Đôn Kihôtê được phong tước hiệp sĩ như thế nào?
Ý nghĩ đó làm Đôn Kihôtê thấy bứt rứt, chàng ăn qua loa cho xong bữa rồi mời chủ quán vào chuồng ngựa, phục xuống trước mặt hắn và nói:
- Thưa hiệp sĩ dũng cảm, tôi sẽ không đứng dậy chừng nào ngài chưa chấp nhận lời thỉnh cầu của tôi. Việc làm của ngài sẽ được ca tụng và mang lại lợi ích cho người đời.
Nhìn Đôn Kihôtê quỳ dưới chân và trước những lời lẽ như vậy, chủ quán lúng túng không biết ăn nói ra sao. Một bên năn nỉ mời đứng dậy, một bên khăng khăng không nghe, cuối cùng chủ quán đành phải nhận lời.
- Thưa ngài, tôi biết có thể trông cậy vào tính hào hiệp của ngài, Đôn Kihôtê nói tiếp; điều thỉnh cầu của tôi, mà ngài đã vui lòng chấp nhận, như sau: xin ngài cho phép tôi được thức cả đêm trong tiểu giáo đường của quý lâu đài để chờ thụ phong và sáng sớm mai, xin ngài phong tước hiệp sĩ cho, điều mà tôi vẫn mong mỏi để tôi có thể đi chu du thiên hạ, tìm những chuyện phiêu lưu mạo hiểm, cứu khốn phò nguy, làm nhiệm vụ của những người hiệp sĩ giang hồ mà tôi hằng mong ước.
Như trên đã nói, lão chủ quán là một tay bợm già. Mới đầu, hắn chưa tin hẳn là Đôn Kihôtê mất trí, nhưng sau khi nghe chàng nói, hắn không còn nghi ngờ gì nữa. Và để trêu Đôn Kihôtê một mẻ cho vui, hắn làm ra vẻ tán thành. Hắn bảo Đôn Kihôtê rằng ước mong thỉnh cầu của chàng là chính đáng, rằng những hiệp sĩ chân chính, diện mạo khôi ngô như chàng, đương nhiên phải có những hoài bão lớn như vậy. Hắn huyênh hoang rằng thời trẻ, hắn cũng đã từng làm cái nghề vinh quang này, đi khắp đó đây tìm kiếm chuyện phiêu lưu mạo hiểm: hắn đã tới vùng Perchen ở Malaga, các hòn đảo Riaran, Compax ở Xêviia, máng dẫn nước ở Xêgôvia, vườn Ôliu ở Valenxia, Rônđiia ở Granađa, bãi biển Xanlucar, sở nuôi ngựa ở Corđôba, các quán rượu ở Tôlêđô 1, và còn nhiều nơi khác nữa, đấy là hắn cũng gây ra những chuyện rắc rối như đi mò đàn bà góa, tán tỉnh gái tân, lừa dối trẻ thơ, khiến hầu hết các tòa án ở Tây Ban Nha đều nhẵn mặt hắn; cuối cùng, hắn trở về tòa lâu đài này, sống bằng tài sản của mình và của người khác, tiếp đón tất cả các hiệp sĩ giang hồ, bất kể phẩm giá và hoàn cảnh của họ, vì hắn quý mến họ và cũng vì họ chia sẻ tiền nong với hắn để đền bù tấm lòng tốt của hắn.
Hắn nói thêm rằng trong tòa lâu đài này không có tiểu giáo đường để thức đêm chờ thụ phong vì hắn đã phá đi chờ xây lại cho to đẹp hơn, nhưng hắn biết rằng khi cần, có thể thức ở đâu cũng được và đêm nay, Đôn Kihôtê làm việc đó ngay trong sân lâu đài chờ sáng mai sẽ tiến hành những nghi lễ cần thiết. Chàng sẽ được phong tước và trở thành hiệp sĩ như bao hiệp sĩ khác trên đời này.
Hắn lại hỏi Đôn Kihôtê có tiền không. Đôn Kihôtê trả lời là không vì chưa thấy sách nào nói hiệp sĩ giang hồ phải mang theo lệ phí cả.
- Ngài lầm rồi, chủ quán nói, sở dĩ sách không đề cập tới vì tác giả cho rằng không cần thiết phải nói lên một điều quá hiển nhiên là phải mang theo tiền và áo sơmi. Chớ nên vì thế mà nghĩ rằng các hiệp sĩ không mang. Ngài có thể chắc chắn rằng tất cả những hiệp sĩ giang hồ có tên tuổi trong sử sách đều mang rất nhiều tiền phòng khi hữu sự: họ còn mang theo cả sơmi và một hộp thuốc để rịt vào các vết thương, vì một khi đánh nhau bị thương giữa nơi đồng không mông quạnh, hỏi rằng tìm đâu ra người chữa chạy, trừ phi có một ông bạn là pháp sư phái một thị nữ hay một chú lùn nào đó cưỡi mây đạp gió mang đến cho một lọ nước thần, uống một giọt là vết thương lành ngay tức khắc như không hề xảy ra đau đớn bao giờ. Nhưng vì việc đó không xảy ra nên các hiệp sĩ vẫn phải bảo giám mã của họ mang theo tiền và các thứ cần thiết khác như bông cuốn và thuốc cao. Còn hiệp sĩ nào không có giám mã theo hầu - điều này cũng hiếm thôi - thì bản thân họ có một cái túi hai ngăn trong có đầy đủ những thứ đó, đeo một cách kín đáo ở hông ngựa, như thể túi để vật gì quan trọng lắm.Ngoài trường hợp này ra, các hiệp sĩ giang hồ không được đeo túi. Bởi vậy, tôi khuyên ngài, hơn nữa, tôi ra lệnh cho ngài như ra lệnh cho đứa con đỡ đầu, phải làm ngay và không được đi đâu nếu không có tiền và không có sự chuẩn bị phòng thân. Ngài sẽ thấy điều đó hay vô cùng.
Đôn Kihôtê hứa làm ngay. Tới đây chủ quán bảo chàng vào trong sân quán trọ để chờ phong tước. Đôn Kihôtê thu nhặt vũ khí xếp thành một đống trong cái hang cho súc vật ăn ở gần giếng, rồi tay khiên, tay giáo, với một vẻ hiên ngang, chàng bắt đầu đi đi lại lại trước cái ang. Lúc này trời đã tối hẳn.
Chủ quán vào nhà kể với đám khách trọ sự điên rồ của Đôn Kihôtê, về đêm chờ thụ phong của chàng và lễ phong tước mà chàng hiệp sĩ đang mong đợi. Mọi người lấy làm lạ kéo nhau ra xem. Họ đứng từ xa nhìn lại, thấy chàng tư thế ung dung, khi đi bách bộ, lúc tựa vào ngọn giáo, đứng nhìn đăm đăm đống vũ khí. Đêm đó, trăng sáng vằng vặc khiến mọi cử chỉ của Đôn Kihôtê đều trông rõ mồn một.
Lát sau, có một bác lái la từ trong quán ra sân định cho la uống nước, muốn vậy, phải bỏ đống vũ khí xếp trong cái ang. Thấy có người tới, Đôn Kihôtê thét to:
- Hỡi hiệp sĩ liều lĩnh định tới gần những vũ khí của con người dũng cảm nhất trong số những người mang gươm! Bất kể người là ai, hãy coi chừng việc làm của mình và chớ đụng vào nếu không muốn mất mạng vì sự liều lĩnh đó.
Bác lái la nào có để ý đến lời nói của Đôn Kihôtê. Kể ra bác ta cũng không nên cưỡng thì hơn vì điều đó chỉ có lợi cho bản thân. Trái lại, bác ta bê cả đống vũ khí quẳng ra xa. Thấy vậy, Đôn Kihôtê ngước mắt lên trời, tập trung suy nghĩ vào nàng Đulxinêa và nói:
- Nương tử ơi, nàng hãy hỗ trợ cho kẻ nô lệ này trong cuộc đọ sức đầu tiên; xin nàng hãy ủng hộ và che chở cho trong giây phút nghiêm trọng đầu tiên này 2.
Nói rồi, chàng bỏ chiếc khiên xuống, hai tay cầm giáo phang vào đầu bác lái la một nhát mạnh đến nỗi bác ta lăn kềnh ra đất, và nếu Đôn Kihôtê bồi thêm một nhát nữa, chắc chắn chẳng cần mời thầy thuốc đến làm gì. Xong việc, Đôn Kihôtê khuân đống vũ khí xếp lại tử tế trong cái ang, tiếp tục đi bách bộ bình thản như trước. Lát sau, có một người khác ra sân định cho lừa uống nước, không biết chuyện đã xảy ra vì bác lái la bị đòn vẫn nằm chết giấc. Thấy có người đến bê đống vũ khí của mình đi, chẳng nói chẳng rằng và cũng chẳng cầu cứu ai nữa, Đôn Kihôtê bỏ chiếc khiên xuống như lần trước, giơ cao ngọn giáo phang luôn mấy cái, khiến cho cái đầu của anh chàng này vỡ bốn chỗ. Nghe tiếng kêu cứu, chủ quán và mọi người chạy ùa tới. Trước tình hình đó, Đôn Kihôtê một tay ôm khiên, tay kia nắm đốc gươm, nói:
- Hỡi nương tử xinh đẹp, nguồn sức mạnh cho trái tim yếu đuối của ta. Đã đến lúc nàng phải tiếp sức cho vì kẻ hiệp sĩ si tình này đang gặp một chuyện quá lớn lao.
Nói xong, Đôn Kihôtê cảm thấy mình có một sức mạnh ghê gớm, giả sử tất cả các lái la trên đời xông tới, chàng cũng không lùi nửa bước. Bạn bè của hai bác lái la thấy cảnh tượng như vậy bèn ném đá như mưa vào người Đôn Kihôtê. Chàng hiệp sĩ cứ đứng yên dùng cái khiên che thân, không dám rời cái ang và đống vũ khí nửa bước. Chủ quán cố hét to bảo họ dừng tay vì, như y đã nói, Đôn Kihôtê là một kẻ điên rồ, mà đã điên thì có thể giết người nhưng không bị tội. Đôn Kihôtê còn hét to hơn, gọi cả bọn là lũ hèn nhát, phản phúc, còn lão quan trấn thành là một tên đê tiện, một hiệp sĩ bẩm sinh xấu xa để cho người ta đối xử tồi tệ với các hiệp sĩ giang hồ, và nếu như chàng được phong tước hiệp sĩ rồi chàng sẽ cho biết tay.
- Nhưng thôi, Đôn Kihôtê nói, ta cũng không thèm chấp những kẻ thô bạo ********. Có giỏi thì cứ lại đây ném đá và đánh ta đi. Các ngươi sẽ phải trả giá đắt vì đã tỏ ra ngu xuẩn và láo xược.
Câu nói cứng cỏi và hiên ngang của Đôn Kihôtê khiến mọi người phải chùn, thêm vào đó là những lời khuyên can của chủ quán khiến cả bọn dừng tay, không ném đã nữa. Đôn Kihôtê mặc cho họ khiêng hai người bị thương đi, tiếp tục canh gác đống vũ khí bình thản và ung dung như trước.
Lão chủ quán thấy ngại những trò của Đôn Kihôtê và muốn rút ngắn lại bằng cách sớm phong tước cho chàng để tránh những chuyện lôi thôi khác. Hắn bèn tiến lại gần Đôn Kihôtê, xin lỗi về sự láo xược của đám người thấp hèn mà hắn không hề biết, rằng những kẻ đó đã bị trừng trị thích đáng về sự liều lĩnh đã gây ra. Hắn nhắc lại rằng trong lâu đài không có tiểu giáo đường nhưng điều đó cũng không cần thiết. Theo chỗ hắn biết, tất cả nghi lễ phong tước hiệp sĩ chỉ bao gồm việc đập mấy nhát vào gáy và lưng người được thụ phong bằng sống gươm, và việc đó có thể tiến hành ngay giữa cánh đồng. Hắn nói thêm là đêm chờ thụ phong đã kết thúc vì Đôn Kihôtê đã thức quá bốn tiếng đồng hồ trong lúc chỉ cần có hai tiếng. Nghe chủ quán nói, Đôn Kihôtê tin ngay; chàng tỏ ra sẵn sàng tuân theo và yêu cầu quan trấn thành làm càng nhanh càng tốt. Một khi đã được phong tước hiệp sĩ, nếu còn bị tấn công, chàng sẽ tiêu diệt hết cả lũ trong lâu đài trừ những người mà quan trấn thành yêu cầu tha cho.
Biết thân biết phận, quan trấn thành vội vã đi lấy cuốn sổ ghi tiền rơm và lúa mạch bán cho đám lái la, bảo một chú bé cầm mẩu nến rồi gọi hai cô gái đã nói ở trên cùng tiến lại chỗ Đôn Kihôtê; hắn ra lệnh cho chàng quỳ xuống, rồi lẩm nhẩm đọc cuốn sổ như thể người ta cầu kinh, hắn vung tay dùng sống kiếm nện hai nhát khá mạnh vào gáy và lưng Đôn Kihôtê, mồm vẫn lẩm nhẩm. Xong việc, chủ quán bảo một cô đeo gươm cho Đôn Kihôtê. Cô này vừa làm vừa cố giữ vẻ nghiêm nghị vì quả thật lễ phong tước này đáng nực cười; tuy nhiên đã được mục kích những chiến công của chàng hiệp sĩ mới này nên mọi người đâm chùn. Đeo gươm cho Đôn Kihôtê, cô nói với chàng:
- Cầu Chúa phù hộ cho chàng gặp nhiều may mắn trong những cuộc đọ sức. Đôn Kihôtê hỏi tên cô nàng để biết được người mình hàm ơn là ai và để sau này, khi lập được chiến công bằng cánh tay dũng cảm của mình, sẽ dành cho cô một phàn vinh quang. Cô khiêm tốn nói rằng tên cô là Tôlôxa, con một bác chữa giày ở phố Xantrô Biênaia, tỉnh Tôlôxa, rằng ở bất cứ đâu, cô cũng sẵn sàng hầu hạ chàng. Đôn Kihôtê cảm động nói:
- Xin nàng hãy vì tôi mà vui lòng lấy tên là Đônha 3 Tôlôxa.
Cô gái nhận lời. Đến lượt cô kia xỏ đinh thúc ngựa. Đôn Kihôtê cũng lại hỏi tên. Cô đáp là Môlinêra, con một người xay bột lương thiện ở Antêkêra. Đôn Kihôtê cũng lại yêu cầu nàng lấy tên là Đônha Môlinêra và hứa sẽ đền ơn nàng.
Sau những nghi lễ có một không hai được cử hành một cách nhanh chóng, Đôn Kihôtê muốn ra đi ngay tìm kiếm những chuyện phiêu lưu mạo hiểm. Chàng vội thắng yên cương cho con Rôxinantê, nhảy phắt lên rồi ôm lấy chủ nhân tòa lâu đài, cảm ơn vì đã được phong tước và còn nói nhiều câu lạ lùng không sao kể siết. Thấy chàng ra đi, chủ quán mừng rơn, và đáp lễ đôi lời ngắn ngủi nhưng cũng rất vui vẻ, và chẳng buồn hỏi tiền trọ nữa, lão mời chàng đi ngay.
Ý nghĩ đó làm Đôn Kihôtê thấy bứt rứt, chàng ăn qua loa cho xong bữa rồi mời chủ quán vào chuồng ngựa, phục xuống trước mặt hắn và nói:
- Thưa hiệp sĩ dũng cảm, tôi sẽ không đứng dậy chừng nào ngài chưa chấp nhận lời thỉnh cầu của tôi. Việc làm của ngài sẽ được ca tụng và mang lại lợi ích cho người đời.
Nhìn Đôn Kihôtê quỳ dưới chân và trước những lời lẽ như vậy, chủ quán lúng túng không biết ăn nói ra sao. Một bên năn nỉ mời đứng dậy, một bên khăng khăng không nghe, cuối cùng chủ quán đành phải nhận lời.
- Thưa ngài, tôi biết có thể trông cậy vào tính hào hiệp của ngài, Đôn Kihôtê nói tiếp; điều thỉnh cầu của tôi, mà ngài đã vui lòng chấp nhận, như sau: xin ngài cho phép tôi được thức cả đêm trong tiểu giáo đường của quý lâu đài để chờ thụ phong và sáng sớm mai, xin ngài phong tước hiệp sĩ cho, điều mà tôi vẫn mong mỏi để tôi có thể đi chu du thiên hạ, tìm những chuyện phiêu lưu mạo hiểm, cứu khốn phò nguy, làm nhiệm vụ của những người hiệp sĩ giang hồ mà tôi hằng mong ước.
Như trên đã nói, lão chủ quán là một tay bợm già. Mới đầu, hắn chưa tin hẳn là Đôn Kihôtê mất trí, nhưng sau khi nghe chàng nói, hắn không còn nghi ngờ gì nữa. Và để trêu Đôn Kihôtê một mẻ cho vui, hắn làm ra vẻ tán thành. Hắn bảo Đôn Kihôtê rằng ước mong thỉnh cầu của chàng là chính đáng, rằng những hiệp sĩ chân chính, diện mạo khôi ngô như chàng, đương nhiên phải có những hoài bão lớn như vậy. Hắn huyênh hoang rằng thời trẻ, hắn cũng đã từng làm cái nghề vinh quang này, đi khắp đó đây tìm kiếm chuyện phiêu lưu mạo hiểm: hắn đã tới vùng Perchen ở Malaga, các hòn đảo Riaran, Compax ở Xêviia, máng dẫn nước ở Xêgôvia, vườn Ôliu ở Valenxia, Rônđiia ở Granađa, bãi biển Xanlucar, sở nuôi ngựa ở Corđôba, các quán rượu ở Tôlêđô 1, và còn nhiều nơi khác nữa, đấy là hắn cũng gây ra những chuyện rắc rối như đi mò đàn bà góa, tán tỉnh gái tân, lừa dối trẻ thơ, khiến hầu hết các tòa án ở Tây Ban Nha đều nhẵn mặt hắn; cuối cùng, hắn trở về tòa lâu đài này, sống bằng tài sản của mình và của người khác, tiếp đón tất cả các hiệp sĩ giang hồ, bất kể phẩm giá và hoàn cảnh của họ, vì hắn quý mến họ và cũng vì họ chia sẻ tiền nong với hắn để đền bù tấm lòng tốt của hắn.
Hắn nói thêm rằng trong tòa lâu đài này không có tiểu giáo đường để thức đêm chờ thụ phong vì hắn đã phá đi chờ xây lại cho to đẹp hơn, nhưng hắn biết rằng khi cần, có thể thức ở đâu cũng được và đêm nay, Đôn Kihôtê làm việc đó ngay trong sân lâu đài chờ sáng mai sẽ tiến hành những nghi lễ cần thiết. Chàng sẽ được phong tước và trở thành hiệp sĩ như bao hiệp sĩ khác trên đời này.
Hắn lại hỏi Đôn Kihôtê có tiền không. Đôn Kihôtê trả lời là không vì chưa thấy sách nào nói hiệp sĩ giang hồ phải mang theo lệ phí cả.
- Ngài lầm rồi, chủ quán nói, sở dĩ sách không đề cập tới vì tác giả cho rằng không cần thiết phải nói lên một điều quá hiển nhiên là phải mang theo tiền và áo sơmi. Chớ nên vì thế mà nghĩ rằng các hiệp sĩ không mang. Ngài có thể chắc chắn rằng tất cả những hiệp sĩ giang hồ có tên tuổi trong sử sách đều mang rất nhiều tiền phòng khi hữu sự: họ còn mang theo cả sơmi và một hộp thuốc để rịt vào các vết thương, vì một khi đánh nhau bị thương giữa nơi đồng không mông quạnh, hỏi rằng tìm đâu ra người chữa chạy, trừ phi có một ông bạn là pháp sư phái một thị nữ hay một chú lùn nào đó cưỡi mây đạp gió mang đến cho một lọ nước thần, uống một giọt là vết thương lành ngay tức khắc như không hề xảy ra đau đớn bao giờ. Nhưng vì việc đó không xảy ra nên các hiệp sĩ vẫn phải bảo giám mã của họ mang theo tiền và các thứ cần thiết khác như bông cuốn và thuốc cao. Còn hiệp sĩ nào không có giám mã theo hầu - điều này cũng hiếm thôi - thì bản thân họ có một cái túi hai ngăn trong có đầy đủ những thứ đó, đeo một cách kín đáo ở hông ngựa, như thể túi để vật gì quan trọng lắm.Ngoài trường hợp này ra, các hiệp sĩ giang hồ không được đeo túi. Bởi vậy, tôi khuyên ngài, hơn nữa, tôi ra lệnh cho ngài như ra lệnh cho đứa con đỡ đầu, phải làm ngay và không được đi đâu nếu không có tiền và không có sự chuẩn bị phòng thân. Ngài sẽ thấy điều đó hay vô cùng.
Đôn Kihôtê hứa làm ngay. Tới đây chủ quán bảo chàng vào trong sân quán trọ để chờ phong tước. Đôn Kihôtê thu nhặt vũ khí xếp thành một đống trong cái hang cho súc vật ăn ở gần giếng, rồi tay khiên, tay giáo, với một vẻ hiên ngang, chàng bắt đầu đi đi lại lại trước cái ang. Lúc này trời đã tối hẳn.
Chủ quán vào nhà kể với đám khách trọ sự điên rồ của Đôn Kihôtê, về đêm chờ thụ phong của chàng và lễ phong tước mà chàng hiệp sĩ đang mong đợi. Mọi người lấy làm lạ kéo nhau ra xem. Họ đứng từ xa nhìn lại, thấy chàng tư thế ung dung, khi đi bách bộ, lúc tựa vào ngọn giáo, đứng nhìn đăm đăm đống vũ khí. Đêm đó, trăng sáng vằng vặc khiến mọi cử chỉ của Đôn Kihôtê đều trông rõ mồn một.
Lát sau, có một bác lái la từ trong quán ra sân định cho la uống nước, muốn vậy, phải bỏ đống vũ khí xếp trong cái ang. Thấy có người tới, Đôn Kihôtê thét to:
- Hỡi hiệp sĩ liều lĩnh định tới gần những vũ khí của con người dũng cảm nhất trong số những người mang gươm! Bất kể người là ai, hãy coi chừng việc làm của mình và chớ đụng vào nếu không muốn mất mạng vì sự liều lĩnh đó.
Bác lái la nào có để ý đến lời nói của Đôn Kihôtê. Kể ra bác ta cũng không nên cưỡng thì hơn vì điều đó chỉ có lợi cho bản thân. Trái lại, bác ta bê cả đống vũ khí quẳng ra xa. Thấy vậy, Đôn Kihôtê ngước mắt lên trời, tập trung suy nghĩ vào nàng Đulxinêa và nói:
- Nương tử ơi, nàng hãy hỗ trợ cho kẻ nô lệ này trong cuộc đọ sức đầu tiên; xin nàng hãy ủng hộ và che chở cho trong giây phút nghiêm trọng đầu tiên này 2.
Nói rồi, chàng bỏ chiếc khiên xuống, hai tay cầm giáo phang vào đầu bác lái la một nhát mạnh đến nỗi bác ta lăn kềnh ra đất, và nếu Đôn Kihôtê bồi thêm một nhát nữa, chắc chắn chẳng cần mời thầy thuốc đến làm gì. Xong việc, Đôn Kihôtê khuân đống vũ khí xếp lại tử tế trong cái ang, tiếp tục đi bách bộ bình thản như trước. Lát sau, có một người khác ra sân định cho lừa uống nước, không biết chuyện đã xảy ra vì bác lái la bị đòn vẫn nằm chết giấc. Thấy có người đến bê đống vũ khí của mình đi, chẳng nói chẳng rằng và cũng chẳng cầu cứu ai nữa, Đôn Kihôtê bỏ chiếc khiên xuống như lần trước, giơ cao ngọn giáo phang luôn mấy cái, khiến cho cái đầu của anh chàng này vỡ bốn chỗ. Nghe tiếng kêu cứu, chủ quán và mọi người chạy ùa tới. Trước tình hình đó, Đôn Kihôtê một tay ôm khiên, tay kia nắm đốc gươm, nói:
- Hỡi nương tử xinh đẹp, nguồn sức mạnh cho trái tim yếu đuối của ta. Đã đến lúc nàng phải tiếp sức cho vì kẻ hiệp sĩ si tình này đang gặp một chuyện quá lớn lao.
Nói xong, Đôn Kihôtê cảm thấy mình có một sức mạnh ghê gớm, giả sử tất cả các lái la trên đời xông tới, chàng cũng không lùi nửa bước. Bạn bè của hai bác lái la thấy cảnh tượng như vậy bèn ném đá như mưa vào người Đôn Kihôtê. Chàng hiệp sĩ cứ đứng yên dùng cái khiên che thân, không dám rời cái ang và đống vũ khí nửa bước. Chủ quán cố hét to bảo họ dừng tay vì, như y đã nói, Đôn Kihôtê là một kẻ điên rồ, mà đã điên thì có thể giết người nhưng không bị tội. Đôn Kihôtê còn hét to hơn, gọi cả bọn là lũ hèn nhát, phản phúc, còn lão quan trấn thành là một tên đê tiện, một hiệp sĩ bẩm sinh xấu xa để cho người ta đối xử tồi tệ với các hiệp sĩ giang hồ, và nếu như chàng được phong tước hiệp sĩ rồi chàng sẽ cho biết tay.
- Nhưng thôi, Đôn Kihôtê nói, ta cũng không thèm chấp những kẻ thô bạo ********. Có giỏi thì cứ lại đây ném đá và đánh ta đi. Các ngươi sẽ phải trả giá đắt vì đã tỏ ra ngu xuẩn và láo xược.
Câu nói cứng cỏi và hiên ngang của Đôn Kihôtê khiến mọi người phải chùn, thêm vào đó là những lời khuyên can của chủ quán khiến cả bọn dừng tay, không ném đã nữa. Đôn Kihôtê mặc cho họ khiêng hai người bị thương đi, tiếp tục canh gác đống vũ khí bình thản và ung dung như trước.
Lão chủ quán thấy ngại những trò của Đôn Kihôtê và muốn rút ngắn lại bằng cách sớm phong tước cho chàng để tránh những chuyện lôi thôi khác. Hắn bèn tiến lại gần Đôn Kihôtê, xin lỗi về sự láo xược của đám người thấp hèn mà hắn không hề biết, rằng những kẻ đó đã bị trừng trị thích đáng về sự liều lĩnh đã gây ra. Hắn nhắc lại rằng trong lâu đài không có tiểu giáo đường nhưng điều đó cũng không cần thiết. Theo chỗ hắn biết, tất cả nghi lễ phong tước hiệp sĩ chỉ bao gồm việc đập mấy nhát vào gáy và lưng người được thụ phong bằng sống gươm, và việc đó có thể tiến hành ngay giữa cánh đồng. Hắn nói thêm là đêm chờ thụ phong đã kết thúc vì Đôn Kihôtê đã thức quá bốn tiếng đồng hồ trong lúc chỉ cần có hai tiếng. Nghe chủ quán nói, Đôn Kihôtê tin ngay; chàng tỏ ra sẵn sàng tuân theo và yêu cầu quan trấn thành làm càng nhanh càng tốt. Một khi đã được phong tước hiệp sĩ, nếu còn bị tấn công, chàng sẽ tiêu diệt hết cả lũ trong lâu đài trừ những người mà quan trấn thành yêu cầu tha cho.
Biết thân biết phận, quan trấn thành vội vã đi lấy cuốn sổ ghi tiền rơm và lúa mạch bán cho đám lái la, bảo một chú bé cầm mẩu nến rồi gọi hai cô gái đã nói ở trên cùng tiến lại chỗ Đôn Kihôtê; hắn ra lệnh cho chàng quỳ xuống, rồi lẩm nhẩm đọc cuốn sổ như thể người ta cầu kinh, hắn vung tay dùng sống kiếm nện hai nhát khá mạnh vào gáy và lưng Đôn Kihôtê, mồm vẫn lẩm nhẩm. Xong việc, chủ quán bảo một cô đeo gươm cho Đôn Kihôtê. Cô này vừa làm vừa cố giữ vẻ nghiêm nghị vì quả thật lễ phong tước này đáng nực cười; tuy nhiên đã được mục kích những chiến công của chàng hiệp sĩ mới này nên mọi người đâm chùn. Đeo gươm cho Đôn Kihôtê, cô nói với chàng:
- Cầu Chúa phù hộ cho chàng gặp nhiều may mắn trong những cuộc đọ sức. Đôn Kihôtê hỏi tên cô nàng để biết được người mình hàm ơn là ai và để sau này, khi lập được chiến công bằng cánh tay dũng cảm của mình, sẽ dành cho cô một phàn vinh quang. Cô khiêm tốn nói rằng tên cô là Tôlôxa, con một bác chữa giày ở phố Xantrô Biênaia, tỉnh Tôlôxa, rằng ở bất cứ đâu, cô cũng sẵn sàng hầu hạ chàng. Đôn Kihôtê cảm động nói:
- Xin nàng hãy vì tôi mà vui lòng lấy tên là Đônha 3 Tôlôxa.
Cô gái nhận lời. Đến lượt cô kia xỏ đinh thúc ngựa. Đôn Kihôtê cũng lại hỏi tên. Cô đáp là Môlinêra, con một người xay bột lương thiện ở Antêkêra. Đôn Kihôtê cũng lại yêu cầu nàng lấy tên là Đônha Môlinêra và hứa sẽ đền ơn nàng.
Sau những nghi lễ có một không hai được cử hành một cách nhanh chóng, Đôn Kihôtê muốn ra đi ngay tìm kiếm những chuyện phiêu lưu mạo hiểm. Chàng vội thắng yên cương cho con Rôxinantê, nhảy phắt lên rồi ôm lấy chủ nhân tòa lâu đài, cảm ơn vì đã được phong tước và còn nói nhiều câu lạ lùng không sao kể siết. Thấy chàng ra đi, chủ quán mừng rơn, và đáp lễ đôi lời ngắn ngủi nhưng cũng rất vui vẻ, và chẳng buồn hỏi tiền trọ nữa, lão mời chàng đi ngay.