Quỳnh Lâm thứ giấc khi bóng đêm bên ngoài cửa sổ chuyển dần sang màu trắng đục. Cô nằm yên lắng nghe sự chuyển động ky diệu của không gian. Mặt trời ló dạng, vạn vật chung quanh cựa mình tỉnh giấc. Màu trắng đùng đục ban nãy chuyển sang màu ưng ửng như quả cam vừa chín tới. Cạnh Quỳnh Lâm, Như Vũ vẫn ngủ saỵ Tay anh vòng qua người cộ Quỳnh Lâm khéo léo đặt nó xuống thật nhẹ nhàn để không làm anh thức giấc. Như Vũ trở mình rồi nằm yên.
Quỳnh Lâm hít một hơi dài, không khí trong lành, mát lạnh tràn vào hai buồn phổi. Cô thấy sảng khoái. Tập xong bài thể dục, Quỳnh Lâm chạy thêm năm vòng sân. Dù bận rộn nhưng cô vẫn cố duy trì thói quen này suốt nhiều năm. Giờ đứng dưới vòi sen, Quỳnh Lâm tận hưởng cảm giác dể chịu khi những tia nước lạnh xoa bóp thân thể nóng rực và làn da căng mịn của mình.
Hôm nay là ngày nghĩ Như Vũ sẽ thức dậy muộn và ăn sáng trong phòng. Anh vừa ăn vừa đọc báo hoặc nghe nhạc. Những lúc như thế trông Như Vũ rấ thoải mái và cũng chỉ những lúc như thế cô mới có cảm giác anh là của riêng mình. Quỳnh Lâm chuẩn bị bữa ăn sáng cho hai người và cười vu vơ với hình ảnh ấy.
Lúc cô bước vào phòng trên giường không còn người. Chăn màn đã được gấp cẩn thận. Nghe tiến gnước chảy trong phòng tắm Quỳnh Lâm gọi to:
- Anh đã dậy rồi à? Vẩn còn sớm lắm sao không ngủ thêm chút nửa?
Không có tiếng trả lời, cô loay hoay dọn chiếc bàn nhỏ đầy sách rồi đặt khay thức ăn trên đấy. Chưa kịp quay lại thì vòng tay anh đã quấn chặt Quỳnh Lâm. Môi rà trên gáy cô, Như Vũ xuýt xoa:
- Chao ôi em thơm quá...
Hơi thở nồng nàn của anh cộng thêm mùi nước hoa cạo râu thoảng nhẹ mơn man một bên má Quỳnh Lâm. Và như luồn điện đó nhanh chóng đốt nóng toàn thân cô, Quỳnh Lâm cựa mình:
- Thôi nào, buông em ra. Em đã chuẩn bị bữa ăn sáng rất ngon. Anh không định làm hỏng nó đấy chứ.
Như Vũ cười khẻ vào tai cô:
- Anh có sự lựa chọn khác không? Bữa ăn sáng rất ngon ư? Ngày nào anh cũng có. Nhưng bữa ăn sáng gợi cảm và tươi mát thế này thì không phải lúc nào cũng sẳn sàng. Em không phản đối khi anh chọn nó chứ?
Và bây giờ cả gương mặt cô cũng nóng bừng bừng. Quỳnh Lâm quay lại nhưng chậm hơn cú xoay người của Như Vũ.
- Anh...
Như Vũ hối hả cúi xuống. Khi môi anh chạm vào môi cô, nó có tác dụng như mồi lửa nhỏ làm cháy bùng lên ngọn lữa đam mê vá chính ngọn lửa ấy thiêu đốt cả hai với sức nóng mãnh liệt của nó. Anh cố làm dịu mình bằng cách chậm rãi hôn lên từng đường nét trên gương mặt Quỳnh Lâm. Từ hàng mi cong cong khép lại như tấm rèm che kín đôi mắt đến chiếc mũi thon, lúm đồng tiền nhỏ xíu cạnh khoé môi gợi cảm. Anh dừng lại rất lâu ở đấy. Nụ hôn trượt dài xuống xổ, xuống vùng ngực no tròn. Và bây giờ không còn cưỡng lại nổi, anh bị chính nổi đam mê của minh cuốn trôi đi. Như Vũ thì thầm:
- Mình có con nghen em...
Cô nắm mắt lại. Trong vòng tay anh, Như Vũ cảm nhận đay đủ một Quỳnh Lâm kín đáo mà quyến rủ, dịu dàng nhưng mảnh liệt...
Tiếng chim ríu rít ngoài cửa sổ làm Quỳnh Lâm choàng tỉnh. Cô mở mắt và gặp ngay cái nhìn của Như Vũ. Anh ngắm nét uể oải dể thưƠng của vợ. Mồi hôi lấm tấm trên làn da trắng mịn như sữa, Quỳnh Lâm len lén kéo chăn đắp kín người. Điệu bộ của cô làm Như Vũ thích thú:
- Nhìn em thế này anh thấy mình không giống người chông quang minh chánh đại chút nào cả, lâm ạ. Em cho anh cảm giác hồi hộp như kẻ đang làm chuyện phạm pháp lo sợ bị bắt quả tang vậy.
Quỳnh Lâm nguýt anh. Như Vũ hôn phớt lên môi cô lần nửa rồi vùng dậy:
- Anh đói quá Lâm ơi.
- Ủa! Chẳng phải đã chọn rồi sao? Món ăn gợi cảm, tươi mát gì đó không làm anh...
Như Vũ cười to:
- Nếu bây giờ anh chọn lại lần nữa, anh vẫn chọn giống như ban nảy. Vợ có... chịu nổi không?
- Đố anh dám...
Như Vũ cười cười:
- Anh dám làm nhiều chuyện lắm đấy nên tốt hơn là vợ đừng thách thức anh theo kiểu này, trừ khi em muốn anh làm ngược lại...
Như Vũ cúi xuống ngặt chiếc áo. Anh choàng qua người Quỳnh Lâm, cẩn thận cài từng hạt nút rồi kéo tay cô:
- Ăn với anh đi Lâm.
- Nguội quá có cần em hâm lại không?
- Anh ăn thế này được rồi.
Quỳnh Lâm thích dùng món nóng sốt hơn nhưng cô cũng ngồi cùng anh cho vui. Chị một loáng Như Vũ đã ăn xong. Anh vừa vói tay cầm tờ bao thì chuông điện thoại reo vang. Như Vũ khoát tay khi thấy Quỳnh Lâm dơm đúng lên:
- Em cứ ngồi đấy để anh nghe cho.
Cô vừa ăn vừa lơ đãng nghĩ đến ca trực tối naỵ Vậy là Như Vũ phải ở nhà một mình. Quỳnh Lâm nghĩ thầm, tháng sau cô phải đổi ca mói được. Hoàn toàn không để ý đến cú điện thoại vừa rồi, Quỳnh Lâm không hay nó là định mệnh làm thay đổi cả cuộc đời minh.
Một lúc sau, ngạc nhiên vì không nghe tiếng Như Vũ, Quỳnh Lâm ngẩng lên. Gương mặt căng thắng và tái xanh của anh làm cô sợ. Quỳnh Lâm rụt rè:
- Có chuyện gì vậy anh?
Như Vũ lắc đầu.Cái lắc đầu không có ý nghĩa gì, ngoài mục đích tự trấn tỉnh mình:
- Em chuẩn bị hành lý giúp anh nhe, gọn nhẹ thôi.
Như Vũ nói thêm, nói thật chậm để không làm cô sợ:
- Máy bay của anh Hái gặp nạn rồi, anh được điều đến đấy để chi viện cho bộ phận tìm kiếm và chuyển người bị thương về. Hai mươi phút nửa anh phải có mặt ở sân bay.
Quỳnh Lâm run bắn cả người, bửa ăn sáng mà cô chuẩn bị công phu trở nên đắn nghét. Không hỏi thêm, Quỳnh Lâm lôi chiếc valise nhỏ ra, bỏ vào đấy những vật dụng cần thiết. Công việc này cô đã làm hàng ngànlần rồi nhưng sau hôm nay lại vụng về đến thế. Tim Quỳnh Lâm đập thình thịch tưởng như nó nằm ngoài lồng ngực. Cô nhớ đến anh Hái, đông nghiệp của Như Vũ. Đó là một người đàn ông có gương mặt rắn rỏi. Ở anh toát lên vẻ tự tin và nghị lực. Quỳnh Lâm lại nhớ trong buổi tiệc cuối năm, đi cùng là cô vợ còn rất trẻ và đứa con trai khoảng ba tuổi. Mồ hôi rịn ra làm tay cô nhớp nháp.
Quỳnh Lâm hít mộ thơi dài rồi đứng lên. Suýt nửa cô va vào Như Vũ. Anh đã chuẩn bị sẳn sàng và đang chờ để nói lời tạm biệt. Tim Quỳnh Lâm thắt lại. Như Vũ ôm lấy vai cô vỗ về:
- Đừng căn thẳng như thế em, Cứ xem đây như là chuyến bay binh thường của anh. Công việc không có gì nguy hiểm. Bộ phận cứu hộ đã đến được hiện trường rồi. Anh chỉ việc đưa nạn nhân về thôi.
Quỳnh Lâm gật đầu. Cô rút vội chiếc áo len dúi vào tay anh:
- Anh mang theo nhé, để khi lạnh thì có cái mà dùng. Nhớ cẩn thận nghen anh.
Như Vũ nhận chiếc áo. Anh mỉm cười nhìn cộ Rồi như không cưởng lại được. Như Vũ đặt tất cả xuống, vòng tay ôm siết lấy Quỳnh Lâm. Cô nghe giọng anh nồng nàn trong tóc mình:
- Em biết không, em rất tuyệt vời. Cả người anh giờ đây vẫn còn cảm giác bừng bừng. Lần sau nữa nhé... Anh chỉ đi vắng vài hôm thôi
Quỳnh Lâm gượng cười đưa anh ra cửa rồi đứng mãi đấy cho đến khi chiếc xe mang Như Vũ đi khuất, cô mới vào nhà. Chiếc áo len nằm lại trên ghế
Vài hôm sau chính Quỳnh Lâm mang nó ra sân bay Tân Sơn Nhất với nỗi mong ước cháy bỏng được quàng lên vai Như Vũ, nếu anh ấy trở về. Niềm hy vọng mong manh ấy ngày một le lói như ngọn đèn sắp cạn rồi cuối cùng tắt ngấm khi cô nhận được thông báo chính thức. Chiếc trực thăng M18 của anh không đến được hiện trường, cúng không đỗ xuống sân bay dã chiến cũ mà quân đội Saigon để lại. Nó rơi cách chiếc bị nạn 2km phía bên kia sườn núi. Không còn một ai, Quỳnh Lâm chết lặng. Cô úp mặt vào chiếc áo len ấy
Cảm giác ngạt thở làm Quỳnh Lâm vùng vẫy. Cô lăn mấy vòng, bật lên vài tiếng ú ớ vô nghĩa rồi tỉnh giấc. Cả người ướt đẫm mộ hôi. Ngoài trời vẫn còn tối đen. Chiếc áo len vẫn còn bên cạnh cộ Trên hộp giường ánh mắt Như Vũ trong ảnh đang nhìn cộ Cái nhìn âu yếm như khích lệ, động viên, chia xẻ. Quỳnh Lâm nức nở gọi to "Anh Vũ ơi". Chỉ có tiếng gió lùa và hàng cây xào xạt ngoài kia trả lời cô.
Quỳnh Lâm vuốt mặt. Giấc mơ nặng nề quá, cô không sao thoát ra khỏi nỗi ám ảnh khủng khiếp của nó. Không. Không phải là giấc mợ Mình không thể có được giấc mơ về buổi chia tay đúng đến từng chi tiết nhỏ như vậy. Rõ ràng là mình vẫn thức. Nhưng sao Quỳnh Lâm chẳng còn chút khái niệm gì về thời gian. Cô máy móc sờ lên bụng. Quỳnh Lâm nhớ mình đã khóc nghẹn khi biết vẫn chưa kịp có con với anh. Không còn Như Vũ, giờ đây chỉ Quỳnh Lâm trơ trọi trong căn phòng trống trải mà mọi vật ở đây dù nhỏ, cũng nhắc cô nhớ đến anh.
Quỳnh Lâm sẽ sàng nằm xuống. Cảm giác choáng váng làm cô buồn nôn. Cả người rã rời. Quỳnh Lâm mong mình sẽ ngủ một giấc thật sự, chứ không phải là cơn chập chờn của ý thức. Cô chong mắt nhìn ra ngoài trời. Lắng nghe tiếng tích tắc đều của chiếc đồng hồ và đếm từng thời khắc nặng nề trồi qua, cuối cùng Quỳnh Lâm cũng mệt mỏi thiếp đi.
Cô lập tức rơi vào giấc mơ còn dang dở. Nó như hai nửa trong một chuỗi các sự kiện không chịu cách rời nhau ra. Quỳnh Lâm mơ thấy ngọn núi cao phủ mây trắng, không có dấu vết con người, không có lối đi. Dân trong vùng bảo rằng ở đó 3:00 chiều trời đã tối sẫm vì sương mù giăng kín. Hai người chỉ đứng cách vại mét cũng không sao nhìn thấy được
Máy bay của anh Hải gặp một "thất tốc", người ta giải thích rằng đó là yếu tố thời tiết kéo mấy bay lên hoặc đè máy bay xuống đột ngột, nên bị rơi vào trạng thái tự dọ Phi công chính đã cố gắng để cứu hành khách nhưng khi lấy lại được độ cao thì không kịp nữa. Nó bay sạt vào sườn núi, quệt vào các ngọn cây. Hai cánh bị gãy, đầu máy bay va vào núi. Chấn động mạnh và liên tiếp làm tổ lái và tất cả hành khách trên ấy đều tử nạn
Chiếc trực thăng của Như Vũ rơi không rõ nguyên nhân vì yếu tố hỏng hóc đã bị loại trừ. Kết luận cuối cùng là do vùng không khí này rất loãng. Đã có nhiều máy bay bị nạn ở đó. Như Vũ nằm lại trên ấy đến ngày thứ 3 mới tìm thấy
Hôm ấy trời mưa tầm tã, anh Hải, bậc thầy kỳ cựu của ngành hàng không và anh, viên phi công nhiều kinh nghiệm có trên 3500 giờ bay, đã về cùng nhau trên chuyến bay cuối cùng.
Có tảng đá nào đè nặng lên ngực Quỳnh Lâm khi cô nghe giọng ai đó đọc lên thật rõ ràng, chậm rãi. Âm thanh ấy dội vào đầu cô như lưỡi khoan xoáy sâu đến tận óc
Quỳnh Lâm bật dậy. Cô vùng chạy ra ngoài. Chân Quỳnh Lâm không chạm đất. Cô chạy trốn giấc mơ dai dẳng cứ bám riết theo mình. Quỳnh Lâm chạy đến khoảng sân nhỏ ở cuối vườn, nơi cô vẫn thường ngồi khi cần sự yên tịnh. Quỳnh Lâm không biết ngoài cô ra cũng còn có một người nữa vừa đến đấy
Nam Phong không ngủ được, Có thể chiếc đồng hồ sinh học trong anh chưa quen với sự chênh lệch về múi giờ, hoặc cũng có thể căn phòng lạ lạ quen quen ấy gợi anh nhớ một ký ức xa xăm. Nam Phong rời VN đã hơn 20 năm. Anh nhớ đêm cuối cùng trong nhà này. Mè ngồi đấy tẩn mẩn xếp lại hành lý cho anh. Công việc này bà làm hầu như mỗi ngày kể từ lúc quyết định để anh đi. Nước mắt mẹ rơi xuống ướt đẫm tóc anh. Bà luôn miệng nói: "Mẹ rất thương con. Để con đi thế này mẹ không đành lòng chút nào, nhưng mẹ không thể nào làm khác hơn được. Đừng quên mẹ nhé P. Hãy nhớ một điều mẹ mãi mãi yêu thương con." Anh cũng ôm mẹ khóc oà. Lúc đó anh muốn năn nỉ mẹ hãy cho anh ở lại. Nhưng tự ái, tủi thân của một đứa trẻ ngăn anh lại. Anh lờ mờ nhận được điều gì đó không bình thường giữa bà và anh
Từ nhỏ, mẹ đã rất yêu anh, chưa bao giờ bà rời anh nửa bước. Sự bảo vệ mà giờ đây nghĩ lại anh mới nhận ra nó quá mức bình thường. Bà luôn lo sợ người nào đó mang anh đi. Nhưng tại sao lúc đó mẹ lại bằng lòng rời xa anh. Và tại sao anh gọ thằng nhóc Vũ bằng anh. Sự thật này phải đến vài năm sau đó anh mới hiểu tường tận.
Trăn trở mãi cuối cùng Nam Phong thức dậy và tản bộ vài vòng. Đang đi về phía cuối vườn chợt nghe tiếng chân đến gần, Nam Phong quay lại. Quỳnh Lâm. Cô lướt qua anh. Trông Quỳnh Lâm có vẻ gì đó không bình thường. Cô đi như người mắc bệnh mộng du vậy. Nam Phong bước nhanh và giữ cô lại. Trái với nỗi lo sợ của anh, Quỳnh Lâm không kêu lên, không hoảng hốt. Cô nhìn anh. Dưới ánh đèn vàng vọt, đôi mắt Quỳnh Lâm như phủ một lớp sương mờ còn gương mặt thì xanh mướt. Quỳnh Lâm chăm chú nhìn một lúc. Không nhận ra anh., cô sờ nhẹ vào má Nam Phong thì thầm:
- Anh là ai vậy? Trông anh rất quen nhưng chắc chắn không phải Như Vũ. Vậy anh là ai?
Nam Phong dắt cô đến ghế. Quỳnh Lâm ngoan ngoãn đi theo. Cô ngồi xuống co chân lên rồi vòng tay qua đẩy. Mặt tì lên gối còn đôi mắt Quỳnh Lâm thì không rời khỏi gương mặt anh. Nam Phong im lặng chờ cô bình tĩnh trở lại. Một lúc sau, Quỳnh Lâm ngẩng đầu lên. Cô nhìn ra xa rồi nói nhỏ:
-Tôi nhận ra rồi. Anh là P. Xin lỗi, tôi đã làm anh sợ phải không?
P lắc đầu nhưng Quỳnh Lâm không nhìn thấy:
- Đây là lần đầu tiên tôi bị thế này. Có lẽ vì căng thẳng quá. Anh đừng nói cho ai biết cả nhé. Tôi sẽ không như thế nữa. Hứa với tôi đi
Nam Phong gật đầu. Quỳnh Lâm cũng không nhìn thấy.
Ngoài vườn gió lớn quá. Gió làm nhũng cánh cấy khô lìa cành rơi lả tả và hong khô mái tóc bết mồ hôi của Quỳnh Lâm. Cô vẫn ngồi đấy, lặng lẽ nhìn màn đêm. Dáng điệu như là đứa trẻ của Quỳnh Lâm làm cảm giác nao nao tội nghiệp trở lại trong anh. Nam Phong nói khẽ như dỗ dành:
- Tôi đưa Lâm về phòng nhé. Ở đây gió lớn lắm
Nhìn theo ánh mắt anh, cô phát hiện ra mình đang vận chiếc áo ngủ mong manh. Quỳnh Lâm so vai rồi rùng mình nhưng không phải vì lạnh. Cô chậm chạp đứng lên. Đi vài bước, Quỳnh Lâm ngoái lại:
- Tôi nghĩ nên giải thích rõ với anh về hành động kỳ lạ vừa rồi. Tôi vừa trải qua một cơn ác mộng và nó làm tôi sợ quá. Có thể anh thấy ngạc nhiên nhưng tất cả chỉ có thế
Nam Phong gật nhẹ:
- Tôi hiẻu rồi. Nào để tôi đưa cô về phòng
Quỳnh Lâm đi cạnh anh không phản đối. Cả hai bước vào căn phòng nhỏ ở cuối hành lang, không khí ấm áp dễ chịu ở đấy trùm lấy Nam Phong. Chiếc đèn ngủ vẫn toa? sáng một màu hồng dìu dịu gợi cảm. Chờ cô lên giường Nam Phong mới quay ra cửa. Đột nhiên Quỳnh Lâm gọi lớn:
- Anh có thể mở tất cả các đèn trong phòng giúp tôi không? Contact ở phía sau cánh của đấy.
Nam Phong do dự một chút rồi bước đến cạnh cộ Dáng anh ngả thành chiếc bóng dài nghiêng xuống người L. Dưới ánh đèn đôi mắt Quỳnh Lâm mở to như hai đốm sáng sẫm màu và đầy vẻ bất an. Anh nhận ra cô hoảng sợ thật sự. Nam Phong hỏi nhỏ:
- Lâm có ổn không? Có cần tôi gọi mẹ đến ngồi với Lâm không?
- Đừng… đừng gọi mẹ – Quỳnh Lâm sợ hãi ngồi nhổm dậy và níu lấy tay anh. – Đừng gọi mẹ nhé. Không cần mở đèn đâu. Tôi sẽ ngủ ngay đây mà
Thấy Nam Phong im lặng, cô cuống cuồng nói thêm:
- Tôi chưa bị thế này bao giờ. Tôi cũng không hiểu sao mình lại thế. Chắc sáng nay trông anh giống anh V quá nên tôi… Bấy giờ thì tốt rồi. Anh đừng bao giờ nói cho mẹ biết nhé. Tôi không muốn Người phải lo lắng vì tôi.
Nam Phong dỗ dành:
- Tôi không nói đâu. Cô hãy nằm xuống và cố ngủ một chút đi. Vẫn còn sớm lắm. À, theo như những lời vừa rồi, cô bị thế này là lỗi của tôi nên tối sẽ chuộc lỗi bằng cách ngồi đây… ồ không, tôi sẽ ngồi ở chiếc bàn đằng kia hoặc là hành lang bên ngoài cho đến khi cô ngủ saỵ Đừng sợ nhé, có tôi ở đây cô sẽ không gặp ác mộng nữa đâu
Nam Phong bước đến tắt ngọn đèn ngủ và nghe giọng Quỳnh Lâm hốt hoảng trong bóng tối:
- Anh làm gì vậy?
Căn phòng tối om nhưng Nam Phong đi một mạch đến chiếc bàn làm việc mà không hề gặp một trở ngại nào. Tưởng như anh đã đến nhiều lần và quen thuộc với mọi thứ ở đây vậy. Nam Phong bật đèn bàn lên. Anh ngồi quay lưng lài Quỳnh Lâm và thản nhiên nói:
- Tôi cũng có vấn đề không ngủ được. Thay vì trở ra ngoài ấy, tôi sẽ đọc sách ở đây. Và nếu tôi nhớ không lầm, cô có cuộc họp quan trọng vào sáng mai nên cố ngủ một chút đi và đừng để ý gì đến tôi ca?
Rồi không chờ xem Quỳnh Lâm có đồng ý hay không, ành mở một quyển sách và thong thả đọc. Sách về kỹ thuật bay gì đó của Như Vũ, Nam Phong nhăn mặt khi thấy loại sách này xếp đầy bàn và chen chúc cả chiếc kệ nhỏ phía trên. Giữ lại những thứ này mãi trong phòng để cả ngày quanh quẩn nhìn nó mãi thì có ích gì. Kỷ niệm ư? Nam Phong nhún vai. Dù rất tôn trọng nhưng anh không hiểu nổi tình cảm uỷ mị, sướt mướt thiên về cảm tính này.
Mục tiêu của Nam Phong luôn là những gì trước mắt. Với anh, ngày hôm qua đã là quá khứ và nó không phải là thứ mà người ta dùng để đổi lấy hiện tại hoặc làm cho hiện tại trở nên u ám. Vì hiện tại anh có thể làm bất cứ điều gì, hối tiếc thế nào cũng không thể chuộc được những việc mình đã nói. Dù muốn hay không thì tất cả cũng trôi quạ Thật ngớ ngẩn khi lần giở quá khứ, ngắm nghía rồi khóc than cho nó. Quan trọng là hiện tại. Ngày hôm nay anh phải sống thế nào để không hối tiếc khi nó trở thành quá khứ và không phải lo sợ ch những ngày sắp tới.
Nam Phong nhìn vào khung hình trước mặt. Như Vũ cũng đang nhìn anh. Trong bộ đồ bay, anh không nhận ra nổi thằng nhóc tinh ranh ngày nào, dù chỉ là nét nhỏ. Mái tóc loăn xoăn, hình ảnh duy nhất mà Nam Phong nhớ về nó cũng bị chiếc mũ che khuất. Với anh, Như Vũ hoàn toàn xa lạ.
Anh với tay lấy quyển tạp chí và chậm rãi đọc từng tờ. Có tiếng tựa người rất khẽ của Quỳnh Lâm. Nam Phong vẫn ngồi yên. Một lúc sau cô rụt rè nói:
- Anh đưa giúp tôi chiếc hộp màu xanh trong tủ thuốc được không? Tôi nghĩ một viên an thần vào lúc này sẽ tốt hơn ca?
Nam Phong lấy chiếc hộp nhưng không đưa cho cộ Anh nheo mắt đọc rồi lắc đầu:
- Cô có sử dụng loại này thường xuyên không? Đã dùng bao lâu rồi? Nó sẽ làm cô phụ thuộc vào nó nó. Cô biết đấy, thói quen này không tốt chút nào
Quỳnh Lâm càu nhàu:
- Tôi đã giới thiệu nghề nghiệp của mình cho anh biết chưa nhỉ?
Nam Phong cười khẽ:
- Để thể hiện tính dân chủ, theo như cách nói mà tôi vừa đọc được từ quyển tạp chí này, thì tôi vẫn được phép đưa ra ý kiến của mình chứ. Và lời khuyên của tôi bây giờ là ly sữa nóng. Nó tốt hơn rất nhiều đó
Nhận ly sữa từ tay anh, Quỳnh Lâm ngoan ngoãn uông cạn. Kéo chăn tới tận cằm, cô nhắm mắt lại:
- Cảm ơn anh. Mà này, anh không được phép gọi tôi bằng cô đâu nhé. Mẹ bảo anh gọi Như Vũ là anh kia mà, vì vậy anh cũng biết phải gọi tôi thế nào rồi. Gọi như lúc nãy nghe chướng tai lắm
Nam Phong phì cười:
- Được rồi. Bây giờ thì ngủ đi
Quỳnh Lâm mệt rũ cả người. Cảm giác nặng nề của giấc mơ ban nãy vẫn đè nặng lên cộ Nhưng là một điều giấc ngủ đến thật nhẹ nhàng và đúng như lời Nam Phong nói, không còn ác mộng. Dường như Quỳnh Lâm đã lơ mơ nói với anh một lần nữa trong giấc ngủ:
- Cám ơn anh
Nam Phong ngồi lại đấy đến khi trời mờ sáng mới về phòng mình. Không còn trăn trở, vừa đặt lưng xuống giường anh đã ngủ saỵ Giấc ngủ ngắn làm Nam Phong thấy tinh thần sảng khoái. Kết quẩ của việc này là khi thức dậy, với đầu óc tỉnh táo thì câu chuyện đêm qua như phủ một lớp sương mờ, cứ hư hư thực thực trong anh. Và điều này được khẳng định bằng gương mặt bình thản của Quỳnh Lâm trong bữa ăn trưa hôm ấy. Ánh mắt cô nhìn thẳng vào anh chẳng có chút ẩn ý nào. Quỳnh Lâm hoàn toàn không giống cô gái yếu đuối, hoảng hốt mà Nam Phong đã gặp... ừ, cứ cho là anh đã gặp trong giấc mơ đêm qua đi.
Bà Như Tùng thong thả lật tờ báo. Thoáng nhìn ai cũng nghĩ bà đang chăm chú đọc nhưng thật ra chẳng có chữ nào lọt vô mắt bà cả. Nam Phong xin phép đi đón Hoài Hương từ tuần trước. Bà biết đón Hoài Hương chỉ là cái cớ vì quê ngoại của Hoài Hương cũng là quê nội của Nam Phong. Nó về thăm những người ấy, những người mà bà không muốn nhớ đến chút nào. Họ luôn luôn sợ bà giành lại Nam Phong. Họ không hiểu nếu muốn thế ngày xưa bà đã chẳng để cho nó đi
Nói đến ngày xưa, bà lại nghĩ đến khoảng thời gian ấy. Khoảng thời gian mà ngày nào bà cũng đau đáu nhớ Nam Phong, rồi tự hỏi chăng biết hiện giờ nó đang ở đâu, làm gì. Họ có thương yêu, chăm sóc nó như đã hứa với bà không. Mỗi tuần bà viết cho Nam Phong một lá thư rồi hồi hộp chờ đợi. Bà thấp thỏm trông ngóng vì không biết họ có còn cho phép nó liên lạc với bà không. Lần nào nhận được thư, bà cũng ngấu nghiến đọc nhưng dòng chữ non nớt nhưng chứa đựng suy nghĩ già trước tuổi của nó rồi bà khóc
Bà Tùng Như kín đáo lau những giọt nước mắt đang lăn dài trên má. Bà không muốn cho Quỳnh Lâm ngồi cạnh đó nhìn thấy. Rồi đến một hôm thư bà bì gửi trả về kèm theo dòng chữ thông báo lạnh lùng. Không người nhận. "No ađress - Return". Bà cuống cuồng tìm đủ mọi cách để lần ra địa chỉ của nó, nhưng vô hiệu. Họ đã cắt sợi dây liên lạc giữa hai mẹ con bà. Khoảng thời gian sau đó bà ngở ngẩn ra vào như người mất hồn. Cũng may bà còn có ông và Như Vũ bên cạnh. Sự an ủi, vỗ về của ông cộng với bổn phận làm vợ làm mẹ giúp bà nguôi ngoai. Nhưng chưa bao giờ bà quên mình còn một đứa con ở phương trời xa tít ấy.
Giờ đây khi trở về, nó đã là người đàn ông cao lơn, thành đạt. Nó thừa hưởng đầy đủ cơ cha nó vẻ đẹp, sự quyến rũ, nét tự tin không sai đến một ly, bà chỉ mong sao tính nết của nó đừng bao giờ giống như ông ấy. Nó vẫn gọi bà là mẹ, nhưng nhìn vào mắt nó bà không còn thấy được tình cảm ngày xưa. Bà nhớ đến da diết hình ảnh cuối cùng khi nó rời khỏi vòng tay bà. Hình ảnh ấy suốt bao năm vẫn còn đậm nét trong ký ức. Hôm tiễn nó đi. Nó đã không khóc, dù bà và Như Vũ khóc nức nở, nhưng trước khi khuất sau cánh cửa phòng cách ly, nó đi chậm, cố trì người lại để trông thấy bà rồi gọi thật to "Mẹ Ơi". Lúc đó nó mới tròn tuổi. Đã hơn năm nhưng sao tiếng gọi đó vẫn vang vang trong lòng bà
Quỳnh Lâm đặt tách trà trước mặt mẹ. Cô biết bà đang khóc nhưng không muốn cho người khác nhìn thấy nên Quỳnh Lâm không nói lời nào. Nó vẫn luôn tinh ý như vậy, bà nghĩ thầm. Quỳnh Lâm ngồi hong tóc dưới quạt và đọc một tài liệu chuyên môn gì đó. Mùi hương thoảng nhẹ từ mái tóc cô làm bà dễ chịu. Quỳnh Lâm vẫn tận tuỵ ân cần nhưng sống lặng lẽ hơn kể từ ngày ấy. có những đêm dù đã thật khuya nhưng đèn phòng cô vẫn sáng. Bà muốn đến đấy nói vài lời với Quỳnh Lâm nhưng thấy bóng cô bà lại thay đổi ý định. Mình chưa bao giờ hiểu Quỳnh Lâm nhiều hơn những gì mà nó thể hiện. Quỳnh Lâm là một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của bà. Bà không mong có một sự thay đổi nào khác, nhưng Quỳnh Lâm vẫn còn quá trẻ, nó không thể sống mãi như thế này được
Bao giờ nghĩ đến Quỳnh Lâm, bà cũng thấy rối rắm bởi những tình cảm trái ngược đan xen nhau. Nó thường mở đầu bằng tình thương thật sự của một người mẹ dành cho đứa con chịu nhiều bất hạnh, thiệt thòi rồi kết thúc với những ý nghĩ bế tắc. Dường như bà có nhìn thấy nhưng không chịu công nhận, từ nơi sâu thẳm tâm hồn mình vẫn có chỗ hẹp giành cho sự ích kỷ. Bà đã mất Như Vũ rồi và bây giờ bà không còn muốn mất luôn cả Quỳnh Lâm
Có tiếng xe dừng lại trước cổng, tiếp theo là tiếng bước chân vội vã và tràng cười giòn tan. Chúng nó đã về. Bà bật dậy ra đón. Hoài Hương và Nam Phong đã đến giữa sân. Chúng đang nói điều gì đó và đang cười với nhau thật to.
Hoài Hương vận chiếc đầm mùa hè màu sắc rực rỡ, ngắn trên gối để lộ cặp đùi thon thả rám nắng. Mái tóc dày,bóng mượt của cô chải ngược lên và buôc túm lại bằng sợi len màu đỏ. Những nhánh tóc mai tuột khỏi vòng len phủ xuống vầng trán thanh tú và ve vuốt chiếc gáy trần láng mịn. Trông Hoài Hương thật gợi cảm. Cô xinh xắn, ngọt ngào và quyến rũ như viên chocolatẹ Quỳnh Lâm có cảm giác mình già cỗi và cách xa Hoài Hương đến hàng thế ky?
Hoài Hương cười thật tươi khi bà Tùng Như và Quỳnh Lâm bước qua bậc thềm đon đả chào cô.
- Chao ôi! Trông cháu đen giòn. Xem ra cái nắng nhiệt đới ở đây chẳng bỏ lỡ cơ hội chút nào. Nó đã đặt dấu ấn lên cháu một cách hào phóng rồi đấy
- Cháu lại thích làn da sẫm màu thế này. Trông nó tuyệt lắm phải không chị Quỳnh Lâm? Bên ấy có tắm biển cả mùa hè vẫn không được như vậy đâu. Bạn bè em chắc sẽ ganh tị cho mà xem
Quỳnh Lâm mỉm cười. Quay sang Nam Phong, cô bắt gặp ánh mắt anh nhìn Hoài Hương. Ánh mắt ấy có vẻ gì đó rất độ lượng, bao dung - và nếu cô không lầm - trong ấy còn thấp thoáng nét hài lòng của một ông chủ khó tính về món đồ mình ưng ý và hãnh diện khi người khác chiêm ngưỡng nó. Ý nghĩ này không làm giảm giá trị của Hoài Hương ngược lại trong Quỳnh Lâm lại hình thành tâm lý đề phòng nhân vật có cái nhìn trịch thượng ấy. Có thể là cô đã lầm, đã nhận định sai hoặc phân tích không đúng. Có thể lắm chứ. Quỳnh Lâm tự nhủ, khi người ta chỉ trải qua duy nhất một mối tình thì những điều chắc lọc được từ ấy được gọi là kinh nghiệm không nhỉ? Chắc là không. Tình yêu vốn thiên biến vạn hoá. Biết đâu vừa rồi cô đã nhìn thấy một biểu hiện khác của tình yêu
Bà Tùng Như giục:
- Vào nhà đi các con. Ngoài này nắng quá
- Ôi...
Quỳnh Lâm trợn mắt khi thấy người tài xế lỉnh kỉnh mang vào nhà những túi xách, những bao hàng lớn nhỏ xếp đầy cả lối đi. Hoài Hương bật cười thích thú:
-Thông thường đi du lịch em ít khi em mua quà về lắm, nhưng lần này thì khác. Em về VN cũng có nghĩa là về nhà mà nên phải mang chút quà biếu họ. Gọi là gì nhỉ.. ưm.. anh P này, anh có nhớ cái câu mà mọi người dưới ấy thường hay nói không nhỉ? Xem nào...
- Cây nhà lá vườn
- À, đúng rồi... cây nhà lá vườn.
Hoài Hương lập lại với vẻ rất thú vị. Bà Tùng Như cười nhẹ. Quay sang Nam Phong bà âu yếm hỏi:
- Các con đi lúc mấy giờ mà đến sớm vậy?
Hoài Hương dợm trả lời nhưng vừa lúc đó cô nhận ra ánh mắt của bà và phát hiện ra nãy giờ Nam Phong vẫn im lặng. Mình thật vô duyên. Hoài Hương nhìn anh chờ đợi nhưng Nam Phong chỉ cười ra vẻ khuyến khích cô trả lời thay anh. Thái độ của hai người làm Hoài Hương ái ngại. Cô đâm rụt rè:
- Dạ, tụi con đi sớm lắm. Bác biết không, nhà cậu, dì con đều ở thị xã nhưng ngoại con không thích. Bà ở trong một ngôi nhà cổ lắm, con nghĩ thế vì nó được làm bằng loại gỗ đen bóng với cái vòm cong vút theo lối kiến trúc xưa. Bà lớn tuổi rồi không thích ồn ào. Ngôi nhà đó ở tuốt trong làng có ao, có vườn, thích lắm a.
Hoài Hương càng nói càng say sưa. Cô quên luôn cảm giác ái ngại vừa rồi
- Ở đó ngộ lắm, buổi tối khi ra khỏi nhà mọi người đều mang theo một ngọn đuốc làm bằng rơm bó chặt, họ bảo là con cúi. Thỉnh thoảng lại cho nó cháy sáng hơn. Ánh sáng ấy theo khe cửa rọi vào nhà, dù không trông thấy nhưng giọng nói, tiếng cười của họ vang vang suốt con đường làng. Nó cho con cảm giác thật bình yên, thật thú vị, bác ạ. À, hôm qua tụi con đón chuyến xe đêm, lúc :, đi cùng mấy người buôn hàng chuyến. Họ rất vui vẻ và mến khách. Con thích trò chuyện với họ, mặc dù có nhiều điều con không hiểu lắm
Bà Tùng Như mỉm cười:
- Mọi người ở đấy vẫn khỏe chứ?
Hoài Hương rất tinh ý. Cô vờ cúi xuống ly nước. Quỳnh Lâm chăm chú nhìn vào gương mặt của Nam Phong rồi dừng lại ở đôi mắt. Đôi mắt này chưa từng bao giờ cho cô cảm giác giống nhau mỗi khi nhìn vào đấy. Nó có thể lạnh lùng, dò xét hay long lanh với vẻ châm biếm, chế giễu hoặc sắc lạnh, bén ngót như hai lưỡi dao. Giờ đây nó đang phẳng lì như mặt gương nhưng không phản chiếu gì cả. Quỳnh Lâm nghĩ thầm, nếu đôi mắt ấy là cửa sổ tâm hồn thì anh ta là người không có linh hồn, hay nói nhẹ nhàng hơn, nhìn vào cửa sổ ấy người ta có thể nhầm lẫn giữa thiên thần và quỉ sứ
Nam Phong phớt lờ ánh mắt của Quỳnh Lâm. Anh uống cạn ly nước và chậm rãi trả lời:
- Sức khoẻ của nội con không tốt lắm. Bà ngồi xe lăn vì không tự đi được nữa nhưng vẫn còn minh mẫn. Nội hỏi thăm và gởi mẹ ít quà
Bà Tùng Như cười nhưng vì cơ mặt tê cứng nên nụ cười đầy vẻ gượng ép. Bà cũng không đủ sức nói lời cám ơn nào. Bà bực bội thậm chí tức giận khi cảm giác sờ sợ bao năm qua vẫn còn nguyên một cách vô lý. Bà không quên được người phụ nữ này. Bất kỳ ai cũng có thể bị đánh lừa bởi cái vẻ bề ngoài đơn giản, mộc mạc ấy, nên dù có kinh nghiệm và đề phòng bà vẫn choáng váng trước lý lẽ sắc bén, đanh thép cộng với một quyết tâm rắn như đá. Và bà đã thua chính vì điều này chứ không phải vì những lời lẽ ngọt ngào, thái độ dịu dàng, kiên nhẫn khi ông phân tích những điều hơn thiệt lúc bà chấp nhận đề nghị của họ.
- Nội có nhắc đến chuyện trở qua bên ấy không con?
Nam Phong lắc đầu:
- Không đâu ạ. Trước đây nội con đã không thích nhưng vì thương con cháu nên mới ép lòng sang đấy. Nội bảo bây giờ già rồi, đây là lúc nội phải sống cho chính mình. Nội muốn ở lại VN và sống cùng với cô Út
- Vậy à? Cô vẫn khoẻ chứ con?
- Dạ khoẻ, nhưng bằng tuổi mẹ mà tóc cô Út bạc hết rồi
Bà Tùng Như lẩm bẩm:
- Ừ.. cô ấy bằng tuổi mẹ. Cô Út thương con lắm đấy...
Bà nhớ đến khuôn mặt buồn rười rượi của người này. Đây là nhân vật duy nhất trong nhà có vẻ cảm thông và không làm bà khó chịu mỗi khi tiếp xúc. Lần đó, sau khoảng thời gian dài không nhận được thư Nam Phong, bà đã tất tả về quê và tìm đến ngôi nhà ấy. Chính người phụ nữ này đã đón bà. Cô ấy thông cảm, an ủi nhưng tuyệt nhiên không nói ra điều mà bà muốn biết. Bà thất vọng trở về và từ đó mất liên lạc với Nam Phong. Bà Tùng Như lắc đầu nhè nhẹ để xua đi đoạn hồi ức ấy. Nó làm cho bà thấy nặng nề
- Con đã có quyết định gì cho công việc chưa?
- Dạ chưa. Hôm trước con có hỏi ý kiến của bác Năm. Bác khuyên con nên chọn VN vì ở đây ngành bảo hiểm nhân thọ còn rất mới mẻ và VN được đánh giá là thị trường tiềm năng
- Vậy sự lựa chọn khác là gì?
- Dạ, nếu không lưu lại đây thì con sẽ đến Malaysia làm công tác huấn luyện. Ở đấy con sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Nhưng có lẽ con sẽ suy nghĩ về những khía cạnh khác của vấn đề, ví dụ như công việc "khai sơn phá thạch" chẳng hạn và con tin làm điều này vẫn thú vị hơn là đi trên lối mòn. Nhưng con vẫn chưa có quyết định. Con cần có thời gian suy nghĩ, cân nhắc thật kỹ. Bao giờ có quyết định cụ thể con sẽ thông báo cho ba mẹ biết
"Thông báo cho ba mẹ", nó nói điều này nhẹ tênh. bà Tùng Như thấy đắng cả lòng. Nó cũng chưa hề tham khảo ý kiến ông bà trong mọi việc. Khi cân nhắc giữa việc chọn VN và một nơi khác, nó hoàn toàn không đề cập tới yếu tố gia đình. Nó đã không là con trai của bà nữa. Tuy ngồi cạnh đấy nhưng bà biết mình chẳng thể nào với được đến nó. Đứa con trai bé bỏng ngày nào đã vuột khỏi vòng tay bà. Rất xa lạ, rất thản nhiên, "Con sẽ thông báo cho ba mẹ biết". Bà Tùng Như đứng lên, hơi chông chênh một chút nhưng cuối cùng cũng đứng vững. Bà lặp lại điều đó với tất cả sự cay đăng mà bà giấu kín trong lòng:
- Ừ, nhớ thông báo cho ba mẹ biết. Dù thế nào mẹ vẫn ủng hộ quyết định của con. Các con nghỉ ngơi một chút rồi dùng cơm trưa. Bác sẽ chở chị Như phân loại rồi sắp xếp lại mấy thứ này cho Hoài Hương
Hoài Hương dạ to rồi nhoài người túm lấy tay Quỳnh Lâm:
- Chị Quỳnh Lâm, chiều nay chị làm hướng dẫn viên cho em nhé. Em muốn đi một vòng thành phố này
Mãi chú ý đến dáng điệu tội nghiệp của mẹ, Quỳnh Lâm không trả lời. đến khi Hoài Hương lắc lắc cánh tay cô:
- Được không chị?
Quỳnh Lâm cúi xuống nhìn chăm chú vào gương mặt trẻ trung, xinh đẹp đang ngước lên vẻ chờ đợi. Cô quan sát thật kỹ, trông Hoài Hương rất vô tư không giống như đang giả vờ để che giấu nét tinh tế ban nãy. Có lẽ Hoài Hương biết rõ vị trí của Nam Phong trong gia đình này, nhưng sao cả hai không nhận ra vị trí của Nam Phong trong tình cảm của những người mà anh gọi là ba mẹ, trong khi Quỳnh Lâm không cần cố gắng cũng nhìn thấy rõ
Quay sang Nam Phong, Quỳnh Lâm nhận ra người này cũng vừa chuyển ánh mắt từ bà Tùng Như sang cộ Mắt Nam Phong rực lên như tia chớp, vẻ lạnh lùng toa? ra làm Quỳnh Lâm rùng mình. Cái nhìn như tố cáo chủ nhân nó hoàn toàn không vô tình và nếu nhận định này đúng xem ra sự thật tàn nhẫn hơn rất nhiều. Cảm thấy sợ hãi, Quỳnh Lâm quay đi và tự nhủ, chắc mình nhạy cảm quá thôi
Buổi chiều dù rất mệt mỏi nhưng Quỳnh Lâm vẫn nhận lời làm hướng dẫn cho cả hai. Ông bà Như Tùng viện lý do sức khoẻ không đi cùng họ. Xe chạy quanh co qua những con đường trung tâm thành phố. Quỳnh Lâm chỉ nói vài nét khái quát. Mặc dù rất cố gắng và có lúc bị thuyết phục bởi vẻ háo hức lắng nghe từng lời của Hoài Hương, nhưng gương mặt kín như bưng của người bên cạnh phần nào làm cô mất hứng thú. Cuối cùng anh tài xế vốn là hướng dẫn viên du lịch, phải nhảy vào cuộc. Với vốn kiến thức đa dạng, cộng với lỗi diễn tả sinh động, hóm hỉnh hơi cường điệu, anh làm mọi người ngạc nhiên và thích thú
Hoài Hương ngắm những dãy phố sầm uất những căn nhà cao tầng, siêu thị, công sở bên cạnh những con đường nhỏ rợp bóng cây với những hàng quán thấp lè tè mà ở đấy người mua ngồi chen nhau húp sì sụp. Đột nhiên cô nhớ đến chạ Đó là người đàn ông có nước da nâu rám nắng rất hợp với đôi mắt xanh và mái tóc dày màu hoẹ Với dáng người cao lớn, sinh động khiến người ta không chú ý đến thân hình hơi béo của ông. Cha là mẫu người đàn ông lý tưởng của cộ Ông luôn nhanh nhẹn trong hành động, sâu sắc trong suy nghĩ, có tầm nhìn bao quát, tính rộng lượng, bao dung, hóm hỉnh. Cô cần mẹ chia sẻ những vấn đề kín đáo, tế nhị của phụ nữ, còn những vấn đề khác trong cuộc sống, cha luôn là người được Hoài Hương tin cậy, yêu mến. Ông là một viên chức cao cấp của ngân hàng nhưng tính không tẻ nhạt, khô khan như những con số mà hàng ngày ông tiếp xúc. Cha thích du lịch và VN là nơi ông ao ước được một lần ghé thăm cùng với mẹ nhưng bà từ chối với một lý do đơn giản: dù mang gốc Ý và tổ tiên vốn là người Ý di cư thì ông vẫn là một người Mỹ thuần túy
Bà đã rời VN rất lâu. Với bà, một người chồng Mỹ là điều xấu hổ cần phải dấu kín. Bà sợ mọi người ở đây căm ghét, khinh bỉ gia đình vốn gia giáo nề nếp của bà. Từ lâu Hoài Hương không hiểu và có phần bất bình. Người Mỹ như cha thì có gì là xấu nếu không muốn nói là rất tốt, là niềm tự hào của cộ Hoài Hương thấy ái ngại cho ông. Nhưng cha thì khác, tuy buồn nhưng trong chừng mực nào đó ông hiểu và thông cảm với mặc cảm của vơ.
Giờ đây khi về VN, Hoài Hương thấy nỗi sợ hãi của mẹ thật vô lý thậm chí hơi hoang tưởng. Cô không tin người VN hiền hoà mến khách kia bỗng quay ngoắt lại căm ghét mẹ và gia đình ngoại chỉ vì cha cô là người Mỹ. Họ đã niềm nở tiếp đón dù vẻ bề ngoài tố cáo nguồn gốc cô. Họ thú vị khi phát hiện Hoài Hương là người Việt rồi háo hức dắt cô đi khắp nơi đế giới thiệu những thứ đặc trưng của xứ sở nhiệt đới này, truyền cho cô niềm tự hào về nơi mẹ cô sinh ra và lớn lên.
Hoài Hương nghĩ, nhất định cha sẽ đến Việt Nam một lần. Cô tưởng tượng ông cười thật to khi tắm mình trong làn nước mát của nhánh sông uốn mình như dảI lụa chảy ngang qua nhà. Con sông mà ngày hai lần thủy triều lên xuống chở theo dòng nước ngọt đỏ như phù sạ Hoài Hương thú vị với hình ảnh cha phải khép nép khoanh tay cuối chào người phụ nữ nhỏ thó, lưng còng, tóc bạc trắng. Lúc đó ngoại sẽ nói gì nhỉ Ngoại có khóc như trong thấy cô không?
Hoài Hương nhớ đến cả bác Raymond nữa. Bác cứ rấm rức khóc mỗi khi có ai nhắc đến Việt Nam nơi bác đã tham chiến bốn năm. Bác bảo có nhiều phụ nữ ở đấy đa đi qua đời bác, tự nguyện có, cưỡng bức cũng có.
Bác nghĩ mình đã để lại Việt Nam vài đứa con, những đứa trẽ không cha mà bác không bao giờ biết mặt. Giờ đây bác sống trơ trội bằng tiền trợ cấp. Bác thường gặp ác mộng về những trận bố ráp, càn quét ngày xưa. Tiếng nổ, tiếng rên la, tiếng khóc của trẻ con dội lên từ những ngôi nhà tù mù ánh đèn. Pháo hoa bắn vào những ngày lễ cũng làm cho bác sợ hãi. Bác bảo nó giống như tiếng đạn réo bên tai ở Cam Ranh ngày xưa. Gia đình nghĩ bác bị sang chấn tâm thần do chiến tranh để lại, nó làm cho tính cách con người trở nên khác thường. Nhưng giờ đây chính phủ Mỹ bảo đó là căn bịnh và nó có tên gọi hẳn hòi "Hội chứng chiến tranh Việt Nam", Cô tin rằng chỉ cần bác Raymond thắng nổi sợ hãi để trở lại nơi này một lần chắc chắn bác sẽ khỏi binh.
Hoài Hương không ngoái lại nhìn, nhưng cô có thể hình dung từng chi tiết nho trên gương mặt va cả vóc dáng người đàn ông khác. Đó là người cô yêu, dù Nam Phong chẳng giống mẫu người lý tưởng trong tâm trí cô lấy một nét. Anh thông minh nhưng lạnh lùng; tế nhị nhưng đôc đoán, khắc nghiệt. Hoài Hương có cám giác không ai có thể làm anh nhượng bộ nếu bản thân anh không muốn thế. Nam Phong không thuộc thế giới của cộ Anh cách xa Hoài Hương khá nhiều tuổi. Mẹ cô và gia đình anh quen nhau từ thuở chân ướt chân ráo sang đây nên rất thân thiết rồi gắn bó với nhau. Cô biết người lớn có ý ghép Nam Phong và cộ Nam Phong chưa bao giờ tỏ ra dù cô biết chắc chắn anh đã đọc được ý định nạy Anh quan tâm chăm sóc cô rất mực, điều này Nam Phong chưa làm với bất kỳ ai ngoài Hoài Hương, nhưng tình cám ấy dường như cũng có giới hạn nhất đinh. Chưa bao giờ cô vượt nổi cánh cữa vô hình ấy đế hiếu rõ anh. Điêu này khiến Hoài Hương vừa hạnh phúc vừa lo sơ.
Xe chạy vào khu vực buôn bán của người Hoa. Hoài Hương dể dàng nhận ra vì nó mang những đặc trưng không lẫn vào đâu được, nhũng nơi mà cô thấy ở China town. Cạnh đó là một cái chợ khá lớn được thiết kế theo lối trúc cổ. Anh tài xế cho xe chậm lại và giái thích:
- Đây là vựa lớn nhất, là chợ đầu mối cúa các tính đồng bằng Nam bộ. Sản vật từ lục tính đều đổ về đây. Nó đưọc một thương gia người Hoa tên Trần Đàm xây dựng cuối thế kỷ mười chín. đối với điều này chính quyền sỡ tại cho phép ông kinh doanh và bán các dãy phố lân cận. Chị có thấy hai con rồng trên mái vòm không? Đó là biểu tượng cua...
Nam Phong hướng tầm mắt ra ngoài khung kính. Cái nhìn lơ đãng tựa như nhưng gì đang lướt qua mắt điều quen thuộc đến mức nhàm chán. Bắt gặp ánh mắt của Quỳnh Lâm, anh nhún vai nói:
- Tôi không nghĩ ở đây thay đổi nhiều đến thế.
Đó không phải là lời khen càng không phái là cách biểu lộ thán phục Nó như một hình thức xã giao tế nhị mà vị khách muốn dành tặng.
cho lòng nhiệt tình của chủ nhà là chính. Quỳnh Lâm hơi khó chiu, cô định nói vài lời nhưng khi thấy mắt anh đang nhướng lên với vẻ mà Quỳnh Lâm cho là giểu cợt nên cô nghĩ tốt nhất là không bộc lộ gì cả.
Bây giờ Quỳnh Lâm đã nhận ra người mà Nam Phong muốn nói đến khi gọi "ba tôi" chính là ông Như Tùng, còn "gia đình" chính là những người bên ấy. Họ từng nghèo nhưng sau đó phất lên nhanh chóng nhờ buon hàng viện trợ. Loại hàng hoá đóng thùng với biểu tượng hai bàn tay bắt chặt nhau rất phổ biến ớ Miền Nam thời đó. Sau nay họ buôn cả phế liệu chien tranh.
Nam Phong hơi cười khi nhìn vẻ tư lự của Quỳnh Lâm nhưng dường như nụ cười ấy cũng vội vã trượt qua gương mặt:
- Có lẽ tôi không nên tiếp tục đề tài này nũa. Lâm còn quá nhỏ để có thể hiểu và phân tích nó.
- Ở Việt nam người ta không dùng từ "quá nhỏ" để chỉ một phụ nữ trưởng thành như tôi. Trong trường hợp này anh có nhiều cách diển đạt khác nhau, ví dụ như quá trẻ hoặc chưa đủ kinh nghiệm, như thế sẽ hợp lý hơn và không làm người khác khó chịu. Còn vấn đề anh vừa nói, tôi sẽ thử lý giải theo cách này. Anh có biết cái gọi la Concentric system of ỊO.Y không?. Đó chính là cách viết tắt của ba chữ I Own You, tạm dịch là Hệ thống đồng tâm tôi mắc nợ anh.
Nam Phong thú vị nhìn Quỳnh Lâm. Dường như chính bản thân cô cho anh cảm giác đó hơn là những gì cô vừa nói.
Quỳnh Lâm nhìn ra xa.
- Đó là vấn đề không tránh khỏi đối với bất cứ một nước thuộc địa nào khi thoát ra khỏi sự lệ thuộc. Giai đoạn lịch sử ấy đã trôi qua và giờ đây tất cả đang đổi thay như anh nhìn thấy. Nhưng tôi nghĩ đó cũng không phải là lý do duy nhất mà nội của Phong quyết định ở lại Việt Nam đâu.
Nam Phong nheo mắt:
- Vậy theo Lâm nó là cái gì?
- Đó chính là tình cảm dành cho người thân sự gắn bó với một nơi mà mình được sinh ra và lớn lên. Điều này rất thiêng liêng nhưng tôi nghĩ Phong không hiểu đâu. Nam Phong nhếch môi nhưng không có vẻ hài hước nào trong nụ cười và cả trong ánh mắt.
- Sao Lâm biết là tôi không hiểu?
- Vì tôi không nhìn thấy nó.
Mắt Nam Phong loé lên một tia rất lạ. Quỳnh Lâm chưa kịp phân tích thì nó đã thoáng qua và mất hút. Cô cũng không lẫn tránh ánh mắt ây. Cả hai nhìn nhau. Quỳnh Lâm thoáng nghĩ, ở người này có vẽ như không điều gì có thể làm anh ta tổn thương. Với Nam Phong, cô lại là bức tường của sự ngay thẳng, không dễ đạt, không nhượng bộ với ánh mắt nhìn rất thẳng vào người đối diện. Nó phản ảnh rất rỏ một tâm hồn sâu sắc và một sức mạnh nội tâm, khác xa vẻ bề ngoài mà anh đang nhìn thấy.
Nếu xe không dừng lại và tiếng ríu rít của Hoài Hương không làm họ chú ý thì chắc cả hai cứ nhìn nhau như thế.
- Đến rồi à? Ủa! Ở đây bán gì vậy? Tôi muốn ăn món gì... món gì nhỉ, tự nhiên tôi quên mất tiêu rồi?
Anh tài xế phì cười:
- Bánh tráng phơi sương phải không. Nó cách đây khoảng ba trăm mét, xe không vào được, phải đi bộ vô thôi.
Nam Phong bước xuống. Anh lịch sự đứng nép sang một bên giữ cửa xe cho Quỳnh Lâm. Nam Phong nói nhỏ nhưng đủ để cô nghe rỏ đến từng lời:
- Nếu Lâm không nhìn thấy điều gì đó và việc này làm Lâm bất bình thì đâu phải là lổi của tôi, và cũng không phải là không có nó mà chỉ vì Lâm không có khả năng hoặc không biết cách đế nhìn thấy mà thôi.
Không có điều gì làm phản ứng tự vệ của Quỳnh Lâm trở nên nhạy cảm hơn là thái độ cao ngạo như bây giờ của người đối diện nên dù biết
đây không phải là lúc thích hợp để tranh luận, cô vẩn muốn nói đầy đủ suy nghi của mình:
- Nếu sự thật đúng như những lời anh nói thì tối rất sung sướng được nhận mình là người thiếu khả năng và không biết cách nhìn ra vấn đệ Tôi tin vào điều anh vừa nói và lý do tôi chấp nhận nó bởi vì tình hợp lý chứ không phải vì nó đơn giản, dể nghe, dể chấp nhận.
Nam Phong cười cười:
- Không phải ai cũng nhận ra khiêm khuyết của mình một cách để dàng và đây thiện chí như Lâm đâu. Nhung theo như tôi biết, trong
những trường hợp thế này người ta có nhiều cách biểu lộ khác nhau, nó thuyết phục hơn nhiều so với vẻ vẻ gì nhỉ? Ưm.. đúng rồi, với vẻ không bao giờ chịu nhượng bộ cộng thêm cái giọng cao vút như vừa rồi khiến tôi có thể nghi ngờ thiện chí của Lâm đấy.
Quỳnh Lâm nhướng mày để giấu nụ cười:
- Thái độ của tôi khó chịu lắm à? Sao tôi lại không nhận ra nhỉ Có thể anh đúng vì khuyết điểm của tôi là khi nói say sưa quá tôi thường không để ý đến thái độ của mình. Nhưng anh cũng đừng góp ý theo kiểu mỉa mai, vì thế tôi lại có lý do khác để thay đổi thái độ của mình đây.
Nam Phong thọc tay vào túi quần và hơi nghiêng người nhìn Quỳnh Lâm:
Chị không ngạc nhiên khi thấy tôi không chỉ diễn tả đầy đủ ý nghĩ của mình mà còn nói một cách lưu loát, rất Việt Nam và không phạm sai sót nào sao?
Quỳnh Lâm nhìn thẳng vào anh, và thật bất ngờ khi cô nói bằng vẻ hoàn toàn nghiêm túc:
- Tôi không thấy điều gì đáng phàn nàn cả. Anh gọi tôi bằng chị chứng tỏ anh đã có đủ khả năng để diễn đạt được ý nghĩ của mình vì anh bắt đầu hiểu ra được mối quan hệ trong một gia đình Việt Nam.
Lúc này họ đã bắt kịp Hoài Hương. Cô đang chăm chú lắng nghe bài diễn văn tràng giang đại hải về món mà anh Khải cường điệu đến mức trở thành "quốc hồn quốc tuy" này:
- Đó là loại bánh làm bằng bột gạo được tráng rất mỏng và phơi vào buổi sáng với ánh nắng nhẹ, không gay gắt quá. Bước kế tiếp là hong chúng trên lò than nóng và cuối cùng thì phơi vào ban đêm. Sương sẽ làm cho bánh tráng có màu trắng đục, mềm và dẻo lại. Khi ăn, cuốn bánh tráng với thịt luộc, bún và cái loại rau sống. Nghe nói ở miền Tây để ăn đúng điệu người ta dọn món này kèm với nhiều loại rau khác nhau, không đến ba mươi sáu loại giống như ăn món lẩu mắm nhưng cũng gọi là nhiêu. Thú thật là tôi chưa được ăn như thế bao giờ nhưng ở đây chị cũng sẽ ngạc nhiên vì sự phong phú của các loại rau cho mà xem.
Mắt Hoài Hương lấp lánh những tia thích thú. Cô kéo tay Nam Phong:
- Thật tiếc vì anh không được nghe anh Khải giới thiệu về món ăn đặc biệt này. Chỉ nghe qua đã thấy thú vị. Em chắc chúng ta sẽ có một buổi tối rất ngon đây.
Nam Phong cười nhẹ. Nó gần như cái nhếch môi mà với Quỳnh Lâm cái nhếch môi này hoàn toàn có ẩn ý:
- Đôi khi có những chuyện mà giữa nghe và thực tế cách nhau một con đường rất dài. Em lạc quan như vậy là quá sớm đấy. Anh tin là nó rất hay, rất ngon, rất đặc biệt nhưng vấn đề chính là khẩu vị của em.
Anh cúi xuống choàng tay qua vai Hoài Hương:
- May mắn là tất cả những chuyện này sẽ có ngay lời giải đáp trong khoảng thời gian ngắn nhất vì chúng ta đến đây đế kiểm những gì được nghe kia mà.
Quỳnh Lâm chuyển cái nhìn từ Nam Phong sang anh Khải. Anh Khải cũng vừa làm một hành động tương tự. Bắt gặp ánh mắt của cô, anh nhún vai với vẻ hài hước và đồng loả. Quỳnh Lâm cười vu vơ.
Suốt buổi tối, người tài xế ranh mãnh này chỉ làm mỗi một chuyện là nhìn kỹ và cố phân tích gã đàn ông trước mặt nhưng vẫn không sao khiểu nổi một sự trái ngược đến vô lý. Thay vì phụ nữ thì chính hắn ta lại là người làm cho vấn đề đơn giản, dễ hiếu, ồ không, nó đơn giản đến nổi không thể gọi là vấn đề, thành những điều nặng nề, rối rắm vì phải tải theo những ấn ý kỳ quặc, khó hiểu của hắn. Người này có vẻ là vấn đề quá lớn, vượt khỏi tầm hiểu biết của cô gái xinh đẹp, duyên dáng, dễ thương nhưng còn quá trẻ đang ngồi cạnh hắn. cô chọn gã vì lẽ gì nhi?
Cuối cùng anh kết luận, dù không ưa nhưng anh vẫn công nhận gã này có vẻ gì đó rất đặc biệt, dù là đặc biệt theo kiểu riêng không giống ai của hắn. Tuy vậy, anh vẫn thấy tiêng tiếc cho cô gái dễ mến ấy. Giá như là mình, anh sẽ... Ôi, anh cười thầm tự chế giễu ý nghĩ naỵ Giống như một câu ngạn ngữ của người Pháp, với những điều giá như của anh thì người ta đã có thể nhốt Paris vào trong một cái lọ.
Quỳnh Lâm nhìn vào cổ taỵ Kim đã quang của chiếc đồng hồ đang nhích từng nấc một, nó phát ra tiếng tích tắc khe khẽ và báo cho cô biết đã hơn một giờ sáng. Ngày mới đến từ lâu nhưng không mang đến một sự thay đổi nào, trời vẫn tối đen. Quỳnh Lâm bước khỏi phòng trực, khép hờ cánh cửa sau lưng. Hương vị tươi mát, trong lành của những ngọn gió đêm tràn vào buồng phổi. Tỳ người vào lan can, Quỳnh Lâm thấy dường như nơi đây vẫn còn sót lại chút hơi ấm của ánh nắng chiều. cô nhìn vào màn đêm. Nó quyến rũ bởi màu đen tuyền; thăm thẳm bởi những điều bí ẩn và thú vị của thiên nhiên. Trời trong văn vắt, khiêm tốn vượt mình lên cao đế làm nền cho những vì sao nhấp nháy, sáng long lanh. Chúng gần đến mức tưởng chừng chỉ cần đưa tay ra là hái được. Không có bất kỳ tiếng động, dù rất nhỏ, phá hỏng màn trình diễn tuyệt vời của đất trời đang diễn ra trước mắt Quỳnh Lâm.
Hành lang vắng ngắt với những hàng cột đứng im lìm. Ở giữa hành lang là vài bậc thang nhỏ dẩn xuống chiếc sân rộng được tráng từng ô ciment lớn. Ớ đó không có ánh đèn nhưng Quỳnh Lâm vẫn biết nơi nào bằng phẳng dễ đi, nơi nào mấp mô vì những vết bể lỗ chỗ, kể cả vài túm cỏ mọc lơ thơ giữa những đường ranh, cô cũng nhớ rất rõ. Cuối sân là lối đi chính dẫn đến các khoa được trải nhựa phẳng lì ẩn mình dưới những tán lá rậm, cao vút. Hai bên lối đi là dãy ghế đá được đặt đối xứng nhau từng hàng. Vào buổi chiều bệnh nhân nội trú thường thơ thẩn ra đấy ngồi hóng mát và tán gẫu với nhau.
Dãy phòng bệnh sáng choang nhưng hoàn toàn yên lặng. Bóng cô y tá thấp thoáng cấn mẫn đi lại giữa các giường bệnh. Quỳnh Lâm khép chiếc blouse và vòng tay trước ngực để tránh gió. Sương đêm làm không khí thoảng mùi hơi nước, lành lạnh những rất dễ chịu, cô không muốn rời chổ này chút nào. Quỳnh Lâm cứ đứng như thế rất lâu cho đến khi phát hiện có bóng người ở cuối hành lang thang đi về phía mình.
Quỳnh Lâm nhận ra Minh Viễn. Anh làm ở khoa cấp cứu. Minh Viễn tốt nghiệp Đại học Y khoa tại Đức và về đây gần một năm. Người ta thường nói "có tật có tài". Ở người này cũng không ngoại lệ. Tài của anh thì ở ai nấy đều biết rõ, Bác sĩ Tâm, trưởng khoa cấp cứu, vị này lớn tuổi, giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn lại nổi tiếng khó tính cũng tỏ ra rất hài lòng về anh. Mọi người kháo nhau bác sĩ Tâm sắp về hưu và anh là ứng viên số một cho chức vụ này. Quỳnh Lâm ít có dịp tiếp với Minh Viễn ngoài
những lần nhận bệnh từ khoa cấp cứu và những buổi họp giao ban nhưng những điều cô nghe được về nhân vật này thì không ít.
Chẳng hiểu thực hư ra sao nhưng chỉ với ngoại hình đủ gây phiền phức. Lần đầu tiên gặp mặt, dù bề ngoài bình thản, cô cũng thầm công nhận, từ gương mặt đến vóc dáng của anh đểu hoàn hảo đến từng chi tiết nhỏ. Có vẻ như Minh Viễn quá quen thuộc với những cái nhìn ngạc nhiên hoặc thán phục nên anh nhướng mày khi trông thấy vẻ lặng lờ của Quỳnh Lâm. Cái nhướng mày như một dấu chấm hỏi vừa khôi hài, khó hiểu vừa quyến rũ đầy cá tính nhưng Quỳnh Lâm lại cho nó điểm trừ. Cô không thích đàn ông ý thức quá rõ về thế mạnh của mình. Điều này đồng nghĩa với việc anh ta sẽ sử dụng nó trong mọi trường hợp để có lợi cho bản thân.
Minh Viễn không ưa tranh luận. Thật đáng tiếc khi thái độ này lại chẳng mang một ý nghĩa tích cực nào. Điều này ở anh có vẻ như việc người khác nghĩ gì, làm gì không quan trọng. Anh lẳng lặng làm theo cách của mình và cho đến bây giờ vẫn chưa xãy ra một sơ sót nhỏ nào nên dù không thích cũng chẳng có ai có thể chỉ trích hay phàn nàn bất cứ điều gì. Tóm lại, tài năng là một cái khiên lớn bảo vệ mọi khuyết điểm ở Minh Viễn.
Và cũng ở nhân vật này, việc gọi tật xấu là khuyết điểm xem ra nhẹ nhàng quá, chẳng qua đây là cách sử dụng ngôn ngữ trong các cuộc họp. Thực tế khác hoàn toàn, vì khuyết điểm ít nhiều mang yếu tố khách quan, có thể sửa chữa được. Còn tật xấu? Trong trường hợp này lại là những điều mà người mang nó có vẻ tâm đắc và thể hiện một cách thường xuyên như để cân bằng với cái tài hoặc để chứng tỏ sự công bình của Thượng đế vậy.
Nếu gọi tật và tài ở Minh Viễn là ưu và khuyết thì qua cách nói của các cô y tá trẻ Quỳnh Lâm không phân biệt nỗi chúng, dường như giữa hai thứ này không có đường ranh, Ví dụ như với câu "Anh ta giỏi thật nhưng phải cái lạnh lùng", rõ ràng nó là khuyết điểm nhưng cách nói và kiểu diễn đạt thì tương đương với lời khen "Anh Viễn giỏi chuyên môn lại lạnh lùng rất có cá tính". Mỗi đợt sinh viên đến thực tập như hiện nay thì Minh Viễn được nhắc đến nhiều nhất. Thoạt nghe chúng như những lời cảnh báo nhau vì nhân vật này vốn nỗi tiếng với những mối quan hệ chớp nhoáng nhưng nếu phải nghe nhiều lần như Quỳnh Lâm thì cô hiểu rằng nó có tác dụng ngược lại. Những lời cảnh báo này chẳng khác nào ngọn lửa nóng rực hấp dẫn những chú thiêu thân liều lĩnh muốn lao vào thử sức.
Thỉnh thoảng, ngoài những trường hợp cần thiết, Minh Viễn và Quỳnh Lâm cũng có vài cuộc trao đổi nho nhỏ rất tình cờ. Không giống như những người khác, cô không gây ra bất cứ điều tiếng nào về chuyện này. Có vẻ như dưới mắt mọi người Quỳnh Lâm không phải là đối tượng của Minh Viễn. Ngoài những yếu tố về tuổi tác, vị trí, cô luôn nghiêm túc, chuẩn mực trong các mối quan hệ đồng nghiệp. Và bây giờ Quỳnh Lâm đang thể hiện điều đó theo cách của mình. Cô im lặng khi Minh Viễn đến gần. Anh cũng tỳ người vào lan can và nhìn ra xa, giống như tư thế của cô vậy. Cả hai đứng như thế khá lâu. Cuối cùng, Minh Viễn nhún vai:
- Tôi chịu thua. Không ngờ Lâm ít lời đến thế.
Quỳnh Lâm cười nhẹ:
- Đó là khuyết điểm lớn nhất của tôi đấy.
- Nhưng với sự hiểu biết của tôi, phụ nữ ít lời lại là chuyện lạ và khá hiếm hoi.
- Vậy họ thế nào trong thế giới của anh nhỉ?
- Ai?
- Anh đừng hỏi đố như thế để lẫn tránh câu trả lời nhé. Chẳng phải chúng ta đang nói về phụ nữ sao?
- Ừm... tôi không lẫn tránh đâu, tôi đang nghĩ xem mình sẽ nói thế nào thôi. Lâm không ngại khi tôi nói sự thật chứ? Với tôi, phụ nữ là những người thích nói về quá khứ và những giấc mơ của mình. Họ sẽ giải thích hoặc phàn nàn với bạn về những nếp nhăn và thỉnh thoảng họ lại nhầm lẫn giữa mơ và thực. Ví dụ họ bảo: "Đêm qua em mơ thấy anh lạnh nhạt với em", khi nói đến điều này họ sẽ nhìn tôi với vẻ trách móc và chờ đợi. Dường như tôi có nhiệm vụ phải biện hộ cho hành động đó của mình vậy.
Quỳnh Lâm phì cười:
- Xem ra trong thế giới của anh, phụ nữ chán thật đấy. Có vẽ như anh săm soi, nghiên cứu họ chứ không phải là tìm hiểu một cách đơn giản đâu nhỉ? Vậy họ giải thích với anh thế nào về những nếp nhăn?
Minh Viễn nheo mắt:
- Tôi không nhớ rõ nhưng dường như khi nói điều này họ muốn an ủi mình là chính. Tôi chỉ là cái cớ mà thôi.
- Trở về câu nói ban nãy, việc anh chọn phụ nữ làm đối tượng nghiên cứu là vì mục đích gì vậy?
Minh Viễn cười cười:
- Lâm đâu có đi guốc sao hiểu thấu đến tận tim đen của người khác vậy. Thú thật là khi nói đến điều ấy tôi cũng gượng lắm nhưng vì Lâm không...
Quỳnh Lâm làm một cử chỉ khôi hài:
-... Không phải là phụ nữ hở?
Minh Viễn khoát tay:
- Chỉ đúng phân nửa thôi. Câu đầy đủ là Lâm không phải là phụ nữ mà tôi từng gặp hoặc nếu nói theo cách của Lâm là không phải phụ nữ trong thế giới của tôi nên tôi có thể tiết lộ chút xíu.
Minh Viễn nói nhỏ vờ như ngượng ngập:
- Tôi làm thế để giữ cho mình đừng yêu họ thôi vì thật ra phụ nữ là yếu điểm lớn nhất của tôi.
Quỳnh Lâm bật cười. Trong đêm vắng âm thanh ấy mang lại một giai điệu là lạ rất quyến rũ. Cô cười thật tự nhiên chẳng để ý đến nhìn chăm chú của Minh Viễn, chẳng che miệng làm duyên hay lúng liếng đôi mắt mà anh nhớ là rất to, rất đẹp. Một cơn gió lạnh chợt thổi qua, Quỳnh Lâm khép vội tà áo và Minh Viễn thoáng thấy cái ngáp thật nhẹ.
- Câu chuyện của tôi chán quá hả?
- Không phải đâu... chỉ vì tôi...
Lần này cô không giấu nổi cái ngáp dài bất chợt. Quỳnh Lâm giải thích với vẻ ngượng ngập rất nữ tính:
- Xin lỗi anh. Mỗi khi lạnh cơ thể tôi thường phản ứng như thế.
Minh Viễn ân cần:
- Một tách cà phê nóng nhé?
Nhìn xuyên qua những tán cây, Quỳnh Lâm nhận ra căng-tin ở góc bệnh viện vẫn còn sáng đèn. Dường như họ bán suốt đêm. Khách hàng chính vào giờ này thường là thân nhân của những người bệnh. Họ đến đấy tìm một chỗ ngã lưng, uống cốc cà phê hoặc mua vài phích nước sôi. Quỳnh Lâm lắc đầu:
- Không, cảm ơn anh.
Đưa mắt theo hướng của cô, Minh Viễn giải thích:
- Tôi không có ý mời Lâm đến chỗ ấy đâu vì chính tôi cũng không đủ can đảm uống tách cà phê nguội ngắt, nhạt thếch ở đó vào giờ này. Tôi sẽ đãi Lâm loại đặc biệt hơn nhiều.
- Nghe hấp dẫn đấy nhưng để lần khác nhé vì một tách cà phê vào lúc này sẽ làm mắt tôi díp lại mất thôi. Thật đấy, không hiểu sao cà phê luôn làm tôi buồn ngủ.
Trong bóng tối Quỳnh Lâm không nhìn thấy nét mặt Minh Viễn nhưng đôi mắt sáng của anh thì trông rất rõ. Nó làm cô bối rối. Quỳnh Lâm buột miệng nói và hối hận ngay lập tức:
- Dường như anh đang giận vì lời từ chối ấy của tôi?
Cô nghe thấy anh cười. Giọng cười trầm trầm và mang theo cả hơi ấm:
- Tôi nghĩ chắc là cách biểu lộ cảm xúc của mình có vấn đề nên một người tinh tế như Lâm đã không nhận ra. Thật sự là tôi đang cảm thấy phấn khởi khi nghĩ đến một cái dịp nào đó rất gần mà Lâm vừa hứa.
Có tiếng ho vọng ra từ dãy phòng bệnh. Minh Viễn nhìn cô:
- Bệnh nhân hôm trước thế nào rồi nhỉ?
- Tốt lắm. À, hình như tôi chưa cảm ơn anh thì phải? Hôm đó tôi bối rối quá, thú thật là chưa bao giờ tôi phải xử lý ca nào phức tạp đến thế. May là có anh giúp tôi. Cám ơn anh rất nhiều.
Minh Viễn hít một hơi dài. Anh không muốn nói những lời mà người ta vẫn thường nói trong những trường hợp thế này. Nó sẽ lạc lõng thậm chí xa lạ với thái độ chân thành, dễ mến của Quỳnh Lâm. Minh Viễn xoay người lại, tựa lưng vào lan can nhìn suốt dãy hành lang hun hút anh nói khẽ:
- Khung cảnh này làm tôi nhớ đến những năm tháng còn là sinh viên. Lúc học xong dự bị y khoa, năm thứ nhất tôi cũng tập tểnh theo các anh lớn đi thăm bệnh. Tuy sợ nhưng thấy mình oai lắm nhất là khi được bệnh nhân gọi bằng bác sĩ. Những hôm trực tập sự không may gặp phải ca nặng là mất bình tĩnh. Thậm chí run bắn cả người. Đi thăm bệnh mà bụng cứ đánh lô tô, phải rủ vài thằng bạn theo để hỗ trợ tinh thần.
- Tôi nghĩ ai chọn công việc này thì buổi đầu tiên đều như thế cả, nhưng nhìn anh bây giờ thật khó hình dung ra những cảnh ấy. Tôi thì chẳng khá hơn chút nào, nếu không muốn nói là quá tệ. Anh biết không, năm thứ hai lúc thực tập mỗ trên xác, tôi khóc ròng ròng, không hiểu có phải vì quá sợ hay không. Đến cả tháng sau tôi không dám gắp một miếng thịt nào, ngay cả khi nhắc đến phở cũng làm tôi sợ đến xanh cả mặt.
Ký ức hiện ra như đoạn phim chiếu chậm. Quỳnh Lâm không hay mình mỉm cười với hình ảnh ấy, cho đến khi phát hiện ra Minh Viễn đang nhìn hút vào một điểm nào đó trên gương mặt thì nụ cười ấy mới nhạt dần rồi mất hẳn. Quỳnh Lâm nhìn Minh Viễn và tự hỏi, không hiểu sao chỉ ở mức sơ giao mà cô và anh có nhiều chuyện để nói đến thế. Có thể do cách dẫn dắt khéo léo của anh, cũng có thể do khung cảnh ban đêm ở đây im ắng, gần gũi quá khiến người ta mở lòng và xích lại gần nhau hơn.
Đột nhiên, Quỳnh Lâm thấy chột dạ vì sự lắm lời của mình. Nó không giống như thái độ bình thường của cô và điều này làm Quỳnh Lâm bối rối. Lập tức ánh mắt cô thấp thoáng những tia đề phòng giành cho người đối diện. Phản ứng này vượt khỏi tầm kiểm soát của Quỳnh Lâm và không qua được mắt của Minh Viễn. Anh nhanh chóng nhận ra sự dè dặt nhất định trong cái nhìn ấy. Minh Viễn cười nhạt. Thái độ của anh làm cô lúng túng:
- Xin lỗi anh... tôi...
- Lâm xin lỗi tôi về điều gì? Có phải Lâm bắt đầu nghi ngờ cái nhìn của mình không? Lâm đáng đối chiếu những điều nghe được từ người khác và thấy ân hận, đúng không?
Quỳnh Lâm yếu ớt:
- Tôi không có...
- Vậy Lâm thế nào?
Giọng nói hờ hững của Minh Viễn không có vẻ mỉa mai nhưng nghe vẫn thấy mỉa mai. Quỳnh Lâm cố gắng giải thích, chỉ có điều cô không biết phải bắt đầu thế nào. Quỳnh Lâm nói một cách khó khăn và hy vọng ít nhất anh cũng nhìn cô lấy một lần.
- Tôi không phủ nhận mình có nghe tất cả những điều đó. Và trước khi tôi hiểu rõ về anh thì tạm thời những điều này vẫn có sức ảnh hưởng nhất định. Tôi không muốn nhìn anh bằng cái nhìn của người khác nhưng anh cũng biết dư luận tự thân nó có một sức mạnh chi phối người nghe, dù họ có muốn hay không, và tôi cũng không phải là ngoại lệ. Để có thể khác đi thì cần phải có thời gian. Nhưng thật ra tôi nhìn anh thế nào không quan trọng. Thái độ ban nãy của tôi xuất phát từ việc tôi không muốn họ nghĩ rằng... nên tôi...
Minh Viễn ngắt lời. Anh không nhìn Lâm và nói bằng giọng khô khốc:
- Tôi hiểu rồi. Dù sao cũng cảm ơn Lâm đã nói thẳng. Tôi chưa bao giờ quan tâm đến việc người khác nghĩ gì về mình nhưng vừa rồi thất vọng quá nên tôi... Không, tôi mới chính là người phải nói lời xin lỗi.