Còn nhớ lúc mới nhập trường, trong khoảnh khắc bước vào phòng ký túc, Hứa Triển đã biết rằng, bốn năm đại học tới, mình sẽ phải thi gan đấu trí với yêu quái rồi.
Cô là nữ sinh đạt thành tích tốt ở một huyện nhỏ, việc thi đỗ vào một trường sư phạm thật khiến người khác phải hâm mộ. Cô dự định học chuyên ngành Hán ngữ, rồi xin vào làm giáo viên dạy Văn ở một trường Trung học. Cuộc sống bình yên quả thực đã sắp nằm trong tầm tay.
Nhưng, tại sao cả khoa tiếng Trung lại chỉ có một mình cô bị chuyển tới ở ký túc xá của khoa Nghệ thuật?
Căn phòng này có cả thảy bốn giường, ba giường ở giữa đều đã bị chiếm, chỉ còn lại chiếc giường kê gần cửa là trống không.
“Em gái à, ký túc của khoa tiếng Trung không đủ, vừa hay bên chỗ của khoa nghệ thuật còn một giường trống. Em cũng gặp may đấy, sang đấy để mấy cô chị khai sáng đầu óc cho, cảm nhận hơi thở nghệ thuật một tẹo.” Cô phụ trách ký túc xá nhìn cô gái bé nhỏ quê mùa trước mặt, dõng dạc nói vài câu rồi vội vã bỏ đi.
Hứa Triển đeo chiếc ba lô trông như quả bom, kéo theo cả chiếc va li không thương hiệu, ngập ngừng bắt chuyện với ba cô chị trong phòng: “Chào…chào các chị, em là Hứa Triển.”
Kết quả, ai cũng có việc riêng, chẳng thèm liếc cô lấy một cái.
Có ba cô nàng khóa trên. Một cô đang đứng trên ban công, tai đeo headphone, trên người là bộ quần áo phóng khoáng, đặc biệt là chiếc áo ba lỗ hở ngực hở rốn. Cô nàng lắc đầu theo nhịp nhạc, thắt lưng đong đưa dẻo như sợi mỳ, mái tóc nhuộm đỏ rực tung bay. Mơ hồ có tiếng huýt sáo truyền từ phía đối diện lại.
Còn có một cô gái khác đang ngồi trên giường, mái tóc suôn mượt óng ả, khuôn mặt trắng nõn thanh tú động lòng người. Cô nàng cầm điện thoại di động, không ngừng tự chụp ảnh ở mọi góc độ, lúc thì cố trợn to hai mắt, khi lại nắm tay chống lên cằm; khi là gương mặt với nụ cười chúm chím ở góc nghiêng bốn mươi lăm độ, lúc sau lại kéo thấp cổ áo xuống, cố để ép cho rõ rãnh ngực, hai mắt tròn xoe lúng liếng.
Cô lia ánh mắt về phía người có vẻ bình thường nhất. Mái tóc cắt ngắn gọn gàng, trên người là bộ đồ ngủ màu hồng phấn, cô nàng đang ngồi trước máy vi tính, vừa cười khúc khích vừa tán gẫu qua mạng.
Hứa Triển xấu hổ thu nụ cười lại, kéo vali nhét dưới gầm giường, đặt ba lô xuống, rồi lẳng lặng đi xuống tầng dưới. Một thân gầy còm chen giữa đám tân sinh viên và phụ huynh, thật đúng như là nước luồn giữa bầy cá. Cô cố chen lên phía trước, nhận chăn và đồ dùng vệ sinh cá nhân.
Đáng nhẽ cô không phải một thân một mình thế này, mẹ và em trai cô cũng muốn cùng cô đến nhập học, còn bàn tính mấy hôm liền. Thế nhưng, “lão ta” về, lão say khướt, còn đánh thằng em trai mới mười tuổi của cô một trận nhừ tử, lại giáng cho cô hai cái tát. Hứa Triển cực kỳ tức giận, nếu không có mẹ ngăn cản, có lẽ cô đã dùng cánh tay gầy gò của mình, cầm theo chai rượu mà nện thẳng vào cái đầu hói một nửa của lão.
“Triển Triển, không được, ông ta là bố con mà.”
Bố con chết lâu rồi! Rốt cuộc thì câu này vẫn không được nói ra. Mẹ nhìn vào đôi mắt đỏ hoe của cô…Ngay lúc đó, những nếp nhăn trên mặt dường như càng sâu hơn. Người phụ nữ bốn mươi tuổi, lại bị những tang thương của cuộc đời biến thành bà lão tám mươi tuổi không chừng. Còn đâu hình ảnh hoa khôi của trường nữa?
Nếu không phải vì cuộc sống, vì nuôi sống mình, mẹ thà rằng thủ tiết chứ quyết không chịu lấy một gã bợm rượu, một tên công nhân quèn thấp lùn thô kệch trong mỏ quặng.
“Chị, đau quá…” Tối hôm đó, thằng em trai cùng mẹ khác cha chui vào trong chăn của cô, hai mắt ướt nhèm, vươn cánh tay sưng đỏ ra.
Hứa Triển lấy rượu thuốc bôi cho em, đợi em ngủ say rồi mới lôi sổ ghi chép của mình ra. Cô âm thầm quyết định, không phiền mẹ và em trai tiễn nữa, chỗ tiền mua vé còn thừa sẽ dành để mua cho em trai một cái máy ghi âm, thằng nhóc lèo nhèo đã lâu rồi, cô cũng nên mua cho nó một món quà, chắc hẳn nó sẽ rất thích…Dù sao thì vẫn là trẻ con, niềm vui thật dễ dàng mua được.
Sau khi mẹ cô sinh em trai, thân thể yếu đi nhiều, cuộc sống của cả nhà chỉ trông vào tiền lương của ông bố dượng. Bố dượng cô làm ở một khu mỏ quặng trái phép, mỗi tháng kiếm được bốn ngàn. Đây là con số không nhỏ đối với một cái huyện nhỏ, nhưng cũng là cái cớ để lão có thể đánh đập vợ con. Tuy nhiên, muốn nuôi một sinh viên ăn học trên tỉnh thì số tiền đó quả là trứng chọi đá.
Hứa Triển trưởng thành sớm, từ lúc vừa vào trung học, mẹ cô đã thảo luận với cô chuyện sau này có thể học đại học hay không. Mẹ cô mơ hồ ám chỉ, vì có em trai nên trong tương lai khó lòng mà cho cô đi học đại học được. Nhưng Hứa Triển lại nói chắc như đinh đóng cột, “Con nhất định phải vào đại học!”
Đây không phải là già mồm, không phải là suy nghĩ phấn đấu hoang đường, cũng không phải là muốn làm khó mẹ. Hứa Triển thật sự là một cô gái lạc quan, cô muốn tự nắm vận mệnh của mình, sau đó thay đổi số mệnh của mẹ và em trai.
Vì vậy, sau khi tốt nghiệp, Hứa Triển đã lao đầu đi tìm việc làm thêm kiếm tiền, lúc đầu là rửa bát đĩa ở quán ăn, rồi lại chạy đến cổng Sở bưu chính bán thẻ điện thoại. Công việc làm thêm thay đổi liên tục, đa dạng, đủ để có thể viết thành một cuốn “Thánh kinh làm thêm” dành cho các học sinh nghèo.
Đến thời phổ thông, thành tích bán hàng của Hứa Triển có thể so với hai cửa hàng ở cổng trường. Nhìn vào gầm giường của Hứa Triển, từ hạt dưa, đồ uống, thuốc lá, đến các loại tiểu thuyết ngôn tình hay kiếm hiệp, cần gì cũng có, hơn nữa chỉ một cú điện thoại là sẽ được đưa đến tận nhà. Mua nhiều ưu đãi nhiều, miễn phí tiền gửi, luôn tươi cười phục vụ.
Sau đó, đối thủ cạnh tranh đỏ sọc mắt, giở trò đối đầu với cô. Phải biết rằng ông chủ cửa hàng đó là bà con thân thích đến tám chín đời với cô chủ nhiệm! Tất cả mọi người đều nghĩ rằng Hứa Triển lành ít dữ nhiều rồi.
Không ngờ, sau khi Hứa Triển vào văn phòng hiệu trưởng, một lúc lâu sau, cô hiệu trưởng hai mắt đỏ hoe đích thân đưa Hứa Triển ra ngoài. Từ đó về sau, ngay cả cô hiệu trưởng cũng thỉnh thoảng mua ở chỗ Hứa Triển gói hạt dưa, đồ ăn vặt hay một vài thứ linh tinh.
Đợt thi đại học, trong khi người khác đang suy tính xem nên đăng kí nguyện vọng vào đâu, thì Hứa Triển lại mở sổ tiết kiệm, tính toán lợi nhuận rồi chia cho các khoản học phí, thậm chí là những khoản dùng khi học ở thành phố, sau đó nghiêm túc đăng kí thi vào Học viện Sư phạm.
Thử tính xem, Học viện Sư phạm nhiều cái gì? Nhiều nữ sinh! Sinh vật gì tiêu nhiều tiền nhất? Đương nhiên là nữ sinh!
Đáng tiếc, Hứa Triển tính toán kĩ đến đâu cũng không lường đến bước này, thậm chí còn có ý định bỏ trốn một ngày.
Nhận chăn xong, Hứa Triển vẫn không vội về. Cô phát hiện ra, khu nhà của nữ sinh nằm ở chỗ sâu nhất trong trường, cách khu nhà có một hàng rào lưới đan, ngăn bãi tập rộng lớn với vườn trường. Bên kia hàng rào là một đường chạy, phía trong có mấy chiếc xe kỳ quái, nhìn qua đã biết là vô cùng đắt đỏ. Không phải là xe của các giáo sư đấy chứ?
Dạo một vòng quanh phía ngoài ký túc xá, Hứa Triển ôm chăn trở về. Đột nhiên, cô liếc nhìn thấy có hai nam sinh viên đang chật vật kéo theo cái túi to gần bằng người đi tới. Có lẽ là do lê trên mặt đất quá lâu, cái túi bị rách một lỗ, bên trong đầy dây điện và ốc vít, nhiều linh kiện kim loại bị rơi ra ngoài.
Hai nam sinh kia luống cuống chân tay, vội vàng nhặt linh kiện lên, cọ cọ chùi chùi vào quần, như thể đó là bảo bối vậy.
Hứa Triển vội vàng chạy lại, hỏi: “Cần giúp gì không?”
Hai anh chàng thấy Hứa Triển còn đang ôm chăn, nhanh miệng nói không cần.
Hứa Triển đi lên phía trước, nói: “Em muốn nói là, các anh có cần mượn vali không?” Hai anh chàng còn đang ủ rũ không biết nên đưa thứ này đi như thế nào, vừa nghe nói đến cái vali, hai mắt liền sáng lên: “Người đẹp, em có vali? Tốt quá! Thế thì phiền em cho bọn anh mượn một lát.”
Hứa Triển tỏ vẻ khó xử, cắn môi nói: “Thật ra cái vali đấy đựng hành lý, em mua hộ người khác, bây giờ cô ấy tạm thời không cần đến, nhưng nếu mà đem đựng ốc vít thì em sợ là sẽ bị hỏng mất…Hay là thế này đi, em cho các anh thuê, hai mươi đồng là đã trừ hao rồi, em sẽ bảo lại bạn em sau. Thế nào?”
Hai anh chàng quả nhiên không ngờ một em gái chất phác thế này mà lại nói chuyện tiền nong kiểu như vậy, trong lúc nhất thời có chút sững sờ.
Hứa Triển lại tiếp tục: “Được rồi! Em quyết định cho, một giá thôi, mười đồng, thế nào?”
Trong hai người có một anh chàng hom hem, anh ta nhìn cái túi rách nát, lại nhìn về phía hàng rào bên kia, rồi nói: “Được, cô lấy mau đi, bọn tôi phải nhanh chóng đem đống này về.”
Tốt rồi! Hứa Triển sung sướng ôm chăn chạy về phòng, chuẩn bị bước vào khởi đầu tốt đẹp của một tân giáo viên. Cô ném chăn lên giường, kéo hành lý ra. Thoạt nhìn thì cánh tay gầy gò kia có vẻ yếu ớt, nhưng cô có thể bê vali lên đổ hết đống đồ ở trong xuống giường.
Ba cô nàng trong phòng cũng phải ngoái lại, nhìn chằm chằm vào cô bé chưa đến một mét sáu ôm cái vali chạy thục mạng ra ngoài. Đáng tiếc, lúc đổ quần áo lên giường, cô không biết rằng mấy thứ đồ bay lung tung, một cái áo lót trắng và đôi tất vải thô rơi ngay xuống đầu cô nàng có mái tóc óng mượt, khiến cô nàng thét lên một tiếng thảm thiết.
Hứa Triển không biết mình đã không còn đường lui với cô chị thượng hạng cùng phòng. Cô hồ hởi kéo cái vali còn chưa xé mác về phía hai anh chàng kia, cười tủm tỉm nhận mười đồng tiền thuê, tinh thần phục vụ cũng đạt đến độ chuyên nghiệp, nhiệt tình muốn giúp họ chuyển linh kiện vào vali.
Đáng tiếc, người ta mặt mũi bặm trợn, nhanh tay chuyển đồ sang rồi kéo vali đi về phía một cánh cửa nhỏ ở cạnh hàng rào. Hứa Triển cũng tò mò muốn đi theo.
Một anh chàng ngăn lại, “Đây là chỗ riêng tư, cô không vào được.”
Lúc này Hứa Triển mới phát hiện ra trên hàng rào có một biển hiệu ghi tên câu lạc bộ xe gì đó.
“Nhưng mà vali của em còn trong tay các anh, nếu các anh cầm đồ chạy mất thì làm sao?”
Đúng lúc này, tiếng động cơ rền vang truyền đến, một chiếc xe đua màu cà phê đi qua cửa nách, chợt dừng lại.
Cửa xe mở ra một góc bốn mươi lăm độ, giống như lúc bồ câu sải cánh, bên trong có một người đàn ông mặc bộ quần áo thoải mái màu trắng. Hứa Triển sửng sốt, điều đầu tiên hiện lên trong đầu là: Đẹp trai quá!
Thật sự rất đẹp trai. Đời bất công cho quá ít đàn ông đẹp trai, mà trước mắt cô đây lại là một người. Mái tóc ngắn gọn gàng, vầng trán rộng, đôi mày kiếm dày hơi nhíu lại, đặc biệt là đôi mắt một mí. Mặc dù anh ta ngồi trong xe nhưng cũng dễ dàng thấy được rằng anh ta khá cao, vóc người tương đối rắn chắc.
Không đợi Hứa Triển ngắm đủ, người đàn ông đó đã lạnh lùng lên tiếng, chẳng hiểu sao giọng nói lại hơi khàn khàn: “Có mỗi việc đến phòng thường trực lấy cái túi về mà cũng lâu thế hả? Mau đem vào ga ra đi.”
Anh chàng gầy gò luống cuống: “Uông tổng, cái túi đấy rách giữa đường, chúng tôi phải mượn cái vali của cô bé này, cô ta không yên tâm nên cứ lẽo đẽo theo đến đây.”
Nghe xong, anh chàng đẹp trai họ Uông kia liếc Hứa Triển một cái, đột nhiên dừng ánh mắt lại, nhìn cô chằm chằm.
Hứa Triển bị dung mạo của đối phương làm cho mê muội, nhưng cô vẫn chưa đến nỗi ngớ ngẩn, cô tự biết dựa vào mình đây không thể nào khiến mỹ nam vừa thấy đã yêu được. Cô vô thức đưa tay lên quệt quệt mặt. Không phải là bị bẩn gì đấy chứ?
Người đàn ông kia mỉm cười, “Em là Hứa Triển.”
Còn nhớ lúc mới nhập trường, trong khoảnh khắc bước vào phòng ký túc, Hứa Triển đã biết rằng, bốn năm đại học tới, mình sẽ phải thi gan đấu trí với yêu quái rồi.
Cô là nữ sinh đạt thành tích tốt ở một huyện nhỏ, việc thi đỗ vào một trường sư phạm thật khiến người khác phải hâm mộ. Cô dự định học chuyên ngành Hán ngữ, rồi xin vào làm giáo viên dạy Văn ở một trường Trung học. Cuộc sống bình yên quả thực đã sắp nằm trong tầm tay.
Nhưng, tại sao cả khoa tiếng Trung lại chỉ có một mình cô bị chuyển tới ở ký túc xá của khoa Nghệ thuật?
Căn phòng này có cả thảy bốn giường, ba giường ở giữa đều đã bị chiếm, chỉ còn lại chiếc giường kê gần cửa là trống không.
“Em gái à, ký túc của khoa tiếng Trung không đủ, vừa hay bên chỗ của khoa nghệ thuật còn một giường trống. Em cũng gặp may đấy, sang đấy để mấy cô chị khai sáng đầu óc cho, cảm nhận hơi thở nghệ thuật một tẹo.” Cô phụ trách ký túc xá nhìn cô gái bé nhỏ quê mùa trước mặt, dõng dạc nói vài câu rồi vội vã bỏ đi.
Hứa Triển đeo chiếc ba lô trông như quả bom, kéo theo cả chiếc va li không thương hiệu, ngập ngừng bắt chuyện với ba cô chị trong phòng: “Chào…chào các chị, em là Hứa Triển.”
Kết quả, ai cũng có việc riêng, chẳng thèm liếc cô lấy một cái.
Có ba cô nàng khóa trên. Một cô đang đứng trên ban công, tai đeo headphone, trên người là bộ quần áo phóng khoáng, đặc biệt là chiếc áo ba lỗ hở ngực hở rốn. Cô nàng lắc đầu theo nhịp nhạc, thắt lưng đong đưa dẻo như sợi mỳ, mái tóc nhuộm đỏ rực tung bay. Mơ hồ có tiếng huýt sáo truyền từ phía đối diện lại.
Còn có một cô gái khác đang ngồi trên giường, mái tóc suôn mượt óng ả, khuôn mặt trắng nõn thanh tú động lòng người. Cô nàng cầm điện thoại di động, không ngừng tự chụp ảnh ở mọi góc độ, lúc thì cố trợn to hai mắt, khi lại nắm tay chống lên cằm; khi là gương mặt với nụ cười chúm chím ở góc nghiêng bốn mươi lăm độ, lúc sau lại kéo thấp cổ áo xuống, cố để ép cho rõ rãnh ngực, hai mắt tròn xoe lúng liếng.
Cô lia ánh mắt về phía người có vẻ bình thường nhất. Mái tóc cắt ngắn gọn gàng, trên người là bộ đồ ngủ màu hồng phấn, cô nàng đang ngồi trước máy vi tính, vừa cười khúc khích vừa tán gẫu qua mạng.
Hứa Triển xấu hổ thu nụ cười lại, kéo vali nhét dưới gầm giường, đặt ba lô xuống, rồi lẳng lặng đi xuống tầng dưới. Một thân gầy còm chen giữa đám tân sinh viên và phụ huynh, thật đúng như là nước luồn giữa bầy cá. Cô cố chen lên phía trước, nhận chăn và đồ dùng vệ sinh cá nhân.
Đáng nhẽ cô không phải một thân một mình thế này, mẹ và em trai cô cũng muốn cùng cô đến nhập học, còn bàn tính mấy hôm liền. Thế nhưng, “lão ta” về, lão say khướt, còn đánh thằng em trai mới mười tuổi của cô một trận nhừ tử, lại giáng cho cô hai cái tát. Hứa Triển cực kỳ tức giận, nếu không có mẹ ngăn cản, có lẽ cô đã dùng cánh tay gầy gò của mình, cầm theo chai rượu mà nện thẳng vào cái đầu hói một nửa của lão.
“Triển Triển, không được, ông ta là bố con mà.”
Bố con chết lâu rồi! Rốt cuộc thì câu này vẫn không được nói ra. Mẹ nhìn vào đôi mắt đỏ hoe của cô…Ngay lúc đó, những nếp nhăn trên mặt dường như càng sâu hơn. Người phụ nữ bốn mươi tuổi, lại bị những tang thương của cuộc đời biến thành bà lão tám mươi tuổi không chừng. Còn đâu hình ảnh hoa khôi của trường nữa?
Nếu không phải vì cuộc sống, vì nuôi sống mình, mẹ thà rằng thủ tiết chứ quyết không chịu lấy một gã bợm rượu, một tên công nhân quèn thấp lùn thô kệch trong mỏ quặng.
“Chị, đau quá…” Tối hôm đó, thằng em trai cùng mẹ khác cha chui vào trong chăn của cô, hai mắt ướt nhèm, vươn cánh tay sưng đỏ ra.
Hứa Triển lấy rượu thuốc bôi cho em, đợi em ngủ say rồi mới lôi sổ ghi chép của mình ra. Cô âm thầm quyết định, không phiền mẹ và em trai tiễn nữa, chỗ tiền mua vé còn thừa sẽ dành để mua cho em trai một cái máy ghi âm, thằng nhóc lèo nhèo đã lâu rồi, cô cũng nên mua cho nó một món quà, chắc hẳn nó sẽ rất thích…Dù sao thì vẫn là trẻ con, niềm vui thật dễ dàng mua được.
Sau khi mẹ cô sinh em trai, thân thể yếu đi nhiều, cuộc sống của cả nhà chỉ trông vào tiền lương của ông bố dượng. Bố dượng cô làm ở một khu mỏ quặng trái phép, mỗi tháng kiếm được bốn ngàn. Đây là con số không nhỏ đối với một cái huyện nhỏ, nhưng cũng là cái cớ để lão có thể đánh đập vợ con. Tuy nhiên, muốn nuôi một sinh viên ăn học trên tỉnh thì số tiền đó quả là trứng chọi đá.
Hứa Triển trưởng thành sớm, từ lúc vừa vào trung học, mẹ cô đã thảo luận với cô chuyện sau này có thể học đại học hay không. Mẹ cô mơ hồ ám chỉ, vì có em trai nên trong tương lai khó lòng mà cho cô đi học đại học được. Nhưng Hứa Triển lại nói chắc như đinh đóng cột, “Con nhất định phải vào đại học!”
Đây không phải là già mồm, không phải là suy nghĩ phấn đấu hoang đường, cũng không phải là muốn làm khó mẹ. Hứa Triển thật sự là một cô gái lạc quan, cô muốn tự nắm vận mệnh của mình, sau đó thay đổi số mệnh của mẹ và em trai.
Vì vậy, sau khi tốt nghiệp, Hứa Triển đã lao đầu đi tìm việc làm thêm kiếm tiền, lúc đầu là rửa bát đĩa ở quán ăn, rồi lại chạy đến cổng Sở bưu chính bán thẻ điện thoại. Công việc làm thêm thay đổi liên tục, đa dạng, đủ để có thể viết thành một cuốn “Thánh kinh làm thêm” dành cho các học sinh nghèo.
Đến thời phổ thông, thành tích bán hàng của Hứa Triển có thể so với hai cửa hàng ở cổng trường. Nhìn vào gầm giường của Hứa Triển, từ hạt dưa, đồ uống, thuốc lá, đến các loại tiểu thuyết ngôn tình hay kiếm hiệp, cần gì cũng có, hơn nữa chỉ một cú điện thoại là sẽ được đưa đến tận nhà. Mua nhiều ưu đãi nhiều, miễn phí tiền gửi, luôn tươi cười phục vụ.
Sau đó, đối thủ cạnh tranh đỏ sọc mắt, giở trò đối đầu với cô. Phải biết rằng ông chủ cửa hàng đó là bà con thân thích đến tám chín đời với cô chủ nhiệm! Tất cả mọi người đều nghĩ rằng Hứa Triển lành ít dữ nhiều rồi.
Không ngờ, sau khi Hứa Triển vào văn phòng hiệu trưởng, một lúc lâu sau, cô hiệu trưởng hai mắt đỏ hoe đích thân đưa Hứa Triển ra ngoài. Từ đó về sau, ngay cả cô hiệu trưởng cũng thỉnh thoảng mua ở chỗ Hứa Triển gói hạt dưa, đồ ăn vặt hay một vài thứ linh tinh.
Đợt thi đại học, trong khi người khác đang suy tính xem nên đăng kí nguyện vọng vào đâu, thì Hứa Triển lại mở sổ tiết kiệm, tính toán lợi nhuận rồi chia cho các khoản học phí, thậm chí là những khoản dùng khi học ở thành phố, sau đó nghiêm túc đăng kí thi vào Học viện Sư phạm.
Thử tính xem, Học viện Sư phạm nhiều cái gì? Nhiều nữ sinh! Sinh vật gì tiêu nhiều tiền nhất? Đương nhiên là nữ sinh!
Đáng tiếc, Hứa Triển tính toán kĩ đến đâu cũng không lường đến bước này, thậm chí còn có ý định bỏ trốn một ngày.
Nhận chăn xong, Hứa Triển vẫn không vội về. Cô phát hiện ra, khu nhà của nữ sinh nằm ở chỗ sâu nhất trong trường, cách khu nhà có một hàng rào lưới đan, ngăn bãi tập rộng lớn với vườn trường. Bên kia hàng rào là một đường chạy, phía trong có mấy chiếc xe kỳ quái, nhìn qua đã biết là vô cùng đắt đỏ. Không phải là xe của các giáo sư đấy chứ?
Dạo một vòng quanh phía ngoài ký túc xá, Hứa Triển ôm chăn trở về. Đột nhiên, cô liếc nhìn thấy có hai nam sinh viên đang chật vật kéo theo cái túi to gần bằng người đi tới. Có lẽ là do lê trên mặt đất quá lâu, cái túi bị rách một lỗ, bên trong đầy dây điện và ốc vít, nhiều linh kiện kim loại bị rơi ra ngoài.
Hai nam sinh kia luống cuống chân tay, vội vàng nhặt linh kiện lên, cọ cọ chùi chùi vào quần, như thể đó là bảo bối vậy.
Hứa Triển vội vàng chạy lại, hỏi: “Cần giúp gì không?”
Hai anh chàng thấy Hứa Triển còn đang ôm chăn, nhanh miệng nói không cần.
Hứa Triển đi lên phía trước, nói: “Em muốn nói là, các anh có cần mượn vali không?” Hai anh chàng còn đang ủ rũ không biết nên đưa thứ này đi như thế nào, vừa nghe nói đến cái vali, hai mắt liền sáng lên: “Người đẹp, em có vali? Tốt quá! Thế thì phiền em cho bọn anh mượn một lát.”
Hứa Triển tỏ vẻ khó xử, cắn môi nói: “Thật ra cái vali đấy đựng hành lý, em mua hộ người khác, bây giờ cô ấy tạm thời không cần đến, nhưng nếu mà đem đựng ốc vít thì em sợ là sẽ bị hỏng mất…Hay là thế này đi, em cho các anh thuê, hai mươi đồng là đã trừ hao rồi, em sẽ bảo lại bạn em sau. Thế nào?”
Hai anh chàng quả nhiên không ngờ một em gái chất phác thế này mà lại nói chuyện tiền nong kiểu như vậy, trong lúc nhất thời có chút sững sờ.
Hứa Triển lại tiếp tục: “Được rồi! Em quyết định cho, một giá thôi, mười đồng, thế nào?”
Trong hai người có một anh chàng hom hem, anh ta nhìn cái túi rách nát, lại nhìn về phía hàng rào bên kia, rồi nói: “Được, cô lấy mau đi, bọn tôi phải nhanh chóng đem đống này về.”
Tốt rồi! Hứa Triển sung sướng ôm chăn chạy về phòng, chuẩn bị bước vào khởi đầu tốt đẹp của một tân giáo viên. Cô ném chăn lên giường, kéo hành lý ra. Thoạt nhìn thì cánh tay gầy gò kia có vẻ yếu ớt, nhưng cô có thể bê vali lên đổ hết đống đồ ở trong xuống giường.
Ba cô nàng trong phòng cũng phải ngoái lại, nhìn chằm chằm vào cô bé chưa đến một mét sáu ôm cái vali chạy thục mạng ra ngoài. Đáng tiếc, lúc đổ quần áo lên giường, cô không biết rằng mấy thứ đồ bay lung tung, một cái áo lót trắng và đôi tất vải thô rơi ngay xuống đầu cô nàng có mái tóc óng mượt, khiến cô nàng thét lên một tiếng thảm thiết.
Hứa Triển không biết mình đã không còn đường lui với cô chị thượng hạng cùng phòng. Cô hồ hởi kéo cái vali còn chưa xé mác về phía hai anh chàng kia, cười tủm tỉm nhận mười đồng tiền thuê, tinh thần phục vụ cũng đạt đến độ chuyên nghiệp, nhiệt tình muốn giúp họ chuyển linh kiện vào vali.
Đáng tiếc, người ta mặt mũi bặm trợn, nhanh tay chuyển đồ sang rồi kéo vali đi về phía một cánh cửa nhỏ ở cạnh hàng rào. Hứa Triển cũng tò mò muốn đi theo.
Một anh chàng ngăn lại, “Đây là chỗ riêng tư, cô không vào được.”
Lúc này Hứa Triển mới phát hiện ra trên hàng rào có một biển hiệu ghi tên câu lạc bộ xe gì đó.
“Nhưng mà vali của em còn trong tay các anh, nếu các anh cầm đồ chạy mất thì làm sao?”
Đúng lúc này, tiếng động cơ rền vang truyền đến, một chiếc xe đua màu cà phê đi qua cửa nách, chợt dừng lại.
Cửa xe mở ra một góc bốn mươi lăm độ, giống như lúc bồ câu sải cánh, bên trong có một người đàn ông mặc bộ quần áo thoải mái màu trắng. Hứa Triển sửng sốt, điều đầu tiên hiện lên trong đầu là: Đẹp trai quá!
Thật sự rất đẹp trai. Đời bất công cho quá ít đàn ông đẹp trai, mà trước mắt cô đây lại là một người. Mái tóc ngắn gọn gàng, vầng trán rộng, đôi mày kiếm dày hơi nhíu lại, đặc biệt là đôi mắt một mí. Mặc dù anh ta ngồi trong xe nhưng cũng dễ dàng thấy được rằng anh ta khá cao, vóc người tương đối rắn chắc.
Không đợi Hứa Triển ngắm đủ, người đàn ông đó đã lạnh lùng lên tiếng, chẳng hiểu sao giọng nói lại hơi khàn khàn: “Có mỗi việc đến phòng thường trực lấy cái túi về mà cũng lâu thế hả? Mau đem vào ga ra đi.”
Anh chàng gầy gò luống cuống: “Uông tổng, cái túi đấy rách giữa đường, chúng tôi phải mượn cái vali của cô bé này, cô ta không yên tâm nên cứ lẽo đẽo theo đến đây.”
Nghe xong, anh chàng đẹp trai họ Uông kia liếc Hứa Triển một cái, đột nhiên dừng ánh mắt lại, nhìn cô chằm chằm.
Hứa Triển bị dung mạo của đối phương làm cho mê muội, nhưng cô vẫn chưa đến nỗi ngớ ngẩn, cô tự biết dựa vào mình đây không thể nào khiến mỹ nam vừa thấy đã yêu được. Cô vô thức đưa tay lên quệt quệt mặt. Không phải là bị bẩn gì đấy chứ?
Người đàn ông kia mỉm cười, “Em là Hứa Triển.”