắt gọn Huyện lệnh Giang Dương, vượt cấp điều động hai nhánh doanh binh Hoài Nam, sau đó mời được cả thần y Từ Minh Bích từ Giang Nam xa xôi ngàn dặm, nhờ thái y và đại phu dân gian đồng tâm góp sức, các dân bị nạn trên dưới một lòng mới có thể đánh thắng dịch bệnh này."
"Cả bài chẳng kể công, chỉ khen ngợi người khác, thật hiếm thấy." Lê Yến Kỳ xúc động.
Hộ bộ phó sứ: "Người có thể gõ trống kêu oan cứu ân sư, nhất định là có lòng chân thành.
Nếu như không nhờ có Phủ dụ sứ đa mưu túc trí điều động, nắm lấy thời cơ ứng biến, e rằng dịch bệnh này đã giết chết bao nhiêu người rồi! Đổi lại là người khác, thì dù có là chuyện mình không làm cũng sẽ treo hết công lao lên người, nhưng Triệu Bạch Ngư lại chẳng tự khen mình câu nào, các ông xem này —— quả nhiên là ta không nhìn lầm người."
"..."
Thiếu điều muốn viết mấy chữ "Muốn kết giao" lên trên mặt.
Đỗ Công Tiên và Lê Yến Kỳ dọn dẹp tấu chương, đứng lên nói: "Chúng ta mang sự tình đến tâu với bệ hạ trước đã."
Phản ứng của Nguyên Thú đế cũng giống như bọn họ vậy, không dám tin lẫn hoài nghi Triệu Bạch Ngư giở trò bịp bợm, nhưng nhờ có hai tấu sớ của quan viên có quyền giám sát làm chứng, lão không thể không tin cho được.
Lại nghe thấy Đỗ Công Tiên và Lê Yến Kỳ cho Triệu Bạch Ngư những lời khen ngợi hiếm hoi, nói y vừa có thể đưa ra những mưu kế đúng đắn vừa không kiêu ngạo tranh công, xứng đáng được gọi là một quan thanh liêm có tài năng.
Nguyên Thú đế vốn luôn lo lắng vì Hoài Nam mắc lũ, càng lo dịch bệnh bộc phát về sau hơn, nhưng phàm là càng lo thì càng có khả năng xảy ra, quả thật một khắc khi chuyện đó xảy ra, tảng đá treo ngược trong đầu lão bỗng rơi xuống, một nỗi lo lắng nòng lòng khác bị treo cao lên, nào ngờ ngọn cờ lo âu vừa mới bị treo lên ấy đã được người ta nhẹ nhàng lấy xuống.
Lão xem đi xem lại hai tấu chương giám sát ba lần, nỗi ưu sầu tích tụ trong lòng nhiều ngày rốt cuộc cũng có thể buông lỏng rồi bị ngạc nhiên cướp lấy, thay vào đó là mấy phần tán thưởng và yên tâm vui vẻ, mặc dù vẫn còn vương vấn vài sợi ưu tư phức tạp và khó chịu xen lẫn trong đó.
Triệu Bạch Ngư...
Nguyên Thú đế lặng lẽ đọc thầm tên Triệu Bạch Ngư, đây chính là lần đầu tiên lão thẳng thắn nhìn nhận đứa cháu ngoại từ khi ra đời đã không được ai yêu thương này, thật sự rất bất ngờ vì năng lực của y vượt xa khỏi suy đoán và mong đợi của lão, đúng là người có sự khôn ngoan, đủ khả năng thừa tướng.
"Phủ dụ sứ thăm viếng, an ủi làm yên lòng dân, tận dụng lợi ích của dân, buông bỏ các quy tắc và hành xử theo tình hình, bất kể là trị tham quan hay là phòng chống, khống chế dịch bệnh đều là bổn phận của Triệu Bạch Ngư, chưa nói là công lao to lớn được." Nguyên Thú đế phê bình, chủ đề đã thay đổi: "Mặc dù nói rằng đang tại vị cần phụng sự, nhưng có thể làm tốt năm sáu phần chức vụ của mình đã là lương thần hiếm có rồi."
Nguyên Thú đế gõ ngón áp út lên tấu sớ, im lặng hồi lâu mới nói: "Triệu Bạch Ngư không phụ kỳ vọng của trẫm, nhưng có thể gánh nổi hai tiếng lương thần hay không còn phải xem biểu hiện của nó ở Hoài Nam nữa."
Lão vừa nói dứt lời, Đỗ Công Tiên và Lê Yến Kỳ đã nhìn nhau, không ai đoán được thái độ của Nguyên Thú đế.
Rốt cuộc là lão đã coi trọng Triệu Bạch Ngư hay chưa?
Nếu như không coi trọng y, thì cần gì phải ra sức gạt bỏ lời dị nghị của mọi người phái y đến Hoài Nam làm Phủ dụ sứ?
Còn nếu như coi trọng y, thì có được chính tích vẻ vang thế này phải khen thưởng mới đúng chứ!
Như lời Nguyên Thú đến nói, có thể làm tốt năm sáu phần chức vụ thì chính là lương thần danh tướng hiếm có, Triệu Bạch Ngư còn chưa đến mười ohần, nhưng có ít thì cũng bảy, tám phần rồi, làm sao không thể nhận hai tiếng lương thần?
"Trước tiên cách chức Lữ Lương Sĩ, để Triệu Bạch Ngư tạm thời thế chức Huyện lệnh Giang Dương, toàn quyền quản lý và giải quyết án oan, tai tình và dịch bệnh, có quyền tham dự vào tất cả hoạt động cứu trợ thiên tai, cứu nạn cho dân ở tỉnh Hoài Nam, toàn bộ điều động trong tình hình dịch bệnh, các quan viên Hoài Nam cần phải tiếp nhận ý kiến của Phủ dụ sứ!"
Phủ Dương Châu.
Việc phòng chống dịch bệnh ở vùng thiên tai được triển khai, các nạn nhân được sắp xếp lần lượt chuyển vào trong thành, quan phủ phải quy hoạch lại khu tái định cư mới cho dân bị nạn, cơ chế xã hội từng bước được khôi phục lại trạng thái bình thường.
Nhà trọ huyện Giang Dương.
Doanh binh bảo vệ Khâm sai ở bên ngoài đã rút đi hơn nửa, chỉ còn lại lác đác vài tên, có thủ dụ của Phủ dụ sứ, nhà trọ vẫn kinh doanh như thường, Triệu Bạch Ngư và Nghiên Băng lặng lẽ vào thuê trọ, Từ Minh Bích cũng vào theo.
Công việc phòng bệnh ở khu dịch bệnh đã được giao lại dần cho quan địa phương, Triệu Bạch Ngư được thoát thân nghỉ ngơi, buổi tối cùng ngày liền mời Từ Minh Bích ăn cùng một bữa cơm.
Bàn bát tiên trong phòng bày một vò rượu và năm món ăn, trước mặt là Từ Minh Bích vừa đến chỗ hẹn, Triệu Bạch Ngư nâng ly rượu kính hắn.
"Từ thần y là thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không ngại khổ cực ngàn dặm đến Dương Châu, cứu lấy vạn dân từ trong dầu sôi lửa bỏng, dốc túi truyền lại phương thuốc nghìn vàng, cũng là cứu bá tánh khắp Hoài Nam này một mạng, Ngũ lang không có của cải quý giá gì, chỉ có rượu nhạt này bày tỏ lòng tôn kính mà thôi."
Từ Minh Bích để lộ vẻ xúc động, ngăn Triệu Bạch Ngư lại nói: "Từ mỗ không nhận nổi ly rượu này của Phủ dụ sứ đại nhân."
Triệu Bạch Ngư giương mắt ngạc nhiên.
Bị nhận ra rồi sao?
Từ Minh Bích đứng dậy, cúi người bái Triệu Bạch Ngư thật sâu: "Lòng Triệu đại nhân buộc với trăm họ, một mình dấn thân vào hiểm cảnh, đồng cam cộng khổ cùng nhân dân, xứng danh quan thanh liêm lương thiện.
Trước có toa thuốc quý giá của đại nhân, sau mới là Từ mỗ ăn mót ăn nhặt, người cứu vạn dân là đại nhân ngài, không phải là ta.
Nghe nói đại nhân chu đáo tỉ mỉ, ra thẳng pháp trường cứu người tra án oan, phải có tài mới có thể trở thành Khâm sai đến Dương Châu này, đại nhân xứng với một câu trời xanh tái thế!"
Từ Minh Bích cúi người bái một cái xong, rót liền ba ly rượu uống cạn rồi nói: "Từ mỗ hổ thẹn, tự xưng là kỳ tài ngút trời nhưng không thể đánh bại chữ tình, không thể thoát khỏi mỏi mệt cùng nỗi tương tư, lánh đời bỏ bê y thuật, nếu như không nhờ có Lý cô nương đưa trâm lưu ly Như Ý đến thức tỉnh ta, e rằng ta sẽ tiếp tục lãng phí cho đến khi lỡ mất bệnh dịch ở Dương Châu, hại chết nhiều người dân bị nạn hơn nữa."
Tuy tính tình Từ Minh Bích kì lạ, nhưng hắn vẫn luôn tu dưỡng phẩm hạnh nghề y, không thật sự thấy chết mà không cứu.
Nếu như bởi vì ẩn dật mà bỏ qua bệnh dịch Dương Châu, chắc chắn hắn sẽ áy náy không chịu nổi.
Triệu Bạch Ngư cau mày: "Lý cô nương?"
"Lý Ý Như." Từ Minh Bích lại cúi người cảm tạ: "Ta mới biết Triệu đại nhân là ân nhân cứu mạng Lý cô nương, hôm nay cũng là ân nhân của Từ mỗ.
Ngày sau nếu có gì phân phó, mỗ tất tòng mệnh."
Giọng nói Triệu Bạch Ngư lạnh lùng: "Chuyện gì xảy ra vậy?"
Từ Minh Bích liền giải thích đơn giản mối quan hệ và duyên phận dính dáng giữa hắn và Lý Ý Như, sau đó phiền muộn cười khổ: "Là do ta đơn phương thầm mến nên mắc bệnh, không chỉ sống ẩn dật mà còn xao nhãng y thuật, đầu óc đúng là hồ đồ mất rồi."
"Vậy sao bây giờ ngươi không giả điên nữa đi? Nói vậy là trâm Như Ý của Lý cô nương chữa hết bệnh tương tư cho ngươi phải không?" Sắc mặt Triệu Bạch Ngư lạnh xuống, trông có hơi hùng hổ dọa người.
"Cái gì?" Từ Minh Bích ngạc nhiên hỏi.
"Không có gì." Triệu Bạch Ngư khống chế biểu cảm, giọng dịu lại: "Bàn thức ăn và rượu này là để kính công cứu nạn của Từ đại phu, nếu như không có thuốc, tình hình dịch bệnh lại kéo dài thêm một ngày nữa, tốn thêm thời gian sẽ có càng nhiều người chết hơn, Từ đại phu đúng là có công cứu vạn người."
Triệu Bạch Ngư vẫn uống cạn rượu trong ly: "Bổn quan còn có việc quan trọng cần làm, Từ đại phu cứ tự nhiên." Nói xong liền đứng lên rời đi, đến cửa đột nhiên xoay người lại, nghiêng đầu hỏi: "Từ đại phu cảm thấy, Lý cô nương tặng trâm Như Ý là đáp lại tình cảm của ngươi sao?"
Từ Minh Bích kinh ngạc: "Làm sao ta dám nghĩ như vậy?"
Sắc mặt Triệu Bạch Ngư chầm chậm bình thường trở lại, không nói nhiều nữa, cất bước đi khỏi phòng.
==
Tác giả muốn nói:
Bé Cá có hơi tức giận ó, ẻm cho rằng Lý Ý Như vì làm như vậy mà bị bó buộc với Từ Minh Bích, nhưng mà chẳng qua là do hiểu lầm thôi, (tui không muốn spoil), nhưng trước có cô em gái bình luận phân tích hơi dài một chút, là bé Cá vẫn chưa thể chấp nhận được các loại hành động chà đạp nhân cách con người ở thời phong kiến, giống như thân phận của Lý Ý Như căn bản không có khả năng để chống cự yêu cầu.
Trước kia bé ép mình không để ý những chuyện này, nhưng về sau sẽ càng để ý hơn nhiều nữa.
Cho nên ở chương này, bé hiểu lầm Từ Minh Bích ép ân, Lý nương trở thành công cụ nhờ món đồ tặng được đưa đến.
Việc này rất thường thấy ở thời cổ đại, ý tương tự như dùng lòng tốt của quân tử phong lưu giúp người khác hoàn thành mong ước, nói là hợp tác, nhưng thật ra thì người có thân phận thấp hơn nào có tư cách từ chối?
Bé Cá cảm thấy đó chính là chà đạp nhân cách, cũng sợ rằng mình vô tình trở thành người tiếp tay hại chị Ý.
Ý nghĩa của việc sắp đặt nhân vật Lý Ý Như vào truyện chính là như vậy đó..