Tính tình và công việc hàng ngày của nhà quý tộc trứ danh Đôn Kihôtê xứ Mantra
Cách đây không lâu, tại một làng nọ ở xứ Mantra mà ta chẳng cần nhớ tên, có một nhân vật thuộc lớp những nhà quý tộc có ngọn giáo treo trên giá làm cảnh, một cái khiên cũ kỹ, một con ngựa gầy và một con ***săn. Bữa ăn hàng ngày của chàng chỉ có xúp bò, họa hoằn mới được thịt cừu; bừa chiều: thịt hầm 7; thứ bảy: trứng tráng; thứ sáu: đậu; chủ nhật thêm một con chim câu nho nhỏ, thế là đã mất đứt ba phần tư số thu nhập. Khoản tiền còn lại dùng để may mặc: áo khoác ngoài bằng da nhẹ, quần bó và giày nhung dùng trong ngày dạ hội, ngày thường thi mặc quần áo may bằng loại vải cũng khá tốt. Trong nhà có một bà quản gia ngoại tứ tuần, một cô cháu gái chưa đầy đôi mươi và một anh chàng người hầu kiêm cả việc trông nom ruộng vườn, dọn dẹp nhà cửa và chăm sóc con ngựa. Nhà quý tộc của chúng ta sấp sỉ ngũ tuần, thể chất tráng kiện, da thịt sắt seo, mặt mũi xương xẩu; chàng có thói quen dậy sớm và rất thích săn bắn. Theo lời đồn, chàng mang biệt hiệu Kihađa hoặc Kêxađa. Về điểm này, mỗi tác giả nói một khác, song, theo sự ước đoán có thể đúng, tên chàng là Kihađa. Tuy nhiên, điều đó cũng chẳng ảnh hưởng gì lắm tới câu chuyện, miễn sao khi kể ta không để sót một điểm nào của sự thật.
Những lúc nhàn cư - cả năm chẳng mấy khi chàng bận rộn - chàng quý tộc của chúng ta chỉ mải miết đọc sách kiếm hiệp, đến nỗi hầu như quên cả thú đi săn và công việc nhà. Chàng ham mê đến mức cuồng dại, bán cả một phần ruộng đất đang cày cấy để mua loại tiểu thuyết đó mang về chất đống trong nhà. Chàng thích nhất những tác phẩm của nhà văn nổi tiếng Phêlixianô đê Xilva, coi những câu chữ sáng sủa và những lập luận lủng củng trong đó là những hàng châu ngọc, nhất là khi chàng đọc đến những lá thư tỏ tình hay thách thức đấu võ với nhiều đoạn như sau: Lý lẽ của sự phi lý mà nương nương đã viện ra để bác bỏ lý lẽ của tôi khiến cho lý lẽ của tôi không đứng vững nổi, tới mức tôi không thể không than phiền về sắc đẹp của nương nương, hoặc: Ông cao xanh kia, giai nhân tuyệt thế hỡi, cùng các vị tinh tú ban cho nàng phước lành và khiến nàng xứng đáng với những đức hạnh xứng đáng của nàng. Những câu chuyện như vậy đã làm cho chàng quý tộc khốn khổ bị mất trí. Chàng thức thâu đêm suốt sáng để cố tìm hiểu ý tứ của những câu mà giá như Arixtôtêlêx có sống lại để làm việc đó cũng đàng chịu. Chàng lấy làm thắc mắc về những vết thương của Đôn Bêlianix, nghĩ rằng dù có những ông thầy thuốc giỏi đến đâu đi chăng nữa, mặt và khắp người hiệp sĩ này cũng phải chằng chịt những vết sẹo và thương tích. Tuy nhiên, chàng khen tác giả đã khéo kết thúc cuốn sách, để câu chuyện bỏ dở. Lắm lúc, chàng có ý định cầm bút viết tiếp như tác giả đã hứa, và chắc chắn chàng đã làm và hoàn thành công việc đó nếu thường xuyên không bị những chuyện quan trọng hơn làm bận tâm.
Đã nhiều lần chàng tranh luận với Cha xứ là một người thông thái tốt nghiệp ở Xiguenđa về vấn đề ai hơn ai giữa hiệp sĩ Palmêrin nước Anh Cát Lợi và hiệp sĩ Amađix nước Gôlơ 8. Nhưng bác phó cạo trong làng lại cho rằng không ai bằng hiệp sĩ Mặt Trời, chỉ có anh của Amađix là Đôn Galaor mới có thể sánh kịp với chàng này vì có đủ các điều kiện, về mặt dũng cảm thì cũng chẳng kém ai, lại không làm nũng và mau nước mắt như em.
Tóm lại, nhà quý tộc của chúng ta chỉ biết mỗi việc là đọc sách, đọc từ tối đến sáng rồi lại từ sáng đến tối; do ngủ ít đọc nhiều, óc chàng teo đi đến nỗi mất cả trí khôn. Đầu chàng chứa toàn những chuyện hão huyền đọc trong sách, nào là yêu thuật, đánh nhau, chém giết, thách thức, nào là tán tỉnh, yêu đương, đau khổ cùng bao nhiêu chuyện nhảm nhí khác, nó ăn sâu vào đầu óc chàng đến nỗi chàng coi tất cả những điều bịa đặt trong sách là sự thật, tưởng không có gì thật hơn trên đời này. Chàng bảo đầu lãnh Ruc Điax là một hiệp sĩ giỏi, nhưng không thể đem so sánh với hiệp sĩ Gương Nóng Hổi đã chém đứt đôi hai gã khổng lồ dữ tợn và quái dị bằng một nhát kiếm. Chàng lại càng khâm phục Bernađô đel Carpiô đã mưu trí giết Rôlđan mặc dù hiệp sĩ này được pháp luật phù trợ, giống như Êrculêx 9 bóp chết tươi Antêô, con trai thần Đất. Chàng ca ngợi Morgantê tuy thuộc giống khổng lồ kiêu căng và thô bạo nhưng tính tình lại hòa nhã và lễ độ. Chàng khâm phục nhất Râynalđôx đê Môltaban, đặc biệt là khi anh chàng này rời khỏi lâu đài đi cướp bóc lung tung, thậm chí vượt biển đánh cắp pho tượng Môhama bằng vàng như kể trong sách. Còn đối với tên phản bội Galaon, giá như đá được nó mấy cái thì dù có phải đổi cả bà quản gia lẫn cô cháu gái, chàng cũng vui lòng.
Thế rồi, trong lúc đầu óc rối loạn như vậy, chàng quý tộc của chúng ta bỗng nảy ra một ý nghĩ vô cùng kỳ quái mà một kẻ điên rồ trên đời này cũng không bao giờ nghĩ ra. Chàng cho rằng muốn tên tuổi của mình được rạng rỡ và bản thân mình giúp ích được cho nước nhà, chàng phải làm một hiệp sĩ giang hồ, một thương một ngựa chu du thiên hạ, tìm kiếm những chuyện phiêu lưu, làm những việc mà các hiệp sĩ giang hồ đã làm như viết trong sách, bênh vực kẻ hèn yếu, đạp bằng mọi gian nguy, để tiếng thơm lưu truyền mãi mãi. Chưa chi chàng quý tộc đáng thương của chúng ta đã mơ tưởng, bằng cánh tay dũng mãnh của mình, xoàng ra chàng cũng chinh phục được vương quốc Trapixônđa. Và say sưa trước những ý nghĩ say sưa đó, chàng vội vàng thực hiện điều mong ước. Thoạt đầu, chàng đánh bóng những vũ khí han gỉ của các cụ tổ để lại, vứt ở một xó từ hàng bao thế kỷ nay. Trong lúc hì hụi lau chùi và sửa sang lại chúng, chàng bỗng phái hiện ra một thiếu sót lớn là chiếc mũ sắt chỉ còn một nửa. Chàng bèn lấy một miếng bìa cứng, đem hết tài khéo léo ra cắt một miếng đắp và tạo ra một cái mũ nom cũng có vẻ đàng hoàng. Rồi muốn thử xem nó có đủ sức chịu đòn không, chàng tuốt gươm chém luôn hai nhát. Mới nhát đầu, cả công trình trong tuần lễ bỗng chốc tan tành. Thấy chiếc mũ vỡ toác một cách quá dễ dàng, chàng chẳng khỏi lo ngại, và muốn cho bảo đảm, chàng gia công làm lại. Lần này, chàng ghép một cái đai sắt ở bên trong và lấy làm hài lòng khi thấy chiếc mũ đã chắc chắn hơn. Tuy nhiên, chàng cũng chẳng thử lại làm gì, coi như chiếc mũ đã tốt lắm rồi.
Xong việc, chàng đi thăm con ngựa; mặc dù con vật nom thảm hại hơn cả con Gônêla, chỉ có da bọc xương, chàng cho rằng con Buxêphalô của Alêhanđrô hay con Babiêca của Đầu lãnh cũng không theo kịp nó. Trong bốn ngày liền, chàng suy nghĩ tìm cho nó một cái tên vì theo ý chàng , không có lý do gì ngựa của một hiệp sĩ tài ba lỗi lạc lại không có một cái biệt hiệu thật hay. Chàng muốn cái biệt hiệu đó phải nói lên sự thay đổi của nó từ một con ngựa tầm thường trở thành tuấn mã của một hiệp sĩ giang hồ; vả chăng một khi chủ nó đã đổi nghề thì tất nhiên nó cũng phải mang một cái tên thích hợp và làm công việc mới của nó. Sau bao lần đặt rồi lại bỏ, thêm rồi lại bớt, chàng quyết định gọi nó là Rôxinantê 10. Theo chàng, cái tên đó rất hay, kêu, lại có ý nghĩa giới thiệu được con ngựa trước kia là một con vật tầm thường và bây giờ đứng đầu tất cả những con ngựa trên đời.
Hài lòng về cái tên đặt cho ngựa, chàng cũng muốn đặt biệt hiệu cho mình. Thế là lại mất tám ngày nữa. Cuối cùng, chàng tự xưng là Đôn Kihôtê 11, do các tác giả viết về câu chuyện có thật này nói rằng chàng không phải là Kêxađa như nhiều người nói mà là Kêhađa 12. Nhưng chàng sực nhớ rằng trước kia hiệp sĩ ama dũng cảm không chịu mang cái biệt hiệu cộc lốc là ama mà lại ghép thêm tên tổ quốc vào thành ama nước Gôlơ với ý muốn làm cho nước mình trở nên lừng lẫy. Thế là chàng cũng ghép thêm tên xứ sở vào thành Đôn Kihôtê xứ Mantra để giới thiệu nơi sinh trưởng của mình, đồng thời làm rạng rỡ quê hương mình.
Sau khi lau chùi vũ khí, sửa chữa mũ mãng, đặt tên cho ngựa và cho mình một cái biệt hiệu khá oai, chàng thấy còn một việc nữa là tìm cho mình một tình nương, vì một trang hiệp sĩ giang hồ không có người yêu ví như cây không lá không quả, như xác không hồn. Chàng thầm nói:
- Nếu trời bắt tội hoặc nếu số phận ta may mắn, ta chạm trán với một gã khổng lồ - điều thường xảy ra với các hiệp sĩ giang hồ - ta quật ngã được nó hoặc chém nó đứt đôi, hoặc ta đánh bại nó và bắt nó quy hàng, mà ta lại có một tình nương dịu hiền để bắt nó tới trình diện thì thật hay biết mấy! Ta sẽ bắt nó quỳ trước mặt nàng và bắt nó nói với nàng bằng một giọng khúm núm, phục tùng: "Thưa phu nhân, tôi là khổng lồ Caracumliambrô, chúa đảo Malinđrania. Hiệp sĩ Đôn Kihôtê xứ Mantra mà người đời không đủ lời ca tụng, đã đánh bại tôi trong mộtcuộc độc chiến và ra lệnh cho tôi đến trình diện phu nhân đề tùy phu nhân định đoạt số phận của tôi".
Ôi, chàng hiệp sĩ của chúng ta sung sướng biết bao khi thốt lên những lời lẽ hùng hồn như vậy, và nhất là sau khi đã tìm được người đẹp để đặt tên. Theo lời đồn, đó là một cô thôn nữ xinh sắn ở làng bên, có một thời kỳ chàng đã phải lòng mặc dù cô này không hề biết chàng. Tên cô là Alđônxa 13 Lôrenxô. Chàng thấy cô ta xứng đáng để chàng thờ phụng. Muốn cho tên cô ta tương xứng với tên chàng và cũng na ná tên các công chúa, công nương, chàng bèn gọi cô là Đulxinêa làng Tôbôxô vì cô sinh ra ở Tôbôxô. Theo chàng, cái biệt hiệu đó nghe êm tai, hay tuyệt và cũng có nghĩa như cái biệt hiệu của chàng và của con ngựa.
Cách đây không lâu, tại một làng nọ ở xứ Mantra mà ta chẳng cần nhớ tên, có một nhân vật thuộc lớp những nhà quý tộc có ngọn giáo treo trên giá làm cảnh, một cái khiên cũ kỹ, một con ngựa gầy và một con ***săn. Bữa ăn hàng ngày của chàng chỉ có xúp bò, họa hoằn mới được thịt cừu; bừa chiều: thịt hầm 7; thứ bảy: trứng tráng; thứ sáu: đậu; chủ nhật thêm một con chim câu nho nhỏ, thế là đã mất đứt ba phần tư số thu nhập. Khoản tiền còn lại dùng để may mặc: áo khoác ngoài bằng da nhẹ, quần bó và giày nhung dùng trong ngày dạ hội, ngày thường thi mặc quần áo may bằng loại vải cũng khá tốt. Trong nhà có một bà quản gia ngoại tứ tuần, một cô cháu gái chưa đầy đôi mươi và một anh chàng người hầu kiêm cả việc trông nom ruộng vườn, dọn dẹp nhà cửa và chăm sóc con ngựa. Nhà quý tộc của chúng ta sấp sỉ ngũ tuần, thể chất tráng kiện, da thịt sắt seo, mặt mũi xương xẩu; chàng có thói quen dậy sớm và rất thích săn bắn. Theo lời đồn, chàng mang biệt hiệu Kihađa hoặc Kêxađa. Về điểm này, mỗi tác giả nói một khác, song, theo sự ước đoán có thể đúng, tên chàng là Kihađa. Tuy nhiên, điều đó cũng chẳng ảnh hưởng gì lắm tới câu chuyện, miễn sao khi kể ta không để sót một điểm nào của sự thật.
Những lúc nhàn cư - cả năm chẳng mấy khi chàng bận rộn - chàng quý tộc của chúng ta chỉ mải miết đọc sách kiếm hiệp, đến nỗi hầu như quên cả thú đi săn và công việc nhà. Chàng ham mê đến mức cuồng dại, bán cả một phần ruộng đất đang cày cấy để mua loại tiểu thuyết đó mang về chất đống trong nhà. Chàng thích nhất những tác phẩm của nhà văn nổi tiếng Phêlixianô đê Xilva, coi những câu chữ sáng sủa và những lập luận lủng củng trong đó là những hàng châu ngọc, nhất là khi chàng đọc đến những lá thư tỏ tình hay thách thức đấu võ với nhiều đoạn như sau: Lý lẽ của sự phi lý mà nương nương đã viện ra để bác bỏ lý lẽ của tôi khiến cho lý lẽ của tôi không đứng vững nổi, tới mức tôi không thể không than phiền về sắc đẹp của nương nương, hoặc: Ông cao xanh kia, giai nhân tuyệt thế hỡi, cùng các vị tinh tú ban cho nàng phước lành và khiến nàng xứng đáng với những đức hạnh xứng đáng của nàng. Những câu chuyện như vậy đã làm cho chàng quý tộc khốn khổ bị mất trí. Chàng thức thâu đêm suốt sáng để cố tìm hiểu ý tứ của những câu mà giá như Arixtôtêlêx có sống lại để làm việc đó cũng đàng chịu. Chàng lấy làm thắc mắc về những vết thương của Đôn Bêlianix, nghĩ rằng dù có những ông thầy thuốc giỏi đến đâu đi chăng nữa, mặt và khắp người hiệp sĩ này cũng phải chằng chịt những vết sẹo và thương tích. Tuy nhiên, chàng khen tác giả đã khéo kết thúc cuốn sách, để câu chuyện bỏ dở. Lắm lúc, chàng có ý định cầm bút viết tiếp như tác giả đã hứa, và chắc chắn chàng đã làm và hoàn thành công việc đó nếu thường xuyên không bị những chuyện quan trọng hơn làm bận tâm.
Đã nhiều lần chàng tranh luận với Cha xứ là một người thông thái tốt nghiệp ở Xiguenđa về vấn đề ai hơn ai giữa hiệp sĩ Palmêrin nước Anh Cát Lợi và hiệp sĩ Amađix nước Gôlơ 8. Nhưng bác phó cạo trong làng lại cho rằng không ai bằng hiệp sĩ Mặt Trời, chỉ có anh của Amađix là Đôn Galaor mới có thể sánh kịp với chàng này vì có đủ các điều kiện, về mặt dũng cảm thì cũng chẳng kém ai, lại không làm nũng và mau nước mắt như em.
Tóm lại, nhà quý tộc của chúng ta chỉ biết mỗi việc là đọc sách, đọc từ tối đến sáng rồi lại từ sáng đến tối; do ngủ ít đọc nhiều, óc chàng teo đi đến nỗi mất cả trí khôn. Đầu chàng chứa toàn những chuyện hão huyền đọc trong sách, nào là yêu thuật, đánh nhau, chém giết, thách thức, nào là tán tỉnh, yêu đương, đau khổ cùng bao nhiêu chuyện nhảm nhí khác, nó ăn sâu vào đầu óc chàng đến nỗi chàng coi tất cả những điều bịa đặt trong sách là sự thật, tưởng không có gì thật hơn trên đời này. Chàng bảo đầu lãnh Ruc Điax là một hiệp sĩ giỏi, nhưng không thể đem so sánh với hiệp sĩ Gương Nóng Hổi đã chém đứt đôi hai gã khổng lồ dữ tợn và quái dị bằng một nhát kiếm. Chàng lại càng khâm phục Bernađô đel Carpiô đã mưu trí giết Rôlđan mặc dù hiệp sĩ này được pháp luật phù trợ, giống như Êrculêx 9 bóp chết tươi Antêô, con trai thần Đất. Chàng ca ngợi Morgantê tuy thuộc giống khổng lồ kiêu căng và thô bạo nhưng tính tình lại hòa nhã và lễ độ. Chàng khâm phục nhất Râynalđôx đê Môltaban, đặc biệt là khi anh chàng này rời khỏi lâu đài đi cướp bóc lung tung, thậm chí vượt biển đánh cắp pho tượng Môhama bằng vàng như kể trong sách. Còn đối với tên phản bội Galaon, giá như đá được nó mấy cái thì dù có phải đổi cả bà quản gia lẫn cô cháu gái, chàng cũng vui lòng.
Thế rồi, trong lúc đầu óc rối loạn như vậy, chàng quý tộc của chúng ta bỗng nảy ra một ý nghĩ vô cùng kỳ quái mà một kẻ điên rồ trên đời này cũng không bao giờ nghĩ ra. Chàng cho rằng muốn tên tuổi của mình được rạng rỡ và bản thân mình giúp ích được cho nước nhà, chàng phải làm một hiệp sĩ giang hồ, một thương một ngựa chu du thiên hạ, tìm kiếm những chuyện phiêu lưu, làm những việc mà các hiệp sĩ giang hồ đã làm như viết trong sách, bênh vực kẻ hèn yếu, đạp bằng mọi gian nguy, để tiếng thơm lưu truyền mãi mãi. Chưa chi chàng quý tộc đáng thương của chúng ta đã mơ tưởng, bằng cánh tay dũng mãnh của mình, xoàng ra chàng cũng chinh phục được vương quốc Trapixônđa. Và say sưa trước những ý nghĩ say sưa đó, chàng vội vàng thực hiện điều mong ước. Thoạt đầu, chàng đánh bóng những vũ khí han gỉ của các cụ tổ để lại, vứt ở một xó từ hàng bao thế kỷ nay. Trong lúc hì hụi lau chùi và sửa sang lại chúng, chàng bỗng phái hiện ra một thiếu sót lớn là chiếc mũ sắt chỉ còn một nửa. Chàng bèn lấy một miếng bìa cứng, đem hết tài khéo léo ra cắt một miếng đắp và tạo ra một cái mũ nom cũng có vẻ đàng hoàng. Rồi muốn thử xem nó có đủ sức chịu đòn không, chàng tuốt gươm chém luôn hai nhát. Mới nhát đầu, cả công trình trong tuần lễ bỗng chốc tan tành. Thấy chiếc mũ vỡ toác một cách quá dễ dàng, chàng chẳng khỏi lo ngại, và muốn cho bảo đảm, chàng gia công làm lại. Lần này, chàng ghép một cái đai sắt ở bên trong và lấy làm hài lòng khi thấy chiếc mũ đã chắc chắn hơn. Tuy nhiên, chàng cũng chẳng thử lại làm gì, coi như chiếc mũ đã tốt lắm rồi.
Xong việc, chàng đi thăm con ngựa; mặc dù con vật nom thảm hại hơn cả con Gônêla, chỉ có da bọc xương, chàng cho rằng con Buxêphalô của Alêhanđrô hay con Babiêca của Đầu lãnh cũng không theo kịp nó. Trong bốn ngày liền, chàng suy nghĩ tìm cho nó một cái tên vì theo ý chàng , không có lý do gì ngựa của một hiệp sĩ tài ba lỗi lạc lại không có một cái biệt hiệu thật hay. Chàng muốn cái biệt hiệu đó phải nói lên sự thay đổi của nó từ một con ngựa tầm thường trở thành tuấn mã của một hiệp sĩ giang hồ; vả chăng một khi chủ nó đã đổi nghề thì tất nhiên nó cũng phải mang một cái tên thích hợp và làm công việc mới của nó. Sau bao lần đặt rồi lại bỏ, thêm rồi lại bớt, chàng quyết định gọi nó là Rôxinantê 10. Theo chàng, cái tên đó rất hay, kêu, lại có ý nghĩa giới thiệu được con ngựa trước kia là một con vật tầm thường và bây giờ đứng đầu tất cả những con ngựa trên đời.
Hài lòng về cái tên đặt cho ngựa, chàng cũng muốn đặt biệt hiệu cho mình. Thế là lại mất tám ngày nữa. Cuối cùng, chàng tự xưng là Đôn Kihôtê 11, do các tác giả viết về câu chuyện có thật này nói rằng chàng không phải là Kêxađa như nhiều người nói mà là Kêhađa 12. Nhưng chàng sực nhớ rằng trước kia hiệp sĩ ama dũng cảm không chịu mang cái biệt hiệu cộc lốc là ama mà lại ghép thêm tên tổ quốc vào thành ama nước Gôlơ với ý muốn làm cho nước mình trở nên lừng lẫy. Thế là chàng cũng ghép thêm tên xứ sở vào thành Đôn Kihôtê xứ Mantra để giới thiệu nơi sinh trưởng của mình, đồng thời làm rạng rỡ quê hương mình.
Sau khi lau chùi vũ khí, sửa chữa mũ mãng, đặt tên cho ngựa và cho mình một cái biệt hiệu khá oai, chàng thấy còn một việc nữa là tìm cho mình một tình nương, vì một trang hiệp sĩ giang hồ không có người yêu ví như cây không lá không quả, như xác không hồn. Chàng thầm nói:
- Nếu trời bắt tội hoặc nếu số phận ta may mắn, ta chạm trán với một gã khổng lồ - điều thường xảy ra với các hiệp sĩ giang hồ - ta quật ngã được nó hoặc chém nó đứt đôi, hoặc ta đánh bại nó và bắt nó quy hàng, mà ta lại có một tình nương dịu hiền để bắt nó tới trình diện thì thật hay biết mấy! Ta sẽ bắt nó quỳ trước mặt nàng và bắt nó nói với nàng bằng một giọng khúm núm, phục tùng: "Thưa phu nhân, tôi là khổng lồ Caracumliambrô, chúa đảo Malinđrania. Hiệp sĩ Đôn Kihôtê xứ Mantra mà người đời không đủ lời ca tụng, đã đánh bại tôi trong mộtcuộc độc chiến và ra lệnh cho tôi đến trình diện phu nhân đề tùy phu nhân định đoạt số phận của tôi".
Ôi, chàng hiệp sĩ của chúng ta sung sướng biết bao khi thốt lên những lời lẽ hùng hồn như vậy, và nhất là sau khi đã tìm được người đẹp để đặt tên. Theo lời đồn, đó là một cô thôn nữ xinh sắn ở làng bên, có một thời kỳ chàng đã phải lòng mặc dù cô này không hề biết chàng. Tên cô là Alđônxa 13 Lôrenxô. Chàng thấy cô ta xứng đáng để chàng thờ phụng. Muốn cho tên cô ta tương xứng với tên chàng và cũng na ná tên các công chúa, công nương, chàng bèn gọi cô là Đulxinêa làng Tôbôxô vì cô sinh ra ở Tôbôxô. Theo chàng, cái biệt hiệu đó nghe êm tai, hay tuyệt và cũng có nghĩa như cái biệt hiệu của chàng và của con ngựa.