Có tiếng cười, và cô y tá đang đo huyết áp cho anh cũng tủm tỉm theo. Quỳnh Lâm nói gì đấy nhưng chỉ nho nhỏ nên dù cố gắng Nam Phong cũng không thể nghe thấy.
Anh ra khỏi phòng được một lúc thì Quỳnh Lâm đến. Cô vỗ nhẹ vào chân anh:
- Nó sao rồi?
- Khá hơn rất nhiều nhưng Lâm và mọi người làm tôi thấy ngượng quá vì nó chỉ là vết thương xoàng thôi mà. Bây giờ chúng ta về nhà được chưa.
Dù cố thuyết phục Quỳnh Lâm nhưng cuối cùng anh vẫn phải về một mình bằng Taxi, không có cô đi cùng. Ngang qua phòng cấp cứu, Nam Phong trông thấy một gương mặt rất quen. Không khó khăn gì, anh nhận ngay ra hắn. Giờ Nam Phong mới hiểu những lời trêu cợt bóng gió ban nãy. Trước khi chui vô xe, anh cúi xuống nói nhỏ vào tai Quỳnh Lâm:
- Liệu Lâm có quá mạo hiểm khi đưa tôi đến đây không nhỉ? Căn cứ vào ánh mắt hiện giờ của người ấy có thể thấy hắn đang muốn ăn tươi nuốc sống tôi.
Quỳnh Lâm trả lời mà không ngoái lại, cử chỉ này khiến Nam Phong hài lòng.
- Anh có thể an tâm vì theo đánh giá của tôi, anh không thể là một món ăn khoái khẩu của bất cứ ai.
- Đàn ông thường không chịu nổi những lời phê bình thẳng thắn thế này. À, mà Lâm đang nói đến khía cạnh nào vậy?
Quỳnh Lâm không trả lời. Cô đóng cửa xe và lùi lại. Chiếc xe lao vút đi.
Những ngày sau đó là những ngày tuyêt. vời trong mối quan hện giữa anh và Quỳnh Lâm. Cô lo lắng, quan tâm và chăm sóc anh từng chút một. Với lòng tự hào đạt đến cực đoạn, mặc dù Lâm chẳng có chút ẩn ý nào, Nam Phong vẫn tin là mình đã đi hơn một nửa đoạn đường.
Cuối cùng thì vết thương cũng lành và khi ba mẹ anh về nhà thì mọi việc trở lại điểm xuất phát. Như một người đã hoàn thành xong nhiệm vụ, Quỳnh Lâm lui về vị trí cũ. Cô làm việc này với thái độ bình thường, xem đó là điều hiển nhiên, chẳng cần đến bất cự sự nỗ lực nào. Gần đây rất hiếm khi anh nhìn thấy Quỳnh Lâm, ngoài các bữa ăn gia đình. Trong những lần gặp nhau ấy họ chỉ trao đổi với nhau dăm mẩu đối thoại về công việc, thời tiết. Thái độ của Quỳnh Lâm luôn có vẻ bồn chồn, bất an. anh cảm nhận được điều này nhưng rất khó giải thích hay chia sẻ với ai vì xem ra nói hơi mơ hồ, không rõ ràng lắm.
Chiều nay ông bà Như Tùng đi dự tiệc cưới nên chỉ hai người dùng cơm với nhau. Nam Phong về nhà đúng giờ, có nghĩa là muộn hơn cô độ nữa tiếng nhưng phòng khách vắng hoe, chỉ người giúp việc đang mải mê xem bộ phim truyền hình nhiều tập phát trên T.V. vào mỗi buổi chiều. Nghe tiếng anh, chị Như ngẩng lên. Nam Phong hỏi ngay:
- Quỳnh Lâm đã về chưa?
- Quỳnh Lâm về lâu rồi nhưng ở mãi trong phòng. Trông cô ấy buồn và nhợt nhạt lắm. Chị hỏi thì bảo không có gì.
- Lâm có bị Ốm không?
- Chị không rõ nữa, cậu nên lên trên ấy xem cô Lâm thế nào. Chị hâm nóng thức ăn rồi dọn cơm ngay. Bảo cô ấy xuống nhé. Những lúc buồn Lâm hay bỏ bữa lắm.
Nam Phong gõ nhẹ vào cửa rồi đứng đợi bên ngoài một lúc lâu. Vẫn im lìm, anh kiên nhẫn lập lại một lần nữa. Không có tiếng động nào chứng tỏ có người bên trong. Nam Phong xoay nhẹ nắm đấm rồi tìm contact trong bóng tối mờ mờ. Đèn bật sáng. Chỉ chiếc túi nằm đơn độc trên bàn. Không có Quỳnh Lâm. Anh nhìn suốt dọc dãy hành lang trước sau, các băng ghế ngoài sân, trong vườn rồi mở căn phòng đầy sách như một thư viện thu nhỏ mà cô hay vào đấy ngồi hàng giờ, vẫn không có.
Cuối cùng, Nam Phong tìm đến khoảng sân nhỏ cuối vườn, đúng như anh nghĩ Quỳnh Lâm đang ngồi ở đấy. Trong bóng tối dáng cô nhỏ bé và bất động. Lúc này Nam Phong có một cảm nhận rõ ràng. Rõ ràng đến nỗi dường như nó đang cựa quậy trong đầu anh.
- Lâm sao vậy? Lâm đang khóc phải không?
Quỳnh Lâm ngồi yên, giọng cô hơi trầm một chúng nhưng hoàn toàn bình thường:
- Tôi không sao. Xin lỗi nhé, anh về lâu chưa? Tôi sẽ vào ngay đây.
Nam Phong bước đến gần. Anh sững người khi thấy nước mắt nhòe nhoẹt trên gương mặt Quỳnh Lâm. Nhìn nó, anh biết cô đã khóc rất lâu. Hàng mi dày sũng nước chớp nhanh như cố giấu. Quỳnh Lâm vụng về quay đi. Một cơn sóng ấm áp bắt nguồn từ trái tim trào lên mãnh liệt và lan tỏa khắp người anh. Trong ý nghĩ Nam Phong đã lao đến ôm ghì lấy cô nhưng anh vẫn đứng đấy nhìn Quỳnh Lâm đăm đăm. Đã có nhiều phụ nữa khóc trong vòng tay anh, áp mặt vào ngực anh. Nũng nịu có, giận dỗi có, uất ức có nhưng không ai mang vẻ ẩn nhẫn, lặng lẽ và chịu đựng như
thế này. Nam Phong dịu dàng đặt tay lên vai Quỳnh Lâm:
- Nhìn tôi này. Tôi muốn biết chuyện gì xảy ra với Lâm. Tại sao Lâm khóc? Hắn không tốt với Lâm à?
Cô vẫn lắc đầu.
- Đừng khóc nữa, nói ra với tôi đi. Nói ra Lâm sẽ thấy nhẹ nhàng hơn vì ít nhất trong lúc này cũng có một người thật lòng muốn chia sẽ cùng Lâm.
Không như người khác, Quỳnh Lâm chẳng khóc òa lên trong những lúc thế này, cô chỉ lặng lẽ chùi gương mặt còn ướt nước vào tay áo rồi ngồi yên một lúc lâu. Với đôi mắt nhìn ra xa thăm thẳm một nỗi buồn, Quỳnh Lâm tì tay vào trán, có vẻ như cô đã bình tĩnh trở lại. Cạnh Quỳnh Lâm, Nam Phong vẫn kiên nhẫn chờ đợi.
- Chiều nay tôi vừa vĩnh biệt một bệnh nhân của mình.
Anh thở ra nhè nhẹ. Tuy kín đáo nhưng Quỳnh Lâm vẫn nhận thấy. Ánh mắt cô dừng lại một thoáng rồi quay đi như dấu hiệu kết thúc câu chuyện. Nam Phong vội vàng giải thích. Anh sợ cô bỏ đi.
- Không phải tôi không ý thức được điều Lâm vừa nói đâu. Tôi hiểu được nhũ*ng tổn thương, mất mát về mặt tinh thần khi ta chia tay vĩnh viễn với ai đó. Tôi chỉ hơi lạ vì Quỳnh Lâm là bác sĩ nên việc tiếp xúc với cái chết không phải là điều làm Lâm xúc động đến vậy. -- Nam Phong nhún vai -- Theo trí nhớ của tôi, bác sĩ, hay hầu hết những người làm công tác khám chữa bệnh,
thường có bộ thần kinh thép. Họ luôn luôn tự chủ, lạnh lùng và thản nhiên.
- Đó là lời trách cứ rất hữu lý nhưng họ cũng là người bình thường, anh có biết phải mất bao nhiêu thời gian mới rèn được bản lĩnh ấy không?
- Vậy tại sao hôm nay tôi lại không nhìn thấy nó?
Quỳnh Lâm nhắm mắt:
- Đó là bệnh nhân đặc biệt của tôi. Nó chết khi chưa tròn mười tuổi và suốt cuộc đời không có lấy một ngày hạnh phúc. Nó được đưa đến từ một trại trẻ mồ côi với căn bệnh suy thận mãn tiến triển, có nghĩa là suy thận giai đoạn cuối. Nó ngoan lắm... và rất dũng cảm...
Quỳnh Lâm nghẹn ngào. Nước mắt cô chảy ra, Nam Phong vỗ nhè nhe.
vào vai nhưng không ngăn lại. Anh biết lúc này cô cần được chia sẻ để vơi đi gánh nặng trong lòng.
- Nó được lưu lại bệnh viện để điều trị nhưng sau một thời gian chạy thận nhântạo nó có biểu hiện của bệnh tim, phù phổi và tăng kali trong máu nên chúng tôi nghĩ đến giải pháp ghép thận. Điều này rất khó...
Nam Phong ngồi xuống cạnh cô:
- Tôi có người bạn cũng suy thận mãn đang được điều trị bằng phương pháp lọc màng bụng. Anh ấy vẫn đi lại, sinh hoạt, làm việc bình thường và chỉ đến bệnh viện khám tổng quát theo định kỳ.
Quỳnh Lâm lắc đầu:
- Đó cũng chỉ là một trong những phương pháp điều trị thay thế suốt đời. Chúng tôi chọn ghép thận vì bệnh nhân sẽ tương đối độc lập, không phụ thuộc vào máy móc tuy vẫn phải dùng thuốc chống thải ghép suốt đời. Lọc màng bụng hay còn gọi là thẩm phân phúc mạc không khả thi đối với bệnh nhân trong điều kiện hiện nay vì một ngày phải thay it' nhất ba túi dịch và phải tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc vô trùng. Dịch lưu trong ô?
bụng nên nguy cơ viêm nhiễm rất cao. Chi phí điều trị cũng thế. Chỉ hy vọng vào giải pháp ghép thận vì lúc này chúng tôi biết thêm đứa bé còn cố người chị, trước đây cũng ở trại mồ côi nhưng đã được một gia đình nhận nuôi. Chúng tôi cố gắng tìm ra họ. Thời gian cuối cùng này dù rất đau đớn nhưng nó vẫn chịu đựng, không bao giờ khóc lóc, than thở hoặc để ai nhìn
thấy. Anh có hiểu điều này là thế nào với một đứa trẻ chỉ mới mười tuổi không? Một hôm nó hỏi tôi: "Cô ơi, có phải con sẽ chết không? Vậy bao lâu con mới chết? Chết là như thế nào?" Tôi không thể bảo nó rằng nó sẽ không bao giờ chết. Tôi tin Thượng Đế nên không bao giờ tách rời linh hồn và thể xác bệnh nhân vì biết rằng nỗi nguy nan của cái này ảnh hưởng trực
tiếp đến cái kia.
Quỳnh Lâm cúi mặt vào tay. Gương mặt cô bé hiện ra lung linh trong ký ức. Cô nhớ mình đã cúi xuống nhìn vào ánh mắt trẻ thơ ấy:
- Đó là lúc linh hồn con đi đến một nơi khác, rất nhẹ nhàng. Ví như việc con đến đây, ngủ quên trong phòng của cô và khi thức dậy con đã thấy mình đang ở nhà trong vòng tay của ba mẹ vậy.
Nó thì thầm:
-... Và không còn đau đớn nữa.
- Đúng rồi, không bao giờ đau đớn nữa.
Quỳnh Lâm chùi mắt:
- Cuối cùng, chúng ta cũng tìm được gia đình ấy. Anh có biết đứng trước mặt tôi là ai không? Người chị song sinh của nó, bé choắt, gầy còm, da tái mét và đôi môi tím ngắt vì bệnh tim bẩm sinh. Em nó đã bước vào giai đọn nguy kịch nhất, không có thời gian cho sự chờ đợi. Hy vọng và ca ghép thận cũng tiêu tan. Điều an ủi là trước khi chết hai chị em nó được gặp
lại nhau. Chị em nó quẩn quít với nhau lắm. Hôm nay lúc mang con
bé đi, chị nó gào khóc đến ngất lịm. Tôi không biết mình đúng hay sai khi để nó chứng kiến cái chết của người thân. Hiện nay bệnh tim của con bé rất đáng ngại. Lần này nhất định không chịu thua, tôi sẽ cố thuyết phục để chi phí vận động cho ca ghép thận ấy chuyển sang phẫu thuật thay van tim cho nó.
Nam Phong an ủi:
- Đừng buồn nữa, Lâm đã làm hết sức mình, không ai có thể trách Lâm cả.
- Trong trường hợp này có thể anh đúng nhưng đó cũng không phải là lý do để bào chữa cho sự thất bại của mình. Chưa bao giờ cái chết đối với tôi nặng nề đến thế.
- Đừng gánh hết trách nhiệm và cũng đừng cho rằng mọi bất hạnh của bệnh nhân là lỗi của Lâm.
Quỳnh Lâm mím môi:
- Tôi không đủ tỉnh táo để suy nghĩ lý trí như vậy. Chỉ cần nhớ đến đứa trẻ bệnh tật, mồ côi... như nó là lòng tôi quặn thắt. -- Cô lẩm bẩm -- Mồ côi... anh không hiểu nó như thế nào đâu...
Nam Phong đứng lên. Hai tay thọc vào túi quần, anh bước về phía trước tựa lưng vào gốc bạch đàn, giọng đượm vẻ khô khan:
- Sao Lâm biết tôi không hiểu? Câu trả lời cũng sẽ tương tự như lần đó phải không? Chỉ vì Lâm không nhìn thấy. Hay là trông tôi không giống một người có đủ tình cảm để cảm nhận, dù chỉ là một chút, về nỗi đau, sự bất hạnh của những người xung quanh mình?
Quỳnh Lâm bối rối. Nam Phong có vẻ giận anh đã dứt lời rồi mà vẫn không nhìn cô lấy một lần. Mình vừa nói gì nhỉ? Quỳnh Lâm vuốt mặt:
- Tôi không chú ý làm anh giận. Tôi cũng không nhớ mình đã nói những gì. Nhưng nếu anh biết tôi đang cảm thấy thế nào, anh sẽ không nỡ nói những lời mỉa mai như vừa rồi. Có thể bề ngoài không làm anh hiểu được tâm trạng hiện giờ của tôi, vậy anh có muốn nghe một lời thật lòng không?
- Lâm nói đi!
Sự dịu dàng phảng phất trong giọng nói của Nam Phong sưởi ấm trái tim cô, Quỳnh Lâm thổn thức:
- Tôi đã gắn bó với đứa bé rất lâu. Rất lâu, khi nói điều này tôi không chỉ nói đến yếu tố thời gian. Mất nó sự trống trải, bất lực, nghi ngờ trong tôi giờ đây là một gánh rất nặng không thể đặt xuống cũng không thể đi tiếp. Tôi mệt
mỏi quá. Tôi không chịu hơn được nữa. Tôi cần được ai đó chia sẻ, động viên để có thể đi tiếp.
Nam Phong nhìn cô, trong ánh mắt quan sát ấy là vẻ thẳng thắn, dịu dàng không một chút kiểu cách hay soi mói nào. Quỳnh Lâm bị cuốn vào đấy. Ánh mắt này mới vững vàng và mạnh mẽ làm sao, nó chứng tỏ việc anh không nhìn đến Lâm như vừa rồi là có chủ ý riêng chứ không đơn giản vì vô tình hay tức giận.
- Tôi khao khát được làm điều này từ lâu lắm rồi. Nào, hãy đưa tay Lâm cho tôi.
Nam Phong chìa tay ra. Một cách máy móc, Quỳnh Lâm đặt tay mình vào đấy rồi ngoan ngoãn đi theo anh. Ngang qua phòng khách, đôi mắt chị Như mở to khi nhìn thấy hai người nhưng không ai nói lời nào. Lần đầu tiên kể từ ngày Như Vũ mất, trong một thoáng cô tìm được cảm giác bình yên, tin tưởng và phó thác. Quỳnh Lâm để mặc cho anh dắt mình đi.
Nam Phong đặt ly nước trước mặt Quỳnh Lâm, anh nói như ra lệnh:
- Lâm uống đi.
Cô xoay chiếc ly trong tay và nhìn chăm chú vào đấy nhưng thật ra Quỳnh Lâm chẳng thấy gì. Cô đang nghĩ đến chuyện khác. Vẫn ánh mắt trẻ thơ trong sáng, ngay cả khi nói đến cái chết. "Chết là như thế nào?". Giờ đây hẳn nó đã tìm ra được lời giải đáp và không oán trách cô. "Là không còn đau đớn nữa", Quỳnh Lâm kề môi hớp một ngụm, vị ấm ngọt phảng phất mùi ngũ cốc chín êm ái làm cô thấy dễ chịu. Quỳnh Lâm chép môi, hình như còn có vị đắng lưu lại một chút nơi đầu lưỡi, giờ đây toàn thân cô ấm lên. Quỳnh Lâm nhấp thêm một ngụm nữa rồi uống cạn cả ly. Chuỗi hành động này diễn ra trong tích tắc, nó nhanh đến nỗi Nam Phong chẳng kịp có phản ứng nào.
Quỳnh Lâm đặt chiếc ly xuống rồi ngẩng lên. Ánh mắt chăm chú và ngạc nhiên của Nam Phong không làm cô thấy lạ. Người phục vụ vẫn còn đứng cạnh, tốc độ uống của vị khách này khiến anh ngẩn ngơ nhất là khi cô ấy chỉ vào ly và ra hiệu rót thêm. Bụng cồn cào nhắc Quỳnh Lâm nhớ cả ngày nay mình vẫn chưa ăn chút gì nhưng chỉ cần nghĩ đến thức ăn đã làm Quỳnh Lâm muốn ói. Miệng cô đắng nghét.
- Này, Lâm có biết mình đang uống gì không?
Cô nhướng mày:
- Biết chứ, và với tôi say ngà ngà chỉ làm tình hình tồi tệ hơn thôi. Muốn say mèm tôi phải uống đúp kiểu đó thêm vài lần nữa.
Nam Phong giơ tay lên trong một cử chỉ ngạc nhiên và bất lực:
- Tôi tự hỏi mình đang giao du với loại người nào đây.
- Loại người à? -- Quỳnh Lâm khoát tay -- May mà tôi biết rõ vốn tiếng Việt của anh có vấn đề nếu không cách sử dụng từ như vừa rồi của anh... loại người... Anh nói kiểu này là một cách châm ngòi nổ hữu hiệu nhất đất. Xem nào, anh cần được chỉ dạy đến nơi đến chốn hơn. Người ta không bảo là loại người khi nói đến, nói về, nói với một nhân vật đáng kính. Nó chỉ sư?
dụng cho đối tượng nào đó có vấn đề, tóm lại là không tốt. Tôi nói lung tung thế này anh có hiểu không nhỉ?
- Tôi hiểu rất rõ trước khi Lâm diễn giải nó thành lung tung. Loại người, tôi nghĩ mình đã giùng từ chính xác.
Quỳnh Lâm đón lấy chiếc ly từ tay người phục vụ, cô hớp một ngụm rồi bật cười thành tiếng:
- À, ra thế! Vậy anh đã nhét tôi vào loại nào nhỉ? Để xem...
- Lúc nãy tôi đã nghe Lâm nhắc đến những từ như bất hạnh, mồ côi bằng vẻ mặt và giọng nói rất tâm trạng. Có phải Lâm xếp mình vào loại này không? Và Lâm cứ đắm mình theo kiểu...
Quỳnh Lâm cười nhạt:
- Bất hạnh, mồ côi, anh có hiểu nó như thế nào không? Không nhẹ tênh như cách nói vừa rồi của anh đâu. Nó rất đáng sợ... nó làm cho... - Cô lắc đầu - Vô ích, anh sẽ không bao giờ hiểu nổi.
Nam Phong cúi xuống nhìn xoáy vào mặt Quỳnh Lâm:
- Tại sao tôi lại không hiểu? Tôi cũng mồ côi nhưng tôi không bao giờ lợi dụng sự bất hạnh đó để buộc người khác phải bao dung với mình, quan tâm đến mình, lo lắng cho mình. Tôi...
- Anh nói thế khác nào phủ nhận vai trò của ba mẹ anh, tôi muốn nói đến những người mà hiện nay anh gọi là ba mẹ. Điều này thật nhẫn tâm. Có thể anh đúng nhưng nó hoàn toàn giống nhau. Anh còn có người thân, những người lo lắng và yêu thương anh nhất mực.
Nam Phong lắc đầu:
- Khi người ta mất đi bố mẹ thì chẳng có sự khác biệt nào. Lâm có hiểu được khi người đó vẫn hiện diện ở cõi đời này mà mình phải xem là mất không?
Anh uống cạn và nhìn xuống đáy ly trống rỗng. Đôi mắt anh cũng trống rỗng.
- Tôi muốn nói đến ba ruột của mình. Ông không có mặt trong đời sống tinh thần của tôi. Một năm tôi chỉ gặp ông hai lần vào Giáng Sinh và Tết dương lịch. Ông đến thăm tôi cùng với vợ. Bà ấy xa lạ và lễ độ. Ông cũng thế, chỉ khác nhau ở cái nhìn chăm chú hơn như tìm một thứ gì đó trên nét mặt tôi, con người tôi và hình như ông không tìm thấy. Lớn lên tôi hiểu ra rằng gặp gỡ tôi là hình phạt đối với ông nên tôi đã giúp ông nhanh chóng kết thúc hình phạt này. Ba mẹ tôi, không, những người mà tôi gọi là ba mẹ, đã sai lầm khi để tôi đi vì họ nghĩ rằng tôi sẽ sung sướng hơn nếu gặp lại ông ấy.
Nam Phong nhìn cô với vẻ thăm dò. Trong bóng tối mắt anh như hai đốm lửa nhỏ, nóng rực và sáng long lanh. Cô chợt nghĩ đến vẻ trống rỗng vừa rồi.
- Nó có giống như những gì Lâm hiểu về tôi không?
Quỳnh Lâm mím môi:
- Tôi rất tiếc là không.
- Biết đâu sau khi hiểu rõ rồi Lâm sẽ trở nên vị tha hơn nhỉ? Chà, dường như điều này đang thôi thúc tôi đây. Lâm đã biết gì về tôi?
- Nếu anh muốn ở tôi một cảm giác chính xác thì tốt nhất là hãy bắt đầu ở điểm xuất phát và chỉ dừng lại nơi đích đến.
Nam Phong phì cười:
- Nhưng tôi đã đến đích đâu? Ừm... một cái đích thú vị, hoàn hảo và đầy bất ngờ nhưng... sao Lâm lại có vẻ ngượng ngùng nhỉ? Tôi đã nói điều gì không đúng hay là cách diễn đạt của tôi lại gây ra rắc rối nào đó?
Quỳnh Lâm lắc đầu nhè nhẹ:
- Không. Anh bắt đầu đi.
- Lâm đã biết tôi không phải là con của ông bà Như Tùng? Họ là cậu mợ ruột của tôi. Gia đình ngoại tôi giàu lắm, mẹ tôi lại rất xinh đẹp. Bà yêu và kết hôn với ba tôi mặc kệ sự phản đối của người thân. Sau khi kết hôn mẹ về ở với nội. Cuộc sống rất khó khăn và vất vả, mẹ tôi vốn tiểu thư không quen với kham khổ nên đau yếu, bệnh hoạn luôn nhưng gia đình bên ấy nhất định không cho phép mẹ nhận bất cứ nguồn chu cấp nào từ ông bà ngoại. Họ cho đó là điều sỉ nhục. Để đối phó với mâu thuẫn ngày càng trầm trọng giữa hai bên gia đình, mẹ tôi sống co lại, trầm lặng, nhẫn nhục, không bộc lộ. Lúc này, ba tôi mới phát hiện ra ông vừa yêu, vừa ghét, vừa sợ vẻ yếu đuối, chịu đựng ấy. Nó như bản án nặng nề dành cho một người kiêu ngạo như ông. - Nam Phong dừng lại một thoáng - Tôi biết rõ tất cả những điều này không làm Lâm ngạc nhiên chút nào sao?
- Không. Với giọng nói khách quan, có chính kiến rõ ràng tôi chắc anh đã lắng nghe và phân tích toàn bộ câu chuyện bằng sự khôn ngoan, sáng suốt của mình nên tính trung thực của nó không có gì phải bàn cãi.
Nam Phong nhún vai:
- Câu trả lời này khiến tôi phải cân nhắc một cách thận trọng khi quyết định nói tiếp câu chuyện của mình đây. Tôi đang nói đến đâu rồi nhỉ? À, ba tôi... Tự ái đã thôi thúc ông lao vào làm giàu bằng mọi cách. Ba muốn gia đình bên ngoại và cả mẹ tôi phải thay đổi cách nhìn về ông. Ban đầu ba tôi chỉ buôn bán nho nhỏ nhưng sau đó với mối quan hệ ngày càng rộng ông móc nối với một số người có thân thế trong bộ máy chính quyền cũ. Lúc này ba tôi với sự giúp sức của gia đình bên nội bắt đầu buôn hàng viện trợ, quân trang, quân dụng sau đó thì buôn bán hầu hết những thứ phục vụ cho cuộc chiến ở Miền Nam. Lúc này mẹ mới hiểu, ông bà ngoại phản đối cuộc hôn nhân không phải vì bên nội tôi nghèo hơn hay không gia thế bằng mà vì nhận thức của hai bên rất khác nhau. Bà sống khép kín và ngày càng rời xa ba tôi cũng như gia đình bên nội. Tôi nghĩ trong thâm tâm mẹ tôi không đồng ý hay nói cách khác là bà khinh cái cách làm giàu như thế. Sự giàu có không làm ba tôi dạt được mục đích là thu ngắn khoảng cách với mẹ. Ông chán chường, bất lực, và cuối cùng thì tỏ ra thách thức. Giọt nước cuối cùng làm tràn ly ấy là trong một cơn say ba tôi dắt nhân tình về nhà. Mẹ tôi bỏ về ngoại, lúc này bà đang mang thai tôi. Mẹ chết ngay sau khi sinh tôi. Anh ruột của mẹ, là ba tôi bây giờ đã mang đứa cháu mồ côi về nhà nuôi nấng. Hai bên gia đình tuyệt giao từ đó.
Chỉ vài nét phát họa mà giờ đây với cô, anh trở nên một người hoàn toàn xa lạ và Quỳnh Lâm chợt nhận ra mình chưa bao giờ hiểu rõ về anh cả. Nam Phong xoa tay vào trán.
- Lâm nhớ có lần tôi đã nói với Lâm về cuộc sống thiếu thốn và khó khăn sau ngày giải phóng không? Chính điều này đã đẩy cha mẹ tôi đi đến quyết định là để tôi ra đi. Lúc này hầu hết những người thân bên nội tôi đều định cư ở Mỹ. Họ đưa ra nhiều lý do khác nhau để thuyết phục cha mẹ tôi. Khó khăn trong cuộc sống hiện tại, buộc cha mẹ tôi phải cân nhắc và quyết định cuối cùng của họ đồng nghĩa với việc trả tôi về cho cha tôi. - Nam Phong nâng ly rượu lên nhưng không uống, anh xoay nhẹ. Màu nâu đỏ sóng sánh của dung dịch trong ấy phản chiếu như chiếc gương và làm tròng đen trong mắt anh long lanh màu hổ phách. - Cuộc sống cô đơn, lạc lõng, không hòa nhập bên ấy đã làm tôi oán ghét cha mẹ trong thời gian dài. Nếu ngày đó được phép chọn lựa, tôi sẽ ở lại đây. - Nam Phong nhún vai - Nhưng dù sao lúc đó tôi vẫn còn là một đứa trẻ, thời gian cho tôi nhiều thuận lợi và cũng làm phôi pha nhiều thứ. Tôi lớn lên, hòa nhập và đạt được một số thành tựu nhất định trong học tập, công việc. Điều này không phải là ngẫu nhiên và nếu chỉ một mình, tôi không thể nào làm được. Có thể với người khác bên nội tôi không được đánh giá cao nhưng với tôi thì không. Tôi rất yêu quý họ và đến tận bây giờ tôi vẫn giữ nguyên tình cảm ấy. Chưa bao giờ họ nói với tôi những lời không tốt về mẹ và gia đình bên ngoại. Họ chỉ đơn giản nói là ba mẹ tôi không hợp nhau. Lớn lên với những thăng trầm của cuộc sống tôi bắt đầu hiểu và nhận thức được mọi việc. Mặc dù cố che giấu nhưng tôi biết ba vẫn còn yêu mẹ, không người phụ nữ nào có thể thay thế vị trí bà trong cuộc đời ông. Mẹ mãi mãi là vết thương nhức nhối không bao giờ lành và sự hiện diện của tôi, đứa con mà gần như bị Ông bỏ rơi, chưa một lần đến thăm, không hề ngó ngàng đến sau cái chết của vợ, là bản án nặng nề dành cho ba tôi.
Quỳnh Lâm trầm ngâm:
- Tôi không cho rằng ông làm thế vì không yêu anh mà có lẽ vì một mặc cảm nào đó hoặc là ông không đủ can đảm thừa nhận cái sai của mình.
Nam Phong lắc đầu:
- Tôi lại không kết luận ông sai vì trên đời này tôi nghĩ người ta khó mà xác định ranh giới rõ ràng giữa hai thái cực xấu tốt, đúng sai. Không rạch ròi như câu chuyện về đứa bé khi làm một việc tốt, nó bỏ vào lọ hạt dad^.u trắng và bỏ vào lọ hạt màu đen cho một việc làm chưa tốt. Có những việc mà người ta không biết xếp vào đâu vì nó không tô"t, không xấu, không đúng, không sai như giữa hai màu đen trắng còn có những màu khác vậy. Lúc ấy, phải cân nhắc đến sức ảnh hưởng của nó đối với số đông. Quan hệ rắc rối giữa hai bên nội ngoại tôi bắt nguồn từ việc nhận thức khác nhau mà giờ đây nói thật tôi cũng chẳng muốn làm kẻ hòa giải, trung gian hay những thứ tương tự. Chẳng ích lợi gì khi lục tung và làm đục mò quá khứ để tìm câu trả lời vốn rất tương đối về sự xấu tốt, đúng sai.
Quỳnh Lâm gật đầu nhè nhẹ:
- Có thể anh nói đúng và vì thế anh cũng nên đối xử tốt, ồ không, tôi chỉ dừng lại ở mức độ tử tế. Anh nên tử tế với mẹ một chút. Bà vốn rất nhạy cảm với mọi biểu hiện ở anh.
Nam Phong cười:
- Tôi không nghĩ là cách biểu lộ của mình có vấn đề gì đó nhưng tôi hứa với Lâm tôi sẽ khóa những cái van ấy lại, sẽ dồn nén chúng, được chưa?
Ngừng một chút anh tiếp:
- Tôi muốn nói cho Lâm nghe chuyện này, hy vọng sau khi nghe xong Lâm sẽ nhìn thấy ở tôi điều mà Lâm chưa nhìn thấy. Tên của tôi vốn là Như Phong. Sở dĩ tôi mang cái tên mới Nam Phong là vì tôi muốn nhớ đến nơi được sinh ra, lớn lên và không bao giờ quên mình là người Việt Nam. Đó có phải là tình cảm thiêng liêng mà có lần Lâm nói đến không?
Quỳnh Lâm không trả lời. Cô đang nghĩ đến cái tên Như Phong, một ngọn gió. Đúng rồi, người này có đầy đủ tố chất của một ngọn gió. Lúc mềm mại, êm ái lúc giận dữ cuồng nộ; khi thổi mơn man nhè nhẹ bên tai khi lạnh lùng quất điếng vào mặt.
- Như Phong, tôi rất thích tên Như Phong. Tuy không còn mang nó nhưng sau này nhất định tôi sẽ đặt cho con trai mình cái tên ấ. Như Phong, Lâm thấy thế nào nhỉ?
Quỳnh Lâm thấy mềm lòng đi bởi những cảm xúc bật chợt. Một đứa trẻ vừa ra đi vĩnh viễn, một đứa trẻ sơ sinh sẽ được sinh ra để mang lấy cái tên dành sẵn cho mình. Một ngọn gió, Quỳnh Lâm thì thầm:
- Rất thú vị!
Nam Phong kéo chiếc ly còn quá nửa của cô về phía mình, Quỳnh Lâm không ngạc nhiên. Cô chớp mắt cố làm dịu cảm giác cay cay sau cơn xúc động vừa rồi và quan sát anh.
- Lâm quả là một thính giả lý tưởng. Lâm rất thông cảm, ở đây tôi không nói đến thông cảm theo ý nghĩa thông thường của nó. Lâm bình tĩnh, thông minh, thẳng thắn và chính những đức tính này đã dẫn tôi đến một việc thiếu tế nhị là nói với Lâm những chuyện riêng tư của mình.
- Vậy tôi phải cảm ơn anh về lời khen hay phải xin lỗi về những đức tính gì đó khiến anh đi đến chỗ thiếu tế nhị này?
Rất tự nhiên, Nam Phong nâng ly của Quỳnh Lâm lên và uống cạn. Anh đặt hai chiếc ly rỗng đứng cạnh nhau và ngắm nghía chúng bằng ánh mắn tán thưởng rất lạ lùng:
- Chúng ta đã nói với nhau rất nhiều thứ nhưng chưa bao giờ Lâm nói gì về bản thân mình nhỉ?
- Vì tôi chắc chắn rằng những chủ đề ấy thú vị hơn nhiều so với những gì tôi có thể nói được về mình.
Nam Phong nhún vai:
- Thật khó tin, tôi sẽ thử nhưng không phải bây giờ. Lâm thấy đói chưa? Ta đi ăn chút gì nhé? - Anh chỉ vào hai chiếc ly lênh khênh đang đứng chỏng chơ trên bàn - Những thứ này làm bụng tôi cồn cào quá.
Quỳnh Lâm gật. Với tâm trạng nhẹ nhàng, nguôi ngoai giờ đây cô cũng thấy đói. Quỳnh Lâm đứng lên, theo thói quen cô quờ tay tìm túi xách. Trước khi Quỳnh Lâm nhớ ra mình không mang theo nó, Nam Phong đã thản nhiên cầm lấy tay cô.
- Đi nào.
Quỳnh Lâm thử cựa quậy những ngón tay nhưng không được. Chẳng dám cúi xuống nhìn chúng, cuối cùng Quỳnh Lâm chọn cho mình vẻ thản nhiên như anh. Rời quầy bar, cả hai theo thang máy xuống tầng dưới, lúc này Quỳnh Lâm mới nhận ra nơi này quen quen. Lạ thật, sao lúc đi vào cô lại không có cảm giác này nhỉ? Quỳnh Lâm nhướng mắt:
- Có phải chỗ hôm trước không?
- Ừ, mà Lâm đang tìm gì vậy?
- Cô gái hôm đó, chẳng hạn. Hôm ấy chắc là anh phải vất vả lắm nhỉ? Mất bao lâu cô bé mới chịu nín khóc?
Nam Phong cười cười. Anh kéo ghế cho cô:
- Lâm nghĩ tôi có thể thuyết phục được cô ấy là giữa tôi và Lâm chẳng có mối quan hệ nào không?
- Không. Tôi chắc rằng với hành động bộc phát ấy anh đã phải xin lỗi và năn nỉ cô bé đến mỏi miệng trong khi cũng chính hành động ấy tôi lại chẳng cho anh được điểm nào.
- Tôi đã có kinh nghiệm về sự thẳng thắn của Lâm nên dè dặt trước rất nhiều câu hỏi vì e rằng sự thẳng thắn này sẽ làm tôi đau tim mất.
Quỳnh Lâm đủng đỉnh:
- Để xem câu hỏi của anh thế nào đã.
- Ừ, để xem - Anh nhắc lại nhưng với giọng hoàn toàn khác.
Thức ăn được dọn ra. Mặc dù món ăn Pháp nấu không hợp khẩu vị của Quỳnh Lâm nhưng dựa vào kinh nghiệm lầm trước, cô chọn beefsteak hồng đào và món xúp có tên Consomme froid. Trông chúng khá ngon. Cô đã ăn hết phần beefsteak trong khi Nam Phong vẫn lơ đãng cắt mãi miếng thịt trong đĩa của mình, anh cố không nhìn vào lúm đồng tiền lúc ẩn lúc hiện ở khóe môi Quỳnh Lâm. Đó không phải là cảm xúc bình thường khi người ta chiêm ngưỡng một vẻ đẹp. Đó là tình cảm, một phép lạ xuất hiện từ trái tim, Nam Phong khẳng định, lần này nó không phải là thứ mà anh có thể vo tròn và vất đi được. Nam Phong đặt chiếc ly không xuống bàn.
- Tại sao Lâm không bắt đầu một lần nữa?
Quỳnh Lâm ngẩng lên:
- Anh đang thử đề tài này phải không? Đừng hy vọng nhiều quá, nó sẽ chẳng mang đến chút thú vị nào như anh tưởng tượng đâu. Nhưng không sao, tôi sẵn sàng trả lời nếu anh cho tôi một giới hạn rõ ràng. "Bắt đầu" của anh có ngĩa là...
- Có nghĩa là để ý đến một người đàn ông khác?
Thẳng thắn, rõ ràng, không vòng vo, rào đón, nó khiến người nghe không thể giả vờ như không hiểu, Quỳnh Lâm ngẫm nghĩ trong khi kéo chiếc tách nhỏ về phía mình. Trong tách là một chút nước dùng trong vắt có màu hổ phách nhạt, thơm mùi bò, đinh hương và được ướp lạnh. Cô nhấm nháp nó với mộ tít sandwich cắt hạt lựu chiên giòn. Khá thú vị. Cầm ly rượu trên tay, Nam Phong vẫn kiên nhẫn chờ câu trả lời, không có vẻ gì sốt ruột.
- Ở công ty, anh có thường xuyên trao đổi với các nữ đồng nghiệp người Việt không? Anh có quan sát phản ứng của họ không? Hãy làm điều này, chính phản ứng của họ sẽ làm anh tiến bộ hơn. Câu hỏi vừa rồi có thể gây rắc rối cho anh vì không bao giờ nó được đặt ra với một phụ nữ. Rất hiếm khi anh nhận được câu trả lời hoặc một phản ứng đúng mực vì ch'inh sự lộ liễu, thẳng thắn, thô bạo của nó đã làm họ quay ngoắt đi ngay sau khi nghe xong.
Anh gật:
- Tôi biết, nhưng tôi nghĩ với tính thẳng thắn của mình, Lâm sẽ không lẩn tránh đâu.
Quỳnh Lâm xua tay:
- Không cần đưa đẩy như thế vì với nó nó chẳng phải là điều cấm kỵ gì. Sở dĩ tôi chưa có người đàn ông khác, ồ không, chưa để ý đến người đàn ông khác là vì đến tận bây giờ tôi vẫn chưa có sựquan tâm đúng mức nào về vấn đề này. Hay nói cách khác, người đàn ông khiến tôi có ý nghĩ từ bỏ cuộc sống riêng như hiện nay vẫn chưa xuất hiện, hoặc nói khiêm tốn hơn một chút thì tôi vẫn chưa được người đàn ông nào để ý đến cách nghiêm túc. Hình như ở tôi có những điểm gì đó chỉ có thể thu hút những anh chàng thích trăng gió.
Nam Phong nhăn mặt:
- Thích trăng gió nghĩa là gì?
- Có nghĩa là quan tâm vì tò mò, hiếu kỳ, thích chinh phục, hay một sự thay đổi sở thích có tính tạm thời nào đó. Tóm lại, cũng là một cách quan tâm nhưng không đi kèm với sự nghiêm túc mà anh và tôi đang nói đến.
- Thật khó hình dung...
- Ánh mắt hiện giờ của anh làm tôi không thấy thoải mái. Nó có vẻ ái ngại, và tội nghiệp.Chẳng lẽ thông điệp tôi gởi đến anh chưa rõ ràng? Tôi không tự ti, nếu không muốn nói là rất tự hào về bản thân, ngay cả khi nói với anh về những điều về rồi. - Cô đặt tay lên ngực mình trong một cử chỉ khôi hài - Nó vẫn ở đây, và chẳng suy suyển chút nào.
Nam Phong gật gù:
- Tôi thấy điều này rất rõ và tôi sẽ chứng minh ngược lại những gì Lâm vừa nói. - Anh đã ăn hết phần beefsteak và đẩy chiếc đĩa ra xa - Lâm có muốn dùng thêm không?
- Cảm ơn anh, tôi đủ rồi.
Nam Phong vươn vai:
- Buổi tối còn rất dài chúng ta làm gì tiếp theo?
Quỳnh Lâm che miệng ngáp:
- Xin lỗi vì đã không tỏ ra hào hứng nhưng giờ đây tôi thấy mệt nhoài, chỉ muốn về nhà ngủ một giấc thôi.
Ngừng một chút cô tiếp:
- Sau những gì anh đã làm cho tôi, đề nghị này có quá đáng không?
- Không, tôi rất mừng vì nó có tác dụng tốt, chứng tỏ tâm trạng Lâm đã khá hơn.
Quỳnh Lâm cảm động:
- Cảm ơn anh. À, vết thương của anh đã lành hẳn chưa? Nó có gây cho anh rắc rối nào không?
- Vết thương à? Không, nhờ Lâm nó đã trở thành một vết sẹo có nhan sắc. Trông cũng đẹp mắt lắm, vị bác sĩ đáng kính hôm trước khẳng định với tôi như thế.
- Vậy anh thấy nó thế nào?
- Mỗi khi nhìn nó tôi lại nhớ đến Lâm. Không phải nhớ bình thường dâu nhé mà là hình dung rõ ràng từng đường nét.
Quỳnh Lâm trố mắt nhìn vẻ chân thật pha chút hài hước trên gương mặt Nam Phong rồi không nín được, cô phì cười. Sau đó thì cười thật to.
- Sự liên tưởng của anh thật khó tha thứ. Làm sao có thể tưởng tượng được giữa chúng nó, vết sẹo và gương mặt tôi, có điểm chung nào đó nhỉ?
Cả hai cùng cười. Chưa bao giờ không khí giữa họ lại thân mật, vui vẻ đến thế. Nụ cười theo chân cả hai về đến tận nhà.
Nam Phong cúi xuống mở cổng trong khi Quỳnh Lâm nghiêng người tránh ánh đèn từ chiếc taxi chiếu thẳng vào mặt. Nó lùi lại một chút như để lấy đà rồi phóng vút đi trả lại nơi này thứ ánh sáng mờ mờ. Ngọn đèn ngoài cổng hỏng từ dạo từ dạo trước, đến nay vẫn chưa được thay. Quỳnh Lâm nhìn vào cái hốc trống rỗng ấy, lòng gợn buồn. Cô nhớ Như Vũ.
- Lâm.
Quỳnh Lâm giật mình quay lại. Minh Viễn đứng đấy và có lẽ đã đứng lâu lắm rồi.Bóng tối không cho Quỳnh Lâm nhìn rõ nét mặt anh. Như cái máy cô bước nhanh về phía tiếng gọi ấy. Sau lưng cô, Nam Phong dừng lại một thoáng rồi đẩy rộng cổng và đi thẳng vào nhà. Hai người đàn ông làm như không trông thấy nhau.
- Em về rồi à? Vẻ ngạc nhiên không mong đợi này khiến tôi thấy sự có mặt của mình trở nên vô duyên và không cần thiết. Buổi chiều khi đến bệnh viện tôi mới biết cô bé ấy đã qua đời sáng nay. Tôi nghĩ em buồn lắm nên mới đến đây. Em không sao thế này tôi an tâm rồi. Thôi, tôi về đây.
Quỳnh Lâm lúng túng:
- Tôi...
- Không cần giải thích. Bất kể chuyện gì đã xảy ra chỉ cần em vui là được.
- Anh không nên tốt với tôi vì...
Minh Viễn cười nhẹ:
- Giờ em nói với tôi điều này thì có ích gì vì đã từ lâu, nó không còn nằm trong sự kiểu soát của tôi nữa. Muộn rồi, em vào nhà đi.
Anh chợt nghe giọng mình có chút ngậm ngùi. Muộn. Có lẽ khi thốt ra từ này anh không chỉ nói đến yếu tố thời gian mà còn nhắc đến sự hiện diện của người đàn ông ban nã. Lúc này sự tự tin hình như đã rời bỏ anh. Quỳnh Lâm mím môi nhìn người đàn ông trước mặt. Ánh mắt vẫn sáng rực nhưng thấp thoáng nỗi buồn và trong dáng vẻ ương ngạnh phảng phất sự cô đơn. Tự nhiên Quỳnh Lâm muốn khóc. Minh Viễn sờ nhẹ vào má cô:
- Đừng vậy mà. Trên đường đến đây tôi cứ sợ nhìn thấy em khóc nhưng lúc nãy nghe được tiếng cười của em, tôi lại thấy không vui. Có lẽ vì nó không dành cho tôi, một anh chàng Othello ngu ngốc chăng? Ước gì bên tôi em cũng thế. Ước gì chính tôi đem lại nụ cười cho em.
Quỳnh Lâm lắc đầu nhè nhẹ:
- Có gì khác biệt đâu.
- Không khác biệt ư? - Anh hỏi một cách hoài nghi - Ừ nhỉ, có gì khác biệt đâu. Như tôi đã nói, bất kể chuyện gì xảy ra và với bất cứ ai, chỉ cần em vui là được.
Quỳnh Lâm nắm lấy bàn tay trên má cô:
- Sao anh lại tốt với tôi đến thế?
- Em không biết tại sao ư? Em không biết tại sao tôi tốt với em à? Vậy em có biết cái tật rất lớn của mình không? Đó là thói quen đặt câu hỏi cho vấn đề mà mình đã biết rất rõ. Em có muốn nghe câu trả lời của tôi không? Tôi tốt với em là vì tôi...
Quỳnh Lâm dùng tay che miệng Minh Viễn, đôi mắt cô ánh lên tia nài nỉ:
- Đừng... Tôi thật may mắn có người bạn như anh. Tôi đã thấy khá hơn rồi. Đừng lo lắng cho tôi nữa. Cảm ơn vì anh đã đến đây.
- Toàn những lời khách sáo, đó không phải là những điều tôi muốn nghe, em biết mà. Nếu em hiểu được tôi đến đây và lo lắng thế nào thì em... Thôi, chẳng nên tiếp tục thế này, nó sẽ khiến tôi trở nên tầm thường mất. - Anh xiết nhẹ bàn tay cô - Từ nay em đừng quan tâm đến việc tôi yêu hay tốt với ai nữa nhé, đó là việc của tôi. - Ngừng một chút anh tiếp - Sao lúc này tôi ghét nụ cười của em đến thế? Vì đã lâu lắm rồi mà nó vẫn giống y như nụ cười lần đầu em gặp tôi. Lúc đó thế nào nhỉ? Em nhìn tôi sau đó mỉm cười. Dễ thương và rất lịch sự nhưng lại là một thách thức lớn cho tính kiêu ngạo của tôi vì nó tuyệt đối không có chút tình cảm hay sự say mê nào cả.
Quỳnh Lâm thấy nhẹ người vì đến lúc này cô mới thấy lại ở anh những nét quen thuộc mà hàng ngày cô vẫn gặp.
- Chắc chắn tôi sẽ làm em thay đổi nhưng không phải bằng cái đầu mưu mẹo mà bằng chính khả năng và tình cảm có thật của mình. Em có tin không, từ ngày biết em tôi thấy mình sống tốt hơn rất nhiều đấy.
Anh nhún vai:
- Lý do rất đơn giản, vì hình ảnh em tràn ngập nên chẳng còn chỗ đâu cho những suy nghĩ lươn lẹo, những ý đồ bấ tminh, những âm mưu đen tối luôn thường trực trong cái đầu vốn xảo quyệt của tôi. Thôi, hẹn gặp nhau ngày mai nhé. Tôi cũng cần dành một ít thời gian cho cơn thịnh nộ của bác sĩ Tâm đây. Em vào đi để tôi còn về. Đừng nghĩ ngợi gì cả.
Chờ cho Quỳnh Lâm khép cổng, Minh Viễn mới quay lưng. Cô tần ngần trông theo sau đó đến ngồi trên chiếc ghế đá đặt ở góc sân. Hơi lạnh làm Quỳnh Lâm rùng mình, cô vòng tay ôm ngực, đầu cúi thấp. Hình như nó đang trở nên nặng trĩu bởi những ý nghĩ đè nặng bên trong. Mình sai rồi. Cái sai này bắt đầu từ đâu? Từ lúc mình thả trôi để mặc cho cảm xúc dắt đi hay từ khi cái tôi của mình được ve vuốt. Tại sao mình lại cho phép điều này xảy ra trong khi chưa sẵn sàng cho một sự thay đổi nào? Dù sao cô cũng là người đàn bà, lại là người đàn bà quá trẻ cho cuộc sống khép kín nhưng lại quá già khi phải bận tâm đến những lời bóng gió, đẩy đưa. Mình đã nói gì nhỉ? "Quan tâm chỉ vì tò mò, hiếu kỳ, thích chinh phục... ", mình có thật sự nghĩ thế không? Ý nghĩ này đã nấu chín trong đầu hay được thốt ra trong một phút bốc đồng nào đó để rồi sử dụng nó như tấm khiên giúp cô che giấu mọi cảm xúc, bảo vệ cô tránh mọi tổn thương? Quỳnh Lâm không muốn lao vào cuộc phiêu lưu mạo hiểm nào huống hồ những biểu hiện tình cảm ở họ không cho Quỳnh Lâm cảm giác an toàn, dù chỉ một chút. Cảm giác mà ngày xưa khi ở cạnh Như Vũ, cô luôn đầy ắp.
Khi nghĩ về điều này cô hoàn toàn không nhận ra và nếu có Quỳnh Lâm cũng không chịu thừa nhận đó là chứng bệnh về tinh thần. Sự thật là cô không gặp được người đàn ông mà mình tin cậy nên Quỳnh Lâm cố bám víu vào người đã mất. Cô lẩn thẩn hỏi mình, trong bức tranh cuộc sống, tình yêu có phải là nét chấm phá không thể thiếu không? Có phải là sự cân bằng thu chi, cho bao nhiêu, lấy bấy nhiêu không? Quỳnh Lâm đứng lên. Không, với cô bây giờ, bản thân an toàn mới là điều quan trọng nhất. Quỳnh Lâm chậm chạp bước về phòng. Bước chân nặng nề bởi cảm giác bất an khi cô nhận ra bản thân cũng chính là kẻ thù lợi hại nhất, vì chỉ cô ới có thể làm tổn thương mình mà thôi.
Quỳnh Lâm đặt tay lên nắm đấm cửa.
- Lâm cần nhiều thời gian để trấn tĩnh vậy sao?
Quỳnh Lâm quay lại, khô khan:
- Anh nói vậy là có ý gì?
Giọng Nam Phong đượm vẻ mỉa mai và điều này khiến cô căng thẳng:
- Tôi nói như vậy vẫn chưa rõ ràng à? Chẳng phải vừa rồi Lâm đã rất vui vẻ sao? Chỉ cần gặp người ấy là Lâm trở nên thế này đây. Xem ra tôi đã bỏ công một cách lãng phí và giờ đây tôi cảm thấy tiếc.
Quỳnh Lâm mệt mỏi:
- Dù sao tôi cũng đã cảm ơn anh rồi hay là anh muốn có sự đền bù nào khác?
- Lâm có vẻ sòng phẳng đấy nhưng liệu tôi có thể nhận được gì từ Lâm nhỉ?
Ánh mắt của Nam Phong lướt trên thân thể cô một cách lộ liễu và thô bạo, không còn bóng dáng của sự ân cầm, đáng mến mà anh vừa bày tỏ cách đây không lâu. Quỳnh Lâm đau điếng ở ngực như bị giáng vào đấy một quả thoi sơn. Cảm giác ngột ngạt khiến cô hé môi thở gấp, nước mắt ứa ra nhưng Quỳnh Lâm cố nén. Cô đã sai lầm khi để lộ cảm xúc mềm yếu trước người đàn ông này và giờ đây lặp lại việc đó là điều tối kỵ. Quỳnh Lâm đau đớn như vừa bịphản bội. Cô yên lặng nhìn, cố tỏ bằng mắt cho anh biết sự thất vọng và chán ghét của mình. Không hề nao núng, Nam Phong vẫn đứng dạng chân, vững vàng, yên lặng và tàn bạo. Có thể nói rượu là chiếc chìa khóa mở toang cánh cửa lạnh lùng, tự chủ vẫn được anh khóa chặt từ trước đến nay và cô không phải là đối thủ của anh, Quỳnh Lâm mím môi quay đi. Sự nhẫn nhục ấy giờ đây với anh chẳng có tác dụng gì hết, có vẻ Nam Phong như không muốn kết thúc sớm màn đối đầu không cân sức này.
- Lâm không còn hơi sức để trả lời tôi? Có phải Lâm đã dùng hết nó cho cuộc gặp gỡ ban nãy không? Sau khi giải thích và khóc lóc, Lâm có thành công không? Trong mọi trường hợp, có phải Lâm đã sử dụng nó như cái cớ để buộc người khác quan tâm đến mình không? Nước mắt của Lâm có làm anh ta đau lòng không?
Quỳnh Lâm quay lại. Gương mặt bình thản nhưng giọng nói chậm, mệt mỏi và đượm vẻ cay đắng phản ánh trung thực hơn tâm trạng của cô lúc này.
- Tôi hiểu ý anh rồi nhưng thử nghĩ lại xem, nếu anh quan tâm hay đã làm điều gì cho tôi mà giờ đây anh thấy tiếc thì có phải là lỗi của tôi không? Tôi có đến tìm anh không? Có khóc vói anh không? Có nhào vào lòng anh không? Tôi có buộc anh làm điều gì mà anh không tự nguyện không? Tôi chẳng làm gì hết. Anh đã đến đây và chứng tỏ cho tôi thấy anh là người đáng tin cậy. Tất cả chuyện này đều bắt nguồn từ việc ngu ngốc nhất là tôi đã tin anh.
Quỳnh Lâm tiến về phía Nam Phong một bước. Ngay lập tức, anh cũng làm thế. Khoảng cách giữa họ thu hẹp lại, và với khoảng cách này muốn nhìn thẳng vào anh, Quỳnh Lâm buộc phải ngẩng đầu lên. Nam Phong đứng đấy - cao lớn hơn và đang nhìn xuống cô.
- Giờ đây tôi chỉ có thể nói cảm ơn. Cảm ơn anh về tất cả.
Ánh mắt Nam Phong xóay vào cô:
- Có vẻ như Lâm rất chích nói lời cảm ơn nhưng tôi lại muốn thấy Lâm bày tỏ điều này như thế nào? Lúc nãy Lâm có đề nghị một sự đền bù khác, cho đến lúc này nó vẫn còn nguyên giá trị phải không?
Quỳnh Lâm cứng cỏi:
- Không có sự thay đổi nào. Anh muốn được điều gì?
- Rất đơn giản.
Quỳnh Lâm nấc lên. Không phải là cô mù mờ, ngu ngốc đến nỗi không nhìn thấy nhưng Quỳnh Lâm nghĩ hắn sẽ không dám và lập tức cô trả giá ngay cho ý nghĩ đó. Giờ đây cô mới nhận thấy, trước khi hắn có hành động thì chuyện ngu ngốc nhất vẫn chưa xảy ra. Đấy không phải là việc cô tin hắn mà là việc cô dám thách thức hắn. Tiếng nấc của Quỳnh Lâm chìm nghỉm đâu đó khi hắn cúi xuống môi cô. Quỳnh Lâm vùng vẫy điên cuồng trong vòng tay Nam Phong để rồi cay đắng nhận ra hắn không thèm dùng đến một chút sức lực nào, chỉ đứng yên chờ đợi một kết cục tất yếu mạnh được yếu thua". Dù thất bại, Quỳnh Lâm vẫn muốn chứng tỏ cho hắn thấy nếu cô thua thì đó cũng không phải là sự thất bại về tinh thần và lý trí dù giờ đây cô đang tuyệt vọng đến buông trôi.
Nam Phong không phải là người chịu bỏ qua cơ hội một cách dễ dàng. Dù ánh mắt căm ghét, bất cần pha lẫn sự ngạo mạn, thách thức của Quỳnh Lâm đang chiếu thẳng vào anh, nhưng Nam Phong vẫn tin rằng chỉ thoáng nữa thôi anh sẽ cho cô một kinh nghiệm nhớ đời. Cô sẽ không bao giờ được phép quên, anh là một người đàn ông mà nếu muốn, chắc chắn làm được mọi thứ và nụ hôn ban nãy vẫn chưa phải là sự bắt đầu. Rất tự tin, Nam Phong dùng thân mình ép Quỳnh Lâm vào sát tường, ngón tay anh lượn một đường ngoằn nhoèo từ trán, xuống mũi, môi cuối cùng dừng lại ở cằm và đẩy nó lên. Sức nóng mãnh liệt tỏa ra từ Nam Phong, nhất là ánh mắt như có lửa của anh chực thiêu rụi mọi phản kháng từ lý trí. Quỳnh Lâm nhắm mắt lại. Hành động này xuất phát từ sự sợ hãi hơn là phản đối vì giờ đây gần gũi với thân thể đàn ông đang làm thức dậy ở cô nỗi khao khát cháy bỏng mà từ lâu Quỳnh Lâm bắt mình không được nghĩ đến. Dưới sức ép từ môi anh, môi Quỳnh Lâm hé ra và lập tức bị cuốn ngay vào nụ hôn khao khát, mãnh liệt. Nó thể hiện sự tự tin, sức mạnh cộng với ý thức sở hữu, chiếm đoạt. Nó làm cô ngạt thở. Quỳnh Lâm không hay mình ép sát vào người anh, trong chừng mực nào đó, đón nhận và đáp trả. Với sức lực của mình, Quỳnh Lâm có thể làm gì được nữa, vì giờ đây chúng đã rời bỏ cô.
Vào lúc không ngờ nhất, Nam Phong đột ngột buông cô ra và lùi lại. Đầu váng vất, Quỳnh Lâm vẫn đứng yên nhưng chạm vào ánh mắt ngạo nghễ của anh thì sự phản kháng từ lý trí lại quay về. Có ích gì đâu khi vừa rồi nó đã quay lưng bỏ chạy như một kẻ hèn nhát. Quỳnh Lâm rũ ra trong đau đớn. Giờ đây sự trở về muộn màng này chỉ làm đậm thêm thất bại của cô mà thôi.
Nam Phong không rời mắt khỏi Quỳnh Lâm. Ánh mắt tuyệt vọng khiến gương mặt cô mang một dáng vẻ khác. Dáng vẻ mà anh chưa từng thấy, nó yếu đuối, ngơ ngác và quyến rũ một cách kỳ lạ. Môi Nam Phong nhếch lên thích thú.
- Lẽ ra em không nên tin tôi.
Cử chỉ khiêu khích này khiến Quỳnh Lâm bừng tỉnh, cô bước đến dùng hết sức mình tát vào gương mặt đểu giả ấy. Cái tát mạnh làm cô đau điếng ở lòng bàn tay và lảo đảo mấy bước nhưng Nam Phong vẫn đứng yên, thậm chí không tỏ ra chút bất ngờ nào.
- Em dùng nó để chứng tỏ sự đoan chính của mình cũng như để che đậy cảm xúc ở em, những cảm xúc mà vừa rồi tôi đọc được rất rõ. Vì thế với tôi cái tát này chẳng có chút giá trị hay ý nghĩa nào hết.
- Anh không được phép gọi tôi bằng em và đừng quên vị trí của mình trong ngôi nhà này.
- Vị trí à? Lúc nãy trong vòng tay tôi, rõ ràng Lâm không hề nghĩ đến.
Quỳnh Lâm nghiến răng:
- Tôi không muốn nhìn thấy mặt anh nữa. Hãy cút đi.
- Em đừng lo, tôi sẽ đi ngay vì chẳng có lý do gì ở lại đây khi tôi vừa được trả công đầy đủ.
Mặt Quỳnh Lâm tái ngắt. Sự xúc phạm đến cay nghiệt mà anh dành cho cô hình như không có giới hạn nào. Cô lẩm bẩm:
- Điều gì khiến anh trở nên thế này vậy? Chẳng lẽ tôi không đáng được một sự tôn trọng tối thiểu nào sao?
Quỳnh Lâm cúi xuống, tưởng như cô sẽ oà khóc nhưng không, mắt Quỳnh Lâm ráo hoảnh chỉ khóe môi run run. Không nhìn Nam Phong, cô lê từng bước vào phòng, cánh cửa nặng nề khép lại sau lưng. Ngồi phịch xuống ghế, Quỳnh Lâm tì trán vào mặt bàn lạnh giá. Những lời vừa rồi cứ ong ong mãi trong cái đầu nặng trịch và đau buốt của cô, Quỳnh Lâm ngồi như thế rất lâu. Dường như cô rơi vào trạng thái vô thức vì khi ngẩng lên, trong một thoáng, Quỳnh Lâm không biết mình đang ở đâu. Cô ngơ ngác nhìn vào chiếc gương lớn ở góc phòng phản chiếu hình ảnh mình trong đấy, mái tóc rối bù, đôi mắt trống rỗng, gương mặt nhợt nhạt như người vừa ốm dậy.
Quỳnh Lâm xoa trán, giờ đây với sự tỉnh táo của ý thức, cô nhìn rõ bi kịch của mình hơn, đó không phải là chuyện tệ hại nhất đã xảy ra mà chính là cô đã cho phép nó xảy ra. Phải rồi, chính cô đã cho hắn lý do để làm việc ấy. Quỳnh Lâm cắn chặt môi đến đau điếng vẫn không sao xua được cảm giác kỳ lạ cứ bám riết lấy mình. Thân thể cô vẫn còn phảng phất hơi ấm lưu lại từ hắn, da thịt cô nóng ran khi nhớ đến ánh mắt khao khát không thèm che giấu của hắn. Quỳnh Lâm lắc mạnh đầu. Không, không phải Nam Phong, lúc này đây cô thấy căm ghét bản thân mình hơn. Nó đã phản bội cô, như một kẻ hèn nhát.