Chạy như bay xuống tầng, đi băng qua lối đi dưới hàng cây cổ thụ đến cuối con đường là nhà ăn chung của 1942.
Trên con đường ấy có một người đàn ông đang bước rất chậm. Liên Kiều nhếch môi, tay vuốt chỉnh lại tóc tai, hít một hơi thật sâu rồi hai bàn tay nắm hờ ở sau lưng, chân cố ý nhẹ nhàng bước tới cạnh người đàn ông đang vừa đi vừa nghĩ ngợi kia.
Cô ta đi sóng vai cạnh anh vài bước rồi mà dường như anh chẳng phát hiện ra. Rút cuộc anh đang nghĩ gì vậy. Chắc chắn anh phải biết cô ta đang lù lù ở đây.
Cô ta ho nhẹ và cuối cùng anh cũng nghiêng mặt nhìn qua cho cô ta một nụ cười đẹp như hoa nở, khiến đầu óc cô ta như được tung bay lên trời xanh.
Nhưng chỉ sau hai giây, nụ cười đó biến mất tiêu và thay bằng cái nhăn mày.
“Em làm phiền anh suy nghĩ à?” Liên Kiều tươi cười.
Anh lại quay mặt về con đường phía trước.
Cô ta không nói nữa, chỉ im lặng đi bên cạnh anh. Khi thấy sắp tới cửa nhà ăn chung, cô ta lấy hết can đảm gọi tên Lệ Liệt Nông.
Theo Liên Kiều nghe ngóng được, chiều nay Lệ Liệt Nông sẽ rời khỏi đây chục ngày. Cứ nghĩ đến chuyện mình không thể nói ra trong chục ngày tới, cô ta thấy rất khó chịu.
Tiếng gọi “Lệ Liệt Nông” thứ hai mới làm anh dừng bước và nhìn cô ta.
Cô ta bối rối co chặt nắm tay, nói: “Ngày hôm đó… Hứa Qua… Hứa Qua có nói với em… Em đã hiểu rồi.”
Anh vẫn chờ cô ta nói tiếp, biểu cảm chẳng có chút nào thay đổi. Cái sự bình thản này khiến Liên Kiều bỗng nhiên chùn bước. Cô ta thở một hơi và nói không dám ngắt nghỉ: “Bông hoa hôm ấy anh đưa em rất thơm, em rất thích.”
Cô ta nghĩ mình đã biểu đạt đủ rõ ràng, là người lớn cả rồi ai cũng sẽ hiểu.
Vài ngày qua, cô ta tua đi tua lại lời của Hứa Qua nói trong nhà xưởng ấy, trằn trọc không ngủ nổi. Điều khiến cô ta tự tin hơn chính là vì câu cửa miệng của Hứa Qua: Trên thế giới này, Hứa Qua là người hiểu Artenza nhất.
Cô ta lại lấy hết can đảm nói ra một câu cuối cùng: “Em nguyện ý chờ anh, dù cho là bao lâu.”
Trong không khí mờ sương ở nơi đây, cô ta có thể thấy ý cười thoáng qua mắt anh, như thể cô ta vừa thành công tự sáng tác một câu chuyện hài.
“Lệ Liệt Nông?”
“Cô tin những chuyện tầm phào đó của Hứa Qua à?” Giọng anh mang chút nuông chiều: “Cô chưa biết Hứa Qua lâu, nên không hiểu cô ấy rồi. Cô ấy thích nhất là làm biên kịch đó. Cũng vì đặc thù công việc nên mỗi lời nói dối của cô ấy còn thật hơn cả sự thật.”
Cô ta vội lắc đầu, chẳng kịp nghĩ gì mà nói: “Chẳng nhẽ đứng trước cái chết cũng bịa chuyện được sao?”
Lúc đó, Hứa Qua vừa nói vừa rơi nước mắt mà.
Cô ta không cho Lệ Liệt Nông cơ hội phản bác: “Tại sao Hứa Qua lại làm vậy trước mặt một người phụ nữ khác cũng thích chồng chưa cưới của mình? Chẳng phải nói như vậy là tạo điều kiện cho người ta tiến công sao?”
Sự nôn nóng của cô ta bị dội nước lạnh: “Những lời cô vừa nói tôi coi như chưa từng nghe được. Tại sao Hứa Qua lại kể những thứ đó cho cô thì cô tự tìm hiểu, điều duy nhất tôi có thể khẳng định là bạn đời của Lệ Liệt Nông chỉ có thể là Hứa Qua.”
Cô ta còn định nói thêm nhưng ánh mắt cảnh cáo của Lệ Liệt Nông khiến cô ta chỉ có thể đứng sững ở đó.
Lệ Liệt Nông gật đầu chào “Tạm biệt” rồi rất nhanh bước về phía trước.
Sáng hôm nay, nhân viên trong nhà ăn bàn tán về chuyện nhà lãnh đạo của họ chỉ ăn có một nửa đ ĩa thức ăn, à không, chỉ một phần ba.
Một người phụ nữ đậm người nói: “Ngài Lệ chắc nghĩ về Amanda rồi. Trong lúc ăn sáng, không ít lần cậu ấy nhìn sang chỗ con bé hay ngồi.” Ý bà ấy là chính vì thế mà anh ăn không vào.
Khi Lệ Liệt Nông quay lại 1942 thì trời đã vào đông.
Hứa Qua đã hơn hai mươi ngày qua không có mặt ở 1942. Chính Isabel là người luôn nắm được hành tung của Hứa Qua cũng không biết cô đã ở đâu trong thời gian qua.
Lệ Liệt Nông về 1942 vào lúc 3 giờ chiều. Nhưng đến bữa tối, Liên Kiều không thấy Lệ Liệt Nông ở nhà ăn. Ngược lại, cô ta nghe được những cô nàng khác hóng hớt rằng Lệ Liệt Nông đã qua phòng ở của Hứa Qua lúc 4 giờ chiều.
Một cô gái luôn đi cùng Hứa Qua nhìn Liên Kiều, đề cao giọng như cố tình để cô ta nghe cho rõ: “Ngài Lệ nãy ở trong phòng Amanda hơn nửa tiếng, sau đó gọi người vào dọn dẹp phòng cô ấy, còn đòi thay đổi bộ chăn gối và rèm nữa, nhưng màu sắc phải y như lúc trước. Còn dặn họ mai phải đem chúng ra phơi nắng trưa.”
“Amanda vẫn chưa về sao?” Có người hỏi cô gái đó.
Lỗ tai Liên Kiều dựng đứng.
“Lần này Amanda sẽ ở ngoài rất lâu.” Cô gái ấy uể oải trả lời rồi đứng lên, vừa đi vừa nói “Có biết vì sao ngài Lệ dặn phải đem đồ trong phòng Amanda phơi nắng không? Vì ngài Lệ cực kỳ ghét mùi ẩm mốc.”
“Mùi ẩm mốc chính là lời nhắc nhở vô hình cho thấy chủ nhân căn phòng đã rất lâu không ở đó.”
Đứng ở dưới mái ngoài nhà ăn, chẳng hiểu sao Liên Kiều đón nhận biết bao ánh mắt ghét bỏ, hằn học của các thành viên 1942, như thể đang nói rằng: Chính người này cứ bám dai ở đây khiến Amanda của họ phải rời đi.
Cho dù chẳng ai nói ra nhưng Liên Kiều biết rõ trong đầu mọi người, cô từ cô nàng người Mỹ đáng yêu trở thành một vị khách không được chào đón.
Điểm này Liên Kiều cũng sớm đoán được, vì động cơ của cô ta chẳng tốt đẹp gì. Nhưng 24 năm qua, Lệ Liệt Nông là người duy nhất mà cô ta rung động, muốn theo đuổi. Hơn nữa, 20 ngày trước cô ta đã được Hứa Qua thuyết phục rằng mình không tưởng bở.
Ngày hôm sau, Liên Kiều đẩy cửa bước vào phòng làm việc của Lệ Liệt Nông. Cô ta đang đại diện cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa giấy tờ cho Lệ Liệt Nông.
Anh chẳng hề liếc mắt nhìn cô ta, nhàn nhạt nói: “Mời ngồi.”
Nửa tiếng tiếp theo, Liên Kiều ngồi yên một bên nghe tiếng gõ phím. Khi tiếng gõ phím chậm lại và dừng hẳn, cô ta ngẩng đầu lên thì thấy Lệ Liệt Nông đang nhìn mình. Anh nhìn cô ta rồi lại nhìn vào đống văn bản trên bàn. Anh không ngẩng đầu lên, hỏi: “Cô muốn nói gì vậy?”
Giọng anh rất nhẹ nhàng khiến cô ta mơ màng nhìn tóc anh rồi nhìn xuống sàn nhà, rồi lại nhìn vào tóc anh.
Cô ta bắt đầu kể một số chuyện cỏn con hồi tuổi thơ của mình, như câu chuyện cô ta bị khám bệnh nhầm và uống sai thuốc một thời gian, sau đó trí nhớ không được tốt lắm.
Khi cô ta đang hào hứng kể lể thì…
“Đổi đề tài đi.” Lệ Liệt Nông nói vậy đấy.
Được thôi, đổi thì đổi.
Vì thế Liên Kiều bắt đầu chuyển sang trách móc người mẹ vô trách nhiệm của mình, khiến cô ta từ nhỏ tới lớn không được nhận chút gì tình thương từ mẹ. Vậy nên thấy ba mẹ mình ly hôn, cô ta ngược lại còn thấy thật nhẹ nhõm.
Thời gian đầu, cô ta ngày nào cũng gọi điện hỏi thăm mẹ mình, về sau đến một cuộc điện thoại cô ta cũng lười biếng.
“Tôi đã rất lâu không gặp bà ấy rồi.” Liên Kiều nói.
Động tác của anh dừng lại.
“Tôi phát hiện mình cũng chẳng còn nghĩ tới bà ấy nữa.”
Anh ngẩng đầu, bốn mắt nhìn nhau rồi lại nhìn vào đống tài liệu cô ta mang tới.
Không khí bỗng nhiên trở nên gượng gạo.
“Ngài Lệ, tôi cần đổi đề tài nữa không?”
“Không cần, tối tôi sẽ xem chúng.”
“Hở?”
Anh gác tay lên bàn làm việc nhìn cô ta: “Bất luận thế nào, chúng tôi đều phải cảm ơn cô. Tối nay tôi sẽ xem cẩn thận chỗ tài liệu này, hiện tại tôi có chuyện khác cần xử lý.”
Rõ là lệnh đuổi khách.
Đứng ở cửa văn phòng, Liên Kiều không nhịn được quay đầu lại và nhìn thấy Lệ Liệt Nông lại vùi đầu vào làm việc.
Trưa hôm sau, Liên Kiều nghe tin từ Liên Hách rằng 1942 bị ngân hàng Thuỵ Sĩ đóng băng tài khoản.
Cô ta đi nhanh tới văn phòng trung tâm của 1942. Từ xa cô ta nhìn thấy một đoàn xe đỗ trước cửa toà nhà. Mỗi lần như vậy đều thể hiện rằng Lệ Liệt Nông sắp rời khỏi đây.
Khi Liên Kiều chạy tới nơi, một nửa chỗ xe đã đi về phía cổng lớn. Cô ta ngang ngược chạy ra chắn trước một chiếc xe. Mấy phút sau, tài xế đang đứng ở một nơi không xa, còn Liên Kiều đứng cạnh chiếc xe với cửa sổ mở xuống một nửa. Giọng Lệ Liệt Nông không lộ cảm xúc gì: “Tôi hy vọng chuyện như vậy sẽ không có lần thứ hai.”
“Lệ Liệt Nông,” Liên Kiều vẫn còn thở hổn hển: “Ba em nói ông ấy có thể giúp anh.”
Ánh mắt của Lệ Liệt Nông lúc này khiến Liên Kiều đột nhiên muốn tìm một lỗ chui xuống đất. Cô ta vội vàng giải thích: “Lệ Liệt Nông, đừng hiểu lầm, em không có ý bảo anh không có khả năng giải quyết vấn đề. Chỉ là… Chỉ là em không muốn thấy anh vất vả bôn ba.”
Ngày hôm qua ở văn phòng, cô ta có thể nhận ra anh đang mệt mỏi.
“Cô không cần giải thích nữa đâu, giúp tôi cảm ơn ý tốt của ông Liên.” Lệ Liệt Nông vừa nói vừa sửa sang lại một bên cổ tay áo: “Cô Liên, tôi phải sửa một câu của cô. Đừng dùng danh nghĩa cá nhân của tôi cho những vấn đề như vậy. 1942 là một tập thể lớn, và chúng tôi chưa bao giờ gặp khó khăn là đi tìm chỗ dựa.”
Rồi anh ngẩng đầu nhìn cô ta chăm chú: “Mà với 1942, cô Liên chỉ là một vì khách từ xa đến.”
Trong nháy mắt, tầm nhìn trước mắt cô ta trở nên mờ mờ.
Mấy tờ khăn giấy được anh đưa ra từ trong xe, Liên Kiều duỗi tay nhận lấy lau nước mắt.
Lệ Liệt Nông nhìn thoáng qua đồng hồ rồi nói: “Giờ tôi không có nhiều thời gian. Cô có biết vì sao hôm qua tôi lại nghe cô nói nhiều chuyện như vậy trong văn phòng không?”
“Thói quen là một thứ đáng ghét. Con người rất khó có thể thoát ra khỏi thói quen ăn sâu của mình. Như tôi từ nhỏ tới lớn sẽ luôn dùng bàn chải răng màu xanh và kem đánh răng màu trắng. Sự kết hợp đó khiến tôi cảm thấy sạch sẽ như ý, tâm trạng đầu ngày sẽ tốt hơn.”
“Nhưng có một ngày, bàn chải màu xanh bị thay bằng bàn chải màu xám, tôi liền cảm thấy lấn cấn. Cảm giác lấn cấn này có thể khiến tôi khó chịu mơ hồ, buồn bực trong lòng.”
Lệ Liệt Nông ngẩng đầu lần nữa: “Chuyện hôm qua cô ngồi nói chuyện ở phòng tôi cũng vậy đó, hệt như một chiếc bàn chải màu ghi mà tôi không quen thuộc, tự dưng lòng sẽ thấy khó chịu.”
“Trong căn phòng im lặng đó, tôi nhớ về những câu chuyện linh tinh, tiếng càm ràm tự nói chuyện của cô ấy. Chính vì vậy, tôi đã nhờ cô phá vỡ sự yên tĩnh lúc ấy. Nhưng cuối cùng tôi lại tự khiến bản thân khó chịu. Cho dù câu chuyện cô nói hay ho, đặc biệt đến đâu, nó chẳng hề khiến tôi vui vẻ, giải toả chút nào.”
Đây là lần đầu tiên Liên Kiều nghe Lệ Liệt Nông nói liến thoắn như vậy, mà cô ta tựa như bị đánh ngang, điếc tạm thời.
Anh đang nói về người hôm qua nhiều chuyện trong văn phòng mình là cô ta sao?
Lệ Liệt Nông nhìn thẳng cô ta: “Hứa Qua rất thích buôn chuyện. Trước đây tôi vẫn cho rằng mình khó chịu mỗi lần phải nghe cô ấy càm ràm, nhưng sau hôm qua thì tôi nhận ra mình không hề ghét điều đó chút nào. Tôi nghĩ nó có thể là thói quen của tôi rồi.”
“Cô Liên là người thông minh, tôi nghĩ cô sẽ hiểu những gì tôi vừa nói.”
Liên Kiều nhìn đoàn xe rời đi.
Tối hôm nay, Liên Kiều gọi điện cho bạn mình là một người rất dày dạn trong tình trường, cùng thảo luận về “tình yêu và thói quen có phải là một?”
Nghe những lời khẳng định chắc nịch của cô bạn mà Liên Kiều sướng như mở cờ.
“Thói quen là thói quen, còn yêu là yêu.”
Một tuần sau, Lệ Liệt Nông trở về từ Washington.
Lúc này, Liên Kiều không kịp nhìn thấy Lệ Liệt Nông vì anh trở lại trụ sở 1942 chưa đầy 30 tiếng đã lại rời đi. Lần này, anh không có đoàn xe tuỳ tùng, chỉ mang theo hai người ở đội cận vệ.
Nhìn khuôn mặt u ám của cô nàng Ireland và tình trạng uể oải của Isabel, kèm theo biểu cảm sung sướng của bạn thân Hứa Qua khi nhìn hai người đó khiến Liên Kiều đoán chắc mục đích Lệ Liệt Nông đi lần này liên quan đến Hứa Qua.
Điều khiến cô ta dễ chịu hơn một chút trong lòng chính là Lệ Liệt Nông đi vội khi anh nghe tin báo từ bộ phận quân sự của 1942. Cô ta đoán rằng chắc anh vì đại cục nên mới đi tìm Hứa Qua.
Tháng 11 sắp qua, Hứa Qua trở về cùng Lệ Liệt Nông.
Dưới ánh đèn sáng, sau một cơn gió mùa, hai người mặc hai chiếc áo khoác tối màu giống nhau, chùm mũ lông kín mít. Một trước một sau, Hứa Qua đi theo Lệ Liệt Nông bước qua trước cửa sổ phòng Liên Kiều.
Sau cơn mưa, trên mặt đất có nhiều vũng nước lớn. Sau khi sải chân dài của anh bước qua một vũng nước, anh dừng lại đưa tay cho Hứa Qua đằng sau.
Nhưng Hứa Qua làm như không thấy, cô đi vòng qua vũng nước rồi vượt qua vai Lệ Liệt Nông đi lên đằng trước. Lệ Liệt Nông đứng lại một lúc rồi đi sau Hứa Qua.
Không biết có phải do cô ta tưởng bở hay không, khi Lệ Liệt Nông dừng lại lúc đó, anh như nhìn về phía cô ta. Bàn tay nắm bức rèm của Liên Kiều cuộn chặt lại.
Chẳng mất mấy thời gian, Lệ Liệt Nông đã đuổi kịp Hứa Qua. Đi qua vũng nước to tiếp theo, Lệ Liệt Nông đã bế ngang Hứa Qua, mặc cho người được bế vung tay vung chân.
Đi qua vũng nước ấy, Lệ Liệt Nông vẫn không buông Hứa Qua xuống. Trời ngày càng tối, cô ta không nhìn rõ nữa vì họ đã đi xa, nhưng Hứa Qua có vẻ không còn giãy giụa.
Sáng sớm, Liên Kiều mở to mắt nhìn trần nhà rồi bước xuống giường. Cô ta thay giày chạy bộ rồi chạy một vòng quanh khu nhà ở. Cuối cùng, bước chân dừng lại trước cửa toà nhà vẫn còn bị làn sương mờ giăng quanh.
Toà nhà hai tầng cũ kỹ này là chỉ có duy nhất một căn hộ. Đó là nơi nhà lãnh đạo của 1942. Cô ta từng được vào tham quan một lần, tầng một là phòng bếp, tầng hai là phòng tập thể dục và phòng làm việc. Một căn phòng nhỏ dùng làm nhà kho.
Cô ta từng nhìn thấy Lệ Liệt Nông đứng ở ban công tầng hai uống rượu. Điều khiến cô ta ngạc nhiên chính là lúc phát hiện anh hút thuốc và uống rượu.
Cửa toà nhà bị đóng chặt, Liên Kiều ngồi lên bậc thang ở thềm. Ở cái nơi rừng rú giữa biên giới Séc và Áo này, khuôn viên 400km vuông đẹp tựa như tiên cảnh ở trần gian.
Cô ta chống tay lên má, nhìn cảnh hùng vĩ của dãy Alps. Cho đến khi sau lưng có tiếng bước chân, cô ta quay đầu lại, mỉm cười.
“Lệ Liệt…”
Âm cuối đã kịp dừng lại. Đứng sau lưng cô ta không phải Lệ Liệt Nông, là Hứa Qua.
“Tối qua tôi ngủ với Artenza.” Hứa Qua không phải lần đầu tiên nói với cô ta câu này.
Chả cần Hứa Qua nói câu đó, với giờ này, và ở nơi này Hứa Qua đi ra đã khiến cô ta tự hiểu được rồi.
Sáng sớm im ắng, Liên Kiều đứng lên từ bậc thang. Kế tiếp, dùng ngón chân cô ta cũng đoán được Hứa Qua sẽ dùng giọng điệu sung sướng thoả mãn mà khoe khoang tối qua họ ở trong phòng làm gì. À không, ở trên giường làm gì.
Cô ta kéo lại khoá mơ-tuya áo khoác, đi xuống bậc thang định chạy tiếp.
Ở bậc thang cuối, cô ta suýt nữa bước ngã vì một câu nói của Hứa Qua từ sau lưng.
Nhưng may, cô ta không ngã mà tiếp tục chạy được tiếp. Giọng Hứa Qua văng vẳng trong đầu: “Tôi và anh ấy đã đăng ký kết hôn rồi, ở Las Vegas.”
Một giây đó, Liên Kiều cảm giác như mình bị mất đi mọi kỹ năng.
Cô ta như một con rối gỗ, quay cổ lại một cách máy móc.
*
Sáng sớm tháng 11 năm 2013, ở trước cửa nhà Lệ Liệt Nông, Hứ Qua đứng ở trên bậc thang cao nhìn xuống người phụ nữ có khuôn mặt giống mình như đúc.
Khuôn mặt ấy tái nhợt như tuyết.
Nhìn khuôn mặt ấy, cô nhấc bàn tay khiến cho đối phương nhìn thấy chiếc nhẫn trên ngón áp út. Cô nói từng từ: “Trở về đi, hãy về California đi.”
Liên Kiều quay đi, gió mùa đông thổi bay lọn tóc dài ngang lưng của cô ta.
Nhiều năm trước, tóc Hứa Qua cũng từng dài như vậy. Sợi tóc rất to nhưng mềm, rất khó để tết tóc nên đã bao phen làm khổ dì Mai.
Ở khu phố cổ Jerusalem, Hứa Qua chơi đùa vui vẻ dưới ánh mặt trời, chạy qua chạy lại trong những hẻm nhỏ. Đến khi về nhà thì tóc cô như một cái ổ bùi nhùi, khiến dì Mai tức đen mặt: “Hứa Qua, con còn hay lộn xộn, dì sẽ đi mua một cái kéo rồi cắt trọc.” Chính vì câu nói đó của dì Mai mà không ít lần cô trải qua ác mộng đầu mình trọc.
“Hứa Qua, dì nói này, tại sao một người lười lại thích để tóc dài?”
Còn vì sao nữa, chính là để Artenza xem đó. Con trai ai cũng thích những cô gái tóc dài. Nhưng cô gái tóc dài đó tên là Liên Kiều.
Chẳng cần làm những điều to lớn, chẳng cần nói thật nhiều, nhưng Artenza đã vài lần lạc trong ánh mắt và nụ cười tươi tắn đó.
Dù vậy, Hứa Qua không ghét liên Kiều.
À, không ghét khác với ghen nhé. Chỉ là, trong lòng Hứa Qua âm thầm hâm mộ cô gái lớn lên với điều kiện tốt đẹp như vậy ở California.
Chỉ có một cô gái với điều kiện như vậy mới có nụ cười xán lạn đến vậy. Nụ cười ấy khiến Hứa Qua cảm giác như ánh nắng mặt trời chiếu tới những góc tối nhất trong tâm hồn, khiến Liên Kiều thật toả sáng giữa đám đông.
Một người lớn lên từ gian khổ như anh xứng đáng một cô gái ấm áp, tươi vui như vậy. Chính vì ý nghĩ đó nên mới có một màn kịch ở chỗ nhà xưởng hoang. Ừm, cô làm điều đó vì tương lai của cả ba người họ.
“Nữ ma đầu” Hứa Qua rất vất vả mới dựng lên được màn kịch hoàn hảo như vậy, nhưng…
Cô xoay xoay chiếc nhẫn trên ngón áp út.
Khi Lệ Liệt Nông cầm nhẫn xuất hiện trước mặt, nói rằng “Hứa Qua, chúng ta kết hôn đi”, lòng cô lại xao động. Hôm đó trời gió rất to, rất lạnh. Có lẽ cơn gió to ấy đã khiến cô quên đi hình ảnh Liên Kiều ấm áp.
Hứa Qua quay đầu, mở cửa đi vào trong.
Trên con đường ấy có một người đàn ông đang bước rất chậm. Liên Kiều nhếch môi, tay vuốt chỉnh lại tóc tai, hít một hơi thật sâu rồi hai bàn tay nắm hờ ở sau lưng, chân cố ý nhẹ nhàng bước tới cạnh người đàn ông đang vừa đi vừa nghĩ ngợi kia.
Cô ta đi sóng vai cạnh anh vài bước rồi mà dường như anh chẳng phát hiện ra. Rút cuộc anh đang nghĩ gì vậy. Chắc chắn anh phải biết cô ta đang lù lù ở đây.
Cô ta ho nhẹ và cuối cùng anh cũng nghiêng mặt nhìn qua cho cô ta một nụ cười đẹp như hoa nở, khiến đầu óc cô ta như được tung bay lên trời xanh.
Nhưng chỉ sau hai giây, nụ cười đó biến mất tiêu và thay bằng cái nhăn mày.
“Em làm phiền anh suy nghĩ à?” Liên Kiều tươi cười.
Anh lại quay mặt về con đường phía trước.
Cô ta không nói nữa, chỉ im lặng đi bên cạnh anh. Khi thấy sắp tới cửa nhà ăn chung, cô ta lấy hết can đảm gọi tên Lệ Liệt Nông.
Theo Liên Kiều nghe ngóng được, chiều nay Lệ Liệt Nông sẽ rời khỏi đây chục ngày. Cứ nghĩ đến chuyện mình không thể nói ra trong chục ngày tới, cô ta thấy rất khó chịu.
Tiếng gọi “Lệ Liệt Nông” thứ hai mới làm anh dừng bước và nhìn cô ta.
Cô ta bối rối co chặt nắm tay, nói: “Ngày hôm đó… Hứa Qua… Hứa Qua có nói với em… Em đã hiểu rồi.”
Anh vẫn chờ cô ta nói tiếp, biểu cảm chẳng có chút nào thay đổi. Cái sự bình thản này khiến Liên Kiều bỗng nhiên chùn bước. Cô ta thở một hơi và nói không dám ngắt nghỉ: “Bông hoa hôm ấy anh đưa em rất thơm, em rất thích.”
Cô ta nghĩ mình đã biểu đạt đủ rõ ràng, là người lớn cả rồi ai cũng sẽ hiểu.
Vài ngày qua, cô ta tua đi tua lại lời của Hứa Qua nói trong nhà xưởng ấy, trằn trọc không ngủ nổi. Điều khiến cô ta tự tin hơn chính là vì câu cửa miệng của Hứa Qua: Trên thế giới này, Hứa Qua là người hiểu Artenza nhất.
Cô ta lại lấy hết can đảm nói ra một câu cuối cùng: “Em nguyện ý chờ anh, dù cho là bao lâu.”
Trong không khí mờ sương ở nơi đây, cô ta có thể thấy ý cười thoáng qua mắt anh, như thể cô ta vừa thành công tự sáng tác một câu chuyện hài.
“Lệ Liệt Nông?”
“Cô tin những chuyện tầm phào đó của Hứa Qua à?” Giọng anh mang chút nuông chiều: “Cô chưa biết Hứa Qua lâu, nên không hiểu cô ấy rồi. Cô ấy thích nhất là làm biên kịch đó. Cũng vì đặc thù công việc nên mỗi lời nói dối của cô ấy còn thật hơn cả sự thật.”
Cô ta vội lắc đầu, chẳng kịp nghĩ gì mà nói: “Chẳng nhẽ đứng trước cái chết cũng bịa chuyện được sao?”
Lúc đó, Hứa Qua vừa nói vừa rơi nước mắt mà.
Cô ta không cho Lệ Liệt Nông cơ hội phản bác: “Tại sao Hứa Qua lại làm vậy trước mặt một người phụ nữ khác cũng thích chồng chưa cưới của mình? Chẳng phải nói như vậy là tạo điều kiện cho người ta tiến công sao?”
Sự nôn nóng của cô ta bị dội nước lạnh: “Những lời cô vừa nói tôi coi như chưa từng nghe được. Tại sao Hứa Qua lại kể những thứ đó cho cô thì cô tự tìm hiểu, điều duy nhất tôi có thể khẳng định là bạn đời của Lệ Liệt Nông chỉ có thể là Hứa Qua.”
Cô ta còn định nói thêm nhưng ánh mắt cảnh cáo của Lệ Liệt Nông khiến cô ta chỉ có thể đứng sững ở đó.
Lệ Liệt Nông gật đầu chào “Tạm biệt” rồi rất nhanh bước về phía trước.
Sáng hôm nay, nhân viên trong nhà ăn bàn tán về chuyện nhà lãnh đạo của họ chỉ ăn có một nửa đ ĩa thức ăn, à không, chỉ một phần ba.
Một người phụ nữ đậm người nói: “Ngài Lệ chắc nghĩ về Amanda rồi. Trong lúc ăn sáng, không ít lần cậu ấy nhìn sang chỗ con bé hay ngồi.” Ý bà ấy là chính vì thế mà anh ăn không vào.
Khi Lệ Liệt Nông quay lại 1942 thì trời đã vào đông.
Hứa Qua đã hơn hai mươi ngày qua không có mặt ở 1942. Chính Isabel là người luôn nắm được hành tung của Hứa Qua cũng không biết cô đã ở đâu trong thời gian qua.
Lệ Liệt Nông về 1942 vào lúc 3 giờ chiều. Nhưng đến bữa tối, Liên Kiều không thấy Lệ Liệt Nông ở nhà ăn. Ngược lại, cô ta nghe được những cô nàng khác hóng hớt rằng Lệ Liệt Nông đã qua phòng ở của Hứa Qua lúc 4 giờ chiều.
Một cô gái luôn đi cùng Hứa Qua nhìn Liên Kiều, đề cao giọng như cố tình để cô ta nghe cho rõ: “Ngài Lệ nãy ở trong phòng Amanda hơn nửa tiếng, sau đó gọi người vào dọn dẹp phòng cô ấy, còn đòi thay đổi bộ chăn gối và rèm nữa, nhưng màu sắc phải y như lúc trước. Còn dặn họ mai phải đem chúng ra phơi nắng trưa.”
“Amanda vẫn chưa về sao?” Có người hỏi cô gái đó.
Lỗ tai Liên Kiều dựng đứng.
“Lần này Amanda sẽ ở ngoài rất lâu.” Cô gái ấy uể oải trả lời rồi đứng lên, vừa đi vừa nói “Có biết vì sao ngài Lệ dặn phải đem đồ trong phòng Amanda phơi nắng không? Vì ngài Lệ cực kỳ ghét mùi ẩm mốc.”
“Mùi ẩm mốc chính là lời nhắc nhở vô hình cho thấy chủ nhân căn phòng đã rất lâu không ở đó.”
Đứng ở dưới mái ngoài nhà ăn, chẳng hiểu sao Liên Kiều đón nhận biết bao ánh mắt ghét bỏ, hằn học của các thành viên 1942, như thể đang nói rằng: Chính người này cứ bám dai ở đây khiến Amanda của họ phải rời đi.
Cho dù chẳng ai nói ra nhưng Liên Kiều biết rõ trong đầu mọi người, cô từ cô nàng người Mỹ đáng yêu trở thành một vị khách không được chào đón.
Điểm này Liên Kiều cũng sớm đoán được, vì động cơ của cô ta chẳng tốt đẹp gì. Nhưng 24 năm qua, Lệ Liệt Nông là người duy nhất mà cô ta rung động, muốn theo đuổi. Hơn nữa, 20 ngày trước cô ta đã được Hứa Qua thuyết phục rằng mình không tưởng bở.
Ngày hôm sau, Liên Kiều đẩy cửa bước vào phòng làm việc của Lệ Liệt Nông. Cô ta đang đại diện cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa giấy tờ cho Lệ Liệt Nông.
Anh chẳng hề liếc mắt nhìn cô ta, nhàn nhạt nói: “Mời ngồi.”
Nửa tiếng tiếp theo, Liên Kiều ngồi yên một bên nghe tiếng gõ phím. Khi tiếng gõ phím chậm lại và dừng hẳn, cô ta ngẩng đầu lên thì thấy Lệ Liệt Nông đang nhìn mình. Anh nhìn cô ta rồi lại nhìn vào đống văn bản trên bàn. Anh không ngẩng đầu lên, hỏi: “Cô muốn nói gì vậy?”
Giọng anh rất nhẹ nhàng khiến cô ta mơ màng nhìn tóc anh rồi nhìn xuống sàn nhà, rồi lại nhìn vào tóc anh.
Cô ta bắt đầu kể một số chuyện cỏn con hồi tuổi thơ của mình, như câu chuyện cô ta bị khám bệnh nhầm và uống sai thuốc một thời gian, sau đó trí nhớ không được tốt lắm.
Khi cô ta đang hào hứng kể lể thì…
“Đổi đề tài đi.” Lệ Liệt Nông nói vậy đấy.
Được thôi, đổi thì đổi.
Vì thế Liên Kiều bắt đầu chuyển sang trách móc người mẹ vô trách nhiệm của mình, khiến cô ta từ nhỏ tới lớn không được nhận chút gì tình thương từ mẹ. Vậy nên thấy ba mẹ mình ly hôn, cô ta ngược lại còn thấy thật nhẹ nhõm.
Thời gian đầu, cô ta ngày nào cũng gọi điện hỏi thăm mẹ mình, về sau đến một cuộc điện thoại cô ta cũng lười biếng.
“Tôi đã rất lâu không gặp bà ấy rồi.” Liên Kiều nói.
Động tác của anh dừng lại.
“Tôi phát hiện mình cũng chẳng còn nghĩ tới bà ấy nữa.”
Anh ngẩng đầu, bốn mắt nhìn nhau rồi lại nhìn vào đống tài liệu cô ta mang tới.
Không khí bỗng nhiên trở nên gượng gạo.
“Ngài Lệ, tôi cần đổi đề tài nữa không?”
“Không cần, tối tôi sẽ xem chúng.”
“Hở?”
Anh gác tay lên bàn làm việc nhìn cô ta: “Bất luận thế nào, chúng tôi đều phải cảm ơn cô. Tối nay tôi sẽ xem cẩn thận chỗ tài liệu này, hiện tại tôi có chuyện khác cần xử lý.”
Rõ là lệnh đuổi khách.
Đứng ở cửa văn phòng, Liên Kiều không nhịn được quay đầu lại và nhìn thấy Lệ Liệt Nông lại vùi đầu vào làm việc.
Trưa hôm sau, Liên Kiều nghe tin từ Liên Hách rằng 1942 bị ngân hàng Thuỵ Sĩ đóng băng tài khoản.
Cô ta đi nhanh tới văn phòng trung tâm của 1942. Từ xa cô ta nhìn thấy một đoàn xe đỗ trước cửa toà nhà. Mỗi lần như vậy đều thể hiện rằng Lệ Liệt Nông sắp rời khỏi đây.
Khi Liên Kiều chạy tới nơi, một nửa chỗ xe đã đi về phía cổng lớn. Cô ta ngang ngược chạy ra chắn trước một chiếc xe. Mấy phút sau, tài xế đang đứng ở một nơi không xa, còn Liên Kiều đứng cạnh chiếc xe với cửa sổ mở xuống một nửa. Giọng Lệ Liệt Nông không lộ cảm xúc gì: “Tôi hy vọng chuyện như vậy sẽ không có lần thứ hai.”
“Lệ Liệt Nông,” Liên Kiều vẫn còn thở hổn hển: “Ba em nói ông ấy có thể giúp anh.”
Ánh mắt của Lệ Liệt Nông lúc này khiến Liên Kiều đột nhiên muốn tìm một lỗ chui xuống đất. Cô ta vội vàng giải thích: “Lệ Liệt Nông, đừng hiểu lầm, em không có ý bảo anh không có khả năng giải quyết vấn đề. Chỉ là… Chỉ là em không muốn thấy anh vất vả bôn ba.”
Ngày hôm qua ở văn phòng, cô ta có thể nhận ra anh đang mệt mỏi.
“Cô không cần giải thích nữa đâu, giúp tôi cảm ơn ý tốt của ông Liên.” Lệ Liệt Nông vừa nói vừa sửa sang lại một bên cổ tay áo: “Cô Liên, tôi phải sửa một câu của cô. Đừng dùng danh nghĩa cá nhân của tôi cho những vấn đề như vậy. 1942 là một tập thể lớn, và chúng tôi chưa bao giờ gặp khó khăn là đi tìm chỗ dựa.”
Rồi anh ngẩng đầu nhìn cô ta chăm chú: “Mà với 1942, cô Liên chỉ là một vì khách từ xa đến.”
Trong nháy mắt, tầm nhìn trước mắt cô ta trở nên mờ mờ.
Mấy tờ khăn giấy được anh đưa ra từ trong xe, Liên Kiều duỗi tay nhận lấy lau nước mắt.
Lệ Liệt Nông nhìn thoáng qua đồng hồ rồi nói: “Giờ tôi không có nhiều thời gian. Cô có biết vì sao hôm qua tôi lại nghe cô nói nhiều chuyện như vậy trong văn phòng không?”
“Thói quen là một thứ đáng ghét. Con người rất khó có thể thoát ra khỏi thói quen ăn sâu của mình. Như tôi từ nhỏ tới lớn sẽ luôn dùng bàn chải răng màu xanh và kem đánh răng màu trắng. Sự kết hợp đó khiến tôi cảm thấy sạch sẽ như ý, tâm trạng đầu ngày sẽ tốt hơn.”
“Nhưng có một ngày, bàn chải màu xanh bị thay bằng bàn chải màu xám, tôi liền cảm thấy lấn cấn. Cảm giác lấn cấn này có thể khiến tôi khó chịu mơ hồ, buồn bực trong lòng.”
Lệ Liệt Nông ngẩng đầu lần nữa: “Chuyện hôm qua cô ngồi nói chuyện ở phòng tôi cũng vậy đó, hệt như một chiếc bàn chải màu ghi mà tôi không quen thuộc, tự dưng lòng sẽ thấy khó chịu.”
“Trong căn phòng im lặng đó, tôi nhớ về những câu chuyện linh tinh, tiếng càm ràm tự nói chuyện của cô ấy. Chính vì vậy, tôi đã nhờ cô phá vỡ sự yên tĩnh lúc ấy. Nhưng cuối cùng tôi lại tự khiến bản thân khó chịu. Cho dù câu chuyện cô nói hay ho, đặc biệt đến đâu, nó chẳng hề khiến tôi vui vẻ, giải toả chút nào.”
Đây là lần đầu tiên Liên Kiều nghe Lệ Liệt Nông nói liến thoắn như vậy, mà cô ta tựa như bị đánh ngang, điếc tạm thời.
Anh đang nói về người hôm qua nhiều chuyện trong văn phòng mình là cô ta sao?
Lệ Liệt Nông nhìn thẳng cô ta: “Hứa Qua rất thích buôn chuyện. Trước đây tôi vẫn cho rằng mình khó chịu mỗi lần phải nghe cô ấy càm ràm, nhưng sau hôm qua thì tôi nhận ra mình không hề ghét điều đó chút nào. Tôi nghĩ nó có thể là thói quen của tôi rồi.”
“Cô Liên là người thông minh, tôi nghĩ cô sẽ hiểu những gì tôi vừa nói.”
Liên Kiều nhìn đoàn xe rời đi.
Tối hôm nay, Liên Kiều gọi điện cho bạn mình là một người rất dày dạn trong tình trường, cùng thảo luận về “tình yêu và thói quen có phải là một?”
Nghe những lời khẳng định chắc nịch của cô bạn mà Liên Kiều sướng như mở cờ.
“Thói quen là thói quen, còn yêu là yêu.”
Một tuần sau, Lệ Liệt Nông trở về từ Washington.
Lúc này, Liên Kiều không kịp nhìn thấy Lệ Liệt Nông vì anh trở lại trụ sở 1942 chưa đầy 30 tiếng đã lại rời đi. Lần này, anh không có đoàn xe tuỳ tùng, chỉ mang theo hai người ở đội cận vệ.
Nhìn khuôn mặt u ám của cô nàng Ireland và tình trạng uể oải của Isabel, kèm theo biểu cảm sung sướng của bạn thân Hứa Qua khi nhìn hai người đó khiến Liên Kiều đoán chắc mục đích Lệ Liệt Nông đi lần này liên quan đến Hứa Qua.
Điều khiến cô ta dễ chịu hơn một chút trong lòng chính là Lệ Liệt Nông đi vội khi anh nghe tin báo từ bộ phận quân sự của 1942. Cô ta đoán rằng chắc anh vì đại cục nên mới đi tìm Hứa Qua.
Tháng 11 sắp qua, Hứa Qua trở về cùng Lệ Liệt Nông.
Dưới ánh đèn sáng, sau một cơn gió mùa, hai người mặc hai chiếc áo khoác tối màu giống nhau, chùm mũ lông kín mít. Một trước một sau, Hứa Qua đi theo Lệ Liệt Nông bước qua trước cửa sổ phòng Liên Kiều.
Sau cơn mưa, trên mặt đất có nhiều vũng nước lớn. Sau khi sải chân dài của anh bước qua một vũng nước, anh dừng lại đưa tay cho Hứa Qua đằng sau.
Nhưng Hứa Qua làm như không thấy, cô đi vòng qua vũng nước rồi vượt qua vai Lệ Liệt Nông đi lên đằng trước. Lệ Liệt Nông đứng lại một lúc rồi đi sau Hứa Qua.
Không biết có phải do cô ta tưởng bở hay không, khi Lệ Liệt Nông dừng lại lúc đó, anh như nhìn về phía cô ta. Bàn tay nắm bức rèm của Liên Kiều cuộn chặt lại.
Chẳng mất mấy thời gian, Lệ Liệt Nông đã đuổi kịp Hứa Qua. Đi qua vũng nước to tiếp theo, Lệ Liệt Nông đã bế ngang Hứa Qua, mặc cho người được bế vung tay vung chân.
Đi qua vũng nước ấy, Lệ Liệt Nông vẫn không buông Hứa Qua xuống. Trời ngày càng tối, cô ta không nhìn rõ nữa vì họ đã đi xa, nhưng Hứa Qua có vẻ không còn giãy giụa.
Sáng sớm, Liên Kiều mở to mắt nhìn trần nhà rồi bước xuống giường. Cô ta thay giày chạy bộ rồi chạy một vòng quanh khu nhà ở. Cuối cùng, bước chân dừng lại trước cửa toà nhà vẫn còn bị làn sương mờ giăng quanh.
Toà nhà hai tầng cũ kỹ này là chỉ có duy nhất một căn hộ. Đó là nơi nhà lãnh đạo của 1942. Cô ta từng được vào tham quan một lần, tầng một là phòng bếp, tầng hai là phòng tập thể dục và phòng làm việc. Một căn phòng nhỏ dùng làm nhà kho.
Cô ta từng nhìn thấy Lệ Liệt Nông đứng ở ban công tầng hai uống rượu. Điều khiến cô ta ngạc nhiên chính là lúc phát hiện anh hút thuốc và uống rượu.
Cửa toà nhà bị đóng chặt, Liên Kiều ngồi lên bậc thang ở thềm. Ở cái nơi rừng rú giữa biên giới Séc và Áo này, khuôn viên 400km vuông đẹp tựa như tiên cảnh ở trần gian.
Cô ta chống tay lên má, nhìn cảnh hùng vĩ của dãy Alps. Cho đến khi sau lưng có tiếng bước chân, cô ta quay đầu lại, mỉm cười.
“Lệ Liệt…”
Âm cuối đã kịp dừng lại. Đứng sau lưng cô ta không phải Lệ Liệt Nông, là Hứa Qua.
“Tối qua tôi ngủ với Artenza.” Hứa Qua không phải lần đầu tiên nói với cô ta câu này.
Chả cần Hứa Qua nói câu đó, với giờ này, và ở nơi này Hứa Qua đi ra đã khiến cô ta tự hiểu được rồi.
Sáng sớm im ắng, Liên Kiều đứng lên từ bậc thang. Kế tiếp, dùng ngón chân cô ta cũng đoán được Hứa Qua sẽ dùng giọng điệu sung sướng thoả mãn mà khoe khoang tối qua họ ở trong phòng làm gì. À không, ở trên giường làm gì.
Cô ta kéo lại khoá mơ-tuya áo khoác, đi xuống bậc thang định chạy tiếp.
Ở bậc thang cuối, cô ta suýt nữa bước ngã vì một câu nói của Hứa Qua từ sau lưng.
Nhưng may, cô ta không ngã mà tiếp tục chạy được tiếp. Giọng Hứa Qua văng vẳng trong đầu: “Tôi và anh ấy đã đăng ký kết hôn rồi, ở Las Vegas.”
Một giây đó, Liên Kiều cảm giác như mình bị mất đi mọi kỹ năng.
Cô ta như một con rối gỗ, quay cổ lại một cách máy móc.
*
Sáng sớm tháng 11 năm 2013, ở trước cửa nhà Lệ Liệt Nông, Hứ Qua đứng ở trên bậc thang cao nhìn xuống người phụ nữ có khuôn mặt giống mình như đúc.
Khuôn mặt ấy tái nhợt như tuyết.
Nhìn khuôn mặt ấy, cô nhấc bàn tay khiến cho đối phương nhìn thấy chiếc nhẫn trên ngón áp út. Cô nói từng từ: “Trở về đi, hãy về California đi.”
Liên Kiều quay đi, gió mùa đông thổi bay lọn tóc dài ngang lưng của cô ta.
Nhiều năm trước, tóc Hứa Qua cũng từng dài như vậy. Sợi tóc rất to nhưng mềm, rất khó để tết tóc nên đã bao phen làm khổ dì Mai.
Ở khu phố cổ Jerusalem, Hứa Qua chơi đùa vui vẻ dưới ánh mặt trời, chạy qua chạy lại trong những hẻm nhỏ. Đến khi về nhà thì tóc cô như một cái ổ bùi nhùi, khiến dì Mai tức đen mặt: “Hứa Qua, con còn hay lộn xộn, dì sẽ đi mua một cái kéo rồi cắt trọc.” Chính vì câu nói đó của dì Mai mà không ít lần cô trải qua ác mộng đầu mình trọc.
“Hứa Qua, dì nói này, tại sao một người lười lại thích để tóc dài?”
Còn vì sao nữa, chính là để Artenza xem đó. Con trai ai cũng thích những cô gái tóc dài. Nhưng cô gái tóc dài đó tên là Liên Kiều.
Chẳng cần làm những điều to lớn, chẳng cần nói thật nhiều, nhưng Artenza đã vài lần lạc trong ánh mắt và nụ cười tươi tắn đó.
Dù vậy, Hứa Qua không ghét liên Kiều.
À, không ghét khác với ghen nhé. Chỉ là, trong lòng Hứa Qua âm thầm hâm mộ cô gái lớn lên với điều kiện tốt đẹp như vậy ở California.
Chỉ có một cô gái với điều kiện như vậy mới có nụ cười xán lạn đến vậy. Nụ cười ấy khiến Hứa Qua cảm giác như ánh nắng mặt trời chiếu tới những góc tối nhất trong tâm hồn, khiến Liên Kiều thật toả sáng giữa đám đông.
Một người lớn lên từ gian khổ như anh xứng đáng một cô gái ấm áp, tươi vui như vậy. Chính vì ý nghĩ đó nên mới có một màn kịch ở chỗ nhà xưởng hoang. Ừm, cô làm điều đó vì tương lai của cả ba người họ.
“Nữ ma đầu” Hứa Qua rất vất vả mới dựng lên được màn kịch hoàn hảo như vậy, nhưng…
Cô xoay xoay chiếc nhẫn trên ngón áp út.
Khi Lệ Liệt Nông cầm nhẫn xuất hiện trước mặt, nói rằng “Hứa Qua, chúng ta kết hôn đi”, lòng cô lại xao động. Hôm đó trời gió rất to, rất lạnh. Có lẽ cơn gió to ấy đã khiến cô quên đi hình ảnh Liên Kiều ấm áp.
Hứa Qua quay đầu, mở cửa đi vào trong.