- Suy nghĩ của ngươi có lý, Ngụy công cũng từng nói với ta chuyện này, nhưng kho gạo đầy mới sinh lễ nghi, ta chưa bao giờ thích người thiện lương cùng khổ, không thể cả đời làm trâu ngựa, tới khi chết cũng chẳng được mấy bữa no, làm người như thế là thất bại, thậm chí có thể nói là bi ai. Còn về thứ gọi là lễ nghi thì sau này mới tạo thành, nếu như mỗi đứa bé đều được giáo dục hệ thống chính quy, lo lắng của ngươi nên là lo lắng của tiên sinh mới đúng, ở vị trí nào lo việc đó, bọn họ là tiên sinh phải suy nghĩ tới đạo đức của bọn nhỏ, ngươi là ngự sử, đem chuyện phát sinh trong thiên hạ nói cho bệ hạ là bổn phận.
Phất tay ngăn phụ nhân muốn đi tới thi lễ, tâm tình Hoàng Vũ tựa hồ tốt lên nhiều, cảm giác Vân Diệp cấp cho hắn như vị chí hữu lâu năm hơn là một vị hầu gia, bất giác chắp tay sau lưng, hai người chỉ trỏ đi trong trang, nói cười vui vẻ.
Phong cảnh Vân gia trang đúng là rất đẹp, cái đẹp này không phải ở sơn thủy mà là ở người, bất kể là ông già ngủ gật trên ghế trúc hay là bà bà ngồi dưới gốc cây bện giày, đều làm người ta thư thản, thiếu phụ trẻ vừa làm việc, vừa không quên đưa nôi, đứa bé múp míp vơn bàn tay ra muốn chạm vào con hổ vải trước mặt, những đứa bé lớn hơn chút thì mặc yếm đỏ, để mông trần đuổi gà khắp vườn. Hoàng Vũ nhìn thấy cảnh này luôn mỉm cười, con người sống tới mức này còn cần gì nữa? Một trang tử giàu có như vậy nếu có chuyện hắc ám xảy ra mới là trời cao bất công.
- Vân hầu, khi hạ quan tới nghe thấy một lão hán y phục tả tơi nói ông ta một năm phải nộp cho Vân gia trang sáu quan, hầu gia không biết khi đó hạ quan phẫn nộ thế nào, nhất là nghe nói nhi tử của ông ta xuất chinh bên ngoài mới được miễn tô, làm hạ quan thấy hầu gia là địa chủ độc ác nhất trên đời, còn nghe nói ngài thu thuế cả trẻ con trong cữ, hạ quan muốn đồng quy vu tận với ngài. Mong hầu gia nói với hạ quan chuyện này không phải sự thật, một trang tử mỹ hảo như thế không nên có những chuyện này.
Vân Diệp cười, chuyện trong trang y chẳng biết bao, quản gia thường trong lúc nhàn hạ kể cho y như chuyện cười, nghe Hoàng Vũ nói vậy liền dắt hắn tới mấy căn nhà phía sau, còn chưa tới nơi Hoàng Vũ đã nhìn thấy lão hán kia mặc áo cộc quần cộc, nằm nghỉ dưới bóng cây, trên bàn nhỏ bên cạnh còn có ấm rượu, đậu nành trong đĩa đã bị ăn quá nửa, vỏ chất một đống, thiếu phụ mặc váy đỏ đang dọn dẹp, nhìn thấu hầu gia tới xấu hổ cúi đầu xuống, gọi một tiếng cha đánh thức lão hán.
Lão hán mở mắt, lập tức đứng dậy mời Vân Diệp và Hoàng Vũ ngồi, bảo thiếu phụ mau đi lấy thêm đậu nành, Vân Diệp không khách khí, ngồi xuống ghế tựa cầm bầu rượu lên ngửi, nhíu mày nói:
- Ông cũng là phú hộ trong trang rồi, sao còn uống rượu rẻ tiền này, đi Trường An bán lương ăn mặc cho ra hồn một chút, ăn mặc rách rưới làm mất mặt Vân gia trang.
Lão hán vừa lấy nước sôi trang cốc, vừa nói với Vân Diệp:
- Hầu gia, mặc y phục đẹp người ta biết ngay từ trang chúng ta ra, một đấu lúa mạch bán cho người khác bốn đồng, bán cho trang chúng ta là năm đồng, đám bất lương, hết cách, lão hán làm việc trong ruộng hai ngày, không tắm rửa đã tới Trường An, quả nhiên nhiêu này có tác dụng, lúa mạch trong nhà bán được bốn đồng năm, mua về bốn đồng ba, cái áo rách của lão hán kiếm được hơn bốn trăm đồng đấy.
Hoàng Vũ không hiểu sao vừa mua vừa bán lại có giá chênh lệch, đám thương hộ bất lương sao có thể người khác mua đi bán lại một thứ, như vậy họ còn kiếm tiền thế nào nữa, đem nghi vấn thỉnh giáo lão hán. Bạn đang xem truyện được sao chép tại: chấm c.o.m
- Thương hộ không phải là khỉ lột da biến thành, làm sao kiếm lợi từ tay bọn họ được, mua lương thực ba đồng sáu, bán ra năm đồng, một đấu chênh một đồng bốn, như thế chẳng phải lão hán lỗ chết à, lúa mạch trong nhà sản lượng cao nhưng không ngon, mì cho vào nồi liền thành hồ, chẳng lẽ ăn hồ cả năm?
- May là bệ hạ nhân nghĩa, vì giảm giá lương nên bảo hộ mua bán lớn, nhập vào bán ra ngang giá, lúa mạch trong nhà đẹp đẽ, được tính loại một, lúa mạch nhà khác không đẹp nhưng ngon, chỉ được tính là loại hai, như thế một đảm lúa mạch được lãi ba đồng, hai mươi đảm của lão hán tự nhiên thêm một đảm, mua bán như thế kiếm đâu ra được, mai lão hán chuẩn bị giúp hương thân đi đổi, phần dư thuộc về lão hán, coi như tiền công vất vả. Nghe người trong thành nói bệ hạ sắp làm khả hãn gì gì đó, đúng là hãn tốt, không hãn không được.
- Ông muốn nói bệ hạ không hiểu kinh doanh cứ nói ra, lần trước Hách lão đầu còn mắng bệ hạ là đồ ngốc, bại gia ngay trước mặt bệ hạ, bệ hạ còn hành lễ nói thụ giáo. Chuyện giống lương mới do ta làm hỏng, con mẹ nó ai mà biết thứ lương thực sản lượng cao ăn không ngon, năm sau nhà ta đổi lại, mỳ không ra sợi thì còn là mỳ không.
Hoàng Vũ nghe lão nông nói mà ngớ ra đến lúc này mới cười khổ:
- Bệ hạ mở kho Thường Bình là vì dự trữ lương thực cho năm thiên tai, Phòng tướng dù có tám cái đầu cũng không ngờ có người mưu lợi như vậy, luật pháp không cấm là cho phép, trang hộ làm thế không phải sai, có lý dựa vào, không thể nói ra nói vào, dù đưa lên triều đường thì bệ hạ cũng không thể nói được gì, chỉ có thể nói quy củ quan gia đặt ra chưa chu đáo. Lão trượng, nếu muốn đổi lương thực thì tranh thủ đi, trở về ta sẽ tấu chuyện này lên, để muộn là không kiếm được lợi đâu.
Lão hán cười rất gian, trang hộ đầu bùn chân đất mà có khí chất của kẻ mưu mô:
- Ngài là quan ngự sử phải không, nhìn quan phục là biết rồi, không đẹp bằng phi bào của hầu gia nhà lão hán, ngài mặc bào phục màu lục nhạt, quan chức nhất định thấp hơn thất phẩm. Hiện trời đã muộn, ngài về Trường An cũng không gặp được thượng quan, có tới khó cũng không gặp được quản sử, dù có gặp được quản sự thì người ta cũng chẳng nể mặt, vì cho lương thực tốt vào kho mớ là công tích của hắn.
- Lương thực nhà lão hạt to, đầy đặn, màu đẹp, lại là lương mới, là thứ quan gia thích nhất, chuyện lão làm cũng không giấu diếm gì cả, ngài cho rằng quản sự kho lương không biết à? Lão bán ra lại mua vào, quản sự đã hỏi nguyên nhân, nghe xong cũng chỉ cười, chẳng để trong lòng, còn khen lão hán thông minh, bảo mai lão hán mang thêm lương thực trao đổi. Mai lão hán xuất phát từ canh bốn, trời sáng tới kho Thường Bình, khi đó thượng quan của ngài cũng lên triều rồi, đợi hạ triều ngài tới bẩm báo thì lão hán đã đổi xong lương thực, nếu như tảo triều nhiều việc, đợi ngài lấy được thủ lệnh tới kho Bình Thường thì lão hán cũng đã về nhà rồi, dù người có hạ lệnh cấm cũng có liên quan gì tới lão hán đâu?
- Đương nhiên nếu như quan chức của ngài to như hầu gia nhà lão hán thì lão hán chịu thua, chỉ cần khoái mã tiến kinh, đập cửa đại quan lấy lệnh là lão hán hết cách, nhưng hầu gia nhà lão hán lại đi giúp ngài sao?
Hoàng Vũ gần như muốn nhảy dựng lên, một lão nông nửa chữ bè đôi không biết lại hiểu lưu trình làm việc của triều đình như thế, đúng là làm người ta sợ hãi, dù là người đọc sách cũng không rõ bằng ông ta, quay đầu sang nhìn Vân Diệp xem y nói gì.
Vân Diệp mặt mày đau đớn, nói:
- Vừa rồi không biết ăn phải thứ gì hỏng, bụng đau quá, phải tĩnh dưỡng một ngày.
Nói xong cùng lão hán ôm bụng cười phá lên.
Hoàng Vũ ngớ người rồi đột nhiên bật cười, lão hán không làm gì sai cả, cũng chẳng cần thiết phải đi bịt lỗ hổng, nên nói với lão hán mình đi không còn kịp, vả lại tuần thị nông thôn mới là chức trách của mình.
Phất tay ngăn phụ nhân muốn đi tới thi lễ, tâm tình Hoàng Vũ tựa hồ tốt lên nhiều, cảm giác Vân Diệp cấp cho hắn như vị chí hữu lâu năm hơn là một vị hầu gia, bất giác chắp tay sau lưng, hai người chỉ trỏ đi trong trang, nói cười vui vẻ.
Phong cảnh Vân gia trang đúng là rất đẹp, cái đẹp này không phải ở sơn thủy mà là ở người, bất kể là ông già ngủ gật trên ghế trúc hay là bà bà ngồi dưới gốc cây bện giày, đều làm người ta thư thản, thiếu phụ trẻ vừa làm việc, vừa không quên đưa nôi, đứa bé múp míp vơn bàn tay ra muốn chạm vào con hổ vải trước mặt, những đứa bé lớn hơn chút thì mặc yếm đỏ, để mông trần đuổi gà khắp vườn. Hoàng Vũ nhìn thấy cảnh này luôn mỉm cười, con người sống tới mức này còn cần gì nữa? Một trang tử giàu có như vậy nếu có chuyện hắc ám xảy ra mới là trời cao bất công.
- Vân hầu, khi hạ quan tới nghe thấy một lão hán y phục tả tơi nói ông ta một năm phải nộp cho Vân gia trang sáu quan, hầu gia không biết khi đó hạ quan phẫn nộ thế nào, nhất là nghe nói nhi tử của ông ta xuất chinh bên ngoài mới được miễn tô, làm hạ quan thấy hầu gia là địa chủ độc ác nhất trên đời, còn nghe nói ngài thu thuế cả trẻ con trong cữ, hạ quan muốn đồng quy vu tận với ngài. Mong hầu gia nói với hạ quan chuyện này không phải sự thật, một trang tử mỹ hảo như thế không nên có những chuyện này.
Vân Diệp cười, chuyện trong trang y chẳng biết bao, quản gia thường trong lúc nhàn hạ kể cho y như chuyện cười, nghe Hoàng Vũ nói vậy liền dắt hắn tới mấy căn nhà phía sau, còn chưa tới nơi Hoàng Vũ đã nhìn thấy lão hán kia mặc áo cộc quần cộc, nằm nghỉ dưới bóng cây, trên bàn nhỏ bên cạnh còn có ấm rượu, đậu nành trong đĩa đã bị ăn quá nửa, vỏ chất một đống, thiếu phụ mặc váy đỏ đang dọn dẹp, nhìn thấu hầu gia tới xấu hổ cúi đầu xuống, gọi một tiếng cha đánh thức lão hán.
Lão hán mở mắt, lập tức đứng dậy mời Vân Diệp và Hoàng Vũ ngồi, bảo thiếu phụ mau đi lấy thêm đậu nành, Vân Diệp không khách khí, ngồi xuống ghế tựa cầm bầu rượu lên ngửi, nhíu mày nói:
- Ông cũng là phú hộ trong trang rồi, sao còn uống rượu rẻ tiền này, đi Trường An bán lương ăn mặc cho ra hồn một chút, ăn mặc rách rưới làm mất mặt Vân gia trang.
Lão hán vừa lấy nước sôi trang cốc, vừa nói với Vân Diệp:
- Hầu gia, mặc y phục đẹp người ta biết ngay từ trang chúng ta ra, một đấu lúa mạch bán cho người khác bốn đồng, bán cho trang chúng ta là năm đồng, đám bất lương, hết cách, lão hán làm việc trong ruộng hai ngày, không tắm rửa đã tới Trường An, quả nhiên nhiêu này có tác dụng, lúa mạch trong nhà bán được bốn đồng năm, mua về bốn đồng ba, cái áo rách của lão hán kiếm được hơn bốn trăm đồng đấy.
Hoàng Vũ không hiểu sao vừa mua vừa bán lại có giá chênh lệch, đám thương hộ bất lương sao có thể người khác mua đi bán lại một thứ, như vậy họ còn kiếm tiền thế nào nữa, đem nghi vấn thỉnh giáo lão hán. Bạn đang xem truyện được sao chép tại: chấm c.o.m
- Thương hộ không phải là khỉ lột da biến thành, làm sao kiếm lợi từ tay bọn họ được, mua lương thực ba đồng sáu, bán ra năm đồng, một đấu chênh một đồng bốn, như thế chẳng phải lão hán lỗ chết à, lúa mạch trong nhà sản lượng cao nhưng không ngon, mì cho vào nồi liền thành hồ, chẳng lẽ ăn hồ cả năm?
- May là bệ hạ nhân nghĩa, vì giảm giá lương nên bảo hộ mua bán lớn, nhập vào bán ra ngang giá, lúa mạch trong nhà đẹp đẽ, được tính loại một, lúa mạch nhà khác không đẹp nhưng ngon, chỉ được tính là loại hai, như thế một đảm lúa mạch được lãi ba đồng, hai mươi đảm của lão hán tự nhiên thêm một đảm, mua bán như thế kiếm đâu ra được, mai lão hán chuẩn bị giúp hương thân đi đổi, phần dư thuộc về lão hán, coi như tiền công vất vả. Nghe người trong thành nói bệ hạ sắp làm khả hãn gì gì đó, đúng là hãn tốt, không hãn không được.
- Ông muốn nói bệ hạ không hiểu kinh doanh cứ nói ra, lần trước Hách lão đầu còn mắng bệ hạ là đồ ngốc, bại gia ngay trước mặt bệ hạ, bệ hạ còn hành lễ nói thụ giáo. Chuyện giống lương mới do ta làm hỏng, con mẹ nó ai mà biết thứ lương thực sản lượng cao ăn không ngon, năm sau nhà ta đổi lại, mỳ không ra sợi thì còn là mỳ không.
Hoàng Vũ nghe lão nông nói mà ngớ ra đến lúc này mới cười khổ:
- Bệ hạ mở kho Thường Bình là vì dự trữ lương thực cho năm thiên tai, Phòng tướng dù có tám cái đầu cũng không ngờ có người mưu lợi như vậy, luật pháp không cấm là cho phép, trang hộ làm thế không phải sai, có lý dựa vào, không thể nói ra nói vào, dù đưa lên triều đường thì bệ hạ cũng không thể nói được gì, chỉ có thể nói quy củ quan gia đặt ra chưa chu đáo. Lão trượng, nếu muốn đổi lương thực thì tranh thủ đi, trở về ta sẽ tấu chuyện này lên, để muộn là không kiếm được lợi đâu.
Lão hán cười rất gian, trang hộ đầu bùn chân đất mà có khí chất của kẻ mưu mô:
- Ngài là quan ngự sử phải không, nhìn quan phục là biết rồi, không đẹp bằng phi bào của hầu gia nhà lão hán, ngài mặc bào phục màu lục nhạt, quan chức nhất định thấp hơn thất phẩm. Hiện trời đã muộn, ngài về Trường An cũng không gặp được thượng quan, có tới khó cũng không gặp được quản sử, dù có gặp được quản sự thì người ta cũng chẳng nể mặt, vì cho lương thực tốt vào kho mớ là công tích của hắn.
- Lương thực nhà lão hạt to, đầy đặn, màu đẹp, lại là lương mới, là thứ quan gia thích nhất, chuyện lão làm cũng không giấu diếm gì cả, ngài cho rằng quản sự kho lương không biết à? Lão bán ra lại mua vào, quản sự đã hỏi nguyên nhân, nghe xong cũng chỉ cười, chẳng để trong lòng, còn khen lão hán thông minh, bảo mai lão hán mang thêm lương thực trao đổi. Mai lão hán xuất phát từ canh bốn, trời sáng tới kho Thường Bình, khi đó thượng quan của ngài cũng lên triều rồi, đợi hạ triều ngài tới bẩm báo thì lão hán đã đổi xong lương thực, nếu như tảo triều nhiều việc, đợi ngài lấy được thủ lệnh tới kho Bình Thường thì lão hán cũng đã về nhà rồi, dù người có hạ lệnh cấm cũng có liên quan gì tới lão hán đâu?
- Đương nhiên nếu như quan chức của ngài to như hầu gia nhà lão hán thì lão hán chịu thua, chỉ cần khoái mã tiến kinh, đập cửa đại quan lấy lệnh là lão hán hết cách, nhưng hầu gia nhà lão hán lại đi giúp ngài sao?
Hoàng Vũ gần như muốn nhảy dựng lên, một lão nông nửa chữ bè đôi không biết lại hiểu lưu trình làm việc của triều đình như thế, đúng là làm người ta sợ hãi, dù là người đọc sách cũng không rõ bằng ông ta, quay đầu sang nhìn Vân Diệp xem y nói gì.
Vân Diệp mặt mày đau đớn, nói:
- Vừa rồi không biết ăn phải thứ gì hỏng, bụng đau quá, phải tĩnh dưỡng một ngày.
Nói xong cùng lão hán ôm bụng cười phá lên.
Hoàng Vũ ngớ người rồi đột nhiên bật cười, lão hán không làm gì sai cả, cũng chẳng cần thiết phải đi bịt lỗ hổng, nên nói với lão hán mình đi không còn kịp, vả lại tuần thị nông thôn mới là chức trách của mình.