Nhan Chi Thôi lại ngủ rồi, miệng còn ngậm kẹo sữa, không dám làm phiền, tuy hỏa long trong đại điện đốt rất mạnh, Vân Diệp vẫn lấy áo khoác của mình đắp cho ông cụ, thong thả thưởng thực rượu nho, còn bảo thái giám lấy đá cho mình, rượu nho không có đá uống không đã.
Con người không thể nhàn rỗi, nhàn rỗi là sinh chuyện, Vân Diệp rất tò mò với điện Vạn Dân, trước kia Công Thâu Giáp không cho mình tới gần, nói mình là sao tai họa của kiến trúc, nhất là nghe tin Vân Diệp không cẩn thận làm sập tẩm cung của hoàng đế, càng hạ nghiêm lệnh cấm chỉ, đó là cấm Vân Diệp nói ba chữ điện Vạn Dân.
Nay Công Thâu Giáp không có mặt, ông ta không có tư cách tham dự yến hội này, Vân Diệp thoải mái ngó nghiên, đám thái giám đội mũ đen bận rộn chạy qua chạy lại trong điện, vũ nữ mặc áo đủ màu uốn lượn nhảy múa, Lý Nhị ngồi ở trên cao nhất uống như điên, nhưng tiếng chuông nhạc hai bên điện mới khiến Vân Diệp chú ý.
Một nữ nhạc sư cầm cái chùy nhỏ, giương tai lên nghe âm nhạc, thi thoảng gõ một cái, Lý Nhị thật nhỏ nhen, chuông chẳng phải nên làm bằng đồng sao? Vì sao chuông ở điện Vạn Dân là ngọc?
Tò mò cầm cầm chén đồng trong tay gõ một cái vào chuông nhạc, âm thanh trong trẻo vang xa, rất là dễ nghe, vốn tưởng trong cảnh hỗn loạn ồn ào này chẳng ai nghe nhạc, chỉ ăn với uống, thuận tiện ngắm mỹ nữ thôi, có nhạc hay không đều như thế.
Nữ nhạc sư kia sợ tới mặt cắt không ra máu, nước mắt lưng tròng nhìn Vân Diệp, cầu khẩn y mau cút xéo, làm loạn nhã âm là trọng tội.
Có câu ca khúc có lỗi, Chu lang biết ngay, nay Lý lang cũng chẳng kém, Lý Nhị đang uống rượu lập tức nhìn về phía gõ chuông, chỉ thấy Vân Diệp cầm chén gõ chuông nhạc tới hứng thú, nên tiểu tử ngu dốt đó không hiểu nhạc lý, chỉ biết gõ cho sướng tay, làm loạn nhã nhạc, Lý Nhị cứ như bị tra tấn vậy.
Nụ cười trên mặt Lý Nhị, nhưng hàn quang trong mắt lóe lên, đánh miệng với Trường Tôn thị, Trường Tôn thị vừa quay sang thì kinh ngạc không khép miệng lại được, vì người gõ chén không chỉ một mình Vân Diệp, Nhan Chi Thôi tỉnh ngủ cũng cầm chén gõ chuông nhạc.
Hôm nay Nhan Chi Thôi cũng uống rất nhiều rượu, ngủ một lúc, nhìn thấy Vân Diệp đứng ở bên chuông nhạc, cầm chén gõ chuông, tùy ý và tiêu sái, ông cụ cũng thích lắm, ông ghét nhạc Quy Tư, thích nhã nhạc, cực thích luôn.
Hai người gõ từ âm thấp nhất tới âm cao nhất, gõ xong còn cạn chén với nhau cực kỳ hả hê.
- Tiểu tử, biết hát không?
Nhan Chi Thôi đẩy mũ lộ cái đầu trọc ra hỏi:
- Đương nhiên là biết ạ, ( hắc báo) của tiểu tử là số một, còn thứ nhạc Quy Tư hát liền một hơi nửa ngày thì tiểu tử không làm được, ngay triều đường toàn nhạc Hồ, tiểu tử không thích.
Nhan Chi Thôi nghe thế mừng lắm, cuối cùng tìm được tri âm, đám nhỏ nhà mình toàn thích nhạc Quy Tư, còn coi nó là kinh điển, nghe Vân Diệp nói không thích nhạc Tây Vực, đúng là càng nhìn càng vừa mắt.
- Sư phụ ngươi là cao nhân một đời không dạy ngươi bài khác à? ( hắc báo) vừa nghe đã biết là ca khúc khảng khái hào hùng của thiếu niên, hôm nay là tết Nguyên Tiêu, ngươi lấy bài nhẹ hàng ưu nhã ra để chúng ta hát chung.
- Đương nhiên gia sư có dạy, có một bài cực hợp cảnh mà ai cũng thích, được người ta coi là thánh điển. Nhưng cần đàn tranh phụ họa, thêm vào địch mới hát được.
- Không sao, cổ tranh của Nhan sư thiên hạ vô song, còn địch à? Trẫm cũng thổi được vài khúc, chỉ là không có công xích ( kiểu nhạc phổ), tiểu tử, ngươi lập tức viết công xích đi, trẫm và Nhan sư xem một lần là được.
Lý Nhị rất thích tiên âm của sư phụ Vân Diệp, vốn tới hùng hổ tới chuẩn bị tính sổ y, nhưng nghe thấy sư phụ Vân Diệp cũng thông âm luật thì hiếu kỳ lắm, quyết định nghe xong mới suy tính có nổi giận hay không?
- Tiểu tử chỉ biết hát, chưa bao giờ dùng công xích, nó là cái gì?
Vân Diệp tròn mắt nhìn Nhan Chi Thôi, ông cụ ôm mặt một lúc, không thèm để ý tới y, nói với hoàng đế:
- Bệ hạ, cứ để y hát một lượt, bệ hạ ghi khúc phổ, lão hủ mắt mờ tay run, không làm được việc này.
Lý Nhị cười lớn đồng ý, Trường Tôn thị lập tức bào cung nữ mang bút mực tới, Lý Nhị ngồi xuống rồi, cầm bút lên, liếc Vân Diệp:
- Khúc từ của tiên nhân nhất định phải có phong phạm của tiên nhân, nếu lấy thứ của người khác ra lừa trẫm, cẩn thận trẫm lột da.
Vân Diệp chẳng coi lời uy hiếp của Lý Nhị ra gì, cái thứ nghe nhạc Hồ cũng ngây ngất, muốn phong phạm tiên nhân chứ gì? Khúc từ của Tô Đông Pha, thêm vào phối nhạc của thời hiện đại, không tin ông không nghe ra tiên khí.
Trường Tôn thị thích nhất là cái vẻ nhởn nhơ của Vân Diệp, vì mỗi khi như vậy, y đều làm tốt hơn người khác, cầm chày vàng, gõ chuông vàng, đại điện tức thì im phăng phắc, mấy ông già ngủ gật cũng bị hoạn quan đánh thức, nhìn về phía chuông nhạc.
Trước mặt Nhan Chi Thôi đã bày một cây đàn cổ mười ba dây, thuận tay lướt một cái, xem như thử âm xong, cúi đầu chuẩn bị ghi nhớ khúc từ của Vân Diệp. Trước nay ông cụ luôn cho rằng Vân Diệp là thiếu niên ỷ mình có tài mà làm bừa, nhưng qua chuyện in ấn và ghép từ thành thơ thì không nghĩ vậy nữa, trên đời đủ loại người, có ngu xuẩn, tất nhiên có người cực kỳ thông minh, chẳng có gì lạ, còn Vân Diệp là người được ông trời sủng ái.
Vân Diệp uống một ngụm rượu nho, thấm giọng, lúc này mới nói với mọi người:
- Hôm nay dịp tết Nguyên Tiêu, tiểu tử tặng một bài ca, chúc thọ các vị trưởng bối.
Lý Nhị gật gù, Vân Diệp có ngàn vạn cái sai, nhưng về lễ số thì không thiếu, Trường Tôn thị mỉm cười đợi y hát.
Minh nguyệt kỷ thời hữu?
Bả tửu vấn thanh thiên.
Bất tri thiên thượng cung khuyết,
Kim tịch thị hà niên.
***
Mấy lúc có trăng thanh?
Cất chén hỏi trời xanh:
"Cung khuyết trên chín từng,
Ðêm nay là đêm nào?"
Bài Trung Thu của Tô Đông Pha, nguồn dịch thơ, thivien.net
Mới được hai câu đầu Lý Nhị đã vỗ bàn lớn tiếng kêu hay, cắt ngang lời Vân Diệp, câu này rất phù hợp với yêu cầu của thơ thần tiên, định thần lại thấy Nhan Chi Thôi bất mãn nhìn mình, mặt đỏ lên, phất tay bảo Vân Diệp tiếp tục.
Ngã dục thừa phong quy khứ,
Hựu khủng quỳnh lâu ngọc vũ,
Cao xứ bất thắng hàn.
Khởi vũ lộng thanh ảnh,
Hà tự tại nhân gian.
Chuyển chu các,
Đê ỷ hộ,
Chiếu vô miên.
Bất ưng hữu hận,
Hà sự trường hướng biệt thời viên.
***
Ta muốn cưỡi gió bay lên vút,
Lại sợ lầu quỳnh cửa ngọc,
Trên cao kia lạnh buốt.
Ðứng dậy múa giỡn bóng,
Cách biệt với nhân gian
Trăng quanh gác tía,
Cúi xuống cửa son,
Dòm kẻ thao thức,
Chẳng nên ân hận,
Sao cứ biệt ly thì trăng tròn?
Tới khi Vân Diệp hát:
Nguyệt hữu âm, tình, viên, khuyết,
Thử sự cổ nan toàn.
Đãn nguyện nhân trường cửu,
Thiên lý cộng thiền quyên.
***
Trăng cũng đầy vơi mờ tỏ,
Xưa nay đâu có vạn toàn.
Chỉ nguyện đời ta trường cửu,
Bay ngàn dặm cùng với thuyền quyên.
Nhan Chi Thôi nước mắt tuôn rơi, đàn cổ tuy có mười ba dây, nhưng không thể hiện được ý cảnh bao xa của ca khúc này.
Đợi Vân Diệp hát xong, Nhan Chi Thôi nói với Lý Nhị:
- Bệ hạ, đây không phải thơ văn nhân gian, bài ca này câu dài câu ngắn, thoát khỏi sự ràng buộc, khiến người ta lên cao nhìn ra xa, cất giọng ca vang, không nhuốm bụi trần, lão hủ không tin trên đời còn ai sánh được.
Lý Nhị gật gù:
- Đây mới là cách điệu của tiên nhân, khúc ca không phải thứ Đại Đường ta có, mang theo vài phần lười nhác, vài phần bất đắc dĩ, nói là khúc ca thần tiên cũng không quá, rốt cuộc Bạch Ngọc Kinh là nơi thế nào?
Nói mấy câu này ánh mắt của Lý Nhị trở nên mê ly, suy nghĩ chẳng biết bay tới nơi nào.
- Tỉnh lại!
Nhan Chi Thôi gẩy mạnh lên đàn, ngũ âm vang lên, tức thì đánh thức Lý Nhị khỏi ảo ảnh:
- Bệ hạ, đây chẳng qua là một bài ca thôi, xưa nay tâm chí bệ hạ kiên định như sắt đá, vì sao vì một bài ca mà rơi vào ma chướng không tự tỉnh lại được?
Câu này khắp Đại Đường chỉ e có Nhan Chi Thôi mới nói được, ông là thầy của thiên hạ, đủ tư cách giáo huấn bất kỳ ai, Lý Nhị vội đứng dậy, chắp hai tay khom người thi lễ:
- Nhan sư giáo huấn phải lắm, vãn sinh đúng là bị khúc ca này mê hoặc tâm trí.
Hành lễ xong hung dữ trút giận lên Vân Diệp:
- Sao ngươi không bị ma âm quấy nhiễu?
Ma âm? Vân Diệp chỉ mình, lại nhìn xung quanh, những ông già có tu dưỡng gần đó đều nhắm mắt trầm tư, cả hoàng hậu cũng vậy. Đám lão già thô tục đằng xa cứ uống rượu, có bị ảnh hưởng gì đâu?
- Sao lại là ma âm? Đây là bài hát do một hôm sư phụ tiểu tử uống rượu thấy cô đơn liền thuận miệng ngâm ra, sao lại thành ma âm? Tiểu tử hát mấy chục lần rồi, có thấy ai bị làm sao đâu?
- Tiểu tử, ngươi quen rồi, cho nên không để ý, ngươi nhìn hạng thô tục đằng xa, vẫn thản nhiên nhưu không, cùng lắm là thấy hay thôi. Ngươi nhìn những người học rộng ở gần, có ai không chìm đắm trong đó, học vấn càng cao càng dễ bị khúc từ này mê hoặc, có điều không sao, nghe vài lần sẽ đỡ hơn.
Nhan Chi Thôi cười xua tay, bảo Lý Nhị:
- Khúc từ là để nghe, bệ hạ đang lúc nhan rỗi, nghe cũng không có gì đáng ngại, tu tâm dưỡng tính bằng thiên âm cũng là nhã sự. Không thể vì sợ nghẹn mà không ăn, giả như sau này bệ hạ không nghe nữa thì ma tâm mới sinh ra, nếu như nghe thường xuyên, ngộ được đạo lý trong đó, ngẫm ra ý cảnh, là lưỡng toàn kỳ mỹ. Cuối cùng tới cảnh giới của tên tiểu tử này, là có thể không bị mê hoặc nữa, có gì không tốt?
- Nhan sư nói có lý lắm, chỉ là cái giọng như lệnh vỡ của tên tiểu tử này phá hỏng hết ý cảnh của khúc từ, trẫm có cảm giác hoa lài cắm phân trâu, đợi yến tiệc kết thúc, trẫm biên lại khúc từ này, để nó thành quốc bảo của Đại Đường.
Nhan Chi Thôi vuốt râu gật đầu, vươn người nói:
- Lão phu mệt lắm rồi, bệ hạ, lão phu cáo lui đay.
Rồi vẫy tay với Vân Diệp, bảo y dìu mình đi.
Trường Tôn thị trơ mắt nhìn Vân Diệp dìu Nhan Chi Thôi nói cười rời đi, mình chuẩn bị hỏi Vân Diệp thật kỹ chuyện Bạch Ngọc Kinh, xem ra hôm nay không được rồi.
Phú cung A Phòng của sư phụ Vân Diệp còn trong thư phòng của hoàng đế, trong đó có mấy bài thơ do Vân Diệp ghép lại, thêm vào khúc từ câu hôn đoạt phách hôm nay, Trường Tôn thị đã nhận định, Bạch Ngọc Kinh chắc chắn tồn tại, vì phong cách ngôn từ các bài thơ này khác nhau, nếu là do một người làm ra mới là lạ, thần tiên cũng không làm nổi.
Con người không thể nhàn rỗi, nhàn rỗi là sinh chuyện, Vân Diệp rất tò mò với điện Vạn Dân, trước kia Công Thâu Giáp không cho mình tới gần, nói mình là sao tai họa của kiến trúc, nhất là nghe tin Vân Diệp không cẩn thận làm sập tẩm cung của hoàng đế, càng hạ nghiêm lệnh cấm chỉ, đó là cấm Vân Diệp nói ba chữ điện Vạn Dân.
Nay Công Thâu Giáp không có mặt, ông ta không có tư cách tham dự yến hội này, Vân Diệp thoải mái ngó nghiên, đám thái giám đội mũ đen bận rộn chạy qua chạy lại trong điện, vũ nữ mặc áo đủ màu uốn lượn nhảy múa, Lý Nhị ngồi ở trên cao nhất uống như điên, nhưng tiếng chuông nhạc hai bên điện mới khiến Vân Diệp chú ý.
Một nữ nhạc sư cầm cái chùy nhỏ, giương tai lên nghe âm nhạc, thi thoảng gõ một cái, Lý Nhị thật nhỏ nhen, chuông chẳng phải nên làm bằng đồng sao? Vì sao chuông ở điện Vạn Dân là ngọc?
Tò mò cầm cầm chén đồng trong tay gõ một cái vào chuông nhạc, âm thanh trong trẻo vang xa, rất là dễ nghe, vốn tưởng trong cảnh hỗn loạn ồn ào này chẳng ai nghe nhạc, chỉ ăn với uống, thuận tiện ngắm mỹ nữ thôi, có nhạc hay không đều như thế.
Nữ nhạc sư kia sợ tới mặt cắt không ra máu, nước mắt lưng tròng nhìn Vân Diệp, cầu khẩn y mau cút xéo, làm loạn nhã âm là trọng tội.
Có câu ca khúc có lỗi, Chu lang biết ngay, nay Lý lang cũng chẳng kém, Lý Nhị đang uống rượu lập tức nhìn về phía gõ chuông, chỉ thấy Vân Diệp cầm chén gõ chuông nhạc tới hứng thú, nên tiểu tử ngu dốt đó không hiểu nhạc lý, chỉ biết gõ cho sướng tay, làm loạn nhã nhạc, Lý Nhị cứ như bị tra tấn vậy.
Nụ cười trên mặt Lý Nhị, nhưng hàn quang trong mắt lóe lên, đánh miệng với Trường Tôn thị, Trường Tôn thị vừa quay sang thì kinh ngạc không khép miệng lại được, vì người gõ chén không chỉ một mình Vân Diệp, Nhan Chi Thôi tỉnh ngủ cũng cầm chén gõ chuông nhạc.
Hôm nay Nhan Chi Thôi cũng uống rất nhiều rượu, ngủ một lúc, nhìn thấy Vân Diệp đứng ở bên chuông nhạc, cầm chén gõ chuông, tùy ý và tiêu sái, ông cụ cũng thích lắm, ông ghét nhạc Quy Tư, thích nhã nhạc, cực thích luôn.
Hai người gõ từ âm thấp nhất tới âm cao nhất, gõ xong còn cạn chén với nhau cực kỳ hả hê.
- Tiểu tử, biết hát không?
Nhan Chi Thôi đẩy mũ lộ cái đầu trọc ra hỏi:
- Đương nhiên là biết ạ, ( hắc báo) của tiểu tử là số một, còn thứ nhạc Quy Tư hát liền một hơi nửa ngày thì tiểu tử không làm được, ngay triều đường toàn nhạc Hồ, tiểu tử không thích.
Nhan Chi Thôi nghe thế mừng lắm, cuối cùng tìm được tri âm, đám nhỏ nhà mình toàn thích nhạc Quy Tư, còn coi nó là kinh điển, nghe Vân Diệp nói không thích nhạc Tây Vực, đúng là càng nhìn càng vừa mắt.
- Sư phụ ngươi là cao nhân một đời không dạy ngươi bài khác à? ( hắc báo) vừa nghe đã biết là ca khúc khảng khái hào hùng của thiếu niên, hôm nay là tết Nguyên Tiêu, ngươi lấy bài nhẹ hàng ưu nhã ra để chúng ta hát chung.
- Đương nhiên gia sư có dạy, có một bài cực hợp cảnh mà ai cũng thích, được người ta coi là thánh điển. Nhưng cần đàn tranh phụ họa, thêm vào địch mới hát được.
- Không sao, cổ tranh của Nhan sư thiên hạ vô song, còn địch à? Trẫm cũng thổi được vài khúc, chỉ là không có công xích ( kiểu nhạc phổ), tiểu tử, ngươi lập tức viết công xích đi, trẫm và Nhan sư xem một lần là được.
Lý Nhị rất thích tiên âm của sư phụ Vân Diệp, vốn tới hùng hổ tới chuẩn bị tính sổ y, nhưng nghe thấy sư phụ Vân Diệp cũng thông âm luật thì hiếu kỳ lắm, quyết định nghe xong mới suy tính có nổi giận hay không?
- Tiểu tử chỉ biết hát, chưa bao giờ dùng công xích, nó là cái gì?
Vân Diệp tròn mắt nhìn Nhan Chi Thôi, ông cụ ôm mặt một lúc, không thèm để ý tới y, nói với hoàng đế:
- Bệ hạ, cứ để y hát một lượt, bệ hạ ghi khúc phổ, lão hủ mắt mờ tay run, không làm được việc này.
Lý Nhị cười lớn đồng ý, Trường Tôn thị lập tức bào cung nữ mang bút mực tới, Lý Nhị ngồi xuống rồi, cầm bút lên, liếc Vân Diệp:
- Khúc từ của tiên nhân nhất định phải có phong phạm của tiên nhân, nếu lấy thứ của người khác ra lừa trẫm, cẩn thận trẫm lột da.
Vân Diệp chẳng coi lời uy hiếp của Lý Nhị ra gì, cái thứ nghe nhạc Hồ cũng ngây ngất, muốn phong phạm tiên nhân chứ gì? Khúc từ của Tô Đông Pha, thêm vào phối nhạc của thời hiện đại, không tin ông không nghe ra tiên khí.
Trường Tôn thị thích nhất là cái vẻ nhởn nhơ của Vân Diệp, vì mỗi khi như vậy, y đều làm tốt hơn người khác, cầm chày vàng, gõ chuông vàng, đại điện tức thì im phăng phắc, mấy ông già ngủ gật cũng bị hoạn quan đánh thức, nhìn về phía chuông nhạc.
Trước mặt Nhan Chi Thôi đã bày một cây đàn cổ mười ba dây, thuận tay lướt một cái, xem như thử âm xong, cúi đầu chuẩn bị ghi nhớ khúc từ của Vân Diệp. Trước nay ông cụ luôn cho rằng Vân Diệp là thiếu niên ỷ mình có tài mà làm bừa, nhưng qua chuyện in ấn và ghép từ thành thơ thì không nghĩ vậy nữa, trên đời đủ loại người, có ngu xuẩn, tất nhiên có người cực kỳ thông minh, chẳng có gì lạ, còn Vân Diệp là người được ông trời sủng ái.
Vân Diệp uống một ngụm rượu nho, thấm giọng, lúc này mới nói với mọi người:
- Hôm nay dịp tết Nguyên Tiêu, tiểu tử tặng một bài ca, chúc thọ các vị trưởng bối.
Lý Nhị gật gù, Vân Diệp có ngàn vạn cái sai, nhưng về lễ số thì không thiếu, Trường Tôn thị mỉm cười đợi y hát.
Minh nguyệt kỷ thời hữu?
Bả tửu vấn thanh thiên.
Bất tri thiên thượng cung khuyết,
Kim tịch thị hà niên.
***
Mấy lúc có trăng thanh?
Cất chén hỏi trời xanh:
"Cung khuyết trên chín từng,
Ðêm nay là đêm nào?"
Bài Trung Thu của Tô Đông Pha, nguồn dịch thơ, thivien.net
Mới được hai câu đầu Lý Nhị đã vỗ bàn lớn tiếng kêu hay, cắt ngang lời Vân Diệp, câu này rất phù hợp với yêu cầu của thơ thần tiên, định thần lại thấy Nhan Chi Thôi bất mãn nhìn mình, mặt đỏ lên, phất tay bảo Vân Diệp tiếp tục.
Ngã dục thừa phong quy khứ,
Hựu khủng quỳnh lâu ngọc vũ,
Cao xứ bất thắng hàn.
Khởi vũ lộng thanh ảnh,
Hà tự tại nhân gian.
Chuyển chu các,
Đê ỷ hộ,
Chiếu vô miên.
Bất ưng hữu hận,
Hà sự trường hướng biệt thời viên.
***
Ta muốn cưỡi gió bay lên vút,
Lại sợ lầu quỳnh cửa ngọc,
Trên cao kia lạnh buốt.
Ðứng dậy múa giỡn bóng,
Cách biệt với nhân gian
Trăng quanh gác tía,
Cúi xuống cửa son,
Dòm kẻ thao thức,
Chẳng nên ân hận,
Sao cứ biệt ly thì trăng tròn?
Tới khi Vân Diệp hát:
Nguyệt hữu âm, tình, viên, khuyết,
Thử sự cổ nan toàn.
Đãn nguyện nhân trường cửu,
Thiên lý cộng thiền quyên.
***
Trăng cũng đầy vơi mờ tỏ,
Xưa nay đâu có vạn toàn.
Chỉ nguyện đời ta trường cửu,
Bay ngàn dặm cùng với thuyền quyên.
Nhan Chi Thôi nước mắt tuôn rơi, đàn cổ tuy có mười ba dây, nhưng không thể hiện được ý cảnh bao xa của ca khúc này.
Đợi Vân Diệp hát xong, Nhan Chi Thôi nói với Lý Nhị:
- Bệ hạ, đây không phải thơ văn nhân gian, bài ca này câu dài câu ngắn, thoát khỏi sự ràng buộc, khiến người ta lên cao nhìn ra xa, cất giọng ca vang, không nhuốm bụi trần, lão hủ không tin trên đời còn ai sánh được.
Lý Nhị gật gù:
- Đây mới là cách điệu của tiên nhân, khúc ca không phải thứ Đại Đường ta có, mang theo vài phần lười nhác, vài phần bất đắc dĩ, nói là khúc ca thần tiên cũng không quá, rốt cuộc Bạch Ngọc Kinh là nơi thế nào?
Nói mấy câu này ánh mắt của Lý Nhị trở nên mê ly, suy nghĩ chẳng biết bay tới nơi nào.
- Tỉnh lại!
Nhan Chi Thôi gẩy mạnh lên đàn, ngũ âm vang lên, tức thì đánh thức Lý Nhị khỏi ảo ảnh:
- Bệ hạ, đây chẳng qua là một bài ca thôi, xưa nay tâm chí bệ hạ kiên định như sắt đá, vì sao vì một bài ca mà rơi vào ma chướng không tự tỉnh lại được?
Câu này khắp Đại Đường chỉ e có Nhan Chi Thôi mới nói được, ông là thầy của thiên hạ, đủ tư cách giáo huấn bất kỳ ai, Lý Nhị vội đứng dậy, chắp hai tay khom người thi lễ:
- Nhan sư giáo huấn phải lắm, vãn sinh đúng là bị khúc ca này mê hoặc tâm trí.
Hành lễ xong hung dữ trút giận lên Vân Diệp:
- Sao ngươi không bị ma âm quấy nhiễu?
Ma âm? Vân Diệp chỉ mình, lại nhìn xung quanh, những ông già có tu dưỡng gần đó đều nhắm mắt trầm tư, cả hoàng hậu cũng vậy. Đám lão già thô tục đằng xa cứ uống rượu, có bị ảnh hưởng gì đâu?
- Sao lại là ma âm? Đây là bài hát do một hôm sư phụ tiểu tử uống rượu thấy cô đơn liền thuận miệng ngâm ra, sao lại thành ma âm? Tiểu tử hát mấy chục lần rồi, có thấy ai bị làm sao đâu?
- Tiểu tử, ngươi quen rồi, cho nên không để ý, ngươi nhìn hạng thô tục đằng xa, vẫn thản nhiên nhưu không, cùng lắm là thấy hay thôi. Ngươi nhìn những người học rộng ở gần, có ai không chìm đắm trong đó, học vấn càng cao càng dễ bị khúc từ này mê hoặc, có điều không sao, nghe vài lần sẽ đỡ hơn.
Nhan Chi Thôi cười xua tay, bảo Lý Nhị:
- Khúc từ là để nghe, bệ hạ đang lúc nhan rỗi, nghe cũng không có gì đáng ngại, tu tâm dưỡng tính bằng thiên âm cũng là nhã sự. Không thể vì sợ nghẹn mà không ăn, giả như sau này bệ hạ không nghe nữa thì ma tâm mới sinh ra, nếu như nghe thường xuyên, ngộ được đạo lý trong đó, ngẫm ra ý cảnh, là lưỡng toàn kỳ mỹ. Cuối cùng tới cảnh giới của tên tiểu tử này, là có thể không bị mê hoặc nữa, có gì không tốt?
- Nhan sư nói có lý lắm, chỉ là cái giọng như lệnh vỡ của tên tiểu tử này phá hỏng hết ý cảnh của khúc từ, trẫm có cảm giác hoa lài cắm phân trâu, đợi yến tiệc kết thúc, trẫm biên lại khúc từ này, để nó thành quốc bảo của Đại Đường.
Nhan Chi Thôi vuốt râu gật đầu, vươn người nói:
- Lão phu mệt lắm rồi, bệ hạ, lão phu cáo lui đay.
Rồi vẫy tay với Vân Diệp, bảo y dìu mình đi.
Trường Tôn thị trơ mắt nhìn Vân Diệp dìu Nhan Chi Thôi nói cười rời đi, mình chuẩn bị hỏi Vân Diệp thật kỹ chuyện Bạch Ngọc Kinh, xem ra hôm nay không được rồi.
Phú cung A Phòng của sư phụ Vân Diệp còn trong thư phòng của hoàng đế, trong đó có mấy bài thơ do Vân Diệp ghép lại, thêm vào khúc từ câu hôn đoạt phách hôm nay, Trường Tôn thị đã nhận định, Bạch Ngọc Kinh chắc chắn tồn tại, vì phong cách ngôn từ các bài thơ này khác nhau, nếu là do một người làm ra mới là lạ, thần tiên cũng không làm nổi.