Hôm nay lại là một ngày tôi phải đến chỗ học thêm. Hôm nay tôi học vật lý ở trung tâm, vậy là sẽ không phải gặp cái người-mà-tôi-không-hề-yêu-quý đó. Nhắc mới nhớ, sau lần học hóa thảm hại cộng với buổi học ở trường hôm nay, tôi nằng nặc đòi mẹ cho nghỉ ở trung tâm. Nhưng cho dù tôi có ăn vạ như thế nào thì mẹ vẫn bắt tôi đến cái chỗ quỷ quái đó.
– Hóa mày học ngu như bò mà bây giờ còn đòi nghỉ thì còn ngu đến thế nào nữa. Người ta có muốn tốt cho mày thì mới nghiêm khắc như thế, làm gì mà rủa người ta kinh thế hả con. – Mẹ nói như thể tôi là một đứa đại ngu và người đang “nung nấu” ý định sẽ trù dập trả thù tôi (tức là Anh Quân) mới là con mẹ chứ không phải tôi. Có một sự chạnh lòng nhẹ.
Đây là tiết Vật Lí đầu tiên tôi học ở trung tâm này. So với môn Hóa thì Vật Lí tôi học khá hơn rất nhiều. Chỉ không cần dính dáng tới môn hóa thôi là tôi đã mãn nguyện lắm rồi, nhất là bây giờ giáo viên dạy hóa của tôi lại là một “thằng cha” nhỏ mọn thù vặt đi chấp trẻ con nữa chứ. Mong rằng giáo viên dạy môn Lý hôm nay không nhỏ nhen như thế. Có vậy thì cái sự nghiệp học hành của tôi mới khấm khá lên được. Mà không biết giáo viên là nam hay nữ nhỉ. Mà thôi, cô hay thầy thì cũng được hết, chỉ cần giảng bài dễ nghe, nói dễ hiểu, hiền lành một chút, thế là được rồi.
Tôi đang ngồi nghĩ ngợi linh tinh thì một cậu bạn bước tới bàn tôi và ngồi xuống chỗ trống kế bên rồi mỉm cười. Còn tôi thì đần mặt nhìn người ta. Lần này tôi đã rút ra một kinh nghiệm nhớ đời, đó là KHÔNG BAO GIỜ, KHÔNG BAO GIỜ NHÉ ngồi bàn một ngay trước bàn giáo viên. Kinh nghiệm “xương máu” của tôi đấy. Mà thôi tạm gác vấn đề này sang một bên, chúng ta hãy tiếp tục với cái bạn vừa đến đã ngồi cạnh tôi. Cậu ta có vẻ khá điển trai, làn da trắng, mái tóc nhuộm hung hung nâu rối tung do gió. Cậu ta bất chợt nhìn tôi mỉm cười, để lộ ra hai cái lúm đồng tiền sâu hoắm cộng với đôi mắt híp tịt trông rất đáng yêu.
– Chào An!
Quái, sao cậu ta biết tên tôi? Thề có cái quạt trên đầu là tôi không biết cậu chàng cute dễ thương này là ai cả, thề đó.
– Cậu là..?
– Bọn mình học chung lớp mà. Cậu không biết tớ thật hả?
Ngay lập tức cậu bạn đó nhìn tôi như thể da tôi màu xanh, có ba mắt hai mồm và có tới năm cái mũi vậy. Thật ra tôi đâu có biết hết tất cả mọi người trong lớp đâu, nhớ được 50 cái tên để viết danh sách lớp cho cô chủ nhiệm đã là một vấn đề to đùng đối với tôi rồi. Hơn nữa số người đã nói chuyện với tôi còn chưa đến nổi con số 10 thì làm sao mà tôi nhớ hết mặt, thuộc hết tên mọi người được chứ. Đang lúc không biết nên trả lời thế nào thì cậu ta nói tiếp.
– Tớ là Việt Anh, ngồi ở tổ 4 bàn thứ 5 từ trên xuống ấy. An nhớ chưa?
– À..à ờ, hờ hờ
Tôi cười qua loa. Thật sự là tôi vẫn chưa nhớ đâu nhưng vẫn cười cho qua chuyện. Nhìn tướng mạo Việt Anh thế này thì chắc là hot boy rồi. Tôi nói tôi không biết cậu ta, bị nhìn như thế là đúng rồi. Vậy nếu như cho Việt Anh biết là tôi chỉ quen (chỉ là thuộc mặt nhớ tên) gần 1/5 cái lớp đó thôi thì cậu ta sẽ nhìn tôi với ánh mắt thế nào nhỉ.
– Chắc do lớp mình đông quá đấy mà. Đến tớ vẫn còn chưa nhớ hết một số bạn nữ trong lớp mình, nhất là mấy bạn thuộc dạng ít nói nữa.
– Tớ cũng có hay nói nhiều đâu?
– Nhưng tớ biết An vì cậu là thư kí lớp. Nhất là giờ hóa hôm nọ nữa…
Nói tới đây Việt Anh lại cười. Chuyện ngày hôm đó chẳng có gì đáng cười hết ý. Tôi chẳng thấy buồn cười mà sao lắm người cười vụ đó thế nhỉ. Chẳng thể hiểu nổi. Tôi bắt đầu bực mình nhưng vẫn cố nặn ra một nụ cười cho mình để “đánh lạc hướng”.
– Việt Anh học thêm lý ở đây hả?
– À ừ, tớ học lý không được tốt cho lắm. Nó cứ khó khó sao sao ý.
Nói rồi Việt Anh lè lưỡi một cái nhìn dễ thương không thể tả nổi. Nụ cười đó làm tôi lơ lửng bao nhiêu thì việc cái con người đáng ghét kia bước vào lớp càng khiến tôi muốn độn thổ bấy nhiêu.
– Xin chào, tôi là Nguyễn Anh Quân và tôi sẽ là giáo viên hướng dẫn các em bộ môn Vật Lý. – Dường như nhận ra sự hiện diện của tôi, anh ta ngưng lại rồi nhếch mép nói tiếp. Từ khuôn mặt đến cái điệu bộ đáng ghét đó hình như là để trêu ngươi tôi. – Đối với bạn nào đã đăng kí học 3 môn tự nhiên ở trung tâm thì chắc hẳn chúng ta sẽ còn làm việc với nhau dài dài vì tôi dạy cả 3 môn toán, lý, hóa ở đây.
Tôi dừng hình toàn tập. Ôi chúa ơi, con đã làm gì mạo phạm tới sự uy nghiêm của người mà người lại đẩy con vào hoàn cảnh cơ cực thế này? Dạy cả 3 môn toán, lý, hóa ở đây ư? Anh ta là quái vật chắc. Dạy 3 môn tự nhiên có thể gọi là “khó nhằn” nhất. Anh ta có phải là người không vậy? Hay là do “cô đơn lâu ngày” đâm ra tự kỉ và chỉ làm bạn với sách vở? Ôi lạy chúa tôi, à không không, trong trường hợp này phải là chúa lạy tôi mới đúng. Mà tôi là đứa phải học cả 3 môn tự nhiên ở đây đấy. Tôi phải gặp cái tên thầy giáo đáng ghét lòng dạ hẹp hòi đó 4 tiết/tuần ở trên lớp còn chưa đủ sao, mà đấy là còn chưa kể tới những lúc vô tình chạm mặt ở trường nữa. Giờ lại thêm 6 buổi học ở đây, mà một buổi học là 1 tiếng rưỡi, vị chi là 9 tiếng đồng hồ. Tổng cộng một tuần tôi phải gặp lão này hơn 12 tiếng. Mà cứ nhìn thấy mặt cái “lão” này là tôi ăn không ngon, ngủ không yên rồi. Đang lúc tuyệt vọng, mặt mày méo mó đau khổ thì Việt Anh quay sang nhìn tôi với ánh mắt ngạc nhiên.
– Ơ chẳng phải thầy Quân dạy hóa lớp mình sao, thầy ấy dạy cả lý với toán cơ à, thầy ấy giỏi thật đấy.
Tôi cười méo xệch, mà tôi cũng không dám chắc rằng đó có phải là một nụ cười hay không.
– Tú An. Đi lau bảng cho tôi.
– Ơ, sao lại là em ạ? – Tôi ngơ ngác.
Lần này rõ ràng tôi đã ngồi xuống cái bàn giữa giữa và còn ngồi trong cùng nữa, muốn đi ra thì phải đi qua 3 bạn nữa mới ra được tới ngoài. Mà con trai thì đầy rẫy ra đấy, sao không sai chúng nó mà lại còn phải kèo một con bé chân yếu tay mềm như tôi đi làm mấy cái việc này chứ.
– Vì em đang mất trật tự.
Tôi quay ra nhìn quanh lớp. Mọi người đều đang nói chuyện rôm rả. Bàn cuối lớp còn có mấy thằng con trai đang tụm năm tụm ba, trâu đầu vào cái điện thoại bé tí rồi cười hô hố ha há ầm cả lớp. Còn tôi vừa rồi chỉ nhành mép một cái, mà cái nhành mép đó còn không gây nổi một tiếng động. Rõ ràng là trù dập một cách công khai mà. Tôi miễn cưỡng đứng dậy, ra hiệu cho Việt Anh ngồi lui vào để tôi đi ra thì cậu ấy lên tiếng.
– Thôi để tớ làm cho.
– Tôi nói là tôi muốn bạn nữ kia đi lau bảng chứ không phải em cậu nhóc. – Anh ta nghiêm giọng – Nếu em có hứng thú với việc lau bảng tôi có thể xin phép cô chủ nhiệm cho em trực nhật một tháng.
Việt Anh nhìn tôi với ánh mắt khó xử. Tôi mỉm cười, gật đầu nhìn cậu ta rồi lật đật bước lên, cầm chiếc khăn khô khốc lau bảng. Bụi phấn bay tứ tung khiến tôi hắt xì liên tục. Lau xong, tôi lại lật đật đi về chỗ. Vì lớp vẫn đang náo loạn, mỗi người một việc nên chẳng ai quan tâm tôi làm gì, cùng lắm cũng chỉ có một vài người chú ý nên tôi cũng chẳng ngại. Nhưng không ngại không có nghĩa là có hứng thú. Ngay sau khi vừa đặt mông xuống ghế thì cái “lão mắc dịch” kia lại lên tiếng.
– Bảng bẩn quá, khăn khô quá. Đi giặt khăn lau lại bảng cho tôi
Sớm không nói, muộn không nói, tôi vừa yên vị trên cái ghế thân thương thì lại bắt đầu giở trò. Người đâu mà ác vậy, anh ta có biết là muốn đi ra thì tôi phải “trèo đèo lội suối” khổ cực như thế nào không hả. Tôi đến đây là để học, để tiếp thu bài chứ có phải đến để làm lao công đâu, mà làm lao công còn mất tiền học phí nữa chứ. Tôi hậm hực đi tới túm lấy giẻ lau đem đi giặt, trong đầu tiếng chửi rủa không ngớt.
Dìm cái khăn xuống nước, tôi vò nó thật mạnh. Tôi cứ hình dung cái khăn là khuôn mặt đáng ghét đó, bao nhiêu lực dồn vào chiếc khăn lau trên tay, càm tưởng như chỉ cần một chút xíu nữa thôi là cái khăn sẽ rách tơi bời. Sau đó tôi lại trèo lên lớp ở cái tầng 4, tôi lau bảng với một tốc độ con rùa bò. Lau thật chậm để anh ta biết mà chừa tôi ra, lần sau không gọi lên đi lau bảng nữa. Nhưng tôi quả là ngây thơ quá đà rồi. Ngay khi tôi vừa trở về chỗ ngồi anh ta phán luôn cho một câu.
– Em làm việc quá chậm, lỡ hết bài của các bạn rồi. Phạt em từ buổi sau đến sớm trực nhật. Bây giờ thì cả lớp mở vở ra chúng ta học bài mới.
Tôi định nói gì đó để cãi lại nhưng lớp học giờ đã im phăng phắc, hơn nữa còn có biết bao nhiêu người đang ngồi đây. Làm sao tôi có thể nói gì cơ chứ. Sự uất ức cứ dồn lại dồn lại. Tôi thề, gieo gió sẽ có ngày gặt bão.
Dù anh ta có quá đáng thật đấy nhưng phải công nhận là bài giảng hay thật. Tôi cảm giác mình có thể làm tất cả các bài tập liên quan đến bài học hôm nay. Khi tôi đang hạnh phúc với sự ảo tưởng của mình thì anh ta một lần nữa lại réo tên tôi.
– Tú An, lên bảng, bài 5.
Câu từ cụt lủn không cảm xúc. Bộ nói thêm câu nữa thì ai cắt lưỡi anh ta hả. Tôi nhìn vào bài 5 “thần thánh”. Tưởng gì, dễ ợt, câu này chỉ cần biến đổi một chút là xong. Có thể tôi không phải giỏi hoàn toàn các môn này nhưng để trù tôi thì hơi bị khó, trừ môn hóa ra. Tôi lên bảng làm bài. Khi về chỗ tôi còn thấy “anh thầy” đang gật gù công nhận bài làm của tôi. Còn Việt Anh thì nhìn tôi cười tít mắt, tay giơ ngón cái ra hiệu rất tốt.
Buổi học kết thúc. Như thường lệ, tôi đứng ở bến xe bus để đợi xe về nhà. Tiết trời cuối tháng 11 lạnh lẽo, gió thổi ngang từng đợt khiến tôi không khỏi rùng mình. Thật là kì lạ, đợi mãi mà chẳng có chiếc xe nào chạy ngang qua đây, làm sao tôi về nhà bây giờ. Đang lúc không biết làm thế nào thì một chiếc xe đạp xịch ngay trước mặt.
– An chưa về à ?
Là Việt Anh. Nhưng rõ ràng tôi thấy cậu ta về rồi mà.
– Ơ cậu chưa về à?
– Quên đồ.
Cậu đáp gọn lỏn rồi lại cười. Việt Anh nói tôi lên xe để cậu đưa về nhưng tôi một mực từ chối. Vừa lúc đó thì chiếc xe bus mà tôi đợi cũng vừa lúc đi tới. Tôi từ biệt Việt Anh rồi leo lên xe. Ngồi vào vị trí cạnh cửa sổ, tôi chống tay mắt lỡ đãng nhìn ra ngoài. Ngoài trời lặng gió rồi.
Về tới nhà tôi nằm vật ra giường. Anh tôi đi làm chưa về, mẹ thì đang trong phòng với mớ quần áo ngổn ngang, còn chị dâu thì vừa đi làm về đã lên phòng gọi tôi.
– Tú An.
– Dạ?
– Hôm nay chị nhìn thấy đôi giày này đẹp lắm này, mua cho em đấy
Tôi hớn hở. Đó là một đôi giày cao cổ buộc dây màu xanh tím than. Đế giày màu trắng viền đen với những họa tiết mềm mại. Cổ giày còn có một lớp lông màu xám. Tôi xỏ vào chân đi thử.
– Đẹp quá chị ơii
– Có vừa không để chị đi đổi size
– Vừa mà. Em cảm ơn chị.
– Ừ, vừa đi học về hả. Đi tắm rửa rồi xuống ăn gì đi.
Nói rồi chị đi thẳng ra khỏi phòng. Tôi ôm lấy đôi giày mới, trong lòng không khỏi vui sướng. Giá mà có thêm đôi giày nơ kia thì đẹp biết bao, tiếc là Anh Quân đã không nhường lại nó cho tôi, không những vậy còn làm đủ mọi cách để trù dập bắt nạt tôi nữa. Người đâu mà ghét dễ sợ. Trù dập dọa dẫm tôi thôi đã đành, suýt nữa lại kéo theo cả Việt Anh. Mà nhắc đến Việt Anh, cậu ấy dễ thương thật.
Tít..tít…..tít….
Trang nhắn tin. Nó hẹn mai đi chơi. Lâu lắm rồi tôi với nó chưa đi chơi với nhau. Ngày mai là chủ nhật, Dương Thùy phải đi học thêm nên tôi không thể “cắm cọc” ở nhà nó được. Tôi gửi lại Linh Trang một tin nhắn vỏn vẹn mỗi một chữ: “ok”
Hôm nay lại là một ngày tôi phải đến chỗ học thêm. Hôm nay tôi học vật lý ở trung tâm, vậy là sẽ không phải gặp cái người-mà-tôi-không-hề-yêu-quý đó. Nhắc mới nhớ, sau lần học hóa thảm hại cộng với buổi học ở trường hôm nay, tôi nằng nặc đòi mẹ cho nghỉ ở trung tâm. Nhưng cho dù tôi có ăn vạ như thế nào thì mẹ vẫn bắt tôi đến cái chỗ quỷ quái đó.
– Hóa mày học ngu như bò mà bây giờ còn đòi nghỉ thì còn ngu đến thế nào nữa. Người ta có muốn tốt cho mày thì mới nghiêm khắc như thế, làm gì mà rủa người ta kinh thế hả con. – Mẹ nói như thể tôi là một đứa đại ngu và người đang “nung nấu” ý định sẽ trù dập trả thù tôi (tức là Anh Quân) mới là con mẹ chứ không phải tôi. Có một sự chạnh lòng nhẹ.
Đây là tiết Vật Lí đầu tiên tôi học ở trung tâm này. So với môn Hóa thì Vật Lí tôi học khá hơn rất nhiều. Chỉ không cần dính dáng tới môn hóa thôi là tôi đã mãn nguyện lắm rồi, nhất là bây giờ giáo viên dạy hóa của tôi lại là một “thằng cha” nhỏ mọn thù vặt đi chấp trẻ con nữa chứ. Mong rằng giáo viên dạy môn Lý hôm nay không nhỏ nhen như thế. Có vậy thì cái sự nghiệp học hành của tôi mới khấm khá lên được. Mà không biết giáo viên là nam hay nữ nhỉ. Mà thôi, cô hay thầy thì cũng được hết, chỉ cần giảng bài dễ nghe, nói dễ hiểu, hiền lành một chút, thế là được rồi.
Tôi đang ngồi nghĩ ngợi linh tinh thì một cậu bạn bước tới bàn tôi và ngồi xuống chỗ trống kế bên rồi mỉm cười. Còn tôi thì đần mặt nhìn người ta. Lần này tôi đã rút ra một kinh nghiệm nhớ đời, đó là KHÔNG BAO GIỜ, KHÔNG BAO GIỜ NHÉ ngồi bàn một ngay trước bàn giáo viên. Kinh nghiệm “xương máu” của tôi đấy. Mà thôi tạm gác vấn đề này sang một bên, chúng ta hãy tiếp tục với cái bạn vừa đến đã ngồi cạnh tôi. Cậu ta có vẻ khá điển trai, làn da trắng, mái tóc nhuộm hung hung nâu rối tung do gió. Cậu ta bất chợt nhìn tôi mỉm cười, để lộ ra hai cái lúm đồng tiền sâu hoắm cộng với đôi mắt híp tịt trông rất đáng yêu.
– Chào An!
Quái, sao cậu ta biết tên tôi? Thề có cái quạt trên đầu là tôi không biết cậu chàng cute dễ thương này là ai cả, thề đó.
– Cậu là..?
– Bọn mình học chung lớp mà. Cậu không biết tớ thật hả?
Ngay lập tức cậu bạn đó nhìn tôi như thể da tôi màu xanh, có ba mắt hai mồm và có tới năm cái mũi vậy. Thật ra tôi đâu có biết hết tất cả mọi người trong lớp đâu, nhớ được cái tên để viết danh sách lớp cho cô chủ nhiệm đã là một vấn đề to đùng đối với tôi rồi. Hơn nữa số người đã nói chuyện với tôi còn chưa đến nổi con số thì làm sao mà tôi nhớ hết mặt, thuộc hết tên mọi người được chứ. Đang lúc không biết nên trả lời thế nào thì cậu ta nói tiếp.
– Tớ là Việt Anh, ngồi ở tổ bàn thứ từ trên xuống ấy. An nhớ chưa?
– À..à ờ, hờ hờ
Tôi cười qua loa. Thật sự là tôi vẫn chưa nhớ đâu nhưng vẫn cười cho qua chuyện. Nhìn tướng mạo Việt Anh thế này thì chắc là hot boy rồi. Tôi nói tôi không biết cậu ta, bị nhìn như thế là đúng rồi. Vậy nếu như cho Việt Anh biết là tôi chỉ quen (chỉ là thuộc mặt nhớ tên) gần / cái lớp đó thôi thì cậu ta sẽ nhìn tôi với ánh mắt thế nào nhỉ.
– Chắc do lớp mình đông quá đấy mà. Đến tớ vẫn còn chưa nhớ hết một số bạn nữ trong lớp mình, nhất là mấy bạn thuộc dạng ít nói nữa.
– Tớ cũng có hay nói nhiều đâu?
– Nhưng tớ biết An vì cậu là thư kí lớp. Nhất là giờ hóa hôm nọ nữa…
Nói tới đây Việt Anh lại cười. Chuyện ngày hôm đó chẳng có gì đáng cười hết ý. Tôi chẳng thấy buồn cười mà sao lắm người cười vụ đó thế nhỉ. Chẳng thể hiểu nổi. Tôi bắt đầu bực mình nhưng vẫn cố nặn ra một nụ cười cho mình để “đánh lạc hướng”.
– Việt Anh học thêm lý ở đây hả?
– À ừ, tớ học lý không được tốt cho lắm. Nó cứ khó khó sao sao ý.
Nói rồi Việt Anh lè lưỡi một cái nhìn dễ thương không thể tả nổi. Nụ cười đó làm tôi lơ lửng bao nhiêu thì việc cái con người đáng ghét kia bước vào lớp càng khiến tôi muốn độn thổ bấy nhiêu.
– Xin chào, tôi là Nguyễn Anh Quân và tôi sẽ là giáo viên hướng dẫn các em bộ môn Vật Lý. – Dường như nhận ra sự hiện diện của tôi, anh ta ngưng lại rồi nhếch mép nói tiếp. Từ khuôn mặt đến cái điệu bộ đáng ghét đó hình như là để trêu ngươi tôi. – Đối với bạn nào đã đăng kí học môn tự nhiên ở trung tâm thì chắc hẳn chúng ta sẽ còn làm việc với nhau dài dài vì tôi dạy cả môn toán, lý, hóa ở đây.
Tôi dừng hình toàn tập. Ôi chúa ơi, con đã làm gì mạo phạm tới sự uy nghiêm của người mà người lại đẩy con vào hoàn cảnh cơ cực thế này? Dạy cả môn toán, lý, hóa ở đây ư? Anh ta là quái vật chắc. Dạy môn tự nhiên có thể gọi là “khó nhằn” nhất. Anh ta có phải là người không vậy? Hay là do “cô đơn lâu ngày” đâm ra tự kỉ và chỉ làm bạn với sách vở? Ôi lạy chúa tôi, à không không, trong trường hợp này phải là chúa lạy tôi mới đúng. Mà tôi là đứa phải học cả môn tự nhiên ở đây đấy. Tôi phải gặp cái tên thầy giáo đáng ghét lòng dạ hẹp hòi đó tiết/tuần ở trên lớp còn chưa đủ sao, mà đấy là còn chưa kể tới những lúc vô tình chạm mặt ở trường nữa. Giờ lại thêm buổi học ở đây, mà một buổi học là tiếng rưỡi, vị chi là tiếng đồng hồ. Tổng cộng một tuần tôi phải gặp lão này hơn tiếng. Mà cứ nhìn thấy mặt cái “lão” này là tôi ăn không ngon, ngủ không yên rồi. Đang lúc tuyệt vọng, mặt mày méo mó đau khổ thì Việt Anh quay sang nhìn tôi với ánh mắt ngạc nhiên.
– Ơ chẳng phải thầy Quân dạy hóa lớp mình sao, thầy ấy dạy cả lý với toán cơ à, thầy ấy giỏi thật đấy.
Tôi cười méo xệch, mà tôi cũng không dám chắc rằng đó có phải là một nụ cười hay không.
– Tú An. Đi lau bảng cho tôi.
– Ơ, sao lại là em ạ? – Tôi ngơ ngác.
Lần này rõ ràng tôi đã ngồi xuống cái bàn giữa giữa và còn ngồi trong cùng nữa, muốn đi ra thì phải đi qua bạn nữa mới ra được tới ngoài. Mà con trai thì đầy rẫy ra đấy, sao không sai chúng nó mà lại còn phải kèo một con bé chân yếu tay mềm như tôi đi làm mấy cái việc này chứ.
– Vì em đang mất trật tự.
Tôi quay ra nhìn quanh lớp. Mọi người đều đang nói chuyện rôm rả. Bàn cuối lớp còn có mấy thằng con trai đang tụm năm tụm ba, trâu đầu vào cái điện thoại bé tí rồi cười hô hố ha há ầm cả lớp. Còn tôi vừa rồi chỉ nhành mép một cái, mà cái nhành mép đó còn không gây nổi một tiếng động. Rõ ràng là trù dập một cách công khai mà. Tôi miễn cưỡng đứng dậy, ra hiệu cho Việt Anh ngồi lui vào để tôi đi ra thì cậu ấy lên tiếng.
– Thôi để tớ làm cho.
– Tôi nói là tôi muốn bạn nữ kia đi lau bảng chứ không phải em cậu nhóc. – Anh ta nghiêm giọng – Nếu em có hứng thú với việc lau bảng tôi có thể xin phép cô chủ nhiệm cho em trực nhật một tháng.
Việt Anh nhìn tôi với ánh mắt khó xử. Tôi mỉm cười, gật đầu nhìn cậu ta rồi lật đật bước lên, cầm chiếc khăn khô khốc lau bảng. Bụi phấn bay tứ tung khiến tôi hắt xì liên tục. Lau xong, tôi lại lật đật đi về chỗ. Vì lớp vẫn đang náo loạn, mỗi người một việc nên chẳng ai quan tâm tôi làm gì, cùng lắm cũng chỉ có một vài người chú ý nên tôi cũng chẳng ngại. Nhưng không ngại không có nghĩa là có hứng thú. Ngay sau khi vừa đặt mông xuống ghế thì cái “lão mắc dịch” kia lại lên tiếng.
– Bảng bẩn quá, khăn khô quá. Đi giặt khăn lau lại bảng cho tôi
Sớm không nói, muộn không nói, tôi vừa yên vị trên cái ghế thân thương thì lại bắt đầu giở trò. Người đâu mà ác vậy, anh ta có biết là muốn đi ra thì tôi phải “trèo đèo lội suối” khổ cực như thế nào không hả. Tôi đến đây là để học, để tiếp thu bài chứ có phải đến để làm lao công đâu, mà làm lao công còn mất tiền học phí nữa chứ. Tôi hậm hực đi tới túm lấy giẻ lau đem đi giặt, trong đầu tiếng chửi rủa không ngớt.
Dìm cái khăn xuống nước, tôi vò nó thật mạnh. Tôi cứ hình dung cái khăn là khuôn mặt đáng ghét đó, bao nhiêu lực dồn vào chiếc khăn lau trên tay, càm tưởng như chỉ cần một chút xíu nữa thôi là cái khăn sẽ rách tơi bời. Sau đó tôi lại trèo lên lớp ở cái tầng , tôi lau bảng với một tốc độ con rùa bò. Lau thật chậm để anh ta biết mà chừa tôi ra, lần sau không gọi lên đi lau bảng nữa. Nhưng tôi quả là ngây thơ quá đà rồi. Ngay khi tôi vừa trở về chỗ ngồi anh ta phán luôn cho một câu.
– Em làm việc quá chậm, lỡ hết bài của các bạn rồi. Phạt em từ buổi sau đến sớm trực nhật. Bây giờ thì cả lớp mở vở ra chúng ta học bài mới.
Tôi định nói gì đó để cãi lại nhưng lớp học giờ đã im phăng phắc, hơn nữa còn có biết bao nhiêu người đang ngồi đây. Làm sao tôi có thể nói gì cơ chứ. Sự uất ức cứ dồn lại dồn lại. Tôi thề, gieo gió sẽ có ngày gặt bão.
Dù anh ta có quá đáng thật đấy nhưng phải công nhận là bài giảng hay thật. Tôi cảm giác mình có thể làm tất cả các bài tập liên quan đến bài học hôm nay. Khi tôi đang hạnh phúc với sự ảo tưởng của mình thì anh ta một lần nữa lại réo tên tôi.
– Tú An, lên bảng, bài .
Câu từ cụt lủn không cảm xúc. Bộ nói thêm câu nữa thì ai cắt lưỡi anh ta hả. Tôi nhìn vào bài “thần thánh”. Tưởng gì, dễ ợt, câu này chỉ cần biến đổi một chút là xong. Có thể tôi không phải giỏi hoàn toàn các môn này nhưng để trù tôi thì hơi bị khó, trừ môn hóa ra. Tôi lên bảng làm bài. Khi về chỗ tôi còn thấy “anh thầy” đang gật gù công nhận bài làm của tôi. Còn Việt Anh thì nhìn tôi cười tít mắt, tay giơ ngón cái ra hiệu rất tốt.
Buổi học kết thúc. Như thường lệ, tôi đứng ở bến xe bus để đợi xe về nhà. Tiết trời cuối tháng lạnh lẽo, gió thổi ngang từng đợt khiến tôi không khỏi rùng mình. Thật là kì lạ, đợi mãi mà chẳng có chiếc xe nào chạy ngang qua đây, làm sao tôi về nhà bây giờ. Đang lúc không biết làm thế nào thì một chiếc xe đạp xịch ngay trước mặt.
– An chưa về à ?
Là Việt Anh. Nhưng rõ ràng tôi thấy cậu ta về rồi mà.
– Ơ cậu chưa về à?
– Quên đồ.
Cậu đáp gọn lỏn rồi lại cười. Việt Anh nói tôi lên xe để cậu đưa về nhưng tôi một mực từ chối. Vừa lúc đó thì chiếc xe bus mà tôi đợi cũng vừa lúc đi tới. Tôi từ biệt Việt Anh rồi leo lên xe. Ngồi vào vị trí cạnh cửa sổ, tôi chống tay mắt lỡ đãng nhìn ra ngoài. Ngoài trời lặng gió rồi.
Về tới nhà tôi nằm vật ra giường. Anh tôi đi làm chưa về, mẹ thì đang trong phòng với mớ quần áo ngổn ngang, còn chị dâu thì vừa đi làm về đã lên phòng gọi tôi.
– Tú An.
– Dạ?
– Hôm nay chị nhìn thấy đôi giày này đẹp lắm này, mua cho em đấy
Tôi hớn hở. Đó là một đôi giày cao cổ buộc dây màu xanh tím than. Đế giày màu trắng viền đen với những họa tiết mềm mại. Cổ giày còn có một lớp lông màu xám. Tôi xỏ vào chân đi thử.
– Đẹp quá chị ơii
– Có vừa không để chị đi đổi size
– Vừa mà. Em cảm ơn chị.
– Ừ, vừa đi học về hả. Đi tắm rửa rồi xuống ăn gì đi.
Nói rồi chị đi thẳng ra khỏi phòng. Tôi ôm lấy đôi giày mới, trong lòng không khỏi vui sướng. Giá mà có thêm đôi giày nơ kia thì đẹp biết bao, tiếc là Anh Quân đã không nhường lại nó cho tôi, không những vậy còn làm đủ mọi cách để trù dập bắt nạt tôi nữa. Người đâu mà ghét dễ sợ. Trù dập dọa dẫm tôi thôi đã đành, suýt nữa lại kéo theo cả Việt Anh. Mà nhắc đến Việt Anh, cậu ấy dễ thương thật.
Tít..tít…..tít….
Trang nhắn tin. Nó hẹn mai đi chơi. Lâu lắm rồi tôi với nó chưa đi chơi với nhau. Ngày mai là chủ nhật, Dương Thùy phải đi học thêm nên tôi không thể “cắm cọc” ở nhà nó được. Tôi gửi lại Linh Trang một tin nhắn vỏn vẹn mỗi một chữ: “ok”