Khi trời sáng Vân Diệp cưỡi ngựa rời thành, cổng thành đông nghịt, đừng nói là xe ngựa, tới một con ngựa cũng chẳng chen qua được, chẳng phải nói nhân khẩu Đại Đường thưa thớt à? Cái đám đông này là gì?
Khi Đại Đương uy hiếp bốn phía thì dù là biên ải cũng an toàn như nội địa, mười mẫu ruộng hoang đổi trăm mẫu ruộng tốt, đây là chuyện tốt trên trời rơi xuống, càng khỏi nói tới miễn thuế ba năm.
Sớm nghe quản gia nói, hiện bất kể là ai, chỉ cần xin đi Vân Trung là được quan gia tài trợ, bất kể ngươi có phải là người Quan Trung hay không, chỉ cần tìm được người đảm bảo là có thể mang cả nhà tới biên ải làm ruộng, thậm chí là lưu dân thì quan phủ cũng vờ không biết, làm lại hộ tịch cho ngươi, còn đem cả nhà ngươi tới Vân Trung.
Tháng hai năm Vũ Đức thứ hai ( 619), Đại Đường định ra luật tô, dung, nó lấy tiền đề là mỗi nam đinh được cấp cho trăm mẫu ruộng, thực hành ngự binh vu nông, bình thường là nông, có chiến tranh là lính, khi một người vì bảo vệ lợi ích của mình, dù là con gà hèn nhát nhất cũng thành dã thú.
Nhưng biện pháp này không thể kéo dài, nhân khẩu gia tăng, đất đai trong tay quan phủ giảm dần, tới khi đó không thể có nhiều đất phân phối bình quân nữa.
Thôn tính đất đai luôn là sở thích của quyền quý, Vân gia lão nãi nãi cho tới giờ vẫn cho rằng thứ giá trị nhất của Vân gia là hai nghìn mẫu đất phong, còn về tiền tài trong kho thì không hứng thú lắm, tuy đã già nhưng mỗi tháng vẫn ngồi xe ngựa đi tuần thị đất đai một lượt, không hề biết chán.
Trong kho thiếu một nghìn quan, bà chẳng nhíu mày một cái, thường ngày tiếp tế lưu dân chưa bao giờ tiếc tiền, nhưng ai mà dám chặt một cái cây trên đất đai của Vân gia là bà phát hiện ngay, đồng thời còn nổi trận lôi đình.
Hiện giờ hoa mầu của Vân gia đã sắp thành gánh nặng, nhưng mỗi năm chuyện hàng đầu vẫn là nông vụ, tế thần, cầu nguyện, mặc y phục rách nhặt bông lúa. Hoa màu mới cho vào kho, viết chữ cát tường trên giấy niêm phong, chuột trong khô cũng được ưu đãi, đó là thói quen tổ tông truyền xuống, không phải ngày một ngày hai có thể thay đổi được.
Từ khi Mã Chu bóc trần sự thực huân quý thôn tính đất đai, quản chế đất đai đã đạt tới cực hạn, liền ba năm Vân Diệp không nghe thấy đất đai nhà ai tăng vọt, thân vương cũng như thế, ngược lại Vân gia ở tái ngoại đột nhiên thêm một mảnh đất dưới Âm Sơn, liền kể mục trường của Na Mộ Nhật. Nghe nói tên Khiết Tất hâm mộ chảy nước miếng, muốn lấy rất nhiều đất đai ra đổi, nhưng Na Mộ Nhật thà nhảy giếng chứ không đổi.
“Sắc Lặc xuyên, dưới Âm Sơn, trời như mái nhà, bao chùm bốn phía, trời xanh xanh, đất mênh mông, gió thổi cỏ rạp thấy cừu dê.” Đó là bài ca Na Mộ Nhật thích nhất, mặc dù nàng thích tất cả bài hát, nhưng khi vui vẻ luôn hát đoạn này.
Có câu người rời quê thành hạ tiện, nhưng bị ruộng tốt dụ hoặc, vẫn có rất nhiều trang hộ đóng gói hành trang, tới tái ngoại bắt đầu cuộc sống mới.
Dọc đường thấy hán tử đẩy xe hoặc vác gánh khắp nơi, lão bà ngồi trên xe, hoặc hai vợ chồng cùng vác gánh, người gánh đồ, người gánh con. Không giống lưu dân, bọn họ lớn tiếng nói cười, chào hỏi đồng hương, khuôn mặt đen đúa ánh lên hi vọng.
Chỉ có tự phát mới có trật tự nhất, quan phủ lần này đưa ra thành ý cùng sự kiên nhẫn lớn nhất, hoàng đế chuyên môn phái ra ba nghìn đại quân hộ vệ, sát khí đằng đằng đằng, lục lâm gặp họa, vô số sơn trại bị diệt, cuối cùng những hung nhân đó cũng biến thành nông dân đi khai khẩn đất hoang, có điều bọn họ phải làm việc dưới sự giám thị của đao thương.
Quan phủ các nơi đưa tới rất nhiều gia súc, gần như mỗi hộ ba người được chia một con, thế là tránh được cái khổ của việc di dân ngàn dặm, đều cắn răng đi đường, mùa xuân tới rồi còn kịp trồng hoa mầu.
Hương dân không biết, nhưng Vân Diệp biết rõ, Hầu Quân Tập đang tiến hành một lượt thanh trừng mới trên thảo nguyên, chỉ cần là bộ lạc có thái độ chống đối một chút là sẽ biến mất trên thế giới sau một đêm, khi người khác hỏi tới, quan phủ đáp những mục dân đó di cư sang nơi khác rồi.
Mã Chu vẫn ở trong mục trường của Na Mộ Nhật, hắn rất thân với Vân Thật, đặt quan nha trong mục trường, đó là nơi duy nhất hắn không bị khinh bỉ.
Đại thảo nguyên bị Hầu Quân Tập càn quét, đoán chừng mông sói hoang cũng có dấu ấn của Đại Đường rồi, di dân ở Quan Trung sắp tới, bắt đầu nuôi cừu, làm ruộng quy mô lớn, đây là nơi Lý Nhị chuẩn bị sản xuất lông cừu cho Đại Đường, không thể có sơ xuất.
Dân tộc Hán vốn là dân tộc thích làm ruộng, đi tới đâu cũng phải trồng thử ít gì đó mới yên tâm. Cho nên bất kẻ là sa mạc, hoang nguyên hay hải đảo, chỉ cần có người Hán là có hoa màu sinh ra từ đất, nếu ngươi nhìn thấy ruộng bậc thang tầng tầng lớp lớp trên núi cao, hoa màu xanh mướt trong sa mạc thì đừng ngạc nhiên, một dân tộc có thể trồng dưa hấu trên đá ở hải đảo thì những kỳ tích đó không phải là kỳ tích, đó là một phần cuộc sống.
Vật liệu dệt từ lông cừu đã xuất hiện lượng ít, giá rất cao, Vân Diệp mang về làm áo choàng, trước kia áo choàng tuy đẹp, cưỡi ngựa vô cùng phiêu dật, bay phất phơ đằng sau, nhưng mà nước mắt nước mũi chảy ròng ròng phá mất khí khái
Dạ thích hợp làm thảm nhất, cũng rất hợp làm quân trang, chỉ có thứ vật liệu này mới làm nổi bật khí chất quân nhân, Lý Nhị cực kỳ tán đồng lời này của Vân Diệp.
Thứ duy nhất ở vùng đất Quan Trung không có gì thay đổi là Vân gia trang, chợ vẫn tấp nập, ở cửa hiệu mới mở ở Đỗ gia, tiểu nhị đang khản giọng mời khách, Vân Diệp lấy làm lạ hỏi Tân Nguyệt:
- Chỉ mới hai ngày sao Đỗ gia đã khai trương kinh doanh rồi.
Tân Nguyệt che miệng cười:
- Phu quân hồ đồ của thiếp ơi, Đỗ gia vốn có chỗ kinh doanh ở chợ, chẳng qua đều là thuê của nhà ta, nay nhường đất cho nhà họ, kinh doanh mới chính thức thuộc về Đỗ gia, không giống như trước kia, nhà ta đuổi đi là phải đi, không yên tâm được, nên không làm lớn. Hôm qua thiếp gửi cho Đỗ phu nhân một lá thư, nói là chuẩn bị bán mảnh đất kia, hỏi bà ấy có hứng thú không, kết quả quản sự mang về tám trăm quan, nói thiếu sẽ bù vào. Người ta đã dự liệu trước rồi, giá tiền cũng đã nghe ngóng, chỉ đợi nhà ta gật đầu thôi.
Có loại đầu óc này chỉ có lão già Đỗ Như Hối, Vân Diệp cười, khi đi qua cửa hiệu của Đỗ gia nhìn vào trong, khách không ít.
Trong Vân gia trang không thấy người trẻ tuổi, dù là nam hay nữ cũng không thấy, chỉ có ông già, bà già ngồi trên ghế dài phơi nắng, thi thoảng đẩy nôi bên cạnh, còn có mấy đứa bé mới biết đi, đóng khố chạy khắp nơi.
Vừa qua cửa thì Vượng Tài chạy tới, mấy ngày không gặp, rất nhớ, Vượng Tài và Vân Diệp đều không thích Trường An, Vân Diệp không thích gặp Lý Nhị và Trường Tôn thị, còn Vượng Tài vì luôn có người lương thiện muốn dắt nó về nhà nuôi, nó đã đá mấy người bị thương rồi, nên nó thấy Trường An là một cái tàu ngựa lớn, đâu đâu cũng là mã phu.
Tiền Thông lấy chổi đuôi trâu phủi bụi cho hầu gia, Vân Diệp giang tay ra, đợi ông ta làm xong, hỏi:
- Quản gia, trên đường ta thấy rất nhiều người chuẩn bị ra tái ngoại, nhà ta có bao nhiêu, ông thống kê đi, để họ đi theo thương đội, không cần chen lấn với những người kia.
Tiền Thông ngớ ra một hồi mới hiểu ý hầu gia, bật cười:
- Hầu gia quá lo rồi, trang nhà ta không ai đi cả, nhà còn không đủ người để dùng, ai có tâm tư ra tái ngoại, chỉ kẻ lông bông mới ra tái ngoại. Quản sự thương đội luôn xin người với lão nô, điểm danh muốn người trang ta, nếu là đầu óc linh hoạt một chút, lão nô đều cho vào thương đội rèn luyện, đầu óc thật thà thì ở nhà làm ruộng, làm công trong tác phường, quanh năm chẳng có ngày nhàn. Lão nô chỉ mong đám trẻ con kia lớn ngay lập tức, lúc nào cũng giương tai lên nghe ngóng, nhưng đám trẻ con đó mãi chẳng lớn.
Quản gia còn kể chuyện cười, lời nói tràn ngập tự tin, chủ bạ huyện Lam Điền cũng tới Vân gia trang hỏi, có ai muốn ra tái ngoại không, kết quả ngồi dưới tấm biển đợi cả ngày mà chẳng ai tới, khó khăn lắm mới có một đứa bé đi tới, chỉ tấm biển nói viết sai chính tả, khinh bỉ chủ bạ học dốt, viết một chữ mà thiếu mấy nét, chuẩn bị dạy chủ bạ. Chủ bạ tức tím mặt đá chạy thật xa, ngay chữ Thảo cũng không biết dám tới giáo huấn lão tử.
Nghe xong quản gia kể chuyện cười, Vân Diệp đi vào hậu đường, thỉnh an nãi nãi, nói chuyện một lúc định về thư phòng xem công báo mới, hiện công báo luôn có rất nhiều chuyện thú vị.
Chưa tới cổng vòm đã nghe thấy bên ngoài có tiếng Trình Giảo Kim, Ngưu Tiến Đạt, chẳng biết chuyện gì mà giọng hai vĩ lão soái đầy vẻ hoảng hốt.
Khi Đại Đương uy hiếp bốn phía thì dù là biên ải cũng an toàn như nội địa, mười mẫu ruộng hoang đổi trăm mẫu ruộng tốt, đây là chuyện tốt trên trời rơi xuống, càng khỏi nói tới miễn thuế ba năm.
Sớm nghe quản gia nói, hiện bất kể là ai, chỉ cần xin đi Vân Trung là được quan gia tài trợ, bất kể ngươi có phải là người Quan Trung hay không, chỉ cần tìm được người đảm bảo là có thể mang cả nhà tới biên ải làm ruộng, thậm chí là lưu dân thì quan phủ cũng vờ không biết, làm lại hộ tịch cho ngươi, còn đem cả nhà ngươi tới Vân Trung.
Tháng hai năm Vũ Đức thứ hai ( 619), Đại Đường định ra luật tô, dung, nó lấy tiền đề là mỗi nam đinh được cấp cho trăm mẫu ruộng, thực hành ngự binh vu nông, bình thường là nông, có chiến tranh là lính, khi một người vì bảo vệ lợi ích của mình, dù là con gà hèn nhát nhất cũng thành dã thú.
Nhưng biện pháp này không thể kéo dài, nhân khẩu gia tăng, đất đai trong tay quan phủ giảm dần, tới khi đó không thể có nhiều đất phân phối bình quân nữa.
Thôn tính đất đai luôn là sở thích của quyền quý, Vân gia lão nãi nãi cho tới giờ vẫn cho rằng thứ giá trị nhất của Vân gia là hai nghìn mẫu đất phong, còn về tiền tài trong kho thì không hứng thú lắm, tuy đã già nhưng mỗi tháng vẫn ngồi xe ngựa đi tuần thị đất đai một lượt, không hề biết chán.
Trong kho thiếu một nghìn quan, bà chẳng nhíu mày một cái, thường ngày tiếp tế lưu dân chưa bao giờ tiếc tiền, nhưng ai mà dám chặt một cái cây trên đất đai của Vân gia là bà phát hiện ngay, đồng thời còn nổi trận lôi đình.
Hiện giờ hoa mầu của Vân gia đã sắp thành gánh nặng, nhưng mỗi năm chuyện hàng đầu vẫn là nông vụ, tế thần, cầu nguyện, mặc y phục rách nhặt bông lúa. Hoa màu mới cho vào kho, viết chữ cát tường trên giấy niêm phong, chuột trong khô cũng được ưu đãi, đó là thói quen tổ tông truyền xuống, không phải ngày một ngày hai có thể thay đổi được.
Từ khi Mã Chu bóc trần sự thực huân quý thôn tính đất đai, quản chế đất đai đã đạt tới cực hạn, liền ba năm Vân Diệp không nghe thấy đất đai nhà ai tăng vọt, thân vương cũng như thế, ngược lại Vân gia ở tái ngoại đột nhiên thêm một mảnh đất dưới Âm Sơn, liền kể mục trường của Na Mộ Nhật. Nghe nói tên Khiết Tất hâm mộ chảy nước miếng, muốn lấy rất nhiều đất đai ra đổi, nhưng Na Mộ Nhật thà nhảy giếng chứ không đổi.
“Sắc Lặc xuyên, dưới Âm Sơn, trời như mái nhà, bao chùm bốn phía, trời xanh xanh, đất mênh mông, gió thổi cỏ rạp thấy cừu dê.” Đó là bài ca Na Mộ Nhật thích nhất, mặc dù nàng thích tất cả bài hát, nhưng khi vui vẻ luôn hát đoạn này.
Có câu người rời quê thành hạ tiện, nhưng bị ruộng tốt dụ hoặc, vẫn có rất nhiều trang hộ đóng gói hành trang, tới tái ngoại bắt đầu cuộc sống mới.
Dọc đường thấy hán tử đẩy xe hoặc vác gánh khắp nơi, lão bà ngồi trên xe, hoặc hai vợ chồng cùng vác gánh, người gánh đồ, người gánh con. Không giống lưu dân, bọn họ lớn tiếng nói cười, chào hỏi đồng hương, khuôn mặt đen đúa ánh lên hi vọng.
Chỉ có tự phát mới có trật tự nhất, quan phủ lần này đưa ra thành ý cùng sự kiên nhẫn lớn nhất, hoàng đế chuyên môn phái ra ba nghìn đại quân hộ vệ, sát khí đằng đằng đằng, lục lâm gặp họa, vô số sơn trại bị diệt, cuối cùng những hung nhân đó cũng biến thành nông dân đi khai khẩn đất hoang, có điều bọn họ phải làm việc dưới sự giám thị của đao thương.
Quan phủ các nơi đưa tới rất nhiều gia súc, gần như mỗi hộ ba người được chia một con, thế là tránh được cái khổ của việc di dân ngàn dặm, đều cắn răng đi đường, mùa xuân tới rồi còn kịp trồng hoa mầu.
Hương dân không biết, nhưng Vân Diệp biết rõ, Hầu Quân Tập đang tiến hành một lượt thanh trừng mới trên thảo nguyên, chỉ cần là bộ lạc có thái độ chống đối một chút là sẽ biến mất trên thế giới sau một đêm, khi người khác hỏi tới, quan phủ đáp những mục dân đó di cư sang nơi khác rồi.
Mã Chu vẫn ở trong mục trường của Na Mộ Nhật, hắn rất thân với Vân Thật, đặt quan nha trong mục trường, đó là nơi duy nhất hắn không bị khinh bỉ.
Đại thảo nguyên bị Hầu Quân Tập càn quét, đoán chừng mông sói hoang cũng có dấu ấn của Đại Đường rồi, di dân ở Quan Trung sắp tới, bắt đầu nuôi cừu, làm ruộng quy mô lớn, đây là nơi Lý Nhị chuẩn bị sản xuất lông cừu cho Đại Đường, không thể có sơ xuất.
Dân tộc Hán vốn là dân tộc thích làm ruộng, đi tới đâu cũng phải trồng thử ít gì đó mới yên tâm. Cho nên bất kẻ là sa mạc, hoang nguyên hay hải đảo, chỉ cần có người Hán là có hoa màu sinh ra từ đất, nếu ngươi nhìn thấy ruộng bậc thang tầng tầng lớp lớp trên núi cao, hoa màu xanh mướt trong sa mạc thì đừng ngạc nhiên, một dân tộc có thể trồng dưa hấu trên đá ở hải đảo thì những kỳ tích đó không phải là kỳ tích, đó là một phần cuộc sống.
Vật liệu dệt từ lông cừu đã xuất hiện lượng ít, giá rất cao, Vân Diệp mang về làm áo choàng, trước kia áo choàng tuy đẹp, cưỡi ngựa vô cùng phiêu dật, bay phất phơ đằng sau, nhưng mà nước mắt nước mũi chảy ròng ròng phá mất khí khái
Dạ thích hợp làm thảm nhất, cũng rất hợp làm quân trang, chỉ có thứ vật liệu này mới làm nổi bật khí chất quân nhân, Lý Nhị cực kỳ tán đồng lời này của Vân Diệp.
Thứ duy nhất ở vùng đất Quan Trung không có gì thay đổi là Vân gia trang, chợ vẫn tấp nập, ở cửa hiệu mới mở ở Đỗ gia, tiểu nhị đang khản giọng mời khách, Vân Diệp lấy làm lạ hỏi Tân Nguyệt:
- Chỉ mới hai ngày sao Đỗ gia đã khai trương kinh doanh rồi.
Tân Nguyệt che miệng cười:
- Phu quân hồ đồ của thiếp ơi, Đỗ gia vốn có chỗ kinh doanh ở chợ, chẳng qua đều là thuê của nhà ta, nay nhường đất cho nhà họ, kinh doanh mới chính thức thuộc về Đỗ gia, không giống như trước kia, nhà ta đuổi đi là phải đi, không yên tâm được, nên không làm lớn. Hôm qua thiếp gửi cho Đỗ phu nhân một lá thư, nói là chuẩn bị bán mảnh đất kia, hỏi bà ấy có hứng thú không, kết quả quản sự mang về tám trăm quan, nói thiếu sẽ bù vào. Người ta đã dự liệu trước rồi, giá tiền cũng đã nghe ngóng, chỉ đợi nhà ta gật đầu thôi.
Có loại đầu óc này chỉ có lão già Đỗ Như Hối, Vân Diệp cười, khi đi qua cửa hiệu của Đỗ gia nhìn vào trong, khách không ít.
Trong Vân gia trang không thấy người trẻ tuổi, dù là nam hay nữ cũng không thấy, chỉ có ông già, bà già ngồi trên ghế dài phơi nắng, thi thoảng đẩy nôi bên cạnh, còn có mấy đứa bé mới biết đi, đóng khố chạy khắp nơi.
Vừa qua cửa thì Vượng Tài chạy tới, mấy ngày không gặp, rất nhớ, Vượng Tài và Vân Diệp đều không thích Trường An, Vân Diệp không thích gặp Lý Nhị và Trường Tôn thị, còn Vượng Tài vì luôn có người lương thiện muốn dắt nó về nhà nuôi, nó đã đá mấy người bị thương rồi, nên nó thấy Trường An là một cái tàu ngựa lớn, đâu đâu cũng là mã phu.
Tiền Thông lấy chổi đuôi trâu phủi bụi cho hầu gia, Vân Diệp giang tay ra, đợi ông ta làm xong, hỏi:
- Quản gia, trên đường ta thấy rất nhiều người chuẩn bị ra tái ngoại, nhà ta có bao nhiêu, ông thống kê đi, để họ đi theo thương đội, không cần chen lấn với những người kia.
Tiền Thông ngớ ra một hồi mới hiểu ý hầu gia, bật cười:
- Hầu gia quá lo rồi, trang nhà ta không ai đi cả, nhà còn không đủ người để dùng, ai có tâm tư ra tái ngoại, chỉ kẻ lông bông mới ra tái ngoại. Quản sự thương đội luôn xin người với lão nô, điểm danh muốn người trang ta, nếu là đầu óc linh hoạt một chút, lão nô đều cho vào thương đội rèn luyện, đầu óc thật thà thì ở nhà làm ruộng, làm công trong tác phường, quanh năm chẳng có ngày nhàn. Lão nô chỉ mong đám trẻ con kia lớn ngay lập tức, lúc nào cũng giương tai lên nghe ngóng, nhưng đám trẻ con đó mãi chẳng lớn.
Quản gia còn kể chuyện cười, lời nói tràn ngập tự tin, chủ bạ huyện Lam Điền cũng tới Vân gia trang hỏi, có ai muốn ra tái ngoại không, kết quả ngồi dưới tấm biển đợi cả ngày mà chẳng ai tới, khó khăn lắm mới có một đứa bé đi tới, chỉ tấm biển nói viết sai chính tả, khinh bỉ chủ bạ học dốt, viết một chữ mà thiếu mấy nét, chuẩn bị dạy chủ bạ. Chủ bạ tức tím mặt đá chạy thật xa, ngay chữ Thảo cũng không biết dám tới giáo huấn lão tử.
Nghe xong quản gia kể chuyện cười, Vân Diệp đi vào hậu đường, thỉnh an nãi nãi, nói chuyện một lúc định về thư phòng xem công báo mới, hiện công báo luôn có rất nhiều chuyện thú vị.
Chưa tới cổng vòm đã nghe thấy bên ngoài có tiếng Trình Giảo Kim, Ngưu Tiến Đạt, chẳng biết chuyện gì mà giọng hai vĩ lão soái đầy vẻ hoảng hốt.