- Nói láo! Bạch Ngọc Kinh là cách gọi khác của mặt trăng, ai có thể leo lên được mặt trăng?
Lý Tịnh không thẹn là văn võ toàn tài, phản ứng đầu tiên là Vân Diệp đang nói bậy bạ:
- Lý đại tướng quân quan uy lớn quá, vừa rồi đá cho hầu tước ngã lăn quay, giờ lại chỉ trích y nói bậy, ai bảo trên mặt trăng không có người? Có Hằng Nga, có thỏ ngọc, nói không chừng Cầu Nhiệm Khách hâm mộ sắc đẹp của Hằng Nga đi gặp mỹ nhân, có cách lên được mặt trăng thì sao?
Cái tính bao che của Trình Giảo Kim phát tác rồi, ông ta sớm coi Vân Diệp là con cháu trong nhà, ông ta đá y suốt ngày không sao, người khác đá thì không vui.
Lý đại tướng quân công quá lớn khiến quần thần khó chịu, hiếm khí có được cơ hội chế nhạo, còn đợi tới bao giờ nữa, cho nên cười rộ cả đám. Truyện được copy tại
Lý Nhị bệ hạ mặt tím lại, ho khẽ hai tiếng, đại điện tức thì trở nên yên tĩnh, ông ta hung dữ nhìn Vân Diệp:
- Chuyện Bạch Ngọc Kinh là sao, nói cho thành thực, nếu còn nói năng bậy bạ, trẫm sẽ cho ngươi đi Bạch Ngọc Kinh.
Uy hiếp rất là hung tàn.
- Vi thần làm sao dám nói bậy bạ trên đại điện, thần cũng có hỏi sư phụ Bạch Ngọc Kinh ở đâu? Trả lời thần là một trận đòn, đó là lần đầu tiên sư phụ đánh thần, mông cũng mất luôn cảm giác, cho nên thần nhớ rất kỹ lời của lão nhân gia người. Sư phụ nói:" Người đời luôn muốn trường sinh, từ đế vương tới bách tính phổ thông đều coi kéo dài sinh mạng là mộng tưởng lớn nhất, nhưng không biết rằng trường sinh vốn là chuyện nực cười lớn nhất trên đời. Phật gia yêu cầu tịch diệt, Đạo gia yêu cầu vô vi, Nho gia mày mò trung dung, trăm sông đổ về một mối, cuối cùng là muốn biến con người thành cục đá. Rùa trường thọ là vì chậm chạp, cây trường thọ vì bất động, trường tồn thiên cổ chỉ có cục đá. Diệt ham muốn, bỏ tình cảm, loại ngũ giác, thử hỏi thế còn là người không? Không biết nóng lạnh, không hiểu thơm thối, không phân thị phi, không còn quan niệm quốc gia, không nhớ tới tình thân, không vui buồn, có khác gì gỗ mục? Con người sở dĩ khác với cầm thú là vì chúng ta có tư duy, hiểu lễ nghi, trọng tình thân, biết lao động, biết sáng tạo, biết cải biến thiên địa, lấy vạn vật thế gian ra dùng. Đó mới là bổn phận của con người. Vượt qua năng lực của bản thân, đi truy cầu thứ trường sinh hư vô xa xăm, không biết rằng ông trời đã có an bài, ngươi muốn trường sinh thì cứ biến thành cục đá, nực cười thế gian ngu muội như thiêu thân đâm đầu vào lửa, thực là đáng cười. Lão phủ chỉ bước nửa bàn chân vào Bạch Ngọc Kinh đã rụt ngay lại, chính là vì không muốn thành cục đá trên đời. Ta muốn vui, muốn buồn, muốn tiếc, muốn đau thương, chứ không phải là muốn biến thành cục đá.
Vân Diệp nói liền một hơi khô cả cổ họng, càng nói lại càng lưu loát:
- Sư phụ còn hỏi thần, muốn làm người trăm năm hay muốn làm cục đá vạn năm? Thần trả lời tất nhiên muốn làm người, sư phụ rất là vui mừng xoa đầu vi thần đọc một bài thơ: "Thiên thượng bạch ngọc kinh, cửu cung thập nhị thành, tiên nhân phủ ngã đính, kết phát thụ trường sanh." Vi thần nghe bài thơ này gặp ác mộng mấy ngày liền, cứ thấy có một vị tiên nhân giống cục đá muốn biến vi thần thành cục đá, sư phụ ôm vi thần ngủ hai ngày mới thoát khỏi ác mộng. Đó chính là Bạch Ngọc Kinh mà vi thần biết.
Vân Diệp lòng hi vọng Lý Nhị có thể nghe ra không mơ mộng chuyện trường sinh nữa, bao nhiêu hoàng đế anh minh đã ngã vào cái hố trường sinh này, biến thành trò cười cho thiên hạ.
Lý Tịnh không nói nữa, trên mặt không nhận ra vui buồn, chắp tay với Vân Diệp:
- Không biết sư phụ hầu gia có từng nói huynh đệ Cầu Nhiệm Khách của ta đi đâu không? Vừa rồi Lý mỗ thất lễ, mong Vân hầu gia trả lời đúng sự thực.
- Lý bá bá, tiểu chất nói thực, ngài đừng có giận.
Nói xong thi lễ với bá quan văn võ trong triều:
- Vãn bối chỉ lặp lại lời của sư phụ, xin bệ hạ không trách tội, chư vị thúc bá lượng thứ, nếu không mỗi người một đá, vãn bối thành thịt nát mất.
Lý Nhị mặt âm trầm:
- Ngươi cứ nói đúng sự thực ra, trẫm tự có quyết định.
- Nói trước là không trách tội nhé?
Vân Diệp dự phòng ngay:
Cả đại đường vang lên tiếng cười, quần thần rất tò mò, rốt cuộc sư phụ y nói gì, chẳng lẽ lôi hết cả người trong đại điện này vào?
- Sư phụ nói: Loại ngốc có bản lĩnh như Cầu Nhiệm Khách đi vào càng nhiều càng tốt, hiện giờ thiên hạ bắt đầu ổn định, lão phu hận không thể đem loại mầm họa hại thiên hạ như thế này vào hết đó biến để thành cục đá, như vậy thiên hạ mới có thể bình an vài năm. Cầu Nhiệm Khách đại khái chưa vào vì lòng còn có chấp niệm, chưa buông bỏ được lo lắng dư thừa, cho dù tới được Bạch Ngọc Kinh không chết cũng khốn đốn.
Vân Diệp vừa mới nói xong liền chạy ra sau cột nấp đi, quyết định không ra nữa.
Lý Tịnh lửa giận đầy bụng, cứ nghĩ tới Cầu Nhiệm Khách sinh tử chưa rõ, sư phụ Vân Diệp lại vui mừng trên tai họa của người khác thì chỉ muốn tóm lấy Vân Diệp xả giận, thấy y trốn sau cột không dễ bắt, đành "hừ" một tiếng không nói nữa.
Phòng Huyền Linh cười ha hả đi ra khởi tấu:
- Bệ hạ, lão thần cảm thấy lời này thô nhưng lý không thô, kẻ quấy động phong vân thiên hạ không ai không phải hạng tài hoa thông thiên, nếu như đem hết những hùng tài này vào Bạch Ngọc Kinh, lão thần mặt dày đi theo cũng cam tâm tình nguyện, ha ha ha...
Tức thì toàn triều tranh nhau muốn đi tới Bạch Ngọc Kinh, đương nhiên không khỏi thiếu những người tự đánh giá mình quá cao, ví như Úy Trì lão ngốc, con bà lão vốn là một cục đá rồi, còn tranh cái gì.
Lý Nhị thấy triều đường biến thành cái chợ, ồn ào nhốn nhào thì nhíu mày lại, ho suốt nửa ngày mới ngăn được quần thần nói ba lăng nhăng. Nhìn Vân Diệp trốn sau cái cột thò đầu ra thì tức điên, bảo nội thị lôi y ra.
- Hừ, triều đường biến thành cái chợ còn ra thể thống gì, nếu Lý ái khanh đã hỏi xong, vậy Cầu Nhiệm Khách phúc họa do tự rước lấy, không cần đau lòng nữa. Tuy khoai tây là do hắn lấy được, nhưng hiến cho trẫm lại là Vân Diệp, trẫm đã nói lấy hầu tước thưởng công lao, lấy vạn kim thưởng cực khổ, tất không nuốt lời, người đâu, đem lên đây.
Hai nội thị dâng tử kim quan, phi hồng bào lên.
Lão Trình cười xin ý Lý Nhị:
- Nhi tử vi thần và Vân Diệp rất hợp nhau, không bằng để vi thần mặc cho y?
Lý Nhị cười cho phép.
Nhã nhạc hai bên ngựa bệ tấu lên, Lễ bộ thượng thư Vương Khê không biết dùng loại khẩu âm gì đọc chỉ dụ, rất là êm tai, bốn cô cung nga tha thướt đi tới cởi áo ngoài của Vân Diệp, tháo kim quan búi tóc, dùng lược chải đầu, búi lại, rồi khoác hồng bào cho y, đeo đai ngọc lên, khom người thi lễ lui xuống. Lão Trình khệnh khạng đi tới, lấy tử kim quan đội lên đầu Vân Diệp, dùng trâm ngọc cố định, buộc giải dưới cằm, lớn tiếng giáo huấn phải trung thành với nước, báo đáp bệ hạ. Nhã nhạc ngừng, giáo huấn ngừng, Phòng Huyền Linh đưa Vân Diệp đi ba quỳ chín lạy khấu tạ hoàng ân. Lý Nhị khích lệ vài câu, lễ hết. Nội thị tuyên bố thoái triều, Lý Nhị ngồi ngự liễn đi trước.
Quần thần vây lấy chúc mừng, làm Vân Diệp luống cuống tay chân không biết làm sao?
Ngưu Tiến Đạt cười khà khà:
- Ngươi đã thành hầu gia thực sự rồi, đại yến trong phủ khi nào mở?
Lão Trình tiếp lời:
- Thằng tiểu tử này khảnh ăn, thức ăn làm ra tới nay vẫn khiến lão phu chảy nước miếng, không làm cho náo nhiệt một chút không được, về bảo thẩm thẩm người đi xử lý, gia nhân của ngươi còn chưa làm nổi.
Lý Tịnh không thẹn là văn võ toàn tài, phản ứng đầu tiên là Vân Diệp đang nói bậy bạ:
- Lý đại tướng quân quan uy lớn quá, vừa rồi đá cho hầu tước ngã lăn quay, giờ lại chỉ trích y nói bậy, ai bảo trên mặt trăng không có người? Có Hằng Nga, có thỏ ngọc, nói không chừng Cầu Nhiệm Khách hâm mộ sắc đẹp của Hằng Nga đi gặp mỹ nhân, có cách lên được mặt trăng thì sao?
Cái tính bao che của Trình Giảo Kim phát tác rồi, ông ta sớm coi Vân Diệp là con cháu trong nhà, ông ta đá y suốt ngày không sao, người khác đá thì không vui.
Lý đại tướng quân công quá lớn khiến quần thần khó chịu, hiếm khí có được cơ hội chế nhạo, còn đợi tới bao giờ nữa, cho nên cười rộ cả đám. Truyện được copy tại
Lý Nhị bệ hạ mặt tím lại, ho khẽ hai tiếng, đại điện tức thì trở nên yên tĩnh, ông ta hung dữ nhìn Vân Diệp:
- Chuyện Bạch Ngọc Kinh là sao, nói cho thành thực, nếu còn nói năng bậy bạ, trẫm sẽ cho ngươi đi Bạch Ngọc Kinh.
Uy hiếp rất là hung tàn.
- Vi thần làm sao dám nói bậy bạ trên đại điện, thần cũng có hỏi sư phụ Bạch Ngọc Kinh ở đâu? Trả lời thần là một trận đòn, đó là lần đầu tiên sư phụ đánh thần, mông cũng mất luôn cảm giác, cho nên thần nhớ rất kỹ lời của lão nhân gia người. Sư phụ nói:" Người đời luôn muốn trường sinh, từ đế vương tới bách tính phổ thông đều coi kéo dài sinh mạng là mộng tưởng lớn nhất, nhưng không biết rằng trường sinh vốn là chuyện nực cười lớn nhất trên đời. Phật gia yêu cầu tịch diệt, Đạo gia yêu cầu vô vi, Nho gia mày mò trung dung, trăm sông đổ về một mối, cuối cùng là muốn biến con người thành cục đá. Rùa trường thọ là vì chậm chạp, cây trường thọ vì bất động, trường tồn thiên cổ chỉ có cục đá. Diệt ham muốn, bỏ tình cảm, loại ngũ giác, thử hỏi thế còn là người không? Không biết nóng lạnh, không hiểu thơm thối, không phân thị phi, không còn quan niệm quốc gia, không nhớ tới tình thân, không vui buồn, có khác gì gỗ mục? Con người sở dĩ khác với cầm thú là vì chúng ta có tư duy, hiểu lễ nghi, trọng tình thân, biết lao động, biết sáng tạo, biết cải biến thiên địa, lấy vạn vật thế gian ra dùng. Đó mới là bổn phận của con người. Vượt qua năng lực của bản thân, đi truy cầu thứ trường sinh hư vô xa xăm, không biết rằng ông trời đã có an bài, ngươi muốn trường sinh thì cứ biến thành cục đá, nực cười thế gian ngu muội như thiêu thân đâm đầu vào lửa, thực là đáng cười. Lão phủ chỉ bước nửa bàn chân vào Bạch Ngọc Kinh đã rụt ngay lại, chính là vì không muốn thành cục đá trên đời. Ta muốn vui, muốn buồn, muốn tiếc, muốn đau thương, chứ không phải là muốn biến thành cục đá.
Vân Diệp nói liền một hơi khô cả cổ họng, càng nói lại càng lưu loát:
- Sư phụ còn hỏi thần, muốn làm người trăm năm hay muốn làm cục đá vạn năm? Thần trả lời tất nhiên muốn làm người, sư phụ rất là vui mừng xoa đầu vi thần đọc một bài thơ: "Thiên thượng bạch ngọc kinh, cửu cung thập nhị thành, tiên nhân phủ ngã đính, kết phát thụ trường sanh." Vi thần nghe bài thơ này gặp ác mộng mấy ngày liền, cứ thấy có một vị tiên nhân giống cục đá muốn biến vi thần thành cục đá, sư phụ ôm vi thần ngủ hai ngày mới thoát khỏi ác mộng. Đó chính là Bạch Ngọc Kinh mà vi thần biết.
Vân Diệp lòng hi vọng Lý Nhị có thể nghe ra không mơ mộng chuyện trường sinh nữa, bao nhiêu hoàng đế anh minh đã ngã vào cái hố trường sinh này, biến thành trò cười cho thiên hạ.
Lý Tịnh không nói nữa, trên mặt không nhận ra vui buồn, chắp tay với Vân Diệp:
- Không biết sư phụ hầu gia có từng nói huynh đệ Cầu Nhiệm Khách của ta đi đâu không? Vừa rồi Lý mỗ thất lễ, mong Vân hầu gia trả lời đúng sự thực.
- Lý bá bá, tiểu chất nói thực, ngài đừng có giận.
Nói xong thi lễ với bá quan văn võ trong triều:
- Vãn bối chỉ lặp lại lời của sư phụ, xin bệ hạ không trách tội, chư vị thúc bá lượng thứ, nếu không mỗi người một đá, vãn bối thành thịt nát mất.
Lý Nhị mặt âm trầm:
- Ngươi cứ nói đúng sự thực ra, trẫm tự có quyết định.
- Nói trước là không trách tội nhé?
Vân Diệp dự phòng ngay:
Cả đại đường vang lên tiếng cười, quần thần rất tò mò, rốt cuộc sư phụ y nói gì, chẳng lẽ lôi hết cả người trong đại điện này vào?
- Sư phụ nói: Loại ngốc có bản lĩnh như Cầu Nhiệm Khách đi vào càng nhiều càng tốt, hiện giờ thiên hạ bắt đầu ổn định, lão phu hận không thể đem loại mầm họa hại thiên hạ như thế này vào hết đó biến để thành cục đá, như vậy thiên hạ mới có thể bình an vài năm. Cầu Nhiệm Khách đại khái chưa vào vì lòng còn có chấp niệm, chưa buông bỏ được lo lắng dư thừa, cho dù tới được Bạch Ngọc Kinh không chết cũng khốn đốn.
Vân Diệp vừa mới nói xong liền chạy ra sau cột nấp đi, quyết định không ra nữa.
Lý Tịnh lửa giận đầy bụng, cứ nghĩ tới Cầu Nhiệm Khách sinh tử chưa rõ, sư phụ Vân Diệp lại vui mừng trên tai họa của người khác thì chỉ muốn tóm lấy Vân Diệp xả giận, thấy y trốn sau cột không dễ bắt, đành "hừ" một tiếng không nói nữa.
Phòng Huyền Linh cười ha hả đi ra khởi tấu:
- Bệ hạ, lão thần cảm thấy lời này thô nhưng lý không thô, kẻ quấy động phong vân thiên hạ không ai không phải hạng tài hoa thông thiên, nếu như đem hết những hùng tài này vào Bạch Ngọc Kinh, lão thần mặt dày đi theo cũng cam tâm tình nguyện, ha ha ha...
Tức thì toàn triều tranh nhau muốn đi tới Bạch Ngọc Kinh, đương nhiên không khỏi thiếu những người tự đánh giá mình quá cao, ví như Úy Trì lão ngốc, con bà lão vốn là một cục đá rồi, còn tranh cái gì.
Lý Nhị thấy triều đường biến thành cái chợ, ồn ào nhốn nhào thì nhíu mày lại, ho suốt nửa ngày mới ngăn được quần thần nói ba lăng nhăng. Nhìn Vân Diệp trốn sau cái cột thò đầu ra thì tức điên, bảo nội thị lôi y ra.
- Hừ, triều đường biến thành cái chợ còn ra thể thống gì, nếu Lý ái khanh đã hỏi xong, vậy Cầu Nhiệm Khách phúc họa do tự rước lấy, không cần đau lòng nữa. Tuy khoai tây là do hắn lấy được, nhưng hiến cho trẫm lại là Vân Diệp, trẫm đã nói lấy hầu tước thưởng công lao, lấy vạn kim thưởng cực khổ, tất không nuốt lời, người đâu, đem lên đây.
Hai nội thị dâng tử kim quan, phi hồng bào lên.
Lão Trình cười xin ý Lý Nhị:
- Nhi tử vi thần và Vân Diệp rất hợp nhau, không bằng để vi thần mặc cho y?
Lý Nhị cười cho phép.
Nhã nhạc hai bên ngựa bệ tấu lên, Lễ bộ thượng thư Vương Khê không biết dùng loại khẩu âm gì đọc chỉ dụ, rất là êm tai, bốn cô cung nga tha thướt đi tới cởi áo ngoài của Vân Diệp, tháo kim quan búi tóc, dùng lược chải đầu, búi lại, rồi khoác hồng bào cho y, đeo đai ngọc lên, khom người thi lễ lui xuống. Lão Trình khệnh khạng đi tới, lấy tử kim quan đội lên đầu Vân Diệp, dùng trâm ngọc cố định, buộc giải dưới cằm, lớn tiếng giáo huấn phải trung thành với nước, báo đáp bệ hạ. Nhã nhạc ngừng, giáo huấn ngừng, Phòng Huyền Linh đưa Vân Diệp đi ba quỳ chín lạy khấu tạ hoàng ân. Lý Nhị khích lệ vài câu, lễ hết. Nội thị tuyên bố thoái triều, Lý Nhị ngồi ngự liễn đi trước.
Quần thần vây lấy chúc mừng, làm Vân Diệp luống cuống tay chân không biết làm sao?
Ngưu Tiến Đạt cười khà khà:
- Ngươi đã thành hầu gia thực sự rồi, đại yến trong phủ khi nào mở?
Lão Trình tiếp lời:
- Thằng tiểu tử này khảnh ăn, thức ăn làm ra tới nay vẫn khiến lão phu chảy nước miếng, không làm cho náo nhiệt một chút không được, về bảo thẩm thẩm người đi xử lý, gia nhân của ngươi còn chưa làm nổi.